Bạn đang xem bài viết Truyện Cười Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện cười là gì?Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, làm cho chúng ta cười, có thể là cười mỉm hoặc cườigiòn giã, cũng có khi là nụ cười nhếch mép với thái độ căm phẫn hay khinh ghét.
Về nội dungNhân vật trong truyện cười thực rất đa dạng phong phú tuy nhiêntheo như nghiên cứu của một số chuyên gia thì truyện cười xoay quanhcác nội dung như sau :
Truyện khôi hài( hài hước) là truyện có tiếng cười nhằm mục đíchmua vui là chủ yếu, không hoặc ít có tính chất phê phán đả kích.
Truyện trào phúng( hay châm biếm) chứa đựng tiếng cười có nộidung phê phán, đả kích mạnh mẽ.
Truyện tiếu lâm(theo nghĩa hẹp) là những truyện cười dân gian mang yếu tố tục, có tác dụng gây cười mạnh mẽ.
Về nghệ thuật
Có nhiều phương pháp gây cười được sử dụng trong truyện cười dân gian Việt Nam như: – Lấy lời nói gây ra tiếng cười – Cử chỉ gây cười – Lấy hoàn cảnh gây cười – Ngoài ra còn một số phương pháp như phóng đại sự việc, dùng yếu tố bất ngờ, ẩn dụ, nhân hóa,… Người đăng: trang Time: 2023-07-20 13:34:35
Nhân vật trong truyện cười thực rất đa dạng phong phú tuy nhiêntheo như nghiên cứu của một số chuyên gia thì truyện cười xoay quanhcác nội dung như sau :Có nhiều phương pháp gây cười được sử dụng trong truyện cười dân gian Việt Nam như:- Lấy lời nói gây ra tiếng cười- Cử chỉ gây cười- Lấy hoàn cảnh gây cười- Ngoài ra còn một số phương pháp như phóng đại sự việc, dùng yếu tố bất ngờ, ẩn dụ, nhân hóa,…
Thơ Vui :Định Nghĩa Chồng Là Gì ??
Nghe định nghĩa vợ phàn nàn Thế thì thiếp định nghĩa chàng sao đây Chồng là can rượu nếp đầy Nhậu về quên đậy, mùi bay khắp nhà Chồng là cái máy mát-xa Chồng là tổ ấm, chồng là nắng xuân Chồng là nghệ sỹ nhân dân Chồng là một nửa những phần buồn vui Chồng là bợm nhậu, bạn đời
Chồng là thần tượng một đời thanh xuân Chồng là ong thợ chuyên cần Chồng là duyên nợ nửa phần đời ta Chồng là trụ cột trong nhà Chồng là chỗ dựa cho ta hàng ngày Chồng là chú cuội trên mây Lần nào về muộn cũng đầy lý do Chồng là một chú ngựa ô Là người lãng mạn thích bồ, yêu hoa
Chồng là cấp phó trong nhà Chồng là vệ sỹ, chồng là xe ôm Ra đường thích phở chê cơm Về nhà chê phở không hơn cơm nhà Chồng là bóng cả cây đa Chồng là bảo mẫu, là cha con mình Khi yêu vợ, nịnh: rất xinh
Khi giận lại bảo vợ mình “táo ta” Con ngoan thì nhận công cha Con hư lại bảo lỗi là mẹ cho Đêm ngủ thở ngáy o o Hút thuốc nhả khói như là nung vôi Nhìn gái thì mắt sáng ngời Nhìn vợ thì trợn con ngươi gờm gờm
Chồng là giận, chồng là thương Chồng là con nợ tiền lương tháng ngày Chồng là rượu ngọt men say Chồng là nỗi nhớ tháng ngày khó quên Chồng là bảo vệ đêm đêm Cho vợ được ngủ bình yên say nồng Chồng là thỏ đế mềm lòng Sợ vợ nổi giận, sợ dòng lệ rơi Chồng là kho báu trên đời
Chồng là lãng tử, là người đa đoan Chồng là chú học trò ngoan Lỗi nào cũng nhận nhưng làm lại quên Chồng là Phật, chồng là Tiên Chồng là cái máy in tiền cho ta
Chồng là cái máy điều hoà Chồng là con nghiện bỏ nhà lang thang Khi tỉnh, gọi vợ nữ hoàng Khi say đập ghế đập bàn nói mê Chồng là con cháu ông Đề Nếu không quản lý ra đê mà nằm Yêu thì yêu, bụng vẫn căm Hễ nghe có nhậu phăm phăm ra ngoài
Chồng là con đỉa bám dai Khuya rồi mà vẫn vật nài nỉ non Chồng là gương sáng cho con Chồng là đấu sỹ vàng son một thời Chồng là hoàng tử con trời Vì yêu nên mới làm người trần gian…
TƯ CHƠI(CẦU BA CẲNG)
(Upload,ai đóng góp quên rồi)
Share this:
Thích
Đang tải…
Truyện Cười Là Gì, Phân Loại Truyện Cười
Truyện cười là gì? các thể loại và ý nghĩa của chúng ra sao? Mọi người thường nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, những câu chuyện cười trong cuộc sống hàng ngày mang lại những tiếng cười sảng khoái giúp xua tan mọi buồn đau, vất vả. Còn trong đời sống văn học thì sao?
Truyện cười tồn tại dưới nhiều hình thức. Chúng ta vẫn thường nghe những cái tên như Trạng Quỳnh (Truyện trạng), Truyện tiếu lâm, Truyện khôi hài hay Truyện trào phúng và các giai thoại hài hước…
Truyện cười mang hiện tượng cườiHiện tượng cười trong truyện cười được hiểu đơn giản là hình thức gây cười của tiếng cười. Trong đó chia làm 2 gồm tiếng cười sinh học và tiếng cười tâm lý xã hội.
Tiếng cười sinh học là do bản thân con người tự phát ra, vì vậy mang tính bản năng, vô thức.
Tiếng cười tâm lý xã hội có thể nói là rất tinh tế và phức tạp. Nó mang hai kiểu cười gồm cười tán thưởng và cười phê phán. Trong đó tán thưởng thể hiện sự yêu thích, mến mộ, đồng tình và biểu dương thì cười phê phán lại là cười châm biếm ở những điểm họ phủ nhận và khinh ghét.
Chủ đề và mục đích truyện cười Tiếng cười mua vui, giải tríNằm trong mục truyện khôi hài, yếu tố giải trí luôn được đặt lên hàng đầu, song song có lồng ghép một vài yếu tố phê phán nhưng rất nhẹ nhàng. Phê phán ở đây là nói về cái ngược đời trong xã hội, những cái lẽ trái tự nhiên của người dân trong thói xấu để lại những lầm lỡ, hớ hênh.
Một số truyện khôi hài được biết đến như Ăn vụng gặp nhau, Tay ải tay ai, Tam đại con gà…
Tiếng cười mang tính phê bình, giáo dụcTính phê bình, giáo dục được thể hiện nhiều trong các câu chuyện trào phúng nhằm phê phán thói hư, tật xấu trong bộ phận nhân dân. Họ mang những bản chất khác (yếu tố trào phúng) ngoài những khía cạnh được khai thác trong các câu chuyện cổ tích hay ca dao.
Một số truyện cười có thể đọc như Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói nhiều hay Hội sợ vợ…
Tiếng cười mang tính đả kíchTruyện cười có yếu tố phê phán cấp bậc cao hơn nhằm đả kích, vạch trần xấu xa, ác độc, thường là mang bản chất của giai cấp trong xã hội phong kiến xưa gọi là trào phúng thù.
Truyện trào phúng phát triển thời kì vua chúa, truyện cười của thầy chùa, thầy lang, thầy pháp… Đặc biệt là hệ thống truyện cười nổi tiếng được biết đến với tên gọi Trạng Quỳnh nhằm phê phán, lên án và mang yếu tố đả kích cao, chĩa mũi giáo vào chính bọn phong kiến vua chúa thối nát.
Một số truyện cười tiêu biểu là Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Chỉ có một con ma, trạng Quỳnh…
Dựa theo kết cấu mà phân chia truyện cười thành 2 loại là truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi.
Truyện cười kết chuỗi
Trạng Lợn: các câu chuyện cười đa số xoay quanh nhân vật trung tâm, là đối tượng gây cười mang tính phê phán
Trạng Quỳnh: các câu chuyện của Trạng Quỳnh xoay quanh nhân vật chính là người mưu trí, nhanh nhẹn và thông minh. Qua các tình huống thì bộc lộ tiếng cười mang tính khen ngợi, tán thưởng, dũng cả đối đầu với cái ác.
Truyện cười không kết chuỗi
Chúng ta vẫn thường nghe đến 3 hình thức, tên gọi như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài hay truyện trào phúng. Đó đều là 3 loại nằm trong mục truyện cười không kết chuỗi. Đặc điểm để phân loại như sau:
Truyện tiếu lâm là những câu chuyện cười trong cuộc sống gây cười mạnh mẽ bởi có yếu tố tục (Đỡ đẻ giỏi nhất đời, Thơm rồi lại thối, Trời sinh ra thế, Đầy tớ…)
Truyện khôi hài chủ yếu đem lại tiếng cười mang tính giải trí (Tay ải tay ai, Ba anh mê ngủ…)
Truyện trào phúng lại thiên về phê phán những thói xấu, biểu hiện, hiện tượng xấu trong cuộc sống (Lạy cụ đề ạ, truyện Nam mô boong, Phú hộ ngã sông…)
Nhắc đến truyện cười ngoài yếu tố nội dung gây cười thì còn đặc biệt chú ý đến nghệ thuật của nó để thấy rõ được cái hay được lồng ghép trong mỗi câu chuyện.
– Nhân vật: trung tâm gây cười dựa vào các hành vi ứng xử trong hoàn cảnh cụ thể. Nhân vật không mang một cuộc đời số phận cụ thể như trong các câu chuyện cổ tích hay truyện ngắn mà chỉ là lát cắt trong cuộc sống biểu thị một hành động, thói quen nhỏ có thể gây cười. Vì vậy các câu chuyện cười thường ngắn. Nếu truyện cười xoay quanh một nhân vật trung tâm thì mỗi câu chuyện về họ cũng không cần sâu chuỗi, logic với nhau.
+ Nhân vật trong truyện cười không hẳn là nhân vật trung tâm gây cười mà có thể yếu tố cốt lõi gây cười lại là một nhân vật phụ nào đó.
– Cái hay trong một câu chuyện cười nằm ở kết cấu của nó. Thông thường gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Giới thiệu về tình huống gây cười, nhân vật xuất hiện
Phần 2: Phát triển nội dung đỉnh điểm gây cười (Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào)
Phần 3: Phơi bày cái đáng cười, câu chuyện kết thúc.
– Các phương pháp gây cười được sử dụng linh hoạt như lấy tiếng nói để gây cười, cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười, phóng đại sự việc hoặc sử dụng điều bất ngờ hay yếu tố ẩn dụ, nhân hóa…
Bệnh lải nhải (tìm trên mạng)
Câu chuyện gây cười được hé lộ ở câu nói cuối cùng của anh chồng. Tưởng chừng như chỉ là cuộc đối thoại bình thường của đôi vợ chồng nhưng tác giả muốn nhắn nhủ đặt địa vị của mình trong vị trí của người khác để hiểu rõ và thông cảm cho đối phương.
Trong cuộc sống phải nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có như vậy mới tránh việc suy xét vấn đề một cách phiến diện, vội vàng.
Tam đại con gà (tìm trên mạng)
Câu chuyện cười được nhiều người biết đến. Nhắc đến sự dốt nát, không biết gì mà còn giấu dốt mọi người đều nghĩ ngay đến “Tam đại con gà”. Câu chuyện mở đầu giới thiệu một anh chàng dốt nát nhưng lại hay lên mặt. Yếu tố gây cười dần được hé lộ khi anh ta được dân làng mời về dạy trẻ. Đến chữ đơn giản nhất “Kê” là “gà” nhưng thầy lại không biết và dạy học trò là “dủ dỉ là con dù dì”.Thầy còn xin đài âm dương để chứng minh là mình dạy đúng. Đỉnh điểm gây cười ở chỗ đã sai còn ngụy biện, nói cùn “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”. Tam đại con gà vì thế mà ra đời.
Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng trong cuộc sống đừng quá đề cao bản thân mà giấu dốt sẽ gây tiếng cười mỉa mai, châm biếm.
Trong kho tàng văn học dân gian của nhân loại còn có rất nhiều câu chuyện cười, hài hước mang ý nghĩa sâu sắc khác. Mỗi một câu chuyện sẽ mang đến cho chúng ta những tiếng cười ẩn sau đó là bài học quý giá về cuộc sống. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.
Khái Niệm Truyện Cổ Tích Thần Kỳ
Cổ tích là thể loại truyện dân gian được hầu hết các dân tộc trên thế giới sáng tạo, lưu truyền rộng rãi và có giá trị cao nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Cổ tích nói chung, nhất là cổ tích thần kỳ, không chỉ cuốn hút hàng triệu triệu người từ trẻ em đến người lớn, từ cổ chí kim, mà thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng của nó cũng được rất nhiều nhà folklore học thế giới quan tâm.
Trước sự phong phú, đa dạng của cổ tích, nhiều nhà folklore học Việt Nam thế kỷ trước cũng đã nêu ra nhiều cách phân chia truyện cổ tích thành các tiểu loại khác nhau, nhưng chưa có cách phân chia nào đạt được sự nhất trí cao. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, dù kết quả không giống nhau nhưng trong bảng phân loại của mỗi nhà khoa học đều có mặt tiểu loại cổ tích thần kỳ.
Cho đến nay, dường như các nhà cổ tích học thế giới đều chấp nhận cách phân loại của các nhà bác học Xô viết, theo đó truyện cổ tích được chia làm ba tiểu loại: cổ tích loài vật, cổ tích thần kỳ và cổ tích thế sự/ sinh hoạt/ thế tục. Hệ thống phân loại này cũng đã được các nhà folklore học Việt Nam tiếp thu từ thế kỷ trước. Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Đại học Tổng hợp Hà Nội, do GS,TS. Lê Chí Quế chủ biên, ba tiểu loại cổ tích này cũng đã được đề cập tới(1). Và từ đó đến nay cách phân loại này cũng đã xuất hiện trong hàng ngàn công trình nghiên cứu lớn nhỏ ở Việt Nam (nhất là tiểu loại cổ tích thần kỳ). Tuy nhiên, điều đáng nói là, tiếp thu cách phân tiểu loại truyện cổ tích từ các nhà khoa học Xô viết, nhưng dường như chưa có công trình nào của người Việt Nam nêu đầy đủ, chính xác các khái niệm cổ tích loài vật, cổ tích thần kỳ và cổ tích thế sự theo định nghĩa của họ. Hậu quả là không ít người nghiên cứu cổ tích Việt Nam, trong đó có nhiều nghiên cứu sinh, đã hiểu khái niệm truyện cổ tích thần kỳ một cách đơn giản, theo đó, tất cả những truyện cổ tích có yếu tố thần kỳ đều là cổ tích thần kỳ.
Năm 1994, trong cuốn Truyện cổ tích thần kỳ người Việt – đặc điểm cấu tạo cốt truyện(2), Tiến sĩ Tăng Kim Ngân đã dựa trên mô hình Hình thái học của truyện cổ tích(3) của nhà bác học Xô viết nổi tiếng – chúng tôi Prop, để nghiên cứu đặc điểm hình thái của truyện cổ tích thần kỳ người Việt. Từ những khảo sát công phu, tỉ mỉ, Tăng Kim Ngân đã đi đến kết luận: về cơ bản, cấu trúc cốt truyện của truyện cổ tích thần kỳ người Việt cũng giống như cổ tích thần kỳ Nga, được tổ chức bằng các chức năng hành động của nhân vật. Tuy nhiên, ở cổ tích thần kỳ người Việt, tổng số các chức năng hành động của nhân vật là 32, trong khi ở cổ tích thần kỳ Nga chỉ có 31. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi Prop dường như đã được hầu hết các nhà folklore học thế giới thừa nhận, tiếp thu và xem đó là mô hình cấu trúc của cổ tích thần kỳ nhân loại. Bởi vậy, chức năng thứ 32 – sự biến hình, mà Tăng Kim Ngân “tìm ra” ở cổ tích thần kỳ người Việt, phải chăng là đặc điểm điển hình của cổ tích Việt Nam so với cổ tích Nga và thế giới?! Thực ra kết quả này xuất phát từ sự sai lầm của nhà nghiên cứu, bởi nếu vận dụng đúng hệ thống lý thuyết của V. Ia. Prop thì truyện cổ tích thần kỳ người Việt cũng chỉ có 31 chức năng hành động nhân vật mà thôi. Sự vênh thêm một chức năng mà Tăng Kim Ngân chỉ ra thực chất là do khi vận dụng lý thuyết hình thái học của V. Ia. Prop, chị đã không sử dụng đúng định nghĩa về cổ tích thần kỳ của ông cũng như các nhà bác học Xô viết. Tăng Kim Ngân đã tự nêu ra định nghĩa về cổ tích thần kỳ, theo đó tất cả các truyện cổ tích có yếu tố thần kỳ đều được xem là cổ tích thần kỳ và một loạt truyện cổ tích có sự biến hình ở cuối truyện như Sự tích đá vọng phu, Sự tích trầu cau và vôi, Sự tích ba ông đầu rau,… đều được xem là cổ tích thần kỳ và đưa vào đối tượng nghiên cứu, từ đó chị tìm ra chức năng thứ 32 – sự biến hình. Dù chưa thấy ai ghi nhận, “tự hào” nhắc lại đặc điểm này của cổ tích thần kỳ người Việt, nhưng việc âm thầm mặc nhiên xem tất cả những cổ tích có yếu tố thần kỳ là cổ tích thần kỳ như Tăng Kim Ngân lại khá phổ biến trong nghiên cứu cổ tích Việt Nam.
Đặc biệt, gần đây tác giả Triều Nguyên đã mạnh dạn đề xuất cách hiểu này qua bài viết Truyện cổ tích và việc phân định giữa hai tiểu loại cổ tích thần kỳ và cổ tích thế tục(4) đăng trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian số 3 năm 2023. Theo Triều Nguyên: ” Đã là truyện cổ tích thần kỳ thì phải có yếu tố thần kỳ “. Điều này là mặc nhiên, nhưng liệu có phải tất cả truyện cổ tích có yếu tố thần kỳ là cổ tích thần kỳ không (?) lại là chuyện khác.
Dù không nêu định nghĩa cụ thể thì một số nhà folklore học Việt Nam thế kỷ trước cũng đã đề cập đến vai trò yếu tố thần kỳ trong cổ tích thần kỳ và cổ tích thế sự để phân biệt hai tiểu loại này. Trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, PGS. Hoàng Tiến Tựu đã viết: “… không thể căn cứ vào số lượng yếu tố thần kỳ để xác định đâu là cổ tích thần kỳ, đâu là cổ tích sinh hoạt. Điều quan trọng là vai trò và tác dụng của yếu tố thần kỳ, chứ không phải số lượng của chúng. Khi nào yếu tố thần kỳ có vai trò quan trọng, quyết định hoặc chi phối mạnh mẽ đối với sự phát triển và giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong truyện, thì đó là cổ tích thần kỳ. Khi nào xung đột, mâu thuẫn trong truyện được phát sinh, phát triển và giải quyết chủ yếu bằng tác động của con người (tức bằng sự vận động của bản thân các nhân vật người), các yếu tố thần kỳ không có vai trò quyết định hoặc chỉ có tác động chi phối theo qui luật thông thường của đời sống thực tại trần gian, thì đó là cổ tích sinh hoạt“(5). Như vậy PGS. Hoàng Tiến Tựu cũng thừa nhận có một bộ phận cổ tích có yếu tố thần kỳ, nhưng ” các yếu tố thần kỳ không có vai trò quyết định…” nên đó là cổ tích sinh hoạt. Phê phán quan điểm này, Triều Nguyên cho rằng ý kiến của Hoàng Tiến Tựu là mơ hồ và ” Điều này làm nảy sinh việc xác định một số văn bản tác phẩm, là thuộc truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích thế tục trở nên khó khăn“. Để củng cố cho kết luận đó, Triều Nguyên đã dẫn công trình Thi pháp truyện cổ tích thần kỳ người Việt của Nguyễn Xuân Đức, trường Đại học Sư phạm Vinh xuất bản 1996. Thật ra đây là tài liệu chuyên đề đào tạo cao học, lưu hành nội bộ ở Đại học Sư phạm Vinh. Năm 1996, trường Đại học Sư phạm Vinh chưa có nhà xuất bản; còn bản thân chúng tôi cũng chưa hề gửi xuất bản công trình ấy cho bất kỳ nhà xuất bản nào. Mặt khác, quan niệm của chúng tôi bấy giờ (1996) có thể cũng chưa chính xác, chưa cập nhật đầy đủ những tiến bộ của khoa học về vấn đề này.
Khảo sát kỹ toàn bộ những truyện cổ tích có yếu tố thần kỳ chúng ta sẽ thấy có hai nhóm truyện đã sử dụng yếu tố thần kỳ với vai trò khác nhau, trong đó, ở nhóm thứ nhất xung đột xã hội được giải quyết nhờ cái thần kỳ, dẫn đến sự thay đổi của cốt truyện theo mong ước của tác giả dân gian; còn ở nhóm thứ hai, yếu tố thần kỳ thực chất là bộ phận ngoại cốt truyện, không tham gia giải quyết xung đột xã hội, không tham gia làm thay đổi cốt truyện và thường chỉ giữ một chức năng ở cuối truyện – sự biến hình. Chỉ muốn đơn giản hóa việc phân chia tiểu loại, Triều Nguyên đã không chú ý tới sự khác nhau về vai trò của yếu tố thần kỳ trong hai nhóm cổ tích trên và đã nhập chung cả hai nhóm vào tiểu loại cổ tích thần kỳ. Từ kết quả có được, Triều Nguyên cảm thấy nhẹ nhõm: ” Khi đã cho”truyện cổ tích thần kỳ thì phải có yếu tố thần kỳ” và truyện cổ tích thế tục không có yếu tố thần kỳ, cũng không có môi trường thần kỳ”, thì việc phân định giữa truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích thế tục không có gì khó khăn nữa“(6). Trong hoạt động nghiên cứu, việc xác định khái niệm công cụ là hết sức quan trọng nhằm tiếp cận bản chất đối tượng, nhưng phải dựa trên những căn cứ khoa học, chứ không thể vì mục tiêu đơn giản hóa vấn đề, giảm khó khăn cho người nghiên cứu. Có vẻ như nhận rõ điều này, Triều Nguyên quay sang chủ trương phân biệt hai tiểu loại cổ tích thần kỳ và cổ tích thế sự bằng phương pháp sáng tác. Tác giả viết: ” Bấy giờ, có thể đặt vấn đề ở bình diện phương pháp sáng tác, rằng một bên cứ vào siêu nhiên, tạo ra điều con người muốn có, một đằng dựa vào hiện thực, kể lại điều con người hiện có. Nói khác đi, truyện cổ tích thần kỳ sử dụng phương pháp lãng mạn, qua các yếu tố thần kỳ, truyện cổ tích thế tục sử dụng phương pháp hiện thực, với logic thực tại (biểu hiện qua hoàn cảnh xã hội, tính cách nhân vật)“(7). Thế nhưng, ở đây Triều Nguyên đã không nhận ra rằng bộ phận truyện cổ tích có yếu tố thần kỳ ( sự biến hình) như: Sự tích chim hít cô, Sự tích chim năm trâu sáu cột, Sự tích chim đa đa hay là Truyện bố ghẻ ơi bát cát quả cà, v.v… đều dùng phương pháp sáng tác hiện thực. Loại truyện này không hề ” tạo ra điều con người muốn có“, số phận nhân vật chính ở đó được kể lại như ” hiện có” với kết thúc đau thương như cuộc đời thực của họ. Sự biến hình không phải là cuộc sống ước mơ của tác giả dân gian, mà là thủ pháp nghệ thuật nhằm tượng hình vào nhân gian dấu ấn về những nỗi niềm bi thương của người lao động. Trái lại, dù cách thức thể hiện khác nhau, dù mức độ có khác nhau nhưng tất cả cổ tích thần kỳ đều hướng tới ước mơ: người tốt được hưởng hạnh phúc, kẻ xấu bị trừng trị và điều đặc biệt là những ước mơ đó đều đạt được nhờ yếu tố thần kỳ và trong địa hạt cái thần kỳ. Các nhà khoa học gọi đó là lối kết thúc có hậu. Nói cách khác, sự biến hình như ở các truyện nêu trên không phải là kết thúc có hậu và những truyện cổ tích thuộc loại này không được sáng tác theo phương pháp lãng mạn.
Đến đây cũng phải nói thêm rằng: không phải mọi cổ tích thế sự đều không phản ánh ước mơ, không kết thúc có hậu. Một số truyện cổ tích nói về các nhân vật như chàng khỏe, chàng thiện xạ, anh tài, v.v… đều kết thúc có hậu, không nhờ yếu tố thần kỳ mà nhờ sức lực, trí tuệ,… con người. Những năng lực này không phải là yếu tố thần kỳ mà là hư cấu – phóng đại dựa trên cảm hứng lãng mạn – ước mơ.
Rõ ràng không thể dựa vào việc có hay không yếu tố thần kỳ, cũng như dựa vào phương pháp sáng tác hiện thực hay lãng mạn để phân biệt hai tiểu loại cổ tích thần kỳ và cổ tích thế sự như đề xuất của Triều Nguyên.
(1). Lê Chí Quế (Chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
(2). Tăng Kim Ngân (1994), Truyện cổ tích thần kỳ người Việt – Đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Nxb KHXH.
(3). chúng tôi Prop (1928), Hình thái học của truyện cổ tích, Nxb Academia, Leningrad (Bản tiếng Nga).
(4). Triều Nguyên (2023), Truyện cổ tích và việc phân định giữa hai tiểu loại cổ tích thần kỳ và cổ tích.
(5). Triều Nguyên (2023), Truyện cổ tích và việc phân định giữa hai tiểu loại cổ tích thần kỳ và cổ tích thế tục, Tạp chí Nguồn sáng dân gian số 3, tr. 37 – 46. Quan niệm này lần đầu được tác giả thể hiện trong phần Dẫn luận cuốn Tìm hiểu về truyện cổ tích thế tục, Nxb. Thuận Hóa, 9/2023 (tr.39).
(6). Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội, tr.62-63. Dẫn theo Triều Nguyên trong bài viết nêu trên.
(7). Triều Nguyên, tài liệu đã dẫn, tr.44.
(8). Triều Nguyên, tlđd, tr .44,45.
(9). A.M.Nôvicôva, Sáng tác thơ ca dân gian Nga, tập I (1983), Đỗ Hồng Chung và Chu Xuân Diên dịch, Nxb. ĐHTHCN, tr.259.
Truyện Cổ Tích Là Gì?
Truyện cổ tích là gì?
Hãy kể tên một số truyện cổ tích mà em biết và thú vị
Truyện cổ tích là một trong những loại truyện cổ dân gian, ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp. Truyện cổ tích hay kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũngsĩ và có nhiều phép lạ, nhân vật thông minh hoặc ngốc nghếch, nhân vật động vật – người kì lạ,… Truyện cổ tíchthường mang yếu tố hoang đường. Nó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác, cái tốt thay thế cái xấu, ước mơ về ấm no hạnh phúc.
Truyện cổ tích có kết cấu hai loại nhân vật đối lập (thiện/ác), kết thúc có hậu, thấm đượm triết lí dân gian: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, tham thì thâm, thật thà là cha mách qué, v.v…
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vò cùng phong phú. Những truyện cổ tích như “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Cây khế”, “Em bé thông minh”,… được nhiều người biết và yêu thích.
2. Kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. Nêu cảm nghĩ của em về truyện cổ tích ấy.
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ mất sớm để lại một gia tài nhiều ruộng vườn trâu bò. Người anh tham lam, người em hiền lành, siêng năng. Lấy lí do ai lo phận ấy, người anh chia gia tài. Bao gia tư điền sản, người anh chiếm hết, chỉ cho vợ chồng người em một mảnh vườn có cây khế ngọt và một túp lều.
Hai vợ chồng người em cần cù cuốc đất trồng rau và chăm bón cây khế, kiếm ăn lần hồi. Mùa hè năm ấy, cây khế trĩu quả, chín vàng óng. Hai vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm. Bỗng một hôm, có con chim phượng hoàng bay đến. Chim ăn hết quả này đến quả khác. Người vợ từ trong lều chạy ra, nói với chim: “Vợ chồng tôi chỉ có một cây khế, chim ăn hết quả thì biết trông cậy vào đâu…”. Thật bất ngờ, chim cất tiếng nói: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”.
Theo lời chim dặn, người vợ may cho chồng một cái túi vừa đúng ba gang. Chỉ mấy hôm sau, quả nhiên phượng hoàng lại bay đến, xòe cánh đậu xuống sân. Người em ngồi lên lưng chim, chim cất cánh bay. Vượt qua bao cánh đồng, dòng sông, núi non, biển cả, chim đỗ xuống một hòn đảo lấp lánh bạc vàng, châu báu. Người em nhặt đầy một túi vàng. Chim lại chở người em về tận nhà. Vợ chồng người em trở nên giàu có.
Vợ chồng người anh biết chuyện, xin gạ đổi cho vợ chồng người em tất cả nhà cửa điền sản để lấy mảnh vườn và cây khế ngọt. Vợ chồng người em vui vẻ nhận lời.
Ít lâu sau, phượng hoàng lại bay đến ăn khế. Chim cũng nói với vợ chồng người anh: “Ăn một quả trả cục vàng, mang túi ba gang mang đi mà đựng”. Vốn tham lam, vợ chồng người anh may một cái túi rõ to sáu gang. Chim y hẹn bay đến đưa người anh đến đảo vàng. Anh ta lóa mắt lên, chọn và nhặt nhiều châu báu, lèn chặt vào cái túi sáu gang. Anh leo lên lưng chim; chim phải đập cánh nhiều lần mới bay lên được. Chim gắng sức bay qua biển; túi vàng quá nặng làm nghiêng cánh chim. Bất ngờ, người anh và cả túi vàng rơi tõm xuống biển, chết mất xác…
Cảm nghĩ về truyện “Cây khế”
Truyện “Cây khế” thuộc loại truyện cổ tích thần kì. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là hình ảnh kì diệu nhất, hấp dẫn nhất. Câu nói của chim, có vần vè như một câu ca. Chỉ nghe một lần là nhớ: “Ăn một quả trà cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Cả hai lần chim đều nói đúng như thế, với vợ chồng người em, với vợ chồng người anh, chim đều nói đúng như thế. Chim rất vô tư, khách quan, biết đền ơn đáp nghĩa, đã hai lần, chở người e và người anh đến đảo vàng, thực hiện đúng lời hứa “ăn một quả trả cục vàng”. Người em trở nên giàu có, người anh chết mất xác; hậu quả ấy là do người chứ đâu phải tại chim. Lòng tham của con người thì vô độ, mà sức chở của chim thần thì có hạn, chỉ chở được một người kèm theo một túi vàng ba gang. Con chim phượng hoàng trong truyện “Cây khế” là con chim thần, con chim tình nghĩa. Cái túi ba gang mà chim dặn người là một biểu tượng về một lời khuyên kín đáo: phải biết sống và ứng xử hợp lí không được quá tham, quá đà.
Cảnh 1 nói về chuyện chia gia tài. Qua hình ảnh người anh tham lam, nhân dân đã phê phán những sự thật mất hết tình nghĩa anh chị em trong gia đình về chuyện chia gia tài, của cải dễ làm cho con người trở nên xấu xa, thấp hèn. Người em đáng thương bao nhiêu thì người anh đáng chê bấy nhiêu.
Cảnh 2 là chuyện vợ chồng người em gặp chim thần. Cây khế ngọt với quả chín trĩu cành là thành quả lao động của hai vợ chồng người em. Chim phượng hoàng đến ăn khế, hứa “ăn một quả trả cục vàng”, đúng như cổ nhân khuyên: “Khi nên Trời giúp công cho”… Vợ chồng người em rất thật thà, tốt bụng. Chim dặn may túi ba gang thì may đúng túi ba gang. Người anh cần đổi cây khế ngọt thì cũng vui lòng ưng thuận. Vì thế, người em mới trở nên giàu có, hạnh phúc. Đúng là “ở hiền gặp lành”triết lí sống của dân gian vô cùng thấm thía.
Cảnh 3 là chuyện người anh đổi cây khế ngọt, gặp chim thần, may túi 6 gang… Chi tiết nào cũng biểu lộ một lòng tham quá đáng. Chim đâu có làm hại ai bao giờ. Chết mất xác bởi cái túi vàng 6 gang quá nặng. Tham thì thâm, đó là bài học ở đời.
Tóm lại, truyện “Cây khế” là một truyện rất hay. Nghe bà kể, hoặc đọc truyện mãi mà ta không chán. Bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin về ở hiền gặp lành, lời răn tham thì thâm càng trở nên sâu sắc với tất cả mọi người.
Trong bài thơ”Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“Cây khế chua có đại bang đến đậu,
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồnq cây dựngcửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳngđón ta vào…”.
3. Kể lại một truvện cổ tích mà em đã nghe kể.
Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích đó.
Ngày xửa ngày xưa, anh Khoai nhà nghèo. Tính nết cần cù, chán thật. Anh đi ở cho một nhà giàu trong vùng. Phú ông vỗ vai Khoai và nói: “Mày làm lụng cho thật giỏi, rồi tao gả cô út cho mày!”.Cô út duyên dáng, xinh đẹp lắm! Khoai tưởng ông chủ thực lòng, nên đã ra sức làm lụng gấp năm, gấp mười trước đây. Ba năm sau, cô út càng lớn lên càng xinh đẹp.
Phú ông nuốt lời hứa cũ, gả cô út cho con trai viên cai tổng giàu nứt đố đổ vách. Thấy hai họ đang rục rịch làm lễ cưới, Khoai tìm gặp ông chủ để nói lên nỗi bất bình của mình. Phú ông ha hả cười, nói với anh:
“Anh vào rừng, chặt vê đây một cây tre trăm đốt, àể lùm đũa cưới, thì tao cho mày cưới cô út”
Vốn thật thà quá, Khoai tin ngay lời phú ông hứa. Anh vác dao hăm hở lên rừng đi chặt cây tre trăm đốt. Quá trưa tới chiều, đi hết khu rừng này tới khu rừng nọ, anh chẳng tìm thấy một cây tre trăm đốt nào! Hết leo núi lại lội khe, đói và mệt lả, Khoai tuyệt vọng, ngồi khóc. Chưa bao giờ anh buồn như vậy! Bỗng có một cụ già phúc hậu. râu tóc bạc phơ, tay chống gậy, đến gần Khoai, ân cần hỏi: “Cơ sự làm sao mà con khóc?” Nghe Khoai kể rõ đầu đuôi, cụ già bào anh đi chặt nhanh về một trăm đốt tre. Nhìn đống đốt tre, cụ già khẽ nói: “Khắc nhập! Khắc nhập”. Tức thì các đốt tre liên kết thành một cây tre dài trăm đốt. Khoai sung sướng quá, anh nghĩ tới cô út… Cụ già đã biến mất từ bao giờ! Loay hoay mãi vẫn không thể nào đưa cây tre dài ra khỏi rừng, anh lại ngồi xuống khóc. Cụ già lại hiện ra, bảo Khoai nín đi, rồi cụ khẽ đọc: ”Khắc xuất! Khắc xuất!”. Cât tre trăm đốt lại rời ra. Cụ khẽ dặn Khoai ghi nhớ câu thần chú và cách dùng cho linh nghiệm! Cụ già lại biến mất. Khoai bó các đốt tre lại, chạy như bay về nhà phú ông.
Khoai không tin mắt mình nữa. Đám cưới cô út với con trai viên chánh tởng đang diễn ra tưng bừng. Khách khứa ra vào ổn ào, tấp nập. Cỗ bàn linh đình! Khoai đặt hai bó tre xuống. Anh biết mình đã bị lừa! Phú ông đến bên Khoai cả cười mà bảo rằng: “Tao cần tre trăm đốt, chứ dâu cần hai bó ống tre? Anh rõ lẩn thẩn! Thôi vào ngồi cỗ đám cưới cô mày!”. Khoai tức lắm, khẽ đọc: “”`Khắc nhập! Khắc nhập!”.Tức thì các ống tre dính vào nhau, lão phú ông cũng dính chặt vào cây tre trăm đốt! Vừa đau vừa sợ hãi, lão ta kêu ầm lên. Viên chánh tổng, con trai hắn vội chạy đến, còn lớ ngớ, liền bị Khoai niệm thần chú, cả hai cha con lão lại dính chặt vào cây tre. Càng giẫy càng đau, la khóc om sòm! Quan khách hai họ nhìn thấy khiếp lắm, mạnh ai nấy chạy, bỏ dở cỗ bàn. Cả ba người mới biết Khoai là kẻ kì tài; có phép lạ, vừa khóc vừa van lạy Khoai rối rít. Một số người xúm lại xin Khoai tha cho ba người kia. Khoai ung dung khẽ đọc: “Khắc xuất, khắc xuất!”. Cây tre trăm đốt lại rời ra. Cha con viên cai tổng hú vía, chạy dài.
Phú ông thoát nạn. Lão bẽ mặt và sợ lắm. Lão phải y hẹn cho Khoai cưới cô út.
Phát biểu cảm nghĩ
Truyện “Cây tre trăm đốt” ở phần kết thúc như một màn hài kịch. Phú ông đã giàu lại có cô con gái xinh đẹp. Lão ta là một kẻ tham lam, đê tiện đã dùng con gái làm cái mồi để bóc lột anh trai cày quá thật thà. Chỉ ba năm sau, phú ông đã gả cô út cho con trai viên chánh tổng giàu có. Một lần nữa, lão ta lại đánh lừa Khoai một vố rất đau! Điều kiện cây tre trăm đốt làm đũa cưới mà lão ta đưa ra cho Khoai thực chất là một trò đại bịp. Khoai “hiền quá hóa ngu” nên anh mới tin lời hứa lão chủ. Anh thật đáng thương! Lão phú ông cũng như người nghe kể chuyện cổ tích từ xưa đến nay đều nghĩ rằng chẳng bao giờ anh trai cày thật thà chất phác này lại lấy được cô út!
Thế mà rốt cuộc, anh Khoai đã thắng cuộc. Anh trai cày nghèo khổ, quá chân thật, cần cù chịu khó làm ăn. Cái ước mơ lấy được vợ đẹp, con nhà giàu là một ước mơ đẹp, rất đời! Có lẽ vì thế, anh đã được Tiên ông độ trì? Câu thần chú: “Khắc xuất! Khắc nhập!” đã làm cho truyện “Cây tre trăm dốt” thấm đẫm màu sắc hoang đường, thần kì hấp dẫn.
Qua nhận vật Tiên ông có phép lạ giúp anh Khoai câu thần chú nhiệm mầu, để Khoai vừa vạch trần bộ mặt tham lam xảo trá của phú ông, vừa lấy được vợ đẹp, điều đó thể hiện một triết lí nhân sinh của nhân dân ta: “ở hiền gập lành”. Mặt khác, qua cách xử sự của Khoai, ta càng thấy rõ lòng nhân hậu và bao dung độ lượng của con người Việt Nam.
“Truyện cổ tích dân gian đem dến cho ta những giấc mơ dẹp”.
Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong những điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc.
Đúng như có ý kiến cho rằng: “Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp”.
1. Trong lúc ngủ, ta thường gặp những giấc mơ. Có giấc mơ dữ dội. Có giấc mơ đẹp. Nằm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch (1942-1943), Bác Hồ đã có lúc mơ:
“Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới,
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ”.
Đó là một giấc mơ đẹp nói lên khát vọng tự do. Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần, Tiên, gặp Bụt, Phật… Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kì, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé mỗi chúng ta bay lên, được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.
Thế giới các vị thần trong thần thoại thật đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên Trụ ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của Thần Trụ Trời thuở hỗn mang để lại. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: “Ông Tát Bể – Ông Kể Sao – Ông Đào sỏi – Ông Trồng Cây – Ông Xây Rú – Ông Trụ Trời”.
Bạn có còn nhớ câu đồng dao:
“Núi cao sông hãy còn dài,
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen?”
Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao…”là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hóa phép “nâng núi lên” của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, để đánh thắng Thủy Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh… cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:
“Núi Tản như con gà cổ đại
Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh
Mênh mông rọi nắng cho mùa chín
Từ buổi Sơn Tinh thắngThủy Tinh”.
2. Sẽ là bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Bà và chuyện cổ tích là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:
“Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến muôn đời
Cũng không sao hết chuyện…”
Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi… không chân tay, chi biết lăn lônglốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm đủ làm sính lỗ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa… chàng trai lịch sự… quan Trạng nguyên,.., một sự hóa thân nhiệm màu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người “nhỏ bé” bất hạnh trong cõi đời.
Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú “Khắc nhập! Khắc xuất!”; Ông Bụt vàđàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử ngày hội… tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời. Cổ tích thần kì đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao niềm tin, bao ước mơ đẹp:
“Ta lớn lên bao niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khê chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta…”.
(“Đất Nườc” – Nguyễn Khoa Điềm)
3. Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kì diệu, bao sự tích và hình tượng thần kì đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giặc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc, Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:
“Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sômg đều muốn hóa Bạch Đằng”.
(“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” – Chế Lan Viên)
“Sự tích trăm trứng”đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ “Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng vạn giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng Vàng tháo móng chân đem cho và dặn: “Cắm lên mũ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy!”. Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương sằn, thu phục lại giang sơn.
Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn tả một cách bay bổng thần kì sức manh Việt Nam, truyền thống yêu nước, anh hùng của đất nước và con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu thêm đất nước. Một đất nước có “nghìnnúi trăm sông diễm lệ…”.Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên… oai hùng.
Chúng ta sinh ra và lớn lên dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy cô giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du… đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:
Phải thuyền quan Trạng rước cô tôi về?”
Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:
“Đứa thì sứt mũi, sứt tai,
Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!”?
Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưa vọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần… của Thạch Sanh… đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.
Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà, hấp dẫn thế!
Nguồn: chúng tôi
Thơ Trữ Tình Là Gì? Đặc Điểm, Định Nghĩa Và Những Bài Thơ Trữ Tình Hay
Như thế nào là thơ trữ tình hay và có những bài thơ trữ tình nào nhỉ?
I)Định Nghĩa
•Đặc trưng của thơ trữ tình mà ta dễ dàng nhận thấy đầu tiên đó là sự lãng mạng,và hệ thống cảm xúc mà tác giả đã đặt vào bài thơ khác với các thể loại văn học khác như các tác phẩm văn xuôi đôi khi đó chỉ là lời diễn tả lại cảm xúc của tác giả,lời tự sự của tác giả thông qua những hình ảnh sự vật đã gắn liền với cảm xúc đó.Nhưng đối với thơ trữ tình đó lại là một sự truyền tải hoàn toàn khác đó chính là cảm xúc thật là bộc lộ trực tiếp của chính bản thân tác giả.Mỗi bài thơ trữ tình sẽ là một ‘’cánh cửa sổ tâm hồn’’Thực ra thơ trữ tình có thể là tiếng lòng của sâu thẳm của nhà thơ .Ở đây cảm xúc sẽ thông qua ngôn từ mà truyền tải đến người đọc người đọc sẽ cảm thụ bài thơ thông qua những ngôn từ này.Vì tính lãng mạng của thơ trữ tình nên các tác giả sẽ có xu hướng mượn cảnh vật thiên nhiên hữu tình để miêu tả cảm xúc.
II)Đặc điểm
•Đối với thơ trữ tình chú trọng rất nhiều về mặt cảm xúc thế nên phần nhịp thơ là vô cùng quan trọng,Đặc điểm của thơ trữ tình sẽ là có nhịp thơ ngân vang âm điệu làm bừng sáng hình ảnh thơ.Trong thơ trữ tình việc ngắt nhịp cũng rất quan trọng cũng giống như trong giao tiếp chúng ta sẽ có những khoảng nghĩ im bặt đi,hoặc gằng giọng để biểu cảm thái độ tạo nên ý nghĩa cho lời nói thì trong ngôn từ của thơ trữ tình sẽ có những khoảng ngắt nhịp thể hiện khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn, buồn bã, lúc xúc động dâng trào…gieo vần trong thơ trữ tình sẽ lặp lại các vần hoặc những vần nghe giống nhau giữa các tiếng ở những vị trí nhất định..Có sự cách điệu và phối hợp giữa các vần thơ ,cộng hưởng của các âm có cùng một vần và cùng thanh bằng hoặc thanh trắc.
III)Các bài thơ trữ tình hay:
Thơ trữ tình hay 1:Lặng nhìn em
Tôi cay đắng nhìn em yêu người khác Sóng chợt buồn muốn xé nát con tim Niềm đau xót dâng lên đầy khóe mắt Anh cười vui ân tình tui vụt mất Cắn răng cười nước mắt đông trên mi
Đã bao lần trang tròn rồi lại khuyết Đã bao lần định viết rồi lại thôi Để hôm nay gục đầu trong nỗi nhớ Tay vô tình đặt bút viết tên em.
Thơ trữ tình buồn 2:Nhớ em
Trời tháng chín âm u trở lạnh Tiễn em đi lòng chạnh nhói đau Từ nay ta mãi mất nhau Em vui xứ mẹ, anh sầu quê ai Lòng nhớ lại bao ngày lãng mạng Dạ chưa quên những tháng ái ân Bao đêm chung sống ân cần Giờ tan theo gió, hóa vầng mây bay Em cất bước tim say mộng ước Anh dõi nhìn mắt ướt mơ màng Trời sao gieo nghiệp trái ngang Hoa vừa chớm nụ đã tàn héo rơi Thôi vĩnh biệt một đời vui vẽ Đành cách chia hai kẽ buồn đau Thủy chung ta bẽ đôi đầu Nghĩa tình chia nữa, âu sầu thành đôi
Thơ trữ tình hay 3:Kiếp tương tư
Ôm một kiếp hư vô tình lỡ Gối nữa đời dang dỡ duyên tan Sầu đau cơm lệ canh chan Nuốt từng mảnh vỡ, uống ngàn nhớ thương Nay cách biệt hai phương xa lạ Giờ chia ly đôi ngã không quen Người đi duyên mới xây nên Còn đây đơn bóng sầu bên vai sầu Mắt nhỏ ước canh thâu thức trắng Môi động khô đêm vắng lệ rơi Se duyên lầm lẫn do trời Hay do người tạo cho đời khổ đau ??? Đôi lần hứa yêu nhau mãi mãi Mấy bận thề ân ái luôn luôn Giờ sao chỉ có tôi buồn Tháng ngày nức nở lệ tuôn vai gầy Ngước hỏi trời nỡ đây cho khổ Cúi vặn đất nhẫn đó trao âu Người ta vui vẻ có nhau Sao ta đơn lẽ độc sầu năm canh ?
Thơ trữ tình hay 4:Định nghĩa yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu; Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết . Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt . Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu! – Yêu là chết ở trong lòng một ít . Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt . Những người si theo dõi dấu chân yêu ; Và cảnh đời là sa mạc cô liêu Và tình ái là sợi dây vấn vít . Yêu, là chết ở trong lòng một ít .
Thơ trữ tình hay 5:Hôm nay tôi buồn
Hôm nay, trời nhẹ lên cao , Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn . Lá hồng rơi lặng ngõ thôn, Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương Phất phơ hồn của bông hường Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng . Nghe chừng gió nhớ qua sông, E bên lau lách thuyền không vắng bờ . Không gian như có dây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu . Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều, Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn … Thơ trữ tình hay 6:Không đề Nước vốn sinh ra, chốn đại dương Sống đời yên ả vốn lẽ thường Một hôm nắng đến đùa vô ý Để nước giờ đây hóa khói sương… Sương theo gió cuốn tận trời xanh Hóa thành mây trắng, mộng yên lành Bay đi khắp chốn vui cùng gió Đêm về đùa giỡn với trăng thanh… Một hôm mây chợt nhớ quê nhà Nhớ chốn mà mây đã sinh ra Cõi lòng mây bỗng nghe nặng trĩu Rớt xuống trần gian hóa mưa sa… Đời ta cũng giống biển ngây thơ Cũng sống bình yên chẳng mộng mơ Vô tình em đến, xiêu hồn phách Để xác thân gầy cứ ngẩn ngơ. Hồn phách giờ đây lạc chốn nào? Lòng buồn, nỗi nhớ cũng xanh xao Mưa đêm trút xuống như hờn tủi Có phải em về tự chốn nao???
Thơ trữ tình hay 7:Đêm đơn côi
Màn đêm buông xuống, trời se lạnh Tôi ra đời, hai chữ giọt sương Chút vấn vương, đêm dài sẽ hết Bỗng thấy mong manh đến lạ thường. Sương mai rất đẹp, nào ai biết? Long lanh, tinh khiết buổi bình minh. Một chút thôi, tồn tại giữa đời Rồi tan biến khi mặt trời hiện rõ. Tôi nhẹ nhàng và luôn tĩnh lặng Không ồn ào, không mạnh mẽ như mưa Vậy mà sao cuộc đời ngắn ngủi Tôi phải về khi chưa thấy tình yêu. Tôi vội vàng nhìn em qua kẽ lá Ôi em ơi! Ánh mắt chạm nhau rồi Giọt sương nơi tôi là mộng mị Sao bây giờ hiện hữu ở bờ mi. Có phải em đang nhìn tôi say đắm Để rồi giọt lệ hóa giọt sương Ôi! giọt sương sao bây giờ mặn chát Hay là tôi đã ngậm giọt lệ em Sao không phải là giọt lệ ngọt ngào, Để tôi đây không tan vào dĩ vãng. Có ai biết giọt sương về nơi đâu? Khi mắt em không còn nhìn tôi nữa. Thì hỡi em! Hãy vì tôi trở lại Để giọt sương này hóa giọt lệ trên mi.
Thơ trữ tình hay 8:Vì sao trong lòng tôi
Đêm nay ngồi ngắm sao rơi Lòng buồn man mác nhớ người thương Người thương ơi giờ người ở đâu? Sao người nỡ lìa xa tôi Qua cầu bước sang sông Để mình tôi lẻ loi một mình Ôm mối tình vỡ, ôm sầu thiên thu
Thơ trữ tình hay 9:Ngày mai anh đi
ngày mai anh đi sao em còn đứng đó ? khúc vui tàn em vương vấn mà chi khóe mắt tràn cuốn đi tình tri kỉ quá muộn màng ta thành mối tình si muốn nói với mây sao mây không đứng lại xin gió đừng cuốn trôi mất tình yêu và cơn mưa xóa tan đi nổi nhớ giờ hết rồi , chẳng làm héo tình tôi rời xa em đơn côi và hy vọng đã hết rồi cái giây phút ngóng trông phút thật lòng nổi nhớ em càng lớn muốn quay về là hòn đá cô đơn
Thơ trữ tình hay 10:Đơn phương
Em biết rằng anh sẽ chẳng yêu em Nụ hôn ấy chỉ là phút giây nông nổi Em dại dột, em trẻ con, em yếu đuối Anh bỗng hóa thành người lớn bao dung Em biết rằng anh sẽ chẳng yêu em Bởi trái tim anh đã có thừa người khác Bản tình ca ở bên em anh hát Sẽ có người diễm phúc sau em Em biết rằng anh sẽ chẳng nhớ em Những gì thoảng qua mấy ai còn giữ lại Nhưng với em đó sẽ là mãi mãi Đừng bận lòng chi với một kẻ qua đường Đừng bận lòng vì lỡ nói yêu thương Ai cũng có phút yếu lòng như thế Em chẳng trách đâu vì tình yêu có thể Đến bên nhau bằng những phút dối lừa.
Thơ trữ tình hay 11:Nhỏ ơi
Nếu mà không có anh Nhỏ sẽ buồn biết mấy Như mùa thu chờ đợi Một chiếc lá bay bay Nếu mà không có anh Nhỏ chẳng ai đưa về Con đường ngày xưa ấy Nhỏ bỗng thấy dài ghê Ừ ! Nếu không có anh Nhỏ biết mình sẽ nhớ Một nụ cười quen thuộc Khiến nhỏ đến ngu ngơ Ừ ! Nếu không có anh Nhỏ sẽ ngồi mà khóc Mong ai lại dỗ dành Rồi sẽ nhớ nhiều hơn
Thơ trữ tình hay 12:Tựa vào vai anh
Anh có thể là chỗ dựa của em không? Em yếu đuối nên cần che chở Em hay vấp nên cần nâng đỡ Em dại khờ nên chẳng biết lo toan Em đem cả cuộc đời phó mặc cho anh Dù may rủi thôi cũng đành cam chịu Yêu thương ơi,chắc rồi anh sẽ biết Khi yêu em anh sẽ khổ rất nhiều Nếu có thể sương tan vào cỏ Thì em tin cỏ sẽ rất xanh Nếu có thể em tin vào anh Thì em tin anh cũng xanh nhu cỏ.
Thơ trữ tình hay 13:Nếu có thể
Nếu có thể… sống vô thường như gió Theo nắng mưa đi hết bốn phương trời Rồi mặc sức vẫy vùng trong bão tố Tự do mà phiêu lãng khắp muôn nơi. Nếu có thể… sống cho bao nguyện ước Dẫu mong manh hay nhỏ bé nhường nào Thanh xuân ấy chẳng một lần quay ngược Tháng năm này để hoang phí thôi sao? Nếu có thể… sống chân thành đơn giản Đừng đếm đong những toan tính lọc lừa Sau tất cả hơn thua và mất mát Đời cuối cùng chỉ còn lại giấc mơ…
Thơ trữ tình hay 14:Có những cuộc tình
Có những cuộc tình chỉ để nhớ thương thôi. Chẳng thể bờ môi gọi nhau câu chồng, vợ Đời trái ngang khuyết một phần duyên nợ Nên suốt đời dang dở một niềm thương. Có những cuộc tình không được bước chung đường. Nhưng sẽ hoài thương, thương thiệt nhiều… mãi mãi. Ta nâng niu giấu người trong ngực trái Để đêm về khắc khoải gọi thầm thôi. Có những cuộc tình, yêu đến chết không nguôi. Mà chẳng thể cùng cười, cùng khóc Cùng chia sớt khi buồn vui, khó nhọc Cùng đan tay những giây phút mặn nồng Có những cuộc tình, người ta mãi hoài mong Mong người kia suốt cuộc đời yên ả Mong vậy đấy, mà tim mình buốt giá Với tháng ngày vất vả để tìm quên… Có những cuộc tình… không được gọi thành tên!
Thơ trữ tình hay 15:Bình yên cạnh em rồi
Mệt mỏi lắm rồi em chỉ muốn lặng yên Gục vào vai anh rồi tự nhiên mà ngủ Cuộc đời tính toan biết bao nhiêu là đủ Và người với người có lường trước được đâu? Nắm lấy tay em cứ như thế thật lâu Chẳng cần ủi an hay vỗ về gì cả Anh cũng mệt nhoài một ngày dài vất vả Chỉ cần lặng im mà ta hiểu nhau rồi! Có phải nắng mai ở bên kia ngọn đồi? Mặt trời đội mây khoe màu vàng rực rỡ Hạnh phúc trong tay đừng bao giờ để lỡ Là phận, là duyên mới gặp gỡ phải không? Giữa cuộc đời giữa biển người mênh mông Em nhỏ bé nên nhiều khi chới với Chỉ cần anh kề bên em sẽ thôi nghĩ ngợi Bởi lẽ bình yên ở ngay cạnh em rồi!
Xem Thêm :
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cười Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!