Xu Hướng 3/2023 # Vai Trò Của Truyện Cổ Tích Đối Với Việc Giáo Dục Trẻ Mầm Non # Top 10 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Vai Trò Của Truyện Cổ Tích Đối Với Việc Giáo Dục Trẻ Mầm Non # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Truyện Cổ Tích Đối Với Việc Giáo Dục Trẻ Mầm Non được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được nhân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Vai trò truyện cổ tích rất quan trọng vì mỗi câu truyện cổ tích đều mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, sẽ giúp cho các em nhỏ phát triển tư duy lành mạnh, trong sáng nhất và các phẩm chất tốt đẹp.

Tại sao vai trò truyện cổ tích lại quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non?

Truyện cổ tích là thể loại truyện phù hợp với tâm lí của trẻ nhỏ. Những câu truyện cổ tích được bà, mẹ hay cô giáo kể cho các bé nghe đều sẽ đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi bé, giúp tuổi thơ các bé lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp – xấu, cái thiện – ác trong cuộc sống. Các câu truyện kể mang đến cho bé những điểm mốc trong ứng xử cần phải có trong đời. Với trẻ em, chúng sẽ luôn bị thích thú bởi những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn, cái đẹp, những điều kì diệu.

Truyện cổ tích mang lại nhiều hình ảnh đa dạng để trẻ khám phá

Khi nghe những câu truyện cổ tích, các em sẽ vô cùng vui khi được hòa mình vào điệu nhảy cùng nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy, chàng hoàng tử tốt bụng hay đôi khi là những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh như một con người. Ngược lại trong một số câu truyện về chó sói, các em sẽ có thể bị sợ bởi hình ảnh con chó sói xấu xí, độc ác nhưng nó cũng có thể khiến bé cười, mơ mộng khi thấy sói bị thỏ xỏ mũi.

Vai trò truyện cổ tích ở đây là các câu truyện sẽ giúp trẻ được hòa nhập vào nhân vật các câu truyện như vui, buồn, lo lắng và hồi hộp trải qua mọi cung bậc tình cảm một cách tự nhiên. Không những vậy truyện cổ tích còn giúp các bé nhỏ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ long tự hào dân tộc.

Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng người đọc đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. Điều thú vị là truyện cổ tích dành cho bé lại mang thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện các bé sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình hơn, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà.

Qua đó chúng ta đều thấy được vai trò truyện cổ tích quan trọng như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ bởi bài học được rút ra từ chính câu chuyện sẽ là những điều giúp trẻ noi theo để học hỏi. Những nhân vậy sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm những người nghèo khó kém may măn hơn mình, … từ đó những phẩm chất tốt đẹp ấy sẽ in sâu vào tâm trí của các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của các bé sau này.

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ đang có con nhỏ tuổi

Khi đã được đáp ứng đúng câu truyện bé thích, bé sẽ bày tỏ sự thích thú của mình đối với câu truyện đó và có thể yêu cầu cha mẹ kể đi kể lại mà không cảm thấy chán cho đến khi câu truyện kết thúc. Các bé sẽ thực sự bị cuốn hút bởi chính nhu cầu của mình. Các truyện cổ tích là tâm hồn bé thêm phong phú thì chính chúng sẽ làm bé hài lòng.

Thấy được vai trò truyện cổ tích sẽ giúp cho các bé phát triển tư duy thật tốt, sẽ có những cách nhìn nhận sự việc tốt hơn, biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, ý thức được những hành động mình đang làm là đúng hay sai. Kể truyện cho bé nghe là cơ hội để mẹ giáo dục các đạo đức tốt cho con.

Truyện cổ tích giúp giáo dục trẻ tốt hơn

Truyện cổ tích giúp giáo dục trẻ tốt hơn

Khi kể truyện cho con mẹ nên tận dụng cơ hội nhắc đến sự chăm chỉ, sự thành thật, lòng vị tha, tính kiên nhẫn, sự chịu khó, lòng thương người, …. vì qua giọng kể của mẹ sẽ giúp các bé nhớ sâu sắc hơn.

Vai trò truyện cổ tích quan trọng như vậy nên các bậc cha mẹ nên tạo thói quen cho các bé nhỏ nghe truyện cổ tích mỗi đêm trước khi ngủ, việc này cực kỳ có ý nghĩa bổ ích đối với các bé nhỏ mầm non.

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Trong Việc Giáo Dục Trẻ Thơ

Truyện cổ tích  luôn là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất của trẻ nhỏ. Tại sao vậy? Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại mà người lớn vốn không mấy quan tâm nhưng với chúng lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ.

Không cần phải làm màu, những câu chuyện cổ tích với hình ảnh giản đơn cùng với cốt chuyện tự nhiên lại lôi cuốn bọn trẻ không kém gì sức hút của những bộ đồ chơi thông minh ngày nay. Đó cũng là một trong những điều đáng tự hào cho nền văn học, nghệ thuật mà cha ông ta để lại.

Lý do khiến những cuốn truyện cổ tích luôn thu hút bọn trẻ

Ngay sau khi rời vòng tay bồng bế của mẹ, bà, những đứa trẻ bắt đầu tới trường và hòa nhập với môi trường mới. Khi đó, chúng bắt đầu phải tự làm nhiều việc khác mà không có sự ưu ái nào như khi ở nhà: thất vọng, va vấp, sự ganh đua giữa các bạn cùng trang lứa, sự so sánh với những người xung quanh, tinh thần trách nhiệm… Điều đó đôi khi làm trẻ cảm thấy bị cô độc và lo lắng.

Truyện cổ tích là những điểm mốc

Truyện cổ tích mang đầy đủ những yếu tố ly kỳ, cuốn hút trẻ ở cả tình tiết với những viễn cảnh mang tính chất vạn năng, hư ảo như ông bụt, mụ phù thủy…. Những hình ảnh anh hùng mạnh mẽ vươn lên từ sự khó khăn như Thạch Sanh hay là hình ảnh người phụ nữ đảm đang, hiền lành trong chuyện tấm cám…… Tất cả những yếu tố đó tạo nên lòng tin của trẻ với những điều xung quanh mình, chấp nhận và vượt qua những khó khăn đó

Những câu chuyện khác nhau với kết cấu phân chia rõ ràng những nhân vật theo những phe tốt –  xấu, thiện – ác, giàu – nghèo khác nhau giúp trẻ nhận thức được những điều xung quanh và hiểu biết về cách ứng xử, đối nhân xử thế của các nhân vật, qua đó có cái nhìn khái quát về thế giới quan hữu hình, học cách ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và có xu hướng bắt chước. Vậy mới nói truyện cổ tích có ảnh hưởng rất sâu đậm tới tâm tư, tình cảm của thế hệ trẻ nước ta

Mỗi câu chuyện khác nhau mang một thông điệp khác nhau với kết cấu những lớp nhân vật khác nhau. Điều này không chỉ mang lại sự mới mẻ về cách nhìn nhận mà còn làm cho câu chuyện của trẻ thêm hấp dẫn hơn. Những hình ảnh người phụ nữ tần tảo, hiền lành rồi cũng có kết cục tốt như Tấm trong truyện tấm cám và ngược lại là hình ảnh của Cám. Hay hình ảnh người đàn ông chân chất, thật thà rồi cũng được đền đáp xứng đáng như truyện Thạch Sanh…….. Tất cả những điều đó mang lại một thế giới với niềm tin và sự chân thành trong trí óc trẻ

Niềm tin của trẻ rất mong manh và đơn giản. Những câu truyện kể thường ngày, những mẩu chuyện cổ tích sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc tới tâm hồn trẻ. Niềm tin đó rất dễ hình thành và cũng dễ mất đi. Do đó, các phụ huynh cần cho trẻ tiếp xúc, học hỏi những điều hay, lẽ phải để tâm hồn trẻ luôn trong sáng với những câu chuyện riêng của mình.

Những câu chuyện cổ tích được bé tiếp nhận một cách nhanh chóng, đơn giản với cả những yếu tố hư ảo. Những tình tiết hư ảo, những câu chuyện đầy phép thuật vẫn lôi cuốn và niềm tin của trẻ vẫn tin toàn toàn vào điều đó.

Partager :

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Giáo Án Mầm Non Lớp Nhà Trẻ

-Trẻ biết tên bài thơ,tên tác giả

-Trẻ hiểu nội dung bài thơ

-Trả lời to,rõ ràng câu hỏi của cô

-Ghi nhớ có chủ đích

-Biết đọc cùng cô tới hết bài thơ

-Giáo dục trẻ biết bảo nguồn nước giữ gìn môi trường sạch sẽ

*Địa điểm : tại lớp học thoáng mát

*. Đội hình : chữ U

+Đồ dùng của cô

Power point bài thơ

-hình ảnh slide 1: mưa rơi

-Hình ảnh slide 2:mưa rơi xuống mặt đất

-Hình ảnh slide 3: hình ảnh mưa ở biển ,mưa ở cánh đồng,mưa ở nhà

-Hình ảnh em bé che ô đi dưới trời mưa

+ Đồ dùng của trẻ

-Ghế cho trẻ ngồi

-Quần áo sạch sẽ gọn gàng,tâm thế thoải mái

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC Chủ đề : Nước và mùa hè Đề tài :Thơ " Mưa"-Lê Lâm Lứa tuổi : 24- 36 tháng Thời gian : 16 - 18 phút Số trẻ :15- 17 trẻ Người soạn ,người dạy : Nguyễn Thị Châm Địa điểm: Trường MN Song Phương I.Mục đích ,yêu cầu 1.Kiến thức -Trẻ biết tên bài thơ,tên tác giả -Trẻ hiểu nội dung bài thơ 2.Kĩ năng -Trả lời to,rõ ràng câu hỏi của cô -Ghi nhớ có chủ đích -Biết đọc cùng cô tới hết bài thơ 3.Giáo dục -Giáo dục trẻ biết bảo nguồn nước giữ gìn môi trường sạch sẽ II.Chuẩn bị *Địa điểm : tại lớp học thoáng mát *. Đội hình : chữ U *Đồ dùng +Đồ dùng của cô Power point bài thơ -hình ảnh slide 1: mưa rơi -Hình ảnh slide 2:mưa rơi xuống mặt đất -Hình ảnh slide 3: hình ảnh mưa ở biển ,mưa ở cánh đồng,mưa ở nhà -Hình ảnh em bé che ô đi dưới trời mưa + Đồ dùng của trẻ -Ghế cho trẻ ngồi -Quần áo sạch sẽ gọn gàng,tâm thế thoải mái III.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Gây hứng thú ,giới thiệu bài Các con ơi xúm xít,xúm xít (cho trẻ ngồi xuống chiếu) -Biết lớp mình ngoan và học giỏi cô cùng chúng mình đi dạo chơi qua màn ảnh nhỏ các con có thích không .Cô cho trẻ xem hình ảnh em bé che ô đi dưới trời mưa và hỏi trẻ: Cô có hình ảnh gì đây? -Các con đã nhìn thấy mưa bao giờ chưa? Mưa rất có lợi ích cho chúng ta,những hạt mưa xuống làm con người mát mẻ cây cối tươi tốt 2.Nội dung chính Cô đọc mẫu * Lần 1: cô đọc diễn cảm không tranh -Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? -Bài thơ do ai sáng tác? . Để bài thơ hay hơn cô sẽ đọc kết hợp hợp hình ảnh * Lần 2:Cô đọc kết hợp power point - Mưa rơi từ đâu xuống nhỉ ? cho trẻ xem slide 1 - Mưa từ trên trời rơi xuống đâu ? Mưa rơi xuống đất Vừa ngồi xuống nước Đã nhào ra sân" Cho trẻ xem slide 2 - Trời mưa có chân không nhỉ? Ở đâu cũng đến" Cho trẻ xem slide 3 - À đúng rồi nhà thơ Lê Tâm đã ví mưa như không có chân, mưa đi khắp mọi nơi, mưa mang nước đến cho con người, cho cỏ cây, hoa lánhững giọt nước mát lành đấy các con ạ. * Giáo dục - Các con ạ! Mưa là một hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta nguồn nước uống sạch sẽ và mát lành vì vậy chúng mình hãy bảo vệ môi trường trong sạch để có những hạt mưa trong và sạch nhé.Ngoài ra khi đi dưới trời mưa các con nhớ phải che ô để không bị ướt *Lần 3:Cô kể kết hợp điệu bộ cử chỉ -Muốn đọc bài thơ được hayhơn chúng mình đọc thơ chậm rãi ngắt nghỉ đúng nhịp thể hiện diễn cảm bài thơ để bài thơ hay hơn nhiều Cô đọc kết hợp điệu bộ cử chỉ -Chúng mình thấy bài thơ mưa của chú Lê Lâm có hay không? Các con có muốn đọc bài thơ này với cô không nào? Để đọc được thơ cô mời các con cùng về chỗ vừa về chỗ trẻ hát bài hạt mưa và em bé " Này anh giọt mưa ơi !anh từ đâu tới đây.Mà không chịu ngừng rơi cho bầy chim hót vui, Đốp đí đốp đi độp! đốp đi đốp đi độp.Tiếng mưa rơi đi độp anh cứ mưa mưa hoài" Dạy trẻ đọc thơ Cô cho cả lớp đọc thơ 2-3 lần -Bây giờ các tổ sẽ thi đua xem đội nào đọc thơ hay ,thuộc thơ và đọc to rõ ràng hơn -Không biết các bạn trai lớp mình đọc thơ có hay không cô mời các bạn trai lên đọc thơ - Lần này các bạn gái sẽ lên đọc thơ cùng cô nào -Chúng mình có biết ai giỏi đọc thơ hay nhất lớp mình không nào? Cô mời một trẻ lên đọc kết hợp điệu bộ cử chỉ -Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ 3.Trò chơi ôn luyện ,củng cố kết thúc 3.1.Trò chơi ôn luyện Chúng mình học bài rất ngoan cô sẽ thưởng cho cả lớp một trò chơi các con có thích không? Trò chơi có tên "mưa to mưa nhỏ" Cách chơi: Khi cô nói trời mưa thì các con giơ hai tay cao lên đầu,lòng bàn tay úp xuống.Khi cô nói mưa nhỏ thì các con đồng thời nói tí tách hai bàn tay vỗ nhẹ vào chúng tôi cô nói trời mưa to thì con nói lộp bộp đồng thời hai bàn tay vỗ mạnh vào chúng tôi cô nói sấm chớp hai tay nắm lại đưa về phía trước co duỗi đổi nhau Cô cho trẻ chơi 2-3 lần Cô thấy các con chơi rất giỏi cô khen cả lớp 3.2Củng cố kết thúc -Cô hỏi lại tên bài học và tên trò chơi chuyển hoạt động -Bên cô ,bên cô -Có ạ -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ chú ý quan sát hình ảnh và trả lời -Trẻ chú ý quan sát hình ảnh và trả lời -Trẻ chú ý quan sát hình ảnh và trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Có ạ -Trẻ hát và về chỗ -cả lớp đọc -Tổ đọc thơ -Bạn trai đọc kết hợp điệu bộ cử chỉ -bạn gái đọc kết hợp điệu bộ cử chỉ -Cá nhân đọc thơ kết hợp điệu bộ -Có ạ -Trẻ chơi -Trẻ trả lời

Tình Yêu Trẻ Thơ Của Cô Giáo Mầm Non

Tình yêu trẻ thơ của cô giáo mầm non

Ngọn gió lá diều

Em là cô giáo mầm non

Nghề chi mà dễ sớm con muộn chồng

Đêm thì vắng, ngày thì đông

Chăm thì chăm thế, mẹ chồng vẫn chê!

Sáng sớm đi, tối muộn về

Trong nhà chân đất, dép lê ngoài đường

Chồng thì khi giận khi thương

Trẻ thì đứa ẩm, đứa ương – lạ đời.

Trẻ ngoan thì cô mới cười

Con mình mình nhãng, con người mình chăm

Lương mình chẳng đủ mình ăn

Thì em cấy ruộng cho bằng người ta!

Nghề đâu là nghiệp đấy mà

Yêu trò cũng hệt như ta yêu mình

Mình cho ta trọn cái tình

Ta lại cho mình những cái ta yêu.

Trẻ thơ như chiếc lá diều

Em là ngọn gió một chiều đang thu.

Đoàn Thị Lam Luyến

Nghề giáo là nghề cao quý nhưng cũng lắm nhọc nhằn. Với các cô giáo nuôi dạy trẻ mầm non, sự khó nhọc càng thêm chồng chất. Thấu hiểu và cảm thông đến tận cùng gan ruột, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đã có một thi phẩm rất hay về đề tài này: “Ngọn gió lá diều”. Bài thơ giàu giá trị nhân văn, như một thông điệp sẻ chia sâu sắc, cùng với thể thơ lục bát tài hoa và đầy hóm hỉnh, nhờ đó bất kỳ ai đọc qua đều thật khó quên.

Có lẽ nét độc đáo bao trùm ở “Ngọn gió lá diều” là cách giới thiệu về hình ảnh cô giáo mầm non – nhân vật trữ tình xuyên suốt của bài thơ – thật ấn tượng. Chính ấn tượng “hiếm” và “lạ” so với các nghề khác qua giọng thơ tưng tửng, tếu tếu rất Đoàn Thị Lam Luyến lại càng thêm thấm thía và cảm động vô cùng. Từ các hình tượng thơ đối lập, trái ngược sóng đôi giữa các vế thơ, dòng thơ, người đọc nhận ra sự nghịch lý đầy oái ăm về nghề nuôi dạy trẻ của cô giáo mầm non:

Em là cô giáo mầm non

Nghề chi mà dễ sớm con muộn chồng

Đêm thì vắng, ngày thì đông

Chăm thì chăm thế, mẹ chồng vẫn chê!

Câu đầu là một câu thơ giới thiệu, không phải bàn, cốt để bắt vần cho câu sau. Nhưng câu thơ thứ hai bật ra khiến ta không thể không suy ngẫm. Ngẫm để tủm tỉm cười, cười rồi lại chứa chan một niềm thương cảm, day dứt. “Sớm con muộn chồng” là một cụm từ rất sáng tạo, cô đọng gần như thành ngữ, nhưng lại chỉ để diễn tả thật đúng với hoàn cảnh của các cô giáo mầm non nuôi dạy trẻ: “Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. “Muộn chồng” nên ban ngày đông các cháu học nhưng đêm về lại vắng lặng, cô đơn. Đến khi có chồng, được tiếng là chăm chỉ, giỏi giang việc trường việc lớp, lo lắng cho con nhà người nhưng “mẹ chồng vẫn chê”, bởi hoàn cảnh cô giáo mầm non thật đặc biệt.

Khổ thơ thứ hai vẫn tiếp mạch cảm xúc và thi tứ khổ thơ đầu trên cái nền của sự đối lập trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của cô giáo nuôi dạy trẻ.

Sáng sớm đi, tối muộn về

Trong nhà chân đất, dép lê ngoài đường

Chồng thì khi giận khi thương

Trẻ thì đứa ẩm, đứa ương – lạ đời.

Có lẽ hình tượng cô giáo mầm non nở nụ cười ở khổ thơ thứ ba là chút ánh sáng đẹp nhất soi chiếu trong bài thơ vừa hóm hỉnh mà cũng lắm day dứt này. Cô giáo cười khi trẻ ngoan, không khóc lóc hay “ẩm ương”. Niềm vui ấy cô dành cho con nhà người, nhưng lại xót xa khi “con mình mình nhãng”. Hơn nữa, đồng lương thấp, thành thử cô phải bôn tẩu cấy cày thêm trên đồng ruộng của mình để đắp đổi qua ngày. Cuộc sống gian khổ nhưng tình yêu nghề, yêu trẻ như là một cái nghiệp nên không thể rời xa. Đó là một tâm sự rất thật và sâu lắng mà nhà thơ thấu hiểu để giãi bày qua khổ thơ đầy xúc động, thật duyên, thật hóm nhưng cũng thấm đẫm cảm xúc trữ tình và đằm sâu triết lý.

Nghề đâu là nghiệp đấy mà

Yêu trò cũng hệt như ta yêu mình

Mình cho ta trọn cái tình

Ta lại cho mình những cái ta yêu.

Hai câu thơ kết bài tách thành một khổ, giàu hình tượng thông qua nghệ thuật so sánh độc đáo, đồng thời khái quát được tấm lòng và tình thương yêu bao la của cô giáo mầm non đối với trẻ thơ. “Chiếc lá diều” thanh mảnh, hồn nhiên, bay bổng diệu kỳ giữa bầu trời cao rộng như tâm hồn tuổi thơ đẹp đẽ, sáng trong. Cô giáo mầm non chính là ngọn gió mùa thu mát lành, êm ả, nâng “chiếc lá diều” bay cao lên mãi. Nhờ đó, hình tượng “ngọn gió lá diều” sóng đôi nhau nơi vòm trời bát ngát trở thành thi tứ để tác giả lấy làm nhan đề cho thi phẩm này:

Trẻ thơ như chiếc lá diều

Em là ngọn gió một chiều đang thu.

Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn còn ngân nga không dứt, ngân nga như “ngọn gió lá diều” giữa khoảng không xanh. Tình yêu trẻ thơ của cô giáo mầm non là bài ca vọng vang tha thiết, lắng sâu giữa trái tim mỗi người khi đọc thi phẩm này.

Lê Thành Văn

 

Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Truyện Cổ Tích Đối Với Việc Giáo Dục Trẻ Mầm Non trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!