Xu Hướng 3/2023 # Xót Xa Trước Số Phận Bi Thảm Của Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Phong Kiến, Nhà Thơ Nguyễn Du Đã Viết: # Top 7 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Xót Xa Trước Số Phận Bi Thảm Của Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Phong Kiến, Nhà Thơ Nguyễn Du Đã Viết: # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Xót Xa Trước Số Phận Bi Thảm Của Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Phong Kiến, Nhà Thơ Nguyễn Du Đã Viết: được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

– Trong xã hội phong kiến đầy áp bức, bất công, người phụ nữ là nạn nhân chịu nhiều đau khổ nhất.

– Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã phản ánh sâu sắc nỗi khổ ghê gớm ấy qua hình tượng người con gái tài sắc Thuý Kiều.

– Lời than của Kiều đã khái quát được nỗi thống khổ chung của người phụ nữ:

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

2. Thân bài:

a. Giải thích ý nghĩa câu thơ:

+ Là nhận định về số phận chung của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bạc mệnh như một định mệnh bất di bất dịch đối với họ.

+ Bạc mệnh là gì?

– Bạc: mỏng; mệnh: số mệnh.

– Bạc mệnh: nghĩa hẹp là số phận mỏng manh, bạc bẽo. Nghĩa rộng là cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, tai ương. Số phận long đong, vất vả hoặc là chết yểu một cách thảm thương.

b. Khẳng định nhận xét của Nguyễn Du là hoàn toàn đúng:

– Trong chế độ phong kiến, chiến tranh cùng với những quan niệm cổ hủ, lạc hậu như trọng nam khinh nữ,… đã gây ra bao bất công, khổ nhục cho người phụ nữ. (Dẫn chứng: Người con gái Nam Xương, Thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều…).

– Thân phận phụ nữ bị xã hội coi rẻ, vùi dập. Mọi khát vọng sống cao đẹp của họ đều không được chấp nhận. Dù cố vươn lên để chiến thắng số phận, rốt cuộc, họ vẫn bị những thế lực hắc ám nhấn chìm xuống bùn đen. (Dẫn chứng: Cuộc đời Kiều là một chuỗi dài bi kịch).

– Nguyễn Du thực sự thông cảm và xót thương người phụ nữ – nạn nhân của lễ giáo bất công, của thế lực đồng tiền trong xã hội phong kiến.

c. Nâng cao, mở rộng vấn đề:

– Từ thân phận bạc mệnh của người phụ nữ, Nguyễn Du phản ánh nỗi khổ của họ dưới chế độ phong kiến suy tàn, thối nát. Từ đó, tác giả tố cáo xã hội đương thời đã chà đạp thô bạo lên nhân phẩm, nhân quyền của người phụ nữ.

– Trong chế độ mới, người phụ nữ được coi trọng, được đánh giá đúng. Điều đó đã phát huy năng lực to lớn của người phụ nữ, động viên họ đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước, dân tộc.

– Mọi suy nghĩ, hành động sai trái, xúc phạm đến nhân phẩm người phụ nữ cần phải bị lên án.

3. Kết bài:

– Câu thơ trên của Nguyễn Du phản ánh chân thực và xúc động về thân phận đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

– Nó như lời than thống thiết trước một định mệnh hết sức tàn bạo, phũ phàng đối với người phụ nữ. Hãy tôn trọng phụ nữ, trả họ về với vị trí xứng đáng mà Tạo hoá đã ban cho: người duy trì, tiếp nối sự sống trên trái đất.

II. BÀI LÀM

Nguyễn Du (1765 – 1820) là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Ông đã được công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới. Tuy xuất thân từ tầng lớp quan lại phong kiến nhưng cuộc đời Nguyễn Du lại phải trải qua nhiều lưu lạc, đau khổ. Vì vậy, ông thông cảm với nhân dân đặc biệt là với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mượn lời Thuý Kiều, một cô gái tài hoa bạc mệnh để khái quát chung về số phận bi thảm của người phụ nữ:

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Câu thơ xót xa, ai oán như một lời than phẫn uất trước định mệnh cực kì vô lí, bất công đối với phụ nữ. Tiếc thay, trong xã hội phong kiến, bạc mệnh đã trở thành số phận chung của bao kẻ hồng nhan.

Bạc mệnh là số phận mỏng manh, bạc bẽo, nói rộng ra là cuộc đời gặp nhiều tai ương, buồn khổ. Người bạc mệnh có kiếp sống long đong, lận đận. hoặc chết yểu một cách thảm thương. Nguyễn Du tan nát cả cõi lòng khi hạ bút viết những câu thơ như có nước mắt rơi, máu chảy. Đằng sau lời than thống thiết ấy là một hiện thực cay đắng, phũ phàng : xã hội phong kiến bất công chà đạp tàn bạo lên nhân phẩm người phụ nữ.

Trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy, người phụ nữ bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng. Họ bị biến thành nô lệ của những ràng buộc nghiệt ngã từ phía lễ giáo phong kiến và những quan niệm lạc hậu như tam tòng, thủ tiết, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, nữ nhân ngoại tộc… Số phận họ hoàn toàn phụ thuộc vào tay kẻ khác. Thậm chí, họ còn bị coi như hàng hoá, dùng để bán mua, đổi chác. Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện thật sinh động những thân phận đau thương ấy.

Hồ Xuân Hương ví thân phận người phụ nữ như chiếc bánh trôi: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn… Nguyễn Du miêu tả quãng đời đầy truân chuyên, bão tố của nàng Kiều: Thoắt mua về thoắt bán đi, Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi ; Khi Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương… Người con gái tài sắc vẹn toàn ấy lẽ ra phải được sống ấm êm bên cha mẹ, hạnh phúc bên người yêu, nhưng thế lực đen tối, bạo tàn trong xã hội mà đồng tiền là chúa tể đã cướp đi của nàng tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhẫn tâm xô đẩy nàng xuống tận lớp bùn nhơ dưới đáy xã hội. Mỗi lần Kiều cố gắng vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận là một lần nàng lại bị dìm sâu hơn nữa.

Từ kiếp bạc mệnh của Thuý Kiều, nhà thơ khái quát lên thành lời chung, kiếp đau khổ chung của người phụ nữ. Văn học thời ấy đã từng nói đến cái chết thảm thương, oan khốc của Người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ); một nạn nhân của chiến tranh và lễ giáo phong kiến bất công. Hay một nàng Đạm Tiên nổi danh tài sắc một thì mà phải rơi vào cảnh: Sống làm vợ khắp người ta, Hại thay thác xuống làm ma không chồng. Trong xã hội cũ, hỏi có bao nhiều nàng Đạm Tiên như thế?

Câu thơ: Đau đớn thay phận đàn bà… không chỉ là một tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, lên án đanh thép cái chế độ phong kiến vô nhân đạo, chà đạp không thương tiếc lên nhân phẩm con người nói chung và phụ nữ nói riêng. Bởi vậy nó chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả.

Trong chế độ mới ưu việt, người phụ nữ được gia đình và xã hội tôn trọng. Vai trò to lớn của họ được đánh giá đúng đắn. Chính những điều đó đã giải phóng người phụ nữ ra khỏi những ràng buộc phi lí xưa nay, khơi dậy tiềm năng vô tận của họ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Không phải trong cuộc sống hiện nay đã thật sự chấm dứt những quan niệm bất công đối với người phụ nữ, nhưng thái độ coi thường và những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm phụ nữ đã và đang bị xã hội nghiêm khắc lên án.

Tuy ra đời cách đây đã gần hai thế kỉ nhưng những câu thơ tâm huyết của Nguyễn Du vẫn gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Nó vừa là lời thân thống thiết về nỗi đau khổ to lớn của kiếp người, vừa là lời kết án tội ác của chế độ phong kiến bất công chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ. Người đọc bao thế hệ đã nhận được từ hai câu thơ này thông điệp của Nguyễn Du: Hãy cứu lấy phụ nữ, hãy bảo vệ phụ nữ và trả lại cho họ vị trí xứng đáng, thiêng liêng mà Tạo hoá đã ban cho họ là duy trì sự sống của loài người trên trái đất.

Hình Ảnh Và Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Thơ Hồ Xuân Hương

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hết sức độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian, từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng. Nổi bật trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói thông cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

Xuân Diệu coi Hồ Xuân Hương là nhà thơ của “hai lần độc đáo” bởi trong thời đại bấy giờ, bà không chỉ là một trong số rất ít những nhà thơ nữ mà còn là một nhà thơ nữ viết về phụ nữ một cách đầy bản lĩnh. Trước hết, thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói khẳng định vẻ đẹp, tài năng và bản lĩnh cá nhân. Khẳng định vẻ đẹp của họ, Hồ Xuân Hương không chỉ nhấn mạnh vẻ đẹp hình thức mà còn là sự hài hòa giữa vẻ đẹp về hình thức và vẻ đẹp tâm hồn. Đó là vẻ đẹp trắng trong, tinh khiết:

“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh”.

Vẻ đẹp trong trắng, hồn nhiên ấy như được chạm khắc vào thời gian một cách vĩnh cửu. Không chỉ vậy, đó còn là vẻ đẹp khác lạ: lạ lùng, thanh tân, có đường nét, hình khối, “một vẻ đẹp đầy sức sống, một vẻ đẹp đang lên men” (Nguyễn Đức Bính):

“Lược trúc biếng cài trên mái tóc Yếm đào trễ xuống dưới nương long Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm

Một lạch đào nguyên suối chửa thông”.

Vẻ đẹp phồn thực nhưng lại hết sức hồn nhiên, trong sáng nên có sức mê hoặc lòng người, vẻ đẹp ấy không phải người phụ nữ nào trong xã hội đó cũng dám lên tiếng khẳng định. Không chỉ khẳng định vẻ đẹp về hình thức, Hồ Xuân Hương còn rất chú trọng đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Miêu tả về chiếc bánh trôi và các công đoạn làm bánh, Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ để từ đó khẳng định vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu của họ. Bài thơ ẩn chứa những ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh: dù số phận có lênh đênh vất vả nhưng tấm lòng trinh bạch, son sắt thì vẫn không bao giờ thay đổi. Một điểm thú vị nữa có thể coi là một hiện tượng chỉ có ở Hồ Xuân Hương đó là bà ca ngợi người phụ nữ ở những vẻ đẹp phồn thực nhất, không ngần ngại khi nhắc đến cả những điều trần tục. Người phụ nữ đẹp bởi tất cả những gì vốn thuộc về họ. Họ có vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, và căng tràn nhựa sống. Đó là cái đẹp được nhà nghiên cứu gọi là cái đẹp trần thế luôn cựa quậy, khiến cho… đứng ngồi không yên biết bao bậc tu mi nam tử. Nhưng nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương từng ấy thôi chưa đủ. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ đẹp, đó còn là những người phụ nữ thông minh, tài năng, sắc sảo, nhanh nhẹn và đầy bản lĩnh. Người phụ nữ của bà dám “ghé mắt trông ngang” để mà mỉa mai về “sự anh hùng”:

“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai dược

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”.

Đền chùa là nơi thuộc về tâm linh, thường được kính trọng, thế nhưng với ngôi đền thờ tên tướng giặc sầm Nghi Đống, Hồ Xuân Hương lại bộc lộ một thái độ khinh bỉ, thiếu trân trọng đến ngang ngược. Bà chỉ “ghé mắt”, chỉ “trông ngang” bởi thấy cái “sự anh hùng” của sầm Nghi Đông chỉ tầm thường một cách đáng thương. Thi sĩ nói tất cả những điều đó với sự tự tin vào khả năng của bản thân, một sự bản lĩnh cũng là một kì tích mà thậm chí đến cả đấng nam nhi không phải ai cũng có thể làm được. Chân dung người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, thông minh dường như không lúc nào mờ nhạt. Thế nên mới có một Hồ Xuân Hương xưng “chị” mà lớn tiếng “Mắng lũ học trò dốt” tưởng rằng có học nhưng cũng chỉ là những kẻ tầm thường, đáng bị đưa ra để cười cợt. Và một Hồ Xuân Hương, mời trầu người ta nhưng cũng theo một cách riêng đầy bản lĩnh:

“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

Khẳng định vẻ đẹp, tài năng và bản lĩnh của mình, Hồ Xuân Hương cũng lên tiếng ngợi ca, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội đó. Tuy vẫn có một chút buồn tủi song trên hết vẫn là sự thông minh, tự tin, bản lĩnh hiếm có và một nét riêng không thể trộn lẫn trong cá tính Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ của Hồ Xuân Hương mang vẻ đẹp cả về hình thể và tâm hồn, lẽ ra, họ phải nhận được hạnh phúc xứng đáng. Vậy mà “Hồng nhan bạc phận”, trong xã hội đó, họ lại luôn phải chịu những điều bất hạnh. Đồng cảm với họ, thơ Hồ Xuân Hương còn là tiếng nói cảm thương chân thành. Hồ Xuân Hương không quan tâm đến những người phụ nữa gặp may mắn trên đường đời, cũng không quan tâm đến những người phụ nữ nơi lầu son gác tía – đề tài quen thuộc trong thơ văn trung đại mà chỉ quan tâm đến những người phụ nữ lao động bình thường chịu nhiều thua thiệt trong cuộc đời. Thơ bà thể hiện sự cảm thương sâu sắc, thương cho người và cũng là thương cho mình. Thơ bà có hẳn hai mảng về nỗi bất hạnh của người phụ nữ, trong tình yêu và trong cuộc sống gia đình. Bản thân Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh về tình duyên: hai lần làm lẽ và cả hai lần tình duyên đều không trọn vẹn. Hơn ai hết, bà thấm thía cảnh duyên phận hẩm hiu, nỗi cô đơn và bất hạnh của những người bị ông tơ bà nguyệt trêu đùa. Hồ Xuân Hương đã “tự tình”, “tự thán” để nói lên tình cảnh và tâm trạng của mình, cũng là nói thay cho bao người phụ nữ khác.

“Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”.

Thân phận người phụ nữ cũng lênh đênh, lận đận như chiếc thuyền giữa dòng, mãi mà chưa thể tìm được chốn neo đậu bình yên. Nỗi ngao ngán vì tình duyên muộn mằn khiến cho người phụ nữ dường như chán nản: “Ấy ai thăm ván cam lòng vậy/ Ngán nỗi ôm đàn những bấp bênh”. Vậy nhưng thời gian vẫn trôi đi không trở lại, để cho họ ở đó, giữa đêm khuy thanh vắng để đối diện với tình cảnh buồn thảm và éo le của mình:

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non (…) Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

“Mảnh tình san sẻ tí con con” đó là một mảnh tình không trọn vẹn. Đã chỉ là “mảnh tình thôi” lại còn bị san sẻ đến “con con”. Có một cái gì đó chua chát, ngán ngẩm, bẽ bàng, cô độc đến đáng thương, đến tội nghiệp. Có lúc, nó được đẩy lên thành nỗi oán hận, không thể nào giải tỏa hết được, giận bởi đời, giận bởi số kiếp mình hẩm hiu, giận vì “duyên để mõm mòm”. Ngay cả khi với bản lĩnh của mình, Hồ Xuân Hương vẫn nói lên lời thách thức cuộc đời: “Thân này đâu đã chịu già tom” nhưng sâu xa, người ta vẫn cảm nhận được tình cảnh đáng thương và những nỗi niềm thầm kín sâu sắc của một người phụ nữ tình duyên bất hạnh. Tiếng nói cá nhân nhưng lại có ý nghĩa đại diện sâu sắc cho số phận của biết bao người phụ nữ trong xã hội thời bà, những người ý thức được về mình nhưng lại không được làm chủ cuộc đời và số phận của chính mình.

Không chỉ vậy, Hồ Xuân Hương còn lên tiếng tố cáo, bênh vực người con gái vì “cả nể” mà phải mang trong mình “khối tình con”, nhận biết bao điều tiếng.

“Cả nể cho nên hóa dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng?”

Người con gái biết mình có lỗi nhưng không cho đó là cái tội, mà chỉ vì sự cả nể. Nàng nghĩ đến cái nghĩa trăm năm để đầy bao dung, oán giận nhưng vẫn sẵn sàng tha thứ và đầy hi sinh, kiên cường trước búa rìu dư luận. Trong một xã hội mà những người phụ nữ như nàng bị khinh rẻ, bà lại lớn tiếng khẳng định: “Không có nhưng mà có mới ngoan”. Không phải ca ngợi, không phải đồng tình, mà đó chỉ là sự cảm thông, che chở. Hồ Xuân Hương đã rất thấu tình đạt lí khi bao bọc cho người con gái lỗi lầm kia.

“Kể đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng Cầm bằng làm mướn, mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy không”.

Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại khi nói đến những chuyện tế nhị trong hạnh phúc vợ chồng. Bi kịch của người phụ nữ được bà chú ý ở đây là danh phận là vợ nhưng thân phận lại như con ở – một thứ con ở không công, vậy mà cũng chỉ biết oán thoán, chịu đựng. Đau đớn hơn nữa còn là sự thiếu thốn tình cảm vợ chồng, là cảm giác cô đơn lạnh lẽo ngay giữa chính căn nhà mà mình đang ở. Hồ Xuân Hương đã từng làm lẽ hai lần. Nỗi bất hạnh của cảnh “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” không phải là hiếm trong xã hội phong kiến mà chắc hẳn bà đã là người ít nhiều trải nghiệm. Hồ Xuân Hương là kiểu người không chịu cúi đầu mà khóc, không chỉ với bản thân mình mà với người khác nữa. Bà đứng trước đau khổ người khác, không phải để góp thêm nước mắt mà để vỗ về, dìu họ ra khỏi đau thương.

“Hồ Xuân Hương là một nhà thơ đầy sáng tạo. Các nghệ sĩ tài năng vừa tuân thủ thi pháp thời đại mình vừa vi phạm các quy tắc ấy và sáng tạo phong cách của riêng mình. Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ Đường mới, một thế giới đời thắm tươi, một thiên nhiên tràn đầy sức sống, một triết lý tự nhiên của cuộc đời trần thế, của trực giác, cảm giác, bản năng, của say mê,…” (Đỗ Đức Hiểu). Viết về hình ảnh và thân phận của người phụ nữ một cách sâu sắc và đầy bản lĩnh, Hồ Xuân Hương không chỉ nói về thân phận của mình mà còn là tiếng nói cảm thông với số phận bất hạnh của những người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp hình thể và tâm hồn mình nhưng phải chịu đựng biết bao bất công trong xã hội. Tiếng nói ấy sẽ còn tìm được sự đồng cảm và đón nhận của những người phụ nữ nói riêng và con người nói chung trong mọi thời đại.

Hình Ảnh Người Phụ Nữ Xưa Trong Bài Thơ “Tết Của Mẹ Tôi” Của Nguyễn Bính

Hình ảnh người phụ nữ xưa trong bài thơ

Đi vào thế giới thơ ca của Nguyễn Bính ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh về mùa xuân, ngày tết và có lẽ những người mê thơ ông đều thuộc làu những bài thơ bất hủ như Mưa xuân, Xuân tha hương, Rượu xuân…vì nó chứa đựng cái men của ái tình muôn thuở. Nhưng nếu cũng là đề tài này mà ta bỏ quên thi phẩm Tết của mẹ tôi thì quả là một điều thiếu sót. Tết của mẹ tôi là một bức tranh toàn cảnh mẫu mực về đức hi sinh, chịu thương chịu khó, vất vả gian lao và đầy phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam xưa. Mỗi độ xuân về tết đến thì nhà nhà rộn ràng, người người náo nức để chào đón những niềm vui hạnh phúc đầu năm với nhà cửa khang trang, quần là áo lượt, rượu thịt hoa trái đủ thứ trên đời, nhưng khi hưởng thụ những niềm vui ấy có mấy ai nghĩ đến những cái đó có từ đâu, ai làm ra nó! Tất cả đều từ bàn tay tảo tần của người mẹ, từ cái chắt chiu bé nhỏ của mẹ ở những ngày lam lũ mà ra. Nguyễn Bính đã thấy được và thay ta nói lên những điều đáng kính đó.

Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều Mẹ tôi lo liệu đủ trăm điều

Đầu tiên là trang hoàng lại nhà cửa bên ngoài cho sạch sẽ khang trang và làm những nghi thức tín ngưỡng của dân gian làng quê xưa để mong cho cả nhà được bình an vô sự từ những ngày đầu của năm mới

Sân gạch tường vôi người quét lại Vẽ cung trừ quỷ, trồng cây nêu.

Để những ngày tết cả nhà có được miếng ăn ngon, khách khứa đến có cái đãi đằng, chồng con nở mày nở mặt thì người mẹ phải lo toan, tính toán từ những ngày não ngày nào

Nuôi hai con lợn tự ngày xưa Mẹ tôi đã tính “tết thì vừa” Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ.

Những ngày càng giáp tết người mẹ càng tất bật và vất vả hơn, phải đi chợ búa sắm sửa, lo toan từ vật chất đến tinh thần cho chồng con

Nay là hăm tám tết rồi đây Sắm sửa đồ lề về việc tết (Tháng thiếu cho nên hụt một ngày)

Mẹ tôi đi chợ buổi hôm nay. Không như mọi bận người mua quà Chỉ mua pháo chuột và tranh gà Cho các em tôi đứa mỗi chiếc Dán lên khắp cột đốt ing nhà.

Mọi thứ vật chất lo chu toàn xong thì cũng là giờ phút thiêng liêng của đêm giao thừa đã đến, người mẹ lại thành tâm ngồi cầu kinh cho gia đạo bình an. Quả là trong cái đức tin của người mẹ bao giờ cũng có nhà cửa gia đình, chồng con

Suốt đêm giao thừa mẹ tôi thức Lẫm nhẫm cầu kinh Đức Chúa Bà.

Sau sự vất vả lo toan ấy là sự chăm sóc dạy dỗ những đứa con từ cách cư xử đến lễ nghi, hiếu thảo, tôn kính ông bà tổ tiên. Mẹ mong cho các con lanh lợi, may mắn suốt năm, luôn nhớ cội nhớ nguồn nội ngoại

Mẹ tôi gọi cả các em tôi Đến bên mà dặn: “Sáng ngày mai Các con phải dậy cho thật sớm Đầu năm năm mới phải lanh trai Mặc quần mặc áo lên trên nhà Thắp hương thắp nến lễ ông bà Chớ có cãi nhau, chớ có quấy, Đánh đổ đánh vỡ như người ta…”

Sáng mồng một tết mẹ không cho các con ra đường vì sợ ai đó lỡ mồm lỡ miệng quở bậy sẽ bị xui xẻo cả năm .Và để các con mừng mẹ lì xì mở hàng cho các con mỗi đứa năm xu rưỡi. Quả thật Nguyễn Bính rất tinh ý ở chỗ này, sao không lì xì năm xu hay sáu xu mà lại là năm xu rưỡi! Vì mẹ lì xì cho các con ngoài mục đích để tiêu xài còn có ý nghĩa là lấy hên nữa, cái rưỡi ấy mang một ý nghĩa tượng trưng cho sự thừa thãi, phong phú, dồi dào về vật chất cũng như may mắn cho các đứa con.

Sáng nay mồng một sớm tinh sương Mẹ tôi cấm chúng tôi ra đường Mở hàng mỗi đứa năm xu rưỡi Rửa mặt hoa mùi nước đượm hương

Tấm lòng người mẹ không những thương yêu, chăm sóc cho những thành viên hiện hữu trong gia đình mà còn thành kính mà còn mong muốn sự hiển linh của ông bà tổ tiên về ăn tết vui vẻ với con cháu. Sự sum họp, chan hòa giữa người đã khuất và người còn đây

Mẹ tôi thắt lại chiếc khăn sồi Rón rén lên bàn thờ ông tôi Đôi mắt người trông thành kính quá Ngước xem hương cháy đến đâu rồi.

Hương cháy trọn cây, tàn vẫn không đổ là ông bà chứng giám. Nếu ngày tư ngày tết vong linh ông bà cũng về vui vầy chứng giám cùng con cháu thì quả là hạnh phúc. Đó cũng chính là phong tục, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc ta…. Từ đầu bài thơ đến giờ chúng ta chỉ thấy toàn sự lo toan khổ cực của người mẹ mà không thấy người được hưởng gì về cái hương vị của tết cả. Thật tình mà nói ngày trước cứ mỗi lần lễ lộc tết nhứt thì là mỗi lần người phụ nữ phải thêm phần vất vả, chứ có sướng vui gì. Nếu có sướng vui chăng cũng chẳng qua là vui lây từ chồng con mà thôi, họa hằng có được vui thì cũng rất ngắn ngủi

Mẹ tôi uống hết một cốc rượu Mặt người đỏ tía vì hơi men Người rủ cô tôi đánh tam cúc Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen.

Ba ngày tết thoáng chốc đã qua, sự mệt nhọc kia chưa hết thì người mẹ lại tiếp tục với cuộc sống “Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con”…. Cũng như Đường về quê mẹ của Đoàn Văn Cừ, hình ảnh người phụ nữ trong Tết của mẹ tôi là một điển hình mẫu mực. Một người mẹ sớm hôm tần tảo, quán xuyến mọi công việc nhỏ lớn trong gia đình, hết lòng chăm sóc chồng con, hiếu thảo tôn kính đối với ông bà tổ tiên, cha mẹ đôi bên và đặc biệt giữ gìn, dạy dỗ con cái theo thuần phong mỹ tục của dân tộc. Người mẹ ở đây không những đẹp về phẩm hạnh mà còn đẹp một cách giòn giã trong cách nhìn của con cái, một người mẹ mẫu mực.

Nguyễn Bính là một nhà thơ bất hạnh, mẹ ông mất khi ông mới lọt lòng. Có thể ông không bao giờ thấy được mặt mũi vóc dáng người mẹ đáng kính của mình, nhưng thông qua những gì của dòng họ kể lại cùng với trái tim đầy mẫn cảm ông đã xây dựng lại hình ảnh người mẹ đẹp đẽ, đáng tôn kính vô bờ bến. Người mẹ ấy không chỉ của riêng ông mà là biểu tượng ngàn đời của dân tộc Việt. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, vui thì vui chung nhưng cực khổ thì riêng mình gánh chịu, không một tiếng thở than. Thi sỹ Nguyễn Bính là một người chẳng những rất tài hoa mà còn là một người lưu giữ hồn xưa của đất nước, ông đã thay ta nói lên cái tưởng như rất đỗi bình thường nhưng lại vô cùng vĩ đại. Ngày nay xã hội đã phát triển hơn, cuộc sống của nhiều người đã khá giả hơn và không vất vả như trước, nhưng ta hãy mở rộng tâm hồn mà nhìn đâu đó quanh ta thật kỹ thì ta vẫn thấy hình ảnh cái Tết của mẹ tôi cũng mênh mang trong xa vắng ngậm ngùi. Chúng tôi không dám luận nhiều hơn, chỉ xin cúi đầu thán phục:

Cô gái Việt Nam ơi! Nếu chữ hi sinh có ở đời Tôi sẽ nạm vàng muôn khổ cực Cho lòng cô gái Việt Nam tươi. (Hồ Dzếnh).

1001 Bài Thơ Đàn Bà Đã Cũ, Cảm Nhận Về Người Phụ Nữ Đã Có Tuổi

THƠ HAY VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐÃ CŨ

Chỉ một từ “CŨ” thôi, cho dù là từ đó áp dụng với bất kỳ thứ gì, trong hoàn cảnh nào cũng khiến người ta liên tưởng đến sự không hoàn hảo, cũng chẳng còn nguyên vẹn nữa, thế nên họ đương nhiên coi giá trị thứ đó chẳng còn là bao nữa.

Chủ đề “CŨ” ấy giờ đây còn được dùng để gọi tên những người đã qua ít nhất là một lần đổ vỡ, và tuổi đời cũng không còn trẻ nữa. Vậy nhưng tâm hồn họ liệu có còn giá trị ?

Xin thưa rằng: Đàn bà cũ đúng là họ chẳng còn nguyên vẹn nữa, bởi lẽ tuổi thanh xuân của họ đã trao trọn cho mối tình trước khi đổ vỡ rồi, họ đã dành cả tình yêu, niềm tin và thể xác, sự hy vọng, tất cả những gì mà họ có, để rồi khi sụp đổ, họ trở nên hụt hẫng, đau khổ và tuyệt vọng. Thế nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, họ vẫn khao khát được yêu thương, được che chở.

Trải qua một lần dang dở,người đàn bà cũ đã có tuổi trở nên mạnh mẽ hơn, nhìn đời một cách nghiêm túc hơn, biết lẽ sống hơn và hiểu được giá trị của cuộc sống cũng như hạnh phúc hơn. Với họ, dù đã là đàn bà cũ, nhưng cũng không làm mất đi vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người họ, nhân cách và tâm hồn của họ vẫn đẹp biết bao. Cũng vì lẽ đó mà họ vẫn được rất nhiều người yêu mến, họ vẫn là điểm đến của những người muốn có một gia đình hạnh phúc.

Thấu hiểu được nỗi lòng và giá trị của người đàn bà cũ, đã có rất nhiều tác phẩm Thơ ra đời, trong đó có rất nhiều tác giả chính là “Người đàn bà cũ”, họ mượn thơ để trải lòng và cũng là khảng định bản thân mình.

Xin mời Quý vị cùng đến với chùm Thơ về đàn bà đã cũ, cảm nhận về người đàn bà đã có tuổi, để có được cái nhìn sâu sắc hơn về họ!

THƠ TÌNH ĐÀN BÀ CŨ

THƠ HAY VIẾT VỀ ĐÀN BÀ CŨ TỪ CƯ DÂN MẠNG

Tổng hợp 1 số bài thơ viết về đàn bà cũ do các thi hữu, cộng đồng mạng sáng tác và chia sẻ..

LỠ YÊU NGƯỜI Thơ: Thanh Nga

Tôi trót lỡ ….yêu người đàn bà cũ Cũng không còn sự quyến rũ thanh tân Chuyện hôn nhân đã tan vỡ một lần Tim buốt giá đang rất cần hơi ấm

Tôi trót lỡ….trao tình yêu sâu đậm Cho một người từng chịu lắm thương đau Đoạn đường dài xin nguyện nắm tay nhau Vượt qua hết những hàng rào cản trở

Tôi trót lỡ…. người ơi tôi trót lỡ Yêu một người phận dang dở truân chuyên Bởi long đong không bến đỗ con thuyền Nên trôi dạt lênh đênh miền sông nước

Tôi trót lỡ… không thể nào quên được Người đàn bà ôm vết xước trong tâm Trải đắng cay đi qua những thăng trầm Dấu thời gian đã in hằn đôi mắt

Tôi trót lỡ…. yêu người ngay khoảnh khắc Nén bi thương nàng ôm chặt nỗi đau Môi run lên từng tiếng nấc nghẹn ngào Vì như thế tôi không sao bỏ mặc.

EM NGƯỜI ĐÀN BÀ CŨ Thơ: chưa rõ

Em biết chứ. Anh đâu chê em cũ. Anh nói rằng em quyến rũ thế mà. Mắt chẳng buồn không dòng lệ trào ra. Lời nhung nhớ cứ mặn mà đằm thắm.

Rồi em nghĩ Trái tim yêu gửi gắm. Về nơi anh nhiều lắm có được không. Tình đôi ta luôn luôn thấy màu hồng Hai phương trời cứ ngóng trông mỗi buổi.

Dấu yêu hỡi. Con tim đang bối rối. Nỗi nhớ nào đang vời vợi phương xa. Để nàng đông ghen tỵ với tình ta. Cơn bấc ấy cũng vỡ òa bên bậu.

Nhớ không anh.? Lời hẹn hứa cùng nhau. Tay trong tay bỏ đằng sau giận dỗi. Nếu em mệt anh sẽ lùi đứng đợi. Chẳng muộn phiền tạo cơ hội gần thêm.

Nhớ không anh? Lời hứa lúc ban đêm. Luôn gìn giữ ấm êm và chung thủy. Bỏ qua hết miệng đời đầy ích kỷ. Mãi yêu người phiền lụy đẩy rời xa.

Thơ: Phạm Hà

Em là một người đàn bà đã cũ Trái tim em đã có đủ thương đau Em cũng yêu thương và ước bạc đầu… Có ngờ đâu sau ngày cưới chuỗi ngày đau khổ

Em hi sinh… họ nghĩ rằng em ngố… Họ như cây tằm gửi… như sắt và đinh Hễ trái í họ đâm kín thân mình… Vốn dĩ hiền… nhưng không hiền được nữa…

Họ diễn kịch… đôi bàn tay sấp ngửa Tức nước vỡ bờ em đã buông tay Giờ tự do…đôi lúc nghĩ sau này Liệu có thể… có bàn tay đồng cảm

Yêu đã cũ và còn luôn nồng ấm Hâm trái tim và hàn gắn nỗi đau Nghĩ thế thôi với trái tim nát nhàu Thì ai hiểu những nỗi đau em gặp…

Nếu có thương thì xin người hãy thắp Ngọn lửa hồng xua cảnh đắng tàn canh Góp nẳng xuân tươi đẹp đến trong lành Bớt suy nghĩ những chòng chành bạc bẽo

Chữa lành dần trái tim đau đầy sẹo Được nâng niu và cũng được nuông chiều Để em hiểu biết giá trị của tình yêu Đã cũ rồi nhưng còn nhiều hạnh phúc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xót Xa Trước Số Phận Bi Thảm Của Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Phong Kiến, Nhà Thơ Nguyễn Du Đã Viết: trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!