Xu Hướng 6/2023 # Truyện Cười Trạng Quỳnh Dân Gian Việt Nam # Top 8 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Truyện Cười Trạng Quỳnh Dân Gian Việt Nam # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Truyện Cười Trạng Quỳnh Dân Gian Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Truyện Cười Dân Gian – Trạng Quỳnh

Tác giả : tổng hợp

Nghe và Cảm :

Truyện cười dân gian Trạng Quỳnh là một bộ truyện đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi của Việt Nam được nhà xuất bản Đồng Nai phát hành giữa tháng 6 năm 2003.

Khi còn nhỏ, cậu Trạng Quỳnh có ba chỏm tóc, trang phục gồm một chiếc áo gồm hai túi và một cái quần có dây, mang dép. Lớn lên, cậu mang trang phục của một vị quan trạng, đội khăn đóng, ngoại hình trông chững chạc hơn

Trạng Quỳnh là một người tài giỏi, có tài trí vượt bậc, được mọi người kính phục. Nhưng cậu cũng hay nghịch ngợm, hay ở bẩn. Nhà nghèo, cha làm hương chức. Cốt truyện lấy bối cảnh vào thời chúa Nguyễn, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, nhưng những sự kiện xảy ra trong truyện không trùng lặp với những sự kiện xảy ra trên thực tế. Tác phẩm này ban đầu kể lại về cuộc đời của Trạng Quỳnh – một người có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam.

Trong truyện này, Trạng Quỳnh vốn thông minh từ trong bụng mẹ. Trước khi cậu sinh ra, một lần bà mẹ ra ao giặt đồ, bỗng nhìn thấy một chú vịt, bà mẹ liền ngâm câu thơ, và lập tức có tiếng đối đáp lại trong bụng vịt. Bà cho rằng đó là điềm lạ, nghĩ rằng bà sẽ sinh ra một quý tử, hiểu biết hơn người, sẽ là người có tiếng tăm. Thời gian trôi qua, bà hạ sinh một bé trai, tư dung thông minh lạ thường, đặt tên là Quỳnh

Từ nhỏ, Quỳnh đã tỏ ra thông minh, học đâu nhớ đấy. Cậu ước mơ sau này sẽ làm ông trạng. Mặt khác, cậu cũng khá quậy, thường ở bẩn. Cậu gặp chuyện gì cũng có thể giải quyết, đối đáp rất giỏi. Ngay cả thầy và chúng bạn cũng khâm phục về tài trí của cậu Khi cậu trưởng thành, người ta bảo nhau rằng cậu ấy vẫn nghịch ngợm, nhưng điều đặc biệt là cậu không nghịch bằng hành động mà bằng trí thức của mình.

Tiếng cười của Trạng Quỳnh về căn bản là tiếng cười của thị dân Việt Nam hồi thế kỷ 18. Hình thái ý thức Trạng Quỳnh là hình thái ý thức có nhiều nhân tố thị dân đang bất mãn với hiện tại, đang khao khát một tương lai mới mẻ. Không có hình thái ý thức thị dân ấy, thì ở dưới chế độ phong kiến, không thể có thái độ chống giai cấp phong kiến có hệ thống và tương đối triệt để như thái độ Trạng Quỳnh

Tóm lại, truyện Trạng Quỳnh là một tác phẩm văn học có một nội dung chống giai cấp phong kiến thống trị, phong phú, mạnh mẽ, và một nghệ thuật trào phúng tinh vi, sắc bén. Đó là một tác phẩm văn học phê bình hiện thực có giá trị của nền văn học trào phúng Việt Nam

Trạng Quỳnh, một nhân vật đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ…!

Đọc Truyện Cười Dân Gian Việt Nam Hay Nhất: Tệ…

. Thầy liền cho em học trò ấy về ngay. Suốt ngày hôm ấy ai mời thầy đi đâu thầy cũng không đi. Thầy cầm chắc rằng, hôm nay sẽ được một bữa chén no nê, sao gia đình em học trò ấy lại không mời mình được!

Quái! Chờ đã hết ngày cũng không thấy ai đến mời. Tối đến ngoài trời mưa tầm tã, trong nhà thầy vẫn chong đèn, ngồi ngóng tin mời. Trời càng khuya, gió thổi càng lạnh, đợi mãi không thấy, thầy đồ phải tắt đèn đi ngủ. Tuy vậy, thầy vẫn không dám ngủ. Song đôi mắt của thầy đâu có theo ý muốn của thấy. Nó cứ ríu dần, ríu dần, thầy đồ đã ngủ mơ. Chợt có tiếng động rèm, thầy đồ giật mình thột dậy. Trong bụng tưởng như có cờ phất, thầy liền hỏi:

Đọc truyện cười dân gian Việt Nam hay nhất: Tệ…

– Sao đến khuya thế con? Khuya thế?…

Mãi không có tiếng đáp lại. Thầy đồ thắp đèn lên xem, thì chẳng thấy ai cả, chỉ thầy một con chó lông ướt mẹp đang đứng cạnh rèm, cái đuôi ngoắt ngoắt, đôi mắt lấm lét nhìn chủ.

Thầy đồ bực quá, bụng bảo dạ: “Sáng mai phải cho thằng này bài học mới được! Ðồ tệ!”.

Sáng hôm sau, lớp học vẫn tiến hành như thường lệ, học trò đến lớp đông đủ. Ðang buổi học nghĩa, em học trò nọ giở sách ra, chỉ vào chữ thứ nhất của hàng đầu, bài thầy mới viết, hỏi thầy:

– Thưa thầy chữ gì đây?

Thầy cắt nghĩa luôn: “tệ là tệ”. Em học trò không hiểu ý thầy nên vẫn điềm nhiên học: “tệ là tệ”, “tệ là tệ”. Hỏi sang chữ thứ hai, thầy vẫn bảo đó là “tệ” và cũng cắt nghĩa “tệ là tệ”. Chữ thứ ba, thứ tư, thứ năm, thầy cũng bảo như vậy. Sang chữ thứ sáu, vừa nghe thầy nói đó cũng là chữ “tệ” xong, em học sinh ngơ ngác hỏi:

– Thưa thầy, tệ cả hàng phải không ạ?

Với giọng như ngậm roi trong miệng, thầy đáp:

– Phải, nhà mày tệ cả họ chứ không chỉ cả hàng đâu!!!

Tiếng Cười Dân Gian Hiện Đại Việt Nam

Lời thưa,

Nếu  không có dịp di Hà Nội dự Đại hội Nhà văn trẻ toàn quốc lần IV (ngày 26.4.1994), tôi đã không cùng bạn thơ Phan Hoàng đến Trường Viết văn Nguyễn Du. Nếu không đến đó ắt không có tập sách này. Đêm ấy cúp điện, ngồi trên sân thượng cùng các bạn còn đang theo học khóa ấy như Đặng Thanh Hương, Phạm Tường Vân… tôi đã nghe nhiều câu hò vè truyền miệng. Nghe và ghi chép. Về chúng tôi tôi viết bài đầu tiên “Thơ dân gian ở Trường Viết văn Nguyễn Du” và gửi đăng trên Tuổi Trẻ Cười. Lúc đó, nhà báo Nam Đồng phụ trách tòa soạn. Dần dà, tôi cứ viết mãi và in thành sách. Mỗi lần in lại bổ sung thêm… Còn khá nhiều thơ dân gian như thế, nhưng chưa viết…

LÊ MINH QUỐC

VIII.2012

Lê Minh Quốc và những chuyện cười làng văn

Với cuốn “Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam”, Hoàng Thiếu Phủ (bút danh của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan) đánh giá rằng đây là một “công trình sinh thú” và “được giới thiệu bằng bút pháp sở trường”. Lời khen tặng ấy quả không quá lời.

Với cuốn “Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam”, Hoàng Thiếu Phủ (bút danh của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan) đánh giá rằng đây là một “công trình sinh thú” và “được giới thiệu bằng bút pháp sở trường”. Lời khen tặng ấy quả không quá lời.

Tặng cuốn Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam (NXB Phụ nữ -2005) cho tôi, nhà thơ Lê Minh Quốc hình như “ngứa tay” ghi thêm dưới dòng đề tặng mấy câu thơ “xuất thần”: Mai sau còn lại gì không/ Vẫn còn cát bụi phiêu bồng chân mây/ Cười lúc tỉnh, khóc lúc say/ Tỉnh say ai biết rằng ai vui buồn?!.

Cái chuyện “cười lúc tỉnh, khóc lúc say” nghe có vẻ rạch ròi quá, dường như nó không đúng với cái “tạng” của Lê Minh Quốc, một con người mà tôi biết: tỉnh say, buồn vui lẫn lộn. Cũng lắm khi cười lúc say mà khóc thầm lúc tỉnh ấy chứ!

Vốn là dân đất Quảng nên coi bộ Lê Minh Quốc rất “ưu tiên” cho quê nhà. Trong tập sách Tiếng cười dân gian hiện đại Việt , phần “Tản mạn về tiếng cười đất Quảng” đọc rất “đã”, có khi cười chảy nước mắt, cười rồi chợt rưng rưng một nỗi nhớ đồng quê lam lũ. Ngay từ hồi còn nhỏ, sống ở làng quê, tôi biết mấy người đàn bà đi cấy là hay kể chuyện tục lắm. Kể nghe để vui cười, để quên đi mệt nhọc. Chuyện tục nhưng tâm trong, hồn nhẹ… Tất cả bay lên cùng tiếng cười.

Trần Vệ GiangTheo nguồn văn nghệ công an – 28/08/2005

Trang chủ

6:00, 18/08/2005

“Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam” – Những thang thuốc bổ

 Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Bạn đang mệt mỏi hay cảm thấy buồn rầu? Hãy nghe một câu chuyện và cất tiếng cười sảng khoái. Nỗi buồn rồi sẽ nguôi ngoai và sự mệt mỏi kia cũng dường như tan biến. Cuốn sách “Tiếng cười dân gian và hiện đại Việt Nam” của tác giả Lê Minh Quốc (NXB Phụ nữ) sẽ đem lại cho bạn cảm giác thật thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng

(Bản in lần thứ hai)

Có lẽ chẳng đâu như ở Việt Nam – xứ sở này không chỉ có những ông trạng cười, mà còn có cả làng cười, địa phương cười. Tác giả Lê Minh Quốc đã đem đến cho bạn đọc những tiếng cười sảng khoái. Mọi gian khổ, buồn giận … trong cuộc sống đều bị xóa mờ, chỉ còn tiếng cười và niềm vui lấp lánh.

Những Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh với những trò lố lăng, học đòi Âu hóa khi xưa cho tới chuyện người lính ngoài chiến trường, chuyện vợ chồng hay là những chàng sinh viên ngày nay có “chữ ký đẹp vì nhiều lần ký nợ”! đã được tác giả dày công sưu tầm.

Người xứ Nghệ ưa nói chữ, chơi chữ để tạo nên những tiếng cười trí tuệ, sâu cay. Trong truyện “Con cá gỗ”, họ dám cười chính những thói bị coi là “xấu” của mình. Ở truyện “Bán chó hơn quan”, tiếng cười vui vẻ mà thâm trầm, đánh thẳng vào đám tham quan ô lại.

Tiếng cười xứ Quảng lại thể hiện một cá tính mạnh mẽ, không rào đón, che đậy, nghiêng về cãi lý hơn là chữ tình nhưng cũng không kém phần thâm thúy. Ví như chuyện danh nhân đất Quảng – “Ông Ích Khiêm” kể rằng: sau khi vua Tự Đức băng hà, quần thần chẳng ai lo việc nước. Ông làm cơm mời các quan. Cuối bữa, chưa có nước uống, ông mắng người nhà: “Chúng bay chỉ cắm mặt vào ăn, chẳng đứa nào chịu lo việc nước cả!”

Việt Dũng

(Nguồn: http://www.vtv.vn/vi-VN/thegioisach/2005/8/62967.vtv)

Từ đằng xa đã thấy anh cười

“Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam” là tập sách mới nhất của nhà văn, nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc. Nụ cười là ấn tượng dễ cảm mến mà Lê Minh Quốc dành cho mọi người, nói như nhà văn Hoàng Thiếu Phủ thì “Gặp anh, ngay từ đằng xa đã thấy anh cười. Cả đôi môi lẫn đôi mắt đều chung một cái cười có vẻ chân thật và hồn nhiên như trẻ thơ”. Có thể nói, tập sách là một công trình “cười”.

Phần lớn những mẫu sưu tầm trong tuyển tập này là sáng tác truyền khẩu của nhiều tác giả khuyết danh. Anh đã dày công tập hợp, hệ thống hóa và giới thiệu bằng bút pháp sở trường của mình như: Có bao nhiêu kiểu cười, Đôi nét về làng cười, Trạng cười Việt Nam, Những nhân vật hài nước trên báo chí 60 năm trước, Vua hề Sac-lô cười gì khi đến Việt Nam, Tản mạn về tiếng cười đất Quảng, Chuyện cổ tích dành cho thầy cô, Cười với con cháu bác Ba Phi, Đùa với bút danh văn nghệ sĩ, Cùng cười với sinh viên, Từ những vần thơ “não tình” trong lưu bút mùa hè xanh… cả đến chuyện Cấm đàn ông đọc và Chuyện phòng the… Bạn đọc dễ dàng cảm thụ được một loại văn học trào phúng dân gian trẻ trung, dí dỏm, trí tuệ và sinh động ngay ở trong sinh hoạt thường ngày của mình.

Có thể nói, trước nay những gì mà Lê Minh Quốc trình làng với người đọc bao giờ cũng được chăm chút rất kỹ vì anh không hề chạy theo số lượng, tập sách này cũng thế, anh đã chuẩn bị nó từ rất lâu rồi… Mỗi ngày một chút, sự dày công của anh đã khiến cho người đọc khâm phục. Trong lời giới thiệu, nhà văn Hoàng Thiếu Phủ tâm đắc viết: “… Với Lê Minh Quốc, mọi gian khổ, thương hận, bất bằng gì cũng có thể xóa mờ, chỉ còn những tiếng cười hào sảng, khinh khoái đọng lại trên tâm hồn và những trang sách của anh. Với hơn 300 trang sách, anh đã gửi đến bạn đọc không biết bao tín hiệu màu xanh, màu hồng mà anh đã ghi nhận được từ hiện trường của cuộc sống, kể cả những cuộc sống không dễ gì cười nổi của người lính ngoài mặt trận, của những “giáo chức dứt cháo, thầy giáo tháo giày” hay những chàng sinh viên có “chữ ký đẹp” vì nhiều lần ký nợ… Với Lê Minh Quốc, tôi mong rằng công việc không chỉ dừng lại ở bấy nhiêu trang sách này mà những điều “kỳ lạ”, cuộc sống muôn màu muôn vẻ sẽ còn được anh tiếp tục khám phá…”Sách trình bày trang nhã, ấn tượng. NXB Phụ nữ ấn hành. Giá: 30.000 đồng.

Song Minh

(nguồn: báo Giáo dục chúng tôi 28.7.2005)

Điểm sách

Thứ ba, 27/03/2012, 11:57

Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam của Lê Minh Quốc

Đọc sách báo cũ, đi công tác, du lịch, bên cuộc nhậu với bạn bè… đi đâu, làm gì, Lê Minh Quốc cũng nghe ngóng, ghi chép các truyện hài, thơ, hò vè, khẩu ngữ dân gian. Anh in sách chia sẻ với bạn đọc những tiếng cười, kiểu cười cho đời thêm vui.

Cười hay khóc là những hoạt động không thiếu được trong cuộc đời một con người. Có tác giả thích viết về nỗi buồn, về nước mắt, về những số phận nổi nênh, cũng có người thích xem cuộc đời là chuyến du hí với đầy ắp tiếng cười. Lê Minh Quốc tâm sự, từ nhiều năm nay, anh vẫn dành thời gian sưu tầm “lời ăn tiếng nói”, những câu vần, mẩu chuyện hài hước, tiếu lâm… vì với anh đó là những giá trị gần với “sự thật”. Những câu chuyện đầy ắp tiếng cười, sự trào phúng thường phản ánh đúng bản chất sự vật một cách khách quan.

Đầu cuốn sách Tiếng cười dân gian hiện đại, Lê Minh Quốc làm cái việc khá hài hước là… ngồi đếm xem có bao nhiêu từ gọi tên, mô tả bản chất tiếng cười. Gần ba trang sách, anh liệt kê một loạt từ như thế: cười vang, cười vo, cười vãi đái, cười vô duyên, cười vu vơ, cười vô tội vạ, cười rôm rả, cười ran, cười ré, cười the thé… Hàng trăm tiếng cười đi cùng đời sống con người, biểu thị đầy đủ sắc thái tình cảm, và còn bộc lộ cả nội tâm của chủ sở hữu nụ cười đó.

Với tinh thần “Thấy gì cũng chép cũng ghi/ Không biết thì hỏi tự ti làm gì?”, mỗi khi có dịp đi xa, đi công tác hay lục tìm sách báo cũ bắt được tư liệu, tài liệu quý về tiếng cười dân gian, lục tìm trên mạng được mẩu truyện cười tâm đắc, Lê Minh Quốc vui như bắt được vàng… Anh làm công việc lượm lặt, ghi chép và sưu tầm tiếng cười với tất cả sự thích thú, say mê rồi sắp xếp lại và chia sẻ với bạn đọc “liều thuốc bổ tinh thần” quý giá ấy.

Bìa cuốn “Tiếng cười dân gian hiện đại” của Lê Minh Quốc biên soạn.

Trong tập Người Quảng Nam, Lê Minh Quốc từng nói về tiếng cười của người Quảng, còn trong cuốn sách mới, anh giới thiệu tiếng cười của nhiều vùng miền, tiếng cười từ Nam chí Bắc, từ mọi ngành nghề, mọi đối tượng trong xã hội… Tiếng cười của mỗi vùng, mỗi thành phần, mỗi người, mỗi lĩnh vực nghề nghiệp… đều có nét đặc trưng riêng, cái duyên riêng.

Tiếng cười dân gian Việt Nam rất đa dạng, nhân vật, tác giả trào phúng thì có: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai – Tú Xuất… trong sân khấu có hề chèo bỡn quan, Mẹ Đốp… Nhân vật hài hước trên báo chí Việt gần 100 năm trước có: Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh…

Lê Minh Quốc sưu tầm trên báo Phong Hóa, nhà văn, nhà báo Thạch Lam từng phỏng vấn vua hài Charlie Chaplin nhân dịp vua hài thế giới đến Hà Nội cùng người vợ mới cưới. Những bài báo, ảnh minh họa sự kiện này được dẫn lại cho thấy phẩm chất hài hước vốn có của người Việt Nam, hòa quyện với cái hài của bạn bè thế giới.

Tác giả cuốn sách còn giới thiệu đến bạn đọc tiếng cười hiện đại, mà không kém phần hóm hỉnh. Đó nét duyên hài của nhà văn, nhà báo Nguyễn Hữu Tùng, cha của nữ nhà văn Bích Ngân. Ông Nguyễn Hữu Tùng người có những câu thơ thấm đậm chất hài hước, đọc là cười, kiểu như:

“Qua nhà cha vợ lần đầu

Bước vô, chú rể hỏi chào rất xôm

Bận ra, sửa bộ cho ngon

Quýnh nhè nói ngược: “Thưa con, ba về!”.

Tiếng cười dù từ giới hàn lâm hay giới bình dân, đều để lại dấu ấn nếu đó là tiếng cười hóm, không dung tục mà vẫn giữ được sự tinh quái, hài hước làm người đọc thấy thích thú, tạm quên đi cái mệt nhọc của cuộc mưu sinh hàng ngày.

“Nếu biết rằng em đã lấy chồng

Không buồn, không trách, chỉ ước mong

Đãi được chồng em nhậu một bữa

Để cảm ơn chàng lãnh giùm gông”

(thơ cải biên)

Nói về tập sách Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển chia sẻ: “Viết văn cười, nghiên cứu về nụ cười tạo ra tác dụng tích cực về nhiều mặt. Bản thân tác giả đạt được niềm vui khi nhìn mọi hoạt động xã hội dưới cái nhìn hài hước, trào phúng. Người đọc cũng nhận được niềm vui, có nơi giải trí và giải tỏa tâm hồn. Không có gì đáng sợ hơn nếu hàng ngày ta phải đọc và suy nghĩ về những thông tin xấu của cuộc sống. Cho nên, kiếm được một nụ cười, đọc được cái đáng tức cười là điều hết sức quý giá đối với bạn đọc”.

Thất Sơn

(nguồn:

http://evan.vnexpress.net/News/diem-sach/2012/03/10593-tieng-cuoi-dan-gian-hien-dai-viet-nam/

Tổng Hợp 05 Câu Truyện Cười Dân Gian Việt Nam Mới Nhất 2022

Truyện kể rằng: “Có một ông chồng sau khi đọc xong bài báo “Vụ án trực tuyến tại nhà hàng với một nữ nhân sự bị giết chết”, ngẫm nghĩ và nói với vợ của mình rằng:

– Em yêu, mẹ em cả ngày cứ quanh quẩn ở nhà như vậy, không chán sao! Có lẽ nên kiếm cho mẹ một công việc nào đó …

– Mẹ em thì đủ sức làm được gì cho đến nay chứ?

– À , thì chẳng hạn như… nhân viên giúp sức tại nhà hàng.

Họ vì quyền lợi của bạn thân mà cố chấp làm hại những người thân bên cạnh. Đây là một trong câu truyện cười dân gian VN có ý nghĩa mà bạn không nên bỏ qua.

Câu chuyện thứ 2: Con biết rồi!

Có một đứa bé, đầu óc đần độn, hay nói những câu gở miệng. Cả nhà đều biết chuyện này do vậy dặn đi dặn lại nhiều lần:

– Này, hôm nay là ngày tết, đừng nói gở đấy!

Nhưng, chứng nào vẫn tật ấy. Một hôm, nhà chú họ tổ chức đám cưới, bố đứa bé dắt con cùng đi. Trước khi đi, bố đang dặn kỹ càng, con đã gật đầu, nói rất rõ ràng:

– Con biết rồi, không được nói gở.

Bố xoa đầu con và dắt đi dự tiệc đám cưới.

Trước khi ngồi vào mâm cỗ, bố lại dặn con lần nữa:

– Nhớ lời bố dặn, k được nói gở đấy?

Đứa bé nói thật to:

– Con biết rồi, không nói gở, đám cưới chứ có phải là đám ảo đâu!

Câu chuyện thứ 3: Bệnh lải nhải

Truyện kể rằng về hai vợ chồng. Trong khi chị vợ vừa mới nấu nướng trong nhà bếp, anh chồng cứ đứng bên lải nhải k ngừng:

– Chậm thôi! Cẩn thận! Lửa to quá! mau lên! Lật cá đi! Ôi cho nhiều dầu quá!

Chị vợ nói: Em biết phải nấu nướng thế nào mà!

Anh chồng: Em đương nhiên là biết, bà xã. Anh bình tĩnh nói tiếp:

sử dụng như vậy, bạn mới hiểu tất cả những hành động của họ ở mọi góc độ. Đừng vội vã suy xét hay kết luận một sự việc nào đó trước khi chưa rõ mọi vấn đề. Hãy thấu hiểu người khác thay vì phàn nàn họ là bài học đúc kết từ truyện cực ngắn này.

Câu chuyện thứ 4: Mua vé xổ số

– Người mua: “Tôi mua rồi!”

– Cô bán vé: “Mua thêm vé nữa, mua nhiều trúng nhiều”.

– Người mua: “Nếu k trúng thì sao?”

– Cô bán vé: “Đến gặp em!”

– Cô bán vé: “Mua thêm một vé nữa!”

Cô bán vé số rất lém lỉnh để đủ nội lực bán được vé số. tuy nhiên, câu chuyện này còn muốn nhắc nhở người xung quanh đừng có khi nào tin tưởng và say mê xổ số, lô đề, cờ bạc quá mức.Bởi không có điều gì là dĩ nhiên cả.

Câu truyện cười dân gian số 5: Cứu tôi với

Truyện kể lại rằng: “Vào một ngày nọ, Tỉnh và Bình đi chơi về khuya lém. Hai tên leo lên một chiếc xe buýt và cùng ngủ thiếp đi lúc nào k biết. Thời gian luôn luôn trôi đi, hai người vẫn ngủ, xe buýt vẫn chạy.

Chợt một tên giật mình thức dậy thấy xung quanh mình không còn ai và gọi tên kia dậy, đường phố thì cũng vắng tanh…Tài xế cũng biến đâu mất tiêu luôn. Nhưng một điều kì lạ đó là xe luôn luôn lăn bánh một cách chậm rãi.

Hai tên này hoảng hốt ôm nhau run cầm cập và thét lên: Cứu tôi với! không ai trả lời.

Một lúc sau anh ta nghe tiếng thét lên: Cứu cái gì hai thằng *** kia, xuống đẩy xe cùng tao mau.

bình tĩnh trước mọi sự việc xảy ra là bài học mà câu truyện cười trên mong muốn truyền đạt. Đừng bao giờ hoang đưa, hoảng lo lắng khi đứng trước mọi việc. Hãy bình tĩnh để có thể giải quyết được mọi vấn đề.

Nguồn: http://americastarbooks.com/

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cười Trạng Quỳnh Dân Gian Việt Nam trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!