Bạn đang xem bài viết Yêu Là Chết Ở Trong Lòng Một Ít – Yêu (Xuân Diệu) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Yêu, là chết ở trong lòng một ít, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu: Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt. Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu! – Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt, Những người si theo dõi dấu chân yêu; Và cảnh đời là sa mạc cô liêu. Và tình ái là sợi dây vấn vít Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Xuân Diệu là một nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới. Nhưng thơ Xuân Diệu được rất nhiều độc giả yêu thích và đón nhận. Thơ của ông có sự mới lạ về cả nội dung và hình thức. Về nội dung, khác với các cây bút lãng mạn đương thời luôn tìm cách đối lập với cuộc đời hoặc thoát ly thực tại, ông muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời, muốn được sống thật mạnh mẽ.
Yêu – bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Diệu đã làm cho biết bao trái tim tan chảy, lỡ nhịp. Chỉ với tiêu đề bài thơ ta cũng đã cảm nhận được sự rối bời của nhà thơ Xuân Diệu trong tình yêu rồi phải không nào.
”Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Mở đầu bài thơ với câu thơ thể hiện tình yêu vô cùng to lớn. Yêu là sự trải nghiệm của những trái tim, để trao đi những hơi ấm, trao đi những yêu thương, trao cả một phần hơi thở sự sống của bản thân, nên thật sự không quá khi nói ”Yêu, là chết ở trong lòng một ít”.
“Chết” ở đây có thể không phải hiểu theo nghĩa đen của nó, mà chết ở đây có thể là chết ngất, chết mê.. trước sự ngọt ngào và quyến rũ của tình yêu.
Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng làm “náo loạn” độc giả với những vần thơ về tình yêu:
”Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt, Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…” {”Vì sao” – Xuân Diệu}
Với Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình, cái chết của tình yêu đó là tình đơn phương, yêu một người mà không dám thổ lộ, không giám nói ra. Bởi vì tình yêu sẽ lâu dài và vững bền khi có cho và nhận:
”Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”
Câu thơ là lời oán trách nhẹ nhàng dành cho tình yêu, phải chăng đó là đang lo sợ trong tình yêu chăng? Câu thơ mở đầu của bài thơ, Xuân Diệu như đang thì thầm với chúng ta về tình yêu của những trải nghiệm đầu đời, những thứ mà ta phải trao đi cho tình yêu, và những thứ chúng mang lại ta. Mặc dù là những thực tại chua xót của tình yêu, nhưng đoạn thơ không khiến con người sợ yêu, mà càng khiến ta muốn trải nghiệm nó, một một lần sống với nó, để biết cái thứ mà ”chết ở trong lòng một ít” là như thế nào.
Đến đoạn tiếp theo, tôi lại thốt lên rằng: Cái chất riêng của Xuân Diệu đây rồi, cái chất mà để tôi gọi ông bốn chữ hồn thơ ”vội vàng”.
”Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt. Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu! – Yêu, là chết ở trong lòng một ít.”
Nếu với ai thích và yêu thơ Xuân Diệu chắc cũng không lạ lẫm với một hồn thơ vội vàng, luôn lo lắng sẽ không kịp để yêu, không kịp để tận hưởng cuộc sống này, ông sợ thiếu tình yêu, tình yêu không được đáp lại và sợ cả ngày xuân qua đi:
”Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.” {Vội vàng – Xuân Diệu}
Với Xuân Diệu giây phút được gần gũi tình yêu, cảm nhận được sự ngọt ngào của tình yêu ông lại tưởng chừng như phải chia biệt nó, bởi ông sợ tình yêu không thể tồn tại mãi, tình yêu ấy sẽ chóng vánh trôi qua, và ông lòng mình sẽ lại chết một ít nữa.
Hai câu sau lại là sự đảo ngược của hai câu đầu bài thơ, và lại xuất hiện thêm một dấu chấm cảm, nếu như ở hai câu đầu của bài thơ ta cảm nhận có chút gì đó hờn trách tình yêu, thì đến đây là lời cảm thán, Xuân Diệu như đã cam chịu quy luật của tình yêu này, ông như cố thay đổi bản thân để hòa vào với tình yêu, để đón nhận và cảm nhận nó một cách trọn vẹn nhất.
Đoạn cuối nhà thơ lại tiếp tục đưa ta tới tâm trạng và nỗi lòng của những kẻ đang tìm kiếm và say đắm trong tình yêu:
”Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt, Những người si theo dõi dấu chân yêu; Và cảnh đời là sa mạc cô liêu. Và tình ái là sợi dây vấn vít”
Đến với tình yêu đó là sự mách bảo của con tim, nên con người lạc lối giữa u sầu mù tịt, lại lối giữa những cảm xúc không tên, những hờn trách, ghen tuông vì yêu. Xuân Diệu tự gọi mình, và cũng gọi những kẻ tìm kiếm tình yêu là những người si, yêu đến si, yêu đến nhớ từng bước chân, quan sát từng ”dấu chân yêu” – một hình ảnh khá duyên của Xuân Diệu đây chính là dấu chân của người mình yêu.
Và ”Yêu, là chết ở trong lòng một ít.” ở đây dấu phẩy của ban đầu đã được thay bằng một dấu chấm kết, như một sự khẳng định cuối cùng cho quy luật của tình yêu mà Xuân Diệu đang vẽ lên trong tâm hồn người đọc. Đây cũng như một lời thách thức, hãy yêu, hãy đón nhận tình yêu.
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Yêu Là Chết Ở Trong Lòng Một Ít
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
– Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,
Những người si theo dõi dấu chân yêu;
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Cảm nhận về bài thơ Yêu – Xuân DiệuXuân Diệu là một nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới. Nhưng thơ Xuân Diệu được rất nhiều độc giả yêu thích và đón nhận. Thơ của ông có sự mới lạ về cả nội dung và hình thức. Về nội dung, khác với các cây bút lãng mạn đương thời luôn tìm cách đối lập với cuộc đời hoặc thoát ly thực tại, ông muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời, muốn được sống thật mạnh mẽ.
Yêu – bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Diệu đã làm cho biết bao trái tim tan chảy, lỡ nhịp. Chỉ với tiêu đề bài thơ ta cũng đã cảm nhận được sự rối bời của nhà thơ Xuân Diệu trong tình yêu rồi phải không nào.
“Yêu, là chết ở trong lòng một ít,
Mở đầu bài thơ với câu thơ thể hiện tình yêu vô cùng to lớn. Yêu là sự trải nghiệm của những trái tim, để trao đi những hơi ấm, trao đi những yêu thương, trao cả một phần hơi thở sự sống của bản thân, nên thật sự không quá khi nói “Yêu, là chết ở trong lòng một ít”.
“Chết” ở đây có thể không phải hiểu theo nghĩa đen của nó, mà chết ở đây có thể là chết ngất, chết mê.. trước sự ngọt ngào và quyến rũ của tình yêu.
Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng làm “náo loạn” độc giả với những vần thơ về tình yêu:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”
{“Vì sao” – Xuân Diệu}
Với Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình, cái chết của tình yêu đó là tình đơn phương, yêu một người mà không dám thổ lộ, không giám nói ra. Bởi vì tình yêu sẽ lâu dài và vững bền khi có cho và nhận:
“Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”
Câu thơ là lời oán trách nhẹ nhàng dành cho tình yêu, phải chăng đó là đang lo sợ trong tình yêu chăng? Câu thơ mở đầu của bài thơ, Xuân Diệu như đang thì thầm với chúng ta về tình yêu của những trải nghiệm đầu đời, những thứ mà ta phải trao đi cho tình yêu, và những thứ chúng mang lại ta. Mặc dù là những thực tại chua xót của tình yêu, nhưng đoạn thơ không khiến con người sợ yêu, mà càng khiến ta muốn trải nghiệm nó, một một lần sống với nó, để biết cái thứ mà “chết ở trong lòng một ít” là như thế nào.
Đến đoạn tiếp theo, tôi lại thốt lên rằng: Cái chất riêng của Xuân Diệu đây rồi, cái chất mà để tôi gọi ông bốn chữ hồn thơ “vội vàng”.
Nếu với ai thích và yêu thơ Xuân Diệu chắc cũng không lạ lẫm với một hồn thơ vội vàng, luôn lo lắng sẽ không kịp để yêu, không kịp để tận hưởng cuộc sống này, ông sợ thiếu tình yêu, tình yêu không được đáp lại và sợ cả ngày xuân qua đi:
Với Xuân Diệu giây phút được gần gũi tình yêu, cảm nhận được sự ngọt ngào của tình yêu ông lại tưởng chừng như phải chia biệt nó, bởi ông sợ tình yêu không thể tồn tại mãi, tình yêu ấy sẽ chóng vánh trôi qua, và ông lòng mình sẽ lại chết một ít nữa.
Hai câu sau lại là sự đảo ngược của hai câu đầu bài thơ, và lại xuất hiện thêm một dấu chấm cảm, nếu như ở hai câu đầu của bài thơ ta cảm nhận có chút gì đó hờn trách tình yêu, thì đến đây là lời cảm thán, Xuân Diệu như đã cam chịu quy luật của tình yêu này, ông như cố thay đổi bản thân để hòa vào với tình yêu, để đón nhận và cảm nhận nó một cách trọn vẹn nhất.
Đoạn cuối nhà thơ lại tiếp tục đưa ta tới tâm trạng và nỗi lòng của những kẻ đang tìm kiếm và say đắm trong tình yêu:
Đến với tình yêu đó là sự mách bảo của con tim, nên con người lạc lối giữa u sầu mù tịt, lại lối giữa những cảm xúc không tên, những hờn trách, ghen tuông vì yêu. Xuân Diệu tự gọi mình, và cũng gọi những kẻ tìm kiếm tình yêu là những người si, yêu đến si, yêu đến nhớ từng bước chân, quan sát từng “dấu chân yêu” – một hình ảnh khá duyên của Xuân Diệu đây chính là dấu chân của người mình yêu.
Và “Yêu, là chết ở trong lòng một ít.” ở đây dấu phẩy của ban đầu đã được thay bằng một dấu chấm kết, như một sự khẳng định cuối cùng cho quy luật của tình yêu mà Xuân Diệu đang vẽ lên trong tâm hồn người đọc. Đây cũng như một lời thách thức, hãy yêu, hãy đón nhận tình yêu.
Thơ Xuân Diệu Và Tình Yêu Cuộc Sống, Yêu Nhân Dân
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Xuân Diệu đến với cuộc đời mới trong niềm vui chào đón, hồ hởi. Một chặng đường mới, những đóng góp mới tiêu biểu nhất trong những năm đầu Cách mạng tháng Tám là Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông. Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. Tứ thơ, lời thơ toả sáng mà ấm áp với bao cảm xúc yêu thương, trân trọng, ngợi ca những biểu tượng về cuộc sống, con người của đất nước mới hồi sinh.
Xuân Diệu cảm kích với ngày hội non sông “Giòng giống Việt thật hả lòng, hả dạ!” và tác giả thắm thiết ngợi ca:
Hội này đây mặt trời dọi với trăng
Cả dân tộc đứng hiên ngang nhật nguyệt
Đất trường cửu ngắm với trời với đất
Nói vô cùng còn mãi
nước muôn năm
(Hội nghị non sông)
Ngoài ra phải kể đến những bài thơ đả kích. Càng thiết tha yêu cuộc đời mới càng căm thù những kẻ phá hoại cuộc sống yên lành. Bọn Quốc dân đảng đảo điên tìm mọi cách phá hoại cách mạng. Cách mạng được dân bảo vệ. Chúng hô hào tổng đình công nhưng chợ vẫn họp, cửa hàng vẫn mở. Xuân Diệu viết bài Tổng… bắt đình công để phản đối bọn phản động.
Tổng đình công đấy, nghĩ mà thương
Phố đóng sao mà cửa mở toang?
Tàu điện long cong ra vẫn chạy
Đồng Xuân ầm ĩ họp như thường!
Tổng đình công hỡi, tổng đình công!
Dân chúng sao mà xỏ chúng ông?
Tưởng chắc được dân nên mới tổng
Mà dân không được thế là tong.
(Tổng… bất đình công)
Xuân Diệu vốn không phải là nhà thơ châm biếm. Trước Cách mạng chủ yếu là nhà thơ của tình yêu, tình thương, nỗi buồn nhưng trong một số bài văn viết về người cạo giấy ở văn phòng, viết về một số kẻ lang thang cơ nhỡ kể cả viết về loài vật cũng đã mang ít nhiều chất châm biếm. Có sống những ngày tháng Tám ở Hà Nội mới thấy hết không khí cách mạng của quần chúng và cả thái độ của bọn phản cách mạng. Nhưng cách mạng đã vững bước đi lên, trái tim của Xuân Diệu rạo rực tuổi thanh niên. Chào đón cách mạng ở tuổi 27 nhưng tấm lòng Xuân Diệu đã đến với cách mạng từ phong trào Việt Minh những năm 1943-1944. Anh chứng kiến không khí chuẩn bị chiến tranh của Hà Nội và càng cảm phục:
Đất đào xuống cho biết lòng mỗi phố
Sắt trồng lên, cây ngã xuống ngang tàng,
Đây rầm rầm đêm 19 hiên ngang
Hà Nội đứng với cả lòng biển lửa
(Thủ đô đêm mười chín)
Xuân Diệu thiết tha yêu cuộc sống. Nếu trước đây là lòng yêu đời qua tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên thì nay tình yêu cụ thể hơn, yêu đất nước, cuộc sống, con người. Bài thơ Trở về viết nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám mang không khí yêu đời đó, rất thiết tha và tươi thắm:
Cũng bởi vì tôi nhớ, tôi mong
Một sớm mai hồng tôi sẽ lên đường trở lại
Giữa vũ trụ nhân gian trong gia đình xã hội
Giữa quốc gia nhân loại trong thế giới hoà bình
Một sớm mai hồng, vắng một bình minh
Xanh mắt trẻ em
Hồng môi thiếu nữ.
… Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên
Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ.
(Trở về)
Xuân Diệu thích nói đến nhân loại mới với niềm hân hoan chào đón:
Trong lúc tầm lên nhân loại mới
Lòng tôi như thể chiếc nong xanh.
Nhân loại mới như lúa tằm đang lên; nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ… cũng chính là nói một phần cho mình. Mình như trẻ lại, hoà nhập với số đông. Và có những câu thơ của Xuân Diệu chân tình đến vồ vập:
Trời ơi quần chúng hóa tình nhân
(Mê quần chúng)
Xuân Diệu đến với quần chúng từ những ngày đầu cách mạng và cảm thấy chất thơ phải được khơi nguồn từ cuộc đời mới:
Có một suối thơ chảy từ gần gũi
Ra xa xôi và lại đến gần quanh
Một suối thơ lá ngọt với hoa lành
Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố
(Nguồn thơ mới)
Và Xuân Diệu yêu cái bình dị của cuộc đời. Chẳng có gì thật cao xa mà sao gần gũi:
Đời đáng yêu nhiều lúc có gì đâu
Miếng ván chênh vênh giữa nhịp cầu
Một buổi chiều sương nghe chó sủa
Sân hè thóc trải lượn bồ câu.
Và thật đáng yêu hương vị của làng quê:
Cái nắng ồ lên trong tiếng lá
Một làn gió nhẹ thoảng hương cau.
Và điều quan trọng nhất là cách nhìn cuộc sống. Phải nhìn đời với con mắt tin yêu lòng không u ám, trí không mất phương hướng.
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để cho bà nói má thơm của cháu
Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu
(Đôi mắt xanh non)
Sau Cách mạng tháng Tám được sống với tư cách công dân, tấm lòng nghệ sĩ là tấm lòng công dân nên cảm hứng với đất nước không làm sao nói hết được: Việt thanh thanh, Việt sắc sảo mặn mà:
Miền Trung Bộ như vòng cung sắp bắn
Dáng em Nam mềm mại chiếc chân giò
Chị Bắc bộ cánh quạt xoè tươi tắn
Ba vẻ cùng biêng biếc một màu tơ
(Việt muôn đời)
Đó là những lời ca, tiếng nói buổi đầu đến với cách mạng. Có một cái gì đó gần gũi, non tơ, đằm thắm như mối duyên đầu:
Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy
Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên!
Và tình cảm ban đầu ấy ngày càng sâu đậm thiết tha qua năm tháng. Đi vào kháng chiến là quá trình quần chúng hoá của Xuân Diệu. Mỗi nhà thơ có một cách quần chúng hoá. Tố Hữu từ Từ ấy đã bộc lộ xu hướng quần chúng hoá trong Từ ấy với dân nghèo thành thị. Với Tiếng hát trên đê, anh đã quần chúng hoá với nông dân và càng gắn bó với nông dân cách mạng qua Bầm ơi, Bà mẹ Việt Bắc và cao nhất là trong bài Việt Bắc. Xuân Diệu quần chúng hoá với chùm thơ phát động. Xuân Diệu đến với quần chúng sớm nhưng giai đoạn sau có chững lại. Chùm thơ phát động là chùm thơ viết với tấm lòng thương cảm chân tình với người nông dân, với tấm lòng cảm phục. Bà cụ mù loà tìm đến được với ánh sáng mới:
Mẹ dù đau đớn mù loà
Ánh xuân sẽ dọi chan hoà tâm can.
Có lẽ trong những bài thơ viết về phát động quần chúng và cải cách ruộng đất thì những bài thơ của Xuân Diệu vẫn đứng lại được. Trở về với nhân dân là quá trình chuyển biến về nhận thức và tình cảm của tất cả các nhà thơ mới. Mỗi người quần chúng hoá theo một cách riêng. Huy Cận tiến hành quá trình quần chúng hoá từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Huy Cận đi chậm hơn nhưng lại có nhiều thành tựu đáng kể. Về với vùng mỏ, gắn bó với đời thơ, Huy Cận đã có một mùa thơ bội thu với các tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời. Còn Chế Lan Viên thì bắt đầu quá trình quần chúng hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Theo Xuân Diệu thì “trước Cách mạng, thơ của Chế Lan Viên lạnh, không ấm bằng Hàn Mạc Tử. Có một số bài tình cảm ấm áp nhưng Chế Lan Viên vẫn dựa chủ yếu vào óc! Thơ của Chế Lan Viên là thơ của óc”. Ánh sáng và phù sa là tập thơ bộc lộ rõ rệt nhất quá trình đi từ chân trời một người đến chân trời tất cả”. Chế Lan Viên nói lên nỗi buồn cô đơn và quyết tâm “Phá cô đơn ta hoà hợp với người”. Chế Lan Viên hiểu rõ ngọn nguồn, ánh sáng đã soi rọi và phù sa bồi đắp cho tâm hồn tác giả trong cuộc đời mới. Với Xuân Diệu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có một giai đoạn bế tắc, khó viết khoảng từ 1949-1953. Lúc này, Xuân Diệu cảm thấy đứng trên lập trường cái tôi không ổn nữa. Bị khủng hoảng. Tập Dưới sao vàng cũng chìm chìm không gây ấn tượng gì:
Kéo dài tâm trạng lênh đênh
Sống mà lắm lúc như mình bỏ đi.
Khu 4 lúc đó không khí sáng tác có màu sắc riêng đô hội. Cuộc chỉnh huấn 1953 của văn nghệ sĩ đã đem lại cho Xuân Diệu ánh sáng mới:
Bước đầu tuy chưa là bao
Nhưng nghe đã rộng đã cao vô ngần
Tập Riêng chung ghi nhận những bước phát triển về tư tưởng của Xuân Diệu. Xuân Diệu chân tình ngợi ca cuộc sống mới “tôi thẳng thắn ngợi ca nền chuyên chính”. Xuân Diệu muốn đấu tranh chống lại con người xưa cũ của mình, con người hay bi luỵ, bùi ngùi, con người chạy theo hư danh, lá mặt lá trái “hai mặt người trên một mặt người ta”. Tấm lòng của nhà thơ với cuộc đời mới như trái tim hồng.
Một khối hồng đau đáu trong tim
Những câu thơ đẹp của Xuân Diệu ngợi ca đất nước và nhân dân:
Lòng yêu cuộc sống với nhân dân
Mạnh mẽ vươn xa lại toả gần
Đêm hoá làm sương ôm mặt đất
Ngày là nắng ấm giục mùa xuân.
Theo dõi bước đi của nhà thơ cách mạng càng thấy nhà thơ với quần chúng cách mạng là một, ngày càng gắn bó. Như một phương châm, một tâm sự có tính chất tuyên ngôn:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao
Cuộc đời thơ của Xuân Diệu mở đầu là những trang thơ lãng mạn nhưng bộc lộ sâu sắc khát vọng tự do và tình yêu vươn tới cái đẹp mộng tưởng. Nửa chặng đường sau thơ Xuân Diệu trở về với cuộc đời thực, gắn bó với Tổ quốc, nhân dân và mang những phẩm chất mới cao đẹp mà thơ Xuân Diệu chưa thể có được trong trường thơ lãng mạn./.
Xuân Diệu: Thơ Tình Hay Vì Yêu Thật, Sống Thật
ĐỖ NGỌC YÊN-Đến nay dường như vẫn còn là một vấn đề quá khó đối với không ít người, khi phải trả lời câu hỏi vì sao thơ tình của Xuân Diệu hay đến mức khó ai có thể vượt qua? Người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực kể cả những người đồng thời cũng như hậu thế nhằm đi tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề, nhưng xem ra cũng chỉ là phỏng đoán.
Nhà thơ Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916, ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng tuổi thiếu thời ông sống tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và theo học ở Quy Nhơn. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mỹ Tho, Tiền Giang.
Sau đấy ông ra Hà Nội sống bằng nghề làm thơ, viết văn và là thành viên tích cực của nhóm Tự lực văn đoàn từ năm 1938- 1940, do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) sáng lập từ năm 1932. Đến năm 1943, Xuân Diệu tốt nghiệp cử nhân Luật, rồi vào làm tham tán thương chánh ở Mỹ Tho. Sau đấy ông lại quay ra Hà Nội tiếp tục làm thơ và viết văn. Bên cạnh sáng tác thơ, Xuân Diệu còn viết cho các báo như Ngày Nay và Tiền Phong. Sau đấy ông tham gia sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Xuân Diệu được biết đến với tư cách là một nhà thơ lãng mạn trữ tình. Ông đã thổi một làn gió mới vào thi đàn Việt Nam những năm nửa đầu thế kỷ XX. Theo nhà phê bình văn học Hoài Thanh thì Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới- nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời (1)
Xuân Diệu được coi là một trong những chủ soái của phong trào Thơ Mới. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này gồm: Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945). Có thể nói hai tập thơ này của ông được giới lý luận- phê bình văn học và văn học sử xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và cuộc sống. Tình yêu thường gắn liền với tuổi trẻ và mùa xuân thiên nhiên của đất trời và của lòng người. Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến mức quằn quại đau mỗi khi cảm thấy thời gian đang chảy trôi vào vô tận. Trong bài Giục giã ông từng mở đầu bằng hai câu thơ thật sự riết róng: Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non đã già rồi.
Như vậy đủ thấy ông cảm nhận về sự hữu hạn, mong manh của đời người, nên cần phải sống thật và yêu một cách hết mình, đắm say. Trước đây đã có một số người do nhận thức nông cạn nên suy diễn một cách vô lối, quy kết hai câu thơ của ông là biểu hiện của lối sống gấp của tầng lớp tiểu tư sản, theo cách nhìn của đạo đức phong kiến lạc hậu, nhuốm màu sắc chính trị hẹp hòi từ quan điểm của Nho giáo.
*
Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, rồi sau đó, khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội, rồi công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn
tạp chí Văn nghệ (nay là Tuần báo Văn nghệ) ở Việt Bắc.
Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam kể từ khi mới thành lập (1957). Cũng từ sau năm 1945, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ngợi ca cách mạng, ngợi ca những người lao động. Từ đỉnh cao của dòng thơ lãng mạn trữ tình, ông chuyển sang dòng thơ anh hùng ca, tự sự trữ tình, pha chút chính luận một cách dứt khoát ngay từ tập thơ Ngọn quốc kỳ (1945), cho đến Một khối hồng (1964), rồi Thanh ca (1982),…
Với tư cách là một cây đại thụ của nền thi ca Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ, trong đó một số lượng lớn vẫn còn nằm trong di cảo chưa công bố, một số truyện ngắn và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học. Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983.
Ông mất ngày 18 tháng 12 năm 1985 tại Hà Nội.
Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, năm 1996
Tên của ông được đặt cho một đường phố ở quận Tây Hồ và một trường tiểu học ở quận Ba Đình, Hà Nội, một trường trung học phổ thông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật, nhà thơ Xuân Diệu đã để lại cho đời sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ, mà các thế hệ sau này không mấy người sánh kịp, gồm nhiều thể loại khác nhau. Về thơ có: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non song, Riêng chung, Hồn tôi đôi cánh,… Văn xuôi: Phấn thông vàng, Miền Nam nước Việt, Việt Nam ngàn dặm,… Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn, Tiếng thơ, Những bước đường tư tưởng của tôi, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Dao có mài mới sắc, Thi hào dân tộc Nguyễn Du, Đi trên đường lớn, Ba thi hào dân tộc, Phê bình giới thiệu thơ,… Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu, Việt Nam hồn tôi, Những nhà thơ Bungari, Nhà thơ Nicôla Ghiđen,…
Cũng cần phải nói thêm rằng, trước thời kỳ đổi mới, một trào lưu nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học đứng trên quan điểm chính trị, đạo đức lạc hậu và xã hội học dung tục đã qui cho Thơ Mới đủ mọi thứ tội, mà nặng nhất là tội lập trường tiểu tư sản thay vì xem Thơ Mới như một diễn ngôn lịch sử, hay một giá trị nghệ thuật. Có không ít học giả, giáo sư, nhà lý luận, phê bình văn học, có thể do trình độ nhận thức hạn chế, hay bị sức ép từ một thế lực nào đấy hoặc là có tư tưởng cơ hội, nhân danh này nọ, đến mức biến Thơ Mới thành một thứ gì đấy cần phải tẩy chay, cấm kị đối với nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích văn chương. Vào thời điểm ấy, cái tôi cá nhân, một phẩm chất tối quan trọng trong sáng tạo thi ca bị quy thành chủ nghĩa cá nhân vị kỷ theo quan điểm đạo đức và xã hội học dung tục. Với tư cách là ông hoàng thơ tình, Xuân Diệu không thể nào thoát khỏi vòng cương tỏa của những tư tưởng bảo thủ ấy. Cũng may mà, chính ông lại là người tìm đến với Việt Minh khá sớm và đem tất cả lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu cuộc sống để phục vụ Cách mạng, phục vụ nhân dân. Dù vậy, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công chừng 40 năm, ông vẫn còn là đối tượng bị chỉ trích mạnh mẽ nhất, mặc dù, khối lượng tác phẩm của ông sau 1945 với tư cách là một nhà thơ Cách mạng, còn lớn hơn nhiều so với vài ba tập thơ, truyện ngắn trước đấy, nhưng người ta lại cố tình quên đi, mà chỉ quan tâm đến tính chất tiểu tư sản trong sáng tác của ông trước 1945.
*
Ngay lúc bình sinh, cũng như khi đã về thế giới bên kia, cách đây gần 30 năm, Xuân Diệu và thơ tình của ông vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, bàn thảo với hàng loạt bài viết như: Vạch trần nỗi khổ tình trai của nhà thơ Xuân Diệu; Nhà thơ Hoàng Cát: Xuân Diệu yêu, còn tôi chỉ thương; Nghi án tình trai với nhà thơ Xuân Diệu, Giải mã nghi án giới tính của Xuân Diệu,…và trong Hồi ký của mình, Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có hẳn một chương dành riêng viết về nhà thơ Xuân Diệu sau gần 20 năm quan hệ gắn bó giữa hai người (2). Còn nhà văn Tô Hoài, người cùng thời và quen biết Xuân Diệu từ trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945 cũng dành hẳn chương III trong Hồi ký Cát bụi chân ai của mình để viết về ông hoàng thơ tình này. Đáng lưu ý là tất cả bài viết của các tác giả nói trên ít nhiều đều đề cập đến vấn đề giới tính của Xuân Diệu. Những tác giả nói trên chỉ có ba người là Tô Hoài, Hoàng Cát và Nguyễn Đăng Mạnh là có thời gian gắn bó mật thiết lâu dài và chỉ xếp sau Huy Cận, người bạn thiếu thời, em rể và là người sống chung với Xuân Diệu trên dưới 40 năm.
Trong các nhà văn, nhà thơ vừa kể trên, mỗi người có quan hệ và tiếp xúc với Xuân Diệu theo cách riêng của mình, nên có những kỷ niệm và cách nhìn nhận về ông cũng không ai giống ai. Huy Cận và Xuân Diệu là tình bạn thưở thiếu thời là hai tính cách đối nghịch nhau, nhưng cả hai đều cần phải dựa vào nhau để sống và hoạt động nghệ thuật.
Còn với Tô Hoài thì đích thị xem Xuân Diệu là người đồng tính. Minh chứng là trong hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài, đặc biệt là đoạn tả những đêm ma quái ở U tỳ quốc trên Yên Dã, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (U tỳ quốc là cách gọi của Xuân Diệu): Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần, xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ… Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, ta là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quít cánh tay, cặp đùi thừng chão trói nhau lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, lên cơn dữ dội, dằn ngửa cái xác thịt kia. Rồi như chiêm bao, tôi rời rã, thống khoái, im lặng… Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa… Nhưng đêm mai lại vào cuộc kịch liệt hơn. Trong đêm quái quỷ lại thấy mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rờn rợn tởm (3).
Với Hoàng Cát là tình anh em trai thì đúng hơn là tình trai. Theo Hoàng Cát, ông chỉ thương và chiều Xuân Diệu thôi chứ không yêu, còn Xuân Diệu thì yêu thật. Nhưng như vậy mà nói đây là tình yêu đồng tính của hai người là không thỏa đáng, bởi lẽ đây chỉ mới nghe một tai từ lời của Hoàng Cát nói ra, rất khó kiểm chứng. Vả chỉ căn cứ vào một vài bài thơ mà Xuân Diệu viết tặng Hoàng Cát mà suy ngược lại cho rằng đấy là tình yêu đồng tính lại càng sai lầm hơn.
Nhân chứng thứ tư là Nguyễn Đăng Mạnh, thì quan hệ với Xuân Diệu đơn thuần chỉ là quan hệ giữa nhà thơ và nhà nghiên cứu, lý luận văn học, không hề có chuyện luyến ái ở đây, mặc dù hai người rất quý trọng, quan tâm đến nhau, đôi khi còn trên cả mức quan hệ của một tình bạn thông thường.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ trên hồi ức của từng ấy nhân chứng để suy ra Xuân Diệu là người đồng tính hay ái nam ái nữ và thơ của ông cũng là thơ của người đồng tính hay của người ái nam ái nữ là chưa thỏa đáng, mặc dù ông đã có một số bài thơ nói về vấn đề này như Tình trai, Em đi, Biển,…
Nhân chứng cuối cùng, người vợ duy nhất của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu là NSND, đạo diễn điện ảnh Bạch Diệp. Dù quan hệ vợ chồng của hai người chỉ kéo dài khoảng sáu tháng, nhưng những gì bà Bạch Diệp nói ra theo tôi là đáng tin cạy hơn cả. Ngày ấy, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, vào một ngày cuối thu đầu đông (11/1958), Xuân Diệu ở ngôi nhà 24 phố Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phu) với gia đình nhà thơ Huy Cận, đạp xe xuống nhà nàng ở cuối phố Bà Triệu, nơi có hàng hoa dạ lan thơm nức. Chính nàng Bạch Diệp đã khơi nguồn cảm hứng để chàng thi sĩ đa tình Xuân Diệu viết nên bài Dạ hương bất hủ: Tôi cầm mùi dạ lan hương/ Trong tay đi đến người thương cách trùng/Dạ lan thơm nức lạ lung/ Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương.
Theo bà Bạch Diệp, Xuân Diệu là một người chồng rất chiều vợ, chỉ với chiếc xe đạp cũ ông đã chở bà đi khắp nơi. Dù có phải đạp xe hàng chục cây số, người đàn ông đã ngoài 40 tuổi ấy vẫn tỏ ra vui thích và thường lẩm nhẩm đọc thơ khi đang đạp xe. Tôi còn rất thích đi xem phim, xem kịch, Xuân Diệu cũng chiều theo, luôn chở tôi đi xem chứ không như nhiều người đàn ông thời bấy giờ không muốn cho vợ đi đến rạp, bà nhớ lại (4).
Bà Bạch Diệp còn cho biết thêm, ngay lần gặp Xuân Diệu đầu tiên, bà dường như đã bị chìm trong đôi mắt to, sáng và thăm thẳm của ông hoàng thơ tình. Xuân Diệu lúc ấy tuy đã ngoài 40 tuổi, nhưng trông vẫn rất bảnh bao, cuốn hút với vầng trán cao và những sợi tóc loăn xoăn bồng bềnh, lãng mạn. Những buổi hẹn hò sau đó, Xuân Diệu thường chở Bạch Diệp trên xe đạp lang thang ra ngoại ô chơi. Một lần, đang rong ruổi trên đường, một cơn mưa lớn bất chợt ập đến, Xuân Diệu liền kéo Bạch Diệp vào trú dưới một mái hiên. Thi sĩ rút khăn mùi xoa, lau từng giọt mưa lấm tấm trên mặt người bạn gái khiến nàng cảm động trong lòng. Những bông hoa hồng tươi thắm được Xuân Diệu cầu kỳ lựa chọn từ tiệm rồi mới mang tặng khiến nàng thêm đắm đuối trong bầu không khí lãng mạn của thơ và hoa (5).
Sau khi cưới xong, đôi trai tài gái sắc được thu xếp ở trong một căn phòng nhỏ nhắn nhưng ấm cúng… Chậu nước ấm thơm nức mùi hương hoa do chính tay chú rể chuẩn bị khiến Bạch Diệp thêm phần cảm động. Rồi sau khi tắm xong, bàn tay mềm mại của Xuân Diệu đặt lên vai làm tim cô gái trường giòng thình thịch đập, má đỏ bừng, ngượng ngùng… Chợt Xuân Diệu cất tiếng hỏi: em có thấy cái bút ở đâu không?. Ngạc nhiên, nàng hỏi lại: để làm gì hả anh? Xuân Diệu không trả lời, ông lục tung bàn, giấy tờ và cúi cả xuống gầm giường tìm bút. Rồi ông thắp thêm cây nến, Xuân Diệu ngồi vào bàn, loay hoay viết một lúc rồi cầm tờ giấy quay sang đọc thơ cho vợ nghe và hỏi ý kiến nàng. Xong chú rể mới lại hì hụi, cắm cúi viết như quên mất cô dâu và đêm tân hôn phải diễn ra như lẽ thường của các đôi vợ chồng mới cưới (6).
Theo bà thời kỳ trong và sau hôn nhân những bài thơ tình của Xuân Diệu luôn đắm đuối, khát khao: Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt/ Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng/ Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng/ Gần hơn nữa thế vẫn còn xa lắm. (Xa cách).
Thế rồi bỗng một đêm, Xuân Diệu không ngồi bên bàn giấy nữa mà đến bên vợ và ôm chặt nàng trong vòng tay, âu yếm hôn nàng, nồng nàn, cuống quýt… Những tưởng đêm ấy là đêm tân hôn thực sự của đôi vợ chồng mới cưới. Nhưng thi nhân đột ngột dừng lại, bỏ ra ngoài phòng. Còn lại người vợ lặng lẽ bên chiếc giường cưới còn vẹn nguyên
nếp chăn và mùi thơm của nước hoa (7).
Biết chuyện, ông nhạc gọi riêng chàng rể ra nói chuyện kín và ông cho rằng Xuân Diệu bị bệnh tiên thiên bẩm sinh, không thể quan hệ vợ chồng được. Ông cụ bảo sẽ chữa cho Xuân Diệu và ông giao chỉ tiêu cho chàng rể trong 3 tháng nếu không khỏi bệnh, không làm tròn vai trò của người chồng thì phải bỏ con Diệp. Từ đó, ngày nào Xuân Diệu cũng mải miết sắc thuốc uống mong chữa trị được chứng bệnh yếu sinh lý bẩm sinh.
Theo Phó Giáo sư- Tiến sĩ Lê Lương Đống, nguyên Quyền vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế cho biết: Bệnh tiên thiên là bệnh mang tính bẩm sinh. Bệnh tiên thiên có rất nhiều dạng chẳng hạn như tim tiên thiên, thận tiên thiên, cơ địa tiên thiên… Những người bẩm sinh yếu tiên thiên có chung đặc điểm là từ bé đã ốm yếu quặt quẹo, bệnh tật liên miên, bị hết bệnh này đến bệnh khác, sức đề kháng kém khỏi được bệnh này lại sinh ra bệnh khác. Kể cả khi người đó tập thể hình, có sức cơ bắp thì sức đề kháng vẫn kém.
Với Xuân Diêu có thể do bị bệnh tiên thiên ở thận hoặc rối loạn vận mạch não, gây co thắt mạch máu não nên một nửa não thường bị co thắt gây đau đớn. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến cảm xúc phòng the. Hoặc có thể ông bị bệnh thận tiên thiên nên dẫn đến suy thận, yếu sinh lý, xương cốt rệu rã, hay bị sụn lưng ngay từ khi còn trẻ hay ốm
vặt. Người mắc chứng bệnh này thường nhút nhát, cảm xúc cũng thất thường (8).
Sau đấy ít lâu, Xuân Diệu nói với vợ: Diệp ơi, 3 tháng rồi mà anh không biến chuyển gì. Chúng ta phải chia tay thôi, anh phải thực hiện lời hứa với bố em. Nói đến đó, cả hai vợ chồng cùng khóc (9).
Cuộc hôn nhân đầu tiên và cũng là cuối cùng trong cuộc đời của ông hoàng thơ tình đã kết thúc một cách hết sức chóng vánh và buồn thảm. Dù cuộc hôn nhân ấy chỉ tồn tại trên danh nghĩa, xét theo khía cạnh thông thường của mọi cuộc hôn nhân. Vì ở đấy dường như chỉ tồn tại tình yêu mà không có tình dục, yếu tố vật chất căn bản đảm bảo duy trì sự tồn tại cho hôn nhân đã bị số phận cướp mất đi của Xuân Diệu. Tuy thế, đến bây giờ, người vợ duy nhất vẫn nhớ về ông với niềm cảm mến sâu sắc: Cuộc hôn nhân ngắn ngủi với Xuân Diệu như một luồng gió mát đi qua cuộc đời tôi. Luồng gió đó dù ngắn nhưng đã để lại mãi ấn tượng trong tâm hồn. Chỉ là một luồng gió thoáng qua nhưng lại làm tôi giữ mãi niềm thương mến, bởi tôi thực lòng rất thương Xuân Diệu (10).
Như vậy không thể nói Xuân Diệu là người đồng tính hay ái nam, ái nữ mà chẳng qua số phận không cho ông được làm chồng, làm cha vì một căn bệnh quái ác bẩm sinh. Nhưng dù với người đồng giới hay khác giới ông đều yêu thật và sống thật. Với bất cứ ai và bất kỳ thời điểm nào tình yêu của ông với con người và với cuộc đời đều đằm thắm, nồng nàn đến bỏng cháy, đầy chất nhân văn. Tôi cho rằng đấy mới là nguồn cội để ông viết nên những áng thơ tình bất hủ, mà gần thế kỷ nay hoặc có thể xa sau hơn nữa sẽ chẳng ai có thể vượt qua được./.
…………..
Tham khảo
(1). Hoài Thanh và Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. Nxb Văn học, H, 2010
(2). Nguyễn Đăng Mạnh (Hồi ký.), Chương IX- Xuân Diệu
(3). Tô Hoài. Cát bụi chân ai. Nxb Hội Nhà văn. H, 1993, chương III
(4), (5), (6), (7), (8), (9), (10). Lã Xưa. Xem www.bichkhe.org/home
Biển Và Tình Yêu Không Bờ Bến Của Xuân Diệu
Ngày ấy, tôi mới chỉ học đến lớp 7, khoảng lớp 9 bây giờ, chưa có khái niệm về tình yêu nam nữ, vậy nhưng, tình cờ đọc bài thơ Biển của Xuân Diệu được chép trong sổ tay văn học của chị gái, tôi đã rất thích, lẩm nhẩm đọc và thuộc làu, đến giờ vẫn không quên. Những dòng thơ chép bằng mực xanh theo từng khổ đều đặn trên nền giấy nâu có sức lay động, lôi cuốn:
Anh không xứng là biển xanh Nhưng anh muốn em làm bờ cát trắng Bờ cát dài phẳng lặng Soi ánh nắng pha lê…
Những dòng đầu tiên mở ra với âm điệu nhẹ nhàng, du dương, gợi lên hình ảnh bờ cát, biển xanh những chiều hè lặng gió, làm liên tưởng đến bóng hình nhà thơ đang lững thững dạo gót bên bờ biển biếc. Cái vô lý lại trở thành có lý: Anh không xứng là biển xanh, nhưng anh muốn em làm bờ cát trắng. Cái không có lý là sự tự so sánh của thi sĩ với vũ trụ bao la. Nhưng tình yêu bao giờ cũng có lý riêng của nó. Chính vì vậy, ngay từ những câu mở đầu, bài thơ đã có sức mời gọi. Êm dịu, bình yên, phẳng lặng vốn là biển và bờ khi lặng gió. Nhưng không phải chỉ có thế! Sau những êm dịu, mơ màng của tâm hồn thi sĩ hòa vào Bờ đẹp đẽ cát vàng, thoai thoải hàng thông đứng, như lặng lẽ mơ màng, suốt ngàn năm bên sóng là một trạng thái khác, cung bậc khác của tâm hồn được chuyển tải trong nhịp thơ dồn dập, gấp gáp như những đợt sóng liên tiếp ào ạt vỗ bờ:
Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm, mãi mãi…
Nhắc đến Xuân Diệu là người ta nói đến “Ông hoàng thơ tình”. Tình yêu trong thơ ông không bao giờ nửa vời, nhợt nhạt. Kể cả khi biết rằng: Yêu là chết ở trong lòng một ít thì thi sĩ vẫn muốn đi hết tột cùng cảm xúc, muốn dâng hiến hết mình, cháy hết mình cho tình yêu. Những câu thơ như có men say khiến người đọc ngây ngất, dù chưa một lần nếm trải vị mặn mòi của muối biển tình yêu. Những điệp từ hôn, thật, mãi, cùng với các động từ mạnh: tan, nghiến, dào dạt, ào ạt… đã thức tỉnh, lôi cuốn người đọc vào trạng thái cảm xúc của tác giả, cùng hòa vào những đợt triều dâng của tâm hồn thi sĩ:
Đã hôn rồi, hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt Cũng có khi ào ạt Như nghiến nát bờ em Là lúc triều yêu mến Ngập sóng của ngày đêm.
Nhịp thơ là nhịp của bước sóng, không đợt nào giống đợt nào nhưng vẫn có quy luật riêng. Nó thúc giục, lay thức tâm hồn người đọc như tiếng dương cầm khi thánh thót, khi réo rắt vang lên giữa bao bộn bề khó nhọc và lo toan của cuộc sống, ngân vọng mãi khiến cho người ta không thể dửng dưng. Những nốt nhạc tâm hồn của Xuân Diệu đã khơi dậy trong tâm hồn con người, nhất là những đôi lứa đang yêu khát khao tình yêu, khát khao cuộc sống, muốn được bay bổng, lâng lâng trong trạng thái của sóng và bờ, dẫu nó thật vô hình vì chỉ là trường liên tưởng:
Anh không xứng là biển xanh Nhưng cũng xin làm bể biếc Để hát mãi bên ghềnh Một tình chung không hết Để mỗi khi bọt tung trắng xóa Và gió về bay tỏa nơi nơi Như hôn mãi ngàn năm không thỏa Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
Những câu thơ cuối cùng, tác giả lặp lại cách ví von mở đầu: Anh không xứng là biển xanh. Nhưng một bất ngờ mới trong cách nói của nhà thơ khác hẳn với ban đầu: Nhưng cũng xin làm bể biếc! Đó là một sự khẳng định tình yêu không giới hạn, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ với cuộc đời. Lần này, tác giả không nhắc đến nhân vật trữ tình em nữa. Hình như với nhà thơ, được tan hết mình, được dào dạt, được hát mãi bên ghềnh, được hôn mãi ngàn năm không thỏa, tức là được sống và được yêu giữa cuộc đời này đã là quá đủ hạnh phúc nên dù em có là bờ cát trắng hay không thì anh vẫn mãi như con sóng vỗ bờ, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi, không biết đến bạc đầu. Cũng như nhiều bài thơ tình khác, kết thúc bài thơ là một tiếng gọi, hô ngữ từ được cất lên từ trái tim trĩu nặng tình yêu và chất chứa niềm vui sống của nhà thơ: Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
Xuân Diệu đã đi xa cách đây 30 năm nhưng những câu thơ của ông như sóng biển ngàn năm vẫn vỗ, vẫn dội vào tâm hồn ta, lay thức trái tim những người đang sống một tình yêu con người, tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi, giúp ta hiểu hơn giá trị của tình yêu, giá trị của cuộc sống. Như biển xanh, chắc nơi thế giới xa xôi, linh hồn ông vẫn “bay tỏa nơi nơi” để thấm sâu hơn những mặn mòi của biển cả và lắng nghe tiếng gió vi vu, tiếng sóng dạt dào của thiên nhiên.
Bùi minh huệ
Các tin đã đưa
So Sánh Khát Vọng Tình Yêu Trong Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh Và Vội Vàng Của Xuân Diệu
So sánh khát vọng tình yêu trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh và “Vội vàng” của Xuân Diệu
Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai thi sĩ lớn của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Nếu thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường thì thơ Xuân Diệu là tiếng lòng đắm say, khát vọng sống mãnh liệt trong tình yêu và với cuộc đời. Ở họ, có sự gặp gỡ lớn trong cách thể hiện khát vọng tình yêu của tuổi trẻ.
Khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh(Sóng – Xuân Quỳnh) :
Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát. Khát vọng được hòa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình yêu là “Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt” (Christopher Hoare).
Khát vọng tình yêu trong Vội vàng của Xuân Diệu: (Vội vàng – Xuân Diệu)
Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ . Đây là khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu. Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn : ” yêu và sự hiến dâng” , chữ ” hiến dâng” không được hiểu theo nghĩa thông tục . Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng. Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968 khi đất nước đang có chiến tranh ta càng hiểu một cách thấm thía và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của những con người trong thời đại ấy.
Đoạn thơ trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng. Khát vọng của Xuân Diệu là khát vọng tắt nắng và buộc gió. “tắt nắng ” để màu hoa không tàn, “buộc gió” để hương đừng bay đi.
Nắng và gió, hương và hoa ở đây chính là mùa xuân của đất trời với bạt ngàn hoa thơm cỏ lạ. Đó là “hoa đồng nội xanh rì”, “là cành tơ phơ phất”, là “khúc tình si của yến anh”, là “mây đưa gió lượn” ….mùa xuân ấy thật thanh tân diễm lệ đầy quyến rũ như bờ môi thiếu nữ “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” .
“Hương” với “màu” ở đây là những ẩn dụ để nói đến tuổi trẻ của đời người. Xuân Diệu là người luôn lo sợ về thời gian , về tuổi tác vì theo nhà thơ :
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương quaXuân còn non nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết nghĩa là tôi cũng mấtLòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chậtKhông cho dài thời trẻ của nhân gianNói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”
Cho nên Xuân Diệu khát vọng chiếm lấy quyền năng của tạo hóa để vũ trụ ngừng quay, thời gian ngừng trôi , để thi nhân tận hưởng những phút giây đẹp nhất của đời người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn.
Khát vọng trong Sóng là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát dâng hiến đến tận cùng. Còn trong Vội Vàng thì thể hiện một quan niệm sống : sống vội vàng, sống giục giã, cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không còn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Yêu Là Chết Ở Trong Lòng Một Ít – Yêu (Xuân Diệu) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!