Bạn đang xem bài viết Truyện Cười: Phòng Virus Corona Của Hoàng Văn Kính (Tiếp Theo…) được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện cười – Phòng virus corona
Thấy cả nhà bà hàng xóm từ ông bà, vợ chông, con cái cả thẩy già trẻ lớn bé 7 người từ sáng sớm đến tối muộn đều đeo khẩu trang, bà xã tôi bảo: Không được chủ quan,từ mai cả nhà cũng phải đeo khẩu trang không lây bệnh con cô vi đấy. -Con cô vi nào bị bệnh – Ông chồng nói – Tôi mới gặp nó tung tăng ngoài đường cơ mà. Không kiểm chứng, chỉ tuyên truyền nhảm nhí. Cô con gái lên tiếng: Con virus nCoV chứ không phải con cô vi. Mà mẹ chả theo dõi tin tức gì cả. Mình ở trong nhà, nhà lại không ai có biểu hiện cảm cúm như: ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt cao thì việc gì phải đeo. Cứ lo lắng thái quá có khi lại mang họa vào thân đấy. Riêng con, ở trong nhà con không đeo. -À con này giỏi cãi. Người ta đang đồn ầm cả lên bao nhiêu người chết, bao nhiêu người phải cách li đấy. Chỉ được cái trứng khôn hơn vịt. -Mẹ nghe tin vịt ở ngòai chợ chứ gì, toàn vịt què, con chả tin.
– Khẩu trang mua dự trữ đủ dùng dài ngày rồi, mới sớm ông còn tất tả đi đâu thế này. Lão tỏ vẻ thích thú giơ 10 đầu ngón tay lên nói nhỏ: Tính ra cũng đủ cho cả nhà dùng một tháng. Nhưng nghe bảo có loại còn tốt hơn nên phải tiếp tục lùng sục. -À, đấy là khẩu trang chuyên dùng của bệnh viện. Còn dân mình thì cứ khẩu trang y tế là tốt rồi. Quan trọng là dùng đúng cách. -Ông chả hiểu gì cả, có tốt thì càng tốt hơn chứ sao. Tôi thẳng thắn phản đối: Thái quá như ông thành cơ hội đấy. Chả trách khan hiếm. Những kẻ bất lương thì gom hàng, nâng giá làm cho thị trường khẩu trang bát nháo cả lên. Ông cứ bình tĩnh, lúc nào cũng lo sợ, thức khua dậy sớm chạy như cờ lông công, nghe mách đâu cũng nhào đến rồi nhiễm bệnh, kiệt sức có khi còn tèo trước cả con nờ-cô-vi đấy.
Hoàng Văn Kính Hội viên Hội VHNT Trường Sơn
Truyện Cười Vova Toàn Tập Tiếp Theo – Truyện Cười Bựa, Truyện Cười Ngắn Vova, Nghe Truyện Cười Audio, Thơ Con Cóc
Vôva đi học muộn
Một sáng nọ Vôva đến lớp rất trễ, cô giáo hỏi :
– Mọi ngày e đều đi đúng giờ sao hôm nay đến trễ vậy ?
– Vôva : dạ, sáng nay có 2 chị hàng xóm nhà e cãi nhau ạ.
– Cô giáo : hàng xóm cãi nhau thì mắc mớ gì e đi trễ?
– Vôva : dạ, 1 chị đòi lột quần chị kia nên e cứ chờ mãi để xem ạ 😀
Ai ngu ngốc
Trong giờ học, thầy giáo:
– Ai tự nhận thấy mình là kẻ ngu ngốc thì đứng lên!…
Cả lớp ngồi im. Sau vài phút Vova đứng lên…
Thầy giáo:
– Vova, em tự cho mình là kẻ ngu ngốc?
Vova:
– Không ạ, nhưng để thầy đứng một mình như vậy thì … 😀
Cần lắm
Vova đứng dưới sân nhà tập thể gọi inh ỏi: “Natasha, Natasha, tớ cần cậu với tư cách là 1 người phụ nữ thực sự!!! Natasha, tớ rất cần cậu!!!
Cậu xuống đây với tớ!!!”
Mẹ Natasha ngó đầu ra và mắng: “Con cái nhà ai mà bậy bạ vậy hả, mới tí tuổi đầu! Đi về đi!”
“Dạ không, cháu cần Natasha lắm lắm! Quả bóng của bọn cháu bay vào nhà vệ sinh nữ!”
Hoa hồng sống bằng gì
Một ngày cô giáo vào lớp, trên ngực áo cài một bông hoa hồng. Thấy cả lớp đều chăm chú nhìn bông hoa,cô giáo liền hỏi:
– Có em nào cho cô biết hoa hồng sống bằng gì ?
Vova liền đứng dậy:
– Thưa cô, hoa hồng sống bằng sữa ạ!
Cô giáo ngượng đỏ mặt liền đuổi Vova ra ngoài hành lang. Đứng ngoài hành lang, Vova gặp thầy hiệu trưởng. Thầy hỏi Vova :
– Tại sao em lại đứng ở đây?
Vova trả lời:
– Thưa thầy, cô giáo hỏi em hoa hồng sống bằng gì em trả lời hoa hồng sống bằng sữa ạ! Thế là em bị đuổi ra ngoài ạ!
Thầy hiệu trưởng xoa đầu Vô va và nói:
– Vậy là đúng rồi, hoa hồng sống bằng phân và nước tiểu em ạ!
Vova gãi đầu lẩm bẩm: “Lạ thật, mình không ngờ rễ nó lại dài và ăn sâu đến như vậy !?”
Vova chia ngôi trong Tiếng Anh
Vô va lên lớp 6 bị bắt buôc phải hoc tiếng Anh…nhưng rất tiếc Vô va lại bị thiểu năng về môn English này…
Một hôm Cô giáo bắt Vôva phải làm bài tập về nhà, Vôva phải chia các ngôi (I, He, She, You…) .. điều này thật quá khó đối với Vôva, em đành phải nhờ đến bố. Bố Của Vôva cầm bài tập của Vôva, và sau một cú bạt tai vào thằng con ngu dốt ông giải thích:
– I là tao, tao là bố mày, You là mày , mày là con tao, She là cô ấy, cô ấy là chị mày, chị mày là con tao, He là anh ấy, Anh ấy là anh của mày và là con tao…
– Vâng con hiểu rồi….
Ừh thế chứ mày có vẻ thông minh đấy.
Hôm sau Vôva đến lớp và xung phong lên bảng và bắt đầu trả bài cho Cô giáo.. – ( I là tao, tao là bố mày….)
Sau buổi học, người ta phải đưa Cô giáo vào nhập viện vì bị đau tim… sau lần gặp bố, và anh chi em ấy…
Vova viết thư tình
Vôva thường ngồi chung xe bus với Natasa. Một hôm, Vôva lấy hết dũng cảm dúi cho Natasa một mẩu giấy, trên đấy viết:
“Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ”.
Một lúc sau Natasa chuyển lại mẩu giấy cũ, Vôva vui mừng mở ra xem, trên giấy viết:
“Không mở được cửa sổ!” 😀
Vôva mất tiền cho gái
Natasha đi học vể hớn hở bảo mẹ, mẹ ơi, hôm nay con kiếm được 2 rúp.
– Ở đâu ra thế?
– Thằng Vova đố con trèo lên cây, mỗi lần nó cho 10 kopec.
– Mày bị nó lừa rồi, nó làm thế để nhìn underwear (quần chíp) của mày đấy.
– Hihi.., con biết rồi, con đâu phải đứa ngu? Cho nên hôm nay con đâu có mặc underwear!!! 😀
Vova vs Thanh tra của bộ
Thanh tra trên bộ GD xuống kiểm tra giờ học anh văn, ông ta ngồi bên cạnh Vova. Cô giáo mới đi dạy vì vậy rất hồi hộp.
Cô giáo:
Cô giáo đang viết dở câu thì viên phấn bị rơi, cô cúi xuống nhặt lên và tiếp tục viết cho hết câu.
– Và bây giờ ai sẽ dịch được câu này?
Vova lập tức giơ tay. Cô giáo thì rất run, nhìn quanh lớp nhưng ngoài Vova ra thì chẳng có ai giơ tay cả. Cô giáo đành chỉ định Vova phát biểu.
Vova:
– Giá như mà cái váy nó ngắn hơn …
– Cái gì?! Em biến ngay khỏi lớp học!
Vova thu gom sách vở xong dứ dứ nắm đấm vào mặt ông thanh tra:
– Đồ ngu, đã không biết thì đừng có bày trò nhắc bài. 😀
Vova và toán học
Một hôm, Vô va đi học về, mặt buồn thiu.
Bố hỏi: Vô va, sao con buồn thế
Vôva: con bi điểm 0 môn toán
– Sao lại bị điểm 0
– Cô giáo hỏi con, 2 + 2 bằng mấy, con trả lời là bằng 4 – Thế thì đúng rồi còn gì nữa.
– Cô giáo lại hỏi con 2 x 2 bằng mấy – Thế thì khác đếch gì? – Đấy, con cũng trả lời y như thế
Chết vì hỗn với Vova
Cô giáo dẫn học sinh đi tham quan công trường. Cả lớp vừa tới nơi một lúc thì xảy ra tai nạn: Một công nhân rơi từ tầng 4 ngôi nhà mới xây xuống đất.
Sau buổi tham quan cô giáo tập trung học sinh lại để rút ra bài học từ trường hợp trên :
– Theo các em, vì sao chú công nhân bị ngã ?
– Masa giơ tay : Thưa cô vì chú công nhân ấy đã không tuân thủ quy tắc an toàn lao động ạ.
– Rất có thể như vậy, ai có ý kiến khác nào ? – Cô giáo hỏi.
– Kôlia : Thưa cô có thể chú ấy bị cảm.
Cũng không loại trừ khả năng này. Thế còn Vôva , em nghĩ sao ?
– Chú ấy ngã vì chửi mẹ em !
– Thế là thế nào ? Chú ấy chửi mẹ em thế nào ?
– Chú ấy bảo : Thằng ôn kia, đ.m mày đừng có rung thang nữa.
Cái nặng nhất và cái nhẹ nhất
Vào tiết học, cô giáo hỏi cả lớp:
– Đố các em cái gì nhẹ nhất.
Cả lớp nhao nhao, đứa bảo là sợi bông, đứa bảo tờ giấy, nhưng cô giáo đều bảo sai.
Lúc đó Vova giơ tay phát biểu. Cô thấy vậy mới bảo:
– Bạn Vova hay nói bậy, cô không cho nói đâu
Nhưng em biết cái đó, cô cho em nói đi
Cô chờ 1 lúc, nhưng không còn 1 ai khác giơ tay, cô đành phải gọi Vova
– Em nói đi nhưng ko được nói bậy
Thưa cô, cái nhẹ nhất là cái “ấy” ạ
Cô giáo đỏ mặt:
– Vova ra góc lớp đứng, úp mặt vào tường, phạt 5 phút.
Vova đi ra góc lớp, nhưng vẫn ngoái lại nói:
Nhưng em nói đúng, cái ấy chỉ cần thoáng nghĩ về nó là nó có thể ngoi lên mà không thể nào hạ nó xuống được.
Cô giáo lại đố:
– Bây giờ đố các em cái gì nặng nhất
Cả lớp lại rộn lên nững câu trả lời. Đứa thì bảo cái xe tải, đứa thì bảo quả trái đất, nhưng cô giáo đều bảo sai. Lúc đó Vova quay lại:
Cô ơi, em biết đó là cái gì rồi
– Vova trật tự, không được nói bậy
Nhưng em nói đúng, cô cho em nói đi Cô lại chờ nhưng không 1 ai giơ tay vì tò mò về câu trả lời của Vova:
– Thôi được, em nói đi nhưng đừng nói bậy đấy
Thưa cô, cái nặng nhất vẫn là “cái ấy“. Bây giờ nó đã hạ xuống, mà hạ xuống rồi thì đố thằng nào nhấc nó lên được 😀
21593 con số gợi cảm nhất
Trong giờ học
– Các em, thử nói cho cô biết số nào gợi cảm nhất?
Vôva trả lời không cần suy nghĩ
– 21593
Cô giáo rất ngạc nhiên:
– Tại …sao lại là số đó?
Vôva
– Đơn giản là nếu một cặp nào đó, cùng làm một việc, thì trong vòng không quá năm tuần, họ sẽ hiểu rằng sau chín tháng, sẽ xuất hiện người thứ ba! 😀
Có cánh và thoải mái
Vôva dắt em nó đi vào một siêu thị, chọn một bịch băng vệ sinh phụ nữ rồi mang ra quầy tính tiền. Lấy làm lạ, cô thu ngân nhìn chằm chằm vào hai đứa bé, rồi không nén nổi tò mò, cô hỏi.
– Cháu bao nhiêu tuổi rồi?
– Cháu lên tám. – Vôva đáp.
Cô thu ngân hỏi tiếp:
– Thế cháu có biết thứ này để làm gì không?
– Cháu không rõ lắm. Nhưng thứ này không phải để cho cháu, mà cho thằng em cháu. – Vôva chỉ tay vào đứa em đi bên cạnh.
– Cho em cháu? – Cô gái tròn mắt ngạc nhiên.
– Đúng thế. Nó lên bốn tuổi. Chúng cháu xem trên tivi và thấy người ta nói rằng, nếu sử dụng thứ này, có thể bơi và đi xe đạp. Mà nó thì lại chưa biết cả hai thứ ấy…
Rất nhiều câu chuyện vui về cậu bé vova, truyện cười vô va học sinh, cười vôva và bố mẹ, truyện cười vova đi thi, truyện cười vôva và cô giáo.
TruyenCuoi.Org tổng hợp
4.1
/
5
(
8
votes
)
Truyện cười nên đọc
Tự Học Giao Tiếp Tiếng Anh Qua Truyện Cười
Học tiếng Anh qua truyện cười là một trong những cách dạy tiếng Anh cho trẻ thú vị giúp các em học tiếng Anh nhanh hơn và gợi mở hứng thú học tập cho người học. Lợi ích của việc học ngoại ngữ bằng việc đọc truyện cười song ngữ
Đọc truyện cười mang lại rất nhiều lợi ích:
Lôi cuốn người học vào những câu chuyện thú vị và hài hước
Thực tế, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành thì hẳn là ai cũng cần một nguồn học tập thú vị để dễ tiếp thu. Và những bộ truyện cười song ngữ Anh- Việt đáp ứng rất tốt điều này bởi nó có nội dung hấp dẫn, cốt truyện, nhân vật gần gũi và đặc biệt là sự hài hước và tiếng cười gợi mở trong đó.
Rèn luyện thói quen đọc sách, nâng cao vốn từ vựng với những câu chuyện hấp dẫn và thu hút
Cũng chính vì sự hài hước, cốt truyện thú vị sẽ lôi kéo người học lại gần với cuốn sách. Điều này nâng cao khả năng nhìn nhận các từ vựng, cấu trúc câu sẽ dễ đi vào lòng người học hơn, giúp người học có thể thể nhớ lâu và nhớ sâu hơn các tài liệu tiếng Anh đơn điệu.
Đặc biệt đối với loại truyện song ngữ này, việc người học đọc cả hai ngôn ngữ hằng ngày cũng giúp ích rất lớn trong việc nhớ từ vựng. Vì việc “va đập” từ vựng một cách tự nhiên như vậy sẽ dễ dàng khắc sâu hơn so với những cách học khô khan thông thường.
Đọc truyện cười tiếng Anh song ngữ có thể vừa chơi vừa học, giải trí và thông qua đó cải thiện được ngoại ngữ của mình một cách hiệu quả.
Rèn luyện tư duy , dạy tính logic
Toàn bộ cấu trúc của chuyện (bối cảnh, nhân vật, sự kiện kích động, cao trào, và kết thúc) được thể hiện trọn vẹn dù là chỉ qua một câu chuyện cười tương đối ngắn.
Các câu chuyện cười thường có cấu trúc và tính logic khá hấp dẫn. Đọc qua câu chuyện, có thể rèn được tư duy, tính logic để hiểu được cốt truyện.
Không chỉ là một cuốn truyện cười thông thường “Tuyển tập truyện cười song ngữ Anh – Việt” còn là cuốn sách học tiếng Anh khơi nguồn cảm hứng tuyệt vời cho người học tiếng Anh, để từ đó giúp chúng ta làm chủ ngôn ngữ này.
Trở Về Với Mẹ Ta Thôi – Đồng Đức Bốn – Hội Nhà Văn Hải Phòng – Văn Hải Phòng – Văn Thơ Hải Phòng – Văn Học Hải Phòng
Đồng Đức Bốn
Trở về với mẹ ta thôi
1
Cả đời ra bể vào ngòi Mẹ như cây lá giữa trời gió rung Cả đời buộc bụng thắt lưng Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng Đường đời còn rộng thênh thang Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương Bát cơm và nắng chan sương Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau Mẹ ra bới gió chân cầu Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi.
2.
Chẳng ai biết đến mẹ tôi Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì Cầm lòng bán cái vàng đi Để mua những cái nhiều khi không vàng.
3.
Mẹ mua lông vịt chè chai Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy Xóm quê còn lắm bùn lầy Phố phường còn ít bóng cây che đường Lời rao chìm giữa gió sương Con nghe cách mấy thôi đường còn đau.
4.
Giữa khi cát bụi đầy trời Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than Con vừa vượt núi băng ngàn Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng Trời hôm ấy chửa hết giông Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng Đưa mẹ lần cuối qua làng Ba hồn bảy vía con mang vào mồ Mẹ nằm như lúc còn thơ Mà con trước mẹ già nua thế này.
5.
Trở về với mẹ ta thôi Giữa bao la một khoảng trời đắng cay Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Người không còn dại để khôn Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm Tôi còn nhớ hay đã quên Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ Nhuộm tôi hồng những câu thơ Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời Trở về với mẹ ta thôi Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.
Đồng Đức Bốn bắc cầu lục bát – Nguyễn Trọng tạo
Ngược lại, có người vẫn coi Đồng Đức Bốn là cây bút có tài, nhưng thơ Bốn thì họ chỉ coi là “thơ vàng mạ”, “thơ rỗng ruột”. Nguyễn Hòa nhận định: “Phải chăng sự dông dài của những câu thơ “rỗng ruột” là một trong những đặc điểm làm nên phong cách thơ Đồng Đức Bốn, và nếu trên đời có cái gọi là “y bát thơ lục bát” thì dường như nó đã bị trao nhầm chỗ” Còn thần đồng Trần Đăng Khoa trong một bài viết chưa/không công bố thì cho rằng: “Chỉ óng ánh trang kim, nhưng nhẹ tếch chẳng có gì. Gạt cái vỏ mạ vàng ra, bên trong chỉ luễnh loãng một chút sương khói”.
Vậy là thơ Đồng Đức Bốn được khen được chê rất khác nhau, thậm chí là hai thái cực, không cực nào chịu cực nào. Điều đó cũng làm khó cho Đồng Đức Bốn khi xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam. Cả 3 lần bỏ phiếu cho Bốn ở Hội đồng Thơ chỉ đạt được tỉ lệ 4/9 phiếu. Tôi cũng ngồi trong Hội đồng Thơ mấy lần bỏ phiếu cho Bốn, phải an ủi anh qua điện thoại: Tại vì cái tên cậu là Bốn cho nên nó mới ám vào 4 phiếu, hay là đổi tên thành Đồng Đức Chín cho nó hên?
Là nói thế cho vui, chứ đọc thơ Đồng Đức Bốn thấy nhiều câu hay, mà chỉ hay ở lục bát. Lục bát là một thể thơ dân gian mà không học cũng làm được. Ai là người Việt Nam mà chả biết thơ lục bát nó thế, nó thế. Nó ngấm vào tâm hồn người Việt đến nỗi xuất khẩu cũng thành thơ lục bát. Ca dao hò vè diễn ca trường thiên hay hát dân ca và chèo đều sử dụng thể loại thế mạnh này. Và Đồng Đức Bốn thấm đẫm cái thể lục bát từ trong bụng mẹ, nên anh làm lục bát dễ như thò tay vào túi. Nhưng tại sao lục bát của Bốn có nhiều câu hay? Trước hết, anh có một khả năng thơ trời cho, nhưng không chỉ có vậy, Bốn cũng là người say thơ, mê thơ, và học tập được cái hay cái dở ở trong thơ người khác. Anh phân biệt được thơ dân gian với thơ bác học. Nghĩa là, anh có học (dù tự học), anh có tư duy thơ, mà tư duy thơ của anh cũng có cái sự độc đáo riêng. Đó là sự trống trải, dày vò, đau đớn của riêng anh. Đó là bi kịch của tinh thần lãng mạn trong tâm hồn anh. Đó là sự lắng lại sau ồn ào ảo tưởng của người thi sĩ trước miếng cơm manh áo, hiện thực hay phù phiếm trước cuộc đời. Và thơ đã cứu thoát anh vượt ra khỏi biển đắng cay và mộng mị. Nói là vượt ra, bởi anh đã đứng ra ngoài câu thơ để đọc lại đắng cay của đời mình:
Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành than.
Câu lục bát này hay bởi nó chứa đựng triết lý “được-mất” một cách ngơ ngác và đau đớn. Tuy câu lục chỉ là tiền đề với một ngôn ngữ phẳng (đơn nghĩa) nhưng câu bát lại gợi lên được nhiều cảm giác của mất mát và tiếc nuối với những thi ảnh trùng điệp: củ khoai, nướng, (buổi) chiều, (tro) than… Nhưng cái hay của câu lục bát này càng có giá hơn khi nó được cộng hưởng với cái không gian đồng quê mùa đông có vẻ như bất an của câu luc bát mở ra bài thơ đầy gợi cảm: “Chăn trâu cắt cỏ trên đồng/ Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều”. Bài thơ lục bát này gieo được ấn tượng khó quên cho người đọc chính là nhờ cái tâm trạng bất an được mất đó. Tuy vậy, câu thơ Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều” khiến tôi nhớ đến một câu thơ của Hữu Thỉnh trước đó viết về người mẹ gánh rạ ngoài đồng. Cũng rạ, cũng gió đặt cạnh nhau mà câu thơ trở nên hay: Rạ chẳng nặng mà nặng nhiều vì gió. Nếu không biết câu thơ của Hữu Thỉnh thì chắc câu của Bốn sẽ là một bất ngờ thú vị nhờ một tiểu đối hơi bị chênh chao.
Tôi từng nghĩ, nghệ thuật khởi đầu từ bắt chước. Điều đó không sai. Trẻ em vẽ con ngựa là bắt chước con ngựa, nhưng vì nó thích quá cái móng thiếc dưới chân ngựa nên nó có thể vẽ cái móng thiếc to hơn bình thường. Khi nó vẽ cái sở thích độc đáo của nó, đó là nghệ thuật ấn tượng của riêng nó. Đồng Đức Bốn cũng như mọi người làm thơ lục bát, đều bắt chước thể lục bát. Không biết ai là người đầu tiên làm ra câu lục bát để cho Truyện Kiều làm nên đại thi hào Nguyễn Du? Ấy là Truyện Kiều đã nâng lục bát dân giã lên tầm bác học. Khi Nguyễn Bính viết: “Anh đi đấy, anh về đâu?/ Cánh buồm nâu/ cánh buồm nâu/ cánh buồm…” và Bùi Giáng viết: “Hỏi quê…rằng biển xanh dâu/ Hỏi tên…rằng mộng ban đầu đã xa” là họ đã tạo nên thi pháp mới cho lục bát. Đồng Đức Bốn cũng tiếp thu được cả tính dân giã và bác học của lục bát, nhưng tính dân giã trong anh thường lấn lướt tính bác học, bởi thế những bài thơ “tầm tầm” chiếm đa số. Cấu tứ bài thơ của anh lại thường bị cảm tính chi phối nên thường luễnh loãng (như Trần Đăng Khoa nhận xét), ít tạo nên những tứ thơ mạnh mẽ, cô đúc hay độc đáo. Điều này không thể so với Nguyễn Bính được, vì thơ Nguyễn Bính đậm hồn Việt nhưng cấu tứ lại hơi hướng phương Tây, rất chặt chẽ và bất ngờ. Chỉ với mấy con số chín trong Giấc mơ anh lái đò cũng đủ khiến ta sửng sốt khi tác giả buông ra câu lục bát: “Lang thang tôi dạm bán thuyền/ Có người trả chín quan tiền, lại thôi!”. Vì thế mà tôi khẳng định tài thơ của Bốn chính là nằm ở trong những câu lục bát tiêu biểu của anh, đó là những câu lục bát hay bất ngờ:
– Đời tôi mưa nắng ở đâu Bây giờ vuốt gió trên đầu tóc rơi.
– Đừng buông giọt mắt xuống sông Anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm
– Câu thơ nấp ở sân đình Nhuộm trăng trăng sáng, nhuộm tình tình đau
– Không em ra ngõ kéo diều Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay, Luồn kim vào nhớ để may Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm.
– Không em từ bấy đến giờ Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang.
– Cầm lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng
– Xong rồi chả biết đi đâu Xích-lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương!
Từ những câu lục bát hay đó, có thể nhận ra một Đồng Đức Bốn đa cảm, giàu yêu thương và cũng lắm đau buồn. Có người trách thơ anh kém vui, nhưng tôi thấy nỗi buồn của anh dẫu cay đắng đến đâu cũng đều là nỗi buồn đẹp. Cái đẹp của thiên nhiên quê kiểng như ăn sâu vào anh, chìm đắm và anh không trôi đi được, không dứt ra được. Đối tượng thiên nhiên trong thơ anh quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vầng trăng, cánh đồng, dòng sông, con đò, nhưng sao mà đẹp thế! Đẹp vì thiên nhiên ấy gắn với tình người. Hơn nữa, đó là tình người thi sĩ.
Tuy vậy, Đồng Đức Bốn cũng có những bài lục bát hay. Không nhiều, nhưng hay. Đó là bài Chăn trâu đốt lửa (tôi đã dẫn ở trên), bài Trở về với mẹ ta thôi và bài Vào chùa. Hầu như nhà thơ nào cũng làm thơ về mẹ, vì con ở trong mẹ từ khi còn là hạt bụi, một gắn bó đặc biệt hơn cả vô thức. Bài thơ của Đồng Đức Bốn viết về mẹ lại cũng trong một trạng huống đặc biệt, đó là khi mẹ bỗng trở về cát bụi. Nhưng sự gắn bó và tình yêu thương mẹ của Bốn thật là day dứt. Lời thơ viết về mẹ không thể làm dáng làm điệu mà chân thành mộc mạc đến tận cùng. Ba đoạn thơ đầu là viết về mẹ khi còn sống tảo tần cay đắng nuôi con, hai đoạn thơ sau là tâm trạng của con mất mẹ. Sự bùng nổ tình cảm của nhà thơ mất mẹ trong một cảnh ngộ thật đau lòng:
Con vừa vượt núi băng ngàn Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng Trời hôm ấy chửa hết giông Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng Đưa mẹ lần cuối qua làng Ba hồn bảy vía con mang vào mồ Mẹ nằm như lúc còn thơ Mà con trước mẹ già nua thế này.
Và tâm trạng nhà thơ lúc đó thật lạ lùng:
Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Người không còn dại để khôn Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm
Đến câu kết thì thật bất ngờ và táo bạo:
Trở về với mẹ ta thôi Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.
Quan niệm “sống gửi chết về” bỗng dưng hiện lên trong câu thơ cuối như một cầu mong đươc về với mẹ, mãi làm lay động lòng người. Một bài thơ toàn bích.
Bài thơ Vào chùa chỉ bốn câu mà treo lên trước cuộc đời cả một câu hỏi lớn về tình thương đồng loại. Hai nhân vật sư và ăn mày, hai hướng đời và đạo. Nhưng cả hai đều sống bằng của bố thí. Vì thế mà cái cảnh diễn ra trước cửa chùa như báo trước một điều gì thật đáng lo ngại:
Đang trưa ăn mày vào chùa Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Sư không sẻ chia cơm áo mà lại cho ăn mày “một lá bùa” rồi bỏ đi. Sao mà dửng dưng, sao mà chua chát thế. Ngòi bút Đồng Đức Bốn ở đây thật lạnh, nhưng rồi anh bỗng hiểu ra:
Cái triết lý “con ông sãi chùa lại quét lá đa” như thấp thoáng hiện lên trong bài thơ như một bất lực, hay là một câu hỏi về tình đồng loại không dễ trả lời. Cái tưng tửng “chết người” của nhà thơ chính là ở chỗ đó. Đó là cách nói tài hoa của Đồng Đức Bốn.
Có người cho đó là một bài thơ thiền. Tôi nghĩ không phải. Đâu phải cứ có sư thì ở đó có thơ thiền. Đồng Đức Bốn càng không phải là một nhà thơ mang tư tưởng thiền, anh chính là một nhà thơ hiện thực mang bi kịch lãng mạn. Vì vậy mà nhiều khi anh ngơ ngác trước những nghịch lý trớ trêu của cuộc đời. Và anh đã làm thơ, đặc biệt là thơ lục bát, gây được ấn tượng trong lòng bạn đọc. Có thể nói, Đồng Đức Bốn đã “bắc cầu lục bát” để đến với cuộc đời này.
Hà Nội, 4.5.2011
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cười: Phòng Virus Corona Của Hoàng Văn Kính (Tiếp Theo…) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!