Bạn đang xem bài viết Về Kinh Bắc Nghe Câu Dân Ca Quan Họ được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Một lần đến Kinh Bắc Hồn lơ thơ sông Cầu Nghe một lần Quan họ Đắm suốt đời trong nhau”
Đi khắp bốn phương trời, ai không mang trong lòng những kí ức đẹp về một cây đa, bến nước, con đò… nơi mình sinh ra và lớn lên. “Quê hương”- hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong tâm khảm và thổn thức nỗi nhớ mong vô hạn trong lòng mỗi người con mưu sinh xa xứ như tôi (AD Nguyễn Hồng Hoa)… Tôi được sinh ra bên dòng sông Cầu thơ mộng như trong cổ tích. Lớn lên trong tiếng ru của mẹ, lời ca của bà, câu hát Quan họ tình tứ ngấm sâu vào máu thịt mỗi người con đất Kinh Bắc chúng tôi. Người ta bảo rằng, trẻ con sinh ra và lớn lên ở đất Kinh Bắc “ngấm” chất Quan họ từ trong bụng mẹ để rồi đi xa lại vương vấn nhớ thương vùng đất mà thơ nhạc đã ngợi ca là miền quê mà “Một làn nắng cũng mang điệu dân ca”.
Sông Cầu nước chảy lơ thơ Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 tới ngày 2/10/2009), Quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người Kinh Bắc chúng tôi càng thêm tự hào về câu dân ca quê mình. Về Kinh Bắc bây giờ không chỉ có 49 làng Quan họ cổ mà con số ấy đã phát triển theo cấp số nhân thành hàng trăm làng Quan họ dọc hai bên bờ Bắc và bờ Nam sông Cầu.
Câu Quan họ “ngấm” vào máu thịt những người con Kinh Bắc trong cả bữa ăn, giấc ngủ, theo trẻ thơ cả khi đến lớp, khi ra đồng chăn trâu, thả diều, thổi sáo… Người Quan họ từ đời này qua đời khác cha truyền con nối. Ông bà hát thì con cháu học theo. Ai đã trót bị “ngấm” Quan họ vào người thì sẽ vương vấn suốt cả cuộc đời mãi không thôi. Về Kinh Bắc bây giờ không khó để được nghe người Quan họ hát câu dân ca. Phong trào người người hát Quan họ, nhà nhà hát Quan họ phát triển trong từng làng xã, từng thôn xóm, góc phố. Trẻ em lên ba lên năm dẫu chưa thuộc mặt chữ song đã có thể hát được những làn điệu dễ nhớ dễ thuộc như: “Cây trúc xinh”, “Vào chùa”, “Trên rừng 36 thứ chim”, “Trống cơm”… bởi cách dạy Quan họ truyền khẩu của các bà, các mẹ… Trong làng trong phố, nhà ai có đám cưới, đám hỷ là lại mời các liền anh liền chị đến biểu diễn hát mừng đến tận thâu đêm. Cũng bởi vậy mà đời sống của các anh chị em nghệ sĩ Quan họ bây giờ đã được cải thiện hơn nhiều so với xưa. Họ hoàn toàn sống được với nghề của mình bằng một niềm đam mê cháy bỏng câu dân ca quê mẹ.
Tháng Giêng mùa hát hội, Quan họ tưng bừng làng trên xóm dưới khắp vùng Kinh Bắc. Du khách bốn phương một lần đến hội Lim, một lần về làng Diềm thăm đền Vua Bà thờ Thủy tổ Quan họ đều không khỏi bồi hồi trước những anh Hai áo the khăn xếp, xao xuyến trước những chị Hai duyên dáng trong tà áo tứ thân với khăn mỏ quạ và chiếc nón ba tầm.
Ai làm chiếc nón quai thao? Để cho anh thấy cô nào cũng xinh…
Em là con gái Bắc Ninh Tay nâng vành nón, mái đình nghiêng theo
Ngày xưa các cụ nhà ta không gọi là đi “hát Quan Họ” mà các cụ gọi là “ca Quan Họ”, đi “‘chơi Quan họ”‘:
Dưới giời mấy kẻ biết ra Biết ra chỉ có vùng nhà mà thôi Trong sáu tỉnh nghe đà chưa tỏ Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh Yêu nhau nghĩ lại xuân tình Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường
Cho đến nay đã có khoảng trên dưới 200 bài Quan họ đã được ký âm. Các bài Quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca bao gồm hàng trăm bài Quan họ cổ đã được nghệ nhân ở các làng Quan họ biểu diễn, lưu truyền cho hậu thế.
Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong Quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh. Hát cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, hát mừng… “Chơi quan họ” truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức “cái tình” của bạn hát).
Hôm nay sum họp trúc mai Tình trong một khắc nghĩa dài trăm năm
Ngày nay, theo nhịp sống của thời đại, Quan họ phát triển thêm hình thức biểu diễn trên sân khấu, tức là Quan họ mới, có kèm theo nhạc đệm để hỗ trợ tiết tấu cho bài hát, song các nghệ sĩ Quan họ đa phần cũng chỉ dùng đến nhạc cụ dân tộc như: trống, phách, sáo trúc, đàn bầu… để giữ được “hồn” của dân ca chứ ít khi dùng đến sự hỗ trợ của nhạc cụ điện tử tân nhạc. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát giao lưu, truyền tải thông điệp của từng làn điệu tới người nghe chứ không chỉ dừng lại là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra xa ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới.
Từ xưa, các làng “chơi Quan họ” đã có tục kết chạ (kết nghĩa) với nhau. Đó là mối tình huynh đệ gắn bó ngàn đời giữa các làng Quan họ cổ bên dòng sông Cầu. Bởi vậy mà khi đã kết chạ Quan họ với nhau thì trai gái, liền anh liền chị của 2 làng đó không được nên duyên chồng vợ để giữ trọn sự thanh khiết, trong sáng cho câu hát Quan họ. Cái lệ “Quan họ không lấy nhau” cũng từ đó mà ra. Trong vùng Kinh Bắc có thể kể một số “bọn” (“Bọn” là từ dùng để chỉ một tập thể đồng chất chứ không mang nghĩa xấu) Quan họ kết chạ như: Bựu Sim (Hoài Thị) – Làng Diềm (Viêm Xá)̣, Phù Lưu – Hạ Giang, Lũng Giang – Tam Sơn, Bồ Sơn – Y Na, Ném Đông – Ném Đoài…
Người Kinh Bắc khi khách đến chơi nhà thì hát câu mời nước, mời trầu. Về mời nước, người Quan họ có câu:
Mấy khi khách đến chơi nhà Đốt than, quạt nước, pha trà mời người xơi Trà này ngon lắm người ơi! Mỗi người mỗi chén cho em vui lòng
Về mời trầu, người người Quan họ thường nói:
Gặp đây ăn một miếng trầu Không ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng Trầu này trầu tính trầu tình Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta Yêu nhau đứng ở đằng xa Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần
Về mời rượu, người Quan Họ lại nói:
Tay tiên chuốc chén rượu đào Đổ đi thời tiếc, uống vào thời say
Tuy nhiên ăn xong mà có hát canh thì không được uống rượu. Trong bữa, khách ăn trước, chủ ngồi cạnh ca cho khách nghe. Khách xơi cơm xong, chủ mới ngồi vào mâm của mình, đến lượt khách ngồi cạnh ca cho chủ nghe.
Xưa kia, mâm cỗ đãi khách ở tất cả các làng Quan họ gốc có chung đặc điểm là 3 tầng, đều được bày trên “mâm đan, bát đàn” nghĩa là mâm tròn bằng gỗ, sơn đỏ, bát tiện bằng gỗ cây bạch đàn (sau chuyển thành bát sứ tráng men trắng của người Trung Quốc), nhưng mỗi làng lại có những món ăn đặc trưng, riêng biệt và tầng trên cùng thường dành để bày những món ăn đặc sản của làng mình. Chỉ một số món đựng bằng bát lớn, khó chồng lên trên thì mới phải đặt ở tầng dưới, như: cháo cái Đào Xá, bún riêu Đương Xá…
Tàn canh hát, Quan họ hát câu giã bạn đầy lưu luyến vấn vương:
Người về em vẫn trông theo Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi Người về em vẫn khóc thầm Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa Người về em dặn mấy nhời Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua Người về em dặn tái hồi Đâu hơn người kết, đâu bằng người đợi em
Người Quan họ sống thanh tao, ý vị và cũng rất trọng nghĩa tình:
Tiếc thay cành quế loan vời Lời Quan họ nói, biết đời nào quên Bao giờ lở núi Tản Viên Cạn sông Tô Lịch không quên nghĩa người Nghĩa người em để lên cơi Nắp vàng đậy lại để nơi giường nằm Một ngày ba, bẩy lần thăm Bên vàng nặng chín, bên ân nặng mười
Tình nghĩa ở cái “hữu duyên” trong mỗi “bọn” Quan họ ấy thật mãnh liệt, dù cách xa mấy họ cũng tìm đến tận nơi để hát giao duyên và “chơi Quan họ” với nhau:
Chơi cho nước Hán sang Hồ Nước Tần sang Sở, nước Ngô sang Lào Chơi cho chín trận mưa rào Một trăm trái núi lọt vào trôn kim Chơi cho bong bóng thì chìm Đá bia thì nổi, gỗ lim mập mờ Chơi cho bể cạn sông khô Căng buồm xuôi gió Hán- Hồ gặp nhau Chơi cho sông Lục sáu đầu Cạn sông hết nước, giống mầu giữa sông Chơi cho con ốc có sừng Con lươn có vẩy mới ngừng đi chơi
Về Kinh Bắc, xơi một chén trà mạn hảo, thưởng thức một miếng trầu têm cánh phượng, uống chén rượu làng Vân… nghe kể chuyện Thái tổ Lý Công Uẩn, Nguyên Phi Ỷ Lan, chuyện “hùm thiêng Yên Thế” Hoàng Hoa Thám… cũng đủ níu chân bao khách lữ hành đi ngang qua miền Quan họ.
Cả một vùng quần thể văn hiến Kinh Bắc với: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bổ Đà, đền thờ Lý Bát Đế, đền Bà Chúa Kho, lăng Kinh Dương Vương, thành Luy Lâu… Những món ăn ẩm thực dân dã như: bánh đa Kế, bánh Phu Thê Đình Bảng, bánh đúc lạc Đình Tổ, bánh Khúc làng Diềm, nem Bùi Thuận Thành, mì Chũ… qua đôi bàn tay chế biến khéo léo của những cô gái Quan họ đã trở thành thứ đặc sản ẩm thực, làm lòng người xa xứ không khỏi bồi hồi nhớ về hương vị thanh đạm nơi quê hương.
Kinh Bắc không quá ồn ào, hối hả, tấp nập như Hà Nội, Sài Gòn nhưng cũng không quá vắng vẻ, tĩnh lặng… Cái cảm giác huyên náo đủ để con người ta cảm thấy muốn lắng mình trong những cung bậc xúc cảm của cuộc sống đời thường, đủ cho những ai đã từng có lần đến rồi đi vẫn mong chờ một khoảng lặng để nghĩ về những ngày đã qua ở miền Quan họ hiếu khách này.
Vùng đất “Địa linh nhân kiệt” có “Trai Cầu Vồng- Yên Thế, gái Nội Duệ- Cầu Lim” đã khiến bao người ngẩn ngơ, động lòng trước “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” để rồi cứ thẩn thơ đi tìm một “Lá Diêu bông” phía “Bên kia sông Đuống”, xa rồi lại bồi hồi:
Nhớ mưa Thuận Thành Long lanh mắt ướt… Ngón tay trắng nuột Nâng bồng Thiên Thai… Hạt mưa chưa đậu Vai trần Ỷ Lan…
Lại ao ước mong chờ về miền Quan họ để say trong miếng trầu têm cánh phượng, bên chén rượu làng Vân, nghe các liền anh liền chị hát câu Quan họ “vang, rền, nền, nảy”… “Người ơi! Người ở… đừng về”… Để rồi lại da diết trong lời dặn dò… người ơi! Đến hẹn lại về..
– Hồng Hoa – (duyenquanho.vn)
Những Câu Chuyện Kinh Điển Về Marketing
Lịch sử phát triển Marketing đã trải qua hơn 100 năm đã để lại nhiều bài học cho ngành Marketing hiện đại. Vẫn còn đó những câu chuyện marketing mang tính thời và có rất nhiều ý nghĩa.
Bài học rút ra: Câu chuyện trên cho thấy cùng một sự việc nhưng hai người có hai cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Người dân Châu Phi đi chân đất chỉ là một thói quen trong điều kiện kinh tế lạc hậu. Nếu coi đó là một yếu tố bất biến thì sẽ bỏ qua một thị trường đầy tiềm năng như cách người thứ nhất đã làm. Ngược lại, nhận thấy thói quen đó có thể thay đổi cùng với sự phát triển của nền kinh tế như người thứ hai thì sẽ thành công. Đây là một câu chuyện kinh điển dạy bài học về phương pháp đánh giá thị trường.
2. Bán lược cho sư.
Qua hình ảnh của 3 người bán hàng trên chúng ta có thể thấy:
Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, cần cù nhẫn nại và kiên trì.
Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự việc, dám nghĩ dám làm.
Người thứ ba, anh ta nghiên cứu phân tích kỹ nhu cầu và tâm lý của đám đông, có ý tưởng tốt, lại có giải pháp cụ thể nên đã mở ra một thị trường tốt cho sản phẩm.
Bài học rút ra: Ngoài việc nhìn thấy nhu cầu tiềm năng của thị trường, người tiếp thị cần khơi gợi và kích thích nó phát triển thành hành động mua hàng và phát triển ra càng nhiều khách hàng.
3.Bán chéo sản phẩm.
Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm sâm. Người dân xứ Hàn thường xuyên ăn nhiều sâm tươi nên rất khỏe. Ngay cả các quý ông cao tuổi cũng khỏe “quá mức” đến độ nhu cầu chăn gối cũng vẫn rất cao kể cả khi họ trở thành U70.
Nhu cầu trên dẫn đến chuyện các quý ông trên có nhu cầu cao trong việc mua bao cao su để đáp ứng cho sinh hoạt thường xuyên của mình. Ngặt một nỗi xã hội Hàn Quốc là một xã hội Á Đông và người ta vẫn có tâm lý ngại ngùng trong chuyện ghé vào nhà thuốc hỏi mua bao cao su, đặc biệt là đối với các quý ông đã ngấp nghé tuổi 70. Thấu hiểu được tâm lý này của khách hàng, các nhà thuốc ở Hàn Quốc đã có sáng kiến rất hay là đóng gói 1 hộp bao cao su vào 1 bánh xà phòng và bán chung thành một package. Các quý ông khi ghé vào nhà thuốc sẽ không còn phải hỏi mua “bao cao su” nữa mà có thể lớn giọng “cho tôi một bánh xà phòng”! Thật là nhất cử lưỡng tiện – nhà thuốc vừa bán được bao cao su, vừa bán được xà phòng, trong khi các quý ông thì lại luôn sạch sẽ (nhờ xà phòng!) và tránh được cảm giác ngại ngùng khi hỏi mua bao cao su!
Bài học marketing được rút ra từ case nói trên là khi làm marketing, chúng ta cần hiểu rõ nhu cầu, hành vi của khách hàng và tìm ra các cách thức sáng tạo để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Khi phân tích nhu cầu, hành vi khách hàng thì những yếu tố văn hóa – xã hội trong môi trường marketing là rất quan trọng. Đồng thời, trong quá trình tìm tòi sáng tạo, chúng ta có thể lại tìm ra những cơ hội mới, chẳng hạn như cơ hội bán chéo sản phẩm nói trên. Tình huống này cũng là một ví dụ fun để giải thích cho học viên hiểu được một khái niệm nghe rất nghiêm túc trong marketing là “cross selling” – bán chéo sản phẩm!
Một bài học nữa có thể rút ra từ tình huống nói trên là mục đích bán chéo sản phẩm không phải bao giờ cũng là tối đa hóa nguồn thu từ khách hàng (hiện hữu) mà có thể là nhằm bảo vệ mối quan hệ với khách hàng.
Câu chuyên tương tự:
Cộng doanh số bán hàng trong ngày, thấy nhân viên mới đến bán được những 100 ngàn đôla, chủ cửa hàng gọi anh này lên hỏi:
– Chỉ với một vị khách, làm thế nào mà cậu bán được ngần ấy tiền hàng?
– Đầu tiên, ông ta mua một lưỡi câu nhỏ. Sau đó tôi khuyên ông ta mua thêm một cái loại vừa và một cái lớn. Mua xong lưỡi câu, tôi bảo ông ta nên mua thêm dây câu: loại nhỏ, loại nhỡ và loại to. Tiếp đến là cần câu, lều câu, xuồng câu hai động cơ… Cuối cùng, thay vì chúng ta phải chở hàng đến tận nhà cho khách, tôi khuyên ông ta nên mua luôn một chiếc microbus chuyên dùng để chở xuồng và đi picnic.
– Như vậy là cậu đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ bắt đầu từ ý định chỉ mua một cái lưỡi câu. Giỏi lắm!
– Không hẳn thế đâu ạ – cậu nhân viên giải thích – Ông ta đến mục đích chính là mua một hộp băng vệ sinh cho vợ. Nhưng tôi khuyên ông ta rằng: Nếu vợ ông ở tình trạng như vậy, thì ông không nên ở nhà mà tốt nhất là đi câu vài ngày.
Bài học rút ra: Người bán hàng phải hiểu rõ nhu cầu và hành vi của khách hàng và tìm ra cách thức để đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng. Một lưu ý khi thực hiện bán chéo sản phẩm khi phân tích nhu cầu hành vi của khách hàng phải chú ý tới yếu tố văn hóa và môi trường Marrketing.
4. Câu chuyện Anh bán kính.
Trong một công ty nọ, chuyên bán các sản phẩm về kiếng xây dựng, có một anh chàng bán hàng rất cừ khôi, doanh số cá nhân của anh vượt trội hơn hẳn những người khác cùng công ty. Một hôm, sếp của anh ta hẹn gặp mặt anh và ngỏ lời bảo anh chia sẻ bí quyết bán hàng của mình cho những người khác trong công ty để nhằm gia tăng doanh số chung, đổi lại anh ấy sẽ được thưởng hậu hĩnh. Và rồi, anh ta vui vẻ nhận lời.
Trong buổi họp mặt các nhân viên kinh doanh, anh ta vui vẻ chia sẻ bí quyết khi đi bán hàng của mình. Khi đi bán hàng, anh ta mang theo một tấm kiếng mẫu và một cây búa. Khi giới thiệu cho khách hàng, anh ta vừa nói vừa cầm cây búa gõ vào tấm kiếng để chứng minh tính chịu lực cực tốt của kiếng, thậm chí khi kiếng bị vỡ cũng không vỡ vụn mà vẫn còn tính liên kết, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng, như thế người mua hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của kiếng, và đồng ý mua hàng. Trong công ty ai nấy nghe xong đều vỡ òa lẽ lý, mọi người vỗ tay tán thưởng, sau này tất cả các nhân viên kinh doanh đều trang bị thêm cây búa và tấm kiêng khi đi thuyết phục khách hàng.
Bài học rút ra: Sự nhạy bén trong nhìn nhận trong kinh doanh luôn luôn thay đổi để tạo ra sự khác biệt nếu không muốn tụt hậu.
5. Người ăn mày – bài học Marketing kinh điển.
Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường.
Bài học về người ăn mày là một trong những câu chuyện kinh điển về Marketing mà bất kỳ dân marketing nào cũng phải thán phục và học hỏi
Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
– Xin anh… cho tôi ít tiền đi! – Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
Ăn mày rất thích kể lể.
– Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…
– Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! – Tôi ngạc nhiên.
– Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học! – Ông ta bắt đầu mở máy.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
– Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
– Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoán chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
– Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…
– …???
– Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
Ông ta lấy giọng nói tiếp:
– Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian đểtìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.
– Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? – Tôi căn vặn.
– Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
– Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
– Hả? Nhiều vậy sao?
Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
– Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
– Ông nói tiếp đi! – Tôi hào hứng.
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
– Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh. Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.
– Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
– Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
– Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
Quá chuẩn!
– Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
– Ối ông cũng có vợ con?
– Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
Tôi buột miệng:
– Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?
Từ những câu chuyện trên cho ta bài học để kinh doanh tốt không những cần phải có ý tưởng tốt mà còn sự nhạy bén và tư duy nhanh nhạy vì các tình huống bán hàng trong cuộc sống là không giống nhau.
Lịch Sử Khai Phá Bình Dương Qua Dân Ca, Thơ Ca Dân Gian Làng Tương Bình Hiệp
Lịch sử khai phá Bình Dương qua dân ca, thơ ca dân gian làng Tương Bình Hiệp
Do đặc điểm địa lý và lịch sử di dân khẩn hoang lập nghiệp, đất Bình Dương đã trở thành nơi hội tụ của các luồng dân ca cả nước, là đầu cầu chuyển tiếp và thu nhận dân ca miền Bắc, dân ca miền Trung. Và từ lưu vực sông Tiền sông Hậu, dân ca đã dội ngược lại, tác động đến miền Đông Nam bộ, trong đó có Bình Dương. Vì thế dân ca Bình Dương vừa mang đặc điểm chung của Nam bộ, vừa thể hiện nét đặc thù tiêu biểu cho loại hình văn nghệ dân gian chỉ có thể nảy sinh ở mảnh đất Đông Nam bộ. Trải qua thời gian và nhiều thế hệ nối tiếp, các làn điệu dân ca và thơ ca dân gian được “Bình Dương hóa” ít nhiều và trở thành một mảnh đất phong phú đa dạng và đặc sắc.
Dân ca và thơ ca dân gian Bình Dương gồm 4 thể loại như: Hát đưa em, Lý, Hò và Nói thơ – Nói vè.
Vì giới hạn trang viết, trong bài này tôi chỉ trình bày về thể loại hát đưa em và thơ ca dân gian ở làng Tương Bình Hiệp (những tư liệu chưa từng được công bố).
Qua nguồn tư liệu phong phú này, ta có thể hiểu biết ít nhiều về vùng đất, con người, cây cối, các con vật thân quen của Bình Dương thời khẩn hoang.
Từ nội dung các thể thơ dân gian của các bài hát ru, ta có thể tìm hiểu ít nhiều về lịch sử khẩn hoang Bình Dương: Ví dụ như quang cảnh hoang sơ thời khẩn hoang Đông Nam bộ:
“Chiều chiều én liệng diều bay
Cá lội dưới nước, khỉ ngồi trên cây”
“Chiều chiều vịt lội cò bay
Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây
Đem về thắt gióng cho nàng đi buôn
Đi buôn không lỗ thì lời
Đi ra cho thấy mặt trời mặt trăng”
Cảnh rừng núi hoang sơ của Đông Nam bộ với những con vật đặc trưng của núi rừng: khỉ, voi và cây rừng hoang dã: mây. Qua đoạn thơ ta có thể đoán được Bình Dương thời ấy có nhiều rừng và một số lưu dân người Việt đầu tiên đến đây sống ở ven rừng, cây cối còn khá hoang sơ. Những nghề thủ công và buôn bán cũng xuất hiện khá sớm (“thắt gióng”, “đi buôn”).
(Hát ru em – xã Tương Bình Hiệp – sưu tầm từ cụ ông Nguyễn văn Trơn – 86 tuổi – Tương Bình Hiệp, BD)
Dấu ấn khẩn hoang được tìm thấy trong bài thơ thể loại câu đố:
“Một mẹ mà chín mười con
Ngày ngày luống những lên non trông chồng
Trông chồng mà chẳng thấy chồng
Gặp thằng tài cán rất hung
Đè đầu cắt cổ lôi xông về nhà
Tưởng đâu mình được vinh hoa
Hay đâu nó đánh răng gia đời đời”
Đố bài thơ trên nói về nghề gì?
Giải đáp: Nghề cắt cỏ tranh lợp nhà (đợt lưu dân đầu tiên là di dân tự do, số lượng ít, lập nên những xóm ven rừng, lên núi cắt cỏ tranh lợp nhà).
(Sưu tầm từ bà Trần Thị Măng – sinh năm 1927 – xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, Bình Dương)
Khi lưu dân người Việt đến Bình Dương, rừng còn rất nhiều chim. Một loại cây hoang dã rất phổ biến ở Đông Nam bộ: Cây nhãn lồng: “Chim quyên ăn trái nhãn lồng, nửa ăn nửa bỏ ai trồng cho mày ăn”
Do nằm ở vị trí thuận lợi giữa hai con sông lớn Sài Gòn – Gia Định, Bình Dương có hệ thống kênh rạch thuận lợi cho việc tưới tiêu. Đất đai thích hợp với việc trồng cây lương thực, các họ đậu, đặc biệt vùng Lái Thiêu thích hợp trồng cây ăn trái.
Nhiều vùng đất trồng lúa, cây ăn trái, hoa màu được hình thành. Sách Gia Định thành thông chí ghi lại: “Cù lao Tân Triều dài 10 dặm, rộng hai dặm rưỡi, người ta làm vườn tược ở đó, chỉ trồng trầu không lá rậm tốt, vị thơm ngon, có tiếng vang khắp vùng” (Trịnh Hoài Đức – Gia Định thành thông chí, bản dịch Viện sử học, NXB Giáo dục, 1998, trang 25). Ta có thể biết lưu dân người Việt ở Bình Dương đã có nhiều giàn trầu quen thuộc qua những câu hát ru em ở làng Tương Bình Hiệp:
“Trồng trầu thì phải khai mương
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng”
“Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi, trầu dọn không ăn”
Từ thế kỷ XVII về sau, lưu dân người Việt đến miền Đông Nam bộ với số lượng đông, họ chọn nơi sinh sống là ven sông, rạch và chọn nghề trồng lúa là chính, vì vậy dân ca và thơ ca dân gian thể hiện rất rõ đời sống của lưu dân gắn liền với ruộng đồng và nghề trồng lúa:
“Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giậm lúa nhà ông hở cò
Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin thì ông đi coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia”
“…Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về”
Ngoàitrồng cây ăn trái, lưu dân người Việt ở Bình Dương xưa còn trồng nhiều loại rau mà không thể thiếu giàn bầu quen thuộc, hoặc trái dưa phục vụ cho món ăn dân dã:
“Ví dầu ví dẫu ví dâu
Ăn trộm bẻ bầu, ăn cướp hái dưa”
Chứng tỏ đất Bình Dương trồng được hoa màu (bầu, bí, mướp, dưa chuột, khổ qua, đậu đũa, cà…):
“Một mình lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn, lo cà trổ bông”
(Có dị bản là: lo già hết duyên)
Khi đã ổn định làng xóm, lưu dân người Việt trồng nhiều loại rau ngoài lúa, phụ gia cho bữa cơm gia đình, tên các loại rau này được nhắc đến qua câu hát thể hiện tâm sự người ở lại chịu nhiều đau khổ :
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
Thật vậy, ở trung tâm Thủ Dầu Một có một địa danh là “Bưng Cải” chắc khi xưa trồng cải rất nhiều.
Những con vật quen thuộc của kênh rạch Nam bộ, của ruộng đồng thời khẩn hoang dễ bắt gặp đâu đó như cò, chim vịt, két…
“Chiều chiều bắt két nhổ lông
Két kêu quớ má đem lồng nhốt con”
“Lắng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”
“Má ơi con vịt chết chìm
Con thò tay bắt nó, con cá kìm nó cắn con”
Bình Dương có khá nhiều kênh rạch, sông suối, ruộng đồng… nghề mò cua bắt ốc cũng rất phổ biến:
“Má ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau cho má nhờ
Má ơi đừng đánh con hoài
Để con bắt cá nấu canh xoài cho má ăn”
Từ lâu ca dao đã biết: “Về sông ăn cá, về đồng ăn cua”Bình Dương là vùng đất có nhiều sông, đất đai màu mỡ, ruộng đồng bát ngát cho nên thơ ca cũng thấp thoáng bóng cò:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
Nghệ thuật chơi chữ nói lái của người Bình Dương: “Con cò-cò con”. Những câu hát ru em như có chút tinh nghịch, cà rỡn như bản chất người dân Bình Dương (chú cò năn nỉ xáo măng nước phải trong, nếu nước đục chú đau lòng lắm!).
Có khi hình bóng chú cò được ẩn dụ cho con người vô ơn bạc nghĩa:
“Uổng công xúc tép nuôi cò
Nuôi cho cò lớn, cò dò cò bay”
Những con vật nuôi gần gũi trong nhà, trong làng phản ánh đời sống của lưu dân người Việt: Con mèo, nhưng có mèo thì phải có chuột:
“Con mèo mày trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chuột rằng đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”
“Chuột kêu rúc rích trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay
Mẹ hay mẹ hỏi đi đâu
Nói đi hốt muối cho mèo ăn cơm”
Một vật dụng người xưa hay dùng: nồi đồng:
“Con mèo con chuột có lông
Ống tre có mắt, nồi đồng có quai”
Đời sống tinh thần của lưu dân người Việt: trong những đêm cúng đình cả làng nô nức đi xem học trò lễ, hát bội suốt mấy đêm liền, đến nỗi trẻ em cũng biết “làm đào”:
“Má ơi đừng đánh con đau
Để con hát bội làm đào cho má coi”
Dấu ấn thời Pháp thuộc :
“Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy quan ba
Ai cầu bậu lại quét nhà nấu cơm
Nấu cơm rồi lại nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm”
Thơ ca dân gian ở làng Tương Bình Hiệp vô cùng phong phú, bài viết này chỉ chọn một số tư liệu tiêu biểu chưa từng được công bố trong địa chí Sông Bé hoặc quyển: “Dân ca và thơ ca dân gian Bình Dương” của Lư Nhất Vũ và Lê Giang chủ biên. Rất mong góp phần bổ sung tư liệu vào kho tàng văn học dân gian Bình Dương.
Văn hóa dân tộc đã cắm rễ sâu vào lòng đất nước, vào máu thịt con người, nó thấm sâu hàng ngàn năm lịch sử, nó trở thành đạo lý nên có sức sống mãnh liệt. Qua kho tàng âm nhạc dân gian Bình Dương, cụ thể là hát ru, ta có thể tìm hiểu không chỉ về lịch sử khẩn hoang Bình Dương mà còn hiểu biết về đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, tâm hồn, mối quan hệ xã hội…của lưu dân Việt ở Bình Dương thuở xưa.
Ngoài giá trị lịch sử và văn học, thể loại hát ru còn góp phần giáo dục âm nhạc cho trẻ thơ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ với những hình ảnh quê nhà, những con vật thân thương yêu dấu mà khi lớn lên, đi xa, chúng ta vẫn còn đọng mãi trong ký ức một dấu ấn quê hương không thể lẫn vào đâu được: “Quê hương mỗi người chỉ một…” những bài hát ru còn là những bài học đầu tiên về đạo đức, về cách đối nhân xử thế của con người… những bài học độc đáo MẸ dạy con khi con chưa biết chữ:
“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời”
Dân ca và thơ ca Bình Dương đã và sẽ góp phần một cách xứng đáng làm cho diện mạo dân ca Nam bộ ngày càng được trọn vẹn hơn, hoàn chỉnh hơn và cân đối hơn.
Bình Dương, ngày 18-8-2008
Thành kính cám ơn song thân đã cung cấp tư liệu cho tôi hoàn thành bài viết này.
NGUYỄN THỊ KIM ÁNH
Các Bài Thơ Hay Cho Bé 2 Tuổi (Thơ, Đồng Dao, Ca Dao Dân Ca)
2 tuổi là thời kỳ bé đang hoàn thiện khả năng về ngôn ngữ. Đây cũng là giai đoạn bé có trí nhớ cực tốt, khả năng tiếp thu rất cao. Các bài thơ hay cho bé 2 tuổi sẽ hỗ trợ bé rất nhiều trong giai đoạn này.
Thơ cho bé 2 tuổi thường là các bài thơ ngắn, vần, dễ hiểu, dễ thuộc, câu 4 chữ, thích hợp cho bé 2 tuổi đang trong giai đoạn tập nói, hoàn thiện khả năng ngôn ngữ.
13, Thả cá mè 14, Cháu chào ông ạ! 16, Chú Bê con
Dắt trẻ đi chơi Đến cổng nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây.
17, Chú gà con 18, Chúng mình
Có một bạn Bê con Bạn Bê con đi guốc Cộp, cộp nghe rất ồn Bò mẹ nhắc ôn tồn: – Con ngoan, đi nhè nhẹ Bê bẽn lẽn bên mẹ Bò cọ cọ má con Bò mẹ gặm cỏ non Bê rúc đầu bú tí
20, Con chim manh manh
Cốc cốc cốc Ai gọi đó Tôi là gió Nếu là gió Xin mời vào Kiễng chân cao Vào cửa giữa Cùng soạn sửa Đón trăng lên Quạt mát thêm Hơi biển cả Reo hoa lá Đẩy buồm thuyền Đi khắp miền Làm việc tốt
21, Con gà cục tác 22, Con vỏi con voi (đồng dao) 23, Con công (đồng dao) 24, Cút ca, cút kít 25, Dấu hỏi 26, Vươn vải, vươn vai 27, Vỗ tay vỗ tay 28, LỜI CHÀO (đồng dao) 29, Đi dép 30, Tìm ổ
Con chim manh manh Nó đậu cành chanh Tôi lấy mảnh sành Tôi đâm nó chết Đêm về làm thịt Được ba mâm đầy Ông thầy ăn một Bà cốt ăn hai Cái thủ cái tay Đem đi biếu chú Chủ hỏi thịt gì Thịt con chim manh manh
31, Con cua 32, BƯỚM EM HỎI CHỊ 33, KHĂN NHỎ
Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt. Tôi xin kể nốt Cái chuyện con voi: Con vỏi con voi…
Con Công hay múa Nó múa làm sao Nó rụt cổ vào Nó xòe cánh ra Nó đỗ cành đa Nó kêu ríu rít Nó đỗ cành mít nó kêu vịt chè Nó đỗ cành tre Nó kêu bè muống Nó đỗ dưới ruộng, Nó kêu tâm vông Con công hay múa
Đi về con chào mẹ Ra vườn cháu chào bà Ông làm việc trên gác Cháu lên: Chào ông ạ! Lời chào thân thương quá Làm mát ruột cả nhà Đẹp hơn mọi bông hoa Cháu kính yêu trao tặng Chỉ những người đi vắng Cháu không được tặng “chào”
Một chị gà mái Áo trắng như bông Yếm đỏ hoa vàng Cánh phồng bắp chuối Xăm xăm xúi xúi Tìm ổ quanh nhà Chạy vào chạy ra Tót ! tót ! tót ! tót !
Cập nhật thông tin chi tiết về Về Kinh Bắc Nghe Câu Dân Ca Quan Họ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!