Bạn đang xem bài viết Truyện Quả Bầu Tiên được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu chuyện Quả bầu tiên
Truyện Quả bầu tiên kể về Nha Xoa – người cháu hiếu thảo đã chịu đựng bao gian khổ, vượt qua nhiều khó khăn và chăm chỉ lao động để kiếm gạo nuôi bà. Lòng hiếu thảo ấy đã cảm động đến trời và được đền đáp xứng đáng.
1. Nha Xoa, người cháu hiếu thảo
Bố mẹ mất sớm, Nha Xoa chỉ còn bà ngoại đã già yếu lắm. Nhà quá nghèo, Nha Xoa phải đi làm thuê cho chủ làng, kiếm cơm nuôi bà. Nha Xoa làm quần quật suốt ngày, quần áo rách mướp, thế mà chỉ được trả công mỗi ngày hai bát cơm. Nha Xoa ăn một bát, còn một bát đem về nuôi bà. Đường đất xa, về đến nhà cơm đã nguội ngắt, và ăn chẳng được, Nha Xoa đành phải xin chủ làng đất để gieo lúa, kiếm gạo nấu cho bà bát cơm nóng.
2. Chủ làng, tên gian ác
Chủ làng đã không cho, lại còn đuổi anh ra khỏi nhà, không thuê nữa.
Nha Xoa lên rừng phá hoang. Khi mảnh đất phá vừa đủ rộng trải mười chiếc chiếu thì tên chủ làng đến bảo:
– Đất này là của làng. Ai cho phép mày đến phá?
Nha Xoa lại phải đi tìm chỗ khác. Vừa phát được mảnh đất thì chủ làng lại xộc đến chiếm. Nó chỉ đỉnh núi đá phía trước:
– Chỉ ở trên kia mới có đất hoang. Mày có giỏi thì lên đấy mà phát.
Hòn núi đá xanh cao sừng sững. Trên đỉnh núi, quanh năm mây phủ, chưa hề có ai đặt chân đến.
Quả bầu tiên3. Thương bà, Nha Xoa quyết tâm vượt gian khổ
Nhưng chẳng còn chỗ nào hơn, Nha Xoa bèn đi đào hai gánh củ mài, một gánh để ở nhà cho bà, còn một gánh thì thồ trên lưng để ăn đường và quyết tâm lên núi phá hoang. Đường lên đỉnh núi dốc ngược, lởm chởm những đá. Nha Xoa phải bò lần lên. Đá nhọn cứa rách chân tay, quần áo. Nha Xoa cắn răng chịu đau, bò lên mãi. Lúc nào đói Nha Xoa mới nghỉ ăn, ăn một củ mài cầm hơi rồi lại trèo núi. Trèo được bảy ngày, ăn hết gánh củ mài thì Nha Xoa đến đỉnh núi. Trên đỉnh núi có một khoảng đất bằng, gỗ mục, cỏ khô phủ một lớp dày. Nha Xoa đốt, ngọn lửa bốc cao, khói bay tận trời xanh trong vắt, tụ lại thành một đám mây đen nghịt. Chờ cho đất nguội, Nha Xoa xuống núi. Anh đã tìm được con đường đi tắt ngắn hơn, chỉ mất một ngày là về đến nhà. Nha Xoa đến nhà chủ làng vay thóc giống. Tên chủ làng cười, chế giễu:
– Nhà mày có cái gì để trả mà đòi vay giống?
Nha Xoa van mãi, lão vẫn làm ngơ. Nha Xoa lòng buồn vô hạn, trở về nhà. Lúc qua suối thấy có mấy hạt bầu ai vứt ở bến nước. Nha Xoa bèn nhặt lấy, đem lên đỉnh núi tỉa bốn gốc.
4. Những quả bầu tiên
Nha Xoa lại trở về, đào củ mài để nuôi bà, chờ ngày bầu ra quả. Những đám khói đen hôm Nha Xoa đốt rẫy cứ quyện và nhau, bay mãi lên tận nhà trời. Ông trời vén mây ra xem, thấy Nha Xoa khổ cực quá, bèn hóa phép cho bầu kết quả ngay. Khi Nha Xoa trở lại, thì những quả bầu đều đã khô nằm kín mặt đất. Nha Xoa đứng ngần ngơ tiếc rẻ không kịp hái bầu tươi về nấu cho bà bát canh. Nha Xoa chọn hai quả bầu to, tròn nhất, khoét miệng để đựng nước. Nhưng lạ thay, ruột bầu chứa toàn gạo trắng. Hạt gạo to như con ong, thơm phức. Nha Xoa mừng quá trút gạo trong bầu ra. Trút đây khăn, đầy áo, gạo tràn ra đất hàng đống mà gạo trong bầu vẫn đầy nguyên. Nha Xoa liền gánh luôn quả bầu về nhà, gọi bà:
– Bà ơi! Nhà ta có gạo rồi!
5. Bà cháu từ nay no đủ
Bà Nha Xoa vốn thật thà ngay thẳng, tuy đói rách nhưng chẳng hề tơ màng của ai. Thấy cháu về muộn, lại nói là có gạo, bà cụ nghĩ cháu ăn cắp của hàng xóm, bèn mắng:
– Mày đi ăn cắp của người ta đấy à?
– Của nhà ta, thôi bà nhóm lửa lên, cháu thổi cơm bà ăn.
– Thà đói chứ bà không ăn của ăn cắp đâu!
Nha Xoa vừa kể chuyện cho bà nghe, vừa cầm quả bầu dốc ngược lên: gạo trong quả bầu tiên chảy đầy nhà, tràn cả ra sân. Bấy giờ bà mới chịu đi thổi cơm. Ăn được bát cơm gạo tiên, bà khỏe hẳn ra. Bà giục Nha Xoa dẫn bà đi lên núi xem rẫy bầu. Hai bà cháu vui vẻ trèo núi mất một ngày thì đến nơi. Bà hái một quả khoét thử. Ruột bầu toàn nếp thơm.
Bà bảo Nha Xoa:
– Ta chỉ xin trời một quả này nữa thôi cháu ạ! Vừa có tẻ, vừa có nếp là no đủ lắm rồi. Để rẫy bầu này lại. Trời còn giúp những ai nghèo khổ như bà cháu ta .
Bà già cúi đầu vái bốn hướng để cảm tạ trời phật. Bổng nhiên quả núi nứt làm đôi, tất cả những quả bầu còn lại đều chui tuột và lòng núi. Hai bà cháu Nha Xoa cũng hoa cả mắt, khi tỉnh lại thấy mình đã đứng dưới chân núi với quả bầu to. Và dãy núi lại cao hơn trước gấp nghìn lần.
Truyện quả bầu tiên – Theo truyện dân gian Chăm Nguồn: Kể chuyện cho học sinh lớp 2 – Sách dành cho giáo viên (1978) – chúng tôi –
Kho tàng truyện cổ tích dành cho các bé
Ngoài những câu chuyện cổ tích viết về lòng hiếu thảo giống như truyện Quả bầu tiên kể trên, Thế giới cổ tích còn sưu tầm và chọn lọc rất nhiều những câu chuyện cổ tích thú vị, hấp dẫn khác. Các bạn nhỏ sẽ được bước chân vào thế giới của các bà tiên quyền năng, các nàng công chúa xinh đẹp hay các chàng hoàng tử gan dạ,… Và đằng sau mỗi câu chuyện ấy đều là những bài học bổ ích về đạo đức và cuộc sống.
Đừng quên khám phá kho tàng truyện cổ tích hay nhất của Việt Nam và thế giới tại TheGioiCoTich.Vn.
Bà Già Trong Quả Bầu
Câu chuyện Bà già trong quả bầu
Bà già trong quả bầu là truyện cổ tích Nepal, đề cao tình cảm mẹ con gắn bó và tài trí thông minh của con người trước các loài thú rừng hung ác, xảo quyệt.
1. Tình cảm của người mẹ
Thuở ấy, rừng rậm còn lan rộng mới tới đồng bằng, thú rừng còn biết nói tiếng người. Ở một làng quê hẻo lánh nọ, có hai mẹ con nhà bà góa sống với nhau rất đầm ấm. Cô gái đã đến tuổi lấy chồng, nhưng quanh vùng chẳng có một chàng trai nào vừa ý. Bà mẹ buộc lòng phải gả chồng cho con ở một làng xa, cách mấy ngày đường, tít bên kia một cánh rừng rậm rạp. Vì đường sá xa xôi, nên từ ngày cô gái về nhà chồng, chưa một lần nào mẹ con gặp nhau.
Một ngày kia, nhớ con gái, bà mẹ cơm mang nước xách đánh liều đi thăm con. Bà đi từ làng này qua làng khác. Hết ngày thứ nhất bình yên vô sự. Bà đi tiếp ngày thứ hai, qua hết đồi trọc, suối nông, cũng bình yêu vô sự. Đến ngày thứ ba, bà đã đi được nửa đường, vượt qua nhiều truông rậm. Bây giờ chỉ cần đi hết khu rừng rậm rạp và băng qua một cách đồng nữa là đến làng của cô con gái. Nhưng cũng chính ở cánh rừng rập rạp ấy, bao nhiêu nỗi hiểm nguy đang chờ đợi bà. Nghĩ đến cảnh mẹ con lâu ngày gặp nhau, bà mẹ mạnh dạn cứ đi.
2. Những mối hiểm nguy dọc đường
Quả nhiên, vừa bước chân vào khu rừng rậm, bỗng có tiếng sột soạt, rồi một con Cáo già nhảy xổ ra đón đường. Cáo cất tiếng cười sằng sặc:
– Này mụ già! Ta đã đói mười hôm nay. Thánh Mẫu đã đưa mụ tới đây, mụ hãy để cho ta ăn thịt.
Tay không, sức yếu, bà chẳng thể chống lại Cáo được. Sau phút bàng hoàng, kinh hãi, bà bình tĩnh nói:
– Thưa ngài Cáo cao cả! Tôi đang vội đi thăm con gái tôi. Ngài cũng thấy đấy, tôi gầy lắm, ngài ăn chỉ tổ giắt răng. Ngài vui lòng đợi cho một tháng nữa, tôi đến chỗ con gái tôi, được vỗ béo trở về, bấy giờ ngài hãy ăn thịt.
Nghe bà nói có lí, Cáo già nhảy sang bên đường nhường lối cho bà đi. Bà vừa mừng, vừa sợ, vội chạy cho nhanh. Chưa được bao xa, chợt thấy hươu nai nhớn nhác tìm đường trốn, rồi một con Hổ nhảy phóc ra chặn đường:
– Mụ già kia! Ta đã đói hai mươi hôm nay. Thánh Mẫu đã đưa mụ tới đây, mụ hãy để cho ta ăn thịt.
Bà sợ quá. Nhưng rồi bà trấn tĩnh lại và nói:
– Hỡi chúa sơm lâm [1] tài trí. Trong rừng thiếu gì thức ăn cho ngài. Tôi vừa gặp hươu nai béo mập hàng đàn. Còn tôi, ngài thấy đấy. Tôi gầy lắm. Ngài ăn thịt tôi chỉ tổ giắt răng. Ngài vui lòng đợi cho một tháng nữa, tôi đến chỗ con gái tôi, được vỗ béo trở về, bấy giờ xin ngài ăn thịt cũng chưa muộn.
– Này mụ già ! Hẳn Thánh Mẫu dẫn mụ đến đây cho họ hàng nhà ta xẻ thịt. Hay, hay lắm! Chúng ta đang mở tiệc, mọi thứ hoa quả đều có, duy chỉ thiếu thịt người.
Thấy khỉ chúa hung hăng và họ hàng nhà khỉ đông đúc, bà sợ lắm. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, bà nói:
– Hỡi chúa của loài khỉ cao cường! Ngài thấy đấy, tôi già rồi và gầy lắm. Ai lại lấy thịt người gầy mà mở tiệc bao giờ! Ngài hãy đợi một tháng nữa, tôi đến thăm con gái và được vỗ béo. Lúc ấy, tôi sẽ trở về đây, bấy giờ ngài xin ngài giết thịt tôi, mở tiệc cũng chưa muộn.
Nhưng Khỉ chúa vốn là một kẻ ranh mãnh, không chịu tin lời bà nói. Nó hú gọi cả đàn nhảy xổ vào, cưỡi lên lưng, lên cổ, cưỡi lên cả đầu bà. Thấy bà gầy thật, Khỉ chúa mới chịu buông tha. Nó bắt bà phải thề [3] với Thánh Mẫu rằng: một tháng nữa, bà sẽ trở về đúng con đường này, đúng nơi này. Bất đắc dĩ, bà phải khấn Thánh Mẫu theo yêu cầu của Khỉ chúa. Nếu sai lời, bà sẽ bị Thánh Mẫu trừng trị. Lũ Khỉ bấy giờ mới hú nhau nhảy lên cây, nhường lối cho bà đi tiếp. Thoát nạn, bà cũng không còn sức mà chạy nữa. Nhưng rồi cuối cùng, bà cũng qua hết cánh rừng và đến được nhà vợ chồng người con gái.
3. Mẹ con gặp nhau và sự mưu trí của cô con gái
Không thể nói hết nỗi vui mừng khi hai mẹ con gặp lại nhau. Bà sống với con gái một thời gian, hết sức mãn nguyện. Bà được cô con gái săn sóc, bồi dưỡng nên ngày một béo khỏe. Thấm thoát đã đến ngày trở về. Bà chợt nghĩ đến những tai họa đang chờ đợi trong khu rừng rậm mà giật mình. Coi như đây là lần gặp ỡ cuối cùng. Bà vừa kể vừa khóc cho con gái nghe về những chuyện không vui dọc đường và lời bà thề trước Thánh Mẫu. Nghe xong câu chuyện bi thảm ấy, cô con gái không những không buồn phiền, mà còn tươi cười bảo mẹ:
– Mẹ đừng lo sợ! Ccon đã có cách!
Rồi cô gái bảo chồng chọn cho mình hai quả bầu khô thật to. Quả nào cô cũng cắt một miếng vuông vức làm cửa, moi hết ruột, đủ để cho một người ngồi bên trong. Phía ngoài vỏ bầu, dùng dây chắc đánh đai lại.
4. Bà già trong quả bầu
Đến ngày trở về, cô con gái đưa hai quả bầu ra. Cô ngồi vào quả thứ nhất và mời mẹ ngồi vào quả thứ hai. Khi cả hai quả đã được đóng chặt cửa, quả thứ nhất lăn trước, quả thứ hai lăn theo sau, nhằm con đường cũ đi tới.
Đúng ngày hẹn, bầy Khỉ đã ngồi sẵn trên cây ngóng đợi. Bỗng chúng nghe thấy tiến lộc cộc ầm ĩ từ xa vọng lại. Rồi hai vật gì vùa to, vừa tròn lăn tới, lại có cả tiếng hò hét bên trong nữa.
– Tránh ra, tránh ra cho ta lăn. Nếu không, bay sẽ tan xương nát thịt.
Khỉ chúa hoảng quá, nhảy tót lên cây tránh đường. Nhưng vốn tính tò mò, nó chuyền cành, lần theo hai quả bầu đang lăn tiếp.
Hai quả bầu tiếp tục lăn tới chỗ Hổ, Hổ cũng lại nghe thấy tiếng lộc cộc từ xa. Rồi hai vật gì vừa tròn, vừa to lăn tới. Chợt có tiếng nói trong vật lạ vang lên:
– Tránh ra, tránh ra cho ta lăn. Nếu không, bay sẽ bị nghiến tan xương nát thịt.
Phát hoảng, Hổ co giò phóng thẳng đến chỗ Cáo, kể lại đầu đuôi câu chuyện lạ đời cho Cáo nghe. Vốn tính đa nghi và gian ngoan, Cáo bèn nhặt những hòn đá nhọn, có cạnh sắc rải lên mặt đường, rồi cùng Hổ ngồi chờ đợi. Trong khi đó, bà mẹ tưởng có thể một mình cứ thế mà lăn về, liền giục con gái quay lại. Cô con gái từ giã mẹ, tránh sang một bên cho mẹ lăn tiếp, rồi bùi ngùi lăn bầu trở về.
Bà mẹ cứ thế cho quả bầu lăn, lăn mãi, tưởng binh yên vô sự. Nào ngờ “rắc, rắc”, quả bầu lăn trên những hòn đá có cạnh sắc, bị vỡ làm đôi. Bà chui ra khỏi quả bầu, co cẳng chạy bán sống, bán chết. Lũ Hổ, Cáo, Khỉ hò nhau đuổi theo. Chỉ chốc lát, chúng đã vây kín quanh bà, định xé nát bà để chén thịt. Trong lúc chúng đang tranh cãi ỏm tỏi thì bà lấy hết sức can đảm bảo chúng:
– Này các ngài, đằng nào thì tôi cũng bị các ngài ăn thịt. Nhưng những ai thông minh đều biết thịt người có nướng lên mới ngon. Chẳng đi đâu mà vội, các ngài hãy nhóm bếp lên, tôi sẽ giúp các ngài đắp lò nướng thịt.
Lũ thú rừng đồng ý, chúng phân công nhau tốp thì canh giữ bà, tốp thì tỏa đi kiếm củi. Chẳng mấy chốc, chúng đã nhóm lên một bếp lửa đỏ rực. Bầy hám mồi nhìn bà chờ đợi. Còn bà thì lại bảo chúng:
– Thịt phải nướng trên than hồng mới ngon. Hãy chịu khó đợi một chút!
Bầy hám mồi lại đợi tiếp cho đến khi bếp cháy đã tàn, rồi bà cầm cái hót rác cời than ra, đặt một hòn đá vào chính giữa bếp lửa. Bà cầm gầu, nhảy vào hòn đá, rồi bảo bọn thú rừng lúc đó đang thèm rỏ dãi:
– Hãy đọc Thánh kinh đi, thịt sắm chín rồi đây!
Bầy hám mồi nhắm nghiền mắt lại, lẩm nhẩm đọc Thánh kinh. Bình thường thì ai đọc Thánh kinh, mắt cũng lim dim như thế. Lúc ấy, bà liền xúc đầy một gầu than hồng và tro nóng hất vào mặt bọn chúng làm cho chúng tối tăm mặt mũi. Lông mặt, lông cổ, lông mép bị lửa than thiêu cháy khét lẹt. Chúng hoảng sợ chạy đâm sầm cả vào hốc cây, mô đá. Bà lại xúc than hồng và tro nóng hất tới tấp lên lưng, lên gáy, xua chúng chạy thừa sống, thiếu chết.
Bây giờ thì bà không cần núp mình trong quả bầu nữa. Bà ung dung đi về nhà. Từ đó trở đi, thỉnh thoảng bà lại theo đườn cũ đến thăm cô con gái. Mỗi lần trông thấy bà, lũ Cáo, Hổ, Khỉ lại gọi truyền nhau rối rít :
– Bà già trong quả bầu đã đến! Chạy, chạy mau!
Chúng kéo nhau chạy làm huyên náo cả khu rừng.
Câu chuyện Bà già trong quả bầu – Truyện cổ tích Nepal [4] – chúng tôi –
Chú giải trong truyện Bà già trong quả bầu
[1] Chúa sơn lâm: chúa của núi rừng. Hổ thường được coi là loài thú có sức mạnh, đứng đầu các loài thú rừng.
[2] Khỉ chúa: khỉ đầu đàn.
[3] Thề: tự nói lên điều cam kết để làm tin.
[4] Nepal: một nước ở Nam Á, nằm dưới chân dãy Himalaya, giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Câu Chuyện Bà Già Trong Quả Bầu
Thuở ấy, rừng rậm còn lan rộng mới tới đồng bằng, thú rừng còn biết nói tiếng người. Ở một làng quê hẻo lánh nọ, có hai mẹ con nhà bà góa sống với nhau rất đầm ấm. Cô gái đã đến tuổi lấy chồng, nhưng quanh vùng chẳng có một chàng trai nào vừa ý. Bà mẹ buộc lòng phải gả chồng cho con ở một làng xa, cách mấy ngày đường, tít bên kia một cánh rừng rậm rạp. Vì đường sá xa xôi, nên từ ngày cô gái về nhà chồng, chưa một lần nào mẹ con gặp nhau.
Quả nhiên, vừa bước chân vào khu rừng rậm, bỗng có tiếng sột soạt, rồi một con Cáo già nhảy xổ ra đón đường. Cáo cất tiếng cười sằng sặc:
– Này mụ già! Ta đã đói mười hôm nay. Thánh Mẫu đã đưa mụ tới đây, mụ hãy để cho ta ăn thịt.
Tay không, sức yếu, bà chẳng thể chống lại Cáo được. Sau phút bàng hoàng, kinh hãi, bà bình tĩnh nói:
– Thưa ngài Cáo cao cả! Tôi đang vội đi thăm con gái tôi. Ngài cũng thấy đấy, tôi gầy lắm, ngài ăn chỉ tổ giắt răng. Ngài vui lòng đợi cho một tháng nữa, tôi đến chỗ con gái tôi, được vỗ béo trở về, bấy giờ ngài hãy ăn thịt.
Nghe bà nói có lí, Cáo già nhảy sang bên đường nhường lối cho bà đi. Bà vừa mừng, vừa sợ, vội chạy cho nhanh. Chưa được bao xa, chợt thấy hươu nai nhớn nhác tìm đường trốn, rồi một con Hổ nhảy phóc ra chặn đường:
– Mụ già kia! Ta đã đói hai mươi hôm nay. Thánh Mẫu đã đưa mụ tới đây, mụ hãy để cho ta ăn thịt.
Bà sợ quá. Nhưng rồi bà trấn tĩnh lại và nói:
– Hỡi chúa sơm lâm tài trí. Trong rừng thiếu gì thức ăn cho ngài. Tôi vừa gặp hươu nai béo mập hàng đàn. Còn tôi, ngài thấy đấy. Tôi gầy lắm. Ngài ăn thịt tôi chỉ tổ giắt răng. Ngài vui lòng đợi cho một tháng nữa, tôi đến chỗ con gái tôi, được vỗ béo trở về, bấy giờ xin ngài ăn thịt cũng chưa muộn.
– Này mụ già ! Hẳn Thánh Mẫu dẫn mụ đến đây cho họ hàng nhà ta xẻ thịt. Hay, hay lắm! Chúng ta đang mở tiệc, mọi thứ hoa quả đều có, duy chỉ thiếu thịt người.
Thấy khỉ chúa hung hăng và họ hàng nhà khỉ đông đúc, bà sợ lắm. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, bà nói:
– Hỡi chúa của loài khỉ cao cường! Ngài thấy đấy, tôi già rồi và gầy lắm. Ai lại lấy thịt người gầy mà mở tiệc bao giờ! Ngài hãy đợi một tháng nữa, tôi đến thăm con gái và được vỗ béo. Lúc ấy, tôi sẽ trở về đây, bấy giờ ngài xin ngài giết thịt tôi, mở tiệc cũng chưa muộn.
Nhưng Khỉ chúa vốn là một kẻ ranh mãnh, không chịu tin lời bà nói. Nó hú gọi cả đàn nhảy xổ vào, cưỡi lên lưng, lên cổ, cưỡi lên cả đầu bà. Thấy bà gầy thật, Khỉ chúa mới chịu buông tha. Nó bắt bà phải thề với Thánh Mẫu rằng: một tháng nữa, bà sẽ trở về đúng con đường này, đúng nơi này. Bất đắc dĩ, bà phải khấn Thánh Mẫu theo yêu cầu của Khỉ chúa. Nếu sai lời, bà sẽ bị Thánh Mẫu trừng trị. Lũ Khỉ bấy giờ mới hú nhau nhảy lên cây, nhường lối cho bà đi tiếp. Thoát nạn, bà cũng không còn sức mà chạy nữa. Nhưng rồi cuối cùng, bà cũng qua hết cánh rừng và đến được nhà vợ chồng người con gái.
Không thể nói hết nỗi vui mừng khi hai mẹ con gặp lại nhau. Bà sống với con gái một thời gian, hết sức mãn nguyện. Bà được cô con gái săn sóc, bồi dưỡng nên ngày một béo khỏe. Thấm thoát đã đến ngày trở về. Bà chợt nghĩ đến những tai họa đang chờ đợi trong khu rừng rậm mà giật mình. Coi như đây là lần gặp ỡ cuối cùng. Bà vừa kể vừa khóc cho con gái nghe về những chuyện không vui dọc đường và lời bà thề trước Thánh Mẫu. Nghe xong câu chuyện bi thảm ấy, cô con gái không những không buồn phiền, mà còn tươi cười bảo mẹ:
– Mẹ đừng lo sợ! Ccon đã có cách!
Rồi cô gái bảo chồng chọn cho mình hai quả bầu khô thật to. Quả nào cô cũng cắt một miếng vuông vức làm cửa, moi hết ruột, đủ để cho một người ngồi bên trong. Phía ngoài vỏ bầu, dùng dây chắc đánh đai lại.
Đến ngày trở về, cô con gái đưa hai quả bầu ra. Cô ngồi vào quả thứ nhất và mời mẹ ngồi vào quả thứ hai. Khi cả hai quả đã được đóng chặt cửa, quả thứ nhất lăn trước, quả thứ hai lăn theo sau, nhằm con đường cũ đi tới.
Đúng ngày hẹn, bầy Khỉ đã ngồi sẵn trên cây ngóng đợi. Bỗng chúng nghe thấy tiến lộc cộc ầm ĩ từ xa vọng lại. Rồi hai vật gì vùa to, vừa tròn lăn tới, lại có cả tiếng hò hét bên trong nữa.
– Tránh ra, tránh ra cho ta lăn. Nếu không, bay sẽ tan xương nát thịt.
Khỉ chúa hoảng quá, nhảy tót lên cây tránh đường. Nhưng vốn tính tò mò, nó chuyền cành, lần theo hai quả bầu đang lăn tiếp.
Hai quả bầu tiếp tục lăn tới chỗ Hổ, Hổ cũng lại nghe thấy tiếng lộc cộc từ xa. Rồi hai vật gì vừa tròn, vừa to lăn tới. Chợt có tiếng nói trong vật lạ vang lên:
– Tránh ra, tránh ra cho ta lăn. Nếu không, bay sẽ bị nghiến tan xương nát thịt.
Phát hoảng, Hổ co giò phóng thẳng đến chỗ Cáo, kể lại đầu đuôi câu chuyện lạ đời cho Cáo nghe. Vốn tính đa nghi và gian ngoan, Cáo bèn nhặt những hòn đá nhọn, có cạnh sắc rải lên mặt đường, rồi cùng Hổ ngồi chờ đợi. Trong khi đó, bà mẹ tưởng có thể một mình cứ thế mà lăn về, liền giục con gái quay lại. Cô con gái từ giã mẹ, tránh sang một bên cho mẹ lăn tiếp, rồi bùi ngùi lăn bầu trở về.
Bà mẹ cứ thế cho quả bầu lăn, lăn mãi, tưởng binh yên vô sự. Nào ngờ “rắc, rắc”, quả bầu lăn trên những hòn đá có cạnh sắc, bị vỡ làm đôi. Bà chui ra khỏi quả bầu, co cẳng chạy bán sống, bán chết. Lũ Hổ, Cáo, Khỉ hò nhau đuổi theo. Chỉ chốc lát, chúng đã vây kín quanh bà, định xé nát bà để chén thịt. Trong lúc chúng đang tranh cãi ỏm tỏi thì bà lấy hết sức can đảm bảo chúng:
– Này các ngài, đằng nào thì tôi cũng bị các ngài ăn thịt. Nhưng những ai thông minh đều biết thịt người có nướng lên mới ngon. Chẳng đi đâu mà vội, các ngài hãy nhóm bếp lên, tôi sẽ giúp các ngài đắp lò nướng thịt.
Lũ thú rừng đồng ý, chúng phân công nhau tốp thì canh giữ bà, tốp thì tỏa đi kiếm củi. Chẳng mấy chốc, chúng đã nhóm lên một bếp lửa đỏ rực. Bầy hám mồi nhìn bà chờ đợi. Còn bà thì lại bảo chúng:
– Thịt phải nướng trên than hồng mới ngon. Hãy chịu khó đợi một chút!
Bầy hám mồi lại đợi tiếp cho đến khi bếp cháy đã tàn, rồi bà cầm cái hót rác cời than ra, đặt một hòn đá vào chính giữa bếp lửa. Bà cầm gầu, nhảy vào hòn đá, rồi bảo bọn thú rừng lúc đó đang thèm rỏ dãi:
– Hãy đọc Thánh kinh đi, thịt sắm chín rồi đây!
Bầy hám mồi nhắm nghiền mắt lại, lẩm nhẩm đọc Thánh kinh. Bình thường thì ai đọc Thánh kinh, mắt cũng lim dim như thế. Lúc ấy, bà liền xúc đầy một gầu than hồng và tro nóng hất vào mặt bọn chúng làm cho chúng tối tăm mặt mũi. Lông mặt, lông cổ, lông mép bị lửa than thiêu cháy khét lẹt. Chúng hoảng sợ chạy đâm sầm cả vào hốc cây, mô đá. Bà lại xúc than hồng và tro nóng hất tới tấp lên lưng, lên gáy, xua chúng chạy thừa sống, thiếu chết.
Bây giờ thì bà không cần núp mình trong quả bầu nữa. Bà ung dung đi về nhà. Từ đó trở đi, thỉnh thoảng bà lại theo đườn cũ đến thăm cô con gái. Mỗi lần trông thấy bà, lũ Cáo, Hổ, Khỉ lại gọi truyền nhau rối rít :
– Bà già trong quả bầu đã đến! Chạy, chạy mau!
Chúng kéo nhau chạy làm huyên náo cả khu rừng.
Câu chuyện Bà già trong quả bầu – Truyện cổ tích Nepal – chúng tôi –
Truyện Cổ Tích Việt Nam: Nàng Tiên Ốc
Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nhỏ có một bà lão tuổi cũng đã cao và vô cùng nghèo khó. Trông bà rất gầy gò, ốm yếu, nét mặt bà nhăn nhúm và đượm một vẻ buồn phiền. Bà sống một mình trong một chiếc lều nhỏ rách nát chỉ đủ che mưa che nắng chứ không che được những cơn gió rét của mùa đông. Bà không có con, không có cháu bên cạnh mình để đỡ đần và chăm sóc những lúc ốm đau.
Ngày qua ngày, bà phải ra ngoài đồng mò từng con cua, bắt từng con ốc nhỏ để đổi lấy tiền mua gạo sinh sống qua ngày.
Rồi một hôm, trong lúc đang bắt ốc, bà bắt được một con ốc rất đẹp. Con ốc có chiếc vỏ màu xanh ngọc bích, nó to hơn ngón cái bà một chút và tỏa ra những ánh sáng lấp lánh rất đẹp dưới ánh mặt trời. Bà vui mừng, nâng niu con ốc trên đôi bàn tay gầy guộc nhăn nheo và đầy vết chai sạm của mình. Bà thấy rất thương ốc nên bà không bán mà đem nó về nuôi trong một chiếc chum nước dựng ở sân nhà.
Hôm sau, bà vẫn ra đồng như thường lệ, nhưng lần này giữa buổi bà quay trở về nhà. Về tới cổng, bà rón rén bước tới nép sau cánh cửa để xem ai giúp bà hôm qua. Bà thấy từ trong chiếc chum nước bước ra là một cô gái xinh đẹp, làn da cô trắng hồng, đôi mắt to đen như mắt bồ câu ẩn dưới hai hàng mi cong vút. Mái tóc cô đen một màu đen ánh và dài óng ả. Cô khoác trên mình một chiếc áo màu ngọc bích, dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng cô vẫn làm việc nhà một cách nhanh thoăn thoắt. Cô dọn dẹp nhà cửa, quét sân, nhổ cỏ sau vườn. Khi công việc vườn tược xong xuôi, cô lại đong gạo nấu cơm cho bà lão.
Đến lúc này thì bà lão đã nhận ra tất cả, bà nhẹ nhàng bước tới chiếc chum, lấy chiếc vỏ ốc rồi đập vỡ. Nghe thấy tiếng động, cô gái vội vàng quay lại chiếc chum để chui vào chiếc vỏ ốc nhưng đã quá muộn. Bà lão chạy tới ôm lấy cô và nói:
– Con gái! Hãy ở lại đây với mẹ!
Từ đó trở đi, bà lão và cô gái sống với nhau rất vui vẻ và hạnh phúc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Quả Bầu Tiên trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!