Xu Hướng 6/2023 # Vẻ Đẹp Của Cuộc Sống Và Tâm Hồn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm Qua Khổ Đầu Bài Thơ “Nhàn” # Top 9 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Vẻ Đẹp Của Cuộc Sống Và Tâm Hồn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm Qua Khổ Đầu Bài Thơ “Nhàn” # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Vẻ Đẹp Của Cuộc Sống Và Tâm Hồn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm Qua Khổ Đầu Bài Thơ “Nhàn” được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua những câu thơ sau:

” Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao”

Bài văn mẫu số 1: Vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một vị quan dưới thời Mạc, do vua không nghe lời khuyên của ông diệt trừ gian thần mà ông đã cáo quan về một nơi dân dã sinh sống. Tại đó, ông đã sáng tác tập thơ Bạch Vân Am thi tập, với tác phẩm nổi tiếng là bài thơ “Nhàn” mà qua đó người đọc thấy rõ vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

” Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Câu thơ đầu tiên, ông sử dụng số từ “Một” nhiều lần, theo sau là các danh từ “mai, cuốc, cần câu” cho ta thấy sự bình dị, thân thuộc. Bởi những danh từ kia là những vật dụng làm nông hàng ngày mà ai ai cũng biết. Kết hợp với nhịp thơ ngắt quãng chậm rãi gợi sự thong thả, những dụng cụ luôn sẵn sàng, nhà thơ trở về với cuộc sống dân dã, bình dị, an nhiên, tự tại, cuộc sống tự cung, tự cấp. Từ “thơ thẩn” trong câu thơ thứ hai lại khiến cho ta có cảm giác thật ung dung. Hai câu thơ đầu không chỉ diễn tả được đề tài mà còn cho ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Một cuộc sống bình dị nơi thôn quê.

Qua bài thơ “Nhàn”, ta thấy rõ vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là cuộc sống không màng vinh hoa, phú quý, chỉ có một cuộc sống nhàn và hòa mình vào thiên nhiên.

Bài văn mẫu số 2: Vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thật khó có thể tìm thấy dấu vết của lối sống quan trường cao sang trong những câu thơ như vậy. Chủ động lựa chọn cuộc sống đó nên Bạch Vân cư sĩ sẵn sàng đón nhận cảnh sống đạm bạc. Thế mới biết vật chất đơn sơ không bao giờ có thể làm cho những nhân cách lớn phải vướng bận, lo toan. Đạm bạc trong cuộc sống của những con người này không đi với khắc khổ. Nó đi với thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên, mùa nào thức ấy. Chỉ hai câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khắc họa một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa xuân, hạ , thu, đông; có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm. Lựa chọn cuộc sống thanh đạm, tự nguyện hòa nhập với thiên nhiên, sống trung hòa thuận theo tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, là không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị, để tâm hồn an nhiên khoáng đạt. Ông đối lập với danh lợi như nước với lửa. Nhà thơ đối lập “nơi vắng vẻ” với “chốn lao xao” đối lập “ta” với “người”. Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và là nơi thảnh thơi của tâm hồn, là nơi ta thích thú, được sống thoải mái, an toàn. Người đến “chốn lao xao” là đến chốn cửa quyền, “chốn lao xao” là chốn “chợ lợi, đường danh” huyên náo, nơi con người chen chúc xô đẩy, giành giật, hãm hại nhau, là nơi nhiều nguy hiểm khôn lường.

Tìm đến sự thanh cao, tìm thấy sự thư thái của tâm hồn. Niềm vui chi phối cả âm điệu bài thơ, cứ nhẹ nhàng, lâng lâng, cứ thanh thản một cách là lạ. Bài thơ vẻn vẹn tám câu. Người đọc vẫn có cảm nhận rất rõ nét về vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó cuộc sống đạm bạc mà thanh cao và nhân cách vượt lên trên danh lợi của một bậc tiền nhân.

Bài làm số 3: vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Sinh năm 1491- Mất năm 1585) là người có học vấn uyên thâm. Tuy nhiên khi nhắc đến ông là mọi người thường nghĩ ngay đến việc lúc ông làm quan, ông đã từng dân sớ vạch tội xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê. Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc. Khi mất, ông để lại tập thơ viết bằng chữ Hán – Bạch Vân Am thi tập. Và bài thơ tiêu biểu nhất trong tập thơ đó là bài thơ “Nhàn”. Bốn câu thơ cuối của bài thơ nói rõ nhất về vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

“Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẫn dầu ai vui thú nào”

Ở câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh một ông lão nông dân sống thảnh thơi. Bên cạnh đó tác giảc còn dùng biện pháp điệp từ “Một” thêm vào là một số công cụ quen thuộc của nhà nông dân nhằm khơi gợi trước mắt người đọc một cuộc sống rất tao nhã và gần gũi nhưng không phải ai muốn là có. Từ “Thơ thẩn” trong câu hai khắc họa dáng vẻ của một người đang ngồi ung dung, chậm rãi và khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo lão về quê ở ẩn. Và từ “vui thú nào” cũng một lần nữa nói lên cái nhàn rỗi, cái vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó là cảnh nhàn dẫu có ai bon chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái. Hai câu thơ đầu không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thế ung dung nhàn hạ, tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng vui thú, điền viên…

Như vậy, qua bốn câu thơ đầu của bài thơ “Nhàn” ta đã hiểu rõ được quan niệm sống nhàn và nhân cách của ông, coi thường danh lợi, luôn giữ được tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lối sống trong sạch của ông vẫn còn giữ nguyên giá trị trong bài thơ cho đến tận ngày hôm nay.

Bài làm số 4: Vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan dưới triều Lê Mạc. Ông là một người có học vấn uyên thâm. Thơ của ông thường mang chất triết lí và thường viết về thiên nhiên trốn thôn quê dân dã. Bài thơ “Nhàn” là một bài thơ nói về một cuộc sống nhàn hạ, thanh tao, không quỵ lụy ai. Vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua những câu thơ:

” Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao”

Hai câu thơ đầu thể hiện thú vui của cuộc sống nhàn. Cuộc sống nhàn là cuộc sống thuần hậu, giản dị chốn thôn quê như của “một lão nông chi điền”. Mai, cuốc, cần câu là những vật dụng lao động hàng ngày của người nông dân mà nó còn gợi lên nếp sóng thanh bần của nhà nho. “Thơ thẩn” là trạng thái thảnh thơi, vô sự trong lòng không lo sợ, toan tính những lý do cá nhân nào khác. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rời chốn quan trường náo nhiệt để về với cuộc sống thôn quê dân dã. Một cuộc sống an nhàn, tự tại, tự cung, tự cấp không hề phiền hà, quỵ lụy ai. Không như những “ai kia” đang sống một cuộc sống sung túc, đầy đủ mọi thứ nhưng trong lòng đầy những âu lo, toan tính, đầy những danh lợi. Ông trở về sống một cuộc sống thôn dã, bình dân chốn quê nhà. Song, không chỉ thể hiện về vẻ đẹp của cuộc sống nhàn mà hai câu thơ tiếp theo còn nói lên vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Qua bốn câu thơ đầu của bài thơ “Nhàn” chúng ta có thể thấu và thấy được vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là một cuộc sống tự do, tự tại, không phải luồn cúi, bon chen một ai.

Vẻ Đẹp Tâm Hồn Và Triết Lí Sống “Nhàn” Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, còn có tên gọi là Trạng Trình. Ông là người học vấn uyên thâm, thông minh, chính trực, coi thường danh lợi. Ông sống trong thời đại phong kiến bắt đầu khủng hoảng khi Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Vì gặp thời buổi loạn lạc nên ông chỉ làm quan 8 năm rồi lui về ở ẩn, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được người đời suy tôn là Tuyết Giang phu tử và qua đời ở tuổi 94 vào năm 1585. Lúc sinh thời, ông để lại cho nền văn học hai tập thơ: “Bạch Vân am thi tập” viết bằng chữ Hán với gần 700 bài và “Bạch Vân quốc ngữ thi” viết bằng chữ Nôm với gần 170 bài. Thơ của ông mang đậm triết lí, giáo huấn, ca ngợi chí của kẻ sĩ và cái thú thanh nhàn. Trong đó, bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nói lên triết lí sống cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong suốt hơn 40 năm sống ẩn dật. Bài thơ số 73 trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi” cho ta thấy một cách rõ ràng quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm – “Nhàn”.

Thế nào là sống nhàn? Ngay từ câu thơ đầu tiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho ta câu trả lời. Sống nhàn chính là nhàn ở thân, nhàn ở công việc:

“Một mai, một cuốc, một cần câu”

Tác giả liệt kê ra các công cụ “mai”, “cuốc”, “cần câu” với số từ “một”, kết hợp với nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, tái hiện cuộc sống lao động thôn quê đều đặn, thong thả. Một cuộc sống không tư lợi, bon chen, chỉ cần đáp ứng những nhu cầu tối thiểu rất giản dị và đơn sơ. Chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên với dáng vẻ của một lão nông tri điền thuần hậu, chất phác, thư thái, ung dung, ngày ngày đào đất, cày ruộng, câu cá, tìm kiếm niềm vui trong công việc lao động chân tay vốn dành cho nhà nông. Câu thơ thứ hai càng thể hiện rõ hơn thái độ, tâm trạng của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi trực tiếp nói lên quan điểm sống của mình. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, “nhàn” không chỉ là ở thân mà còn là thảnh thơi, ung dung, mặc kệ những thú vui người đời:

“Thơ thẩn dù ai vui thú nào”

Câu thơ cho thấy ông rất an nhàn qua cụm từ “thơ thẩn”, gợi ra trạng thái thảnh thơi, lấy làm bằng lòng với cuộc sống đơn sơ, giản dị. Một con người đức cao vọng trọng, tài đức hơn người, được muôn dân kính trọng như thế mà nay tìm về nơi thôn dã, hoá thân thành một lão nông tri điền với những dụng cụ thô sơ. Nguyễn Bỉnh Khiêm hoàn toàn kiên định với lựa chọn của mình, dù cho ai có “vui thú nào”, có tìm đến những vinh hoa phú quý với cuộc sống đủ đầy, ông vẫn chẳng màng danh lợi, không bận tâm tới cuộc sống bon chen kia, ông an nhiên với lối sống “thơ thẩn” mình đã chọn. Từ đó cho thấy tâm trạng của ông là một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen tầm thường của người đời, từ ông toát lên một vẻ đẹp nhân phẩm khó có thể tìm được ở thời bấy giờ.

Lối sống nhàn vẫn được tiếp tục thể hiện qua cách sống thường ngày của ông ở hai câu luận:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Nguyễn Bỉnh Khiêm mô tả cuộc sống của mình khi về ở ẩn, tìm kiếm thú vui nơi thôn quê qua chuyện ăn uống, sinh hoạt. Câu thơ ngắt nhịp 1/3/1/2, kết hợp với nghệ thuật đối giữa bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cùng với những từ ngữ hết sức giản dị, gần gũi. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ nên bức tranh tứ bình độc đáo với nhịp điệu tuần hoàn của thời gian đều đặn, thong thả, gợi ra hình ảnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở tâm thế chủ động, ung dung khi hoà nhịp sống của mình với nhịp điệu thiên nhiên. Câu thơ mở ra bức tranh bốn mùa với mùa nào thức ấy, có hương vị, có màu sắc. Tuy giản dị, đạm bạc với những món ăn dân dã, những sinh hoạt đời thường nhưng đó là lối sống thuận theo lẽ tự nhiên, hoà hợp với thiên nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa nơi thôn dã mà không cần phải mưu cầu tranh đoạt. Tất cả đều không hề khắc khổ bởi nó là điều đáng quý, bởi đó mà lại tạo ra khí điệu thanh cao nơi con người ông. Với lối sống này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có sự gặp gỡ với thi hào Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV:

“Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh, phát cỏ, ươm sen”

Cuộc sống tự do, thảnh thơi, tự tại mà biết bao bậc Nho sĩ mơ ước đến, nhưng mấy ai lại có được chữ “nhàn” này ở cái thời buổi loạn lạc kia?

Trở về hai câu thực, ta có thể thấy nhàn đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa rời phường danh lợi, quyền quý:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao.”

Hai câu thơ không chỉ nói về lối sống nhàn, mà còn nói lên quan niệm dại – khờ đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi vắng vẻ và chốn lao xao là hai hình ảnh đối lập giữa hai không gian sống khác nhau. Một nơi yên tĩnh, ít người qua lại, không phải cầu cạnh, tranh đua, cũng chẳng phải bon chen, luồn cúi, giành giật – đó là “nơi vắng vẻ”, nơi thiên nhiên trong lành, con người có thời gian nghỉ ngơi, thư giản, nơi mà ông lui về ở ẩn, nơi Bạch vân am ông mở lớp dạy học. Còn nơi kia, nơi đô thị sầm uất, nhộn nhịp, nơi kinh thành quyền quý, tranh đoạt, con người phải đua chen, luồn cúi, sống giữa quan trường đầy mưu mẹo, lừa lọc, cả thiên nhiên và con người đều vô tình trật nhịp nhau, nơi mà ông gán cho cái danh: “chốn lao xao”.

Ông nhận “dại” về mình, nhường “khôn” cho người, thực ra là cách nói tinh tế, khéo léo thể hiện lối sống an bần lạc đạo, coi thường danh lợi. Cách nói ngược nghĩa này không chỉ hóm hỉnh, sâu sắc mà còn thể hiện khái niệm “dại” – “khôn” đầy ý vị theo quan niệm của riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm mà ông cũng đã từng nói đến ở nhiều bài thơ khác:

“Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.”

Thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự phủ nhận danh lợi: “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn”. Mọi thứ công danh, tiền tài đối với ông đều là vô nghĩa, chỉ có một chữ “Nhàn” là có nghĩa. Qua đó, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại được nâng lên một tầm cao mới, toát lên vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ, thoát khỏi vòng lợi danh cuộc đời, một con người thanh cao, uyên thâm và sáng suốt.

Nguyễn Bỉnh Khiêm ông sống nhàn là thế, nhưng một chữ “nhàn” này lại khác biệt so với nhiều bậc Nho sĩ ẩn dật khác:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

Câu thơ đã nhắc điển tích Thuần Vu Phần uống rượu, nằm mộng thấy mình được đến nước Hoè Nhai và được sống trong vinh hoa phú quý, đến khi tỉnh dậy chỉ thấy bản thân nằm dưới gốc cây hoè cạnh tổ kiến. Từ việc mượn điển tích đã thể hiện sự thông tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có lẽ chính bởi nền học vấn uyên thâm của ông về lý học cho nên ông rất hiểu về sự biến chuyển tuần hoàn của vạn vật, ông hiểu được rằng:

“Càng khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh”

Hiểu được có rồi sẽ mất, thịnh rồi sẽ suy… Chính vì hiểu rõ là thế, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm mới nhìn những điều diễn ra với một con mắt rất bình thản. Ông mang phong thái của một vị tiên, một bậc cao hơn thế nhân để mà đứng nơi cao nhìn xuống, để tìm đến rượu mà say, tìm đến say để tỉnh, tìm đến tỉnh để nhận ra rằng: công danh phú quý cuối cùng chỉ là một giấc mộng thoáng qua, như áng mây trôi bồng bềnh giữa trời, tất cả đều hư vô. Hai câu kết như một lời khẳng định về ý nghĩa của triết lí sống nhàn, thể hiện sự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.

Từ bài thơ ta rút ra được rằng phú quý không phải là đích đến cuối cùng trong cuộc đời mỗi người, cái tồn tại với con người mãi mãi là nhân cách, phẩm chất cao đẹp. Ta học được cái giữ gìn môi trường đang sống bằng cách chọn lối sống hoà hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên.

Bài thơ có sự nhuần nhuyễn giữa yếu tố Đường luật khi sử dụng các điển tích, hình ảnh ước lệ với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, tuân thủ chặc chẽ các niêm luật. Kết hợp với các yếu tố Việt hoá khi sử dụng chữ Nôm, các hình ảnh dân giã, quen thuộc và gần gũi, dãn dị. Đi cùng với sự ngắt nhịp hết sức linh hoạt, sáng tạo và hài hoà. Bài thơ là tiêu biểu cho quan niệm sống “nhàn” và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc về một nhân cách lớn, một lối sống bình dị, thanh cao của một Bạch Vân cư sĩ.

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Tâm Hồn Của Người Phụ Nữ Qua Khổ 7

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ qua khổ 7, 8, 9 bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một trong những cây bút trẻ xuất sắc nhất trưởng thành trong thời kì kháng chiến cống Mỹ cứu nước. Nhà thơ đi sâu vào khai phá sức mạnh của đời sống nội tâm, kỉ niệm tuổi thơ, tình yêu, gia đình, hiện thực đời sống và những sự kiện xã hội như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh có xu hướng hướng nội, rất tâm trạng cá nhân nhưng không phải một thứ tháp ngà, xa lạ với đời sống. Bài thơ Sóng thể hiện sâu sắc phong cách thơ ấy. Nếu ở đầu bài thơ, nữ sĩ tìm cách lí giải ngọn nguồn của tình yêu thì đến khổ thớ 7, nhà thơ trở về với những rung động vĩnh hàng của con tim, làm toát lên vẻ đẹp hồn hậu của người phụ nữ trong tình yêu hết sức nhuần nhị.

Nếu sự sống của tình yêu là nỗi nhớ và sự thuỷ chung thì để vượt qua chông gai thử thách, tình yêu lại cần đến niềm tin; niềm tin chính là đôi cánh để giúp tình yêu vượt qua “muôn vời cách trở”: Hai câu thơ đầu Xuân Quỳnh lại quay về đối diện với biển cả, nhưng lần này không phải là để chất vấn mình về nguồn gốc của sóng, gió hay cội nguồn của tình yêu nữa mà chính là để cất lên niềm tin:

“Ở ngoài kia đại dươngTrăm ngàn con sóng đó”

Hai chữ “đại dương” gợi lên sự vô cùng vô tận của biển cả mênh mông, của vũ trụ bao la. Cách nói “trăm ngàn” là ước lượng hoá, thực chất là gợi lại quy luật của tự nhiên: sóng dù “dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước”; là “dữ dội, ồn ào” hay “dịu êm, lặng lẽ”, dù ngày hay đêm thì vẫn là những con sóng miên man, dạt dào với cuộc hành trình tìm về bến bờ quen thuộc. Hai câu thơ sau là sự khẳng định:

“Con nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trở”

Câu thơ đầu được viết theo thể câu khẳng định: “con nào chẳng tới bờ”; câu sau như một điều kiện “dù muôn vời cách trở”. Đây là một cách viết tinh tế. Khi ta muốn khẳng định điều gì đó là chắc chắn thì ta thường khẳng định trước, nêu điều kiện sau. Điều này làm cho ý thơ bỗng trở nên đầy ắp niềm tin mãnh liệt về những con sóng, sóng dù muôn vời những khó khăn và trở ngại, dù bão tố phong ba ngăn cản cuộc hành trình thì nó vẫn một lòng một dạ hướng đến bờ, vẫn vượt qua không gian, thời gian để đến với bờ. Cũng như trong tình yêu, người phụ nữ luôn tin tưởng mình sẽ vượt qua những éo le, nghịch cảnh để đến được với người mình yêu.

Trật tự các câu thơ trong khổ thơ này, đặc biệt là hai câu thơ cuối có thể đảo vị trí cho nhau: “dù muôn vời cách trở – con nào chẳng tới bờ”; nhưng không làm mất đi kết cấu của khổ thơ, cũng như không làm mất đi nội dung của khổ thơ – cũng có nghĩa là niềm tin không bao giờ mất đi. Điều này thêm một lần Xuân Quỳnh khẳng định: với người phụ nữ khi yêu, một khi đã lấy “phương anh” làm hướng để quy về thì dù vật đổi sao dời cũng không thể nào làm em thay đổi. Có lẽ vì vậy mà trong đời thường Xuân Quỳnh luôn lấy niềm tin như cứu cánh của đời mình, chị đã bám vào niềm tin mà đứng dậy sau những đổ vỡ, lấy tin yêu vá lại trái tim đầy tổn thương của chính mình để tiếp tục “Tự hát” với đời:

Niềm tin vào tình yêu chính là sức mạnh, là động lực để con người vượt qua những nắng nôi, giông bão của cuộc đời. Trong bài “Thơ tình cuối mùa thu”, Xuân Quỳnh cũng từng hát lên những ca từ lạc quan tin yêu như thế:

“Hàng cây”, “dòng sông” phải trải qua “bão gió, thác lũ” nhưng cuối cùng thì tất cả cũng “đã qua”, “đã yên” như tình yêu của anh và em với “muôn vời cách trở” nhưng cuối cùng vẫn trọn vẹn đường yêu. Vâng! Chính niềm tin ấy trong tình yêu của Xuân Quỳnh đã đưa chị đến với đời để cho tiếng thơ đi vào cõi bất tử.

Nhà phê bình Chu Văn Sơn khi nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh đã có nhận định tinh tế: “Ở đó, trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình,…”. Quả thật như thế , mới ở khổ thơ trước chị viết với tất cả niềm tin yêu vô bến bờ nhưng ở khổ thơ này lại đầy ắp những âu lo, dự cảm.

Thế giới của thời gian và không gian được Xuân Quỳnh đặt cạnh nhau trong sự tương phản và đối lập giữa cái hữu hạn (kiếp người) và cái vô hạn (thời gian và biển lớn):

“Cuộc đời” và “năm tháng”, “biển rộng” và “mây trời” và kiểu câu điều kiện “tuy -vẫn; dẫu – vẫn” kết hợp các tính từ “dài – rộng – xa” tạo nên nỗi day dứt ám ảnh. Đặt cái hữu hạn vào cái vô hạn tận của thời gian, nữ sĩ như thấy mình nhỏ bé, mong manh. Cuộc đời thì dài nhưng năm tháng vẫn cứ thế đi qua; biển dẫu rộng nhưng không níu nổi một đám mây bay về vuối chân trời; thời gian vô thuỷ vô chung mà quỹ thời gian tuổi xuân của mỗi con người lại hữu hạn. Cuộc đời tưởng là dài, nhưng trong dòng thời gian chảy trôi bất tận, giữa trời biển bao la, con người có thể chỉ là một thoáng phù vân. Với người phụ nữ, điều ám ảnh nhất vẫn là sợ sự tàn phai, tàn phai năm tháng, tàn phai của tuổi trẻ, của nhan sắc và theo đó là sự tàn phai của tình yêu.

Thế mới biết, hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố: nhan sắc và tình yêu. Điều đó chứng tỏ, tình yêu có sức mạnh vô biên nhưng cũng đầy mong manh bởi “lời yêu mỏng mảnh như làn khói – ai biết lòng anh có đổi thay”. Và cả chính hình ảnh “mây vẫn bay về xa” kia trong câu thơ cuối cũng đầy những ám ảnh. Phải chăng vì biết trước không có gì vĩnh viễn – “hôm nay yêu mai chắc phải xa rồi” nên anh cũng như đám mây trời phiêu du kia bay về bến bờ khác, dù vòng tay em có rộng như biển, có dài như sông cũng không thể nào níu giữ được anh trong vòng tay. Chính sự nhạy cảm và day dứt của cái tôi Xuân Quỳnh trước thời gian và kiếp người; giữa đổ vỡ và tin yêu đã làm cho hồn thơ này trở nên tha thiết mãnh liệt hơn giữa cuộc đời.

Xuân Diệu cũng đã từng rất sợ thời gian nên cứ thế mà sống cuống quýt, “vội vàng”, “giục dã”: “gấp đi em, anh rất sợ ngày mai – đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn” nên với Xuân Diệu – sống là phải hưởng thụ, chiếm lĩnh để không hoài, không phí những tháng năm của tuổi trẻ. Và với Xuân Quỳnh, những âu lo, dự cảm đã mang đến một khát vọng mãnh liệt – khát vọng được bất tử hoá tình yêu:

Mở đầu bài thơ là con sóng bỏ bờ để “tìm ra tận bể” và khổ thơ cuối cùng này như tâm nguyện đã hoàn thành của sóng. Còn em thì sao?

“Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏ”

Hai chữ “làm sao” như tả hết được những trăn trở, băn khoăn, niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt của người phụ nữ. Hai chữ “tan ra” gợi ra nhiều cách hiểu. “Tan ra” không phải là mất đi, không phải là để vào cõi hư vô mà “tan ra” là hi sinh, là dâng hiến, là khao khát được hoá thân cái tôi cá thể vào “trăm con sóng nhỏ” để hoà mình vào “biển lớn tình yêu” để vĩnh hằng hoá, bất tử hoá tình yêu; cũng là một cách để vượt qua giới hạn mong manh của cõi người.

“Tan ra” còn là để vượt qua mọi giới hạn không gian, thời gian để trường tồn cùng tình yêu. Trong phút giây giao hoà của cảm xúc thì “tan ra” hay “tan vào nhau” đều là biểu hiện của sự hoà nhập trọn vẹn, thăng hoa. Tình yêu của lứa đôi phải chăng hạnh phúc nhất vẫn là lúc được trọn vẹn cùng những khao khát: “em yêu anh cuồng điên – yêu đến tan cả em” (Dệt tầm gai – Vi Thuỳ Linh); yêu đến nỗi mà “từng nguyên tử của em cũng thuộc về anh” (Uýt-man). Yêu và mong ước được hiến dâng và hi sinh cũng chính là khao khát được sống hết mình vì tình yêu. Có như thế tình yêu mới có thể tồn tại vĩnh hằng cùng với thời gian; có như thế tình yêu mới chiến thắng được cái hữu hạn, mong manh của đời người.

Hai câu thơ cuối khép lại đoạn thơ như lời kết cho một quan niệm tình yêu hoàn mỹ:

“Giữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ”

Ở đây, Xuân Quỳnh đã đặt “biển lớn” – không gian vô tận bên cạnh “ngàn năm” thời gian vô cùng. Ý thơ vì thế trở nên mênh mông như tình yêu nối dài vô tận. Đúng là khi hoà vào biển lớn tình yêu của nhân loại thì tình yêu của những cá thể sẽ không còn cô đơn, không còn mong manh nữa. Sự trường tồn bất tử với thời gian, không gian làm nỗi day dứt hữu hạn và những mong manh của cõi người như cũng tan biến. Ở đó chỉ còn thấy sóng vỗ bờ và “còn vỗ” là còn yêu, còn vỗ bờ là còn tồn tại. Như em còn sống thì sẽ còn yêu anh và sẽ còn yêu anh “cả khi chết đi rồi” (Xuân Quỳnh).

Bàn về sự dâng hiến và hi sinh trong tình yêu, có lẽ chúng ta cũng nên rộng mở “chân trời nghệ thuật” của bài thơ. Đặt hoàn cảnh những năm 1967 -1968 khi bài thơ ra đời, khi sân ga, giếng nước, con tàu diễn ra những “cuộc chia ly màu đỏ” – khi cả nước ào ào xông trận vì miền Nam ruột thịt thì những tình yêu lứa đôi kia cũng phải gác lại cho tình yêu lớn lao hơn – tình yêu Tổ Quốc.

Bởi vậy những chàng trai cô gái “xa nhau không hề rơi nước mắt – nước mắt dành cho ngày gặp lại”. Bởi “khi tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”. Suy cho cùng, đó cũng là dâng hiến và hi sinh, hi sinh tình yêu cá nhân mình để tình yêu cá nhân hòa vào biển lớn tình yêu của đất nước, của trách nhiệm cao cả. Sự hiến dâng ấy cũng như tâm nguyện góp những “mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân lớn của dân tộc; sự hoá thân thành trăm con sóng nhỏ cũng là hoá thân cho đất nước khi “Tổ Quốc gọi tên mình”.

Thơ Xuân Quỳnh giản dị nhưng không bao giờ cũ vì nó cũng có triết lí. Đó là thứ triết lí của thi ca, thứ triết lí đôn hậu của một người phụ nữ làm thơ. Xuân Quỳnh nói chuyện tình yêu, chuyện cái chết, chuyện được, chuyện mất một cách rất giản dị mà thấu nhập và đọng mãi lòng người.

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Tâm Hồn Của Bác Qua Bài Ngắm Trăng

Đọc xong bài thơ Ngắm trăng em hãy nêu lên cảm nhận về vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác Hồ trong bài thơ Ngắm trăng. Hãy nêu ngắn gọn và đầy đủ những ý chính để người đọc hiểu được vẻ đẹp của những người chiến sĩ ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài Ngắm trăng

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

– Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

– Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

Lớp 8 –

Cập nhật thông tin chi tiết về Vẻ Đẹp Của Cuộc Sống Và Tâm Hồn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm Qua Khổ Đầu Bài Thơ “Nhàn” trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!