Xu Hướng 10/2023 # Truyện Kiều: Ngẫm Hay Muôn Sự Tại Trời, Trời Kia Đã Bắt Làm Người Có Thân # Top 10 Xem Nhiều | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Truyện Kiều: Ngẫm Hay Muôn Sự Tại Trời, Trời Kia Đã Bắt Làm Người Có Thân # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Truyện Kiều: Ngẫm Hay Muôn Sự Tại Trời, Trời Kia Đã Bắt Làm Người Có Thân được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

Đến với Kiều như một mối duyên nợ học hành, chẳng ngờ bao nhiêu năm sau đó những tiếng lục bát gây thương nhớ vẫn ngấm ngầm theo chân tôi trên suốt những chặng đường đời. Ở đây, tôi chỉ muốn kể lại đôi ba câu chuyện vụn vặt, gọi là: “Mua vui cũng được một vài trống canh”…

Tôi yêu văn chương từ thuở nhỏ, lúc nào cũng mơ được đắm mình trong cái phong khí văn thơ, nghệ thuật. Những năm 15, 16 tuổi, rồi chính mình cũng thử tập tọe làm thơ, thử qua đủ thể loại cổ điển từ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, luật Đường… Khi lớn đến tuổi biết được sự đời, tôi cứ dần dà từng bước một tiến vào thế giới thơ văn cổ kính ấy mà mê mẩn, mà tấm tắc, mà nhớ tiếc một cái gì thật mĩ miều đã lùi vào quá vãng. 

Nhưng ấn tượng đầu tiên trong tôi lại là Nguyễn Du, người viết nên Truyện Kiều. Cho đến bây giờ, tôi cũng chưa liễu giải được tình cảm đặc biệt ấy nhưng cứ thấy giữa tâm sự của Nguyễn Du và của mình có nhiều chỗ đồng điệu. Ấy là cái mà ông bà ta hay gọi là: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. 

Chữ “Du” trong tên của thi hào thực sự gợi ra một điều gì đó mơ hồ, lãng mạn, chơi vơi, thanh thản, cũng gợi ra một chút gì phong trần, phiêu dạt. Mà quả thực cuộc đời ông cũng lại y như thế. Tài năng có thừa, cũng “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm” như nhân vật chính của ông vậy. Nhưng số kiếp của Nguyễn Du thì long đong, gió bụi, đoạn trường.

Sinh ra trong khoảnh khắc lịch sử biến thiên, trong nỗi vô thường của guồng quay nhân thế, một Nguyễn Du tài năng trác tuyệt cũng phải chịu cảnh gió bụi dặm trường. Tôi yêu Nguyễn Du ở cái tài văn chương, càng yêu ông hơn ở nỗi đoạn trường tưởng như đến mức đất trời sụp đổ xuống đôi vai của chàng Nho sinh lớn lên trong gia đình trâm anh thế phiệt, chưa từng kinh qua khổ nhọc một ngày nào.

Ở đâu đó, tôi nghe người ta đoán rằng phải chăng Nguyễn Du đã mang cái nghiệp, cái nợ đời của mình mà thổi hồn vào Thúy Kiều, để dựng nên một hồng nhan bạc mệnh nổi tiếng nhất văn chương đất Việt. Nguyễn Du thấu cảm nỗi đau ly biệt, gập ghềnh của một số mệnh long đong, viết ra câu thơ thương Kiều đó mà lại chính như là thương mình vậy!:

Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa

Phật gia cho rằng con người đến với thế gian này là đều mang theo nghiệp chướng. Mọi đớn đau, nước mắt, thống khổ của con người đều bởi kiếp trước đã gây ra nghiệp quả, kiếp này đành lấy thân mình mà trả duyên nợ, oán ân. Nguyễn Du đương nhiên hiểu điều ấy, mà trong tác phẩm của mình tôi cũng thấy Thúy Kiều chưa một lần oán trời, trách đất cho số kiếp luân lạc 15 năm của mình. Chỉ thấy những lời như thế này:

Ngẫm hay muôn sự tại Trời Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Có đâu thiên vị người nào Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.

Ngẫm hay muôn sự tại Trời – Trời kia đã bắt làm người có thân.

Cái phong trần, cái thanh cao ấy hóa ra lại là ở… Trời cho. Âu cũng là bởi thân mình mang nghiệp nợ từ hằng bao ức kiếp mà tạo nên phúc phận hay ân oán kiếp này. Ngẫm kĩ ra, cái danh xưng “Ông Trời” ấy cứ trở đi trở lại không biết là bao nhiêu lần trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã nhắc đến “Trời” trong suốt tác phẩm của mình. Hầu như những câu thơ hay nhất, thâm trầm, sâu sắc nhất đều có yếu tố “Ông Trời” ấy:

Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Hay như:

Nghĩ đời mà ngán cho đời Tài tình chi lắm cho trời đất ghen

Lại như:

Cũng liều nhắm mắt đưa chân Thử xem con tạo xoay vần đến đâu

Có người nói Nguyễn Du ngán đời, chán chường, buông xuôi cho định mệnh, phó mặc cho số Trời, rồi ra vẽ nên một nàng Kiều cũng ủy khuất, đau buồn, trao phận mình hoàn toàn cho con Tạo. Nhưng tôi không tin điều đó lắm. Cách nhìn của cổ nhân khác với của chúng ta ngày nay, cớ chi cứ phải ép nhau nhìn theo một góc?

Người xưa vô cùng tôn trọng Tam tài: Thiên – Địa – Nhân. Ta không lạ gì những câu nói như: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”. Sinh mệnh con người là do Trời cấp cho, do Tạo hóa ban tặng, bởi vậy thuận theo Trời mới chính là con đường chân chính nhất. Thuận theo an bài của Trời cao không phải là chuyện phó mặc, buông xuôi, mà chính là có phúc thì hưởng phúc, có nạn phải chịu nạn, có nghiệp phải trả nghiệp vậy thôi.

Trời cao luôn công bằng, chẳng lấy đi của ai quá thứ gì, cũng chẳng cho ai thừa thãi cả. Như Thúy Kiều, Trời đã cho nàng một nhan sắc tuyệt trần, lại cho một tài năng trác tuyệt: “Thông minh vốn sẵn tính Trời/ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Nhưng ông Trời cũng bắt Kiều phải mang lấy nghiệp của một hồng nhan bạc mệnh: “Rủi may âu cũng sự Trời/ Đoạn trường lại chọn một người vô duyên”.

Nói về đạo Trời, Nguyễn Du có lẽ là một trong những nhà thơ nhắc đến Trời nhiều nhất. Nỗi ám ảnh sinh mệnh vô thường dường như luôn song hành trong từng bước đời của Kiều. Ngẫm lại, có khi chính 15 năm lưu lạc đoạn trường, có nhà không về được của Kiều cũng là một sự an bài vô cùng chặt chẽ của Tạo hóa. Gió bụi 15 năm, ong chê bướm chán 15 năm, nuốt nước mắt vào lòng 15 năm ấy hóa ra là để “trả nghiệp”, là để bồi hoàn tội lỗi vậy. 

Nhưng thôi, tôi không muốn bàn thêm quá sâu về câu chuyện phức tạp ấy nữa, hãy trở lại một chút với những cảm xúc nguyên sơ, trong trẻo hơn hồi mới tập đọc Kiều. 

Tôi nhớ đây là những câu thơ đầu tiên mình biết được trong Truyện Kiều:

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Thanh minh trong thơ Nguyễn Du thật đẹp, thật sống động.

Trong mắt cậu bé mười mấy tuổi ngày ấy, cả một bầu trời đẹp như mộng bỗng chợt hiện ra. Nó như là khung cảnh trong những câu chuyện cổ tích, lại như cảnh trong vài bức vẽ sơn dầu đậm đà màu sắc. Tiết Thanh minh của cả một miền đất Việt hiện lên thực là sống động, trong sáng, tươi tắn, có màu xanh của cỏ, màu xanh của trời, màu trắng của hoa lê, màu quần quần áo áo của những khách bộ hành du xuân.

Tôi còn cảm thấy có cái nao nức, khấp khởi thực sự rất hữu tình bên trong từng dòng thơ vô cùng phấn chấn ấy. Bao nhiêu năm sau, ngâm đi ngâm lại từng câu thơ, tôi lại cảm thấy như một trời kỉ niệm ấu thơ ùa về. Sau này, học nhiều hơn, đọc dày hơn mới thấy cái sáng tạo tuyệt vời của thi hào họ Nguyễn chỉ trong mấy dòng thơ ấy. Tôi chắc rằng trời Thanh minh ở Trung Quốc không có cái vẻ tươi tắn đầy hồn quê Việt này. Không tin bạn cứ thử đọc một bài thơ tả cảnh Thanh minh “đặc sệt” phương Bắc như bài “Thanh minh” này của Đỗ Mục mà xem:

Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Tá vấn tửu gia hà xứ hữu? Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.

Tạm dịch: Tiết thanh minh mưa rơi lất phất. Người đi trên đường buồn tan nát cả tấm lòng. Ướm hỏi nơi nào có quán rượu. Trẻ chăn trâu chỉ xóm Hoa Hạnh ở đằng xa.

Cái tê tái, cô độc trong mưa phùn tiết xuân ấy quả thực khiến người ta phải rét run cầm cập. Trời xuân ở đất bắc đôi khi u ám, xám xịt đến vậy. Trời xuân ở phương nam có cỏ hoa đua chen đầy sức sống, chính là khác nhau một trời một vực. Đọc tiếp một bài thơ cũng tên là “Thanh minh” khác của Đỗ Phủ, lại càng cảm thấy dư vị khác hẳn mấy câu thơ của Nguyễn Du:

Lữ nhạn thượng vân quy tử tái, Gia nhân toàn hoả dụng thanh phong. Tần thành lâu các yên hoa lý, Hán chủ sơn hà cẩm tú trung.

Tạm dịch: Nhạn xa trên mây bay về vùng quan ải bụi đỏ. Người nhà nhen lửa bằng lá phong xanh. Lầu gác trên thành xứ Tần lẩn trong vùng hoa khói. Giang sơn của vua Hán nổi trong chốn thanh lịch.

Không buồn tê tái, u ám như “Thanh Minh” của Đỗ Mục, nhưng cái tiết thu trong thơ Đỗ Phủ cũng nhuốm một màu u hoài. Những gam màu nóng của bụi đỏ, nhen lửa, hòa trộn theo tỉ lệ cực kì cân xứng với gam màu lạnh, trầm của mây, lá phong xanh, hoa khói. Nhưng sao đọc lên, ta vẫn có cảm giác tịch mịch lạ thường như vậy? Phong khí của phương bắc quả là khác biệt với phương nam. 

Tôi chắc rằng trời Thanh minh ở Trung Quốc không có cái vẻ tươi tắn đầy hồn quê Việt như trong thơ Nguyễn Du.

Đọc Truyện Kiều, tôi cũng rất ấn tượng với lối tả cảnh ngụ tình xuất sắc của Nguyễn Du. Điểm này có lẽ nhiều người có cùng chung quan điểm. Những câu thơ như thế này, ai đọc mà chẳng xao xuyến, mà chẳng thổn thức đây:

Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Mọi thứ hiện lên cứ nhỏ xíu, nhỏ xíu, dễ thương, đáng yêu vô cùng. Nào là: tiểu khê (suối nhỏ), nào là hàng loạt từ láy: thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, nào là những hành động thật khẽ khàng: bước dần, lần xem, uốn quanh… Cảnh vật thu nhỏ lại trong tầm mắt, mọi thứ bỗng nhiên thật gọn gàng mà cũng thật là tình tứ!

Lại như những câu thơ tả thực mà đọc lên nghe hữu tình quá. Tôi cứ thích ngâm ngợi mãi những câu như thế này:

Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông

Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

Hơn 3000 câu Kiều, kể ra câu nào cũng đáng là chữ vàng, chữ ngọc cả. Nhưng tôi nhớ nhất là cái cảm giác man mác, ngậm ngùi, cảm giác chia phôi dâng đầy trong tim khi đọc đến đoạn Thúc Sinh giã biệt Thúy Kiều:

Người lên ngựa kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san Dặm hồng bụi cuốn chinh an Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh

Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

Tôi nhớ nhất là cái cảm giác man mác, ngậm ngùi, cảm giác chia phôi dâng đầy trong tim khi đọc đến đoạn Thúc Sinh giã biệt Thúy Kiều.

Trong từng câu thơ đã ẩn tình một nỗi buồn biệt ly, tất cả như được phân làm đôi, giữa một bên đi và một bên ở: lên ngựa – chia bào, rừng phong thu – dặm hồng bụi cuốn, người về – kẻ đi, chiếc bóng năm canh – muôn dặm một mình, nửa in gối chiếc – nửa soi dặm trường. Nguyễn Du đã chẻ đôi câu thơ, tứ thơ bằng cái tình lưu luyến, tình thương nhớ giữa giai nhân và tài tử, giữa những người có duyên mà chẳng có phận được ở cạnh nhau.

Bên trong nghe có ý vị xót xa, có cái tiếc nuối, có cái buồn rầu, cũng có cái tiên đoán trước được số kiếp biệt ly của hai người. Đêm Thúc Sinh từ giã Thúy Kiều chẳng ngờ cũng là lần cuối hai người được lưu luyến ân tình sâu đậm với nhau như vậy. Đọc đi đọc lại đến cả trăm lần, tôi vẫn cứ vương vấn vương vấn mãi chuyện tình buồn chẳng có hậu của tài tử giai nhân. Lại cũng đúng như một câu Kiều: “Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” vậy! 

Từ đọc Kiều, học Kiều, hiểu Kiều đến yêu Kiều hẳn không phải là một chặng đường giản đơn, chóng vánh. Bạn ắt là phải trải qua một quá trình chiêm nghiệm, suy ngẫm, thổn thức và tỉnh ngộ. Kiều gắn với tôi từ khi còn là một cậu bé tuổi 14, 15 đến tận lúc “tam thập nhi lập”, nghĩ lại cũng là một chặng đường đời đáng nhớ. 

Như người ta vẫn nói, yêu nghĩa là không bao giờ nói lời hối tiếc, cũng chẳng bao giờ cần biết lý do. Truyện Kiều và tiếng lòng khắc khoải của thi nhân họ Nguyễn, những vần thơ say sưa, mê hoặc, âm vang và đẹp đến nao lòng, những kỉ niệm tuổi học trò phấn khởi, say mê, yêu văn chương, mải miết truy tầm cái đẹp… hôm nay tất cả ùa về trong một khoảnh khắc này, khoảnh khắc tôi nhận ra rằng: 

Trời còn để có hôm nay Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời 

Văn Nhược

Người Thơ “Rau Má” Đã Bay Về Trời

Ông đã lên một chuyến bay để đến với bầu trời đầy nắng và gió, thong dong như cánh hạc giữa cõi thần tiên, rồi cứ ngao du giữa thiên hà bao la như vậy mà quên mất đường về trần thế, để lại niềm thương nhớ khôn nguôi cho người thân, bạn bè và công chúng yêu thơ… Ông là Trịnh Anh Đạt, một người con của quê hương Đò Lèn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, vốn được gọi với cái tên gần gũi, thân thương: nhà thơ “Rau Má”.

Cách đây hơn 20 năm, bài thơ “Rau má” của ông được trao giải đặc biệt cuộc thi thơ cuối thế kỷ của Tạp chí xứ Thanh (1999-2000), và từ bấy đến nay, thi phẩm mang đậm vẻ đẹp đất và người xứ Thanh này được nhiều người thuộc, nhiều người phổ nhạc, lồng điệu ca trù, chầu văn, xẩm và thậm chí cả cải lương, lan tỏa khắp muôn phương…

Một buổi sáng nhàn nhã giữa thời “cách ly” COVID-19, tôi còn đang ngắm hoa, thưởng trà và lắng nghe câu kinh “Adiđà Phật” dìu dặt, thì nàng Vân Hương, một bạn thơ của chúng tôi, cũng là “fan hâm mộ” của nhà thơ Trịnh Anh Đạt, gọi điện mà không nén nổi những tiếng nấc nghẹn ngào. Tôi bàng hoàng khi nghe tin dữ, nhà thơ Rau Má đã ra đi thật ư? Mình vừa nhắn tin trò chuyện với bác không lâu mà? Vội vàng lên facebook xem sao, nhiều bạn thơ cũng vừa mới biết, đã kịp đăng status loan báo tin buồn. Nghe nói ông đột ngột ra đi khi đang trên chuyến bay từ bang Texas về nhà mình ở bang California, sau ít ngày ở chơi nhà chàng rể.

Đầu tháng 4, khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu hoành hành tại New York, tôi có nhắn tin hỏi thăm ông, được biết ông và gia đình đang ở một nơi an toàn, phong cảnh tuyệt đẹp, như ông miêu tả là “đầy nắng và gió”. Ông đi chơi hồ, câu cá, chụp ảnh đưa lên facebook để chia vui cùng bạn bè. Thỉnh thoảng, ông inbox với tôi trao đổi về diễn biến dịch bệnh ở Mỹ và thăm hỏi về tình hình ở Việt Nam, tỏ ý lo lắng quê nhà còn nhiều khó khăn, mong dịch bệnh đừng lan rộng sẽ rất khó chống đỡ…

Ông Nguyễn Hữu Ngôn – Phó Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Thanh Hóa cũng vừa có bài viết ” Rau má – tự khúc người xứ Thanh” đăng trên báo Văn hóa đời sống số ra ngày 9-3-2023, như một món quà gửi tới người bạn thơ phương xa. Phải chăng là có “điềm” gì đó, Trịnh Anh Đạt đã gửi số báo ấy và bộ đĩa ghi Ký sự “Chuyện về rau má xứ Thanh” mà ông đã cùng các bạn thơ phối hợp với Đài PTTH Thanh Hóa thực hiện năm 2023, cùng ảnh chân dung in kèm bài thơ “Rau má”, tặng cho nhiều bạn thơ thân thiết của mình. Ông còn nhờ tôi chuyển 100 số báo và bức ảnh khổ lớn, để tặng cho Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ, tôi còn chưa kịp chuyển dùm ông…

Hàng chục năm trước, giới văn nghệ sĩ Thanh Hóa đến Đồ Sơn – Hải Phòng có lẽ ai cũng biết tới Trịnh Anh Đạt, một doanh nhân giỏi giang, thành đạt, cũng là một nhà thơ hào hoa, phóng khoáng. Ông yêu quý và đón tiếp thịnh tình với tất cả anh em giới văn nghệ, đặc biệt là “người quê choa” như cách ông vẫn thường đùa vui. Khách sạn Hoa Thành Đạt nơi ông làm chủ, phòng tiếp khách luôn có một chậu cảnh trồng… rau má, bởi ông chính là công dân sinh ra và lớn lên ở cái xứ “rau má”, nhờ rau má mà thành người, gửi tình yêu vào rau má và đưa rau má vào thơ, rồi thơ ông lại đi chu du khắp nơi, để đến nỗi người ta gọi luôn tên ông là “Nhà thơ Rau Má”. Ông cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư, thỉnh thoảng vẫn về thăm quê hương xứ sở. Mùa hè năm 2023 ông về Việt Nam, chúng tôi mời ông làm nhân vật trải nghiệm để thực hiện Ký sự “Chuyện về rau má xứ Thanh” phát trên sóng đài PTTH Thanh Hóa. Hóa ra đây cũng là lần cuối ông về thăm quê hương.

Thông qua vần điệu lục bát dân gian, bài thơ của Trịnh Anh Đạt đã khái quát hóa rất tài tình về những phẩm chất đẹp và riêng có của đất và người xứ Thanh trong từng câu chữ giản dị, mộc mạc mà sâu lắng. Với ý tưởng lẩy từng tứ trong bài thơ Rau Má của Trịnh Anh Đạt, chúng tôi bám vào đó để thực hiện một hành trình về với những vùng quê xứ Thanh. Mục đích chính của seri ký sự là “khoe” với thiên hạ những cái đẹp, cái giỏi , cái hay của “quê choa”, nào là nơi sinh ra nhiều bậc vua, chúa, trạng, nơi “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, đi đầu phong trào cách mạng giành độc lập dân tộc, đi đầu trong kháng chiến kiến quốc … Tự hào, hãnh diện lắm chứ, bởi “quê choa” chỉ là những lũy tre nghèo quăng quật dưới “bão lụt nắng hanh” mà vẫn tràn đầy tráng khí, bởi “quê choa” chỉ có “rau má, ốc cua” mà nuôi lớn biết bao gương mặt vĩ nhân… Một Trịnh Anh Đạt say sưa, mê mải dãi nắng dầm mưa với “quân truyền hình” cả một tuần trời liên tục, như chẳng biết mệt là gì. Đến cuối ngày, anh Lê Việt Dũng, một fan hâm mộ thân thiết của ông, mới nhỏ nhẹ nhắc: “Bác Đạt mệt đấy!”, tôi mới giật mình nhớ ra là bác đã bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy” có lẻ !

Ở cái xứ “ngõ quê rung tiếng Trạng cười” này, dân gian có câu đùa: “Ước gì lá rau má to bằng lá sen, ăn một lá no cả ngày”. Tếu đấy, nhưng lại là mơ ước rất thật, rất bản ngã, bởi đã từng có những giai đoạn cuộc sống đói kém, phải ăn rau má thay cơm, rau má trở nên hiếm hoi đến nỗi ngay cả trong ước mơ người ta còn không dám nghĩ đến cơm gạo, chỉ mong kiếm được đủ rau má để sống qua cơn bĩ cực. Một câu đùa nhưng hàm chứa dư vị đắng đót của một thời cực khổ lầm than, mà những người từng trải như nhà thơ Trịnh Anh Đạt mới thấu hiểu, thấm thía. Thuở nhỏ, ngoài những giờ học, cậu bé Đạt phụ cha bán lạc rang ở phố Ga ở Đò Lèn để mưu sinh, và góp mặt cùng bầy trẻ hình thành “đội quân” hái rau má hùng hậu trên đường tàu. Dùng hai tay không bới rau má, rửa qua nước ruộng mà nhai cho đỡ cái đói. Chúng tôi đã gặp thầy giáo cũ của nhà thơ Trịnh Anh Đạt, ông Nguyễn Bá Dụ – Nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Hà Phong, huyện Hà Trung. Ông vẫn còn giữ bức ảnh lớp học trò cũ, trong đó có “cậu bé” Trịnh Anh Đạt, một trong những “trò cưng” của thầy hồi ấy, nhà nghèo mà học rất giỏi. Có lẽ người xứ Thanh là vậy, luôn biết cách chế ngự hoàn cảnh “vươn lên để sống”, giống như nhành rau má, dù mọc nơi đất cằn sỏi đá vẫn “xanh rười rượi với đời”.

Những ngày ở Việt Nam, Trịnh Anh Đạt sống hạnh phúc trong vòng tay người thân, bè bạn. Những bạn thơ chia lịch để mời ông giao lưu. Về quê, đi đến đâu Trịnh Anh Đạt cũng chỉ muốn thưởng thức những món ăn từ rau má, cua ốc đồng làng, nào ai biết được những món ăn dân dã quê mùa ấy là cả “một trời thương nhớ” của ông khi sống trên đất nước Cờ Hoa. Đã là người xứ Thanh, dù đi xa tận chân trời góc bể sẽ không thể nào quên được cái ” vị riêng ngai ngái” đặc trưng của thứ cây cỏ quê mùa, mà quý như sâm ấy.

Không phải chỉ có Trịnh Anh Đạt, mà nhiều nhà thơ xứ Thanh khác cũng đã viết về rau má, có thể là cả bài, hay chỉ một tứ, một câu, nhưng mỗi người đều có một góc nhìn riêng về “vị quê” của mình. Nhà thơ Huy Trụ từng viết về cây rau má: “Khi thất bát, lúc nhỡ nhàng – người bới đất, ngỡ tìm vàng trong cây”. Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm lại đúc kết một bài học lịch sử đắng cay vẫn còn nguyên giá trị trong mọi thời đại: “Nhổ cây rau má cổng làng – Bao nhiêu lọng tía tàn vàng lung lay”.

Sự trở về của Trịnh Anh Đạt cũng đã gợi cảm hứng để các bạn thơ có thêm sáng tác mới về rau má. Sau buổi giao lưu với Trịnh Anh Đạt, nhà thơ Lê Xuân Đồng đã đăng ngay một bài: “Rau má tím, rau má hoa/ Rau má nào cũng một nhà xứ Thanh/ Càng qua nắng lửa càng xanh/ Chát chua càng thấm ngọt lành vị quê …/ Một vùng đất mẹ yên lành / Yêu quê, rau má trở thành thi ca! Nhà thơ Lê Hải Chinh cũng có sự rung cảm riêng của mình: “Tiếng xưa rau má đường tàu – mà hay đáo để cái màu sắc quê”. Từ ý thơ của nhà thơ Huy Trụ: “Sức bền tự gốc sâu xa/ Lại nuôi mầm biếc kết mùa dọc ngang”, chúng tôi đã nảy sinh ý tưởng kết nối cái “xanh rười rượi” ở phố Ga Đò Lèn với cái “hay đáo để” của quê hương di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Và rồi một ngày nắng đẹp, những “người thơ rau má” ấy đã hội ngộ cùng nhau ở “chốn kinh thành xa xưa”, để hàn huyên chuyện đời, chuyện thơ…

Không nhiều người biết, và Trịnh Anh Đạt cũng ít nói đến, đó là việc ông từng có mặt trong đoàn quân hào hoa “gác bút nghiên lên đường đi cứu nước” thời kháng chiến chống Mỹ. Những năm đế quốc Mỹ mở rộng phá hoại ra miền Bắc, Đò Lèn quê hương ông là mục tiêu bắn phá ác liệt, nơi hứng chịu những trận bom và thương vong đầu tiên. Cố thi sĩ Mạnh Lê, một người cùng thời với Trịnh Anh Đạt từng viết: ” Dô tả, dô tà, sông Mã quê ta/ Ngày nắng ngày mưa xanh bờ rau má/ Chiều nhai rau má, tối học chữ Nôm/ Hiểu tận tâm căn tiếng đá tiếng đồng /Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom/ Dô tả dô tà cầu ta vẫn vững”… Trịnh Anh Đạt cũng như nhiều chàng trai xứ Thanh thời ấy, bụng cầm hơi rau má, cầm súng bước ra khỏi lũy tre làng không một chút đắn đo. Chiến tranh đã để lại trên cơ thể ông một vết thương.

Phải chăng vì niềm thương nỗi nhớ quê nhà luôn đan níu trong ông, đến lúc không thể đi về thường xuyên với quê cha đất tổ được nữa, nên ông đã chọn một cách riêng. Ông bay lên chín tầng mây và từ trên cao ấy, có thể nhìn thấy quê hương, nơi là mảnh đất chôn rau cắt rốn. Chúng tôi thương nhớ ông, và tin rằng trên bầu trời xanh trong vời vợi, ông luôn mỉm cười hạnh phúc, và luôn dõi theo từng bước phát triển của quê hương Việt Nam. Như cây rau má vậy thôi, cái ngọn dù vươn xa, nhưng thân cành vẫn nối liền với gốc rễ.

Mai Hương

Sự Tích Ông Táo Về Trời Hay Truyện Sự Tích Táo Quân

Sự tích ông Táo về Trời

Sự tích ông Táo về Trời hay còn gọi sự tích Táo quân là câu chuyện cảm động về tình nghĩ vợ chồng, qua đó giải thích tục lệ cổ truyền của người Việt cúng ông Công, ông Táo vào 23 tháng Chạp hằng năm.

Ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu mà không có con. Một hôm trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau, chồng nóng nảy đánh vợ, vợ tủi thân bỏ nhà đi. Duyên số run rủi, chị ta kết bạn với một người đàn ông khác ở miền ngược làm nghề săn bắn. Anh chồng hối hận, ít ngày sau, đi tìm. Tìm mãi không thấy, hết tiền, lại sinh ốm đau, đành phải ăn xin lần hồi.

Một hôm tình cờ anh ta đến xin ăn đúng nhà vợ chồng người đi săn. Chị vợ nhận ra chồng cũ, thấy đói rách tiều tụy, chị ta rất thương. Nhân chồng mới vắng nhà, chị dọn một bữa cơm rượu đãi chồng cũ. Anh ta ăn uống no say, rồi lăn ra ngủ thiếp đi, đánh thức mấy cũng không dậy. Thật là tai hại! Trời sắp mưa, chồng cũng sắp về. Hoảng quá, chị vội cõng anh kia ra đống rơm cuối sân, lấy rơm phủ lên người giấu đi để tránh điều tiếng không hay.

Vừa lúc đó người chồng mới mang về 1 con cầy, bảo chị vợ ra chợ sắm sửa các gia vị làm một bữa ra trò thết hàng xóm. Ở nhà, anh ta đốt đống rơm thui cầy. Bất đồ, lửa bùng lên, bén vào đống rơm, thui cả anh chồng cũ. Chị vợ về, thấy vậy, vô cùng đau xót, như chính mình mắc tội giết chồng cũ. Chị ta liền nhảy vào đống lửa chết theo. anh chồng mới thương vợ, cũng đâm đầu vào chết luôn. Hôm ấy là hai mươi ba tháng Chạp âm lịch.

Thấy ba người ăn ở với nhau có tình nghĩa, Ngọc Hoàng cho họ hóa thành ba “ông” đầu rau để họ được ở bên nhau mãi mãi, đồng thời phong cho họ là Táo quân (còn gọi là Vua Bếp). Hàng năm, táo quân phải lên chầu Ngọc Hoàng tâu về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới. Nhân dân ta từ xưa, mỗi lần năm tết đến có tục mua cá chép làm cỗ tiễn ông táo lên chầu Trời, chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.

Sự tích ông Táo về Trời hay truyện sự tích Táo quânNguồn : Truyện đọc lớp 5– chúng tôi –

Sự Tích Ông Táo Về Trời

[alert style=”danger”]

Sự tích ông Táo về Trời [hay truyện Sự tích Táo quân] đề cao nghĩa vợ tình chồng là nền tảng hạnh phúc gia đình và giải thích tục lệ cúng ông Công, ông Táo.

[/alert]

Cuộc hôn nhân tan vỡ

Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng nhà nọ, lấy nhau đã lâu rồi nhưng mà có được mụn con nào. Một hôm, vì phiền muộn và áp lực hai bên gia đình quá nên xảy ra cãi nhau. Người chồng không làm chủ được, đã đánh vợ hơi quá tay. Chị vợ tủi thân, liền bỏ nhà đi biệt xứ.

Chị đi mãi, đi mãi, cuối cùng duyên số đưa đẩy, chị tái hôn với một người làm nghề thợ săn trên miền ngược. Hai vợ chồng sống với nhau cũng rất hạnh phúc.

Lại nói về người chồng cũ, sau khi vợ bỏ nhà ra đi được mấy ngày, anh ta vô cùng hối hận về những việc mình đã làm trong lúc nóng nảy. Anh gom góm tiền bạc lại, rồi lên đường tìm vợ về.

Nhưng trời đất bao la, biết đi đâu để tìm. Anh đi khắp nơi, đi đến khi hết sạch cả số tiền mang theo bên mình vẫn không bỏ cuộc. Anh làm thuê kiếm thêm chút tiền dọc đường để có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình. Nhưng vì trên đường đi phải trải qua nhiều nỗi vất vả cũng như thường xuyên phải dầm mưa dãi nắng suốt ngày nên sinh ra ốm đau, tiều tụy, phải xin ăn dọc đường để đi tìm vợ.

Cuộc hội ngộ bất ngờ

Một hôm, trời xui đất khiến thế nào, anh ta vào đúng nhà người vợ của mình xin ăn. Sau khi nghe chuyện, chị chỉ còn biết ôm lấy chồng cũ mà nức nở. Bao nhiêu hờn tủi trước đây chị đã quên hết từ lâu. Thấy người chồng cũ vì đi tìm mình mà trải qua bao khó khăn vất vả, tiều tụy đi nhiều quá, chị xót thương muôn phần.

Chị liền vào bếp, nấu một bữa ăn tươm tất cho anh chồng cũ ăn lại sức. Sau nhiều ngày lang thang bị cơn đói hành hạ, anh chồng cũ ngồi đánh chén ngon lành. Ăn xong anh ta ngủ thiếp đi vì mệt. Càng nhìn anh, chị càng thương anh, xót xa cho số kiếp của mình.

Khi sắp đến giờ chồng đi săn về, chị cố đánh thức người chồng cũ nhiều lần dậy nhưng không được. Có lẽ lâu ngày không biết đến việc ăn no ngủ say, nên nhất thời không tỉnh được.

Thấy tiếng chồng đầu ngõ, chị hoảng quá, vội lấy hết sức mình cố gắng bế người chồng cũ vẫn còn đang ngủ ra đống rơm sau nhà, phủ rơm lên người giấu tạm, để tránh những điều tiếng không hay.

Anh chồng vừa về, vác theo một con cầy rất to. Hôm nay có vẻ là một ngày đi săn khá thành công. Anh vui vẻ bảo chị vợ chạy ra chợ mua ít gia vị để ướp thịt cầy. Chả mấy săn được con cầy to thế, anh định bụng sẽ mời thêm mấy người hàng xóm thân thiết với gia đình lát nữa sang uống rượu.

Khi người vợ ra ngoài, anh thợ săn ở nhà lôi con cầy ra đống rơm để thui. Lửa bén vào chỗ người chồng cũ bùng lên, vô tình thui luôn người đàn ông xấu số đang ngủ mê mệt sau một bữa cơm no rượu say và những tháng ngày nhọc nhằn vất vả đi tìm vợ.

Sự tích ông Táo [hay Sự tích Táo quân]

Đúng lúc ấy, chị vợ về tới nhà. Chị kinh hoàng nhìn ngọn lửa đang nuốt chửng người chồng cũ. Chị kêu khóc thảm thiết. Đau khổ và dằn vặt, chị lao thẳng vào đống rơm đang cháy bùng bùng chết theo chồng cũ.

Người thợ săn vô cùng hốt hoảng, do tình huống bất ngờ, anh ta không ngăn kịp vợ. Như hiểu ra sự tình, thương vợ và hối hận, anh cũng lao vào đống rơm tự vẫn cùng vợ. Hôm ấy là một ngày cuối đông, tiết trời lạnh giá, ngày Hai mươi ba tháng Chạp Âm lịch.

Ngọc Hoàng trên trời thấy ba người ăn ở có tình có nghĩa, đến chết vẫn gần nhau bèn cho họ hóa thành ba ông đầu rau, để họ có thể tiếp tục sống cùng với nhau trong ngọn lửa hồng ấm áp. Sắc phong cho ba người họ thành Táo quân, trông coi việc bếp núc trên trần gian.

Hàng năm, cứ vào ngày Hai mươi ba tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép lên Trời, tâu với thiên đình về việc làm ăn cũng như cách cư xử của từng gia đình dưới hạ giới.

Về sau, người dân thường mua cá chép về thắp hương tổ tiên để tiễn ông Táo chầu Trời vào ngày Hai ba tháng Chạp Âm lịch. Cúng xong sẽ mang cá ra ao hồ, sông suối để thả. Đây là một nét văn hóa riêng của người Việt, tục lệ này bắt nguồn từ câu chuyện Sự tích ông Táo kể trên.

Sự tích ông Táo về Trời [hay truyện Sự tích Táo quân] Truyện dân gian kể

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-truyen-thuyet/” style=”danger” target=_blank]➤ Những truyền thuyết nổi tiếng[/button]

[/alert]

Ý nghĩa truyền thuyết Sự tích ông Táo [hay Sự tích Táo quân]

Con người ta ăn ở với nhau phải có nhân có nghĩa, có thủy có chung, trước hết từ trong ra đình, sau ra ngoài xã hội. Đó là truyền thống đạo đức hết sức quý báu của nhân tân ta vốn có từ xưa.

Nhiều truyền thuyết cũ, truyền thuyết cổ xa xưa còn truyền lại tới ngày này thường đề cao, tô đậm truyền thống nhân nghĩa thủy chung vô cùng đẹp đẽ đó. Và truyền thống đạo lí đẹp đẽ đó đã làm nảy nở không ít những thiên truyền thuyết và cổ tích trữ tình đầy thú vị, làm rạng rỡ thêm cho nền văn chương dân gian phong phú của dân tộc ta.

Câu chuyện có ý nghĩa đề cao cái lẽ nhân nghĩa thủy chung trong đạo vợ chồng, là nền tảng hạnh phúc của mỗi gia đình xưa cũng như này. Cùng với câu chuyện truyền thuyết đặc sắc này, cái lẽ nhân nghĩa thủy chung đó sẽ không bao giờ mai một đi trong truyền thống đạo lí của người Việt Nam.

Đồng Dao: Trời Mưa, Trời Gió

I yêu cầu: – Trẻ biết tên bài đồng dao và đọc thuộc bài đồng dao: “Trời mưa, trời gió”. – Trẻ đọc đúng nhịp 2/2, to, rò lời – Trẻ không nên đi dưới mưa II.Chuẩn bị: – Hình ảnh về trời mưa trời gió – Dụng cụ gõ. -Thuộc bài đồng dao “Trời mưa, trời gió” Trời mưa, trời gió Mang vó ra ao Được con cá nào Về xào con nậy Thì để phần cha Được con rô bé Thì để phần mẹ Được con cá bè Thì để phần em Trời mưa, trời gió Mang vó ra ao III/Tiến hành: Các bước Các hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức vào bài 2.Phát triển bài 3.Kết thúc – Cô cháu cùng chơi trò chơi “ Trời mưa” -Trò chơi nói về gì? -Cô cho cháu xem hình ảnh về trời mưa, trời gió è Cô giáo dục trẻ không nên đi dưới mưa -Cô cũng có một bài đồng giao nói về trời mưa trời gió rất hay.. * Đọc đồng dao cho trẻ nghe -Cô đọc lần 1 diển cảm -Cô vừa đọc bài đồng dao gì? -Cô đọc bài đồng dao theo nhiệp 2/2. -Cô đọc lần 2 kết hợp gõ nhịp *Đàm thoại: -Bài đồng dao nói về gì? -Khi trời mưa mang vó ra ao để làm gì? -Bắt cá về làm gì? * Dạy trẻ đọc đồng dao -Dạy trẻ đọc cùng cô 2 lần -Đọc theo nhóm –cá nhân ( chú ý sữa sai) -Cả lớp đọc lại cùng cô 1 lần * Trò chơi “Bé thi tài” -Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội tự đọc bài đồng dao và thể hiện phần tài năng của mình -Luật chơi : Nếu đội nào đọc đồng dao đúng và thể hiện phần tài năng hay thì đội đó thắng -Cô nhận xét động viên trẻ yếu -Trẻ chơi -Trẻ trả lời -Trẻ chú ý xem -Trẻ chú ý lắng nghe -Trẻ chú ý lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ đọc đồng dao -Trẻ chơi

Trời Mưa Lâm Râm, Cây Trâm Có Trái

Trưa chạy ngang cung đường 3/2 bên Quận 10, vô tình thấy một chị nhà quê ngồi bán trái cây ven đường, đề biển 2 chữ “TRÁI TRÂM”. Thế là tấp vào mua một bịch đem về ăn lai rai, giữa trưa nắng trời chợt đổ cơn mưa lâm râm, ăn trâm thì đúng điệu miễn bàn.

Có một thời cái quán nhỏ của dì Tư đầu hẻm cũng bày cả rổ trâm ra để bán. Không biết có bán được bao nhiêu mà mỗi lần mình loanh quanh chạy chơi gần đó thì dì đều kêu lại rồi dúi vào tay cả nắm trâm chín. Trái trâm lúc còn sống thì màu xanh ngắt như sung, mới chín tới thì còn loang lổ tim tím, chín mọng thì sẫm lại thành màu đen. Trái vừa chín thì căng mọng tròn trịa, còn hái xuống để lâu ngày thì từ từ lớp da bên ngoài sẽ heo héo lại. Trâm để càng chín thì ăn càng ngon, để càng héo thì ăn càng ngọt lịm. Vui một điều là bạn cứ bỏ vào miệng ăn đi, rồi lè lưỡi ra, đứa nào đứa nấy lưỡi cũng tím rịm như nuốt nhầm phải lọ mực. Mà, càng ăn nhiều thì cái màu tím ấy nó càng đẫm, tím như trái mồng tơi bóp nát chảy nước ra vậy. Cái trò vui của lũ nhỏ thuở ấy là thi nhau ăn trâm cho nhiều rồi thè lưỡi ra so, tranh đứa nào lưỡi tím đậm hơn, nhìn giống ma hơn.

Niềm vui thì luôn ngắn ngủi, chẳng kéo dài được lâu. Chỉ qua mấy mùa hè như vậy bỗng một ngày dượng Út quyết định chặt một cây trâm bên góc nhà đi. Lũ trẻ thì bù lu lên, cứ cương quyết ngăn cản, nhưng người lớn thì bao giờ cũng có đủ trò để bịa, thế là câu chuyện về con ma tóc dài trú ngụ trong gốc trâm cứ ám ảnh lũ trẻ ngày ấy. Và cái minh chứng cho câu chuyện của người lớn là người ta quét sơn trắng lên rồi đóng đinh vào gốc trâm trước khi chặt nó.

Cuộc đời, có những thứ người ta không muốn nhưng mặc nhiên cũng phải chấp nhận. Cái ngày chặt cái trâm đi nỗi buồn chỉ héo hắt một ít trong lòng, vì biết còn có một cây đứng bên kia góc sân mà, mình và hai anh họ lại hồ hởi thi nhau hứng trâm. Người lớn thì phải chặt những nhành trên cao trước rồi mới đốn gốc, độ ấy cũng là mùa mưa như thế này, trâm kết trái đầy cây. Hai anh mình leo lên cây để rung nhành cho trâm rớt xuống, mình và dì Sáu đứng dưới căng tấm bạt ra để hứng. Trâm rớt như mưa xuống, kêu lộp độp thành tiếng. Hôm ấy, chúng tôi hứng được mấy rổ đầy, nhiều trái bị dập nát tan tành phải bỏ ra.

Con người có linh hồn và cảm xúc thì loài thực vật vô tri cũng có cảm giác và linh hồn chăng? Cây trâm trước quán dì Tư thì nằm trong sân của một nhà, chỗ ấy đất khô cằn nên quanh năm chẳng thấy nó bón ra trái nào, cành cũng trụi lủi. Chẳng bao lâu thì nó cũng bị đốn hạ để lấy gỗ. Nhắc mới nhớ, cái cây trâm hồi ấy sau khi chặt đi, nhà dì Sáu tôi đào một cái hầm đất và đem xuống hầm tù tì bao nhiêu ngày để thân gỗ chuyển thành than đen xì. Trong mắt con nít tuổi nhỏ, cái gì cũng mới mẻ và lạ lẫm. Trước giờ cứ nghĩ than thì là cục than, tới lúc ấy mới biết thêm rằng gỗ hầm qua lửa cũng có thể biến thành than được nên thích thú vô cùng.

Cây trâm còn lại, nó nằm ở đầu bên này góc sân, kế bên giếng nước. Hai cây trâm này đều nằm kế cái mương nước chảy qua róc rách suốt mùa nên có lẽ đậu trái được nhiều. Chẳng hiểu vì sao, cây trâm kia chết được ít lâu thì qua mấy mùa, cây trâm này cũng không còn sai trái mà héo hắt dần. Có lẽ cây cũng tâm giao với nhau chăng, cũng như con chim trong lồng khi mất bạn thì cũng buồn rầu và chết đi. Nhưng cây trâm này không chết hẳn, mà là chết dần chết mòn bên trong.

Mỗi lần nhắc đến mùa trâm chín cây, anh họ mình vẫn hay kể lại kỉ niệm leo cây hái trâm té cái bịch xuống đất, nằm xụi lơ bất động khiến dì Sáu tá hỏa tam tinh. Đợt đó hình như bị chấn thương hay gãy xương gì đó, bị nằm liệt giường một chỗ, phải bắt cua đồng giã lấy nước uống để lành xương. Cũng may con nít đang tuổi ăn tuổi lớn nên xương cốt rồi cũng lành lặn lại bình thường, mỗi lần kể lại anh còn bảo lần đó cứ tưởng ngủm củ tỏi luôn rồi.

Những mùa hè sau, và bây giờ, khi mình đã lớn để trở về, cây trâm vẫn còn mặc nhiên đứng đấy. Không còn cái vẻ hiên ngang, sừng sững oai vệ như một vị tướng năm nào trong ánh mắt trẻ nhỏ. Mà giờ, như một người già lay lắt trước gió, buồn đến nao lòng. Trời mưa lại lâm râm, những nụ hoa nó vẫn đâm ra vài chùm trái. Thời gian đi qua từng mùa làm cái thân trâm xù xì cứng cáp ngày nào bong tróc ra, chỉ còn trơ lại lớp lõi héo gầy nhưng cái vị trâm – nó vẫn ngòn ngọt và làm lưỡi mình tím rịm như ngày nào…

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Kiều: Ngẫm Hay Muôn Sự Tại Trời, Trời Kia Đã Bắt Làm Người Có Thân trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!