Bạn đang xem bài viết Truyện: Tra Vương Tác Phi được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gầy gò, tinh thần sa sút, khẩn trương, nôn nóng!
Hắn đã từng là một thiếu niên tuấn lãng, nhiệt huyết phấn chấn dưới ánh mặt trời. Thế mà bây giờ lại trở nên ủ rũ và ảm đạm đến như vậy!
Đứng trước tình huống hiện tại, tâm tình nàng trái lại vô cùng bình thường.
“Lâu rồi không gặp biểu muội!”
Cố Đình Dục nhìn chăm chăm vào khuôn mặt êm dịu của Dung Khuynh cùng với cái bụng bằng phẳng kia, sắc mặt hắn lặng như nước, miệng mân thành một đường thẳng, đáy mắt tràn đầy uất ức cùng lệ khí.
Thích một nữ nhân, nữ nhân đó cũng là vị hôn thê của mình, nhưng nàng lại mang thai đứa bé của một nam tử khác. Loại khuất nhục này, sâu thẳm trong lòng nam nhân, không người nào chịu nổi. Huống chi Cố Đình Dục còn là một người chưa từng trãi qua sương gió.
Bây giờ hắn chỉ có thể siết chặt quả đấm, vì siết quá mạnh mà phát ra tiếng kêu răng rắc. Nhưng lại không thể vung về phía Trạm vương hay Dung Khuynh được, thế nên hắn đương nhiên càng thêm bị đè nén khó chịu rồi.
Nhìn bộ dáng Cố Đình Dục vì nhận hết khuất nhục mà bất cứ lúc nào cũng có thể nổ tung như vậy. Dung Khuynh có cảm giác: tại trong mắt thế nhân này, trừ phi nàng tự vẫn bồi tội ra, còn lại nói cái gì cũng là dư, không biết xấu hổ! Cho nên….
“Ta vẫn khỏe, Dục biểu ca định đi xa nhà sao?” Dung Khuynh nhìn qua bao đồ trên tay gã sai vặt, vẻ mặt như thường, tán gẫu như thường.
Ánh mắt thế nhân đúng là quan trọng, dĩ nhiên phải tuân theo quy tắc thế tục. Nhưng…vào lúc sinh tử, nàng vẫn muốn tuân theo bản thân mình hơn!
Nếu dựa theo bình phán của thế nhân và tâm tình Cố Đình Dục, nàng không thể sống!
Vì một cái danh tiếng, vì trấn an một thiếu niên đang cảm thấy ủy khuất mà đi tìm chết, Dung Khuynh không làm được chuyện vĩ đại như thế! Cho nên ngươi muốn nói nàng không biết xấu hổ hay không có lương tâm gì đó cũng được.
Không cách nào khác nha! Nàng trời sinh đã thiếu tinh thần dâng hiến rồi!
Nghe Dung Khuynh hỏi, vành mắt Cố Đình Dục phút chốc ửng lên đỏ hồng, là tức giận, cũng là lạnh lòng. Vào lúc này rồi sao nàng vẫn có thể bình tĩnh như vậy được chứ? Nàng như thế này mà còn không mặn không nhạt nói ra được mấy chữ “nàng còn khỏe” sao.
Đứng trước mặt hắn, chẳng lẽ một chút cảm giác áy náy nàng cũng không có? Rốt cuộc nàng còn lương tâm hay không?
Nhìn ánh mắt lên án kèm theo thương xót, vẻ mặt giận dữ của Cố Đình Dục. Dung Khuynh mấp máy khóe môi, nở ra một nụ cười nhạt nhẽo.
Cái gì gọi là có tình? Nàng phải quỳ xuống cầu xin Trạm vương thành toàn cho bọn họ thì mới xem như không phụ tình ý của Cố Đình Dục? Mới xem như không màng phú quý, kiên cường bất khuất sao? Nếu vậy thì thật xin lỗi, xương nàng không có cứng như thiết!
Hơn nữa, dù Trạm vương có thật sự thu tay về, mặc kệ bọn họ đi nữa, nàng cùng Cố Đình Dục cũng sẽ không có kết quả gì. Bóng dáng của hạnh phúc, viên mãn gì đó, một chút cũng không có.
Lúc thiếu niên còn trẻ thì tình là tất cả, khốn khổ vì tình, muốn chết muốn sống!
Đợi sau này hắn sẽ hiểu, so với gả cho hắn, nàng rời đi mới là tốt cho hắn!
Đợi đến khi hắn thật sự trưởng thành, thông nhân sự, am hiểu chuyện đời thì sẽ hiểu rõ: tình yêu nói cho cùng cũng chỉ như chế thuốc mà thôi. Đặc biệt là ở thời đại này, nam nhân muốn nữ nhân, chỉ cần có tiền thì tiện tay quơ một cái, muốn bao nhiêu cũng có.
Cho nên tất cả mọi chuyện xảy ra bây giờ đối với Cố Đình Dục mà nói, đó chỉ là một loại trãi nghiệm, là một loại ma luyện bản thân mà thôi. Nhưng đối với nàng mà nói lại là loại chuyện khác.
Dưới bối cảnh nam nhân vi tôn cường giả độc quyền này, nàng lựa chọn quy thuận. Nói nàng vô tình cũng tốt mà bạc tình cũng được. Nàng không có quyền được tùy hứng.
Có tiền có quyền, tùy hứng một chút thì không sao.
Không quyền không thế, là một cá nhân yếu thế giữa xã hội, vẫn nên thức thời mới tốt.
“Biểu ca thuận buồm xuôi gió.” Dung Khuynh nói xong cũng liền xoay người bước đi.
Tại lúc này nếu Cố Đình Dục là người thông minh thì sẽ lập tức rời đi. Bởi vì loại chuyện này dưới mí mắt Trạm vương mà nói, vô luận nói cái gì cũng chỉ có vẻ Cố Đình Dục hắn trông buồn cười còn nàng thì vô tâm vô tình hơn mà thôi.
Để ở trong mắt, nghe vào trong tai, tựa như nảy giờ chỉ có nói chuyện cười, không có gì khác.
“Dung Khuynh…”
Nhìn cái tay đang giữ cổ tay nàng lại, Dung Khuynh nhíu mày. Quả nhiên thiếu niên cuối cùng vẫn là thiếu niên!
Trạm vương lười nhác ngồi trong xe ngựa thấy một màn nam nhân khác bắt lấy cổ tay trắng nõn của Dung Khuynh, mày khẽ nhíu. Ngón tay thon dài bắt đầu không tự chủ được mà nhẹ gõ gõ.
Động tác đó của Trạm vương rơi vào trong mắt Lẫm Ngũ khiến Lẫm Ngũ rũ mắt xuống, hắn đi theo Trạm vương nhiều năm như thế cũng hiểu biết một phần về tính tình chủ tử.
Ngón tay nhẹ gõ gõ, nhìn thì giống như một động tác lúc rảnh rang nhàn rỗi, nhưng thật chất đó chính là một dấu hiệu nhỏ báo trước Trạm vương đang ngứa tay muốn hại người.
Lần này kẻ khiến chủ tử ngứa tay sẽ là ai? Lẫm Ngũ nhìn về phía Dung Khuynh, Cố Đình Dục!
Bàn về làm người, Cố Đình Dục lương bạc kia thật sự kém Dung cửu xảo trá này quá nhiều.
Còn bàn về đạo lí sinh tồn, Cố Đình Dục hoàn toàn không thể so sánh với Dung Khuynh. Dung Khuynh đong đưa dưới mắt chủ tử lâu như vậy, đủ thấy năng lực của nàng không phải tầm thường. Về phần Cố Đình Dục… không nói nữa
Một người quá thông minh, một người lại quá mức ngu đần, bọn họ quả thật không xứng!
“Khuynh Nhi, ngươi không có gì để nói với ta sao?” Cố Đình Dục nhìn chằm chằm Dung Khuynh, một bộ dạng kiên quyết không tha.
Dung Khuynh dừng chân, quay đầu lại lẳng lặng nhìn Cố Đình Dục. Đúng vậy! Nàng thật sự không có gì muốn nói, không có tâm sự nào có thể kể, cũng không có cái gì mà bi tình, yêu khổ để biểu đạt ra mặt. Cho nên….
“Cựu phụ..”
Nghe Dung Khuynh gọi, vẻ mặt Cố Đình Dục khẽ cứng lại, theo phản xạ quay đầu ra sau.
Vừa quay đầu lại, gáy lập tức đau xót.
“Công tử…”
Tiếng kinh hô của gã sai vặt vang vang bên tai, ánh mắt Cố Đình Dục bắt đầu trở nên mơ hồ. Trước khi mất đi ý thức, hình ảnh cuối cùng hắn còn nhìn thấy chính là vẻ mặt lãnh đạm sâu xa cùng đôi mắt buồn bã của Dung Khuynh!
“Biểu tiểu thư, ngươi…”
“Chỉ là té xỉu mà thôi, không lâu sẽ tỉnh lại. Đưa hắn lên xe ngựa đi!” Dung Khuynh nói xong liền xoay lưng rời đi. Nhưng nàng không phải đi lên xe ngựa phía sau của mình mà là bước lên xe ngựa của Trạm vương!
Dung Khuynh vừa lên xe, xe ngựa liền chuyển động. Giữa tầng tầng lớp lớp bảo vệ của hộ vệ, chiếc xe ngựa thanh thế oai hùng lại tiếp tục đi chậm về phía trước.
Gã sai vặt nhìn theo chiếc xe ngựa dần dần đi xa, nhìn cái thế trận hùng hùng dũng dũng kia, lại ngước xuống nhìn Nhị công tử nhà mình đang té xỉu dưới đất. Hắn bất giác thở dài: Công tử ơi! Biểu tiểu thư có chỗ nào giống đang bị bất đắc dĩ chứ? Nàng rõ ràng đã thay lòng rồi nhưng sao ngươi cứ mãi không chịu thông suốt vậy!!
Một nữ nhân chủ động bò lên trên xe ngựa Trạm vương, một nữ nhân tham quyền phú như thế. Không đáng để công tử yêu đến tận tim tận phổi, không đáng!
***
“Đáng thương cho một mảnh thâm tình cuồng dại của Cố nhị công tử, cư nhiên lại bất hạnh yêu phải loại nữ nhân ái mộ hư vinh, nhẫn tâm tuyệt tình như ngươi.”
Trạm vương trước giờ luôn rất giỏi việc nói móc người khác.
Dung Khuynh thở dài: “Đúng vậy, số hắn thật đen đủi!”
Trạm vương giễu cợt nhìn nàng: “Thừa nhận rất dứt khoác!”
Dung Khuynh cười nhẹ, vẻ mặt bình hòa mà thản nhiên: “Cố Đình Dục là người tốt, là một biểu ca tốt!”
Chỉ là trên đời này có rất nhiều người tốt, nhưng người nàng có thể gả lại chỉ có một. Nếu lúc nào đó nữ nhân có thể nạp thiếp, vậy thì nàng chắc chắn mình sẽ nạp vô số người tốt.
Trạm vương hừ lạnh: “Mà ngươi lại là một nữ nhân không có lương tâm!”
Dung Khuynh dứt khoác như vậy khiến Trạm vương vừa hài lòng lại vừa cảm thấy không thoải mái. Còn như vì sao không thoải mái? Hắn cũng không rõ.
Quan trọng là cả chuyện như bổ nhào vào Trạm vương nàng cũng đã làm rồi, bây giờ còn làm ra bộ dạng bị bất đắc dĩ, vậy thì quá ác tâm rồi.
Làm kỹ nữ còn muốn được lập đền thờ, đó chính là tiện nhân biết gây chuyện. Ách….hình như câu đó có gì đó kì kì! Giống như nàng vừa vô ý gọi mình là kỹ nữ vậy, ách……
Nàng thật sự là tiếp thu không nổi môn thể dục với ngữ văn của các giáo sư nha!
“Vương gia, ngươi có mệt hay không, có muốn tiểu nữ giúp ngươi đấm bóp chân không?” Dung Khuynh vốn muốn nịnh nọt, thuận tiện cũng thử thăm dò xem Trạm vương tiếp theo định ném nàng đi đâu? Ai ngờ…
Móc xỉa mang theo vô tận giễu cợt! Nếu là người da mặt mỏng, bị ngọn rễ phong kiến cắm sâu vào tư tưởng thì có lẽ đã bị Trạm vương đả kích đến xấu hổ, giận dữ tới tìm chết từ lâu rồi.
May mắn nàng đã lăn lộn được vài thập niên ở hiện đại, da mặt đủ dày.
Khuôn mặt nhỏ nhắn của Dung Khuynh đầy nghiêm túc, ánh mắt cương trực, hai đầu lông mày nhíu chặt: “Nữ tử tốt không hầu hai phu, ta đã là nữ nhân của Trạm vương thì cả đời này cũng chỉ có thể là nữ nhân của Trạm vương mà thôi!” Nên đấm chân cho Trạm vương cũng không phải là chuyện sai trái.
Nữ tử tốt không hầu hai phu, nếu câu này là do một nữ nhân khác nói thì có lẽ Trạm vương sẽ tin tưởng. Nhưng từ trong miệng Dung Khuynh nói ra… Trạm vương chỉ cảm thấy được hai chữ… giả dối!
“Dung cửu, ngươi đừng có ý nghĩ hão huyền, tự dát vàng lên mặt mình, bản vương không phải là phu của ngươi.”
“Vương gia không phải là phu của ta, mà Vương gia ngài là trời của ta!” Nàng nói không chút do dự, rõ ràng mà mạnh mẽ.
So với Trạm vương vô tình lạnh gan lạnh phổi, Dung Khuynh nàng thắng hắn ở chỗ da mặt dày không biết xấu hổ.
Đứng trước người nam nhân tối qua vừa mới lăn qua lăn lại trên giường cùng nàng, hôm nay lại độc miệng như thế, mà nàng còn có thể thốt ra được mấy lời khiến người ta chán ghét như vậy. Dung Khuynh tự khen thưởng mình vạn vạn lần.
Trạm vương nhìn Dung Khuynh, đôi mắt sắc lạnh: “Rất tốt! Bản vương là trời nên sẽ che chở cho ngươi, cho đến khi ngươi gả vào Cố gia thì thôi.”
Trạm vương vừa dứt lời Dung Khuynh liền lập tức tạ ơn: “Đa tạ Vương gia.” Nói xong, nàng kéo kéo vạt áo, khóe mắt bắt đầu ửng hồng: “Cố gia và triều đình chắc chắn đã chuẩn bị tốt và đang chờ đợi ta. Ăn chay niệm phật sống qua ngày cũng tốt, cũng rất tốt…”
“Ngày nào cũng ăn chay niệm phật nguyền rủa bản vương thành châm?”
Trạm vương cùng lắm cũng chỉ thuận miệng nói thôi. Ai ngờ… ánh mắt của Dung Khuynh lại bắt đầu lóe lên, cái cổ rụt rụt vào trong. Mỗi lần nàng chột dạ đều sẽ có bộ dạng như thế. Vậy nghĩa là….
Trạm vương híp mắt lại, xem ra hắn đã nói trúng!
“Đồ hỗn trướng!”
“Vương gia thứ tội!”
“Ngươi còn dám thừa nhận?”
“Thẳng thắn được khoan hồng, xin ra tay khoan dung!”
“Ngươi muốn chết!”
“Vương gia, tiểu nữ đã từng nói qua khối bớt trên mông của ngươi rất mê người chưa???”
Dung Khuynh nói xong, trong xe ngựa đột nhiên rất yên tĩnh.
Bên ngoài xe ngựa, Lẫm Ngũ giật giật khóe miệng. Đây xem như là chủ tử đang bị đùa giỡn sao? Dung cửu đúng là cái gì cũng dám nói.
“Ô…”
Đó là tiếng kêu đau của Dung Khuynh. Tiếp theo không biết Trạm vương mắng cái gì, lại nghe tiếng cười lanh lảnh của Dung Khuynh vang vọng ra ngoài.
Bầu không khí trên xe vô cùng xa lạ, có tiếng vui cười cũng có tiếng mắng mỏ đầy tức giận.
Nhưng điều khiến Lẫm Ngũ cảm thấy vô cùng khó hiểu lại chính là Dung cửu làm càn đến như thế mà chủ tử lại không có ném người ra khỏi xe!!
Truyện An Dương Vương Và Mị Châu
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
[alert style=”danger”]
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là bài học cảnh giác đối với kẻ thù, đồng thời giải thích nguyên nhân của việc mất nước Âu Lạc trong lịch sử.
[/alert]
[/alert]
Ngày xưa ở nước ta có một ông vua tên là An Dương Vương xây một cái thành. Thành dày hơn nghìn trượng, hình tròn xoáy ốc, gọi là Loa thành. Nhân dân tốn bao nhiêu công phu xây đắp tường dày, nền vững, nhưng cứ gần xong là thành bị lật đổ ngả nghiêng, đất đá tứ tung bùn lầy bừa bãi, nhà vua lấy làm buồn bã.
Một hôm, An Dương Vương ngồi chơi trên bờ sông, bỗng thấy mặt sông nổi sóng. Một con rùa vàng to lớn hiện lên, vái nhà vua mà nói:
– Ta là thần Kim Quy, sứ giả dưới sông đây! Ta sẽ giúp nhà vua diệt trừ yêu quái, tự khắc thành sẽ đắp xong.
Quả nhiên, ba tháng sau, Loa thành xây xong.
Thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái móng chân để làm lẫy nỏ và dặn cẩn thận”
– Lẫy nỏ này có phép lạ. Một phát có thể giết chết hàng nghìn người. Nhà vua phải hết sức giữ bí mật.
Nói xong, thần Kim Quy từ tạ xuống sông.
An Dương Vương mừng lắm. Con gái Mị Châu trông thấy liền hỏi. Nhà vua chiều con, nói cả cho con nghe.
Bấy giờ, Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng thất bại vì An Dương Vương có nỏ thần. Chỉ ba phát tên của vua Âu Lạc đã tiêu diệt hết hàng vạn quân. Triệu Đà đành xin giảng hòa.
Đà dò xét, biết vua có con gái là Mị Châu, bèn hỏi cho con trai mình là Trọng Thủy. An Dương Vương bằng lòng. Đà xin để cho con ở rể. Đó là âm mưu của họ Triệu sai con đánh cắp nỏ thần.
Một đêm trăng sao vằng vặc, Mị Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau trò truyện. Trọng Thủy hỏi vợ rằng:
– Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được?
Mị Châu đáp:
– Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, lại có chiếc nỏ thần, như thế còn ai đánh nổi!
Trọng Thủy tỏ vẻ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói nỏ thần lần này là lần đầu và đòi xem chiếc nỏ. Mị Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chồng biết cái lẫy của Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy rõ cách bắn.
Sau đó, Trọng Thủy về thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai làm một chiếc nỏ giả giống hệt như nỏ thần. Trọng Thủy giắt vào trong áo rồi lại trở về Âu Lạc. Trong một bữa tiệc, thừa cơ An Dương Vương mà Mị Châu say rượu, Trọng Thủy vào buồng đánh cắp nỏ thần, thay nỏ giả vào chỗ nỏ thần.
Sáng hôm sau, Trọng Thủy lại từ biệt Mị Châu. Trọng Thủy nói:
– Ta sắp phải đi xa. Đôi ta phải chia ly ít bữa. Ở nhà, ngộ có giặc giã, ta biết làm thế nào thế nào tìm được nàng?
Mị Châu rầu rĩ đáp:
– Thiếp có cái áo lông ngỗng. Hễ thiếp chạy về đâu, thiếp sẽ rút lông ngỗng rắc dọc đường, chàng theo đó mà tìm.
Triệu Đà đem quan đánh An Dương Vương. Nhà vua cậy có nỏ thần không đề phòng gì cả. Mãi khi quân giặc đến sát chân thành, An Dương Vương mới sa đem nỏ thần ra bắn, nhưng không trúng như mọi lần nữa. Nhà vua bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy trốn.
Đến núi Mộ Dạ (nay thuộc Diễn Châu, Nghệ An) gần bờ biển, bỗng thần Kim Quy hiện lên và bảo:
– Giặc ngồi sau lưng mà nhà vua không biết!
An Dương Vương nổi giận, rút gươm chém Mị Châu, rồi nhảy xuống biển tự tử.
Quân Nam Hải chiếm được thành Cổ Loa. Trọng Thủy lần theo dấu lông ngỗng tìm thấy xác vợ. Trọng Thủy khóc òa lên, nhặt xác vợ đem chôn và nhảu xuống giếng tự tử.
Ngày nay, ở làng Cổ Loa có đền thờ An Dương Vương. Tục truyền khi Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn phải nên mới có ngọc trân châu. Lấy nước giếng trong thành Cổ Loa rửa ngọc thì ngọc sáng vô cùng.
Truyện truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Nguồn: Chuyện nỏ thần, trang 53, SGK tập đọc lớp 3, NXB Giáo dục – 1958
[alert style=”danger”]
[alert style=”danger”]
[/alert]
An Dương Vương Thục Phán là ai?
Theo các nguồn tư liệu thư tịch cổ của ta và của Trung Quốc phù hợp với những truyền thuyết dân gian phổ biến cho phép ghi nhận An Dương Vương Thục Phán là một nhân vật lịch sử có thật.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, đó là nguồn gốc lịch sử về An Dương Vương và sự thành lập nước Âu Lạc.
Những tài liệu xưa nhất trong thư tịch cổ của Trung Quốc như Giao Châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký… đều chép, An Dương Vương là “con vua Thục” (Thục Vương Tử), nhưng không cho biết rõ nguồn gốc xuất xứ của vua Thục, vị trí của nước Thục và cả tên của An Dương Vương.
Theo Việt Nam sử lược dựa vào Việt sử thông giám cương mục, cho rằng An Dương Vương Thục Phán “không phải nhà Thục bên Tàu”. Ngô Tất Tố thì phân tích sâu hơn các luận cứ, khẳng định “Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục”.
Vào những năm 50, thuyết cổ truyền về nguồn gốc Ba Thục của An Dương Vương vẫn được nhiều nhà sử học bảo vệ, nhưng với những cách giải thích mới.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, sau khi nước Thục bị quân Tần diệt, con cháu vua Thục từ đất Ba Thục tiến xuống phía nam ẩn náu, rồi dần dà vào đất Việt, lập nên nước Âu Lạc với triều Thục An Dương Vương, tồn tại khoảng 5 năm từ 210 đến năm 206 tr.CN.
Một số nghiên cứu khác cho biết Thục Phán có thể là con hay cháu xa của nhà Thục ở Ba Thục, sau khi đất nước bị diệt, đã cùng với tộc thuộc, chạy xuống vùng Điền Trị, rồi theo sông Hồng vào đất Lạc Việt, chiếm vùng Tây Vu ở phía Tây bắc trung du Bắc Bộ ngày nay. Sau khi lãnh đạo người Lạc Việt và Tây Âu kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán gồm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 tr.CN.
Cũng có nhà nghiên cứu căn cứ vào tình hình phân bố cư dân vùng Tây Nam Di, phỏng đoán rằng, Thục Vương trong các thư tịch cổ không phải vua nước Thục ở Ba Thục, mà là tù trưởng của bộ lạc Khương di cư từ đất Thục xuống phía nam và tự xưng là Thục Vương. Bộ lạc Thục đó đi xuống vùng Quảng Tây và đông bắc Bắc Bộ, cộng cư và đồng hóa với người Tây Âu ở vùng này (nước Âu Lạc khi đó bao gồm hai thành phần cư dân: Lạc Việt và Tây Âu).
Đa số các học giả đều cho rằng, Thục Phán là người nước ngoài, xâm lược nước Văn Lang. Nhưng trong ký ức và tình cảm lâu đời của nhân dân ta được phản ánh trong các thần tích, ngọc phả, trong các nghi thức thờ cúng, diễn xướng dân gian… thì An Dương Vương Thục Phán hoàn toàn không phải là kẻ thù, mà là một người có công dựng nước và giữ nước, một anh hùng được tôn kính. Nếu 10 tháng 3 (âm lịch) là ngày giỗ tổ Hùng Vương thì ngày 6 tháng 1 (Âm lịch) cũng là một ngày hội lớn ở đền Vua Thục tại Cổ Loa:
“Chết thì bỏ con bỏ cháu, Sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng”.
An Dương Vương đặt quốc hiệu nước ta là gì?
Hiện nay, có rất nhiều bạn nhầm lẫn lịch sử, hay hỏi An Dương Vương là vua Hùng thứ mấy. Lịch sử Việt Nam trải qua 18 đời vua Hùng. An Dương Vương đã mang quân đánh chiếm nhà nước Văn Lang của Hùng Duệ vương và lập ra nhà nước Âu Lạc. Nhưng vì nhà nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, cho nên đời Hùng Vương – An Dương Vương hay được nhắc đến cùng nhau.
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể trên chỉ là câu truyện lý giải nguyên nhân An Dương Vương thất bại. Thực tế do Triệu Đà đã biết sử dụng mưu kế, lấy binh lực uy hiếp biên cảnh, lấy của cải đút lót, khiến Mân Việt và Tây Âu Lạc thần phục, đồng thời gây bất hòa, chia rẽ trong nội bộ vua tôi triều Thục. Nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán…bị bạc đãi, bị giết hại hay phải bỏ đi.
Có một số tài liệu còn cho rằng, nhân vì tổ phụ ngày trước cầu hôn lấy Mị Nương là con gái Hùng Vương nhưng không được gả nên mang oán. Sau này Thục Phán mới cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang. Truyền thuyết Việt Nam kể rằng, Mị Nương được vua Hùng gả cho thần núi Tản Viên Sơn Tinh. Tham khảo truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh để hiểu rõ hơn.
Nước Âu Lạc chỉ tồn tại được trong thời gian rất ngắn, sau bị Triệu Đà chinh phục. Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt của mình và quy thuận nhà Tần, mở ra thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm, đúng như nhà sử học Ngô Thì Sĩ nhận xét: “Nước ta bị nội thuộc Trung Hoa từ Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chính là Triệu Đà”.
Thành Cổ Loa – Di tích lịch sử trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
Sau khi thành lập nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô và xây dựng ở đó một tòa thành lớn. Đấy là thành Cổ Loa, trung tâm của nước Âu Lạc đời An Dương Vương.
Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng giáp trung du của lưu vực sông Hồng, trên bờ bắc Hoàng Giang. Ngày nay, Hoàng Giang chỉ là một đoạn sông đã bị bồi lấp và được cải tạo thành một kênh thủy nông. Nhưng theo các tài liệu địa lý học lịch sử thì xưa kia, Hoàng Giang là một con sông lớn nối liền sông Hồng với sông Cầu ở Quả Cảm – Thổ Hà. Trên bản đồ và thực địa, dấu vết của dòng sông cũ còn rõ nét với những đoạn gọi là sông Thiếp hay Ngũ Huyện Khê ( chảy qua 5 huyện: Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngân, Yên Phong, Tiên Du).
Thành Cổ Loa hiện nay còn giữ được một quần thể di tích lịch sử văn hoá lâu đời gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc (tương truyền đó là nơi Trọng Thuỷ tự vẫn sau cái chết của Mị Châu). Bao quanh cụm đền, am là từng đoạn của vòng thành cổ chạy dài trên cánh đồng – dấu vết còn lại của thành Cổ Loa chín vòng do An Dương Vương xây nên.
Nội Dung Và Nghệ Thuật Truyện Truyện An Dương Vương Và Mị Châu
Theo chúng tôi, cuộc tranh chấp Hùng – Thục thực ra là một tất yếu lịch sử phù hợp với thời đại sử thi. Đó là thời kì liên minh bộ tộc để mở rộng địa bàn, lãnh thổ. Bộ tộc nào mạnh, bộ tộc ấy sẽ chiến thắng. Người anh hùng nào tài giỏi, đủ sức mạnh chiến thắng, người anh hùng ấy được tôn vinh. An Dương Vương đã có công sáp nhập nhà nước Văn Lang với nhà nước Âu Việt để trở thành quốc gia Âu Lạc lớn mạnh, văn minh hơn. Là một thủ lĩnh bộ tộc vùng cao, An Dương Vương đã có cái nhìn chiến lược, tài quân sự khi quyết định dời kinh đô từ vùng núi Phong Châu của vua Hùng về định đô ở đồng bằng ven biển sông Hồng thuộc cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội (rất gần với cô’ đô Thăng Long của các vua nhà Lí hơn một ngàn năm sau, nghĩa là rất gần với trung tâm Thủ đô Hà Nội bây giờ). Chi tiết An Dương Vương xây thành Ốc (Loa Thành) mãi không xong, sau phải “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”, được sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp cho kế sách diệt trừ yêu quái để xây thành, cho vuốt làm nỏ thần… là những chi tiết đậm yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Có thành cao (Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ố’c, cho nên gọi là Loa Thành), vũ khí linh diệu (nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc), nên khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược nước ta, chúng đã thua lớn, không dám đối chiến, bèn xin hòa. Yếu tố thần thoại đan xen với yếu tô’ lịch sử khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng tính khái quát, ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết chiến thắng yêu quái thể hiện những khó khăn và quyết tâm của cha ông ta trong buổi đầu dựng nước. Chi tiết vuốt của thần Kim Quy là sự lí tưởng hóa, khái quát hóa kĩ thuật chê’ tác đồ đồng, mũi tên đồng của cha ông ta thời
Âu Lạc mà tiêu biểu là tài năng của tướng quân Cao Lỗ – người sau này được nhân dân một số địa phương thờ phụng. Khoa học khảo cổ với các công trình khai quật lòng đất Loa Thành vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX đã tìm được rất nhiều mũi tên đồng, những công cụ bằng đồng… đã chứng minh sự gắn kết giữa huyền thoại và lịch sử. (Người Hi Lạp cũng đã khai quật và tìm được dấu tích thành Tơ-roa chìm khuất trong lòng đất nhờ những chỉ dẫn trong sử thi huyền thoại I-li-át, ô-đi-xê). Hình tượng nỏ thần nằm trong môtíp vũ khí thần kì không thể thiếu trong các truyền thuyết và cổ tích về người anh hùng chông ngoại xâm: roi sắt, ngựa sắt của người anh hùng Thánh Gióng, vuốt rùa của Triệu Quang Phục, gươm thần của Lê Lợi, thanh gươm ông Tú trong truyền thuyết Tây Nguyên… Nguyên nhân tạo nên chiến thắng là do An Dương Vương có ý chí quyết tâm, có tinh thần bền bỉ trong sự nghiệp dựng nước, được tổ tiên, trời đất phù trợ, nhân dân giúp sức, biết sử dụng tài năng của các tướng giỏi như Cao Lỗ… Có được các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa ấy, người cầm quân giành chiến thắng là tất yếu.
b) Phần 2: Bài học rút ra từ việc mất nước, do lỗi lầm của cha con An Dương Vương.
Nội dung của phần này tập trung phản ánh và khắc họa sâu sắc nguyên nhân thất bại của cha con An Dương Vương. Có thành cao, hào sâu, vũ khí thần kì nhưng yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Do chủ quan, khinh địch, An Dương Vương đã cho Triệu Đà cầu hòa rồi “vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy”. Ý vào vũ khí nên khi quân Triệu Đà đã kéo sát đến chân thành, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung chơi cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Loa Thành thất thủ, Vua chỉ còn biết đặt người con gái yêu quý nhất của mình lên ngựa chạy trốn về phương Nam.
– An Dương Vương là nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, là người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước nhưng cũng mắc sai lầm nghiêm trọng, lịch sử không thể tha thứ. Đất nước Âu Lạc rơi vào thảm kịch ngàn năm Bắc thuộc cũng từ lỗi lầm đau xót đó của cha con An Dương Vương. An Dương Vương đã phải chịu thất bại, nỗi đớn đau vô cùng to lớn: là một nhà vua có công dựng nước mà tự mình làm mất nước, là một người cha rất mực yêu con mà phải tự tay chém đầu con gái yêu quý nhất của minh. Hành động chém đầu con gái của An Dương Vương vừa thể hiện bi kịch của An Dương Vương vừa là cách khắc họa thêm tính cách của nhà vua. Khi tỉnh ngộ, nhận rõ lỗi lầm, An Dương Vương đã kiên quyết đặt lợi ích quốc gia lên trên tình nhà.
Nhân dân rất công bằng khi thể hiện thái độ về luận công và tội của nhà vua. Khi kết thúc truyền thuyết, dân gian không để An Dương Vương tự tử ở biển Đông khi cùng đường như lịch sử ghi lại mà để thần Kim Quy hiện lên trao sừng tê bảy tấc cho An Dương Vương rẽ nước đi xuống biển Đông, hòa thành khí thiêng, bất tử cùng sông núi (theo quan niệm dân gian, người anh hùng có công với đất nước không bao giờ chết). Ta lại gặp ở đây môtíp hóa thân kì ảo rất quen thuộc trong các truyền thuyết về người anh hùng dân tộc. Nếu như hình tượng Thánh Gióng bay lên trời có âm hưởng hào hùng, kì vĩ thì hình tượng An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ nước dẫn đi xuôhg biển có âm hưởng bi tráng hơn. An Dương Vương được thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta, đền thờ lớn nhất ở cổ Loa (Hà Nội).
– Nhân vật Mị Châu chỉ xuất hiện ở phần sau của câu chuyện, là nguyên nhân trực tiếp gây nên họa mất nước. Có nhiều ý kiến đánh giá về nhân vật Mị Châu, người lên án, kẻ bênh vực, song cần phải bám vào chi tiết nghệ thuật để hiểu thái độ của nhân dân. Nếu quan điểm đạo đức phong kiến đánh giá người phụ nữ thso tiêu chí “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) thì Mị Châu nặng phần đáng thương mà nhẹ phần tội lỗi. Nàng là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Nhân dân đã đánh giá về hành động của nàng như thế nào? Nhân dân đứng trên quan điểm nào để xem xét? Mị Châu tin yêu chồng nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một người dân đôi với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dẫu chỉ vì nhẹ dạ, vô tình cho Trọng Thủy “xem trộm nỏ thần”. Nếu sự mất cảnh giác của vua cha là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây nên họa mất nước. Nàng tin yêu chồng bằng tình yêu mù quáng. Nhân dân đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu. Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi MỊ Châu: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu”. Trọng Thủy vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, thế mà Mị Châu nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn ngồi trên lưng ngựa sau vua cha rắc lông ngỗng cho quân Triệu Đà lần theo dấu vết. Phải chăng áo lông ngỗng càng lúc càng đẩy cha con nàng đến con đường cùng không lối thoát? Nhân dân đã thể hiện quan niệm của mình rất rõ ràng khi để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí nhân dân) kết tội Mị Châu thật đanh thép, không khoan nhượng: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”.
Một số bản kể trong dân gian còn có chi tiết, sau khi chết, máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn phải hóa thành ngọc, xác của nàng kết thành hòn đá hình người con gái không đầu trôi theo dòng sông về vùng đất cổ Loa thì dừng lại. Nhân dân trong vùng biết là đá thiêng, rước về lập am Mị Châu. Ngày nay nếu có dịp về thăm hoặc dự lễ hội cố’ Loa (Đông Anh, Hà Nội), ta có thể vào thắp hương ở am Mị Châu, gần đền thờ An Dương Vương. Trong ngôi đền nhỏ, nghi ngút khói hương, pho tượng nàng công chúa không đầu, mặc áo hoàng bào, đeo nhiều châu ngọc là lời nhắc nhở vô cùng thấm thìa và sâu sắc cho bao thế hệ về bài học lịch sử mất nước đau xót và nỗi oan tình quá đỗi đau thương của công chúa Mị Châu. Hóa đá vì oan khuất, vì tuyệt vọng cũng là môtíp nghệ thuật quen thuộc trong truyện kể dân gian. Trong truyền thuyết Trầu cau, Lang – nhân vật người em bị người anh ngờ oan – buồn bã ra bờ sông ngồi khóc, kiệt sức mà hóa đá; nàng Vọng Phu ôm con chờ chồng, hóa đá trong nỗi đau đớn tuyệt vọng khôn cùng. Những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời đó là những lời nhắn gửi vô cùng sâu sắc, lòng nhân hậu bao dung của nhân dân có sức trường tồn vẫn lung linh tỏa sáng.
Bài học giữ nước và câu chuyện tình bi thảm này là nguồn cảm hứng không vơi cạn cho các tác giả đời sau:
– Một đôi kẻ Việt, người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi móng,
Lông ngỗng thiếp đưa đường.
Thể nguyền phu phụ
Tình nhi nữ, việc quân vương.
(Tản Đà)
– Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
(Tố Hữu)
– Nhân vật Trọng Thủy: Việc đánh giá nhân vật này có phần thông nhất hơn. Trọng Thủy là kẻ thực hiện âm mưu đen tối của vua cha là thôn tính quốc gia Âu Lạc. Trọng Thủy hiển nhiên được coi là tên gián điệp không hơn không kém. Song, không thể nói rằng Trọng Thủy không phải là nhân vật chứa đựng mâu thuẫn. Khi đạt được ý nguyện của vua cha, thôn tính được đất nước Âu Lạc, lần theo dâu lông ngỗng tìm thấy xác Mị Châu, Trọng Thủy đem xác vợ về chôn cất, “thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết”. Chính cái chết đã làm sáng lên chút nhân tính còn lại trong con người Trọng Thủy. Cái chết của Trọng Thủy, Mị Châu là lời tô’ cáo âm mưu và thực tê’ chiến tranh xâm lược, phản ánh mối quan hệ giữa nước và nhà, sô’ phận quốc gia và hạnh phúc cá nhân. Có dị bản ở vùng cổ Loa kể rằng, khi Triệu Đà thắng lợi mở tiệc khao quân, thuyền của Trọng Thủy đang dạo chơi trên hồ thì oan hồn Mị Châu hiện lên túm cổ dìm chết Trọng Thủy. Chúng ta thấy đây là bản kể không có tính hệ thống nếu đặt trong tương quan với hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Nếu oan hồn Mị Châu dìm chết Trọng Thủy thì làm sao có thể còn tồn tại hình tượng ngọc trai – giếng nước sâu sắc và giàu ý nghĩa như vậy. “Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm”. Hình tượng này đã hóa giải nỗi oan của Mị Châu và cả nỗi giày vò, ân hận của Trọng Thủy. Bài học cảnh giác cao độ và sự cảm thông sâu sắc với những nỗi oan tình. Tìm hiểu truyền thuyết rõ ràng phải kết hợp cả việc khai thác hình tượng nghệ thuật, các môtíp nghệ thuật theo hướng thi pháp học, đồng thời phải chú ý đến phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Nhân dân đã nghiêm khắc biết bao và cũng nhân hậu biết bao khi xử lí số phận ba nhân vật trung tâm của tác phẩm qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và có sức lay động lòng người.
2. Đặc điểm nghệ thuật
Nghệ thuật xây dựng nhân vật vừa gắn với “cái lõi sự thật lịch sử” vừa lung linh yếu tố hoang đường, kì ảo, tạo nên “chất thơ và mộng” tràn đầy trong tác phẩm. Các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ và hành động được chọn lọc để khắc sâu hình tượng nhân vật: An Dương Vương tài giỏi nhưng mất cảnh giác, giặc đến vẫn điềm nhiên đánh cờ, rút kiếm chém con gái, lời của thần Kim Quy; Mị Châu ngồi trên lưng ngựa rắc lông ngỗng, lời khấn nguyền của nàng trước khi chết…
Những hư cấu nghệ thuật (Rùa Vàng, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái) được sáng tạo là để nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đô’i với thái độ dũng cảm của vị anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu là lời giải thích lí do mất nước và nỗi đau mất nước.
Hiện Thực Đất Rừng U Minh Qua Truyện Kể Bác Ba Phi
Người dân vùng sông nước Cửu Long có câu thành ngữ “Con cháu Ba Phi” để chỉ những người có tài chọc cười người khác bằng những câu chuyện bịa, khuếch đại, “một tấc tới trời”. Mấy mươi năm qua vẫn lưu truyền tên tuổi, nơi vùng đất cuối cùng của Tổ quốc, gắn với những câu chuyện vui truyền tụng là một nhân vật có thật: bác Ba Phi.
Theo quyển “Truyện kể Ba Phi – Một sản phẩm đặc sắc vùng ĐBSCL” của Hà Châu (NXB Mũi Cà Mau, 1999) và thư mục chuyên đề “Bác Ba Phi” (Thư viện Cà Mau, 2003), bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, trong một gia đình nông dân nghèo miệt Đồng Tháp Mười, theo cha mẹ về sống ở rừng U Minh từ lúc còn bé. Lớn lên, bác Ba Phi làm tá điền cho Hương quản Tế và được vợ chồng Hương quản yêu mến gả con gái là cô Ba Lữ. Song vì không thể có con nên cô Ba Lữ đã chính tay mang cau trầu đi cưới vợ hai cho chồng. Người vợ hai sinh được một người con trai tên là Nguyễn Tứ Hải. Khi Tứ Hải lên ba thì không biết nguyên cớ gì mà bà vợ hai gửi con cho chồng rồi về quê Mỹ Tho ở hẳn đến lúc qua đời. Sau này Nguyễn Tứ Hải lấy vợ sinh ra cho bác Ba một đứa cháu trai đích tôn tên là Nguyễn Quốc Trị, tên thường gọi là Đậu – nhân vật có mặt hầu hết trong các câu truyện kể của bác Ba Phi. Bác Ba Phi còn cưới thêm một bà vợ tên Chăm, dân tộc Khmer, và có với bà hai người con gái. Bác Ba Phi qua đời ngày 3-11-1964 tại vùng rừng U Minh Hạ, nay là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phần mộ hiện nay của bác Ba nằm giữa mộ hai người vợ là bà Ba Lữ và bà Chăm, bên cạnh nền nhà cũ.
Nằm trong dòng lịch sử vùng đất ĐBSCL nói chung và vùng rừng Cà Mau nói riêng, thì bác Ba Phi là hậu duệ của lớp tiền nhân “khai hoang lập ấp”. Vào thời mưu sinh của cư dân còn nhiều khó khăn do còn nhiều rừng rú, lau sậy và thú dữ phá hoại. Bàng bạc trong các truyện cười của bác Ba Phi là không gian thiên nhiên và sản vật rừng U Minh ở giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Thế giới truyện kể Ba Phi phản ánh tiềm năng của một vùng đất trù phú “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”. Hiện thực khách quan của cuộc sống đã được bác Ba Phi “hình dung hóa” thành những câu chuyện phóng đại bằng cái nhìn hài hước, trào lộng nhưng rất hào sảng, mang tính cách đặc trưng của người Nam bộ.
* * *
Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào ghi chép lại các câu chuyện theo kiểu “vừa kể vừa ghi” được lưu truyền bằng cách kể cho nhau nghe nên không tránh khỏi sai lệch. Nhiều người đời sau trong lúc hứng chí cũng kể những chuyện cười theo cách riêng của bác Ba Phi gây nên sự pha tạp, lẫn lộn với dòng truyện chính thống. Theo thống kê của chúng tôi trong một số tài liệu và tuyển tập truyện cười Ba Phi thì chỉ có trên 50 truyện được các nhà nghiên cứu coi là “nguyên mẫu” nhất. Trong quyển “Kho tàng văn học dân gian Việt Nam – Truyện nói Trạng”, phần “Truyện Bác Ba Phi” với 41 truyện kể do Nguyễn Giao Cư sưu tầm, biên soạn (NXB Đà Nẵng, 2003).
Ba mảng nội dung lớn trong truyện cười Bác Ba Phi là: Thiên nhiên phong phú, giàu có của rừng U Minh; bác Ba Phi săn bắt động vật rừng U Minh và khai thác sức mạnh của thiên nhiên, sản vật để làm lợi cho con người và bác Ba Phi đánh giặc.
Kinh Lung Tràm, đường vào nhà bác Ba Phi. Ảnh: baoanhdatmui.vn Ảnh chn dung bc Ba Phi được thờ tại nh. Ảnh: baoanhdatmui.vn
Mảng nội dung thiên nhiên phong phú, giàu có của rừng U Minh trong truyện bác Ba Phi thể hiện rất rõ nét và như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các câu chuyện. Vùng Lung Tràm – quê của bác Bác Ba – vốn được biết đến qua câu ca:
“Ở đâu bằng xứ Lung Tràm
Chim kêu như hát bội, cá lội vàng
như mắm nêm”
Có thể khẳng định rằng qua các câu chuyện kể, chứng tỏ bác Ba Phi là người rất am tường, gắn bó và hơn hết là một tình yêu với vùng đất cuối phương Nam nên mới có thể miêu tả đầy hào hứng và có phần trào lộng như thế. Muốn biết đích xác sự thật thì “Không tin thì hỏi bác Ba gái mày thử coi!”!!!
Mảng nội dung phong phú nhất trong hệ thống truyện cười bác Ba Phi là chuyện săn bắt động vật rừng U Minh và khai thác sức mạnh của thiên nhiên, sản vật. Một số truyện tiêu biểu và quen thuộc: “Chiếc tàu rùa”, “Bắt cá kèo”, “Cọp xay lúa”, “Gác kèo ong mật”, “Ếch đờn vọng cổ”, “Heo đi cày”… Mảng nội dung này thường có một nhân vật song song với bác Ba Phi là “thằng Đậu” – cháu đích tôn của bác Ba, rất thông minh, lém lỉnh. Điều đáng chú ý là các con vật: ếch, rắn, rùa, heo, cọp, khỉ, cá trê… trong truyện Ba Phi đều được nhân cách hóa, lắm khi chúng còn biết “chơi khăm” lại ông cháu bác Ba Phi. Trong truyện “Ếch đờn vọng cổ”, trước khi ăn con vịt mồi mập ú của bác Ba, con ếch “ngó dáo dác, mặt mày hớn hở, gật gật đầu mấy cái. Con ếch khỏa bèo, hớp nước súc miệng sào sạc, phun ra cái phèo…”. Con ếch mà bác Ba kể cũng thuộc loại khổng lồ – bác Ba gọi là “ếch bà”: bác Ba giăng bằng 6 sợi dây chì nhập một, lưỡi câu là sợi dây thép quai thùng dầu hôi thế mà khi bị mắc câu, con ếch giãy giụa làm cho “Sáu sợi dây bật ra những tiếng kêu bổng trầm “tằng tăng, tùng tẳng” khác nhau. Tui ngồi nghe. Sao có chỗ vô sang, ra hò mùi quá!”. “Tức cảnh sinh tình”, bác Ba ca sáu câu vọng cổ mà “ăn đờn” hết chỗ chê! Lần khác, rừng U Minh bị cháy, bác Ba Phi với thằng Đậu vội vã lấy ghe tam bản trọng tải hơn chục tấn chống vô rừng. Động vật trong rừng chạy bán sống bán chết tìm nơi an toàn. Có một bầy rùa nhiều không kể xiết: nào rùa vàng, rùa quạ, rùa nắp, rùa hôi, rùa đém… đang chậm chạp bò xuống mé kinh Đường Ranh. Bác Ba Phi bắt tấm đòn dày từ bờ kinh xuống ghe. Thế là bầy rùa lũ lượt “quá giang” ghe của ông cháu thằng Đậu. Thấy rùa “chất lượng không đồng đều”, thằng Đậu còn nói với ông nội lấy sào gạt mấy con rùa nhỏ xuống kinh. Chỉ trong chốc lát mà chiếc ghe tam bản đã khẳm mẹp, phía ngoài, rùa bám hai bên ghe chật nứt. Vừa tháo dây mũi, chiếc tàu rùa lướt sóng kinh Đường Ranh mà thẳng tiến, đến nỗi xuồng chở lúa của bà con sắp chìm vì sóng quá dữ dội. Bác Ba Phi không biết làm sao giảm tốc độ đành bãi buôi: “Tàu rùa! Tàu không có gắn máy. Tàu rùa, tốp máy không được!” (“Chiếc tàu không động cơ” – Anh Động sưu tầm, biên soạn, NXB Thanh niên, 2006). Ở một số truyện khác, bác Ba Phi khiến cọp phải xay lúa sáng đêm hết cả bồ lúa hơn hai chục giạ của nhà bác Ba hay rắn hổ mây “ngoan ngoãn” tát đìa cho ông cháu bác Ba bắt cá…
Mảng nội dung bác Ba Phi đánh giặc, tuy số lượng không nhiều nhưng đã minh chứng tấm lòng của Bác Ba Phi với quê hương xứ sở. Cũng giống như những người dân vùng rừng Cà Mau, bác Ba Phi cũng căm thù giặc, ý thức chống giặc ngoại xâm. Những tình huống tưởng gay go nhưng trong truyện bác Ba Phi thì “dễ ợt” với cái nhìn lạc quan. Chiếc đầm già từ hướng Cà Mau bay vào cứ đảo vòng vòng Lung Tràm, Kinh Ngang. Bác Ba thấy “chướng mắt” vì “Tụi Mỹ, Diệm không đi coi chỗ đóng bót thì cũng vẽ họa đồ để lấn đất”. Thấy bác Ba xách phảng, mặt hầm hầm, “chiếc đầm già bị lệch tay lái, húc vô ngọn dừa gãy lòi củ hũ”. Bác Ba giơ phảng định chém thì tên lính Mỹ lái đi mất. Bữa sau, giặc lái trực thăng, “cồng cộc”, “cán gáo”, phản lực… vô trả thù bác Ba. Bác Ba Phi lấy phảng ra chém lia lịa làm chúng hoảng hồn cất ngược lên trời. Một chiếc “cán gáo” chạy không kịp đã bị bác Ba chém mất khúc đuôi, cắm đầu xuống kinh Lung Tràm (truyện “Chém trực thăng”). Hay tên quận trưởng Nhung bị Ba Phi “dợt tơi bời” trong truyện “Nói dóc có sách”.
* * *
Không gian trong truyện kể bác Ba Phi hoàn toàn khu biệt trong địa giới rừng U Minh với những “nhân vật” vốn là đặc sản của khu rừng này như: lúa gạo, trăn, rắn, rùa, mật ong… Tuy nhiên, đặc sản, sản vật trong truyện của bác Ba Phi cái gì cũng to, cũng lạ, cũng khác thường và “rất Ba Phi”. Nét độc đáo trong truyện này là cảm hứng nhận thức thế giới và quá trình tư duy, xác lập mối quan hệ giữa hiện thực và hư cấu nhằm hợp lý hóa trong quá trình vận động của dòng truyện kể. Lẽ dĩ nhiên, bác Ba Phi là người có khiếu kể chuyện vừa thu hút, ấn tượng và khiến cho người nghe tưởng là thật với khuôn mặt “tỉnh bơ”. Ngôn ngữ trong truyện thường là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ kể chuyện với lớp ngôn từ “rặt ri Nam bộ”, mang những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây. Một điều dị biệt trong truyện Bác Ba Phi và có ý nghĩa triết lý nhất là dù phải đối mặt với biết bao nguy hiểm, thử thách của thiên nhiên, thổ nhưỡng rừng U Minh nhưng bác Ba vẫn thắng tất cả bằng tinh thần lạc quan, ý thức chiếm lĩnh hiện thực tự nhiên của con người. Nhưng trước hết, truyện kể bác Ba Phi có chức năng chính là giải trí, chọc cười cho vui. Nghệ thuật căn bản là trào lộng, phóng đại sự việc. Điều thú vị và gây ấn tượng mạnh với người nghe là khi kết thúc các câu chuyện, bác Ba đều “vớt” thêm một câu: “Không tin thì hỏi bác Ba gái mày thử coi!”.
Tiếng cười của bác Ba Phi không cay cú, hằn học, không cạnh khóe, soi mói mà đồng điệu với thiên nhiên. Về Cà Mau, về với những cánh rừng thoang thoảng hương tràm, những vạt đước ăn sâu vào lòng đất, về để nghe truyện Ba Phi. Cười “cùng bác Ba Phi” để rồi mỗi người thêm yêu và nâng niu mảnh đất cuối cùng Tổ quốc này cùng những thành quả mà tiền nhân đã dày công gầy dựng. Gần đây, những cuộc hội thoại khoa học về “Truyện kể Bác Ba Phi” được tổ chức với những tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian Việt Nam. Bác Ba Phi được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” vào năm 2002. Hiện nay, khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi đã được tỉnh Cà Mau xây dựng thành tuyến du lịch – văn hóa.
Đặng Duy Khôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện: Tra Vương Tác Phi trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!