Bạn đang xem bài viết Video: Thầy Bói Xem Voi được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thầy bói xem voi
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biểu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. ……
Quay về trang chủ:
Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Truyện xem nhiều nhất
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện Ngụ Ngôn Thầy Bói Xem Voi
Thầy bói xem voi
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau.
Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào.
Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.
Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau
Thầy sờ vòi bảo:
– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.
Lời bàn:
Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.
Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.
Dàn Ý Nêu Bài Học Rút Ra Từ Truyện Thầy Bói Xem Voi
Dàn ý Nêu bài học rút ra từ truyện Thầy bói xem voi
* Những điểm cần ghi nhớ khi lập dàn ý bài tập làm văn nêu Bài học rút ra từ truyện Thầy bói xem voi, cụ thể:
– Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.
– Đọc lại truyện Thầy bói xem voi (Ngữ văn 6, tập một, trang 101).
– Nội dung của truyện nói về điều gì?
– Nghệ thuật gây cười thể hiện ra sao?
– Bài học gì được rút ra từ câu chuyện?
MẪU DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN NÊU BÀI HỌC RÚT RA TỪ TRUYỆN THẦY BÓI XEM VOI 1. Phần Mở bài
– Nhân dân ta thường lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để chế giễu châm biếm những thói hư tật xấu hoặc để phê phán đả kích những gì xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
– Truyện “Thầy bói xem voi” là một trong những truyện cười hay, chứa đựng một bài học giáo dục sâu sắc đối với mọi người.
2. Phần Thân bài a). Nội dung câu chuyện
– Câu chuyện kể về việc 5 ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau nhân buổi ế hàng. Cá 5 ông đều mù. Ông nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Thế là khi nghe có voi đi qua, năm ông chung nhau liền biếu người quản voi xin cho voi dừng lại để cùng xem.
– Điều đặc biệt là cả 5 ông đều xem voi bằng “tay”. Người thì sờ vòi, người thì sờ ngà, người thì sờ tai, người thì sờ chân còn người thì lại sờ đuôi.
– Mỗi thầy chỉ “quan sát” một bộ phận của cơ thể con voi chứ không thể quan sát được toàn bộ cơ thể của nó.
– Vì quan sát bằng “tay” nên mỗi thầy đưa ra một nhận xét khác nhau về con voi.
+ Thầy sờ vòi thì bảo “Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đĩa”. Sự so sánh cái vòi con voi với con đĩa rất hay vì cái vòi voi và con đỉa cũng có nét tương đồng.
+ Thầy sờ ngà thì lại cho rằng con voi “nó chằn chẳn như cái đòn càn”. Sự so sánh và đưa ra nhận xét của thầy bói thứ hai này cũng thật lí thú. Cái ngà voi và cái đòn càn cũng có nét tương đồng.
+ Thầy sờ tai thì khẳng định con voi “bè bè như cái quạt thóc”. Tai voi cũng to và bè bè như cái quạt ngày xưa người nông dân thường dùng để quạt thóc. Sự so sánh này cũng rất hay.
+ Thầy sờ chân thì nhất quyết cho rằng con voi “sừng sững như cái cột đình”. Sự so sánh này rất đúng và rất hay. Chân voi to như cây cột người xưa thường dùng làm cột đình của làng xã.
+ Thầy sờ đuôi cũng chẳng chịu thua. Thầy cứ một hai khẳng định rằng con voi “tun tủn như cái chổi sể cùn”.
– Thầy bói nào cũng nói đúng về con voi như mình đã sờ được. Năm thầy đều nhận xét một cách hóm hỉnh và cho rằng ý kiến của mình là đúng tuyệt đối. Như vậy là thầy nào cũng có lí, nhưng cộng cả năm ý kiến lại thì thật là vô lí vì chẳng ý kiến của thầy nào đúng với con voi thật ngoài đời.
b). Bài học rút ra từ câu chuyện
Câu chuyện cho em những bài học sâu sắc:
– Khi nhận xét đánh giá về sự vật, sự việc,… ta không được nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc, ta phải xem xét chúng một cách toàn diện.
– Ta không nên tin vào những điều mê tín dị đoan. Cha ông ta đã nhắc nhở con cháu “thầy bói nói mò”. Nếu ta tin thầy bói, khác nào ta tin con voi giống như con voi của mỗi thầy đã định nghĩa.
– Không vì bảo vệ cái vô lí của mình mà dẫn đến gây gỗ mất đoàn kết như 5 ông thầy bói trong truyện. Trong cuộc sống, ta cần phải lắng nghe, biết phân biệt cái đúng cái sai để từ đó ta rút ra được một nhận xét đúng nhất.
3. Phần Kết bài
– Truyện “Thầy bói xem voi” có nội dung phê phán một cách nhẹ nhàng và thâm thúy. Người xưa đã nhắc nhở con cháu phải biết nhìn sự vật, sự việc một cách toàn diện không nên đánh giá sự vật, sự việc bằng sự nhìn nhận phiến diện chủ quan.
– Truyện còn gây cười bằng cách đưa ra những yếu tố riêng lẻ có lí đê rồi hợp lại tạo thành một điều hoàn toàn phi lí.
Theo chúng tôi
Chuyện Voi Hổ Thỏ Và Khỉ
– Bác với tôi đều là bậc anh hùng ở chốn sơn lâm, mỗi lần đi đến đâu, mọi thú vật đêu khiếp sợ. Nay tôi muốn thi tài với bác một chuyến chơi, nếu bác vui lòng thì hai chúng ta cùng nhảy qua một cái ngòi trước mặt đây, hễ bên nào không nhảy được thì sáng mai đến đây đưa thân cho kẻ được cuộc tha hồ mà chén thịt hay chà đạp thế nào tùy ý. Nào bác xem chừng có đủ sức đọ tài với tôi chăng?
Nghe hổ nói khích, voi khẳng khái đáp ngay: “Được, tôi sợ gì mà không thi”. Nói rồi cả hai cùng nhảy qua ngòi. Hổ làm một vọt sang bờ bên kia như bỡn. Nhưng voi vốn nặng nề cất mình không nổi, bị sa xuống dòng nước. Chân voi tụt xuống bùn lầy làm cho hổ phải xuống kéo mãi đến tối ngày mới đưa lên được. Rồi đó cả hai ai về nhà nấy.
Giữ đúng lời hẹn, sáng hôm sau voi phải đi nộp xác cho hổ ăn thịt. Biết hổ chẳng tha cho nào, voi thấy chân rã rời, bước không nổi. Bỗng thỏ từ sau một gốc cây lớn tiến đến trước mặt voi. Thỏ chào hỏi, voi không buồn đáp lại. Thấy voi buồn thỉu buồn thiu, thỏ hỏi:
– Bác voi! Sao bác buồn thế? Có việc gì đáng lo xảy ra hay sao? Bác cứ kể cho tôi biết đi. Chưa biết chừng tôi sẽ giúp ích cho bác nhiều…
Voi dừng lại, kể cho người bạn nhỏ nghe câu chuyện nhảy thi với hổ ngày hôm qua và nói:
– Đêm về tôi nghĩ lại biết mình thi nhảy với hắn là khờ. Nhưng bây giờ đã lỡ thì biết làm thế nào?
Thỏ bảo:
– Thế sao bác không trốn đi, đừng ra đấy có hơn không?
– Không được – voi trả lời – Tôi thà chết chứ không muốn sai lời đã hẹn.
Thỏ nghĩ một lát, nói: “Tôi có một kế cứu bác nếu bác bằng lòng làm theo đúng lời tôi dặn” – “Kế ấy thế nào?” – “Kế này cốt yếu nhất là tôi bảo sao bác phải làm đúng như thế mới được”. Nói rồi, thỏ đi kiếm lá cây trùm lên đầu mình, cải trang thành một con vật khác hẳn. Đoạn cả hai con cùng đến chỗ hẹn với hổ. Thỏ bắt voi nằm ngửa giơ bốn chân lên trời không cụ cựa.
Lại nói chuyện hổ từ hôm qua được cuộc, trong bụng vô cùng mừng rỡ. Sáng mai ngủ dậy, hổ hí hửng chờ đến lúc được chén thịt voi. Nhưng khi sắp sửa đến chỗ hẹn, hổ nhìn thấy một cảnh lạ mắt mà hắn không bao giờ ngờ tới. Trước mặt hổ, voi đã nằm chết chỏng cẳng và trên mình voi có một con vật nào là lạ đang hùng hục chén thịt. Mà con vật ấy chỉ bé bằng đầu vòi voi mà thôi.
– Lạ thật! Không biết con vật nào kia chỉ có một tý tẹo thế mà dám cả gan vật voi ăn thịt. Voi còn thế, huống chi là mình, không khéo nó nhìn thấy thì bỏ xác.
Nghĩ vậy hổ rụt rè không dám tiến nữa, rồi rón rén quay trở lại, lùi một mạch về nhà. Dọc đường bỗng có khỉ ở trên cây hỏi vọng xuống:
– Bác hổ, sao bác vội thế? Có việc gì đấy?
Nghe khỉ hỏi, hổ hoàn hồn dừng lại, kể chuyện vừa rồi cho nghe. Kể xong, hổ chưa hết sợ hãi toan bỏ đi. Nhưng khỉ vội giữ hổ lại mà nói:
– Bác đừng sợ! Đây chắc là có mưu mẹo gì đấy thôi! Bác cứ trở lại chỉ cho tôi thấy đi.
Thấy hổ còn ngần ngại, khỉ lại nói:
– Nếu bác sợ tôi đánh lừa thì bác cứ buộc người tôi vào chân của bác, hễ bác ở đâu có tôi đó, bác đừng ngại!
Nói xong, khỉ đi lấy dây nâu buộc thân mình nối liền với chân sau hổ rồi cả hai cùng trở lại. Khi thỏ thấy hổ và khỉ dẫn nhau tới, biết ngay có khỉ làm quân sư liền không để cho chúng kịp giở mưu mô, vội cất tiếng the thé mắng phủ đầu rằng:
– Này khỉ kia, sao mày chậm thế? Cha mày xưa nợ của tao tính ra đến mười con hổ, vậy mà mãi đến bây giờ mày mới đưa đến được một con. Tại sao mày chây lười đến thế. Muốn tốt phải trả cho đủ số, nếu không tao sẽ xé nhỏ xác mày ra.
Nghe nói, hổ tưởng khỉ đánh lừa đem mình đi gán nợ cho con vật dữ tợn kia, bèn hốt hoảng cong đuôi chạy một mạch không dám ngoảnh cổ lại. Hổ chạy mãi, chạy mãi, cho đến lúc thấy mồ hôi toát ra đầy người, mệt hết sức, mới dừng lại, nhìn lại khỉ thì khỉ đã chết nhăn răng từ bao giờ rồi. Thế mà hổ tưởng là khỉ còn sống liền mắng cho một trận, và nói:
– Đã thế mà mày còn nhăn răng ra mà cười à?
Có câu tục ngữ ” To đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn“. Lại có câu “Nợ mười hùm chưa đủ, mưu một khỉ thấm chi” đều do truyện trên này mà ra.
Cập nhật thông tin chi tiết về Video: Thầy Bói Xem Voi trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!