Bạn đang xem bài viết Từ Lý Thuyết Mỹ Học Tìm Về Cái Hay Cái Đẹp Của Bài Thơ “Tre Việt Nam” (Nguyễn Duy) được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cái đẹp trong nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự biểu hiện cái đẹp. Văn học là một loại hình nghệ thuật tồn tại dưới dạng tác phẩm thuộc một thể loại xác định. Cái đẹp trong văn học đồng nghĩa với cái hay. Mỗi thể loại, ứng với những tiêu chí chung của một tác phẩm văn học hay, sẽ có những tiêu chí riêng, phù hợp với đặc trưng thể loại, để có thể được gọi là một bài thơ hay, một tiểu thuyết hay, hay một truyện ngắn hay… Do đó, thiết nghĩ việc xác lập một mô hình nhận thức chung, một cái nhìn tổng quát về tiêu chí của một bài thơ hay là hết sức cần thiết, để từ đó có thể soi rọi, nhận diện cái hay, cái đẹp trong bài thơ Tre Việt Nam (Nguyễn Duy).
Tính chân thật là phẩm chất hàng đầu của cái đẹp trong nghệ thuật. Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, một tác phẩm văn chương hay, bằng những hình tượng văn học, bằng chất liệu ngôn từ phải phản ánh được bản chất của cuộc sống, của hiện thực, hoặc ít ra là vài phương diện cơ bản của bản chất đó. Ngôn ngữ thơ mang tính tạo hình và tượng thanh cao. Những hình tượng thơ trong một bài thơ hay phải nói lên được những vấn đề cốt lõi của cuộc sống. Thơ ca đặc trưng về tính hình tượng cao, nhưng cho dù tính hìnhtượng có cao đến đâu đi chăng nữa thì một bài thơ hay vẫn phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống, cốt lõi của những biểu tượng ấy vẫn phải là bản chất của cuộc sống được soi rọi qua lăng kính của nhà thơ. Không chỉ vậy, một bài thơ có tính chân thực còn đòi hỏi cả tấm lòng của người viết nữa. Và chính nhạc điệu của bài thơ là yếu tố nghệ thuật phản ánh chân thực nhất “điệu hồn” của nhà thơ. Điệu hồn ấy là những những rung động sâu xa từ trong sâu thẳm trái tim của người làm nghệ thuật, là tâm tư, lòng trắc ẩn, sự chiêm nghiệm của thi sĩ. Những đặc trưng của một thể loại trữ tình sẽ giúp thơ ca thể hiện được những điều sâu xa ấy của tâm hồn con người.
Hài hòa là thuộc tính cơ bản nhất của cái đẹp. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố hợp thành. Cái đẹp của một tác phẩm văn học nằm ở sự thống nhất, hài hòa giữa các yếu tố đó: hài hòa giữa các yếu tố của nội dung tư tưởng, hài hòa giữa các yếu tố hình thức nghệ thuật và hài hòa giữa nội dung và hình thức. Mỗi bài thơ cũng là một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo. Sự hài hòa giữa các yếu tố nội dung trong một bài thơ thể hiện ở sự thống nhất, liền mạch giữa các ý thơ. Sự hài hòa giữa các yếu tố nghệ thuật thơ là sự tương tác, phối hợp giữa những cách gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh, sáng tạo hình tượng v.v… Sự hài hòa giữa nội dung và hình thức trong chỉnh thể bài thơ cho thấy hình thức nghệ thuật không chỉ là “yếu tố kĩ thuật” mà bắt nguồn sâu xa từ trong cá tính sáng tạo của nhà thơ, thể hiện ở nhiều chiều: hình thức nghệ thuật của bài thơ có tác dụng làm nổi rõ đối tượng cần phản ánh, đồng thời, chính nội dung tư tưởng sẽ quy định cách cấu trúc các đơn vị ngôn ngữ thơ. Tổng thể những mối thống nhất, hài hòa đó sẽ tạo nên đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
Cái đẹp trong nghệ thuật bao giờ cũng hiện rõ dưới một hình thái mới về chất. Điều này có ý nghĩa sâu sắc đối với quá trình sáng tạo của thi sĩ. Thi sĩ được người đọc yêu mến không ngại viết về những đề tài quen thuộc. Tác phẩm không nhất thiết cứ phải nói cái gì hoàn toàn mới, chưa biết, chưa nghe đến bao giờ, nhưng phải lạ trong cách cảm nhận, đánh giá. “Nghệ thuật là sự ngạc nhiên”. Ngạc nhiên vì khám phá ra những điều mới mẻ trong những cái quen thuộc. Đó chính là ý mà nhà thơ Liên – xô E. Vi-nô-ku-rốp từng phát biểu: mỗi bài thơ mới là một “sự bất ngờ mong đợi” đối với độc giả. “Người đọc thơ chờ đón ở cuốn sách đọc lần đầu một cái gì đối với mình thật mới mẻ, thật bất ngờ, nhưng lại là cái mà anh ta đã mường tượng đâu đấy trong đáy sâu của tâm hồn từ lâu. Nhiệm vụ của nhà thơ là thể hiện điều mơ ước không rõ nét ấy.” Thi sĩ có thể thổi làn gió mới vào tác phẩm của mình không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn có thể bằng cách khai thác những đặc trưng về cấu trúc ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật này.
Một bài thơ hay là một sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao, được tạo nên từ sự kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên của tất cả các yêu cầu trên, đem đến cho người thưởng thức thơ những rung động, xúc cảm thẩm mỹ tích cực.
Tre xanhXanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?
Bão bùng thân bọc lấy thânTay ôm tay níu tre gần nhau thêmThương nhau tre không ở riêngLũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Lưng trần phơi nắng phơi sươngCó manh áo cộc tre nhường cho con.
Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ khoác áo lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Sáng tác thơ ca cách mạng mới giai đoạn 1945-1975 đã trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, đánh dấu một giai đoạn phát triển của thơ ca Việt Nam (Trần Đình Sử). Vẻ đẹp của sáng tác thơ ca giai đoạn này thể hiện ở những phản ánh chân thực về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong lao động và chiến đấu, ở sự kết hợp hài hòa giữa lý tưởng cách mạng và tài hoa nghệ thuật của các nhà thơ, ở những sáng tạo độc đáo về hình tượng đất nước và nhân dân… Ra đời trong giai đoạn ấy, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy hòa vào vẻ đẹp chung của thơ ca thời đại, đồng thời mang cái nhìn và những cách thể hiện độc đáo, rất riêng, in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Duy.
Cùng với Hơi ấm ổ rơm và Bầu trời vuông, Tre Việt đã mang đến cho Nguyễn Duy giải Nhất trong cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ năm 1973. Bài thơ được rút ra từ tập Cát trắng. Đây là tập thơ nổi tiếng về chiến tranh và người lính của nhà thơ cựu chiến binh này.
Tính chân thật của bài thơ được thể hiện trước hết qua đối tượng phản ánh. Bài thơ lấy nhan đề là Tre Việt Nam và đó cũng chính là đối tượng miêu tả của nhà thơ.
Bằng biện pháp nhân hóa được sử dụng toàn bài, Nguyễn Duy đã để cho cây tre Việt Nam tự nói một cách sống động, chân thật về tính chất và đời sống của mình. Nhưng đó chỉ mới là lớp nghĩa thứ nhất. Bài thơ không đơn thuần chỉ miêu tả cây tre. Tre chỉ là một hình ảnh ẩn dụ cho những phẩm chất và cuộc đời của những người dân lao động Việt Nam. Bằng sự quan sát tinh tế và óc liên tưởng tài tình, nhà thơ đã nhìn thấy ở cây tre nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đó là bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, tinh thần lạc quan luôn dũng cảm đối mặt và tìm mọi cách khắc phục những khó khăn, trở ngại của cuộc sống, giống như tre là loài cây có sức sống mạnh mẽ, ưa nắng, có sức đấu tranh bền bỉ với những điều kiện hạn chế của đất đai, khí hậu:
Mỡ màu ít chắc dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ, trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm .
Đó là tinh thần đoàn kết cao độ của dân tộc Việt Nam, tương đồng với khả năng sống tập trung cao của cây tre:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Thương nhau tre không ở riêng…
Đó còn là tấm lòng yêu thương vô bờ bến, lòng vị tha của những con người hiền hòa mà Nguyễn Duy đã nhìn thấy được thông qua một hình ảnh thú vị của cây tre:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Nhưng cũng không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa thứ hai ấy, thông qua một hình tượng rất đỗi thân quen – cây tre, bài thơ còn là một sự khái quát hóa cao độ về bản chất, sức sống của nền văn hóa Việt. Đó chính là lớp ý nghĩa thứ ba của bài thơ.
Có thể nói, nhà thơ viết rất thật với lòng mình. Sinh ra và lớn lên trên một vùng đất nghèo khó, lại trải qua một thời gian dài tham gia quân đội, Nguyễn Duy có dịp tiếp xúc và quan sát nhiều với cây tre Việt Nam cũng như với những con người Việt Nam cần cù, chịu khó ấy. Bài thơ là sự đúc kết từ những quan sát tinh tế, từ những suy ngẫm, chiêm nghiệm hằng ngày của bản thân, thể hiện được tấm lòng của người viết đối với loài cây kiên cường ấy và nhất là đối với những con người trên quê hương đất nước mình. Nếu không có một tấm lòng chân thành trong sáng tác thì làm sao các dòng thơ như cứ liên tiếp gọi nhau tạo thành một mạch thơ chảy trôi được, làm sao các lớp hình tượng của bài thơ (cây tre – con người – nền văn hóa Việt Nam) có thể chuyển hóa cho nhau, hiện lên thông qua nhau một cách hợp lý, uyển chuyển như vậy được.
Ngoài ra, tính chân thật về phương pháp phản ánh của bài thơ còn được gợi lên qua hình thức tự sự của cây tre. Còn gì thật hơn là để nhân vật tự kể về tính chất mình, cuộc đời mình?
Biểu hiện thứ nhất của tính hài hòa trong nội dung tác phẩm là sự thống nhất giữa ba lớp ý nghĩa trên. Các hình tượng nghệ thuật cứ được gọi lên thông qua nhau một cách hợp lý, uyển chuyển: cứ qua mỗi tính chất của tre, người đọc lại thấy hiện dần lên một phẩm chất đáng quý của người lao động ta, từ đó có niềm tin mạnh mẽ vào một nền văn hóa thấm đẫm những phẩm chất ấy.
Sự hài hòa về mặt nội dung còn là sự thống nhất giữa các ý thơ. Có thể nói, bắt đầu từ câu Có gì đâu, có gì đâu thì toàn bài thơ lần lượt hiện lên những phẩm chất, tính cách, những nét số phận của tre và cũng là của con người Việt Nam. Những nét tính cách, số phận ấy có mối quan hệ gắn bó với nhau, có khi như là mối quan hệ nhân – quả: vì đất nghèo nên rễ phải cần cù, vì yêu nắng nỏ trời xanh nên tre không đứng khuất mình bóng râm…, có khi là mối quan hệ bổ sung để hoàn thiện hơn hình tượng cây tre Việt Nam: tre xanh không đứng khuất mình bóng râmhiên ngang thế, cứng cáp thế ( nòi tre đâu chịu mọc cong, chưa lên đã nhọn như chông lạ thường), nhưng cũng hết sức giàu lòng vị tha, giàu tình yêu thương ( lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc tre nhường cho con)…
Ở một cấp độ khác, nội dung của bài Tre Việt Nam còn có những điểm thống nhất với hệ thống các tác phẩm cùng thời. Trong bài thơ, nét đẹp của con người Việt Nam được hiện lên qua những khó khăn, gian khổ ( rễ siêng – đất nghèo, kham khổ – hát ru, bão bùng – thân bọc lấy thân,…). Đây là một đặc trưng trong thi pháp thơ ca giai đoạn 1945-1975: miêu tả cái đẹp ánh lên từ những khổ đau. Quan điểm ấy đã được thể hiện trong nhiều sáng tác cùng thời:
– Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều.
– Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
– Nước Việt Nam từ máu lửa
Người Việt Namluôn ý thức được đất mình là một đất nước nghèo, do chiến tranh, giặc giã, thiên tai,… triền miên. Vì vậy, cái nghèo đã thuộc về tiềm thức trong đời sống dân tộc. Từ trong cái nghèo đó lại luôn âm thầm và bền bỉ, kết tinh, lắng đọng một tinh thần quật cường, bất khuất, không cam chịu. Có thể nói, đây chính là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam, một sức mạnh đã trở thành hiện thực và cảm hứng thẩm mỹ của con người và dân tộc Việt hằng bao thế kỉ.
Sự hài hòa này trước hết thể hiện qua sự thống nhất giữa thể thơ và giọng điệu. Nhà thơ đã hết sức tinh tế khi chọn cho lối kể chuyện trầm tĩnh, khoan hòa của mình một thể thơ giàu chất trữ tình sâu lắng của dân tộc: thể lục bát. Chính sự hòa hợp ấy đã làm tăng thêm tính biểu cảm cho lời thơ, đồng thời đưa ý đồ thẩm mỹ của nhà thơ đạt đến hiệu quả cao nhất:
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?
Thơ Nguyễn Duy còn có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm sâu sắc. Tre Việt Nam không nằm ngoài đặc trưng đó của phong cách thơ Nguyễn Duy. Bài thơ vẫn hết sức duyên dáng, trữ tình nhờ thể thơ lục bát giàu nhạc tính và lối gieo vần bằng du dương, nhưng đôi khi ta cũng bắt gặp đây đó tiếng nói khẳng khái, hùng hồn được tạo nên bởi sự phá cách trong cách ngắt nhịp so với thể lục bát truyền thống:
Mỡ màu ít,/ chắt dồn lâu hóa nhiều
– Năm qua đi,/ tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Sự hài hòa đó đã mang lại cho thơ Nguyễn Duy nói chung và Tre Việt Nam nói riêng nhiều sự chiêm nghiệm sâu sắc.
Ở phạm vi rộng lớn hơn, bài thơ là một chỉnh thể hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Điều này dễ nhận diện nhất ở sự quy định hình thức nghệ thuật của nội dung: bài thơ tràn ngập một cảm hứng ngợi ca, tự hào về những nét đẹp trong phẩm chất và đời sống của con người Việt Nam. Cảm hứng ấy nằm trọn vẹn trong một bài thơ lục bát nhuần nhị – một thể truyền thống của thơ ca người Việt, góp phần tô đậm tinh thần dân tộc cao độ của nhà thơ.
Như đã trình bày, bài thơ miêu tả nét đẹp của con người Việt Namánh lên từ những khổ đau. Vì thế, hàng loạt những cặp hình tượng đối lập được xây dựng nhằm làm nổi bật nội dung ấy: thân gầy guộc, lá mong manh – nên lũy nên thành, đất sỏi đất vôi bạc màu – ở đâu tre cũng xanh tươi, mỡ màu ít – chắt dồn lâu hóa nhiều, rễ siêng – đất nghèo, kham khổ – hát ru lá cành, bão bùng – thân bọc lấy thân, thân gãy cành rơi – nòi tre…nhọn như chông, tre già – măng mọc…
Nhìn một cách tổng thể, bài thơ là sự thống nhất của nhiều mối quan hệ thống nhất, hài hòa. Chính vì vậy mà nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật đều có giá trị vững chắc.
Nguyễn Duy đã không ngại dùng hình ảnh cây tre – một loài cây vốn xa lạ với văn thơ Việt xưa (thường là trúc, không phải là tre) – để nói về con người Việt Nam. Tuy nhiên, viết về cây tre theo khuynh hướng này, không phải chỉ có một mình Nguyễn Duy. Nhà văn Thép Mới trong bài Cây tre Việt Nam cũng từng ca ngợi nhiều phẩm chất quý báu của tre có thể liên hệ được với phẩm chất người lao động Việt Nam: Tre xung phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín… Nhưng nét độc đáo trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy là nhà thơ đã thổi sự sống, hơi thở, nhịp đập của tâm hồn nhân dân vào hình tượng cây tre, khiến cây tre Việt Nam trong bài thơ trở thành một sinh thể sống có tâm trạng, suy tư và biết tự kể về cuộc đời mình. Chính điều đó cũng đã làm cho bài thơ trở nên gần gũi, dễ đồng cảm hơn, xóa đi khoảng cách cố hữu giữa người đọc và chủ thể trữ tình. Đọc bài thơ, chúng ta như nghe thấy chính mình đang tâm sự với mình vậy.
Bài thơ có nhiều những hình ảnh so sánh, liên tưởng hết sức thú vị, như Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành, Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm, Lưng trần phơi nắng phơi sương – Có manh áo cộc tre nhường cho con… Phần lớn là những liên tưởng, so sánh với những hoạt động, tính cách của con người nên khiến cho “nhân vật tre” thêm phần gần gũi, thân thiết với đời sống và con người Việt Nam.
Nguyễn Duy là một trong số không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này. Ở bài Tre Việt Nam, đó là sự phá cách trong cách ngắt nhịp như đã trình bày, là việc sử dụng lối thơ “rớt dòng” ở những câu sáu tiếng:
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh?
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Cả bài thơ là lời tre tự kể về tính cách, cuộc đời mình, khiến cho lời thơ thêm phần chân thật, dễ đồng cảm. Nhà thơ đã tiếp thu yếu tố tự thuật này trong văn xuôi và đưa vào thơ lục bát một cách tự nhiên, tươi mới, mà vẫn giữ được điệu sâu lắng, nhịp nhàng của thể loại trữ tình này.
Nguyễn Duy nổi tiếng với tài năng vận dụng những yếu tố của văn học dân gian vào thơ mình một cách linh hoạt, nhuần nhị, giàu cá tính sáng tạo. Đọc thơ Nguyễn Duy ta như gặp một thế giới của ngôn ngữ dân gian “sinh động, phập phồng, làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo của hồn thơ thi sĩ”. Ở Tre Việt Nam, ta bắt gặp những cách nói cân đối, nhịp nhàng gần với lời nói dân gian (như quán ngữ, thành ngữ): nên lũy nên thành, tay ôm tay níu, thân gãy cành rơi…hoặc chính những lời nói dân gian ấy lẫn vào bài thơ một cách tự nhiên, đằm thắm: Năm qua đi, tháng qua đi, Tre già măng mọc có gì lạ đâu.Trong bài thơ, ta còn bắt gặp những câu mang dáng dấp quen thuộc của những câu ca dao. Chẳng hạn như câu Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù gợi người đọc nhớ đến những câu ca dao có mô hình cấu trúc “bao nhiêu…bấy nhiêu…” như Bao nhiêu nuộc lạc nhớ ông bà bấy nhiêu hay Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu…
Những nét độc đáo sáng tạo ấy đã thổi một làn gió mới mẻ vào bài thơ Tre Việt Nam nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng, đằm thắm vốn có. Bởi một đặc điểm trong phong cách thơ Nguyễn Duy là thể hiện điệu tâm hồn mới bằng những sáng tạo bắt rễ sâu xa từ truyền thống dân tộc.
Tre Việt Nam là một bài thơ hay: tính chân thực cao, có sự kết hợp nhuần nhị, hài hòa giữa những yếu tố trong chỉnh thể bài thơ cùng với những nét sáng tạo mới lạ, độc đáo về lối tư duy và hình tượng nghệ thuật. Ngôn từ đẹp cộng với giá trị sâu sắc của nội dung phản ảnh đã làm rung động nhiều thế hệ người đọc. Hình ảnh cây tre vốn rất đỗi thân quen, gần gũi với người lao động Việt Nam xưa nay, nhưng phải từ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy thì những phẩm chất đáng quý của cây tre mới được nhận diện, khai thác hết, và cũng từ đó mà cây tre trở thành một vật biểu trưng cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt ta. Ra đời trong hoàn cảnh xã hội đặc biệt, bài thơ là một vẻ đẹp mang tính thời sự, nhưng ngẫm cho kĩ thì đó lại là vấn đề muôn thưở: tìm về bản chất sức mạnh của dân tộc mình./.
Quan Niệm Về Cái Đẹp Của Phong Trào “Thơ Mới” 1932
Cũng từ phương diện này, mà nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao về phong trào Thơ mới, cho ” Thơ mới là một cuộc cách mạng vĩ đại trong thi ca”.Lịch sử phát triển của thơ ca nhân loại là lịch sử tiến hóa của sự thay đổi các thang giá trị. Các nhà Thơ mới đã đưa ra một tuyên ngôn về cái đẹp hòan toàn mới, nếu không nói là đối lập với quan điểm thẩm mỹ của thơ ca truyền thống. Nếu thơ cổ điển hướng đến cái đẹp hữu ích, cái đẹp chuẩn mực, cân đối; thì Thơ mới đề cao cái đẹp siêu thoát (vượt lên cái bình thường, tẻ nhạt) cái đẹp kỳ dị, cái đẹp ” phi chuẩn mực“. Quan điểm này được bộc lộ qua cuộc đấu tranh giữa “Thơ cũ” và “Thơ mới”; cuộc tranh luận giữa hai phái: Nghệ thuật vị…; cùng một số sáng tác có tính chất tuyên ngôn của Thế Lữ, Xuân Diệu …, và nhóm Xuân Thu nhã tập. 1 – Các nhà Thơ mới ảnh hưởng sâu sắc quan điểm thẩm mỹ của văn học lãng mạn phương Tây, đặc biệt Baudelaire, Valéry, Gautier… Họ cho rằng, thơ ca muốn đẹp, muốn kỳ diệu, cần phải thoát ly cuộc sống, thoát ly cái hữu ích, vụ lợi của sinh hoạt trần tục. Họ chủ trương thơ phải tách rời với thực tiễn chính trị, kinh tế, đạo đức. Nhiệm vụ của văn học là tìm kiếm cái đẹp: “Tìm cái đẹp trong thiên nhiên là nghệ thuật. Tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình” (Hoài Thanh). Thế Lữ tuyên ngôn: Tôi chỉ là một người khách tình si/ Ham vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ/ Mượn lấy bút nàng Li Tao tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca. (Cây đàn muôn điệu). Nhìn chung, họ đặt nghệ thuật lên trên cuộc sống, hướng nghệ thuật đến chỗ siêu thoát, tách rời đời sống vật chất: “Nghệ thuật cao cấp phải đài các. Phải đem ta xa với đời sống thường về vật chất”.Nhóm Xuân Thu nhã tập (1) đồng nghĩa thơ với Đạo, với cái Đẹp. Với họ, thơ là một thứ rung động, xa vời, vô tư lợi. ” Thơ trước hết phải là một sự trong trẻo, sự vô tư, sự khêu gợi không cùng, sự rung động tức khắc, sự gặp gỡ đột nhiên, sự hiến dâng không nghĩ đến sự trở về – “Văn” nói chuyện đời, nhưng “thơ ” phải là tiếng đời u huyền, trực tiếp”. Thơ được những người trong nhóm Xuân Thu nhã tập biểu thị theo công thức sau: THƠ = TRONG = ĐẸP = THẬT. Và theo họ: ” Cái gì trong trẻo là đẹp: hương hoa, chất ngọc, lòng băng, một ý tưởng vô tư lợi, một cử chỉ vô lý do; không cần cho cái gì, để làm gì, biết thế nào; tự nó có ý nghĩa, có cứu cánh ở nó; tự túc, tòan năng. Và cái gì thật là đẹp. Một chiếc lá, một lời đau, một khóe mắt, một nhịp đờn… Ai bảo là hư ảo? Đó là sự thật, ta cảm thông bằng trực giác, khi đã nằm trong chiếc lá, trong lời đau, trong khóe mắt, trong nhịp đờn… Ta đã thấy THƠ? “.Nhìn chung, quan niệm về cái đẹp trong thơ của các nhà Thơ mới gặp gỡ với quan điểm của các nhà thơ lãng mạn Pháp. Gautier quan niệm: “Chỉ có cái gì không có ích mới thật đẹp… Làm thơ không cần có mục đích, hay có mục đích cũng chỉ để chơi, để phát dương cái đẹp mà thôi“. Khi đặt ra mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội, các nhà Thơ mới đã đặt cái đẹp của thơ ca lên trên cuộc sống. Họ đều đồng nhất với nhau trong quan điểm: người cầm bút phải vượt qua những thành kiến, phép tắc, khuôn khổ, biết hòa hợp và rung động tự trong lòng trước cái đẹp của tự nhiên. Nghệ thuật không thể vụ lợi, không để đời sống vật chất chi phối – phải biết vươn lên những cái đó, để ” tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta”. Và bằng cái ” văn tài” của mình, giúp cho người đọc cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm trước cái đẹp, cái hay. Muốn vậy, khi sáng tác nghệ thuật phải cố sức giúp người ta phản động lại với hoàn cảnh cùng bẩm thụ của tự nhiên. Cuộc đấu tranh giữa phái ” Nghệ thuật vị nghệ thuật” (2) (đứng đầu là Hòai Thanh) và phái ” Nghệ thuật vị nhân sinh” (đứng đầu là Hải Triều) đã bộc lộ rõ thái độ của nhà phê bình Hoài Thanh và các nhà Thơ mới về thơ. Đối lập với quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh“, họ chủ trương tách nghệ thuật ra khỏi mối liên hệ với đời sống, thời đại và lợi ích giai cấp. Họ nhấn mạnh vai trò sáng tạo chủ quan của nghệ sĩ, tính không vụ lợi, nhất thời của nghệ thuật. Nghệ thuật phải khát vọng vươn tới cái đẹp vĩnh cửu. Hoài Thanh ví văn chương như một bông hoa, nó đem đến cho người đọc những giây phút say sưa, thoát tục để quên đi những nhọc nhằn của hiện thực. ” Một bài văn hay là một bông hoa, làm sao người ta cứ ép bông hoa phải thành quả là nghĩa lý gì”. Thiếu Sơn cho rằng: ” Văn chương chỉ có một nghĩa là tìm kiếm và phô bày cái đẹp”. Còn Phan Văn Dật cho: “Nghệ thuật tức là các phương pháp người ta dùng để gây ra cái cảm giác, cảm tình, và nhất là cái mỹ cảm”. Trong cuốn ” Văn chương là văn chương” Hoài Thanh đặc biệt chú trọng đến cái đẹp của nghệ thuật. “Tìm cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta, rồi mượn câu văn, tấm đá, bức tranh làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm, đó là nhiệm vụ tối cao của nghệ thuật”. Hoài Thanh còn phân biệt hai dạng người: người cầm bút và nhà văn. Người cầm bút có thể nói chuyện chính trị, luân lý, xã hội; còn nhà văn chỉ nói đến văn chương thuần túy. ” Nhà văn là người sống giữa xã hội, cố nhiên phải tùy sức mình làm hết phận sự của một người cầm bút mà thôi. Ta nên nhớ rằng, cầm bút chưa phải là viết văn. Văn chương là vật quý, có đâu được được nhiều thế”.Các nhà Thơ mới cũng như Hoài Thanh đã nhận thấy được cái đẹp – một đặc trưng cơ bản của thơ nói riêng, nghệ thuật nói chung. Nếu đánh mất đặc tính này, vô hình chung, ta đã dung hòa nó với các hình thái xã hội khác (đạo đức, triết học, tôn giáo, chính trị). Đây là một mặt tích cực trong quan niệm nghệ thuật của Thơ mới. Nhưng đề cao cái đẹp quá mức, tuyệt đối hóa cái đẹp một cách cực đoan, thì sẽ đánh mất chức năng xã hội, cắt đứt mối liên hệ của nó với cuộc đời (mà nói cho cùng, cái đích của văn chương là hướng đến cuộc đời, hướng đến con người, vì con người). 2 – Một trong những chuẩn mực về cái đẹp trong thơ của các nhà Thơ mới, là gắn thơ với cái tĩnh lặng, cái buồn, cái mong manh, hư ảo. Tĩnh lặng, buồn, cô đơn, với Thơ mới là một cái đẹp huyền diệu, thanh khiết. Cái đẹp trong văn học lãng mạn nói chung và Thơ mới nói riêng đều hướng đến cái mộng tưởng, thoát ly, cái mong manh, mờ ảo. Quan điểm thẩm mỹ này hoàn toàn đối lâp với các nhà thơ cách mạng. Cái đẹp trong văn học cách mạng luôn hướng đến cái sôi nổi, cái vui tươi, lạc quan. Mộng tưởng (một thế giới khác với hiện thực đang sống) là một đặc tính quan trọng của thơ ca lãng mạn. Dẫu thế giới đó chưa có hoặc không thể có, nhưng nó là miền trú ẩn thiêng liêng, dịu ngọt trong tâm hồn họ Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi. (Xuân Diệu)… Cả một “Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ” đã choáng ngợp tâm hồn. Dường như thi sĩ chỉ sống trong cõi mơ, cõi “lặng chìm”, cõi hư ảo:. .. Cả trời say nhuộm một màu trăng/ Và cả lòng tôi chẳng nói rằng/ Không một tiếng gì nghe đụng chạm/ Dẫu là tiếng vỡ của sao băng. (Đà Lạt trăng mờ – Hàn Mặc Tử). Cái đẹp trong Thơ mới còn gắn với ánh sáng, hương thơm và nhạc điệu. Xuân Diệu đã lấy câu thơ có tính chất tuyên ngôn của Baudelaire làm đề từ cho bài thơ “Huyền diệu” của mình: Les parfumes, les couleurs et les sons se répondent“. (Những mùi hương, những màu sắc và những âm thanh tương ứng với nhau) (Baudelaire). Sự giao động giữa âm thanh, màu sắc và ý nghĩa đã trở thành một nguyên tắc sáng tạo quan trọng của Thơ mới (Ảnh hưởng từ câu định nghĩa của Valéry: “Thơ là sự giao động giữa âm thanh và ý nghĩa”).Đoàn Phú Tứ đã cảm nhận “màu thời gian tím ngát” trong tình duyên (Theo Hoài Thanh, người Pháp cho thời gian là màu xanh):… Duyên trăm năm đứt đoạn/ Tình một thuở còn vương/ Hương thời gian thanh thanh/ Màu thời gian tím ngát. (Màu thời gian).Đây không chỉ là màu của thời gian, mà còn là màu của hương thơm, màu của ánh sáng và nhạc điệu. Nói như R.Jakobson, vai trò chủ âm thuộc về âm nhạc. Âm nhạc đã trở thành một sức hấp dẫn đầy ma lực. Họ viết về nhạc như cả một thế giới kỳ diệu. Trong ” Huyền diệu”, Xuân Diệu đã mang đến một thế giới âm nhạc đầy mơ màng, quyến rũ: Hãy tự buông cho khúc nhạc hường/ Dẫn vào thế giới của du dương/Ngừng hơi thở lại xem trong ấy/Hiển hiện hoa và phảng phất hương. (Huyền diệu). Bích Khê có hẳn một bài thơ với tựa đề là “Nhạc”: Nàng ơi! Đừng động… có nhạc trong dây/Nhạc gây hoa mộng, nhạc ngát trong mây/ Nhạc lên cung hường, nhạc vô đào mộng/ Ô nàng tiên nương! – Hợp nhạc đầy hương. (Nhạc – Bích Khê). Hàn Mặc Tử cho rằng: “Thi sĩ Bích Khê có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thực tế thì sự thật sẽ trở thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại xô sang địa hạt huyền diệu” (Huyền diệu được các nhà Thơ mới đồng nghĩa với âm nhạcÂm nhạc đã trở thành một chuẩn thẩm mỹ trong thơ ca, không phải yếu tố âm nhạc chỉ có trong Thơ mới, các nhà thơ cổ điển đã nhận thấy: “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc” (Trong thơ có họa, trong thơ có nhạc). Nhưng phải đến Thơ mới, yếu tố âm nhạc mới được xem là chuẩn mực của cái đẹp, một trong những hình tượng trung tâm của sáng tác thơ ca. Các nhà Thơ mới đã sáng tạo những câu thơ mong manh, hư ảo, huyền hồ, nhiều câu thơ hay, có thể xem là tuyệt bút: Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông. (Bích Khê); Long lanh tiếng sỏi vang vang hận/ Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người. (Xuân Diệu). 3 – Cái đẹp trong Thơ mới, còn gắn với cái kỳ dị. Và có thể nói, lần đầu tiên, trong thơ ca Việt xuất hiện yếu tố này. Các nhà nghiên cứu cho rằng, quan điểm thẩm mỹ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tập thơ: “Les fleurs du mal” (Những bông hoa tội lỗi) của Baudelaire. Baudelaire cho rằng: Cái ác, cái kinh khủng chính là cái đẹp. Trong bài: “Ca ngợi cái đẹp”, ông viết: “Hỡi sắc đẹp! Hỡi con quái vật kếch xù, khủng khiếp, ngây thơ! Dầu em đến từ thiên đường hay địa ngục, điều đó có hề chi; miễn sao con mắt, nụ cười, bàn chân em mở cánh cửa của một cõi vô tận mà ta hằng yêu và chưa hề biết tới”. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê… đều gặp gỡ quan niệm này. Họ xóa nhòa ranh giới giữa cái đẹp với cái ghê tởm.Trong bài tựa cho tập thơ “Tinh huyết” của Bích Khê, Hàn Mặc Tử viết :” Thi sĩ khát khao hoài vọng cái mới, cái đẹp, cái gì rung động hồn phách chàng đến tê liệt, dại khờ, dù cái đẹp đó cao cả hay đê tiện, tinh khiết hay nhơ bẩn, miễn là có tính chất gây nên những đê mê, khoái lạc”. Cái đẹp kinh dị đó đã xuất hiện qua hàng loạt bài thơ của Bích Khê, nhiều bài thơ trong tập ” Tình huyết” nhuộm đầy máu huyết. Hình ảnh sọ người đầy kinh khủng, rùng rợn, nhưng với Bích Khê là: “Hồ nguyệt động nhiều trăng lấp lánh; chứa bao chất ngọt ngào say dại, uống đến lịm người đi những tủy thơm và não mát”. Ta tìm thấy trong thơ Chế Lan Viên những hình ảnh kinh dị như vậy: nào “xương vỡ máu trào“,… nào: ” những bóng ma Hời sờ soạng trong đêm”. Nhất là trong thơ Hàn Mặc Tử (vào thời gian bị bệnh tật, điên loạn cuối đời), ta thường thấy xuất hiện những hình ảnh ghê rợn: Ôi ta mửa ra từng búng huyết/ Khi say sưa với lượn sóng triền miên. (Máu cuồng và hồn điên) Tuy vậy, giữa “cái đẹp kinh dị” trong thơ Hàn Mặc Tử không đồng nhất với cái đẹp trong thơ Baudelaire. Hàn Mặc Tử không thừa nhận cái đẹp đến từ địa ngục, từ quỷ sa tăng như Baudelaire. Cái đẹp ấy, theo Hàn Mặc Tử, được sinh ra từ tôn giáo: “Đức Chúa Trời tạo ra trăng hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ… Chúa Trời cho ra đời… một loài thi sĩ. Loài thi sĩ này là bông hoa rất quý và rất hiếm, sinh ra ở đời với một sứ mạng rất thiêng liêng… phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời… và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho, trong sạch”. Yếu tố ” trong sạch” này đã làm xuất hiện trong thơ như một phạm trù thẩm mỹ mới, mà không thể tìm thấy trong thơ cổ điển. Tuy nhiên, về sau, Thơ mới đã đẩy địa hạt này sang sự điên loạn và thần bí, người đọc khó có thể chấp nhận. Cần phải thấy rằng, để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này, Thơ mới phải có sự cộng hưởng của hai yếu tố: nội sinh (truyền thống) và ngoại nhập (văn hóa phương Tây). Ngoài “cú hích” quan trọng của chủ nghĩa phương Tây, Thơ mới là kết quả của một cuộc vận động tự thân đầy thầm lặng và đau đớn của thơ ca truyền thống. Nguyễn Văn Siêu có nói: “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương“. Nhìn bề măt, Thơ mới thuộc loại thứ hai. Nhưng thực ra, ẩn sau cái ” chỉ chuyên chú ở văn chương” ấy, nó rất con người, rất nhân văn. Chính Huy Cận – một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới đã bộc lộ: ” Đi sâu vào tâm hồn ta với cả những làn sóng ngầm, chúng ta gặp hồn dân tộc; đi thật sâu vào tâm hồn dân tộc, chúng ta sẽ gặp hồn nhân loại. Quá trình ‘thâm canh’ của Thơ mới là như vậy. Cái chung và cái riêng của Thơ mới hòa hợp biện chứng, rất sáng tạo, rất thơ“. Từ những cách tân trong quan niệm về cái đẹp, Thơ mới đã thay đồi về chất so với thơ ca truyền thống; giúp thơ ca Việt đi vào quỹ đạo chung của thơ ca nhân lọai.
Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy Để Thấy Được Cái “Tôi” Của Tố Hữu
Phân tích bài thơ Từ ấy để thấy được cái “tôi” của Tố Hữu
Khổ 1 là niềm sung sướng hân hoan của người thanh niên mới 18 tuổi khi bắt gặp và giác ngộ lí tưởng cộng sản, tìm thấy nguồn thơ và lẽ sống của cuộc đời mình:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chối qua tim”
“Từ ấy” mang ý nghĩa phiếm định về mặt thời gian nhưng là dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu. Tuy là thời gian phiếm chỉ nhưng ta có thể biết đó là năm 1938, khi nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niên cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản và trở thành đảng viên. Trạng từ này được đặt ngay đầu câu thơ đầu tiên đã chia cắt rõ ràng hai khoảng thời gian: nửa trước và nửa sau từ ấy. Trước Từ ấy, những người thanh niên trí thức tiểu tư sản như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng cô đơn bế tắc, nhưng tìm đâu thấy niềm vui lẽ sống ở đời, thậm chí từng thốt lên:
“Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, Vẩn vơ theo mãi dòng quanh quẩn, Muốn thoát than ôi, Bước chẳng rời”
Và cả sự lạc lõng, bơ vơ:
“Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước, Chọn một dòng hay để nước trôi”.
Phải đặt vào hoàn cảnh đó, ta mới thấy được Từ ấy có vai trò quan trọng như thế nào đến tư tưởng tình cảm của tác giả. Sau “từ ấy”, chỉ còn một cái tôi say sưa hoạt động cách mạng đến suốt cuộc đời, thậm chí là cả lúc “trăng trối”.
Những cảm xúc dồn dập của người thanh niên ấy khi được giác ngộ đã thể hiện trong những câu thơ tiếp theo:
“Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
Nhà thơ sử dụng nhiều các hình ảnh ẩn dụ: “nắng hạ”, “Mặt trời chân lý”, “Chói qua tim”. Lý tưởng cộng sản đối với Tố Hữu như một nguồn sáng mạnh mẽ, làm tỉnh thức mọi giác quan của nhà thơ.
Những hân hoan khi giác ngộ cách mạng còn được nhà thơ thể hiện ở hai câu tiếp theo với hình ảnh so sánh và một loạt các tính từ:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
Khi Tố Hữu ví lý tưởng của Đảng như mặt trời chân lý đồng nghĩa với việc nhà thơ tự so sánh tâm hồn mình như một khu vườn xuân tươi đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim ca hót tưng bừng. Niềm sung sướng say mê được đẩy lên đến mức cao nhất khi Tố Hữu sử dụng nhiều các động từ mạnh, các tính từ chỉ mức độ như: “bừng, chiếu, rất, đậm, rộn” để miêu tả sự chủ động, tích cực đón nhận của mình. Tâm hồn ấy như được tiếp thêm một luồng sinh khí mới để rồi sau đó lúc nào cũng tràn đầy tiếng reo vui:
Rồi một hôm nào tôi thấy tôi, Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương vắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời.
Từ ấy chính là sự đánh dấu một cuộc đổi đời, cao hơn đó là sự hồi sinh một con người. Chất trữ tình chính trị của Tố Hữu đã được thể hiện rõ nét qua giọng thơ say mê háo hức chân thành chứ không cao giọng giảng giải. Vì thế, người đọc thấy được một trái tim hồn hậu chân thành đang reo vang những khú ca yêu đời, say mê lý tưởng, say mê cuộc sống.
Khổ 2 là những chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhà thơ sau khi giác ngộ lý tưởng:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa.
Tóm lại, Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của nhân dân lao động, ở đó nhà thơ đã tìm được niệm vui và sức mạnh mới. Qua đó ta cũng đã tìm thấy mối quan hệ giữa văn học với cuộc sống: văn học phải hướng về nhân dân lao động, hướng về những con người cần lao.
Khổ 3 là những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong quan hệ và tình cảm của nhà thơ, nhất là với những người nghèo khổ, sau khi giác ngộ lý tưởng:
“Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếm phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất, cù bơ”.
Trước khi giác ngộ lí tưởng cộng sản, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống lớn mà còn vượt qua được những tình cảm ích kỉ, hẹp hòi để có được tình hữu ái giai cấp. Hơn thế nữa, đó là tình anh em ruột thịt. Từ ấy
Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu đã chuyển từ sự say mê lí tưởng ban đầu đến tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với người lao khổ. Qua đó còn thể hiện lòng căm hận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ. Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh, nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người “than bụi, lầy bùn” là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha”, là lực lượng ngày mai lớn mạnh của “vạn đầu em nhỏ”, để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng. Điệp từ “là” được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.
Cái Kiến Mày Kiện Củ Khoai
Sau đó nhờ có một người đàn bà làm mối, hắn được gặp nàng nhiều lần và chỉ non thề bể quyết lấy nàng làm vợ. Nghe hắn nói thế, cô gái vô cùng sung sướng và hiến thân cho hắn không tiếc gì nữa. Nhưng người đàn bà mối lái vốn là người chỉ biết có đồng tiền. Được tiền của anh nhà giàu cho, mụ vẫn chưa thỏa mãn. Đối với cô gái nghèo, mụ không “xơ múi” gì. Bấy giờ ở gần vùng đó có một cô gái nhà giàu ế chồng. Mụ bèn tìm tới tỉ tê với cô nọ bảo nếu cho mình nhiều tiền, mình sẽ đánh tiếng cho anh chàng nhà giàu kia. Cô gái nọ nghe nói mừng lắm, đút tiền cho mối để mụ ta liệu bề tác thành cho mình. Từ đó mụ mối luôn luôn buông lời gièm pha cô gái nhà nghèo. “Con này -mụ nói -thế mà không được đoan chính. Đã nhiều lần tôi bắt gặp nó tằng tịu với Đồ Vân. Đồ Vân học giỏi nay mai sẽ đỗ đạt…”.
Thế rồi mụ ta nhen nhóm thêm lòng ghen tuông và tức giận của anh chàng, đồng thời nói tốt cho cô con gái mà mụ bòn lần hồi khi năm quan, khi ba quan không biết mỏi. Và mưu kế của mụ có hiệu quả: anh chàng kia từ ghen tức đến chán ghét người tình cũ. Cuối cùng anh chàng cho người đưa trầu cau dạm hỏi cô gái nhà giàu kia làm vợ. Ngày cưới của hai bên, cô gái nhà nghèo nọ bị tình phụ, lòng đau như cắt. Trong một phút tủi phận hờn duyên, nàng nhảy xuống sông tự tử. Cái chết của nàng đã làm cho cặp vợ chồng mới trở nên hối hận và lo sợ. Nhất là mụ mối thì như sét đánh ngang tai.
* * *
Khi tất cả mấy người đó lần lượt chết xuống âm phủ, đã đọc hồ sơ, hiểu rõ nỗi oan uổng cũng như tội trạng của từng người và bắt họ phải trở lại dương thế để đền “nợ” hay báo “oán” của chính mình một cách xứng đáng. Mụ mối được thác sinh vào nhà một phú ông, anh chàng phụ tình lại thác sinh làm một người học trò nhưng không đất cắm dùi. Còn người bạc mệnh thì được ở lại cõi âm để theo dõi chúng mà báo thù. Cái Kiến, cô con gái phú ông rất đẹp và thông minh. Nhưng cha của nàng thì tính khí biển lận, ông ta chỉ biết có tiền tài và danh vọng, còn ngoài ra ông chả coi ai ra gì. Chàng thư sinh rất khôi ngô, học giỏi, văn hay, nhưng nghèo rớt mồng tơi. Chàng đã từng vác lều chiếu đi thi. Văn tài của chàng nổi tiếng khắp kinh kỳ, thế mà cứ hễ vào trường nhất hay giỏi lắm vào đến trường nhì là bị loại ra ngay. Không làm cho đau bụng thì cũng bắt phạm “trường quy”, oan hồn của người bạc mệnh quyết không cho hắn đỗ. Mỗi lần không đỗ là một lần sự buồn bực kèm thêm với sự khốn khó dằn vặt anh chàng. Thế nhưng chàng vẫn lọt vào mắt xanh của cô Kiến. Cô gái phú ông vẫn tin tưởng rằng người học trò đó sẽ làm nên. Nàng ao ước sẽ được sánh duyên với chàng mới phỉ dạ. Hai người đã gặp nhau và thề bồi với nhau quyết giữ một lòng son sắt. Khi nghĩ đến cha mình, cô gái phú ông rất buồn vì biết ông khó tính. “Không đời nào ông ấy lại gả con gái cho một người nghèo xơ nghèo xác”.
Nghĩ thế, nàng lập mưu ăn trộm tiền bạc của cha, mua vàng đúc thành một khối hình củ khoai. Không gặp nhau được, nàng nhắn người yêu giả làm người ăn xin đến nhà mình xin khoai, nàng sẽ tận tay trao cho món ấy để dùng làm sính lễ. Anh chàng y hẹn đã cải trang, mang bị gậy đến nhà phú ông xin ăn. Cô con gái mang khoai ra cho, trong đó có giấu củ khoai bằng vàng. Rồi đó, người mối của anh chàng xin chạm ngõ cái Kiến. Phú ông nghe nói sính lễ là một củ khoai bằng vàng mười thì ngạc nhiên. Nhưng rồi ông cũng nhận lời. Đến ngày cưới, khi họ nhà trai bưng sính lễ đến, họ nhà gái đổ xô ra xem để biết chàng rể của phú ông giàu có ngầm như thế nào. Củ khoai vàng được gói ba bốn tầng vải hồng điều. Không ngờ khi mở ra xem thì chả thấy vàng đâu cả mà chỉ là một củ khoai lang luộc thực sự. Oan hồn cô gái cố ý làm ra như vậy cho bõ ghét. Cả hai họ bật cười. Phú ông tức giận chửi mắng om sòm. Rồi để chế nhạo, ông cắt khoai biếu mỗi người một miếng. Chàng học trò không ngờ có sự lạ lùng ấy, vừa buồn rầu vừa xấu hổ đi luôn một mạch không trở về nhà nữa. Còn cái Kiến tưởng người yêu là một tay đại bợm: đã lấy mất vàng lại bày ra trò giễu cợt đó nên tức tối thành bệnh mà chết. Lúc xuống âm phủ lần này, nàng kiện với Diêm vương về việc củ khoai vàng, nhưng đã giở sổ vạch cho hắn biết những tội lỗi kiếp trước.
Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Lý Thuyết Mỹ Học Tìm Về Cái Hay Cái Đẹp Của Bài Thơ “Tre Việt Nam” (Nguyễn Duy) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!