Bạn đang xem bài viết Type Truyện Cô Lọ Lem Ở Việt Nam Và Một Số Nước Châu Á được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mở đầu
Tìm hiểu về type truyện này đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề của truyện từ nhiều khía cạnh khác nhau và bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể trong sự so sánh truyện của Việt Nam với các nước ở Châu Á.
Kế thừa các công trình nghiên cứu trên thế giới và mong muốn có một cái nhìn toàn diện hơn, trong bài báo này chúng tôi đi sâu nghiên cứu type truyện Cô Lọ Lem ở Việt Nam và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và đặc biệt là Ấn Độ theo phương pháp cấu trúc – loại hình, phương pháp phân tích so sánh type truyện và motif. Chúng tôi chủ yếu quan tâm đến sự tương đồng và khác biệt về nội dung, kết cấu và các motif cấu thành nên truyện, từ đó lý giải về văn hóa dân tộc ẩn chứa trong đó, tìm ra cội nguồn và hiểu được “đời sống thực” của truyện. Chúng tôi chọn một số truyện tiêu biểu để phân tích như: Tấm Cám (type Tấm Cám củaViệt Nam), Nàng Diệp Hạn, Muội Sẹo và Muội Xinh (type Cô Lọ Lem của Trung Quốc), Kông Chuy Pát Chuy (type Cô Lọ Lem – Kongwi và Patjwi của Hàn Quốc), Benizara và Kakezara (type Cô gái có duyên ngầm của Nhật Bản), Dêvkî Rânî (type Cô Lọ Lem của Ấn Độ)
1. Cấu trúc và nội dung của type truyện
Khi khảo sát các truyện trong type truyện cô Lọ Lem của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ, chúng tôi nhận thấy có thể chia những truyện đó thành hai loại.
Loại thứ nhất gồm những truyện có cấu trúc đơn giản, có một lớp truyện, kết thúc ở chỗ cô gái con riêng sau khi thử giày hoặc thể hiện một tài năng gì đó, lấy được người chồng xứng đáng (thường là vua, hoàng tử hoặc người có địa vị cao). Còn mẹ con mụ dì ghẻ bị trừng phạt. Cấu trúc Type thuộc loại này gồm bốn phần chính: I. Cô gái con riêng và người chị em cùng cha khác mẹ; II. Sự giúp đỡ thần kì; III. Lấy được hoàng tử. IV. Sự trừng phạt. Loại cấu trúc đơn giản này thường có ở type truyện Cô Lọ Lem – Cô Tro Bếp của châu Âu, châu Phi còn ở Châu Á thì không nhiều.
Theo kết cấu này thì truyện của Nhật Bản (bản truyện tiêu biểu là Benizara và Kakezara – Chiếc đĩa đỏ và chiếc đĩa vỡ) [6, tr327-331] được xếp vào loại thứ nhất, chỉ dừng lại ở phần IV của nội dung type truyện. Truyện kể về cô gái con riêng Benizara chăm chỉ, tốt bụng và thông minh. Còn cô gái con mụ dì ghẻ độc ác là Kakezara thì lười biếng, xấu bụng và ngu dốt. Một ông chủ – quý ông giàu có tình cờ nhìn thấy cô gái mồ côi Benizara ở buổi xem kịch, trong trang phục kimônô rất đẹp do chiếc hộp thần kì của bà mẹ yêu tinh trong núi ban cho. Câu chuyện kết thúc ở chỗ ông chủ giàu có đi tìm cô. Ông nhận ra cô gái con riêng qua bài hát – bài thơ mà cô đã sáng tác và hát theo điều kiện thể lệ cuộc thi thực tế do quý ông đặt ra. Sau đó Benizara được đưa lên kiệu hoa đẹp về dinh thự của ông chủ. Còn Kakezara bị trừng phạt ngã xuống một con mương sâu mà chết khi mẹ cô muốn kéo cô đến dinh thự của quý ông giàu có kia.
Loại thứ hai gồm những truyện có cấu trúc phức tạp, đầy đủ, gồm hai lớp truyện trở lên, không kết thúc ở chỗ cô gái con riêng lấy được chồng giàu sang và sống hạnh phúc, mẹ con người dì ghẻ nhận sự trừng phạt mà có sự phát triển thêm nhiều motif, nhiều tình tiết về những khó khăn, thử thách đặt ra cho nhân vật, kể về cô gái con riêng hiền hậu, ngây thơ đó bị mẹ con mụ dì ghẻ tìm cách giết hại nhiều lần. Cấu trúc Type thuộc loại này gồm sáu phần chính: I. Cô gái con riêng và người chị em cùng cha khác mẹ; II. Sự giúp đỡ thần kì; III. Lấy được hoàng tử; IV. Sự hãm hại và hóa kiếp nhiều lần; V. Nhận ra và đoàn tụ; VI. Sự trừng phạt. [4, tr423-424]
Khác với truyện của Nhật Bản, truyện của Việt Nam, Hàn Quốc và Ấn Độ thuộc loại kết cấu thứ hai, đều gồm sáu phần và có thêm nhiều tình tiết phức tạp hơn. Cô gái con riêng sau khi lấy được chồng hoàng tử vẫn tiếp tục bị mụ dì ghẻ hãm hại và phải hóa kiếp nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau cùng trở lại làm người đẹp hơn trước và đoàn tụ với chồng. Còn mẹ con mụ dì ghẻ cuối cùng bị trừng phạt thích đáng.
Trong truyện Tấm Cám của Việt Nam (bản kể của Vũ Ngọc Phan) [7, tr868-874], nhân vật Tấm – cô gái con riêng hiền lành ngây thơ và tốt bụng đã bị mẹ con mụ dì ghẻ hãm hại (chặt đổ cây cau khiến cho Tấm ngã xuống ao chết) để thay thế con gái mụ làm hoàng hậu. Cô gái con riêng đã phải hóa kiếp nhiều lần, biến hóa dưới nhiều hình thức: loài vật – cây – quả và sau cùng trở lại làm người đẹp hơn trước để đấu tranh giành lại hạnh phúc bị cướp đoạt. Cô gái mồ côi và người chồng được đoàn tụ sau một thời gian dài chia ly, đau khổ và tìm kiếm vô vọng. Cuối cùng mẹ con mụ dì ghẻ mới bị trừng phạt bằng cái chết.
Truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc [13, tr 60-66] cũng kể về nhân vật Kông Chuy – cô gái con riêng tốt bụng đã bị mẹ con mụ dì ghẻ giết hại (Pát Chuy đẩy Kông Chuy ngã xuống ao gây ra cái chết của Kông Chuy) để thay thế Kông Chuy làm vợ quan huyện. Cô gái con riêng đã phải hóa kiếp hai lần, biến thành: bông hoa – viên ngọc đỏ và từ viên ngọc đỏ trở lại làm cô gái đẹp để đấu tranh giành lại hạnh phúc của mình. Kông Chuy đã nói rõ tội lỗi của Pát Chuy với quan huyện để quan huyện phân xử. Chính quan huyện đã giết chết Pát Chuy.
Trong truyện Dêvkî Rânî của Ấn Độ [12, tr160-164], vào ngày ấn định làm đám cưới, bà mẹ kế đã cắm một cây kim dài, nhọn được phù phép vào đầu cô gái con riêng xinh đẹp là Dêvkî Rânî, khiến cô biến thành một con chim nhỏ rực rỡ, bay vút vào không trung rồi sau đó bà mẹ kế đưa con gái mình thế chỗ. Cuối cùng Dêvkî Rânî được trở lại làm người, đoàn tụ và kết hôn với tiểu vương. Hai người chung sống hạnh phúc cùng con bò mãi mãi. Còn người mẹ kế và con gái Mutkulî Rânî bị tiểu vương trừng phạt bằng cách cắt mũi và tai rồi đuổi cả hai mẹ con ra khỏi vương quốc.
Riêng truyện của Trung Quốc, qua khảo sát chúng tôi thấy tồn tại cả hai dạng kết cấu của type truyện Cô Lọ Lem. Truyện Nàng Diệp Hạn của Trung Quốc [8, tr226-228] cũng có kết cấu đơn giản như truyện của Nhật Bản. Truyện dừng lại ở chỗ nàng Diệp Hạn đi vừa chiếc giày vàng và được vua Đà Hãn đem về nước cùng với nắm xương cá. Hai mẹ con mẹ ghẻ của Diệp Hạn thì bị phi thạch từ trên trời bắn trúng và chết cả hai. Tuy nhiên, truyện có thêm đoạn cuối nói về việc “vua Đà Hãn cần nhiều vàng bạc châu báu, đòi hỏi ở xương cá nhiều quá, cho nên một năm sau nắm xương cá không hiệu nghiệm nữa. Vua bèn đem chôn xương cá ở bờ biển, lấy một trum đấu hạt châu chôn theo, chung quanh lát vàng. Về sau, nhà vua bị bề tôi phế truất. Nhà vua ra chỗ chôn xương cá ngày trước tìm vàng ngọc, nhưng nước biển đã cuốn đi mất tất cả…” [8, tr228].
Trong khi đó, truyện Muội Sẹo và Muội Xinh [11, tr222-226] của dân tộc Hán Trung Quốc có thêm phần sau giống truyện của Việt Nam, Hàn Quốc và Ấn Độ. Cô gái con riêng Muội Xinh sau khi bị Muội Sẹo đẩy xuống giếng giết hại đã phải hóa kiếp thành chim sẻ và cây tre, rồi sau đó mới trở lại làm người. Muội Xinh còn phải trải qua nhiều thử thách do Muội Sẹo đặt ra để so tài như: dẫm lên quả trứng gà, trèo lên bậc thang dao, thi nhảy vạc dầu. Cuối cùng, cô gái con riêng mới giành được chiến thắng. Còn mẹ con mụ dì ghẻ bị trừng phạt: cô em chết do rơi xuống vạc dầu nóng bỏng, dì ghẻ chết do sợ hãi khi nhìn thấy cái đầu cháy đen của con.
Cũng phải nói thêm rằng, type truyện Cô Lọ Lem của Trung Quốc có rất nhiều bản truyện. Theo học giả Trung Quốc Lưu Hiểu Xuân: “Hiện đã nắm được 72 dị bản của 21 dân tộc Trung Hoa” [11, tr6]. Trong luận án tiến sĩ ” So sánh kiểu truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam“, Đường Tiểu Thi cũng đã khảo sát 47 bản truyện của miền Nam Trung Quốc. Hầu hết các truyện của Trung Quốc đều có kết cấu phức tạp gồm sáu phần như trên. Đây là lý do tại sao trong bài viết này, chúng tôi lại chọn hai bản truyện của Trung Quốc để phân tích. Căn cứ vào quy luật phát triển từ đơn giản đến phức tạp của kết cấu truyện, chúng tôi đồ rằng dạng truyện kết thúc ở chỗ cô gái lấy chồng và mẹ con mụ dì ghẻ bị trừng phạt là dạng truyện cổ hơn như truyện nàng Diệp Hạn. Đây được cho là văn bản cổ nhất của Trung Quốc do Đoàn Thành Thức đời Đường ghi trong cuốn Dậu Dương tạp trở ghi chép về type truyện này. Còn những truyện sau này ở dạng phức tạp hơn, có thêm phần tiếp theo của truyện.
Như vậy, xét về mặt kết cấu của những truyện này, chúng ta thấy có sự khác nhau khá rõ. Những phần tiếp theo của truyện đã giúp tăng thêm sự hấp dẫn, sự sinh động đầy kịch tính của cốt truyện. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giữa những xung đột trong gia đình nhưng cũng là cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội cũ đầy gay go, gian khổ – mà nhân vật chính – cô gái con riêng tốt bụng phải trải qua những biến cố cực kỳ ác liệt để cuối cùng chiến thắng, giành lại được hạnh phúc và cuộc sống tốt đẹp. Điều này thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của tác giả dân gian trên mặt trận chống lại cái ác.
2. Những motif cơ bản của type truyện
Qua khảo sát type truyện Tấm Cám của Việt Nam và Cô Lọ Lem của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, chúng tôi thấy có một số motif chính xuyên suốt các type truyện. Đó là các motif:
– Đứa trẻ mồ côi bị ngược đãi
– Sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên
– Motif sự tái sinh, thay đổi hình dạng
– Cái thiện được ban thưởng và Cái ác bị trừng phạt
2.1. Motif Đứa trẻ mồ côi bị ngược đãi
Cô gái con riêng mồ côi trong type truyện ” Tấm Cám ” của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều ở trong hoàn cảnh phải sống với mụ dì ghẻ độc ác và cô con gái lười biếng của mụ. Cô gái con riêng phải làm quần quật suốt cả ngày trong lúc mẹ con mụ dì ghẻ sống ăn chơi nhàn nhã. Không những thế, cô gái mồ côi còn bị mắng chửi vô cớ, bị hắt hủi, bị chà đạp. Cô gái con riêng ngây thơ, hiền lành luôn bị mẹ con mụ dì ghẻ lừa dối và xúc phạm.
Trong truyện Tấm Cám của Việt Nam, cô con gái riêng – Tấm “phải làm lụng quần quật suốt ngày; còn Cám được mẹ nuông chiều, chơi dông dài ngày nọ qua ngày kia”. Cô bị con gái mụ dì ghẻ trút mất giỏ cá, bị mụ dì ghẻ lừa đi chăn trâu “đồng xa” để bắt mất con bống cô nuôi, bị mụ dì ghẻ lừa trèo lên cây cau hái quả để cúng bố rồi chặt đổ cây để giết cô gái.
Trong truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc, cô gái con riêng bị mụ dì ghẻ lừa đưa cho một cái cuốc gỗ sắp gãy bảo đi cuốc nương.
Trong truyện Benizara và Kakezara của Nhật Bản, cô gái con riêng Benizara cũng bị bà mẹ kế đối xử “rất độc ác”. Mụ sai cô vào rừng nhặt hạt dẻ nhưng lại đưa cho cô “một chiếc giỏ bị thủng đáy” còn đưa cho con gái mụ một chiếc giỏ tốt.
Cô gái con riêng trong truyện Dêvkî Rânî của Ấn Độ bị mẹ kế đối xử rất tàn nhẫn “bắt em phải chịu đủ mọi sỉ nhục”. Ngày qua ngày, cô bé đi chăn bò với một mẩu bánh khô làm đồ ăn và ít (hoặc không) quần áo che chở khỏi nắng, mưa.
Trong truyện Nàng Diệp Hạn của Trung Quốc thì sau khi cha chết, mẹ ghẻ hành hạ cô gái con riêng, “thường sai cô đi hái củi ở những nơi nguy hiểm và gánh nước ở những chỗ sâu” [8, tr 226]. Mụ còn sai cô đi gánh nước ở xa để bắt cá mổ ăn.
Trong lúc mẹ con mụ dì ghẻ ăn mặc đẹp đẽ để đi dự lễ hội ( Tấm Cám, nàng Diệp Hạn), hoặc đi về bên ngoại ăn tiệc ( Kông Chuy Pát Chuy), đi xem kịch ( Benizara và Kakezara) thì mụ dì ghẻ độc ác giao cho cô gái con riêng những nhiệm vụ nặng nề và bắt cô phải hoàn thành. Những nhiệm vụ đó thường là: phải giã ba thúng thóc và ba thúng kê, bắt đổ đầy nước vào cái chum bị thủng đáy, bắt nấu cơm trong cái nồi thủng trôn ( Kông Chuy Pát Chuy); ở nhà coi vườn ( nàng Diệp Hạn); làm một số lượng công việc lớn ( Benizara và Kakezara) hay nhặt thóc trộn gạo, nhặt kê trộn đậu, cắt cỏ…trong type truyện Tấm Cám của Việt Nam.
Cô gái con riêng không những bị đối xử bất công mà còn liên tục bị mụ dì ghẻ hãm hại, phải chết đi sống lại nhiều lần, phải hóa kiếp nhiều lần để cuối cùng mới được trở lại làm người. Motif Đứa trẻ mồ côi bị ngược đãi vừa có ý nghĩa phê phán giai cấp bóc lột vừa phản ánh những hình thức thử thách đặt ra cho nhân vật.
Motif Sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên hay Sự trợ giúp thần kì
Motif sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên có ở nhiều truyện dân gian thể hiện qua những motif tình tiết như: sự thử thách của những vị thần cải trang, sự phù trợ của đồ vật thần, cây thần, loài vật thần, sự giúp đỡ của Tiên, của Bụt. Motif này phản ánh nhu cầu tâm lý tự nhiên của con người trước những khó khăn thử thách đặt ra trong cuộc sống. Sự trợ giúp thần kì thể hiện qua thế lực siêu nhiên thần thánh có quan hệ mật thiết với tôn giáo tín ngưỡng của nơi mà truyện kể đó ra đời và lưu truyền. Motif này có sự kết hợp giữa nhu cầu tâm lý của con người trước thế giới hiện thực đầy chông gai thử thách và tôn giáo tín ngưỡng riêng của từng dân tộc. Đây cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng của tác giả dân gian, thể hiện lý tưởng nhân đạo của tác giả dân gian.
Trong truyện của Việt Nam, thế lực siêu nhiên đó là Bụt (Đức Phật), hiện lên khi cô Tấm cần sự giúp đỡ. Bụt chỉ cho Tấm mang cá bống về nuôi, mang xương cá bống về chôn, sai đàn chim đến giúp đỡ Tấm hoàn thành những công việc mà mụ phù thủy giao, ban thưởng cho Tấm quần áo đẹp để Tấm đi dự hội.
Thế lực siêu nhiên đó bà mẹ yêu tinh đã giúp cô gái con riêng tìm đường về nhà khi cô đi nhặt hạt dẻ trong rừng và lạc vào nhà của yêu tinh (truyện Nhật Bản); là con trâu hóa thân của người mẹ giúp cô gái gỡ đống tơ rối, phân loại vừng và đậu xanh (truyện Trung Quốc); là người xõa tóc từ trên trời xuống giúp đỡ cô gái, chỉ cho cô đem xương cá cất đi để khi cần cầu nguyện sẽ được tất cả (truyện Trung Quốc) (trong bản dịch của Đinh Gia Khánh trong Sơ bộ tìm hiểu truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám dịch là “người đầu trọc từ trên trời xuống”, giáo sư Kiều Thu Hoạch đã chỉnh lý đoạn dịch sai này trong bài báo Sơ bộ tìm hiểu truyện Tấm Cám của Trung Quốc đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4/1996).
Trong truyện của Hàn Quốc, cô gái con riêng được thế lực siêu nhiên trong hình dạng con bò đen (bà mẹ đẻ đầu thai) từ trên trời bay xuống cày giúp; con cóc bít hộ đáy nồi, con rắn bít hộ đáy chum, lũ chim giã hộ thóc và kê.
Truyện của Ấn Độ, thế lực siêu nhiên là con bò già của người mẹ đã mất. Con bò già nuốt miếng bánh khô của cô gái và nhả ra cho cô những thức ăn ngon lành bổ dưỡng, ban cho cô gái hình dáng xinh đẹp và luôn chăm sóc, giúp đỡ cô như một người mẹ những lúc cô gặp khó khăn.
Trong thế giới tinh thần của con người, thế giới siêu nhiên luôn tồn tại bên cạnh thế giới thế tục. Yếu tố siêu nhiên trước hết có nguồn gốc từ tín ngưỡng phong tục cổ như tín ngưỡng vật linh, Tô tem giáo. Sau này do sự ảnh hưởng của những tôn giáo khác như Phật giáo, Đạo giáo, đạo Hindu…mà có thêm những nhân vật phù trợ khác nhau như Bụt, đạo sĩ, Tiên gắn với tôn giáo tín ngưỡng của nơi mà bản kể đó lưu truyền.
Motif sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên vừa mang chức năng trợ thủ cho nhân vật cô gái con riêng nhưng “cũng là trợ thủ cho tác giả dân gian thoát khỏi những bế tắc của hiện thực”[8, tr89]. Tuy nhiên, nhân vật không hoàn toàn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên. Trái lại, họ vẫn phải tự mình quyết định số phận, tự mình vượt qua thử thách. Các thế lực siêu nhiên chỉ đóng vai trò là người hoặc vật “phù trợ”, “trợ thủ” cho nhân vật chứ không có vai trò quyết định.
Motif này bắt nguồn từ quan niệm về linh hồn của người nguyên thủy. “Người xưa tin rằng, ông bà cha mẹ sau khi chết đi trở thành linh thiêng và thường tìm cách phù trợ cho con cháu. Đó là cơ sở của việc thờ cúng vật tổ, của tô tem giáo thời công xã thị tộc nguyên thủy. Mỗi thị tộc thờ cúng một vật tổ; vật đó có thể là cây cỏ, nhưng thường là động vật. Vật đó là vật quen thuộc ở địa vực cư trú của từng thị tộc: chim, rắn, cá, sư, tử, gấu, bò tót…” [8, tr46]
Khảo sát type truyện Cô Lọ Lem của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, chúng ta thấy sự thay đổi hình dạng, sự tái sinh diễn ra ở hai nhân vật cô gái con riêng và nhân vật người mẹ. Việc người mẹ sau khi chết đi hóa thành con vật linh thiêng để phù hộ cho con mình là một ký ức về vật tổ, về tô-tem giáo.
Trong truyện của Trung Quốc, người mẹ hóa thành con trâu để ở bên con gái (truyện Muội Sẹo và Muội Xinh). Trong truyện của Hàn Quốc và Ấn Độ, con bò là hiện thân của người mẹ. Sau khi chết, người mẹ biến thành con bò đen từ trên trời bay xuống cho Kong Chuy áo, giày, kiệu, người hầu (truyện Kong Chuy Pát Chuy).
Con bò, linh hồn của người mẹ trong truyện của Ấn Độ sau khi bị giết còn biến thành đạo sĩ Brâhman ban cho cô gái “tỏa sáng” ở bất cứ nơi nào cô đến, “khóc ra ngọc trai” và “cười rơi ra hồng ngọc” [12, tr162].
Sự thay đổi hình dạng của cô gái con riêng cũng diễn ra nhiều lần trong truyện của các nước châu Á: hóa kiếp thành con chim sẻ, cây tre ( Muội Sẹo và Muội Xinh); hóa kiếp thành bông hoa, viên ngọc đỏ ( Kong Chuy Pát Chuy); biến thành con chim nhỏ trong truyện Dêvkî Rânî của Ấn Độ. Đặc biệt trong truyện Tấm Cám của Việt Nam, cô Tấm đã chết đi sống lại bốn lần dưới hình thức chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị để sau cùng mới trở lại kiếp người.
Theo quan niệm của người Ấn Độ, học thuyết về sự tái sinh bắt nguồn từ một huyền thoại nguyên thủy. Theo huyền thoại này thì “khi linh hồn từ mặt đất trở về trời, phải đi qua mặt trăng và phải ở đấy một thời gian. Sau đó, người thì được lên trời, người thì lại phải quay về mặt đất qua các trận mưa. Khi các linh hồn đến thì mặt trăng tròn đầy và khi các linh hồn ra đi thì mặt trăng lại khuyết. Đó là huyền thoại về thuyết tái sinh dạng sơ khai nhất. Theo thuyết này thì các linh hồn đều bị bắt giữ trong thế giới vật chất, nếu bị trừng phạt thì con người có thể hóa thân thành các thú vật hung dữ” [2, tr111]. Sau này, Phật giáo và Bàlamôn giáo đã tiếp thu lấy những tín ngưỡng nguyên thủy đó và nâng lên thành những giáo lý của mình. Tuy nhiên trong các type truyện Cô Lọ Lem – Tấm Cám, việc nhân vật chết đi sống lại nhiều lần, “liên tục biến hình” là do ảnh hưởng của tín ngưỡng nguyên thủy chứ không bắt nguồn từ thuyết luân hồi của Phật giáo. Trong nhiều bản truyện của Type truyện Cô Lọ Lem ở châu Á, linh hồn cô gái con riêng nhập vào con chim – cô gái bị giết chết và biến thành một loài chim đẹp. Phật giáo không thừa nhận có linh hồn khác với tín ngưỡng dân gian quan niệm có linh hồn. Phật giáo quan niệm có thuyết luân hồi nhưng từng kiếp trong quỹ đạo luân hồi ấy không cùng một chủ thể. Theo Đạo Phật, con người trong kiếp luân hồi mà bị đày làm loài vật thì đó là một sự trừng phạt.
Motif Cái thiện được ban thưởng và Cái ác bị trừng phạt
Motif cái thiện được ban thưởng và cái ác bị trừng phạt là một đặc điểm cấu tạo của truyện cổ tích thần kì, thể hiện quan niệm “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân.
Trong type truyện Cô Lọ Lem của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ, motif cái thiện được ban thưởng thể hiện ở chỗ cô gái con riêng là cô gái bản tính trong sáng, hiền lành, tốt bụng, thông minh, bị đối xử bất công, luôn sẵn lòng làm việc tốt và cuối cùng là nhận được sự giúp đỡ và được hạnh phúc.
Trong truyện của Nhật Bản, cô gái con riêng đã không ngần ngại bắt chấy rận, chải đầu, phục vụ bà mẹ yêu tinh một cách vui vẻ khi bà yêu cầu; cô gái thể hiện trí thông minh và tấm lòng thánh thiện khi làm một bài thơ giản dị mà đầy ý nghĩa cao đẹp, chiến thắng cuộc thi tài mà ông chủ giàu có đặt ra. Cô gái được ban thưởng chiếc hộp thần kì chính vì biết cách đối xử tốt với vị thần trong hình dạng bà lão, chủ nhân của ngôi nhà trong rừng khi cô bị lạc vào đó. Cô gái được ban thưởng: lên kiệu hoa vè dinh ông chủ chính vì sự thông minh và tâm hồn cao thượng của cô (truyện Benizara và Kakezara).
Cô bé Dêvkî Rânî ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó trong truyện Dêvkî Rânî của Ấn Độ được ban thưởng dưới hình thức: được linh hồn của người mẹ dưới hình dạng con bò giúp đỡ mỗi khi cô cần đến. Con bò nhả ra đầy ắp thức ăn ngon lành và bổ dưỡng nuôi lớn cô bé. Đạo sĩ Bà la môn (hiện thân của người mẹ) ban cho cô bé vẻ đẹp của mặt trăng và mặt trời. Cuối cùng, cô bé được kết hôn với tiểu vương và sống hạnh phúc mãi mãi.
Cô Tấm trong truyện Tấm Cám của Việt Nam đã làm cho ông Bụt (Đức Phật) thương cảm mà giúp đỡ và ban thưởng vì sự ngây thơ, hiền lành và tốt bụng. Cô chăm chỉ làm việc, cô yêu quý và hết lòng chăm sóc con cá bống, cô có hiếu với người cha đã mất, cô bền bỉ đấu tranh khi bị hãm hại, cô đảm đang và khéo tay. Cô Tấm đã nhận được sự ban thưởng dưới hình thức: nhận được sự giúp đỡ của Bụt mỗi khi gặp khó khăn, Bụt hóa phép cho xương cá biến thành quần áo đẹp, ngựa và đôi giày để cô đi dự hội. Sự ban thưởng lớn nhất đối với Tấm là được làm vợ vua, được vua nhận ra nhờ miếng trầu têm hình cánh phượng đẹp và khéo của cô, được trở lại làm người đẹp hơn trước sau bao lần thay đổi hình dạng. Cuối cùng cô gái được đoàn tụ và sống hạnh phúc với vua. Chính vẻ đẹp về tâm hồn và thể chất đã đem đến hạnh phúc cho cô.
Những nhân vật cô gái con riêng tốt bụng tiêu biểu cho lý tưởng của nhân dân về những con người nhân hậu, có lòng yêu thương con nguời và loài vật, trung thực và kiên cường. Những con người như thế xứng đáng được giúp đỡ và được ban thưởng. Đó là quan niệm rõ ràng của nhân dân về cái thiện và về cuộc đấu tranh bảo vệ cái thiện.
Tồn tại song song với motif cái thiện được ban thưởng là motif cái ác bị trừng phạt. Hai motif này đều có cấu trúc nguyên nhân và kết quả. Nguyên nhân của cái ác thường là do lòng tham và sự đố kị. Qua khảo sát type truyện Cô Lọ Lem của Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, chúng tôi nhận thấy cái ác và sự trừng phạt biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những mức độ khác nhau.
Trong truyện của Trung Quốc, mẹ con mụ dì ghẻ bị phi thạch từ trên trời bắn trúng và chết cả hai ( nàng Diệp Hạn). Cô em bị rơi xuống vạc dầu chết, còn mụ dì ghẻ chết vì nhìn thấy cái đầu cháy của con ( Muội Sẹo và Muội Xinh).
Trong truyện của Ấn Độ, mẹ con mụ dì ghẻ bị tiểu vương trừng phạt bằng cách cắt mũi và tai họ rồi đuổi cả hai mẹ con ra khỏi vương quốc (truyện Dêvkî Rânî).
Riêng truyện Tấm Cám của Việt Nam, mức độ trừng phạt ta thấy nặng hơn: Cám chết do tắm nước sôi và mẹ Cám chết do ăn phải thịt con.
Tội ác càng man rợ thì hình thức trừng phạt càng khủng khiếp. Mẹ con mụ dì ghẻ không những đối xử bất công với cô Tấm mà còn giết hại cô chết đi sống lại nhiều lần nên sự trừng phạt cũng nặng nề hơn.
Motif cái thiện được ban thưởng và cái ác bị trừng phạt đã thể hiện lý tưởng nhân đạo và công bằng của tác giả dân gian trước cuộc đấu tranh của cái thiện chống lại các ác, thể hiện nguyện vọng của người dân lao động cái thiện phải thắng cái ác.
Kết luận
Như vậy, qua khảo sát nội dung, kết cấu và những motif chính cấu thành nên cốt truyện của một số truyện tiêu biểu trong type truyện Cô Lọ Lem ở một số nước châu Á: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, chúng tôi nhận thấy type truyện này ở các nước có nhiều nét tương đồng và dị biệt. Từ đó cho thấy quy luật vận động trong sáng tác dân gian, trong quá trình nẩy sinh và lưu truyền đã có sự bổ sung và sửa đổi theo điều kiện lịch sử – xã hội và hệ tư tưởng ở các dân tộc. Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, bên cạnh sự bảo lưu các yếu tố văn hóa của cư dân bản địa còn là sự bổ sung vào đó những yếu tố mới cho phù hợp với thực tế xã hội của dân tộc mình.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Từ nền tảng cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, dân tộc Việt Nam vẫn luôn giữ được những nét truyền thống của văn hóa bản địa kết hợp cùng những yếu tố giao thoa với các nền văn hóa khác như giao thoa văn hóa với Ấn Độ và Trung Hoa trong tiến trình phát triển. Việt Nam và Trung Quốc là những nước gần nhau về địa lý, có nhiều nét tương đồng về văn hóa và cội nguồn dân tộc. Còn Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc tuy cách nhau về địa lý, khác biệt nhau về cấu trúc xã hội, tiến trình lịch sử và tính cách dân tộc, song trong nhiều phương diện văn hóa, Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc lại có những điểm tương đồng. Điều đó có thể lý giải bởi ba nước đều nằm trong khu vực Đông Á, Châu Á; đều có sự giao lưu tiếp biến văn hóa với Trung Hoa và Ấn Độ. Cơ sở hình thành và chi phối những điểm tương đồng về kiểu truyện dân gian trong văn hóa Việt Nam và một số nước châu Á chính là cơ tầng văn hóa dân gian với một phức thể văn hóa lúa nước và ở thái độ tiếp nhận cởi mở, hòa đồng nhiều luồng tư tưởng văn hóa khác nhau của cư dân châu Á.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đỗ Thu Hà (2015), Giáo trình văn học Ấn Độ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Thị Huế chủ biên (2012), Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
Đặng Văn Lung (Chủ biên) (1998), Lưu Thị Sinh, Đặng Linh Chi, Chi liêu, Trần lệ Cung, Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr. 238-246
Nguyễn Thị Nguyệt (2010), Khảo sát và so sánh một số típ và mô típ truyện kể dân gian Việt Nam – Nhật Bản, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhiều tác giả (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 6, Truyện cổ tích thần kỳ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đinh Gia Khánh (1999), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
Jeon Hye Kyung (2009), Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3/2009, tr72-87.
Park Yeon Kwan (2001), Bước đầu so sánh truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Đường Tiểu Thi (2008), So sánh kiểu truyện Cô Lọ Lem của một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Văn học, Khoa Văn học, Trường ĐHKHXH và NV, ĐHQGHN.
D. H. Wadia (1894), Folklore in Western India, Indian Antiquary, vol XXIII, Bombay (Dévki Rání, tr 160 – 164)
Viện Nghiên cứu văn hóa tinh thần Hàn Quốc (sưu tầm) (1984), Tổng quan văn học truyền khẩu Hàn Quốc 1-9, Viện Nghiên cứu Hàn Quốc học Trung ương xuất bản, tr60 – 66.
Truyện Cổ Tích Cô Bé Lọ Lem
Cô bé Lọ Lem, hay các bé thường hay gọi là công chúa Lọ Lem là một câu chuyện dân gian có tới hàng ngàn biến thể được biết đến trên toàn thế giới.
[the_ad id=”1585″]
Nhân vật chính là một cô gái trẻ tốt bụng phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh. Các phiên bản cổ xưa nhất của truyện bắt nguồn từ Trung Quốc, và phiên bản châu Âu lâu đời nhất bắt nguồn từ nước Ý.
Các phiên bản phổ biến nhất lần đầu tiên được xuất bản bởi Charles Perrault vào năm 1697, và sau đó bởi anh em nhà Grimm – chính là câu truyện mà các bé sẽ được nghe ngày hôm nay.
Truyện kể về một cô bé có tên là Êla, đây là một cô bé rất xinh đẹp và tốt bụng, cô có mái tóc màu vàng óng và cặp mắt xanh thăm thẳm. Cha mẹ mất sớm nên Êla phải sống chung nhà với bà dì ghẻ và 2 cô con gái riêng vô cùng xấu xí và xấu tính. Êla bị mẹ kế hành hạ bắt làm việc suốt cả ngày từ sáng đến tối, lúc nào cũng quanh quẩn trong bếp nấu nướng, quét dọn… Chính vì người ngợm lúc nào cũng lấm lem bụi bẩn nên mọi người gọi cô là Lọ Lem.
Ngày xửa ngày xưa ở một đất nước xa xôi có một người đàn ông giàu có nhưng goá vợ, sống trong một ngôi nhà rộng lớn cùng với cô con gái duy nhất tên là Êla. Người cha dành cho cô công chúa xinh đẹp tất cả tình yêu thương mà ông có và rất nhiều thứ mà cô bé nào cũng đều mong muốn có được: váy áo đẹp đẽ, một con ngựa và một con chó con. Tuy thế ông luôn tâm niệm rằng điều Êla cần nhất chính là sự chăm sóc của một người mẹ hiền. Vậy là người cha quyết định tái hôn với một người phụ nữ có hai cô con gái trạc tuổi con ông, hy vọng 3 đứa trẻ sẽ vui vẻ lớn lên cùng nhau.
Thật đáng buồn, người cha tốt bụng không may qua đời sớm, kể từ đó bà mẹ kế bắt đầu để lộ bản tính thật sự của bà. Bà ta là một người lạnh lùng khô khan, đặc biệt bà luôn ghét bỏ, chì chiết và ganh tị với sự xinh đẹp và nết na của Êla. Hai cô con gái của bà ta Anatisia và Drizella cũng xấu nết và xấu người hệt như mẹ của mình. Hai cô này ngày ngày ăn mặc đẹp đẽ, chải chuốt chỉn chu, còn Êla đáng thương thì phải mặc những bộ quần áo cũ kĩ, nhàu nhĩ, thô ráp và đeo khăn yếm của người đầy tớ. Cô bé phải làm đủ mọi việc nặng nhọc nhất trong nhà. Cô dậy từ trước lúc mặt trời mới chớm ló dạng ở đằng xa, gánh nước, đốt lò, nấu ăn và chùi dọn nhà cửa sân vườn. Khi xong việc, cô lủi thủi đến ngồi bên cạnh lò sưởi giữa những tro tàn và gỗ cháy, người ngợm lấm lêm, vì thế người đời gọi Êla là Cô Bé Lọ Lem.
Lọ Lem kết bạn với những chú chim ríu rít hót ngoài cửa sổ đánh thức cô dậy mỗi sớm mai. Cô làm bạn với những chú chuột nhắt ở chung phòng. Cô còn đặt tên và thuê thùa tặng cho chúng những bộ quần áo bé tí tẹo với mũ trùm đầu đáng yêu. Đám chuột nhắt vô cùng yêu mến cô vì cô thường cứu chúng ra khỏi những bẫy chuột hay nanh vuốt của Quỷ Sứ, tên con mèo có tính tình hung dữ của bà mẹ kế.
Công việc mỗi sáng của Lọ Lem là chuẩn bị đồ ăn tươm tất cho cả nhà, đổ đầy sữa cho con mèo, xương cho chú chó, lúa mạch cho con ngựa, bắp và ngũ cốc cho những con gà, ngỗng và vịt trong sân nông trại. Cô còn phải mang đĩa thức ăn sáng lên tận phòng cho bà mẹ kế, Anatasia và Drizella.
” Mang áo váy của tao đi ủi và đem về đây nội trong một giờ” Drizella ra lệnh, ” Đừng có quên khâu quần áo của tao, làm cho xong và đừng có hòng kéo lê cả một ngày trời” Anatasia đòi hỏi. Mẹ kế cũng gầm gừ trong miệng, ” Đem đồ bẩn đi giặt ngay. Sau đó thì làm sạch tấm thảm đỏ lớn ở phòng khách, chùi rửa các cửa sổ cho bóng loáng, và cả những tấm thảm lớn nhỏ khác.”
” Thưa mẹ vâng, vâng Drizella, vâng Anatasia. ” Lọ Lem vui vẻ trả lời và nhanh chóng đi làm công việc của mình không một chút than vãn hay buồn rầu.
Câu Chuyện Cổ Tích “Cô Bé Lọ Lem” Luôn Được Yêu Thích
Câu chuyện cổ tích “Cô bé Lọ Lem” với sự lung linh, huyền ảo của thế giới cổ tích cùng tình yêu lãng mạn, sự hài hước vui nhộn, từng được yêu mến ở khắp nơi trên thế giới. Đã có hàng ngàn phiên bản khác nhau thể hiện câu chuyện hấp dẫn này ở rất nhiều loại hình: Kịch, phim, múa ba-lê, phim hoạt hình… Và trên sàn diễn của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.Hồ Chí Minh, vở ba-lê cổ điển “Cô bé Lọ Lem” đã trở thành chương trình biểu diễn được mong đợi hàng năm đối với cả các khán giả lớn tuổi và nhỏ tuổi tại TP.Hồ Chí Minh. Vở ba-lê này được tái diễn vào hai đêm 8 và 9/4/2016 tại Nhà hát Thành phố (số 7, Công trường Lam Sơn, Q.1, TP.HCM), có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ: Trần Hoàng Yến, Đàm Đức Nhuận, Nguyễn Phúc Hùng, Hồ Phi Điệp, Phạm Thế Chung, Chloe Glemot, Nguyễn Thu Trang, Phan Thị Hồng Châu, Đỗ Nguyễn Hải Anh…
Ngồi nhà, trong tâm trạng của một cô gái mới lớn, Lọ Lem tưởng tượng ra cảnh một cung điện nguy nga, rực rỡ, hoành tráng, cô ước gì mình cũng được tham dự để thấy mặt hoàng tử mà mọi người đồn thổi rằng rất đẹp trai, được nhìn thấy sự sống giàu sang của bậc vua chúa, quý tộc, công nương, công tử, ước mình có một chiếc váy đẹp, được khiêu vũ với hoàng tử, ước đủ thứ… nhưng những điều ước mơ đó chỉ có trong trí tưởng tượng của Lọ Lem. May mắn thay, bà Tiên đỡ đầu của Lọ Lem đã giúp cô đến được với buổi dạ hội dù rất muộn. Cô là người cuối cùng được hoàng tử nhìn thấy và mời khiêu vũ, sự dịu dàng và gương mặt thánh thiện của Lọ Lem đã làm hoàng tử say mê. Tuy nhiên, nhớ lời bà Tiên dặn, Lọ Lem phải ra về trước khi đồng hồ gõ 12 tiếng. Và lúc chạy khỏi hoàng cung, Cinderella đã đánh rơi lại một chiếc giày…
Với cảnh trí, ánh sáng sân khấu và trang phục lộng lẫy, những màn múa lung linh tuyệt đẹp, những màn hài hước, vui nhộn với kỹ thuật ba-lê điêu luyện trong âm nhạc đỉnh cao, vở ba-lê cổ điển “Cô bé Lọ Lem” có sức hấp dẫn và cuốn hút mạnh mẽ, xứng đáng là một món ăn tinh thần đặc biệt, góp phần làm đa dạng hơn đời sống văn hóa, nghệ thuật và giải trí tại TP.Hồ Chí Minh.
Năm 2013, nghệ sĩ – biên đạo múa người Na Uy Johanne Jakhelln Constant đã cùng với các nghệ sĩ Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.Hồ Chí Minh dàn dựng và giới thiệu tới khán giả vở vũ kịch nổi tiếng “Cô bé Lọ Lem” của Sergei Prokofiev. Đêm biểu diễn ra mắt của vở diễn vào tháng 8/2013 đã nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả và đánh giá rất cao của giới chuyên môn và truyền thông. Từ đó, vở vũ kịch này luôn nằm trong danh sách được yêu cầu của khán giả.
Khoảng những năm từ 1940 đến 1944, nhà soạn nhạc người Nga Sergei Prokofiev, một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất của thời kỳ âm nhạc thế kỷ XX, đã viết tác phẩm âm nhạc cho ba-lê “Cô bé Lọ Lem”. Vở ba-lê đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và cũng là một trong những vở ba-lê nổi tiếng nhất thế giới, đã có tới hơn 1.500 phiên bản biên đạo múa khác nhau cho “Cô bé Lọ Lem” trên tác phẩm âm nhạc của Sergei Prokofiev.
Vở ba lê “Cô bé Lọ Lem” được biểu diễn ra mắt vào năm 1945 tại Nhà hát Bolshoi với phần biên đạo múa của nhà biên đạo người Nga Rostislav Zakharov.
Nhà biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy Johanne Jakhelln Constant, người đã có nhiều kinh nghiệm trong ba-lê cổ điển với gần 10 năm làm Giám đốc nghệ thuật cho Đoàn múa Ballet Quad Cities (Hoa Kỳ). Cô là người đầu tiên đã giúp cho các nghệ sĩ của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP.Hồ Chí Minh tự tin trình diễn hoàn chỉnh một vở ba-lê cổ điển. Nhà biên đạo múa nổi tiếng người Na Uy Johanne Jakhelln Constant cũng là người đã dàn dựng thành công vở vũ kịch “Kẹp hạt dẻ”, tạo được cảm tình tốt trong lòng khán giả TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Minh – Ảnh: Kim SaTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 396
Truyện Cười Thời Xưa Ở Liên Xô, Không Phải Thời Nay Ở Việt Nam
Q: Có sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản không? * A: Về nguyên tắc là có. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa có tình trạng người bóc lột người. Còn trong chế độ cộng sản chủ nghĩa thì là ngược lại.
* Q: Có đúng là ở Liên Bang Xô Viết có tự do ngôn luận giống như ở Hoa Kỳ không? * A: Về nguyên tắc là đúng. Ở Hoa Kỳ, quý vị có thể đứng trước Washington Monument ở Washington, DC, và hét to, “Đả đảo Reagan!”, và quý vị sẽ không bị trừng phạt. Ở Liên bang Xô Viết, quý vị có thể đứng ở Quảng trường Đỏ ở Moskva và hét to “Đả đảo Reagan!”, và quý vị vcũng sẽ không bị trừng phạt.
* Q: Có đúng là nhà thơ Vladimir Mayakovsky đã tự sát hay không? * A: Vâng, đúng vậy, và người ta còn thu âm lại được những lời nói cuối cùng của nhà thơ: “Các đồng chí, xin đừng bắn.”
* Q: Tại sao trên thị trường không có bột mì? * A: Bởi vì người ta mới bắt đầu cho bột mì vào bánh mì.
* Q: Có đúng là ở Liên bang Xô viết người ta không cần tới thiết bị âm thanh nổi hay không? * A: Vâng, về nguyên tắc là đúng. Ở đây người ta nghe thấy cùng một loại âm thanh từ mọi hướng.
* Q: Có đúng là điều kiện sống ở các trại lao động cải tạo là tuyệt vời không? * A: Về nguyên tắc là đúng. Năm năm trước một thính giả của chúng tôi không tin điều này và vì thế đã được gửi tới đó để điều tra. Vị thính giả này có vẻ đã thích ở kia tới mức mà giờ này ông ta vẫn còn chưa thèm quay về lại.
* Q: Trong thời cộng sản chủ nghĩa chúng ta có còn tiền không? * A: Không, cả cái đó cũng không còn nữa. (Cũng ở đây hàm ý là hàng hoá đồ ăn đã không còn rồi)
* Q: Một quả bom nguyên tử có thể phá huỷ thành phố Yerevan yêu quý của chúng tôi với những toà nhà tráng lệ và những khu vườn tuyệt đẹp không? * A: Về nguyên tắc thì có thể. Nhưng Moskva còn là thành phố tráng lệ hơn nhiều.
* Q: Cosmopolitan (đô thị) là gì? * A: Chính trị viên phó du hành vũ trụ gia (Cosmonaut’s deputy in political affairs.)
* Q: Khiêu dâm và gợi tình khác nhau thế nào. * A: Độ nét của tiêu cự.
* Q: Một người đàn bà có thể vẫn còn trinh trắng sau ba cuộc hôn nhân hay không? * A: Có, nếu ông chồng đầu tiên là người Pháp, ông chồng thứ hai người Armenia, và ông thứ ba là một học giả Xô Viết.
* Q: Phụ nữ có thể làm được gì từ không có gì? * A: Một kiểu tóc thời thượng, một món xa lát, và một tai hoạ.
* Q: Một ông có thể chơi được một trăm người đàn bà trong một đêm không? * A: Được, nếu đấy là đêm bắc cực.
* Q: “Kinh doanh kiểu Nga” là gì? * A: Ăn trộm một két vodka, mang đi bán, xong dùng tiền mua hết rượu để uống cho say.
* Q: Tại sao phụ nữ chăm sóc nhan sắc nhiều hơn trí tuệ đến vậy? * A: Bởi vì trên đời có ít bọn mù hơn bọn ngu rất nhiều.
* Q: Có đúng Tchaikovsky là người đồng tính không? * A: Đúng, nhưng đây không phải lý do duy nhất chúng ta yêu quý ông.
Một bọn súc vật bị nhốt trong tù đang khoe khoang chiến tích nào đưa chúng vào tù. Gà trống không tham gia vào các câu truyện đó. Một con nào đó hỏi: Sao mày lại phải vào đây? “Tao không thèm nói chuyện với lũ tội phạm chúng mày. Tao là một tù chính trị.” “Tù chính trị là sao?” “Tao đã mổ vào đít một đội viên thiếu niên tiền phong!”
1, Ba tù nhân nói chuyện với nhau. Người thứ nhất: “Tôi đi luôn làm muộn 10 phút. Tôi bị kết tội phá hoại CNXH.” Người thứ hai: “Tôi luôn đi làm muộn 10 phút. Tôi bị kết tội làm gián điệp.” Người thứ ba: “Tôi luôn đi làm đúng giờ. Tôi bị kết tội dùng đồng hồ của Tư bản.”
2, Một ông già sắp chết đang thở nhè nhe một mình trong căn phòng nhỏ dưới gầm cầu thang. Bỗng có tiếng dộng cửa. Ông già hỏi: “Ai đấy?” Đáp: “Thần chết.” Ông già: “Ơn Chúa! Thế mà ta cứ tưởng KGB.”
3, Hỏi: “Tại sao điệp viên KGB phải hành động theo nhóm ba người?” Đáp: “Một người đọc, một người chép và người thứ ba canh chừng hai kẻ còn lại.”
4, Stalin một hôm quyết định đi vi hành để xem cuộc sống của tầng lớp lao động ra sao, cho nên ông ăn vận thật bình thường và ra khỏi điện Kremlin.
Sau một thời gian ông đến một rạp chiếu phim. Sau khi bộ phim kết thúc, trên màn ảnh hiện ra hình ảnh của Stalin và quốc ca Liên Xô được cất lên. Tất cả mọi người đều đứng dậy và hát, riêng chỉ có Stalin là không đứng dậy.
Một người đàn ông ở hàng ghế sau ghé vào tai Stalin và nói: “Đồng chí, tôi biết chúng ta đều nghĩ giống nhau nhưng an toàn hơn hết là cứ đứng lên.”
5, Ivan cuối cùng đã dành dụm đủ tiền để mua được một chiếc xe hơi. Sau khi trả đủ tiền Ivan được người ta nói rằng ba năm nữa anh sẽ được giao xe.
“Xin đồng chí cho hỏi tôi sẽ nhận được xe vào tháng mấy?” Ivan hỏi. “Tháng Tám.” “Ngày mấy?” “Ngày Hai.” “Đồng chí có thể cho tôi biết tôi sẽ được giao xe sáng hay chiều?” “Chiều. Mà sáng hay chiều quan trọng gì?” “Vì người thợ sửa ống nước sẽ đến vào buổi sáng.”
6, Moscow một ngày giữa mùa đông. Trời tuyết trắng xoá, gió rít áo ào. Trong thành phố người ta đồn rằng ngày mai sẽ có thịt hạ giá ở cửa hàng mậu dịch số 1. Mười ngàn người đến xếp hàng, với áo ấm, vodka và bàn cờ.
3 giờ sáng. Người bàn hàng thông báo: “Thưa các đồng chí. Trung ương đảng ra thông báo là không có đủ thịt cho tất cả mọi người. Vì vậy ai là người Do Thái xin mời đi về.” Thế là tất cả người Do Thái đi về. Những người còn lại vẫn kiên nhẫn xếp hàng.
7 giờ sáng. Người bàn hàng thông báo: “Thưa các đồng chí. Trung ương đảng ra thông báo là hôm nay không có thịt bán. Vì vậy đề nghị các đồng chí đi về.” Thế là đám đông ra về lẩm bẩm: “Mẹ kiếp, lũ Do Thái toàn gặp may!”
Phỏng vấn phụ nữ Nga. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ nhất? A: Cạo trọc đầu chồng. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ hai? A: tịch thu thẻ Đảng. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ ba? A: Ly dị Q: Tại sao ? A: Ai cần một thằng đầu trọc lại không phải Đảng viên…
Phỏng vấn phụ nữ Pháp. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ nhất? A: Tôi sẽ phản bội nó mười lần. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ hai? A: Tôi sẽ phản bội nó mười lần nữa. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ ba? A: Ly dị Q: Tại sao ? A: Tôi không thể vì nó mà trở thành con điếm được…
Phỏng vấn phụ nữ da đen. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ nhất? A: Tôi sẽ cắt của nó 10 cm. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ hai? A: Tôi sẽ cắt của nó thêm 10 cm nữa. Q: Bạn sẽ làm gì nếu chồng bạn phản bội bạn lần thứ ba? A: Ly dị Q: Tại sao ? A: Tôi biết làm gì với 10 cm còn lại …
Một ông nông dân bị nông trang cướp mất đất liền viết thư khiếu nại gửi cho đồng chí Lê Nin ở Moskva. Một tháng sau chính quyền gọi ông nông dân lên. “Tại sao ông lại gửi thư cho đồng chí Lê Nin? Ông không biết đồng chí Lê Nin đã chết rồi sao?” “Mẹ kiếp, tại sao lúc các người cần thì đồng chí Lê Nin sống mãi trong sự nghiệp, còn lúc ta cần thì đồng chí ấy lại chết mất rồi?”
–
Karl Marx sống lại đến thăm Moskva và được đưa đi thăm thú mọi nơi. Trước khi kết thúc chuyến đi Người xin được lên TV phát biểu đôi lời. Chính quyền sợ Người nói gì không tốt định không cho nhưng do Người hứa chỉ nói đúng một câu nên cuối cùng họ cũng cho phép. “Người dân lao động toàn thế giới, hãy tha lỗi cho tôi!”
–
– Truyện thần thoại Pháp khác truyện thần thoại Liên Xô thế nào? – Một cái bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa…”, thứ kia bắt đầu bằng câu: “Không còn bao lâu nữa…”
–
Một người Ba Lan vừa đi thăm Liên Xô về xách theo hai vali rất to, trên cổ tay có chiếc đồng hồ Liên Xô mới đẹp. Anh ta khoe với bạn: “Đồng hồ trông bé thế này mà các nước tư bản không thể nào có được. Nó cho biết thời gian, nhịp tim, nhiệt độ, độ ẩm, giờ mặt trời mọc và lặn ở Paris, Tokyo, New York, vv.” “Kinh quá nhỉ, thế mấy cái vali này là thế nào đấy?” “À, hai quả pin của đồng hồ thôi.”
–
Người qua đường ở Moskva hỏi một bà già xách một túi đầy các cuộn giấy vệ sinh là bà mới mua giấy ở đâu. “Mua, thời này làm gì có để mua cơ chứ. Chỗ giấy này dùng 5 năm rồi đấy, tôi mới đi lấy ở hiệu giặt về.”
Trên tầu hỏa một anh này vừa đọc báo vừa thì thầm: đúng là đời của chó. Ngay lập tức người ngồi cạnh chìa thẻ KGB ra và bắt anh này phải đi theo. Anh ta chống chế: “Tôi đang đọc về đời sống ở Mỹ và tôi nói là người dân Mỹ sống đời sống khổ sở của chó.” Tay KGB nói: “Không, đi ngay theo tao đi, tao biết thừa ai sống đời của chó.”
Đảng bộ Leningrad mới ra nghị quyết về tạo ra sự dư thừa lương thực cho dân chúng. Phóng viên một tờ báo phỏng vấn một bà già trên đường phố là bà nghĩ gì về nghị quyết này. “Thời phát xít Đức bao vây chúng ta còn sống sót được thì chắc rồi cũng sẽ sống sót được sự dư thừa lương thực này thôi.”
Hai đảng viên Ivanov và Petrov đi vào một hàng ăn để kỷ niệm sinh nhật Petrov. Hai người cưa một chai vodka xong Ivanov nói: “Bạn thân mến, anh biết là tôi yêu quý anh. Tại sao tôi lại yêu quý anh? Tôi yêu quý anh không phải vì anh ăn trộm tiền đảng phí từ văn phòng Đảng, cũng không phải vì anh đẩy mẹ vợ anh vào nhà thương điên, cũng không phải vì anh ngày nào cũng đánh vợ, lại càng không phải vì anh hiếp con bé mù 13 tuổi, tôi yêu quý anh vì anh là một người cộng sản thực sự tốt.”
Hồi Liên Xô mới đổ, một anh này vào tiệm uống cà phê đòi xin một tờ báo Đảng. “Chúng tôi dạo này không tích trữ báo Đảng nữa.” Vài phút sau anh ta lại xin một tờ báo Đảng. “Dạo này chúng tôi không còn có báo Đảng nữa.” Mười phút sau anh ta lại hỏi xin một tờ báo Đảng. Phục vụ viên cáu tiết hét lên: “Tôi đã nói mấy lần là bây giờ quán chúng tôi không chứa báo Đảng nữa sao anh cứ hỏi mãi?” “À, tại câu đấy nghe hay quá, xin cứ nhắc lại thêm vài lần nữa cho tôi nghe.”
Hai anh tù nói chuyện. Một anh hỏi: “Sao cậu lại ở đây.”
“Tôi kể truyện cười. Án 15 năm. Thế còn anh?”
“Tôi chẳng mắc tội gì cả. Án 10 năm.”
“Anh nói dối. Không có tội gì thì án chỉ là 5 năm thôi.”
Thông báo thi kể truyện cười. Giải nhất 15 năm, giải nhì 10 năm, hai giải an ủi mỗi giải 5 năm.
Giáo hoàng bị ám sát. Ai cũng nói điệp viên KGB nhúng tay vào vụ này. Để hóa giải mọi buộc tội vô căn cứ Liên Xô quyết định thiết lập ủy ban điều tra. Sau một thời gian điều tra ủy ban họp báo tuyên bố Liên Xô hoàn toàn vô can. Nhà báo hỏi: “Làm sao các ông chứng minh được điều đó?” “Chúng tôi chứng minh được điều này bởi vì chúng tôi đã xác định được rằng chính Giáo hoàng đã là người nổ súng trước.”
Nhà báo Mỹ không sao hiểu nổi tại sao dân Liên Xô lại mua loại công trái mà chắc chắn sẽ không được chi trả. Các nhà ngoại giao Xô Viết nói: “Ở nước chúng tôi không ai bị bắt làm gì cả. Ai cũng làm mọi việc một cách tự nguyện. Đến chó cũng tự nguyện liếm hạt tiêu.” Nhà báo Mỹ: “Làm gì có chuyện đấy. Tôi muốn thấy chó tự nguyện liếm hạt tiêu.” Người ta mang một con chó vào phòng, nhà ngoại giao tự tay bôi hạt tiêu vào đít chó, chó liếm lấy liếm để chỗ dính hạt tiêu. “Ông thấy không, nhân dân chúng tôi cũng tình nguyện mua công trái theo cách đó.”
Một bà đi vào cửa hàng hỏi: “Các đồng chí có thịt không?” “Không, không có thịt.” “Thế các đồng chí có sữa không?” “Không, cửa hàng chúng tôi chỉ là cửa hàng thịt. Bà sang cửa hàng bên kia đường đi, bên đó họ mới không có sữa.”
– Tại sao bể bơi quốc gia lại đóng cửa hôm nay? – Người ta đang rửa ảnh của đồng chí Brezhnev.
Chuyện ở phòng tư vấn tình dục.
Một đôi nam nữ đến gặp bác sĩ tư vấn tình dục. Thưa bác sĩ, chúng tôi lấy nhau đã hai năm, quan hệ tình dục bình thường mà không hiểu tại sao chưa có con ? Bác sĩ hỏi : các bạn đã tham gia khoá học dành cho những người chuẩn bị lập gia đình không? Đáp : có, chúng tôi đã tham gia khoá học này Hỏi : thế anh chị có làm đúng như chỉ dẫn không ? Đáp : có, chúng tôi làm đúng như chỉ dẫn. Hay là chúng tôi sẽ làm, bác sĩ xem xem chúng tôi có làm đúng không ? Bác sĩ : Thế cũng được. Sau khi đôi nam nữ thực hiện xong, bác sĩ băn khoăn : Có vẻ như các bạn làm đúng như chỉ dẫn. Hay là chúng tôi làm lại, bác sĩ quan sát kỹ xem chúng tôi làm có thiếu công đoạn nào không ? Đôi nam nữ đề nghị. Sau khi đôi nam nữ thực hiện lại lần hai. Bác sĩ vò đầu bứt tai : Có vẻ như cô cậu làm hoàn toàn đúng. Để tôi tham khảo ý kiến của giáo sư. Bác sĩ liền gọi điện cho giáo sư chuyên ngành, trình bày về sự việc. Tieengs giáo sư trong ống nghe : Hỏi xem có phải là Ivanov và Ivanova không? Đúng hả? Đuổi ngay chúng đi. Bọn nó là sinh viên, không có tiền thuê phòng nên bày trò ….
– Tổng thống Mỹ George Bush và Gorbachev ngồi máy bay và đang khoe coi ai đem lại lợi ích cho dân chúng nhiều hơn. Gorbachev liệng một đồng rúp ra ngoài cửa sổ rồi nói: “Hôm nay tôi làm một người hạnh phúc”. Bush thấy vậy lấy ra 2 tờ 1 đô liệng ra rồi nói: “Tôi làm hai người hạnh phúc”. Hai ông phi công nhìn nhau rồi nói: “Chúng ta nên liệng hai tên xạo này ra khỏi máy bay và làm cả thế giới hạnh phúc không?”
– KGB ra thông báo: Điều 1: Cấm đái bậy trong công viên vì sẽ làm micro rỉ sét Điều 2: Cấm tưới cây trong chậu vì máy nghe sẽ bị hỏng
– Các nhà khảo cổ học đào được một xác ướp. Thế giới tổ chức hội nghị thẩm định tuổi xác ướp, không ai đoán ra. Sau đó Liên hiệp quốc đề nghị đưa xác ướp đi từng nước để mỗi nước dùng công nghệ của mình xác định tuổi. Mỹ nói khoảng 3000 ngàn năm, Nhật nói chính xác là 2953 năm. Liên Xô tuyên bố 2953 năm, 5 tháng, 4 ngày tuổi. Cả thế giới chấn động, các nhà báo tới hỏi viện Khảo cổ Liên Xô. Viện Khảo cổ cho biết giới khoa học Liên Xô chưa có khả năng giám định xác ướp nhưng bộ Chính trị không chịu thua các nước nên đưa xác ướp đó qua KGB giám định. Sau khi KGB khảo tra xác ướp đã khai tuổi chính xác của mình.
– Điện Kremlin bị chuột tấn công, Brezhnev cho gọi người diệt chuột tới. Anh này lấy trong túi ra một con chuột máy, nhấn nút một cái, con chuột nhảy múa, hát hò. Những con chuột khác thấy vậy chạy ra coi và làm theo. Con chuột máy từ từ tiến ra cửa lớn rồi nhảy xuống sông. Những con chuột khác cũng nhảy theo. Brezhnev lộ vẻ hài lòng nhưng vẫn thắc mắc: “Đồng chí có thể làm chuột máy nhưng đồng chí có thể làm được một gã Mỹ bằng máy không?”
2. Thời nội chiến, Abramovich bị điều đi nhập ngũ. Cô vợ Shara gửi điện tín cho anh: Shara: “Phải trồng khoaị Chấm. Nhưng không có ai cuốc đất cả. Chấm.” Abramovich: “Đừng có cuốc vườn vội. Chấm. Có một khẩu súng máy giấu trong vườn. Chấm.” Shara: “Các ông trinh sát Cheka vừa đến nhà mình hôm qua. Chấm. Họ đã đào tung cả khu vườn. Chấm.” Abramovich: “Thế là em có thể trồng khoai được rồi.”
4. Các thành viên ban lãnh đạo thượng đỉnh của Đảng bị bệnh chấy rận. Các bác sĩ đủ loại tìm cách diệt chấy rận, nhưng không thành. Cuối cùng, người ta cho gọi Radek, kẻ có thể tìm thấy một giải pháp gì đó cho mọi việc. Radek nói: – Không gì đơn giản hơn thế! Phải tập thể hóa lũ chấy rận! Đa số chết rụi, số còn lại sẽ tháo chạy!
5. Một người Mỹ và một người Nga tranh luận xem ai vĩ đại hơn: tổng thống Hoover hay Stalin? – Tất nhiên là Hoower rồi! Bởi lẽ ông đã cai nghiện cho chúng tôi! – Đã có gì là to tát! Stalin còn cai ăn cho chúng tớ thì sao!
1. Lý lịch
Có 2 anh em thời nội chiến (1919) ở Nga. Anh theo Hồng quân, em Bạch vệ. Sau chiến tranh cả 2 về làng, đi xin việc. Ông em đến gặp Chủ tịch nông trang. Hỏi:
– trước anh làm gì? – Bạch vệ. – Quá xấu, không được, chúng tôi k0 nhận. – Nhưng anh tôi là Hồng quân. – Thế à? Lý lịch tốt. Nhận.
2. Nhà trẻ Trong nhà trẻ Liên xô, cô giáo hỏi các cháu: – Trẻ em nước nào có nhiều đồ chơi nhất? – (đồng thanh): dạ thưa cô Liên xô ạ! – Trẻ em nước nào được ăn ngon nhất? – (đồng thanh): dạ thưa cô Liên xô ạ! – Trẻ em nước nào hạnh phúc nhất? – (đồng thanh): dạ thưa cô Liên xô ạ!
Bỗng Vô va đứng lên khóc hu hu. Cô giáo hỏi: – Tại sao cháu khóc? – Thưa cô cháu muốn đến Liên xô!
Cũng có tiếu lâm về người Do Thái ở Đông Âu: “Này Hymee, em trai Joseph của anh thế nào?” “Cậu ấy sống ở Praha và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.” “Thế còn chị gái Judith của bạn thì sao?” “Chị ấy khoẻ, sống ở Budapest và đang đóng góp xây dựng tương lai cộng sản.” “Thế còn ông anh Bernie?” “Anh ấy sang sống ở Israel rồi.” “Và cũng đang xây dựng chủ nghĩa xã hội bên đó?” “Anh điên à? Đời nào anh ấy chịu làm chuyện đó cho đất nước yêu quý của mình?”
“Tôi đố bạn vì sao nước Đan Mạch không đi theo con đường cộng sản?” “Thượng Đế thương dân tộc nhỏ bé đó quá nên không nỡ.” “Quân Mỹ ở Tây Đức hỏi một đàn cừu từ phía Đông sang: “Sao cừu lại bỏ vùng do Hồng quân Liên Xô chiếm? Cừu đáp: “Tất cả chỉ vì công an mật.” “Sao thế? Họ làm gì?”
Hỏi (Q): Điều gì khác biệt giữa Hiến pháp của Mỹ và Liên Xô? Cả hai đều bảo đảm quyền tự do ngôn luận? Trả lời (A): Trên nguyên tắc, đúng là thế, chỉ có điều Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do sau khi ngôn luận.
Q: Có phải ở Liên Xô tất cả mọi người đều bình đẳng. A: Đúng vậy, nhưng có một số người bình đẳng hơn những người khác.
Q: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Xô? A: Những khó khăn tạm thời.
Q: Thế nào là cấm đoán và thế nào là cho phép? A: Ở nước Anh, cấm đoán là cấm đoán và cho phép là cho phép. Ở Mỹ, mọi thứ đều được phép ngoại trừ những gì bị cấm đoán. Ở Đức mọi thứ đều bị cấm đoán trừ những gì là được phép, ở Pháp mọi thứ đều được phép thậm chí cả khi bị cấm đoán. Ở Liên Xô, mọi thứ đều bị cấm đoán, thậm chí cả khi được phép.
Q: Có phải Adam và Eve là những người cộng sản đầu tiên? A: Rất có thể, cả hai đều ăn mặc giản dị, họ ăn uống rất thanh đạm, họ không bao giờ có nhà riêng, và hơn hết, họ luôn tin rằng họ đang sống trên thiên đường.
Q: Tại sao những người bất đồng quan điểm lại bị o ép đến nỗi phải rời khỏi đất nước? A: Anh không biết rằng tất cả những sản phẩm tốt nhất luôn được lựa chọn để xuất khẩu à?
Vào một buổi tối rảnh rỗi, Breznev dùng kính thiên văn quan sát Mặt Trăng, thì thấy có phù điêu gói thuốc Marlboro, do các phi hành gia NASA vừa mang cắm lên. Breznev tức tốc ra lệnh cho ngành khoa học vũ trụ Nga trả đũa. Hôm sau, người ta thấy dưới bức phù điêu Marlboro có dòng chữ ” Sản xuất tại Liên Xô “. Hôm sau nữa, tổng thống Mỹ cử phi hành gia lên ghi thêm dòng chữ : ” Theo bảng quyền của công ty Phiplips Morris “. Breznev lại dùng kính thiên văn và ra lệnh cho tàu vũ trụ Liên Xô làm chuyện gì gì đó. Hôm sau, giới khoa học thấy trên bệ đá có thêm hàng chữ : ” Bộ Quốc Phòng LIÊN XÔ xin khuyến cáo hút thuốc lá có hại cho sức khỏe ” .
Hỏi: CNCS có thể xây dựng thành công ở Mỹ được không? Đáp: Được chứ. Nhưng sau đó thì chúng ta sẽ mua ngũ cốc từ đâu?
Hỏi: Đến gia đoạn cuối cùng của CNXH, tức là CNCS, thì có còn trộm cắp không? Đáp: Không? Vì mọi thứ đã bị lấy sạch trong giai đoạn CNXH rồi.
Hỏi: Đặc điểm gì có thể coi là thường xuyên trong nền kinh tế XHCN? Đáp: Tạm thời hết hàng!
Hỏi: Sự khác nhau giữa nền thương nghiệp CNXH và CNTB là gì? Đáp: Thương nghiêp TB: cái giống gì cũng có bán. Thương nghiẹp XHCN: thấy giống gì cũng nhào vô mua (không thì hết hàng ).
Hỏi: Có phải Mỹ là nước có những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới? Đáp: Đúng. Nhưng ngược Liên Xô lại là nước chế tạo được những linh kiện bán dẫn to nhất thế giới!
Hỏi: Có thể sống nổi chỉ với đồng lương chính không? Đáp: Không biết. Chưa thằng nào trong chúng tôi dám thử cả.
Stalin muốn kiểm tra xem những người nông dân sống ra sao. Ông đi tới một ngôi làng
– Các đồng chí, cuộc sống ra sao? – Dạ thưa đồng chí, trước kia chúng tôi có 2 bộ quần áo còn bây giờ chỉ có một thôi ạ. – Quần áo không thể dùng để đánh giá mức sống được. Các đồng chí có biết rằng ở châu Phi có những nơi người ta hoàn toàn cởi truồng không? – Thật là tội nghiệp! Chắc ở đó họ còn có chủ nghĩa cộng sản trước cả chúng ta!
***
Dưới thời Xô Viết, nếu anh đi làm sớm 5 phút, họ sẽ nghi ngờ anh hoạt động gián điệp. Nếu anh đi chậm 5 phút họ sẽ cho anh là một kẻ lười biếng. Còn nếu anh đến cơ quan không sai một giây thì ắt anh phải là kẻ buôn lậu vì anh có đồng hồ Thụy Sỹ!
***
Một sinh viên thi trượt tốt nghiệp chỉ vì anh không nói lên được sự khác biệt giữa kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Anh sinh viên buồn bã kể lại với bố. Ông bố an ủi con:
– Vậy là may đấy con à! Ở cơ quan bố, một cán bộ đã nói ra sự khác biệt này và ông ta không bao giờ trở lại nữa.
***
Linh hồn của 3 ông Aleksander đại đế, Cezar và Napoleon cùng đến xem một cuộc duyệt binh trên quảng trường đỏ.
– Giá như ngày ấy tôi có những chiếc xe tăng này thì không ai có thể thắng nổi tôi. – Aleksander đại đế nói. – Lúc đó mà tôi có những quả tên lửa kia, thì tôi đã thống trị cả thế giới này rồi. – Cezar chép miệng tiếc rẻ. – Nếu như hồi đó có tờ báo Sự Thật Xô Viết thì cho tới nay cũng chẳng ai biết được tôi đã thua trận tại Waterloo. – Napoleon thở dài.
***
– Những người công sản là ai?
– Đó là những người đọc tuyển tập Marx- Lenin
– Còn những người chống cộng là ai?
– Đó là những người sau khi đọc xong tuyển tập Marx- Lenin họ hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì
Nguồn lượm lặt từ internet
Cập nhật thông tin chi tiết về Type Truyện Cô Lọ Lem Ở Việt Nam Và Một Số Nước Châu Á trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!