Xu Hướng 3/2023 # Truyện Cổ Tích Việt Nam: Nàng Công Chúa Bán Than # Top 4 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Truyện Cổ Tích Việt Nam: Nàng Công Chúa Bán Than # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Việt Nam: Nàng Công Chúa Bán Than được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tóm tắt: Ngày xưa có một hoàng hậu sinh được 3 người con gái. Hai công chúa chị đều lấy chồng nhà quan, giàu sang phú quí và không làm việc gì động đến móng tay. Nàng công chúa thứ ba thì trái lại, lúc nào cũng thích làm việc và không chịu lấy con nhà quan nên Vua cha rất tức giận đuổi cô công chúa Ba ra khỏi hoàng cung với một con ngựa mù. Nàng vỗ về con ngựa và thốt lời hứa sẽ làm việc để giàu có và chữa cho mắt ngựa khỏi mù… Công chúa cưỡi ngựa đi suốt ngày và gặp một túp lều tranh ven rừng, có một bà góa với đứa con trai làm nghề đốt than…

Kỳ 2 (tiếp theo)

Nàng công chúa bán thân.

Sau một hồi chuyện trò, thăm hỏi, công chúa tự xưng tên và hoàn cảnh của mình và nàng có ý xin ở lại làm dâu bà cụ. Nghe nói vậy bà cụ sợ hãi chắp tay vái lạy công chúa và hết lời từ chối. Chàng Đốt Than cũng không dám nhận lời. Chàng mời công chúa nghỉ lại một đêm rồi sáng sớm mai công chúa định đi đến đâu thì chàng sẽ dẫn đi đến đó. Công chúa út hết sức sức thành thật một mực xin ở lại để làm dâu bà cụ và làm vợ chàng Đốt Than. Riết rồi bà cụ không còn cách nào từ chối, đành phải nhận lời.

Sau bữa cơm rau bình thường, công chúa hỏi han mọi việc làm ăn và mọi sinh hoạt sớm tối ở trong nhà. Ba mẹ con thân mật trò chuyện tới khuya lắc.

Sáng hôm sau, hai mẹ con bà cụ lại mỗi người mỗi việc như thường lệ. Bà cụ dậy sớm nấu cơm cho con trai ăn trước khi đi làm. Chàng Đốt Than cũng dậy rất sớm quay sẵn hai gánh nước cho mẹ. Công chúa cũng bắt tay vào công việc. Nàng dậy sớm hơn mọi hôm ở trong cung điện để dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân ngõ, thả ngựa đi ăn cỏ. Sau bữa cơm sáng, chàng Đốt Than lại đeo dao, quẩy sọt vào rừng. Công chúa Ba ngỏ ý muốn đi theo nhưng bà cụ bảo nàng ở lại cùng cuốc vườn để kịp trồng ngô đúng ngày đúng vụ. Nàng làm việc suốt từ sáng đến chiều nên rất mệt. Đến cuối buổi nàng còn cố gắng cắt thêm một gánh cỏ cho ngựa ăn đêm. Chiều tối chàng Đốt Than quay một gánh than về. Công chúa ra tận ngõ đón chồng…

Từ khi có vợ, chàng không phải đi chợ bán than như mọi khi nữa. Việc bán than đã có vợ giúp nên chàng có nhiều thì giờ vào rừng tìm gỗ đốt nên càng ngày càng được nhiều than hơn. (còn nữa).

Kỳ 2 (tiếp theo)Sau một hồi chuyện trò, thăm hỏi, công chúa tự xưng tên và hoàn cảnh của mình và nàng có ý xin ở lại làm dâu bà cụ. Nghe nói vậy bà cụ sợ hãi chắp tay vái lạy công chúa và hết lời từ chối. Chàng Đốt Than cũng không dám nhận lời. Chàng mời công chúa nghỉ lại một đêm rồi sáng sớm mai công chúa định đi đến đâu thì chàng sẽ dẫn đi đến đó. Công chúa út hết sức sức thành thật một mực xin ở lại để làm dâu bà cụ và làm vợ chàng Đốt Than. Riết rồi bà cụ không còn cách nào từ chối, đành phải nhận lời.Sau bữa cơm rau bình thường, công chúa hỏi han mọi việc làm ăn và mọi sinh hoạt sớm tối ở trong nhà. Ba mẹ con thân mật trò chuyện tới khuya lắc.Sáng hôm sau, hai mẹ con bà cụ lại mỗi người mỗi việc như thường lệ. Bà cụ dậy sớm nấu cơm cho con trai ăn trước khi đi làm. Chàng Đốt Than cũng dậy rất sớm quay sẵn hai gánh nước cho mẹ. Công chúa cũng bắt tay vào công việc. Nàng dậy sớm hơn mọi hôm ở trong cung điện để dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân ngõ, thả ngựa đi ăn cỏ. Sau bữa cơm sáng, chàng Đốt Than lại đeo dao, quẩy sọt vào rừng. Công chúa Ba ngỏ ý muốn đi theo nhưng bà cụ bảo nàng ở lại cùng cuốc vườn để kịp trồng ngô đúng ngày đúng vụ. Nàng làm việc suốt từ sáng đến chiều nên rất mệt. Đến cuối buổi nàng còn cố gắng cắt thêm một gánh cỏ cho ngựa ăn đêm. Chiều tối chàng Đốt Than quay một gánh than về. Công chúa ra tận ngõ đón chồng…Từ khi có vợ, chàng không phải đi chợ bán than như mọi khi nữa. Việc bán than đã có vợ giúp nên chàng có nhiều thì giờ vào rừng tìm gỗ đốt nên càng ngày càng được nhiều than hơn. (còn nữa).

Truyện Cổ Tích Về Các Nàng Công Chúa Xinh Đẹp

Truyện cổ tích là thế giới thần tiên người lớn viết ra cho những đứa trẻ. Thế giới ấy nhiệm màu, tươi đẹp với hình ảnh của bà tiên, ông bụt. Đặc biệt là hình ảnh của những cô công chúa đã làm say lòng bao thế hệ. Xinh đẹp, giỏi giang lại có phẩm chất lương thiện. Công chúa trở thành hình tượng đẹp trong những câu chuyện cổ tích.

1. Ba nàng công chúa

Xưa kia, có một vị vua, ông cai quản đất nước của mình vô cùng tốt, dân chúng cơm no áo ấm, an cư lạc nghiệp, cuốc sống rất hạnh phúc.

Nhà vua có ba nàng công chúa nhất mực xinh đẹp, ba nàng công chúa ngay từ khi sinh ra đã có một loại sức mạnh thần kỳ, đó là khi họ khóc nước mắt rơi xuống sẽ hóa thành những viên kim cương óng ánh.

Một hôm, nhà vua phát hiện thấy rằng tuổi mình đã cao, sức khỏe đã yếu mà vẫn chưa có người nào để truyền ngôi vị, các nàng công chúa không có ai chăm sóc, vì vậy nhà vua liền chiêu cáo thiên hạ tìm chồng cho các công chúa. 

Một tháng sau, trong lâu đài của nhà vua chật ních các hoàng tử, kỵ sĩ và những người giàu có đến từ khắp nơi trên thế giới, tất cả họ đều là những chàng trai kiệt xuất, khôi ngô tuấn tú, diện mạo phi phàm. Họ tràn đầy tự tin tiến vào lâu đài chờ đợi sự lựa chọn từ các nàng công chúa.

Giữa trưa, nhà vua dẫn theo ba nàng công chúa đi vào cung điện, để chào đón sự có mặt của những vị khách từ phương xa tới, nàng công chúa lớn đã hát một bài hát, giọng hát trong vắt của nàng giống như âm thanh của thiên nhiên. Nàng công chúa thứ hai thì nhảy một điệu nhảy, những bước nhảy của nàng uyển chuyển nhẹ nhàng, động tác đẹp mỹ diệu. Còn nàng tiểu công chúa nhỏ tuổi nhất, khẽ nở một nụ cười nhẹ nhàng rồi trốn sau lưng nhà vua mà không ra…

Nhà vua lúng túng khó xử, giải thích với mọi người và mong mọi người bỏ qua cho, tiểu công chúa từ khi sinh ra đã không nói chuyện với ai và rất sợ người lạ.

Để lấy lòng các nàng công chúa, mọi người lần lượt thể hiện tài năng xuất chúng của mình. Có người ở đó vẽ tranh, làm thơ tặng cho nàng công chúa lớn, có người vì công chúa thứ hai mà múa kiếm, thể hiện tài phi ngựa, chỉ có rất ít người dâng bảo vật quý báu tặng cho nàng tiểu công chúa.

Hai nàng công chúa lớn đều rất vui vẻ đồng thời cũng dần dần có được lựa chọn của mình, chỉ có tiểu công chúa vẫn im lặng trốn ở đằng sau lưng nhà vua.

Nàng công chúa lớn nhất cuối cùng đã lựa chọn một hoàng tử, vị hoàng tử tài năng xuất chúng này đã hứa hẹn với nàng: “Ta sẽ vì nàng mà chinh phục cả thế giới này, trên mỗi tòa thành chinh phục được, ta sẽ khắc tên của nàng.”

Nàng công chúa thứ hai cuối cùng lựa chọn một chàng trai thông minh, giàu có, người này hứa hẹn với nàng rằng: “Ta sẽ vì nàng mà kiếm thật nhiều tiền để xây dựng một cung điện nguy nga tráng lệ nhất thế giới này, bên trong sẽ bày biện các loại báu vật xinh đẹp.”

Còn nàng tiểu công chúa bình tĩnh nhìn tất cả các chàng trai rồi lặng im lắc đầu.

Vào lúc nhà vua chuẩn bị tuyên bố kết quả, thì từ trong đám đông đi ra một chàng thanh niên chăn dê trẻ tuổi, chàng trai đi thẳng đến trước mặt tiểu công chúa, và thì thầm vào tai nàng một câu. Tiểu công chúa bỗng nhiên nở nụ cười rạng rỡ và không chút do dự khoác tay người chăn dê, vậy là ba nàng công chúa đều đã tìm được cho mình những người ưng ý nhất.

Một thời gian sau, Nhà vua lâm bệnh nguy kịch, liền phái người đến tìm các nàng công chúa.

Ông đã rất kinh ngạc phát hiện, vợ chồng tiểu công chúa ăn mặc sạch sẽ gọn gàng nhưng quần áo đầy những miếng vá. Ông rất hiếu kỳ và hỏi họ vì sao lại sống nghèo khổ đến như vậy?, mặc dù biết rõ rằng, tiểu công chúa chỉ cần nhỏ một giọt nước mắt là sẽ đủ tiền mua cả một cửa hàng quần áo.

Người chăn dê nói: “Thưa đức vua, đó là bởi vì con chưa bao giờ để cho nàng phải khóc”.

Nhà vua lập tức quyết định, đem ngôi vua truyền cho người chăn dê.

Có lẽ mỗi người đều có những lý giải riêng cho hạnh phúc của mình, cho đến bây giờ cũng không có một đáp án duy nhất, nhưng chỉ có người chăn dê mới hiểu được cái gì là đáng trân quý.

Nhà vua liền hỏi tiểu công chúa: “Năm đó người chồng chăn dê đã nói với con câu gì?”

Nàng tiểu công chúa trả lời: “Chàng đã nói thầm vào tai con rằng, dù cho nước mắt của nàng có thể hóa thành kim cương quý giá nhất, ta cũng nguyện cả đời sống trong nghèo khổ chứ nhất định không để nàng phải khóc”.

Câu chuyện mượn hình ảnh của những nàng công chúa để nói về điều quý giá nhất trong cuộc sống, đối với nhiều người hạnh phúc đến từ tiền bạc danh tiếng, tình yêu được xây dựng trên những của cải vâth chất, song đối với công chúa út, một người đàn ông không bao giờ để mình rơi nước mắt ngay cả khi những giọt nước mắt đã có thể biến được thành tiền mới là người có thể xứng làm chồng. Điều quý giá nhất trong cuộc sống là khi người ta biết trân trong lẫn nhau, sự tôn trọng đó xuất phát từ trái tim chân thành.

2. Nàng công chúa tóc mây

Ngày xưa có một đôi vợ chồng nghèo sống ở một ngôi nhà nhỏ nhắn ven rừng. Một hôm người vợ thấy cạnh nhà có một giống hoa màu tím lạ, nên nài nỉ bắt ông chồng hái cho được bông hoa đấy.

Thương vợ người chồng leo qua tường hái bông hoa ấy. Nhưng người chồng không ngờ rằng đây là khu vườn của mụ phù thủy. Bà ta bắt gặp người chồng hái trộm nên ra điều kiện:

– Nếu ngươi chịu giao đứa con đầu lòng của ngươi cho ta, ta sẽ tha cho ngươi.

Quá sợ lời nguyền của mụ phù thủy nên người vợ đành chấp nhận lời đề nghị của mụ. Năm ấy người vợ hạ sinh một đứa con gái và vợ chồng họ đành giao đứa con gái đầu lòng của mình cho mụ ta.

Thời gian trôi qua cô bé càng lớn càng xinh đẹp nhất là bộ tóc dài vàng óng mượt. Sợ nàng trốn thoát mụ phù thủy đã đem nàng nhốt trên một ngọn tháp cổ rất cao. Mỗi khi về tới nhà mụ phù thủy lại gọi:

– Tóc dài! Tóc dài!

Thế là cô gái thả mái tóc xuống để mụ phù thủy leo lên. Ở trên tháp cổ một mình ngày nào cô gái tóc dài cũng cất cao tiếng hát để xua đi nỗi cô quạnh.

Một hôm có vị hoàng tử cưỡi ngựa đi ngang qua chợt nghe thấy tiếng hát của nàng. Chàng tò mò đến gần và thấy sự kiện lạ lùng khi thấy mụ phù thủy leo lên và leo xuống cái tháp bằng mái tóc dài của nàng.

Chờ mụ ta đi khuất chàng đến bên tháp bắt chước làm theo mụ phù thủy. Khi gặp được cô gái tóc dài, Hoàng tử cùng cô gái đàn ca vui vẻ họ trở nên thân thiết nhau hơn. Và chàng hẹn với cô gái hôm sau sẽ quay trở lại nữa.

Tối đến khi mụ phù thủy trở về nhà, cô gái đã thật thà kể lại hết câu chuyện cho mụ phù thủy nghe. Bà ta tức giận cắt mái tóc dài của cô gái cột vào cửa sổ. Rồi bà ta dắt cô gái bỏ vào rừng sâu.

Sáng hôm sau hoàng tử lại đến và leo lên tháp. Chàng gặp mụ phù thủy đứng bên cửa sổ và biết là mình đã bị lừa. Mụ phù thủy cười khoái trá và cắt mái tóc để hoàng tử rơi từ trên cao xuống. Nhưng rất may chàng lại rơi trên đống tóc dài mà mụ đã cắt đi. Còn mụ phù thủy lúc này mới nhận ra rằng mình không còn cách nào để leo xuống và bị nhốt trên tháp cao suốt cuộc đời.

Đến lúc này thì Hoàng tử chạy đi tìm cô gái ở khắp nơi, bất chợt nàng nghe văng vẳng tiếng hát của nàng ở mãi tận rừng sâu. Chàng vui mừng thúc ngựa chạy mau vào rừng và gặp lại cô gái.

Chàng vui mừng dẫn nàng về ra mắt vua cha và xin với vua cha được cưới cô gái tóc dài làm vợ. Từ đó họ sống bên nhau thật hạnh phúc. Và nàng cũng đã tìm lại được cha mẹ nghèo khó của mình nơi xa xôi sau bao năm xa cách.

Câu chuyện là lời khẳng định chắc chắn cho chân lý cái đẹp sẽ chiến thắng cái ác, mụ phù thủy tượng trưng cho cái ác, đến cuối cùng phải trả giá rất đắt. Nàng công chúa tượng trưng cho cái thiện, cho đến cuối cùng dù gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng vẫn gặp được hạnh phúc của đời mình. Nhân quả ắt sẽ có báo ứng là thông điệp câu chuyện muốn truyền tải.

3. Nàng công chúa ống tre

Thuở xa xưa ở Nhật Bản, có một lão tiều phu chuyên nghề đốn củi. Một ngày nọ, khi đang ở trong rừng, ông phát hiện một đốt tre phát ra những tia sáng vàng rực rỡ. Hiếu kì, ông đến gần nhìn cho rõ. Trong đốt tre phát sáng ấy là một bé gái nhỏ rất đáng yêu. Vợ chồng ông vốn không con cái nên ông bèn bế đứa trẻ về nhà và nuôi nấng yêu thương. Họ đặt tên cho bé là Kaguya Hime. Vào thời gian đó, cứ mỗi lần ông lên rừng thì đốn củi đến đâu, vàng ào ào tuôn ra đến đấy. Chẳng mấy chốc mà vợ chồng ông trở nên giàu có.

Thật kì diệu là chỉ trong vòng 3 tháng, Kaguya Hime lớn rất nhanh và trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Sắc đẹp của nàng vang khắp đất nước. Rất nhiều những chàng trai trẻ lặn lội đường xa đến ngỏ lời cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Chỉ còn lại 5 người quyết không nản lòng. Kaguya Hime bèn đưa ra những điều kiện và nàng chỉ bằng lòng kết hôn với người nào có thể thực hiện được điều nàng muốn. Nàng yêu cầu họ tìm cho nàng những thứ chẳng tồn tại trên đời này, và vì vậy mà 5 kẻ cầu hôn nọ đều thất bại quay về.

Cùng lúc ấy, nhà vua cũng nghe về sắc đẹp của Kaguya Hime nên quyết định phải cưới cho được nàng về làm hoàng hậu. Nhưng cả ngài cũng bị nàng từ chối. Nhà vua bèn sai quân lính bắt nàng về cung thì bất thình lình, nàng biến mất. Nhà vua chợt nhận ra ở Kaguya Hime có một điều gì đó đặc biệt khác thường và ngài hiểu đó là lí do mà ngài thất bại.

Ba năm trôi qua, Kaguya Hime ngày càng xinh đẹp hơn. Mùa xuân năm ấy, nàng bắt đầu u sầu vào mỗi đêm trăng tròn. Nàng cứ thẩn thờ nhìn trăng mà nước mắt lăn dài. Lão tiều phu lo lắng hỏi thì nàng trả lời rằng :”Thật ra, con đến từ cung trăng, do mắc lỗi mà bị đày xuống trần. Nhưng bây giờ là lúc con phải trở về. Con sẽ rất nhớ mọi người ở đây, đó là lí do vì sao con buồn”. Ông lão vô cùng buồn phiền, ông không muốn xa cô con gái yêu nên bèn tìm đến nhà vua hỏi ý kiến. Vào một đêm trăng tròn, nhà vua sai lính đến bắt Kaguya Hime. Bất thình lình, bầu trời bỗng nhiên rực sáng. Sứ giả đến từ cung trăng cỡi mây đáp xuống, trên người khoác những bộ xiêm y rực rỡ đủ màu. Lúc đó, binh lính nhà vua sững sờ, đánh mất cả nhuệ khí. Sứ giả dìu Kaguya Hime lên kiệu lớn và khoác cho nàng chiếc áo lông. Và cứ thế nàng bay về cung trăng để lại nỗi nhớ thương cho bao người.

Câu chuyện khẳng định tình cảm ấm áp giữa con người đối với nhau. Ca ngợi tình thương của vợ chồng giá dành cho cô gái lạ mặt không quen không biết. Đồng thời khẳng định không thể có được tình yêu bằng vũ lực nếu không có được sự đồng ý từ đối phương. Công chúa xinh đẹp nhưng vẫn phải trở về nơi cô thuộc về.

4. Nàng công chúa và hạt đậu

Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ. Công chúa thì chẳng thiếu gì, nhưng nàng nào cũng có vài nhược điểm hoặc tật xấu. Thế là một ngày kia, hoàng tử đành buồn rầu trở về nhà.

Đến tối, nổi lên một cơn giông tố kinh khủng. Mưa ào ào như xối. Có tiếng gõ cửa lâu đài. Lão vương thân chinh ra mở cửa.

Sáng ra người ta hỏi thăm đêm qua nàng ngủ có yên giấc không. Nàng đáp :

– Suốt đêm tôi không chợp mắt, vì nằm phải vật gì răn rắn, thâm tím cả mình mẩy.

Hoàng hậu bèn phán :

– Công chúa ra công chúa thật ! Đây chính là nàng công chúa toàn thiện toàn mỹ, nằm trên hai mươi lần đệm nàng vẫn thấy đau vì một hạt đậu.

Hoàng tử cưới nàng làm vợ và hạt đậu được bày trong một phòng triển lãm, đến giờ vẫn vào xem được, vì chưa có ai lấy đi cả.

Câu chuyện không mang nhiều ý nghĩa nhân sinh to lớn, nhưng ta có thể thấy được sự nhạy cảm của nàng cong chúa, từ đó như một lời khẳng định cho sự tinh tế, nhạy cảm là đặc trưng ở những nàng công chúa thời xưa.

Truyện cổ tích về nàng công chúa chiếm phần lớn nội dung của thể loại văn học dân gian. Tuy đa dạng phong phú nhưng mục đích cũng hướng tới sự chiến thắng của cái thiện ca ngợi vẻ đẹp hoàn mĩ cũng như lời khẳng định cho cái đpej mãi luôn trường tồn.

Thảo Nguyên

Đọc Truyện Cổ Tích Vua Chích Chòe Và Nàng Công Chúa Kiêu Ngạo

Nhà vua chỉ có một người con gái. Công chúa đẹp tuyệt trần, nhưng vì vậy công chúa kiêu ngạo và ngông cuồng, không một ai vừa lòng nàng cả. Nàng chối từ hết người này đến người khác, không những vậy lại còn chế giễu, nhạo báng họ.

Có một lần, nhà vua cho mời các chàng trao ở khắp các nước xa gần tới mở tiệc linh đình để chọn phò mã. Khách đứng thành hàng theo ngôi thứ, đứng trên cùng là vua các nước rồi các công tước, các ông hoàng, các bá tước, các nam tước, cuối cùng là những người dòng dõi quí tộc. Công chúa được dẫn đi xem mặt. Chẳng ai được công chúa tha, người nào nàng cũng có cớ để giễu cợt. Người thì nàng cho là quá mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong, nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ, từ đó trở đi ông vua tốt bụng ấy có tên là vua chích choè.

Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng chối từ và chê tất cả mọi người có mặt trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy.

Vài hôm sau, có một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát, mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Nghe thấy vậy nhà vua ban truyền:

– Hãy gọi tên hát rong vào cung.

Với bộ quần áo rách, bẩn thỉu, người hát rong đi vào cung vua, hát cho vua và công chúa nghe, rồi đưa tay xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:

– Ta rất ưa tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.

Công chúa sợ hãi, nhưng nhà vua vẫn nói:

– Cha đã thề rằng sẽ gả con cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha muốn giữ lời thề đó.

Mọi van xin đều không có ích gì. Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ công chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nhà vua bảo:

– Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lâu lại trong cung vua, giờ thì con phải theo chồng ra khỏi cung.

Người hát rong cầm tay nàng, cả hai đi ra khỏi cung vua, nàng phải đi bộ theo chồng. Tới một khu rừng lớn, nàng lên tiếng hỏi:

– Chà, rừng đẹp này của ai?

– Rừng của vua chích choè.

Nàng lấy người đó, rừng kia của nàng.

– Tôi cô gái dịu hiền đáng thương.

Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.

Một lúc sau họ tới một thảo nguyên, công chúa lại hỏi:

– Thảo nguyên xanh đẹp của ai?

– Thảo nguyên của vua chích choè.

Nàng lấy người đó, thảo nguyên của nàng.

– Tôi cô gái dịu hiền đáng thương

Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.

Rồi họ tới một thành phố lớn, công chúa lại hỏi:

– Thành phố mỹ lệ này của ai?

– Thành phố mỹ lệ của vua chích choè.

Nàng lấy người đó, thành kia của nàng.

– Tôi cô gái dịu hiền đáng thương

Đáng ra nên lấy ông vua chích choè.

Người hát rong nói: – Tôi chẳng hài lòng tí nào cả, tại sao nàng lại cứ luôn luôn mong có người chồng khác, thế tôi không xứng đáng hay sao?

Cuối cùng họ tới trước một túp lều nhỏ xíu, công chúa thốt lên:

– Trời ơi, nhà gì mà bé ẩm ương

Nhà ai mà nhỏ, thảm thương thế này?

Người hát rong đáp:

– Nhà của anh, của nàng

Nơi chàng thiếp sống chung.

Công chúa phải cúi gập người xuống mới đi qua được chiếc cửa ra vào thấp lè tè. Công chúa hỏi:

– Người hầu của anh đâu?

Người hát rong đáp:

– Người hầu nào? Muốn làm gì thì tự mình làm lấy. Giờ em hãy nhóm bếp nấu ăn đi, anh mệt lắm rồi.

Nhưng công chúa đâu có biết nhóm bếp và nấu ăn, người hát rong đành phải nhúng tay vào làm công việc mới xong. Bữa ăn thật là đạm bạc, ăn xong cả hai mệt mỏi lăn ra ngủ ngay.

Hôm sau, khi trời mới hửng sáng chồng đã đánh thức vợ dậy để làm việc nhà. Cứ như vậy họ sống được với nhau mấy ngày thì lương ăn dự trữ hết. Người chồng nói với vợ:

– Mình ạ, chỉ ngồi ăn không kiếm được thêm gì cả cứ như thế này mãi chắc không được lâu, hay là em đan sọt bán.

Chồng vào rừng lấy tre nứa về, vợ chẻ lạt đan sọt. Nhưng bàn tay mềm mại của nàng bị cạnh sắc của tre nứa cửa rỉ máu. Chồng nói:

– Thế thì không được, có lẽ dệt vải hợp với em hơn.

Nàng ngồi tập quay sợi, nhưng rồi những ngón tay mềm mại của nàng lại bị sợi cứa, máu chảy rơi xuống nền nhà. Người chồng nói:

– Em thấy không, em chẳng được việc gì cả, sống với em thật là khổ. Giờ thì chắc ta phải xoay ra đi buôn nồi và bát đĩa. Em ngồi ở chợ và bán hàng.

Nàng nghĩ bụng: – Nếu như dân nước mình họ tới đây mua bán, nhìn thấy mình ngồi bán hàng ở chợ chắc họ sẽ dè bỉu nhạo báng mình.

Việc không thể tránh được nên nàng đành phải làm, nếu không thì chắc chắn sẽ chết đói. Thoạt đầu mọi chuyện đều tốt lành, thấy người bán hàng hiền lành dễ thương nên khách mua đông, họ trả tiền hàng mà không hề mặc cả, thậm chí có người trả tiền nhưng không lấy hàng. Với số lời do bán hàng, hai vợ chồng sống cũng sung túc. Có lần hàng bán hết, chồng lấy hàng mới về cho vợ bán ở chợ. Nàng đang ngồi coi hàng thì có một anh chàng hiệp sĩ từ xa phi ngựa lao thẳng vào chợ làm cho đống hàng sành sứ của nàng đổ vỡ hết cả ra thành hàng nghìn mảnh lớn nhỏ ngổn ngang ở chợ. Nàng ngồi ôm mặt khóc nức nở, không biết cuộc đời rồi sẽ ra sao, nàng la khóc:

– Trời, khổ thân tôi thế này, còn mặt mũi nào mà nhìn chồng nữa?

Về nhà, nàng kể cho chồng nghe chuyện chẳng may ấy. Nghe xong chuyện, chồng nói:

– Đời thuở nhà ai lại thế, bán sành sứ mà lại ngồi ngay đầu chợ chỗ người ta qua lại, khóc làm chi nữa. Anh thấy em chẳng làm gì cho đến đầu đến cuối. Lúc nãy anh có đến cung vua hỏi xem nhà bếp có cần người phụ không, họ hứa sẽ nhận em vào làm và nuôi cơm.

Giờ đây công chúa là một chị phụ đầu bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám việc gì cũng phải làm. Hai bên tạp dề nàng buộc chặt hai chiếc nồi con, nàng bỏ phần cơm của mình vào đó và mang về nhà để hai vợ chồng cùng ăn.

Lần ấy trong cung vua tổ chức hôn lễ cho hoàng tử con đầu lòng của nhà vua, tò mò chị phụ bếp cũng len vào đứng trước cửa ngõ vào.

Khi đèn lần lượt được thắp sáng, cảnh đẹp lộng lẫy trong cung vua mới hiện lên hết, khách lần lượt bước vào phòng đại tiệc, cảnh cũng như người nom thật huy hoàng, tráng lệ, ai thấy cũng phải vui mắt. Lúc này, chị phụ bếp thấy lòng buồn tủi thay cho số phận của mình, thầm trách tính kiêu căng, ngông cuồng của mình, cũng chính vì những tính ấy đã làm nàng trở nên thấp hèn và khổ cực như bây giờ. Kẻ hầu người hạ ra vào tới tấp, bưng lên cho khách toàn sơn hào hải vị, mùi thơm nức mũi. Thỉnh thoảng kẻ hầu người hạ ném cho ít đồ ăn thừa, nàng cúi nhặt cho vào nồi. Bỗng nhiên hoàng tử bước vào, lụa là châu báu đầy người, cổ đeo dây chuyền vàng. Nhìn thấy người đẹp đứng ngó bên cửa, hoàng tử nắm tay nàng, muốn cùng nàng vui nhảy, nhưng nàng sợ hãi giật tay lại.

Nàng nhận ra đó chính là vua chích choè, người đã từng muốn làm phò mã và bị nàng nhạo báng, từ chối. Nàng cố sức giật tay lại nhưng chẳng ăn thua gì cả, vẫn bị chàng kéo vào tới giữa phòng làm dây buộc nồi đứt, hai cái nồi rơi xuống đất, súp và bánh mì vung ra khắp nền nhà. Khách khứa và những người đứng đó thấy cảnh tượng ấy đều bật cười và chêm pha những lời nhạo báng. Xấu hổ quá, nàng ước gì độn thổ xuống sâu một ngàn sải tay. Nàng giật mạnh một cái khỏi tay vua chích choè, lao thẳng ra phía cửa để chạy trốn, nhưng mới tới được cầu thang lại bị một người đàn ông lôi lại, khi định thần lại được, nàng thấy người đó lại chính là vua chích choè. Chàng vui vẻ nói nhỏ vào tai nàng:

– Em đừng có sợ hãi, người hát rong sống chung với em trong căn lều lụp xụp chính là anh. Vì yêu em nên anh đóng giả người hát rong. Chính anh cũng là kỵ sĩ cho ngựa chạy đổ vỡ hết hàng sành sứ của em. Tất cả những việc đó chỉ nhằm uốn nắn tính kiêu ngạo của em và để trừng phạt tính ngông cuồng thích nhạo báng người khác của em.

Lúc ấy nàng bật òa lên khóc nức nở và nói:

– Em đã làm những điều sai trái, thật không xứng đáng là vợ của anh.

Chàng đáp: – Em đừng buồn nữa, những ngày cay đắng đã qua, giờ chúng ta hãy làm đám cưới.

Nàng vào thay quần áo, toàn thể triều đình đều có mặt, chúc mừng công chúa kết hôn với vua chích choè. Nỗi vui mừng thật sự cũng bắt đầu từ đây. Tôi tin rằng, tôi và bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới…

Truyện Nàng Công Chúa Và Hạt Đậu

Mời các bạn và các em cùng đọc truyện cổ tích rất nổi tiếng của Andersen – Nàng công chúa và hạt đậu

NÀNG CÔNG CHÚA VÀ HẠT ĐẬU

Hans Christian Andersen

Ngày xửa ngày xưa, có một hoàng tử muốn tìm một công chúa xứng đáng để cưới làm vợ. Chàng đi khắp thế giới để mong tìm được người hợp ý chàng. Chàng đã gặp biết bao nhiêu công chúa, nhưng ai cũng bị chàng chê ở một điểm nào đấy.

Hoàng hậu, người theo dõi cuộc tìm kiếm của chàng, dần dần cũng không kiên nhẫn nữa. Bà hỏi:

– Con còn đòi hỏi tiêu chuẩn gì nữa nào?

– Chính con cũng không biết nữa! – chàng trả lời – nhưng phải đích thực là công chúa cơ!

Bà mẹ lắc đầu. Chàng hoàng tử càng cảm thấy buồn chán hơn sau mỗi chuyến đi không đạt ý nguyện. Chàng muốn có một người vợ mang cho chàng hạnh phúc.

Hoàng hậu nói với vua:

– Nếu cậu ta một lần nào đấy đưa một cô gái về nhà, tôi sẽ nhận ra ngay, cô gái ấy có xứng đáng là công chúa hay không.

– Thế hả? Bà nhận biết bằng cách nào vậy? – nhà vua hỏi – Thật là chẳng đơn giản chút nào để nhận ra một công chúa.

Hoàng tử lại khăn áo ra đi, và lại trở về một mình.

Rồi một ngày mùa đông đến. Thời tiết thật bất lợi: gió, mưa, sấm, chớp thét gào trên khắp mọi miền đất nước. Mưa như trút nước, gió thổi ù ù. Ðột nhiên có tiếng gõ nhẹ vào cửa lâu đài.

Ông đi ra định mở cửa, nhưng gió giật mạnh quá đến nỗi cánh cửa mở tung ra. Ông nhìn thấy một hình ảnh rất đáng thương. Ngoài sân có một cô gái ướt đầm đìa. Nước mưa chảy từ tóc và quần áo xuống đất. Nước chảy vào mũi giày rồi lại ra phía gót chân.

– Thôi vào đây, thật tội nghiệp cháu bé!

Nhà vua thốt lên và đưa cô bé đang run cầm cập vào lâu đài, để có thể sưởi ấm được cho cô trong phòng của hoàng hậu.

– Ồ kinh khủng quá! – cô gái thốt lên – mà cháu lại là một công chúa đích thực.

Nhà vua và hoàng hậu nhìn nhau.

– Một công chúa đích thực? – bà hỏi khe khẽ.

– Vâng, đúng ạ – nàng trả lời – nhưng bây giờ cháu rất mệt và rất muốn hoàng hậu và bệ hạ cho cháu một chỗ nghỉ yên tĩnh.

“Bây giờ phải chính mình lo việc này mới được.” Hoàng hậu nghĩ thế và vội vã sắp xếp chỗ ngủ cho cô gái.

Hoàng hậu dồn tất cả đệm ngủ dành cho khách của nhà vua lại, rồi xếp chồng lên nhau trên sàn nhà. Bà còn cầm trong tay một hạt đậu khô. Nhà vua đi theo vợ.

– Hoàng hậu muốn làm gì với hạt đậu đấy?

Nhà vua hỏi. Nhưng hoàng hậu chỉ mỉm cười không nói. Bà lẳng lặng để hạn đậu dưới cùng và xếp 20 tấm đệm lên trên, trên 20 tấm đệm là 20 lượt khăn trải làm bằng lông tơ của con ngỗng.

“Nào, bây giờ chúng ta thử xem, có phải vị khách này là một công chúa đích thực hay không?” Hoàng hậu thầm nghĩ. “Ngày mai, bí ẩn sẽ được giải đáp.”

– Thế nào, tiểu thư hôm qua có ngủ ngon trên chiếc giường đẹp và mềm đó không? – Hoàng hậu hỏi cô gái vào buổi sáng hôm sau.

Cô con gái tội nghiệp nói:

– Ô, rất kém, hầu như cả đêm cháu không chợp mắt.

Cô gái kể tiếp:

– Có trời mới biết được có cái gì đấy ở giường. Cháu nằm lên vật gì đó rất cứng, đến nỗi toàn thân cháu thâm tím lại.

– Có vậy chứ! – Hoàng hậu kêu lên – Qua hai mươi tấm đệm và 20 tấm khăn trải làm bằng lông tơ ngỗng mà tiểu thư vẫn cảm nhận được hạt đậu bé xíu. Tiểu thư đúng là một công chúa đích thực! Vì chẳng ai trên thế giới này lại nhạy cảm đến như thế!

Cả lâu đài bừng lên không khí hân hoan, vì họ đã có được một cô công chúa xứng đáng. Không một phút chần chừ, hoàng tử cầm tay cô gái. Ðám cưới linh đình được tổ chức.

Hạt đậu đó được đưa vào viện bảo tàng hoàng cung. Khách tham quan có thể thấy nó, nếu chưa ai mang nó đi khỏi viện bảo tàng.

Chuyện tôi kể đến đây là hết và tôi xin cam đoan với các bạn là chuyện có thật đấy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Việt Nam: Nàng Công Chúa Bán Than trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!