Bạn đang xem bài viết Tuyển Chọn Các Bài Thơ Hay Về Rằm Tháng 7, Tháng 8 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một mùa Vu Lan nữa lại về, nó nhắc nhở mỗi con người chúng ta bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng, đừng để đến khi cài hoa trắng lên ngực mới hối hận vì chưa tròn chữ Hiếu. Những ai còn Mẹ trên đời xin đừng làm Mẹ Khóc. Cầu mong cho tất cả những người Cha người Mẹ trên đời này luôn đón nhận muôn vàn hạnh phúc yêu thương.
(Thương tặng anh Luân Tâm)
Thương anh nhớ mẹ nhớ cha Thương anh chữ nghĩa đậm đà thương yêu Mẹ còn ở lại nâng niu Trăng lành mẹ gửi muôn điều về thăm Nơi xa trăng mỉm cười rằm Mẹ về gần lắm bên anh muôn đời Trong tim anh mẹ tuyệt vời Anh mang theo đó sáng ngời cõi tâm Đi đâu mẹ cũng thì thầm Về đâu mẹ cũng gieo mầm xinh tươi Cho con tất cả cuộc đời Mong con hạnh phúc đất trời ban ơn Trời mưa trời nắng mỏi mòn Không quản khó nhọc mong con nên người Bây giờ anh lớn vẹn mười Bây giờ chín suối mẹ cười yên vui Trong tim anh mẹ ngọt bùi Trong tim em mẹ chưa nguôi phút nào Thắp lên một vạn vì sao Kết hoa tháng bảy ngọt ngào Vu Lan Cho anh đón mẹ chứa chan Về trong tim ấm muôn ngàn đời sau.
Dù đi ngược hay về xuôi, dù là gần hay ở xa. Những ngày đặc biệt quan trọng như ngày lễ vu lan hay các ngày quốc tế phụ nữ thì những người con như chúng ta đây hãy dành những lời chúc tốt đẹp đến Cha hoặc Mẹ, những lời hỏi thăm và một chút sự quan tâm thay cho sự báo hiếu và nhớ ơn đến Cha, Mẹ.
Rằm tháng bảy Vu lan tháng bảy… Huyền thoại mẹ con nhớ mãi không quên
Con vẽ cho mẹ Cuộc đời gian khó Mẹ lớn lên,đất nước còn cơ cực Nhà mẹ nghèo,lều rách hoang sơ Cơm gồng gánh,cõng khoai sắn độn Thời chúng con không thể nào hình dung
Và hôm nay vu lan báo hiếu Dâng tặng người trọn chữ yêu thương.
Tháng Tám đến như đánh thức một vùng hoài niệm cũ tưởng như đã ngủ quên tự hôm nào? Đã qua bao mùa nhớ, sao hồn tôi vẫn mãi chênh chao, xao xuyến lạ…? Thu mong manh ảo huyền nơi có một miền nhớ luôn để dành nơi tim nhỏ.
Mừng tháng tám yêu thương về mở hội Nắng mùa thu tô điểm má thêm hồng Nghe xào xạc lá vàng khô khắp lối Thoáng thu về hoa cỏ mãi bâng khuâng (Đỗ Mỹ Loan)
Mùa thu của tình yêu với nỗi nhớ đong đầy! Trời chớm sang Thu chiếc lá cũng bớt xanh. Chỉ có những giọt mùa long lanh khi heo may tràn khung cửa. Chút nhớ, chút thương mỏng manh lời hẹn hứa hôm nào!!! “Có khoảng không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ? Có khoảng mênh mông nào thăm thẳm hơn tình yêu?”
Tháng tám về rồi anh còn nhớ mùa thu? Em gói lại vầng trăng, để trăng thôi không còn sáng nữa Gió kéo mây về đêm đen sập cửa Con phố hiền hòa, con phố lưa thưa. Tháng tám về rồi mang theo những cơn mưa Chiếc ô nhỏ không che kín gương mặt người đàn bà đang khóc Chiếc đồng hồ trên tay nhích từng giây khó nhọc Em biết tựa vào đâu để nỗi nhớ thôi dâng tràn? Tháng tám đi rồi mùa thu đã qua ngang Chú chuồn chuồn nhỏ mỏi cánh nương mình vào cành lá Tuổi thanh xuân cũng ra đi vội vã Em biết trốn vào đâu để giã biệt âu sầu. Tháng tám đi rồi, anh đang ở nơi đâu? Có còn nhớ không lời bài thơ: Mùa thu trở lại Ở nơi đây có một người con gái Ngồi ôm đàn hát những giọt nắng lang thang. (Khánh Thụy Vy)
Thu lại về cho người đan sợi nhớ, mùa của những thương yêu của những mong chờ hạnh phúc.. của chính Bạn và cũng của chính Tôi nữa….Tháng Tám – Mùa Thu, trời như xanh trong hơn, thiên nhiên cây lá sau nhiều đợt mưa như hoàn toàn đổi sắc chúng tôi đã về thật rồi!
Qua tiếng gió, gửi lời nhắn nhủ Bao yêu thương cho đủ trời thu Si mê chất đống mây mù Cho đêm vò võ ngục tù màn khuya. (Hồng Dương)
Vừa rồi là những bài thơ hay về rằm tháng 7, các áng thơ hay về mùa thu tháng 8. Hy vọng bạn đọc sẽ yêu mến những bài thơ này và luôn vui vẻ trong tâm hồn.
Chùm Thơ Tháng 7 Hay Chọn Lọc, Thơ Tháng 7 Buồn, Tháng Bảy Nhớ Thương
Dường như tháng bảy đã khóc, trang giấy nhoè đi mất mấy dòng. Ta chợt tỉnh sau giấc ngủ trưa đầy mộng mị. Tháng bảy của mùa cũ đã xa … Xa lắm …. Bao nhiêu năm rồi nhỉ? Ký ức đã nhuốm màu thời gian.
Tháng bảy vẫn vậy, vẫn bàng bạc mọng nước chỉ chực ai động vào là rơi lệ, tháng bảy luôn mau nước mắt. Hàng trăm nghìn giọt lệ gõ đều đều xuống mái hiên nghe như bản tình buồn bất hũ.
Ô kính đầy hơi nước, ta bất chợt vẽ vào đó một trái tim …. trái tim rỉ máu …. méo mó … rồi cũng thành những dòng lệ chảy dài, tan biến. Tháng bảy buồn như cuộc chia ly của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Ta đưa tay hứng lấy vài giọt mưa …. lạnh …. mưa tháng bảy lúc nào cũng lạnh …. Cái lạnh xuyên thấu tâm hồn.
SÁNG THÁNG BẢY Thơ: Mạc Phương
CHIỀU THÁNG BẢY Thơ: Mạc Phương
THÁNG BẢY NGÀY XƯAThơ: Trần Hạ Vi
Tháng bảy bâng khuâng xòe tay ra vẫn trắng Em xếp lại chiếc hộp cũ góc nhà Yêu, thương, mong, nhớ… những lời thiết tha Không dám mở… không dám đọc… sợ nhạt nhòa nước mắt
Tháng bảy ngày xưa…
Như đã lãng quên Về tháng bảy, nỗi nhớ chẳng vẹn nguyên – em biết đấy Nhưng ký ức vẩn miên man, chẳng thể nào bắt lấy Thiếu một điều gì – mà cứ ngỡ là em
Tháng bảy – Khi con phố lên đèn Thoang thoảng hương sen thấy luyến thương mùa hạ Cơn ngâu tầm tả Ngưu Lang – Chúc Nữ Có giống chúng mình hay cãi vả nhau không?
Tháng bảy – lai nhớ ngày bão dông Mùi hương ‘Sư quân tử’ vẩn thơm nồng từ ban công trước ngõ bồ công anh vẩn nằm ngoan đợi chờ từng đợt gió Thấy thiếu một điều gì – hình như đó là em
Tháng bảy – Ly caffe nơi phố cũ thân quen Cơn mưa ngang qua, ướt nhèm cả một miền trời nhớ Vần thơ tặng cho em, những ngày đầu gặp gỡ Thấy thiếu một điều gì – mà cứ ngỡ là em.
MƯA TÌNH THÁNG BẢY!Thơ: Hoàng Hoàng
Tháng bẩy của người điên…
Tháng bẩy của cặp vợ chồng bất bình thường đến lạ Tự lòng mình đã coi nhau là tất cả Đêm mộng nhân tình hoá hạnh phúc thần tiên.
QUA MIỀN HẠ NHỚ…. Thơ: Nguyên Phong
Em chờ anh dẫu Thu về nắng yếu.
TÌNH KHÚC THÁNG BẢY..Thơ: Tùng Nguyễn
Em về đâu? Tháng bảy mưa rơi Ngỡ ngàng giọt vỡ trong tôi vội vàng Đong đưa Đáy mắt mơ màng Rơi rơi để rớt bàng hoàng cơn mơ Ngẩn lòng tiếc một chiều mưa Em về cuối phố Cho vừa chiều rơi Nắng còn giọt nhớ chơi vơi Trách chi mưa lỡ buông rơi tiếng lòng Chông chênh hai khoảng nhớ mong Rơi vào một khoảng hư không bồi hồi Giọt rơi… Xuống đất lả lơi Giọt rơi… Lả lướt chơi vơi giữa trời Em về ngơ ngẩn lòng tôi Thướt tha trong gió thoảng mùi tóc mây Hanh hao giọt nhớ đong đầy Chia đôi một cánh thư đầy nhớ mong Em còn có nhớ hay không? Ngày xưa… Tháng bảy cùng hong gió trời Bây giờ Em đã đi rồi Để tôi nỗi nhớ bồi hồi ngẩn ngơ Tháng bảy về cho gió bơ vơ Lòng tôi ướp một giấc mơ xa vời…
GIẤC MƠ TÌNH XA Thơ: Minh Minh
NHƯ CƠN MƯA NHỎ Thơ: Chiều Thu
Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Lớp 7
Bác Hồ có rất nhiều tác phẩm đặc sắc trong đó phải kể đến bài thơ Rằm tháng giêng, hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi có 2 bài văn mẫu bài nào cũng hay và hữu ích cho các bạn.
Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêngBài văn cảm nghĩ số 1
Chủ đề ánh trăng luôn được các thi sĩ khai thác sử dụng trong tác phẩm của mình, Bác Hồ cũng nằm trong số đó, bài thơ Rằm tháng giêng hay còn gọi là Nguyên tiêu là một tác phẩm giá trị mang tính lịch sử của nước nhà.
Rằm tháng Giêng bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, khi Bác ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tình hình quân sự khi kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Tan cuộc họp quan trọng cũng là lúc đêm đã khuya, cảm hứng từ thiên nhiên, sông núi bác đã làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán, có tựa đề là Nguyên tiêu. Sau này, tác phẩm được nhà thơ Xuân Thủy đã dịch bài thơ theo thể thơ lục bát mang tên là Rằm tháng Giêng.
Hai câu đầu chính là khung cảnh thiên nhiên núi rừng thật đẹp:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Đêm trăng rằm thật đẹp, ánh trăng chiếu rọi khắp núi rừng, có cảm tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời, vạn vật như tràn đầy sức sống của mùa xuân,điệp từ xuân trong bài đoạn thơ lặp lại nhiều lần với mục đích diễn tả cả trời đất và con người đều vui khi xuân về.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.
Với tâm hồn của người thi sĩ yêu và gắn bó với thiên nhiên, kết hợp với sự cảm nhận tinh tế, ngòi bút tả cảnh mang lại bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc. Bác Hồ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh mùa xuân đang về đồng thời thể hiện sự lạc quan và phong thái ung dung đỉnh đạt.
” Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
Bài văn cảm nghĩ số 2
Hồ Chí Minh không chỉ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại mà còn là một hồn thơ tài hoa. Bác đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà một sự nghiệp đồ sộ. Một trong những tác phẩm đặc sắc đó chính là bài thơ ” Rằm tháng giêng”. Bài thơ được viết trong những năm chiến dịch thu đông máu lửa năm 1948. Với 4 câu thơ mộc mạc giản dị đã dựng nên bức tranh thiên nhiên và con người hữu tình, tuyệt đẹp.
Mở đầu bài thơ tác giả vẽ ra một không gian bao la, bát ngát:
” Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”
Dịch nghĩa:
” Rằm xuân lồng lộng trăng soi”
Ánh trăng rằm xuân tròn vành đang chiếu tỏa xuống không gian. Từ láy ” lồng lộng” khéo léo được đảo lên đầu câu cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp độc đáo của ánh trăng rằm. Trăng như đang ngự trên nền trời xanh rọi ánh sáng bao la tắm táp cho cảnh vật. ” lồng lộng” không chỉ đặc tô hình ảnh mà còn cho ta cảm nhận được âm thanh vi vu, nhè nhẹ của tiếng gió thổi. Bầu trời như được đẩy lên cao hơn, rộng hơn. Trăng thanh gió mát- Một cảnh tượng thật đẹp và sống động.
Nổi bật trên cái nền xanh thẳm bát ngát ấy là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ:
” Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân’
Non nước trời xuân được nối liền, hòa với nhau dưới ánh trăng soi, điểm tô, nâng đỡ sóng sánh cùng với nhau. Điệp từ ” xuân” được lặp lại 3 lần trong một câu thơ như gợi ra cái khí xuân, tình xuân, sức xuân đang căng tràn, nồng nàn trong lồng ngực thi nhân, trong không gian tạo hóa. Một khung cảnh tươi sáng, rạo rực đắm say như đang mở ra trước mắt. Cảnh vật không tĩnh mà động, nhạc họa đan xen, giàu sức gợi vô cùng. Hai câu thơ vừa mang cái nét cổ điện: mượn hình ảnh thơ quen thuộc: trăng lại vừa có cả nét hiện đại tài hoa: điệp từ; đảo ngữ,. Tất cả đa vẽ nên một bức tranh hữu tình, tuyệt đẹp, nồng nàn hơi thở của đất trời vào xuân.
Trong bức tranh thiên nhiên ấy tác giả vẫn không quên chấm vẽ vài nét hình ảnh con người:
” Giữa dòng bàn bạc việc quân”
Để đảm bảo an toàn và bí mật những người lính cách mạng phải bàn việc quân ở nơi sâu thẳm mịt mờ khói sóng và vào thời điểm giữa đêm khuya. Câu thơ vừa là hình ảnh tả thực về những khó khăn gian khổ cách mạng lại vừa cho ta thấy được tinh thần lạc quan cách mạng của Bác, dù công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn hứng thú và dành cho thiên nhiên một tình cảm thiết tha. Bác như hòa cũng thiên nhiên, quên đi những gian nan gập ghềnh để đắm mình trọn vẹn để tận hưởng, cảm nhận. Phải chăng đó còn là biểu hiện cho khí thế cách mạng sục sôi, cho quyết tâm sớm ngày hòa bình của dân tộc.
Để khép lại bài thơ hữu tình của mình, Bác đã dùng hình ảnh chiếc thuyền thay lời bày tỏ:
” Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Khuya là chỉ những điều tăm tối, mịt mù, là hình ảnh ẩn dụ chỉ những chông gai cách mạng. “ngân” gợi ra vẻ đẹp lung linh, lan tỏa. Hình ảnh chiếc thuyền ở đây phải chăng là ám chỉ con thuyền cách mạng. Ý của cả câu thơ muốn nhắn đên: Dù biết bao khó khăn cản đường, nhưng giữa giông tố, con thuyền cách mạng vẫn sáng soi, báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa. Lí tưởng cách mạng rồi sẽ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Một hình ảnh thơ đầy thi vị nhưng lại thể hiện niềm tin, quyết tâm vô cùng lớn của người chiến sĩ cộng sản.
Với bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt kết hợp với nghệ thuật đản ngữ, chuyển đổi cảm giác, khéo léo sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu đạt, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên cảnh rằm ngày xuân thật đẹp, thật hữu tình. Bức tranh vừa là biểu tượng cho tình yêu thiên nhiên đắm say vừa thể hiện lí tưởng yêu nước thương dân lớn lao của Hồ Chủ Tịch. Cho dù những năm tháng đã đi qua nhưng những vần thơ bất hủ ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người con đất Việt thân yêu và trở thành niềm tự hào dân tộc bất tử.
–
Với 2 bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng chi tiết, đầy đủ thông tin sẽ là gợi ý thiết thực để viết văn.
Cảm Nghĩ Về Bài Thơ “Rằm Tháng Giêng” Lớp 7 Hay Nhất
BÀI VĂN MẪU CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ ” RẰM THÁNG GIÊNG” CỦA HỒ CHÍ MINH
Mùa xuân, nhắc tới thôi ta đã hình dung về cái vị ngọt ngào của hoa thơm trái ngọt đâm chồi nảy lộc, vạn vật bừng tình giấc. Bác Hồ luôn dành tình yêu với thiên nhiên và yêu hơn hẳn thiên nhiên mùa xuân. Bởi đó là mùa xuân trên Việt Bắc, mùa xuân những năm tháng gắn liền lịch sử dân tộc, mùa xuân với những đêm dài kháng chiến chống giặc. Bài thơ ” Rằm tháng giêng” là một trong những bài thơ đặc sắc mà Người viết trong hoàn cảnh đó.
Rằm tháng Giêng là bài thơ lấy cảm hứng thì ánh trăng Rằm, qua bài thơ Người khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ dưới ánh trăng đêm, đồng thời qua đó lồng ghép những xúc cảm thẩm mĩ của mình một cách khéo léo. Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu:
” Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân sang xuân thuỷ tiếp xuân thiên”
Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp.Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của ” xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của ” xuân thủy tiếp nối với màu xanh của ” xuân thiên”. Ba từ ” xuân” liên tiếp trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái thần của cảnh vật sông, nước và bầu trời. Hai chữ “lồng lộng” trong bản dịch dường như mở ra một không gian núi rừng thêm bao la, trải dài thêm. Ánh trăng dường như làm cho cảnh vật mang một vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc. khung cảnh núi rừng Việt bắc nơi đây bao là một màu xanh ngát, nhuốm ánh trăng, phủ lên mà màu xanh lấp lánh của xuân giang, dòng sông giờ đây như được tiếp thêm sự sống mới dưới khí trời mát dịu. Xuân là mùa xuân của tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Xuân cũng thể hiện sức sống trẻ trung tiềm tang. Ngoài miêu tả vẻ đẹp của nguyên tiêu vần thơ còn bộc lộ cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.
Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ:
” Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền.”
Ánh trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang ” đàm quân sự”. Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm. Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Ở “yên ba thâm xứ” tức là ở “trên khói sóng nơi sâu thẳm”, bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là “cuộc kháng chiến thần thánh”, có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não – những người chỉ huy kháng chiến – tài ba, huyền thoại này chăng. Trong không gian hội họp thường có không khí căng thẳng, trang nghiêm, nhưng dưới ngòi bút của Bác thì dường như không gian hội họp ấy dường như có chút lãng mạn, thi vị đầy chất thơ. Khi việc quân đã bàn bạc xong,con thuyền đưa những người chiến sĩ trở về thì cũng là lúc ánh trăng soi rọi làm sáng cả con thuyền “trăng ngân đầy thuyền”. Câu thơ thể hiện được sự giao hòa giữa lòng người và vũ trụ, như một sự đồng cảm, cổ vũ của thiên nhiên với con người, mang niềm tin vào vận nước nhất định sẽ thành công, sẽ thắng lợi. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Bài thơ ” Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh như một đóa hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Người.
Nguồn Internet
Những Bài Thơ Ngắn Hay Tháng 2 Tuyển Chọn
Những bài thơ ngắn hay tháng 2 tuyển chọn
Share
Đi qua cái lạnh giá của những ngày mùa đông, tháng 2 gõ cửa theo một cách thật dịu dàng. Ai cũng mong đợi tháng 2 cùng với mùa xuân ấm áp kéo về. Tháng 2 với những bông hoa đua nở, chim trời ríu rít và những cơn mưa xuân phấp phới. Khung cảnh thật lãng mạn và nên thơ biết bao. Có lẽ vì tháng 2 mang đến nhiều cảm xúc nên cũng có nhiều bài thơ ngắn hay tháng 2 đã ra đời.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Với tháng 2
Em biết không tháng hai về gõ cửa
Rét cuối mùa như cũng lạnh căm thêm
Hoa xoan bay vương đầy trên lối cũ
Nhành lộc non vươn gọi nắng qua thềm.
Em nhớ không câu Huê Tình mẹ hát
Còn ngọt ngào như thuở vẫn thanh xuân
Mùa đã cạn như câu ca thắm đượm
Chút nồng nàn hoa trắng rụng đầy sân.
Em thấy không trên cánh đồng năm cũ
Én nghiêng chao rất khẽ đợi qua mùa
Từng vạt lúa lên xanh như nhắc nhủ
Xuân hết rồi lúa sẽ chín vàng thu
Em về đi ngắm lại góc vườn xưa
Nơi hoa cải bung sắc vàng rực rỡ
Tháng hai qua nguyện lòng ta xin hứa
Đợi em về ta viết tiếp bài thơ…
Tháng 2 đến, cái rét cuối mùa như lạnh hơn. Tác giả gợi nhớ đến những hình ảnh quen thuộc của ngày xuân tháng 2 như hoa xoan rụng, câu Huê Tình mẹt hát, từng đàn én chao nghiêng trên bầu trời. Gợi nhớ như vậy để nhắn nhủ người em gái đi xa hãy quay trở về.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Giêng hai
Xanh rộn ràng lộc biếc tháng Hai
Nơi bắt đầu của đường dài thương nhớ
Khi những người yêu bắt đầu tựa cửa
Thế giới này duy nhất một cái tên…
Sao lại nhìn em bằng ánh mắt hữu duyên
Sao lại năm tay em trong một lần dạo phố
Sao lại tỏ tình giữa mùa hương hội ngộ
Để non xanh quên tháng quên ngày…
Để bây giờ khi trở lại tháng Hai
Lộc xanh đến giật mình trên cành cây năm cũ
Em nhàn rỗi đi về. Không biết nhớ
Quên tiếng xe và lơ đãng tên người.
Tháng 2 là thời điểm tình yêu gõ cửa, thế giới như gói gọn lại chỉ trong một cái tên. Tháng 2 năm ấy có người cùng nắm tay dạo phố nhưng tháng 2 năm nay người con gái giật mình vì chàng trai không còn đi bên cạnh mình nữa. Cái tên dường như cũng quên mất rồi.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Buồn tênh
Lịch bàn mồng Một tháng Hai
Ngày Đông năm trước bên ai… ấm nồng
Chọn mua một đoá hoa hồng
Nụ hôn ai tặng cho không … ai rồi
Thẫn thờ nhớ một nụ cười
Thèm nhìn ánh mắt rối bời ruột gan
Khát bờ vai ấm nồng nàn
Ngồi sau chợt lạnh, muốn choàng … lại thôi
Đắng lòng nhau lắm ai ơi
Ngày ai sinh nhật ai ngồi…buồn tênh!
Mới mùa đông hôm nào còn gắn kết bên nhau vậy mà tháng hai đến hai người đã thành xa lạ. Muốn gặp mà không được. Ngày sinh nhật của người kia, tác giả ngồi buồn tênh một mình.
Tháng 2 có khi là thời điểm kết thúc một mối tình
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Lá mới
Mùa xuân thay lá mới
Bồi hồi tay lược gương
Chiều sương tóc nhẹ chải
Vấn vương hơn ngày thường
Một chút yên tĩnh lại
Chân ơi, chớ ngập ngừng
Trần gian muôn nẻo đến
Trăm sông chảy xuôi dòng
Đến bên cây đào thắm
Trang trọng trong âm thầm
Hoa thả rơi cánh mỏng
Tháng hai vừa lộc non
Tháng hai đến mùa xuân thay áo mới. Cảnh vật trong những ngày đầu xuân trở nên yên tĩnh hơn. Tác giả tự nhắn nhủ đôi chân mình thôi ngập ngừng mà hãy bước đến bên cây đào, hãy trân trọng những cánh hoa mỏng manh cũng là trân trọng cuộc đời.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Tháng hai
Nắng tháng hai nhẹ nhàng mơn cành lá
Gió còn vương chút lạnh, lạnh mầm cây
Hoa cải rụng,lìa cành rơi lả tả
Lũ bướm ong sặc sỡ rợp trời bay…
Từng đàn én chao nghiêng bãi cát dày
Dòng sông trôi chầm chậm, thuyền xa bến
Nghe trầm mặc tiếng chuông từ chính điện
Đoàn người đi trẩy hội khảm thuyền nan.
Ngày tháng hai như chẳng vướng bụi trần
Đôi trai gái để nửa lời cầu nguyện
Còn nửa kia chuyện yêu đương thầm kín
Chiều tháng hai ngọt lịm mắt môi mềm…
Nắng xuân về tươi sáng sắc thanh thiên
Muôn mầm trổ xanh non trên đọt lá
Hãy tận hưởng những ngày trời đẹp lạ
Suốt năm dài chỉ có một tháng hai…!
Cả năm chỉ có duy nhất một tháng 2, tháng 2 tươi đẹp lạ với nắng nhẹ, gió vương chút lạnh, hoa cải rụng, ong bướm sặc sỡ, én chao nghiêng, sông trôi chậm,… Người với người cũng đến gần nhau hơn khi tháng 2 về.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Cô gái tháng hai
Chào em cô gái tháng hai
Em về mang nét trang đài mộng mơ
Cùng bao thương mến đợi chờ
Lưu dòng kỷ niệm vần thơ tâm tình
Gửi người em gái đẹp xinh
Lời yêu anh ngỏ chúng mình kết đôi
Ngoài kia ban nở trắng đồi
Hòa chung điệu nhạc xa xôi bỗng gần
Nhẹ nhàng lối nhịp bàn chân
Con đường kỷ niệm bao lần ta qua
Trời xanh mây tím hiền hòa
Cây bừng tỉnh lá thay hoa kết thành
Trái vàng chín mọng thương anh
Gửi về nơi ấy luôn dành tim yêu
Em như cô gái mỹ miều
Xua màn đêm tối cô liêu mịt mùng
Sáng bừng khắp cả không trung
Trao niềm thương mến đi cùng tháng năm
Vang lên nỗi nhớ in hằn
Tháng hai đẹp tựa trăng rằm trong ta
Tác giả ví tháng 2 như người con gái với nét đẹp trang đài mộng mơ. Tháng 2 về mang theo những kỉ niệm êm đẹp. Những bông hoa ban đã nở trắng đồi, chàng trai ngỏ lời kết đôi cùng cô gái, mong rằng yêu thương sẽ đi cùng tháng năm.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Chào tháng hai
Tháng hai về tôi viết bản tình ca
Có hương hoa và một trời đẹp nắng
Trước hiên nhà có ong vàng bướm trắng
Cho khúc ca này sâu nặng người ơi
Tháng hai về nắng ấm tỏa muôn nơi
Con cá rô cũng không lười bơi nữa
Đàn én phương xa bay về gõ cửa
Ly hồng cúc huệ đua nở mừng vui
Tháng hai này em có ghé nhà chơi
Như bướm ong đậu rồi bay vội vã
Như xuân về cho người thêm già cả
Sao vẫn đón mừng như đã yêu thương
Thấy không em trên khắp những phố phường
Trời tháng hai con đường đầy hoa nở
Những người du xuân nụ cười hớn hở
Riêng tôi nhớ người nghiêng cả tháng hai
Tháng hai về, hương sắc cảnh vật đều trở nên vô cùng tươi đẹp. Cá rô không còn lười bơi, chim én thì từ phương xa kéo về. Mọi thứ đều rõ ràng trừ một điều “em có ghé nhà chơi”. Người ta thì du xuân vui cười còn tác giả thì nhớ người đến “nghiêng cả tháng hai”.
Tháng 2 khiến lòng người thêm nhớ thương hơn
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Tháng hai
Tiết tháng hai như còn e ấp
Chút mùa đông nắng ấm chưa về
Mai, Đào vẫn nụ chưa khoe
Em còn bẽn lẽn chưa về bên anh
Gái tháng hai em người đức hạnh
Cố sống sao đủ mạnh kiên cường
Mắt môi không đẫm lệ vương
Chờ xuân nắng ấm môi hường em khoe!
Tiết trời tháng 2 e ấp, mai đào mới chỉ đươm nụ, em cũng còn bẽn lẽn. Người con gái tháng 2 đức hạnh, kiên cường, lúc nào cũng cố gắng giữ cho nụ cười nở trên môi.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Chào tháng hai
Thế là lại hết tháng Hai
Đào đã bớt thắm,cánh Mai bớt vàng.
Xuân đang trôi, Hạ sắp sang
Hồng nhung,Thược dược rộn ràng hát ca.
Chào Tháng Hai, đón Tháng Ba
Chờ hoa Gạo sắp bung ra đỏ Trời.
Cho môi Em thắm nụ cười
Lung linh cùng với đất trời say sưa…
Chào tháng Hai, nhớ giao thừa
Đêm xuân giăng nhẹ hạt mưa trên đầu.
Tháng Ba lấp ló phía sau
Cho tình yêu mãi tím màu Thủy chung.
Bài thơ viết về những ngày cuối của tháng 2. Tháng 2 đi qua cũng là lúc mùa xuân trôi qua. Người ta sẽ còn nhớ mãi đêm giao thừa cùng những cơn mưa phùn mùa xuân trong tháng 2.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Khúc xuân tình tháng hai
Tháng hai về hoa nắng nhẹ nhàng rơi
Qua ô cửa khung trời xanh thăm thẳm
Đàn bướm lượn bên giàn hoa tươi thắm
Khúc tình xuân sâu đậm đến mọi nhà
Tháng hai về xuân tươi đẹp hoan ca
Cây bừng tỉnh lá hoa khoe áo mới
Hương dàng dịu lòng người vui phấn khởi
Chúc an lành năm mới lộc đầy tay
Tháng hai về vui chén rượu nồng say
Mùa lúa mới bàn tay người vất vả
Chim gọi bạn xôn xao trong vòm lá
Tiếng khoan hò lan tỏa khắp đường quê
Tháng hai ơi! Ai xa xứ trở về
Con sông nhỏ tràn trề phù sa mát
Hương xuân thoảng trong gió bay ngào ngạt
Thấy nhẹ lòng ngân khúc hát tình xuân!
Tháng hai về cùng với những chùm hoa nắng, những đàn bướm lượn bay bên giàn hoa. Trời đất vào xuân như khoe áo mới. Những người đi xa hãy mau quay trở về hòa cùng với vẻ đẹp của mùa xuân quê hương.
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Bâng khuâng tháng hai
Gửi về anh tình xuân thắm tháng hai
Nơi cánh bướm còn mơ say giấc muộn
Phía mặt trời hoàng hôn chưa kịp xuống
Cánh chim xa hoang tưởng lối quay về
Gót chân người lặng lẽ phía chiều quê
Nơi kỷ niệm còn đê mê nỗi nhớ
Nơi tình xuân khép hờ bên song cửa
Nụ cười còn ẩn chứa những bâng khuâng
Tháng trả về những thơ thẩn nhớ nhung
Cơn bão lòng còn chập chùng sâu thẳm
Ta phiêu diêu giữa buồn vui đằm thắm
Khắc khoải chờ từ một chốn xa xăm
Gửi về người nhịp thở của tháng năm
Vùng mờ ảo lặng thầm chưa đánh thức
Nơi giai điệu chiều xưa còn ray rứt
Thuở bốn mùa chỉ ẩn dật thời gian ….
Tháng hai về trên lối nhỏ thênh thang
Ta tan chảy ngỡ ngàng không định hướng
Có nỗi niềm còn vấn vương hy vọng
Có tình yêu lối mộng thuở ban đầu…
Tháng 2 mùa xuân thắm nồng, tác giả muốn nhắn nhủ tới chàng trai về những kỉ niệm cũ. Tháng 2, lòng người cũng phiêu diêu về những kỉ niệm cũ. Vẫn còn đó những hy vọng của tình yêu thuở ban đầu.
Tháng 2 khiến lòng người đong đầy những kỉ niệm
Bài thơ ngắn hay tháng 2: Ký ức tháng hai
Tháng hai về xuân dợm bước chân đi.
Bỏ lại nơi đây xuân thì dang dở.
Thời gian trôi thêm một lần mai nở.
Cánh én cuối mùa trong gió chao nghiêng.
Em nhớ anh trăn trở nỗi niềm riêng.
Như sông quê nhớ con thuyền xa bến.
Em vẫn đợi khi mùa xuân vừa đến.
Như hoa đào chờ cánh én báo xuân.
Cứ âm thầm em mong ngóng bước chân.
Nhưng lỡ hẹn anh bao lần không tới.
Xuân xanh tươi lòng em buồn vời vợi.
Nhớ anh nhiều em dệt sợi tơ vương.
Về đi anh ta nối lại mùa thương.
Như ngày xưa ta chung đường tới lớp.
Đi bên nhau trên con đường bóng rợp.
Nắm tay lần đầu hồi hộp tim run.
Ta mãi bên nhau vui buồn chia sẻ.
Mùa xuân này đôi ta cùng vui vẻ.
Hạnh phúc ngọt ngào mình sẽ trao duyên.
Thời gian trôi qua nhanh, tháng 2 này trôi qua lại tháng 2 khác đến, chỉ có người con gái vẫn chờ mong mãi bóng hình chàng trai nhưng chàng trai thì luôn luôn lỗi hẹn. Bài thơ là nỗi mong mỏi của người con gái, hi vọng chàng trai sẽ trở về.
Thu Thủy
Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Lớp 7 Cực Hay
Bác Hồ có rất nhiều tác phẩm đặc sắc trong đó phải kể đến bài thơ Rằm tháng giêng, hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi có 2 bài văn mẫu bài nào cũng hay và hữu ích cho các bạn.
Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêngBài văn cảm nghĩ số 1
Chủ đề ánh trăng luôn được các thi sĩ khai thác sử dụng trong tác phẩm của mình, Bác Hồ cũng nằm trong số đó, bài thơ Rằm tháng giêng hay còn gọi là Nguyên tiêu là một tác phẩm giá trị mang tính lịch sử của nước nhà.
Rằm tháng Giêng bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, khi Bác ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tình hình quân sự khi kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Tan cuộc họp quan trọng cũng là lúc đêm đã khuya, cảm hứng từ thiên nhiên, sông núi bác đã làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán, có tựa đề là Nguyên tiêu. Sau này, tác phẩm được nhà thơ Xuân Thủy đã dịch bài thơ theo thể thơ lục bát mang tên là Rằm tháng Giêng.
Hai câu đầu chính là khung cảnh thiên nhiên núi rừng thật đẹp:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Đêm trăng rằm thật đẹp, ánh trăng chiếu rọi khắp núi rừng, có cảm tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời, vạn vật như tràn đầy sức sống của mùa xuân,điệp từ xuân trong bài đoạn thơ lặp lại nhiều lần với mục đích diễn tả cả trời đất và con người đều vui khi xuân về.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.
Với tâm hồn của người thi sĩ yêu và gắn bó với thiên nhiên, kết hợp với sự cảm nhận tinh tế, ngòi bút tả cảnh mang lại bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc. Bác Hồ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh mùa xuân đang về đồng thời thể hiện sự lạc quan và phong thái ung dung đỉnh đạt.
” Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya
Bài văn cảm nghĩ số 2
Hồ Chí Minh không chỉ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại mà còn là một hồn thơ tài hoa. Bác đã để lại cho kho tàng văn học nước nhà một sự nghiệp đồ sộ. Một trong những tác phẩm đặc sắc đó chính là bài thơ ” Rằm tháng giêng”. Bài thơ được viết trong những năm chiến dịch thu đông máu lửa năm 1948 . Với 4 câu thơ mộc mạc giản dị đã dựng nên bức tranh thiên nhiên và con người hữu tình, tuyệt đẹp.
Mở đầu bài thơ tác giả vẽ ra một không gian bao la, bát ngát:
” Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”
Dịch nghĩa:
” Rằm xuân lồng lộng trăng soi”
Ánh trăng rằm xuân tròn vành đang chiếu tỏa xuống không gian. Từ láy ” lồng lộng” khéo léo được đảo lên đầu câu cho ta liên tưởng đến vẻ đẹp độc đáo của ánh trăng rằm. Trăng như đang ngự trên nền trời xanh rọi ánh sáng bao la tắm táp cho cảnh vật. ” lồng lộng” không chỉ đặc tô hình ảnh mà còn cho ta cảm nhận được âm thanh vi vu, nhè nhẹ của tiếng gió thổi. Bầu trời như được đẩy lên cao hơn, rộng hơn. Trăng thanh gió mát- Một cảnh tượng thật đẹp và sống động.
Nổi bật trên cái nền xanh thẳm bát ngát ấy là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ:
” Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân’
Non nước trời xuân được nối liền, hòa với nhau dưới ánh trăng soi, điểm tô, nâng đỡ sóng sánh cùng với nhau. Điệp từ ” xuân” được lặp lại 3 lần trong một câu thơ như gợi ra cái khí xuân, tình xuân, sức xuân đang căng tràn, nồng nàn trong lồng ngực thi nhân, trong không gian tạo hóa. Một khung cảnh tươi sáng, rạo rực đắm say như đang mở ra trước mắt. Cảnh vật không tĩnh mà động, nhạc họa đan xen, giàu sức gợi vô cùng. Hai câu thơ vừa mang cái nét cổ điện: mượn hình ảnh thơ quen thuộc: trăng lại vừa có cả nét hiện đại tài hoa: điệp từ; đảo ngữ,. Tất cả đa vẽ nên một bức tranh hữu tình, tuyệt đẹp, nồng nàn hơi thở của đất trời vào xuân.
Trong bức tranh thiên nhiên ấy tác giả vẫn không quên chấm vẽ vài nét hình ảnh con người:
” Giữa dòng bàn bạc việc quân”
Để đảm bảo an toàn và bí mật những người lính cách mạng phải bàn việc quân ở nơi sâu thẳm mịt mờ khói sóng và vào thời điểm giữa đêm khuya. Câu thơ vừa là hình ảnh tả thực về những khó khăn gian khổ cách mạng lại vừa cho ta thấy được tinh thần lạc quan cách mạng của Bác, dù công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn hứng thú và dành cho thiên nhiên một tình cảm thiết tha. Bác như hòa cũng thiên nhiên, quên đi những gian nan gập ghềnh để đắm mình trọn vẹn để tận hưởng, cảm nhận. Phải chăng đó còn là biểu hiện cho khí thế cách mạng sục sôi, cho quyết tâm sớm ngày hòa bình của dân tộc.
Để khép lại bài thơ hữu tình của mình, Bác đã dùng hình ảnh chiếc thuyền thay lời bày tỏ:
” Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Khuya là chỉ những điều tăm tối, mịt mù, là hình ảnh ẩn dụ chỉ những chông gai cách mạng. “ngân” gợi ra vẻ đẹp lung linh, lan tỏa. Hình ảnh chiếc thuyền ở đây phải chăng là ám chỉ con thuyền cách mạng. Ý của cả câu thơ muốn nhắn đên: Dù biết bao khó khăn cản đường, nhưng giữa giông tố , con thuyền cách mạng vẫn sáng soi, báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn xa. Lí tưởng cách mạng rồi sẽ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Một hình ảnh thơ đầy thi vị nhưng lại thể hiện niềm tin, quyết tâm vô cùng lớn của người chiến sĩ cộng sản.
Với bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt kết hợp với nghệ thuật đản ngữ, chuyển đổi cảm giác, khéo léo sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu đạt, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên cảnh rằm ngày xuân thật đẹp, thật hữu tình. Bức tranh vừa là biểu tượng cho tình yêu thiên nhiên đắm say vừa thể hiện lí tưởng yêu nước thương dân lớn lao của Hồ Chủ Tịch. Cho dù những năm tháng đã đi qua nhưng những vần thơ bất hủ ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi người con đất Việt thân yêu và trở thành niềm tự hào dân tộc bất tử.
–
Với 2 bài cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng chi tiết, đầy đủ thông tin sẽ là gợi ý thiết thực để viết văn .
Cập nhật thông tin chi tiết về Tuyển Chọn Các Bài Thơ Hay Về Rằm Tháng 7, Tháng 8 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!