Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Vật Chất Qua Truyện Cười Việt Nam Và Nhật Bản Một Cái Nhìn So Sánh được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Văn hóa vật chất qua truyện cười Việt Nam và Nhật Bản một cái nhìn so sánh
Trong các số tạp chí 322, tháng 4-2011 và hai số tiếp sau, VHNT lần lượt giới thiệu với bạn đọc chùm bài nghiên cứu so sánh một khía cạnh văn hóa đời sống được phản ánh trong truyện cười dân gian hai nước.
Một mục đích của truyện cười là khám phá và chế giễu những mặt trái của cuộc sống trong nhiều lĩnh vực, từ món ăn thức uống đến các cách sinh hoạt thường nhật của người xưa. Cuộc sống của người dân qua từng mẩu truyện cười hiện lên một cách đầy đủ, sâu sắc.
Sự tương đồng
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy sự tương đồng về văn hóa ẩm thực là nổi bật nhất trong mảng truyện cười về văn hóa vật chất của hai nước. Câu thành ngữ “có thực mới vực được đạo” đã trở nên thân quen, gắn liền với bao thế hệ con người ở hầu hết các nước trên thế giới. Những bữa ăn dù đạm bạc hay no đủ, trước tiên, phải để bảo tồn sự sống. Miếng ăn được xem trọng nhưng nếu coi miếng ăn làm trọng thì lại dẫn đến rất nhiều chuyện vi phạm vào đạo đức xã hội, gây cười và hơn thế nữa.
Đả kích tính tham ăn của con người ở Nhật Bản có truyện Cám ơn quá sớm, khi tiệc mời được dọn ra, người đàn ông trong truyện đã quá phấn khích mà cảm ơn luôn chủ nhà: Nhiều món ngon vật lạ quá! Tôi thấy ngon miệng vô cùng. Tương tự, người Việt có truyện Được một bữa thả cửa. Một chị lấy phải anh chồng tham ăn, hễ ngồi vào mâm là chúi mũi gắp lấy gắp để, không nghĩ đến ai. Chị ta xấu hổ lắm, khuyên mãi phải ăn uống từ tốn mà anh chồng vẫn chứng nào tật ấy. Một hôm nhà bố vợ có giỗ, hai vợ chồng đi ăn cỗ, sợ chồng ăn uống thô lỗ thì xấu mặt chị ta liền lấy một sợi dây buộc vào chân chồng, còn đầu kia chị cầm lấy và dặn chồng: “Hễ bao giờ tôi giật dây mới được gắp đấy!”. Chồng đồng ý. Vào mâm, mọi người đều thấy anh này ăn uống từ tốn, lịch sự. Chị vợ ở dưới bếp vừa làm vừa giật dây. Đôi lúc mải làm, quên không giật làm anh chồng cứ phải ngồi ngây ra nhìn món ăn mà nhỏ rãi. Bố vợ phải gắp thức ăn cho. Đến giữa bữa, một con gà đi qua chẳng may vướng phải dây co chân giật gỡ mãi vẫn không được. Ở trên anh chồng thấy dây giật lia lịa, vội vàng cắm đầu gắp. Càng gắp thấy dây càng giật tưởng vợ cho ăn thả cửa, anh ta vớ luôn cả đĩa thức ăn trút vào bát. Hai nhân vật trong truyện mặc dù có người kiềm chế tính tham ăn của họ nhưng họ vẫn không thể che giấu được tính xấu kia. Không sớm thì muộn họ cũng tự bộc lộ bản chất của mình.
Thói tật ăn vụng những đồ cấm kị của các nhà sư cũng được dân gian hai nước phản ánh đầy đủ và sâu sắc trong các truyện Mua cá, Con mực, Nhổ lông gà… (Nhật Bản) và Con thanh tịnh, Đậu phụ cắn, Lá húng lá húng… (Việt Nam). Những tình huống ngẫu nhiên đã tố cáo việc ăn vụng đồ cấm kỵ của các nhà sư.
Truyện cười hai nước cũng phô bày tất cả những cái xấu xa, bất chấp cả lòng tự trọng trước miếng ăn của con người. Miếng ăn trở thành nguyên nhân gây hiểu lầm, xung đột giữa chủ nhà với khách Ăn theo bằng trắc, Ông ấy ăn hết cả, Chà lọ nghẹ, Hai phần cơm… (Việt Nam), Khách đến trong khi nướng bánh (Nhật Bản)… Hay vì chút sĩ diện hão mà người chồng đay nghiến vợ, đánh con để tỏ rõ tình cảm thiết đãi khách quý trong truyện Nước chấm này, Bẹo con, Hâm nước mắm… Bên cạnh đó có người trở nên lạnh lùng với bạn bè, không màng đến vợ con, mất cả tình anh em, gây tội lỗi cả với đấng sinh thành như nhân vật trong truyện: Không có con nào nhỏ cả, Dài tới rá xôi, Giờ mới ló đầu ra, Nó ăn ở trong, Chả lẽ mời cả làng ăn à?, Ăn chả cò, Có hiếu, Cúng giỗ… (Việt Nam), Ngày kiêng ăn, Cáo phó… (Nhật Bản).
Bên cạnh nguồn thức ăn chính, chúng ta cũng bắt gặp nhưng thức uống hàng ngày của nhân dân hai nước như rượu, trà… qua các truyện Ông rậm râu, Bác cứ mời đi, Cái mũi thính, Ẻ vô ấm (Việt) và Đọc thư hộ, Người không rượu vĩ đại nhất, Người phu ngựa thồ, Bất cẩn… (Nhật). Thích uống nước trà cũng là một nét văn hóa rất riêng của ẩm thực Việt Nam, Nhật Bản mà truyện cười có đề cập. Dưới góc nhìn của truyện cười, bát nước trà không còn nguyên vẹn ở khía cạnh văn hóa lịch sự vốn có. Cái hài, cái tinh nghịch của người dân hai nước đã khiến nét văn hóa này thêm thú vị. Những yếu tố này góp phần tạo nên sự tương đồng trong truyện cười hai nước.
Văn hóa vật chất qua truyện cười hai nước còn thể hiện ở hoạt động kinh tế của người dân. Từ hoạt động này cũng tạo ra không ít điểm tương đồng giữa truyện cười hai nước. Rất hóm hỉnh, một loạt nghề của người dân hai nước được vẽ lên khá đầy đủ như: nghề buôn bán trong Tăng giá mọi điều (Nhật Bản) và Buôn vịt trời, Hết trị, Khóc cái tuổi, Không phải thịt lợn sề… (Việt Nam), nghề bán cá trong Con sò (Nhật Bản), Cái biển hàng (Việt Nam), nghề giúp việc trong Người hầu được trừ tà, Nhiệt độ nước tắm (Nhật Bản) và Ba anh đầy tớ, chó biết nói, Lửa cháy nhà, Mướn đầy tớ không tiền… (Việt Nam), nghề thầy thuốc trong Xem mạch người hầu, Thầy lang tự khen mình… (Nhật Bản) và Bốc thuốc theo sách, Bị mắng, Cái chổi lông gà, Mánh khóe, Cho sống lại, Chữa ma ra người… (Việt Nam), nghề ăn trộm trong Cửa hàng (Nhật Bản) và Ăn trộm bị lỗ vốn, Ăn trộm thật thà, Bắt được sợi dây… (Việt Nam), thậm chí nghề kỹ nữ cũng xuất hiện nhiều trong các truyện hai nước Thanh toán hóa đơn, Muốn làm samurai, Đi xem lồng đèn, Tiền thuốc…. (Nhật Bản) và Đi tu phải tội (Việt Nam)…
Sự khác biệt
Bên cạnh rất nhiều những điểm tương đồng, thói xấu biểu hiện trong văn hóa ẩm thực của hai nước cũng có những điểm khác biệt nhất định. Có những thói xấu xuất hiện rất nhiều trong truyện cười người Việt nhưng rất ít trong truyện cười người Nhật, như là thói ăn vụng. Ở Nhật Bản, thói ăn vụng chỉ xuất hiện ở những truyện chế giễu thói ăn vụng đồ cấm kỵ của nhà sư (Con mực, Mua cá), trong khi đó ở truyện cười của người Việt, thói ăn vụng xuất hiện rất nhiều và ở nhiều đối tượng khác nhau. Đó là những phụ nữ chuyên ăn quà vặt hàng quán như ở các truyện Múi lúi xơ lơ, Đồng môn đồng khoai, Răng hô, Củi sòi cá thòi lòi… Đó là những bà vợ luôn trốn chồng đi ăn vụng (Ăn phúng cháo kê, Bốn cu, Thông minh…) và kể cả các bậc mày râu cũng không thua kém các bà về khoản ăn vụng như anh chồng trong truyện Mồ hôi đen, Gãy xương sống, Lại chuyện ăn vụng cháo trè, Từ cha… Truyện cười Việt không chỉ phản ánh, phê phán những nông dân ít chữ có thói hư tật xấu trong văn hóa ẩm thực mà đến cả những trí thức, quan lại cũng không che giấu được hết hạn chế này của mình (Thày đồ liếm mật, Đừng nói nữa… tao thèm)…
Trang phục người Việt cũng như người Nhật Bản ít được đề cập trong truyện cười. Nó chỉ được điểm xuyết qua cái hài ý nhị trong cách ăn mặc của người phụ nữ. Hầu hết phụ nữ Việt xưa đều mặc váy. Trang phục này xuất hiện có khi là tiếng nói buồn lòng cho người vợ khi nhất nhất nghe theo lời chồng trong chuyện ăn vận, cho dù là vận trang phục của chính họ. Tiêu biểu là nhân vật trong truyện Mặc váy nha. Nhưng cũng có khi đó là tiếng cười đả kích, châm biếm sâu cay vào bọn người xấu xa: Xắn mấn một tí là xong, Đọi rưỡi là vừa, Hay nói dại, Đằng trước hay đằng sau, Thả mấn, Nghiện thuốc phiện, Lòng gan đâu… Hầu như váy là trang phục điển hình lúc bấy giờ của phụ nữ Việt Nam. Áo dài lâu nay là trang phục truyền thống của người Việt nhưng không thấy xuất hiện trong những truyện cười mà chúng tôi khảo sát. Chi tiết này có thể nói lên nhiều điều về lịch sử của truyện cười dân gian Việt Nam được lưu trữ tới hôm nay mà chúng tôi xin được đề cập đến trong một nghiên cứu khác. Trang phục người Nhật cũng chỉ xuất hiện qua một vài truyện như: Quần áo mỏng, Tên trộm… Đó là áo choàng len, áo lót bông, áo gai, khố. Những thứ này lần lượt xuất hiện để một người khẳng định về sự mạnh dạn của mình. Một người khẳng định mình mạnh dạn hơn anh của mình chỉ vì lý do anh ta mặc quần áo ít hơn. Anh ta đưa ra ví dụ: Nếu anh ấy mặc áo choàng len thì tôi mặc áo lót bông. Nếu anh ấy mặc áo lót bông thì tôi không lót gì hết. Nếu anh ấy mặc áo không lót gì thì tôi mặc áo gai, và nếu anh ấy mặc áo gai tìh tôi đóng khố. Mọi người bấy giờ mới châm biếm hỏi thêm: “Còn khi anh ấy chỉ đóng khố thì sao?” Anh ta tự tin trả lời: “à, thì tôi sẽ để phất phơ”. Quả là mạnh dạn hơn người. Cũng như áo dài của người Việt, kimônô là trang phục truyền thống của người Nhật Bản nhưng rất ít xuất hiện trong truyện cười, chỉ xuất hiện trong hai truyện mà chúng tôi khảo sát. Trang phục cũng là một đặc điểm làm nên nét khác biệt giữa truyện cười hai nước. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng vấn đề đi lại và nhà ở trong truyện cười Việt cũng chỉ làm nền cho những nội dung cười khác. Kiểu nhà trệt là hình thức chủ yếu phù hợp với mức sống của nhân dân Việt xưa, những ngôi nhà chủ yếu lợp bằng tranh tre có sẵn trong tự nhiên. Cũng qua những câu chuyện: Lợp lại mái nhà, Làm nhà chắc chắn, Chuyện mua nhà… thể hiện được sơ lược những vật dụng cần thiết để xây dựng một ngôi nhà. Cái cười thâm thúy trong Sư tre đè sư mít hay cái cười giòn giã trong Mua tre cũng biểu đạt cho vấn đề ăn ở của người dân Việt xưa. Nhà cửa còn thô sơ thì vấn đề đi lại ở mức độ đơn giản nhất. Chúng ta phần nhiều bắt gặp cảnh nhân dân đi bộ, những kẻ giàu sang quyền quý mới được ngồi võng lọng khi đi xa. Cãi võng lọng nghênh ngang ngoài đường khiến tạo ra những bức tranh trái ngược giữa tầng lớp quan lại với tầng lớp bình dân. Tiếng cười tung ra làm vũ khí đấu tranh chống lại những kẻ hợm mình cậy quyền cậy thế đi lại nghênh ngang. Cũng xuất hiện trong truyện cười Việt những loại đò, thuyền, bè qua lại trên sông nước. Những câu chuyện cười xuất hiện giữa nhiều con người khi đi trên những chuyến đò: Trên một chuyến đò, Ông lái đò nói lái…
Nhà ở cũng ít thấy được đề cập trong truyện cười Nhật Bản, chỉ được nói đến trong truyện Có người phụ giúp, Cửa hàng… Truyện Có người phụ giúp có nhắc đến công việc bài trí phòng khách và tục đãi khách để giới thiệu phòng mới… Phương tiện đi lại trong truyện cười cũng chỉ dừng lại ở cấp độ đơn giản nhất, chủ yếu là đi bộ, thỉnh thoảng đi bằng thuyền (truyện Qua sông, Đánh đu… (Nhật), cũng xuất hiện phương tiện đi lại bằng ngựa trong đời sống dân tộc Nhật Bản xưa (Người cầm kích, Cưỡi ngựa…). Ngoài ra, không thấy đề cập đến các phương tiện giao thông khác.
Văn hóa vật chất qua truyện cười còn thể hiện ở hoạt động kinh tế của người dân. Qua truyện cười, các hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân dân Việt là sản xuất nông nghiệp. Hình ảnh những nông dân qua truyện cười thật thà, mộc mạc. họ chỉ biết con trâu đi trước cái cày theo sau, suốt ngày lao động vất vả đề làm ra củ khoai, hạt gạo. Những câu chuyện thú vị về anh nông dân phải dắt trâu (bò) đi làm từ sớm mà nhìn nhầm hổ thành ra mất cả buổi cày (Mất buổi cày) và những hoạt động cấy, gặt vốn dĩ của nghề nông còn được trình bày trong các câu chuyện hóm hỉnh khác: Gãy xương sống, Anh chàng ngốc, Nghiện thuốc phiện, Chàng rể thông manh… Nông nghiệp là ngành nghề chính của dân Việt xưa để duy trì cuộc sống của mình. Những câu chuyện cười cất lên vừa khắc họa được bức tranh văn hóa vật chất đồng thời gây được tiếng cười lúc dí dỏm, giòn giã sảng khoái, khi thâm thúy sâu cay của nhân dân Việt xưa. Đặc điểm này không thấy trong truyện cười Nhật Bản mà chúng tôi nghiên cứu.
Chợ, một địa điểm hoạt động kinh tế thương mại cũng xuất hiện trong truyện cười của người Việt nhưng không thấy trong truyện cười Nhật Bản mà chúng tôi khảo sát. Sản vật bày bán trong chợ là những sản vật xung quanh khuôn viên gia đình bé nhỏ của mỗi gia đình. Người dân hầu như đem những thứ hàng hóa do mình làm ra để trao đổi cho nhau. Đồng tiền xuất hiện làm giá trị trao đổi nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức thấp, những quan tiền hay đồng xu. Từ hoạt động thương mại này, người dân cũng chê cười các tật xấu như ăn quà, trộm cắp còn tồn tại ở một số đối tượng (Đồng môn đồng khoai, Kêu trước lên là vừa…).
Những câu chuyện cười cất lên vừa khắc họa được bức tranh văn hóa vật chất đồng thời gây tiếng cười lúc dí dỏm, giòn giã, sảng khoái, khi thâm thúy, sâu cay của người dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Truyện Cười Việt Nam Và Các Nước Mỹ, Nhật, Trung Quốc
Truyện cười Quả cà chua có cuống
Năm nọ, 3 đối thủ, Mỹ, Việt Nam, và Trung Quốc đều lọt vào vòng chung kết thi vẽ quốc tế. Rút kinh nghiệm từ trước (Trạng Quỳnh vẽ rồng đất với Trung Quốc), phía Mỹ dặn nữ hoạ sỹ phải đề phòng anh chàng hoạ sỹ của Việt Nam. Họ lên phương án sẽ bắt chước hoạ sỹ VN để tránh bị chơi xỏ.
Ðến ngày thi, sau 3 tiếng trống, hoạ sỹ TQ cặm cụi vẽ được một con hổ rât oai phong. Ðến lượt anh chàng Việt Nam, chẳng nói chẳng rằng, tụt luôn quần, nhúng mông vào chậu màu rồi ngồi lên giấy vẽ. Nữ hoạ sỹ Mỹ thấy vậy, cũng bắt chước, tụt quần nhúng mông vào chậu màu và ngồi lên tờ giấy.
Ðến lúc công bố giải, thấy Việt Nam được nhất vì vẽ nhanh và đẹp, phía Mỹ bèn kiện :”Tại sao cũng vẽ giống nhau mà Việt Nam lại được nhất?”. Ban giám khảo trả lời: “Vì VN vẽ quả cà chua có cuống, còn phía Mỹ vẽ quả cà chua không cuống”. !!!!!!!!
Truyện cười Cả thế giới phải kiêng nể
Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm.
Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói.
Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm.
Truyện cười Việt Nam vô địch bá đạo mới nhất
Truyện cười chiếc máy bắt trộm
Sau một thời gian dài nghiên cưu, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh thành công một chiếc máy bắt trộm. Để kiếm chứng khả năng bắt trộm của máy, các nhà khoa học đã lần lượt đem qua từng nước để thử nghiệm.
Đầu tiên họ thử nghiệm ở Mỹ, trong vòng 30 phút, máy bắt được 500 tên trộm.
Tiếp theo họ đem qua Trung Quốc, trong vòng 10 phút máy bắt được 6000 tên trộm.
Cuối cùng họ đem qua nước Việt Nam, trong vòng 5 phút chiếc máy đã bị trộm…!
Trên 1 chuyến máy bay có 2 người Việt Nam, 2 người Nhật, 2 người Pháp và 2 người Đức. Chuyến bay vào vùng gió xoáy của Bão lớn.
Cơ trưởng thông báo và phi hành đoàn yêu cầu phải hy sinh bớt số người trên máy bay để giảm tải trọng, hy sinh cứu những người còn lại.
Nghe thế, lập tức 2 người Pháp đứng dậy hét lớn: “tinh thần napoleon bất diệt!!!” rồi nhảy xuống.
Bay được thêm 1 lúc, tình thế yêu cầu muốn đảm bảo an toàn phải hy sinh bớt số người trên máy bay để giảm tiếp tải trọng.
Không chần chừ 2 người Nhật đứng dậy hét lớn: “tinh thần samurai bất diệt!!!!” rồi nhảy xuống.
Bay được 1 lúc, Phi hành đoàn nói nếu hy sinh 2 người nữa để giảm tải trọng thì sẽ an toàn, nếu không khả năng sẽ rơi!!!
Lập tức, 2 người Việt đứng dậy hô to:”Việt nam vô địch!!!!” rồi đạp 2 thằng Đức xuống!!!!!!!!!!!
Truyện cười Cuộc thi vắt sữa
Cuộc thi vắt sữa thế giới vòng chung kết gồm 3 nước: Việt Nam, Mỹ và Hà Lan. 3 cô gái cầm 3 cái xô vào 3 chuồng bò và bắt đầu vắt sữa.
Sau 2 giờ, cô gái người Mỹ bước ra với 6 xô sữa, khán giả vỗ tay rần rần.
Sau 3 giờ nữa, cô gái Hà Lan bước ra với 15 xô sữa, khán giả hò reo cuồng nhiệt.
Đến chiều vẫn chưa thấy cô gái của Việt Nam ra.Gần tối, cô ta bước ra, xách có 1 thùng sữa. Khán giả la ó, chửi mắng.Cô này hét lớn:
– “Thằng nào dắt con bò đực vô đó, làm tao vắt từ sáng tới giờ được có 1 xô sữa!”
Khán giả vỗ tay rần rần…Việt Nam vô địch!
Truyện cười Nước tôi có đầy!
Trên 1 chuyến máy bay. Phi công thông báo phải bỏ tất cả các vật không cần thiết vì máy bay quá tải.
Trước tiên 1 người Mĩ thả 1 vali xuống, anh người Nhật hỏi: “Trong đó có cái gì?”.
Anh Mĩ trả lời: “Ðô la đó ,nước tui có đầy”.
Tiếp theo anh Nhật thả một cái bao xuống. Anh Mĩ hỏi: “Trong đó có cái gì?”.
Anh Nhật trả lời: “Kim cương đó nước tui có đầy”.
Anh người Việt Nam thấy thế sẵn chân đạp luôn hai anh Mĩ và Nhật xuống khỏi máy bay.
Truyện cười đến Mỹ, Nhật cũng phải sợ Việt Nam
Tại một quán nhậu, một hôm có 3 người Mỹ bước vào. Một người dõng dạc hô :”cho 3 chai bia, ko cần cái mở nút ” và 3 chai bia được mang lên. Người Mĩ rút súng pằng pằng pằng, bay 3 cái nút chai, cả quán xanh mặt!
Bỗng 3 người Nhật bước vào, gọi “3 chai bia, ko cần cái mở nút chai”. Rồi 1 người rút kiếm “xẹt xẹt xẹt” và 3 cái nút chai bay mất tiêu! Người Nhật vênh mặt, người Mỹ gườm gườm.
Bấy giờ 3 người Việt Nam ngồi trong góc quán mới kêu lên: “cho 3 chai bia, lấy dùm cái mở nút luôn “. Thằng Mỹ và Nhật đều cười lớn. Việt Nam nói tiếp :”không cần đá (ice)”. Một người rót Bia ra 3 cốc rồi lấy 3 trái lựu đạn rút chốt thả vào ! Mỹ tái mặt, Nhật chui xuống gầm bàn trốn…
Câu hỏi đặt ra cho giải Nobel năm nay là: “Nếu bạn có một trái bom và một cái máy bay bạn sẽ làm gì?”
Mỹ trả lời: Chúng tôi sẽ ôm trái bom lên máy bay ném sang các nước hồi giáo.
Binladen: Tôi sẽ đổ đầy nhiên liệu lái máy bay cùng bom cùng với hành khách đâm vào nước Mỹ.
Mỹ, Pháp, Việt Nam thi ở dơ… Thí sinh Pháp vào chuồng heo, ở được 3 ngày, chạy ra kêu:
Thí sinh Mỹ vào chuồng heo, ở được 1 tuần, chạy ra kêu:
Thí sinh Việt Nam vào… ở liền 1 tháng. Mọi người hoang mang… Chợt có 1 đàn heo chạy ra, kêu:
…haha…Việt Nam vô đối bá đạo quá!
So Sánh Hình Ảnh Đoàn Quân Tây Tiến Và Việt Bắc
Bài viết được biên soạn bởi Thế Anh – THPT Hoa Lư A – Ninh Bình
SO SÁNH HÌNH ẢNH CỦA ĐOÀN QUÂN TÂY TIẾN VÀ VIỆT BẮC
Đề bài: Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá và thể hiện riêng: Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
(“Tây Tiến” – Quang Dũng)
Trong thi phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan”.
(“Việt Bắc” – Tố Hữu).
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trên ?
HƯỚNG DẪN LÀM:
+ Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp, với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. + Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông song hành cùng những chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.
Hai đoạn trích được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng.
A. Đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến”: *Vẻ đẹp bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân:
” Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá. + Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính. + Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ 1 hiện thực trong cuộc sống của người lính TT: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận; có khi những cái đầu không mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt rét liên miên nơi rừng thiêng nước độc. Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh gợi lên sự gian khổ thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh. Tuy nhiên với cách diễn đạt độc đáo của QD, người lính TT hiện lên không tiều tụy, nhếch nhác mà kiêu dũng, ngang tàng. Nói về họ, QD vẫn dùng từ “đoàn binh” – gợi cảm giác về 1 đội ngũ đông đảo, hừng hực khí thế. + Hình ảnh “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả doàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của của QD khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân “xanh màu lá” chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống. Đặc biệt, kết hợp từ “dữ oai hùm” gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với “cọp trêu người” thì người lính cũng có “oai hùm” dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến thắng. Liên hệ: Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
(“Đồng chí” – Chính Hữu)
“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế”.
(“Cá nước” – Tố Hữu).
Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:
“Nơi thuốc súng trộn vào áo trận
Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân”.
*Cái hào hoa: + Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàn rất lính, hóm hỉnh đùa vui với khó khăn gian khổ của mình. + Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “mắt trừng” là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù hoảng sợ. *Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
+ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội.
Người lính TT không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,… hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, vì mục tiêu lí tưởng cao đẹp: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
B. Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”: *Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng”
+ Đại từ sở hữu “của ta” vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do. + Không khí sôi nổi của những ngày chiến dịch được tác giả tái hiện sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh: rầm rập, đất rung, những từ láy: điệp điệp, trùng trùng. Hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật so sánh, tượng trưng được tác giả sử dụng triệt để giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân đang ngày đêm tiến về mặt trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù. *Vẻ đẹp lãng mạn: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu.C. So sánh hai đoạn thơ:
Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay bổng.
Khác nhau:
+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hùng của người lính phảng phất sự bi thương. + Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”, vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn được Tố Hữu gắn liền với hiện thực.
Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có chất hiện thực. Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.
Truyện Cổ Tích Việt Nam Vào Sách Của Học Sinh Nhật Bản
Truyện cổ tích Việt Nam trong sách tham khảo của Nhật Bản
Trong số các truyện cổ tích được tuyển chọn vào các sách tham khảo môn Quốc ngữ dành cho học sinh tiểu học Nhật Bản, thật bất ngờ có cả một truyện cổ tích của Việt Nam. Bất ngờ hơn nữa là câu chuyện cổ tích này không mấy phổ biến đối với đại đa số người Việt, và không nằm trong số các truyện cổ tích học sinh Việt Nam được học trong sách giáo khoa như “Tấm Cám”, “Hai cây khế”, “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”, “Thạch Sanh”, “Bánh chưng bánh giày”…
Vậy thì câu chuyện cổ tích của Việt Nam được người Nhật dịch và giới thiệu cho học sinh tiểu học và phụ huynh Nhật Bản là câu chuyện nào?
Một lựa chọn đầy bất ngờ
Đó là truyện cổ tích “Con bướm vô hình”. Truyện này được dịch và giới thiệu trong cuốn sách “Những câu chuyện có thể đọc trong 10 phút dành cho học sinh lớp 2” do các tác giả Oda Nobuko (sinh năm 1937, nhà văn chuyên viết truyện đồng thoại) và Kogure Masao (1939-2007, nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi) biên soạn, NXB Gakken xuất bản năm 2005.
Cuốn sách này tập hợp 12 câu chuyện cổ tích của Nhật Bản và các nước khác như Mông Cổ, Việt Nam. Truyện “Con bướm vô hình” được kể từ trang 159 đến trang 173 và có kèm theo tranh vẽ minh họa. Bên dưới tiêu đề ghi rõ “Truyện của Việt Nam”.
Truyện kể rằng ở gần một con sông nọ có một người làm nghề đánh cá. Anh là một người vui tính nên dù có đánh được cá hay không anh vẫn luôn vui vẻ và hay giúp đỡ mọi người.
Vào một buổi tối nọ khi đi đánh cá, anh nghe thấy tiếng sáo và tiếng trẻ con nô đùa trên thượng lưu con sông. Quá tò mò anh chèo thuyền ngược sông tìm tiếng sáo. Đến nơi, anh thấy bên bờ sông dưới tán cây lớn có một ông già râu dài đang nhảy múa cùng với 5, 6 đứa trẻ.
Khi thấy người đánh cá, ông già nói với anh rằng ông biết anh rất rõ và mời anh cùng nhảy múa. Người đánh cá nhập hội và nhảy múa say mê dưới ánh trăng.
Lúc chia tay, ông già tặng người đánh cá chiếc áo choàng và đôi giày. Rồi ông và lũ trẻ biến mất.
Từ đó trở đi người đánh cá hàng đêm mặc chiếc áo ông già cho và đánh cá trên sông. Khi nghe tiếng hát ấy dân làng liền kéo nhau đi tìm người đánh cá nhưng không ai tìm được vì khi mặc chiếc áo và đi đôi giày ông già tặng thì người đánh cá liền trở nên vô hình. Khi chỉ đi giầy, anh biến thành một con bướm có thể bay đi khắp nơi.
Một năm nọ, ở nước của người đánh cá bị mất mùa lớn. Rất nhiều người chết đói nhưng vị vua lười nhác không phát gạo còn chất đầy trong kho cho dân. Trước cảnh ấy, người đánh cá động lòng thương liền mặc áo, đi giày vào rồi đi vào kho của nhà vua trộm gạo rồi bí mật chia cho dân.
Khi thấy gạo trong kho vơi đi, nhà vua rất tức giận ra lệnh cho quân lính canh phòng cẩn mật.
Một đêm nọ khi thấy trong kho có tiếng động, quân lính kéo tới thì thấy gạo vương vãi đầy kho và một con bướm lớn bay ra. Quân lính đuổi theo, nhưng trời tối nên bướm bay mất.
Đêm đó, do vội mà người đánh cá quên mặc áo nên đã biến thành con bướm mắt thường vẫn nhìn thấy. Sáng ra quân lính lần theo dấu gạo rơi và bắt được người đánh cá.
Vua tức giận ra lệnh giam người đánh cá vào ngục tối. Khi người đánh cá bị giam một năm thì ở bên ngoài quân giặc từ nước láng giềng kéo tới xâm lược. Quân giặc rất mạnh làm nhà vua lo lắng. Biết tin, người đánh cá nói với vua sẽ ra đánh tan quân giặc.
Nhà vua liền thả người đánh cá ra khỏi ngục. Người đánh cá liền mặc áo, đi giày và đi vào tận doanh trại quân giặc giết được viên tướng chỉ huy khiến cho quân nước láng giềng đại bại. Quân giặc phải xin lỗi và đất nước trở lại hòa bình.
Nhà vua rất mừng liền tỏ ý ban thưởng cho người đánh cá chức tước, của cải và đất đai, nhưng người đánh cá xin trở về tự do làm nghề cũ. Vua phải bằng lòng. Từ đó, người dân trong làng lại nhìn thấy chàng trai đó đánh cá trên sông. Chàng vừa đánh cá vừa hát vui vẻ như đã từng trước đó.
Có nhiều phiên bản khác nhau ở Việt Nam
Nếu đọc câu chuyện trên hẳn nhiều người Việt Nam sẽ rất ngỡ ngàng, thậm chí không hề biết đến truyện cổ tích này.
Bản thân tôi khi đọc nó đã vô cùng kinh ngạc vì trước đó chưa từng được đọc truyện cổ tích nào tương tự. Sau khi đọc xong và tra cứu trên mạng, thì thấy truyện này tương ứng với truyện “Quan Triều” hay “Chiếc áo tàng hình” vốn đã được giáo sư Nguyễn Đổng Chi tập hợp lại trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.
Tuy nhiên, nếu so sánh ta sẽ thấy có nhiều điểm khác biệt giữa truyện cổ tích “Con bướm vô hình” được giới thiệu ở Nhật với truyện “Quan Triều” và các khảo dị của nó.
Chẳng hạn ở phiên bản của người Việt, các địa danh, tên người rất cụ thể trong khi trong sách Nhật thì chỉ nói chung chung là người đánh cá.
Câu chuyện trong sách của Nhật Bản cũng không có các chi tiết như người đánh cá dùng chiếc áo tàng hình để trừng trị các tên quan lại gian ác hay “cướp của người giàu chia cho người nghèo”.
Cái kết cũng rất khác nhau. Chàng trai trên “Triều” trong sách của Việt Nam sau khi đánh thắng giặc thì được vua ban thưởng, cho làm quan to và gả con gái cho. Khi chết thì “Quan Triều” còn được dân lập đền thờ. Trong khi đó chàng trai đánh cá trong sách của người Nhật lại từ chối làm quan, từ chối phần thưởng và trở về sống tự do, vui vẻ với nghề cũ.
Sự khác biệt ấy gợi nên rất nhiều liên tưởng thú vị. Cũng không rõ nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt đó. Có phải các tác giả biên soạn người Nhật đã biên tập, chỉnh sửa truyện cổ tích “Quan Triều” hay “Chiếc áo tàng hình” của Việt Nam cho phù hợp hơn với tâm lý học sinh Nhật Bản, hay họ đã tiếp cận truyện cổ tích này từ một khảo dị nào đó.
Nguyễn Quốc Vương
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Vật Chất Qua Truyện Cười Việt Nam Và Nhật Bản Một Cái Nhìn So Sánh trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!