Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc Thuở thơ ấu của mỗi chúng ta, không ai là không có những giây phút đắm mình trong những câu chuyện “Ngày xửa ngày xưa “. Truyện cổ tích Việt Nam được người dân Việt…
Giao hàng toàn quốc
Được kiểm tra hàng
Thanh toán khi nhận hàng
Chất lượng, Uy tín
7 ngày đổi trả dễ dàng
Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ
Giới thiệu Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc – Công Chúa Liễu Hạnh
Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc Thuở thơ ấu của mỗi chúng ta, không ai là không có những giây phút đắm mình trong những câu chuyện “Ngày xửa ngày xưa “. Truyện cổ tích Việt Nam được người dân Việt Nam gìn giữ qua nhiều thế hệ, chứa đựng những nét bản sắc riêng của dân tộc, đưa trẻ vào thế giới cổ tích diệu kỳ, đồng hành cùng sự phát triển của trẻ qua biết bao thế hệ. Trong “Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc” các em sẽ được làm quen với nhiều nhân vật với những tính cách khác nhau. Nào là nguy hiểm tìm thuốc quý cứu cha; hay nàng Út tuy thân hình chỉ bé nhỏ như ngón tay út nhưng lại rất khéo léo, có tài biến hóa; cũng có thể là mối tình thủy chung, son sắc của đôi trai gái đã vượt qua sự ngăn cấm để đến được với nhau. Họ đều đại diện cho phái thiện, luôn nỗ lực tự bảo vệ mình, cứu giúp đồng loại trước kẻ ác. Những câu chuyện thể hiện sự nhân đạo, công bằng, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, giúp các em khám phá niềm vui của cuộc sống và học được các đạo lý đơn giản mà sâu sắc.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Thông tin chi tiết
Công ty phát hànhVăn Lang
Tác giảMinh Phong
Ngày xuất bản01-2015
Kích thước15 x 21 cm
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hồng Đức
Loại bìaBìa mềm
Số trang16
SKU3752775490605
Liên kết: Bộ dưỡng nâng cơ trẻ hóa da Yehwadam Myeonghan Miindo Ultimate Cream Special Gift Set
Đặc Điểm Của Truyện Cổ Tích Việt Nam / 1
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
1. YẾU TỐ TƯỢNG TRƯNG TRONG LOẠI HÌNH TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM NÓI CHUNG ÍT XA LẠ VỚI NHÂN TÍNH; LOẠI TRUYỆN SINH HOẠT CHIẾM MỘT TỶ LỆ TƯƠNG ĐỐI CAO; LOẠI TRUYỆN THẦN KỲ, TRUYỆN LOÀI VẬT, TRUYỆN PHIÊU LƯU MẠO HIỂM CHIẾM MỘT TỶ LỆ TƯƠNG ĐỐI THẤP.
Trước khi đề cập đến đặc điểm thứ nhất này cũng nên biết trong kho tàng truyện cổ tích Việt-nam, loại truyện thần kỳ không có nhiều, hay nói khác đi, yếu tố thần kỳ tuy vẫn có mặt trong kho tàng truyện cổ tích chúng ta, nhưng không đậm nét. Như ở Phần thứ nhất đã có trình bày, có thể chia truyện cổ tích Việt-nam thành ba loại (hay tiểu loại)[1]: 1) tiểu loại thần kỳ (hay hoang đường); 2) tiểu loại thế sự (hay sinh hoạt); 3) tiểu loại lịch sử. Từ những truyện sưu tầm được của bộ sách này (bao gồm cả truyện chính lẫn truyện phụ, nhưng không tính vào đó những truyện ngụ ngôn, khôi hài, tiếu lâm và những mẩu chuyện, v.v…), chúng tôi tạm làm thử một thống kê, cũng đã thấy:
1) Tiểu loại thần kỳ có 10%
2) Tiểu loại thế sự có 30%
3) Tiểu loại lịch sử có 18%
Ta sẽ thêm vào đó một tiểu loại nữa để bao quát được những truyện chủ yếu là thế sự nhưng có mang trong nó ít nhiều yếu tố thần kỳ[2] (hay hư ảo), thì tiểu loại này chiếm đến non nửa: 42%. Nếu cộng gộp cả hai tiểu loại thế sự và nửa thế sự thì rõ ràng chúng chiếm đến hai phần ba tổng số. Như vậy, dù muốn hay không, cũng phải thừa nhận một thực tế: không như kho truyện của nhiều dân tộc, truyện cổ tích thần kỳ của ta vẫn không nhiều.
Tại sao ta lại có ít truyện thần kỳ?
1. Hẳn ai cũng biết những hình tượng quái đản, hoang đường mang đậm tính siêu nhiên vốn là đặc trưng sáng tác phổ biến của một thời kỳ tối cổ trong lịch sử. Con người lúc đó bị muôn nghìn nỗi khủng khiếp của thiên nhiên vây bọc, và thiên nhiên được nhận thức “như là một lực lượng xa lạ, vạn năng, ngoài tầm hiểu biết của con người”[3]. Trí tưởng tượng của dân gian pha trộn với mê tín, hoang tưởng, đã gắn cho nhiều hiện tượng thiên nhiên những quy mô kỳ vĩ, những hình trạng quái lạ, và những hành vi phóng đại của nhân cách… tạo nên một thế giới khác biệt, xa lạ với thế giới con người đang sống, nhưng cũng chi phối thế giới đó một cách thần bí. Đó chính là sự ánh xạ đảo ngược môi trường sinh thái nguyên sơ của con người thời cổ, trong đầu óc tô-tem (totémisme) của họ, thông qua cái tâm lý vừa hoảng sợ trước thiên nhiên, lại vừa bị thiên nhiên trói buộc và quyến rũ.
Dần dần, trong cuộc đấu tranh sinh tồn, con người ngày một nhích ra khỏi sự phụ thuộc vào tự nhiên, có ý thức rõ hơn về sự tồn tại của mình, thì những sản phẩm của trí tưởng tượng của họ càng gần với thực tế mặc dầu thói quen ảo hóa vẫn gắn liền với sự sáng tạo truyện kể. Nhân vật chính và phụ của truyện cổ tích đã bớt vẻ kỳ quái dã man và đượm tính người hơn trước – nó đã có thuộc tính xã hội. Và càng bước vào xã hội văn minh thì thuộc tính xã hội của nhân vật càng rõ hơn, tuy chưa phải thuộc tính tự nhiên đã mất hẳn đi.
Tất nhiên, không phải truyện thế sự mãi về sau mới xuất hiện; nó cũng đã ra đời khá sớm. Nhưng phải đợi đến lúc hình thái xã hội nguyên thủy tan rã, những mâu thuẫn trong gia đình, trong thị tộc, trong công xã giữa các nhóm người, giữa các dân tộc, các quốc gia ngày một trở nên phiền phức, chồng chéo, thì loại truyện thế sự mới ngày càng nẩy nở một nhiều. Nó là ký ức của con người ở một thời kỳ mới mẻ: chặng đường chuyển từ tấn “bi hài kịch thần thánh” sang tấn “bi hài kịch nhân loại”; chặng đường con người bắt đầu nhìn vào chính nó, ước lượng thế giới qua tầm vóc thực của nó, và say mê vẻ đẹp do nó tạo nên, trong cuộc sống nhiều mặt mà con người đã trở thành vai chính. Đó là những câu chuyện sinh hoạt, người thực việc thựcc, dĩ nhiên đã được khái quát hóa và mô hình hóa. Yếu tố hoang đường chỉ có thể len vào nhiều hay ít để tăng thêm sức kích thích, cũng để thỏa mãn ảo giác của con người trước một thế giới mà nó ước mơ chinh phục nhưng vẫn đầy bất ngờ và hiểm họa đối với nó; tuy nhiên “cái hoang đường” chỉ đóng được vai trò nghệ thuật nếu không làm cho con người lãng quên hoặc đầu hàng hiện thực.
Vì thế, nếu có những truyện cổ nào đấy mà yếu tố thần kỳ vẫn còn được bảo lưu đầy đủ, được sử dụng để làm cái “nút” chính cho câu chuyện, như Cây tre trăm đốt, số 125; Người thợ đúc và anh học nghề, số 122; Bốn cô gái muốn lấy chồng hoàng tử, số 166; thì ở nhiều truyện khác, yếu tố này chỉ còn là nét điểm xuyết cho bức tranh thế sự thêm hấp dẫn (Sự tích chim hít cô, số 5; Sự tích đá Bà-rầu, số 33; Sự tích đá Vọng-phu, số 32); hoặc làm đường viền cho nhân vật lịch sử thêm nổi bật (truyện Huyền Quang, số 147), làm chất xúc tác cho một nhóm địa danh lịch sử vốn còn rời rạc trở thành câu chuyện dính kết chặt chẽ với nhau (Sự tích hồ Gươm, số 26).
2. Lịch sử Việt-nam từng trải qua một thời kỳ tồn tại và phát triển trên dưới ba, bốn thiên niên kỷ. Trong quá trình lâu dài đó đã diễn ra không ít biến cố về chính trị, xã hội, về tín ngưỡng, tôn giáo, và cả về ngôn ngũ văn tự… Những biến cố này nhất định cũng đã ảnh hưởng đến tư duy nghệ thuật của quần chúng nhân dân nhiều đời, tạo nên những “biến cách” trọng đại trong truyền thống sáng tác dân gian ở nhiều chặng đường lịch sử, mà nổi bật nhất, theo chúng tôi là hai chặng mốc lớn: cuối thời kỳ huyền sử về các vua Hùng bước sang thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất, và cuối thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai bước sang thời kỳ tự chủ của các quốc gia Đại-việt (thời đại Lý – Trần).
Ở chặng mốc đầu tiên, sự du nhập của nền văn minh Tần – Hán với những tổ chức xã hội chặt chẽ hơn tổ chức các liên minh bộ lạc cư dân bản địa, đã làm đảo lộn không nhỏ nếp sống của người Việt cổ truyền, kéo theo nó là sự rạn vỡ và biến mất của nhiều tục lệ, tín ngưỡng cổ xưa, có thể vốn rất đa dạng trong đời sống cộng đồng Việt – Mường ở vùng núi cũng như vùng xuôi (hai thành tố Việt và Mường lúc này chưa chia tách). Việc các vị quan lại đô hộ Trung-hoa đem phong tục “Thiên triều” “dạy dân lễ nghĩa” chắc đã kèm theo nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ phong tục lâu đời của nhân dân bản xứ, bị coi là “huyền hoặc”, “man rợ”, không thích hợp với lý tính, trong một xã hội mà chữ “lễ” và chữ “pháp” bắt đầu cùng được áp đặt. Và hậu quả hẳn cũng có thể dự đoán được: cả một hệ thống thần thoại chứa đầy huyền tích nguyên thủy gắn liền với vô số hình thức lễ hội, ma thuật, tôn giáo… để diễn xướng chúng, bị cấm đoán, khinh miệt, lần lượt rơi rụng, mất mát và pha trộn dần đi. Đó là một trong những lý do khiến cho kho thần thoại Việt-nam không phong phú, lại mang tính chất rời rạc, gián đoạn, thiếu hệ thống như dấu vết còn lại ngày nay.
Nhưng ách đô hộ của ngoại tộc dẫu sao cũng không tàn phá được hết ngay một lúc mọi dấu vết của tư duy nguyên thủy. Sự tàn phá chỉ diễn ra dần dà, tự nó, với thời gian đô hộ kéo dài suốt một nghìn năm, và với những biện pháp chính trị và quân sự đi kèm với văn hóa, như một sự xâm thực ngấm ngầm. Cho đến chặng mốc lịch sử thứ hai đánh dấu bước toàn thắng của công cuộc khôi phục nền độc lập dân tộc (kể từ năm 938) thì người Việt trên thực tế đã có một hố ngăn cách quá sâu với cuộc sống tinh thần quá khứ của chính họ; có còn chút liên hệ nào chăng chỉ là từ trong huyền sử và dã sử, tiềm thức và vô thức. Và những cuộc cải cách toàn diện mà các lực lượng chính trị tiên tiến trong lòng dân tộc kế tiếp nhau đề xướng, nhằm củng cố vững chắc nhà nước độc lập quân chủ, lại theo hướng rập khuôn mô hình Trung-hoa một cách mạnh mẽ hơn trước, càng làm cho kiểu tư duy huyền thoại của người Việt mất mảnh đất sinh sôi nảy nở, kể cả trong sinh hoạt phôn-clo (folklore). Rồi từng bước ăn sâu bén rễ của văn hóa Đường, Tống trong lòng xã hội cũng là từng bước áp đảo và đầy lùi những tàn dư tín ngưỡng bản địa chắc vẫn còn tồn tại rải rác trên địa bàn cư trú của người Kinh, lúc bấy giờ đã tách khỏi người Mường. Bao nhiêu đền miếu bị coi là “dâm từ” đã bị phá hủy dưới thời Trần. Phần còn lại, Nho giáo kế chân Phật giáo ở các đời sau đời Trần, sẽ làm nốt công việc phá hoại của nó, theo một phương thức tinh vi hơn mà ta có thể gọi là hình thức “cải hóa dị đoan”, như tinh thần của Khổng Tử[4]. Được trang bị bởi một hệ tư tưởng coi “tam cương ngũ thường” là “thiên kinh địa nghĩa”, các đệ tử của đạo Nho dưới các triều Lê, Nguyễn luôn luôn có ý thức đem các khuôn mẫu “trung, hiếu, tiết, nghĩa”… áp đặt vào mọi hình thức tín ngưỡng dân gian, để làm cho phong tục “thuần hậu” hơn. Họ đã say mê viết lại tiểu sử các vị thần trong thần tích, phả ký, theo hướng lịch sử hóa truyền thuyết cổ tích (nhân vật rõ ràng là hư cấu, nhưng lại cố nặn ra đủ họ tên, quê quán, bố mẹ, thời điểm và địa điểm sinh ra và chết đi đặc biệt thay thế hành trạng ngẫu nhiên của thần mà họ coi là xấu xí thô kệch: thần ăn mày, thần gắp phân, thần sinh thực khí… thành các vị thần có hoạt động phò vua giúp nước), do đó đã biến rất nhiều huyền thoại kỳ lạ chưa được giải mã, thành một loạt lý lịch “trong sạch”, “đẹp đẽ” nhưng cũng hết sức tẻ ngắt và nhàm chán. Và ta có cơ sở để giả định rằng trong liền mấy trăm năm cần mẫn làm công việc “khai hóa” như thế, nhà nho đã góp phần tước bỏ mất số lớn những tình tiết và cốt truyện giàu chất liệu nghệ thuật vốn chứa đựng trong kho truyện kể dân gian Việt-nam[5]. Mặt khác, cũng có một số trí thức địa phương thường thêm thắt, phụ họa vào những truyền thuyết, cổ tích vốn đã định hình (như truyện Thánh Gióng, số 134; Sự tích đầm Nhất-dạ và bãi Tự-nhiên, số 28) biến chúng thành những mẩu chuyện phái sinh từ truyện chính, nhằm phục vụ cho tập tục, tín ngưỡng[6].
Cần nói thêm rằng nhà nho còn đóng vai trò chính trong việc sưu tập truyện cổ, một công việc được tiến hành vào một thời kỳ rất muộn trong lịch sử; đã thế việc này lại chỉ thông qua một hình thức văn tự ngoại lai, nên có thể ngay từ đầu, chiều hướng Nho hóa đã chi phối việc ghi chép truyện cổ một cách khó cưỡng, làm cho nhiều câu chuyện vốn rất ly kỳ bị đơn giản hóa, hoặc mỹ hóa, hợp lý hóa, theo kiểu sách vởnhà nho[7].
Chính vì tất cả những lý do như trên mà không riêng gì thần thoại, cả kho anh hùng ca và truyện cổ tích thần kỳ của Việt-nam còn giữ lại được cũng không lấy gì làm nhiều và không đa dạng về sắc thái như kho truyện của các dân tộc khác. Hơn nữa, chất hoang đường, quái đản, phi lý tính trong các di sản này luôn luôn có nguy cơ bị “tha hóa” theo thời gian để trở thành những câu chuyện trơn tru, có hạt nhân duy lý, có mối liên hệ nhân quả, và ngụ những bài học đạo lý có phần thực dụng của các đời sau. Hình ảnh những kiểu nhân vật mang nét đặc trưng của thời tiền sử cũng thường được nhào nặn lại, tước bỏ những gì thô kệch thái quá, để khoác một diện mạo văn minh hơn, biết suy xét phải trái, biết hành động nói năng hợp với lý trí hơn, v.v…Tựu trung, chiều hướng vận động có tính quy luật của truyện cổ tích Việt-nam là những biến đổi song hành theo tỷ lệ nghịch giữa yếu tố thần kỳ và ý thức thực tại: sự tăng trưởng về nhận thức lý tính của khối cộng đồng cư dân ở một hình thái xã hội nào đấy thường kéo theo sự suy giảm các yếu tố hoang đường kỳ ảo trong truyện cổ tích thần kỳ, và do đó giảm thiểu số lượng cổ tích thần kỳ và bù đắp vào đấy số lượng cổ tích thế sự.
Ngay cả khi chịu ảnh hưởng cách nói của nước ngoài, truyện cổ tích dân tộc cũng phải hoán cải lại sao cho hợp lý – đó là tính chừng mực về “độ” trong tư duy nghệ thuật Việt-nam. Chẳng hạn như ở Khảo dị truyện số 64 đã so sánh: chịu ảnh hưởng của một số anh hùng ca truyện cổ của người Tây-nguyên (Ba-na (Bahnar) và Ja-rai (Djarai)), về tình tiết nhân vật anh hùng (Ghi-ông) ném cái khiên (mộc) lên trời rồi nhảy theo ngồi lên, để nó đưa mình lên cửa nhà trời đánh nhau với địch thủ, một dị bản của truyện Chàng Lía (số 64)cũng có tình tiết tương tự là Lía “thường có thói quen phóng mâm thau lên trời” rồi nhảy theo ngồi lên, nhưng tính chừng mực về “độ” ở đây không cho phép nhân vật vượt ra khỏi không gian nghệ thuật của mình: Chàng Lía chỉ dùng mâm để... “đi thăm các sơn trại” của chàng. Cũng vậy, ở truyện Sọ dừa của người Cham-pa, nhân vật anh hùng một mình, không tay không chân mà chăn một lúc ba mươi vạn con trâu cho nhà vua, trong khi đó, những dị bản của truyện Sọ dừa của người Kinh thì, hoặc chỉ chăn năm chục con trâu cho một nhà giàu[8], hoặc chăn một đàn dê cho phú ông[9], v. v…
Không chỉ sự ràng buộc trong tâm lý thực tiễn đã ảnh hưởng đến tưởng tượng nghệ thuật của cổ tích, mà triết lý nhân sinh của người Việt cũng tác động mạnh mẽ đến sự sáng tạo này. Chẳng phải không có lý khi cho rằng trong tâm thức người Việt cổ truyền vốn đã ít chứa đựng cảm quan tôn giáo. Sự áp đặt của văn hóa, tư tưởng Trung-hoa trong khoảng 10 thế kỷ, như trên đã nói, lại làm cho thói quen tư duy của cộng đồng dân tộc nghiêng về cách nhận thức cụ thể hóa, như việc phân cắt một hiện tượng phức tạp thành các phần tử, các con số đơn giản[10], chứ không nghiêng về cách nhìn nhận những mối liên hệ trừu tượng và siêu hình (tư duy Ấn-độ). Bấy nhiêu đặc điểm từ nội dung đến hình thức của tư duy, hợp lại, trước sau sẽ hình thành nên tâm lý sáng tạo nghệ thuật dân tộc, góp một phần quan trọng chi phối con đường vận hành của truyện cổ tích Việt-nam, trong đó sự thanh lọc các yếu tố siêu nhiên đã diễn ra thường xuyên và gần như vô thức để đồ thị phát triển của cổ tích ngày càng đi gần tới trục biểu hiện nhân tính.
Để cho ý kiến vừa nêu không rơi vào võ đoán, chúng ta hay cũng nhau đi tìm dấu vết “nguyên sinh” của một vài hình tượng. Trong những truyền thuyết bao quanh nhân vật Lê Thánh Tông có truyền thuyết về bà nhũ mẫu của nhà vua có cặp vú rất dài, phải “bặn qua vai” mỗi khi đi lại cử động[11]. Hay truyền thuyết về Bà Triệu “vú dài ba thước vắt lưng” mà ít ai không nhớ nhập tâm từ tuổi còn thơ ấu. Những hình tượng này nói gì với chúng ta?
Phải chăng đó là dấu vết chưa bị tước bỏ của một nguyên mẫu nghệ thuật nào đấy từ xa xưa mà sự tình cờ đã may mắn để sót lại? Hay phải chăng đấy là một yếu tố hình thức đã được sự kiểm soát của nhân tính chấp nhận, trong quá trình thanh lọc gay gắt đối với truyện cổ tích thần kỳ? Có nghĩa là tính chất quái dị trong truyện cổ thần kỳ Việt-nam sẽ được tiếp nhận theo hướng giữ lại những mô-típ nào chỉ có giá trị khuếch đại tầm thước nhân vật là chủ yếu, và loại trừ những mô-típ nào bóp méo và cách điệu quá mức hình thù nhân vật, gây khủng khiếp cho thính giả? Có thể là như vậy. Dẫu sao, vấn đề cần nói ở đây là về mặt phương pháp luận, chúng ta không thể suy nguyên quá xa để đưa ra những giả định không thật chắc chắn về khả năng tư duy của người Việt cổ. Trái lại, mọi nhận xét, đánh giá chỉ có ý nghĩa, khi trở lại bám sát thực trạng hiện tồn.
Nếu cứ tùy tiện giả định thì có lẽ sẽ còn phải bàn cãi rất lâu về trạng mạo của giống đại bàng trong truyện cổ tích thền kỳ Việt-nam, vì có sách vở nào từ xưa miêu tả chúng cụ thể đâu. Nhưng một vài dòng thấp thoáng về chúng trong các truyện Cây khế, Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong (số 59) cũng cho ta thấy, cha ông ta không tưởng tượng chúng theo kiểu những con vật thần thoái hung dữ được miêu tả trong các bức cổ họa phương Tây. Trên đại thể, hư cấu của người Việt ở đây đã không thiên về chi tiết, không quan tâm đến những nét cổ quái khác lạ, mà chỉ chú ý phác họa kích thước khổng lồ của con vật, và sự đồng nhất tâm lý giũa vật với người (người tham của thì chim cũng tham ăn). Thuồng luồng cũng vậy, được lưu truyền là một loài thủy quái nhưng nào ai biết miệng, răng, mắt, mũi của chúng ra sao. Chỉ biết chúng có mùi tanh, nhớt của chúng rất độc, nếu lọt vào lỗ mũi, từ mũi thấm lên óc có thể làm chết nhân vật anh hùng (Đại vương Hai hay là truyện giết thuồng luồng, số 69). Giao long là thần Nước có khi ở biển (truyện Nguyễn Thị Bích Châu, số 177), có khi ở hồ (Sự tích hồ Ba-bể, số 27), và tuy là nỗi kinh hoàng đối với dân lành, nó cũng biết phân biệt người tốt, kẻ xấu, kể cả đối với người xấu cũng không nỡ tàn hại đến tuyệt chủng. Không phải ngẫu nhiên mà con rồng từng có bóng dáng trong thần thoại chúng ta nhưng cơ hồ đã vắng mặt trong cổ tích: người Việt vẫn đặt nó vào phạm trù “vật tổ” với một niềm thành kính, nhưng lý trí lại bắt họ hoài nghi sự tồn tại hiện thực của nó. Đười ươi (orang – outang) trong thực tế là con vật hung dữ, thế mà đi vào truyền thuyết và cổ tích Việt-nam đã trở nên hiền lành[12], vì thế bọn lưu manh thời trung đại mới biết cách thuần phục để bắt nó tham gia vào những vụ trộm cắp (Bà lớn đười ươi, số 91).
[2] Chúng tôi coi những truyện như: Sự tích núi Ngũ-hành (số 35), Tấm Cám (số 154) chẳng hạn là những truyện thần kỳ; những truyện như: Trạng Hiền (số 81), Huyền Quang (số 147) là những truyện lịch sử; những truyện như Thần giữ của (số 82), Gái ngoan dạy chồng (số 90) là những truyện thế sự; còn những truyện như Đứa con trời đánh (số 49), Rạch đùi giấu ngọc (số 159) là nửa thế sự, v.v…
[3] Mác và Ăng-ghen (K.Marx và F.Engels). Bàn về nghệ thuật, tập I.
[4] Luận ngữ, 論 語 thiên “Vi chính” 爲 政 `子 曰 攻 乎 異 端 凘 害 也 已 Tử Viết: Công hồ dị đoan tư hại dã dĩ”. Nghĩa là: Khổng Tử nói: công kích dị đoan thì cái hại sẽ hết. Theo một số nhà khảo chứng thì chữ công ở đây có nghĩa là trị 治, tức là dùng lý lẽ để thuyết phục, đem vào khuôn phép.
[7] Ví dụ: một số hình tượng đã được cô đúc thành các nhân vật mang những cái tên biểu tượng như Mồ Côi, chàng Út, cô Tro Bếp… còn thấy xuất hiện lặp lại trong truyện cổ của nhiều dân tộc, nhưng không còn được bảo lưu mấy ở cổ tích của người Kinh nữa. Hay trong truyện Từ Đạo Hạnh hay là sự tích thánh Láng (số 120), về lý do cái chết của Từ Vinh, các sách Lĩnh-nam chích quái, Đại-nam kỳ truyện đều chỉ chép lướt qua, có lẽ vì ngại nói đến thói dâm tà của nhân vật.
[8] Trong Bản khai sách Hữu-lập, sách Vinh-lại và sách Nhiêu-hợp.
[9] Trong Truyện cổ Việt-nam của Vũ Ngọc Phan, sách đã dẫn.
[10] Chẳng hạn cách tư duy ba nhất, năm tốt, ba đảm đang… cũng là dấu vết của cách nhận thức khái quát chú trọng sự phân chia về lượng như đã nói.
[11] Xem Thái Kim Đỉnh. Núi Thiên cầm, Ty văn hóa Hà-tĩnh, 1976. Hình tượng vú dài, ví dụ ở thần thoại Ba-na (Bahnar), bà Đui Đai Tai Tỏ, cai quản cửa âm phủ (mang lung) chuyên khám xét người trần. Bà có cặp vú dài, mỗi khi trẻ em trần gian xuống âm phủ, bà thường cho chúng bú.
[12] Truyền thuyết của người Hà-tĩnh kể rằng những người đi củi phải vào núi sâu thường dùng hai ống tre lồng vào cánh tay, mỗi khi gặp đười ươi, nó chụp lấy tay và ngửa mặt lên trời mà cười, chờ lúc mặt trời lặn mới cúi xuống móc mắt. Nhân lúc nó đang cười ta chỉ việc rút tay ra khỏi ống tẩu thoát.
Như vậy, chiều hướng tiến triển không rời xa nhân tính của nghệ thuật truyện cổ tích thần kỳ là một thực tế không thể bác bỏ. Đây cũng là con đường vận động trùng hợp với xu hướng nhích gần đến lý tính của tư duy cổ tích dân tộc. Đó vừa là nội dung và cũng là nghệ thuật, góp phần tạo nên những đặc trưng cũng như diện mạo riêng biệt của truyện cổ tích Việt-nam.
4. Tuy truyện thần kỳ của ta không nhiều, yếu tố thần kỳ không đậm, và phải coi đây là một nhược điểm, nhưng bù đắp lại, tác giả truyện cổ tích Việt-nam lại thường biết vận dụng yếu tố huyền ảo một cách uyển chuyển, tạo nên những đột biến trong chất lượng truyện kể. Một trong những phong cách của cổ tích Việt-nam là ở chỗ cái hư và cái thực thường lăn lộn hoặc quyện vào nhau. Nhưng cái hư cái thực được trình bày ở đây không phải là tùy tiện, ngẫu nhiên. Trái lại, nó là sự hiện thực hóa quan niệm luân hồi hoặc số mệnh, hai động lực chủ yếu chi phối thế giới quan truyện cổ tích nhiều dân tộc phương Đông. Do quan niệm luân hồi, nhân vật chính diện hoặc phản diện trong truyện thường không chết mà hóa thân sang nhiều kiếp khác, hoặc thành người, hoặc thành thú vật. Do quan niệm số mệnh, nhân vật không phải lúc nào cũng làm chủ được vận mệnh của mình mà thường bị một lực vô hình dẫn dắt, để chịu đựng hết nạn nọ đến nạn kia, từ thử thách này sang thử thách khác. Trong truyện cổ tích Việt-nam hai đường dây luân hồi và số mệnh thường được sử dụng kết hợp xuyên chéo như những phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để tác giả mở rộng không gian truyện kể, đặt nhân vật của mình vào nhiều thế giới khác nhau – ngoài thế giới cõi trần còn có thế giới cõi mộng, cõi trời, cõi nước, cõi âm – và bắt nhân vật phải ứng xử trong nhiều tình huống đầy nghịch lý. Những sự đối lập của các tình huống chỉ có tác dụng làm cho tính cách nhân vật hoặc sự trớ trêu của số phận ngày càng lộ rõ. Cũng thế, các thế giới khác nhau trong truyện cổ tích không đứng tách biệt nhau mà lồng vào nhau, và cùng góp phần soi chiếu cho thế giới cõi trần, làm cho những điều còn ẩn khuất trong thế giới đó từng bước sáng tỏ. Đó là thủ pháp đối sáng hay “chiếu xạ” của truyện cổ tích Việt-nam: Lấy cái mờ soi vào cái rõ, lấy cái ảo làm ánh lên cái thực. Trong truyện Cái kiến mày kiện củ khoai (số 54), các nhân vật sau khi đã sống với chính số phận của mình trên trần thế, chết xuống âm phủ, chịu sự phán xét của tòa án Diêm vương, hầu hết lại được tái sinh thành người, nhưng mỗi người có số phận khác nhau để đền nợ hoặc chịu đựng sự báo oán ở kiếp trước của mình. Câu chuyện tưởng chừng bị cắt ra làm hai cảnh, tuy vậy hai cảnh vẫn gắn khít với nhau, không có cảnh này thì không giải thích được lý do tồn tại của cảnh kia. Có thể nói mỗi cảnh đều được “mã hóa” để người đọc qua đó giải mã cảnh đã diễn ra trước hay sau nó. Và chỉ có đặt chung trong tương quan chéo (hai chiều đối ứng) thì hứng thú thẩm mỹ của chúng ta mới thật thỏa mãn.
Đối sánh và lạ hóa được sử dụng phổ biến trong cả ba tiểu loại cổ tích thần kỳ, thế sự và lịch sử, nhưng nổi bật nhất vẫn là tiểu loại cổtích thần kỳ. Việc áp dụng uyển chuyển thủ pháp này hay thủ pháp kia, hay có khi phối hợp cả hai thủ pháp, đã tạo nên nhiều dạng kết cấu điển hình của truyện cổ tích Việt-nam. Chẳng hạn kết đối sánh từng cặp nhân vật vốn có cùng một điểm xuất phát (anh cả – em út; chị cả – em gái; chị em khác mẹ, 2 người bạn; phú ông – người ở;…) nhưng tính cách không giống nhau (tốt bụng – xấu bụng; ngốc nghếch mà hiền – khôn ngoan mà ác độc; liêm khiết – tham lam;…) rốt cuộc số phận ngược chiều nhau. Hoặc đối sánh từng đoạn đời khác nhau của cùng một nhân vật do số phận dun dủi, hoặc do sự cướng chống với số phận ít hay nhiều, rốt cuộc giành được hạnh phúc hay vicnh viễn chịu bất hạnh.
Nhiều khi quan niệm luân hồi hay số mệnh còn được triển khai thành một cấu trúc chuỗi, tạo nên không phảihai mà nhiều chặng lạ hóa và đối sánh khác nhau. Trong truyện Tấm cám (số 154), Tấm phải hóa thân liên tiếp qua nhiều kiếp vật để lẩn trốn kẻ thù, nhưng ở bước hoá thân nào nàng cũng vẫn bộc lộ một bản chất duy nhất là niềm tin bền chặt vào sức mạnh thần kỳ của tình yêu. Sự lạ hóa kế tiếp ở đây giúp ta có điều kiện nhìn sâu thêm vào tính cách nhân vật Tấm mà trong ngôn bản truyện kể dường như cố không để lộ ra. Hay trong truyện Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời (số 61), mười thoi vàng cứ qua tay hết người này đến người kia như cái “tiên triệu” của một tai vạ tày đình sẽ lần lượt ập đến với từng người. Nhưng thực ra, mười thoi vàng có làm gì nên tội. Có chăng chúng chỉ là cái cớ cho những máu tham ấp ủ từ lâu trong con người nổi dậy. Và sự đối sánh ở đây lại cho ta hình ảnh đa dạng về một mặt yếu của tính người – lòng tham vô độ – và những hậu quả không hay khi con người không chế ngự nổi cái “ma lực” bên trong của mình.
[1] Ở Thanh-hóa còn truyền một bài ca dùng để tế lễ (bao gồm cả diễn xướng) trong những ngày tế thần ở một ngôi đền thờ “dâm thần”:
Tóm lại, sức hấp dẫn của hầu hết các truyện cổ tích thần kỳ Việt-nam không phải ở cấp độ phi lý của bản thân câu chuyện, mà ở khả năng phối hợp và hoán chuyển tài tình cái huyền ảo và cái hiện thực. Cái hiện thực bị nhầm ra cái phi lý, cái phi lý nằm ngay trong cái hợp lý. Nói như một nhận xét của Đuy-răng (M. Durand) và Nguyễn Trần Huân: trong truyện tự sự dân gian Việt-nam “cái huyền ảo thường pha lẫn với cái xác thực và chúng ta thấy rõ khuynh hướng tinh thần Việt-nam là không xác định ranh giới giữa siêu nhiên và thực tại. Những sự kiện lịch sử xen lẫn với truyện ma quái, thần thông; vũ trụ ảo mộng gắn liền với vũ trụ nhân sinh”[1]. Âu đó cũng là thêm một lời xác nhận nét đặc thù sau đây của truyện cổ tích Việt-nam: có nhiều truyện vừa thần kỳ hư ảo vừa không thần kỳ hư ảo, tức là tiểu loại nửa thế sự vốn chiếm gần một nửa kho tàng truyện cổ tích chúng ta.
5. Những lý do trình bày ở trên phần nào cũng đã cắt nghĩa hiện tượng vắng mặt một vài loại truyện trong các loại hình truyện kể dân gian Việt-nam, mặc dầu ở một số dân tộc khác thường có khá nhiều, như loại truyện về loài vật, truyện phiêu lưu mạo hiểm.
Thường thì trong truyện cổ tích về loài vật, bao giờ cũng có những con vật đã qua sự chọn lựa của dân gian đóng vai chính diện hoặc phản diện và không hề có sự can thiệp của con người. Mỗi dân tộc có cách chọn lựa riêng của mình về những con vật này (ví dụ ở người Mã-lai (Malaysia) là chú hoẵng khôn ngoan chứ không phải chú thỏ, ở người Nhật-bản là khỉ, ở người Pháp có khi là chồn…). Với người Việt cũng có những con vật khá đặc trưng, như cóc tía gan lỳ, voi to xác mà khờ, chúng tôi đó, có thể đoán từ ngày xưa, truyện về loài vật của ta cũng không đến nỗi hiếm. Nhưng có lẽ do phong cách và đặc điểm tư duy dân tộc nên cũng như tiểu loại cổ tích thần kỳ, những sáng tác về loài vật ngày một ít dần hoặc “tha hóa” dần đi. Cho đến thời cận đại thì trong các loại hình cổ tích Việt-nam, kể cả loại hình ngụ ngôn, đã gầnnhư không còn mấy những truyện cổ đơn thuần về loài vật[2], nếu không tính vào đây những truyện mới sáng tác cốt dành cho trẻ em (đồng thoại) hơn là người lớn. Khoa học tự nhiên ở Việt-nam chậm phát triển cũng góp phần hạn chế sự tiếp xúc giữa con người và thế giới cầm thú, trên cơ sở đó nhà văn dân gian có thể khái quát đầy đủ đặc tính về loại của nhiều giống vật (trong môi trường nhiệt đới riêng biệt mà người Việt cư tụ) và tiến tới “nhân hóa”‘ chúng bằng nhiều câu chuyện kể hoàn chỉnh, như một số truyện Mưu con thỏ, số 88; Con thỏ, con gà và con hổ, số 86; Con thỏ và con hổ, số 87. To đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn, số 58…được kể trong bộ sách này. Quả tình cái trục lý tính và nhân tính chi phối quá nặng trong mọi sinh hoạt tinh thần đã hạn chế người Việt vượt lên trên thực tại, tìm thêm nhiều con đường, mở ra những cung bậc mới cho sự sáng tạo cổ tích Việt-nam.
Cũng như trên, so với truyện cổ của nhiều dân tộc, loại truyện phiêu lưu mạo hiểm cũng hầu như vắng bóng trong kho tàng truyện cổ chúng ta. Loại truyện phiêu lưu mạo hiểm thường lấy nhân vật anh hùng hiệp sĩ làm trung tâm, và triển khai cốt truyện theo những cuộc hành trình định kỳ hoặc phiêu lưu vô định của nhân vật, qua đó nhân vật lập nên nhiều kỳ tích và cũng gặp gỡ không ít những chuyện rắc rối ly kỳ (ví dụ anh hùng I-ly-a (Ilya) của người Nga, hoặc bảy chuyến đi của nhà hàng hải Sinh Bá, Ả-rập (Arabie))[3]. Thực ra người Việt cũng có loại truyện phiêu lưu nhưng khá đơn giản, thường mang tính cách trào phúng hoặc khôi hài. Cuộc phiêu lưu của chàng Cuội trong Nói dối như Cuội (số 60), cuộc đời vô định của Ngốc trong Phiêu luwu của anh chàng Ngốc hay là làm theo vợ dặn (số 190) và Chàn Ngốc được kiện (số 108)… đều thuộc loại này. Nhưng loại truyện này trong kho tàng cổ tích Việt-nam cũng không có nhiều.
Cũng có thể từ ngày xưa chúng ta đã từng có loại truyện phiêu lưu dài hơi hoặc tương đối dài hơi nhưng về sau đã bị cắt xén, chia tách thành nhiều mảnh. Chẳng phải trong Lĩnh-nam chích quái vẫn còn dấu vết một thiên thần thoại khá liên tục về hình ảnh Lạc Long Quân chiến đấu chống Hồ Tinh, Ngư Tinh và Mộc Tinh nhưng đã mang hình thức của 3 truyện cổ riêng rẽ? Mặt khác, nếu tin vào giả thuyết người Việt cổ vốn có nguồn gốc từ chủng tộc Anh-đô-nê-diêng (Indonésiens), tức là tộc người Đra-vi-điêng (Dravidiens) ở dưới chân Hy-mã-lạp-sơn (Himalaya), đã từng di cư nhiều đợt, trải qua nhiều chặng đi dài, từ khoảng 5.000 năm trước đây để cuối cùng đến định cư ở mảnh đất chữ S này, thì vì sao tổ tiên chúng ta không giữ được một chút ký ức gì về những cuộc phiêu lưu vô cùng kỳ vĩ đó[4]? Hoặc giả, môi trường sống ổn định và đóng kín trong khoảng hơn hai nghìn năm lại đây, với phương thức canh tác ruộng nước, với tầm nhìn chật hẹp, chưa dám quay mặt ra biển cả mà chỉ muốn ngoái nhìn lại phía sau, sống lại thói quen trồng trỉa hái lượm trên đồi núi thuở xa xưa (xem truyện Cố ghép, số 94) đã không cho phép người Việt sáng tạo được những truyện phiêu lưu mạo hiểm, ly kỳ?
Nếu xét một cách cụ thể hơn thì điều kiện hàng đầu của loại truyện phiêu lưu là phải đi liền với chữ viết, vì việc sáng tác loại hình này đòi hỏi phải kéo dài liên tục, đều kỳ, hết truyện này bắt sang truyện khác, mãi mãi vẫn không dứt, nếu không được ghi lại kịp thời thì khó lòng tránh khỏi rơi vào những mâu thuẫn buồn cười trong tình tiết cũng như nhân vật. Nhưng chữ viết ở Việt-nam lại đóng một vai trò khá muộn trong đời sống văn chương sách vở, và nhất là không thông dụng trong tầng lớp bình dân. Vì thế, nếu trong quá khứ xa xăm người Việt có sáng tác loại truyện phiêu lưu thì trước sau chúng cũng đã biến mất, chỉ sống được trong trí nhớ dăm ba thế hệ là cùng. Nho sĩ Việt-nam xưa kia vốn quen coi “nôm na là cha mách qué” nên cầm chắc không mấy ai chịu nhận công việc ghi chép truyện phiêu lưu một cách tự nguyện như các học giả phương Tây đã làm đối với kho truyện của các nước cận Đông.
Loại truyện chuỗi này cũng không thoát khỏi hình thức khôi hài hoặc trào phúng như những truyện phiêu lưu của chàng Ngốc mà trên đã dẫn.
[1] M. Đuy-răng (M. Durand) và Nguyễn Trần Huân. Dẫn luận văn học Việt-nam, Pa-ri, 1969; tr. 14.
[2] Trong Truyện cổ nước Nam, Nguyễn Văn Ngọc có sắp xếp riêng một tập 2gồm những truyện về loài vật lấy tên là “Muông chim”, nhưng chúng tôi thấy trong đó ngoài một số truyện đơn thuần về loài vật (phần đông mang tính cách ngụ ngôn), còn thì hoặc có mục đích giải thích đặc điểm giống vật (như Chó ba cẳng, Thằn lằn trộm chân lươn), giải thích phong tục (như Rùa đội bia, Nhện báo tin), hoặc dựa vào phong dao tục ngữ mà diễn ra (như Gián và nhện, Lươn và cá rô), hoặc tuy là truyện về loài vật nhưng vẫn không thoát được sự can thiệp của con người (như Chó đen và chó vàng, Long vương và ếch). Đó là chưa kể có những truyện đã bị Nho hóa một cách vụng về (như Cua và ếch, Khướu dạy học, Tranh bay trước bay sau…).
[3] Trong Nghìn lẻ một đêm.
[5] Truyện lưu hành ở Nghệ – Tĩnh, đặc biệt nhân vật chính chuyên môn tàng hình, thường trêu chọc mọi người, có ngọn lửa thần làm vũ khí tùy thân. Tai nạn cháy nhà thường xuyên xẩy ra ở Nghệ – Tĩnh trước đây do sức mạnh của gió Lào là nguồn gốc thực của truyện này.
Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam
Sự tích con khỉ
( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:
– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ
– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.
– Ta là đức Phật,
– ông cụ nói tiếp,
– ta thấy con có lòng tốt.
Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.
Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.
Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:
– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.
Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.
Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.
Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.
Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam
Truyện Cổ Tích Việt Nam Cây Bút Thần
Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.
Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ. Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:
– Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!
Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:
– Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?
Nói xong rồi cậu bỏ đi. Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.
Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ. Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:
– Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?
Mã Lương lắc đầu đáp rằng:
– Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!
Với sự siêng năng của mình và tài năng bẩm sinh mà ông trời ban tặng, Mã Lương ngày một tiến bộ. Tuy vậy ước ao của cậu là có được một cây bút vẽ thật sự để vẽ những bức tranh bằng mực thật đẹp thì chưa thế thành hiện thực, cậu vẫn phải vẽ những bức tranh bằng nước hay trên vách đá.
Một đêm nọ, khi Mã Lương đang mơ màng đi vào giấc ngủ thì bỗng trong nhà rực lên một ánh hào quang sáng chói. Bước ra từ luồng sáng đó là một ông cụ râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ. Cụ tặng cho Mã Lương một cây bút vẽ và dặn dò rằng:
– Mã Lương, ta tặng cháu cây bút thần này, sở hữu nó cháu sẽ có trong tay rất nhiều phép màu và quyền năng thần kỳ. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã nói: “Chỉ vẽ để giúp đỡ người nghèo khó, và vì người dân nghèo mà cầm bút vẽ”.
Dặn dò xong xuôi, ông cụ vụt biến mất cùng vầng hào quang khiến cho Mã Lương còn chưa kịp nói lời cảm ơn. Tỉnh dậy, Mã Lương ngỡ đây chỉ là một giấc mộng, nhưng lạ thay khi nhìn xuống thì cây bút vẽ đang nằm trong tay mình. Cậu sung sướng reo lên:
– Tuyệt vời quá! Ta đã có bút để tha hồ vẽ rồi!
Mã Lương hào hứng ngay lập tức trổ tài hội họa của mình. Cậu đưa tay vẽ một chú chim, bỗng nhiên từ trong tranh chú chim bay ra và cất tiếng hót lanh lảnh. Cậu vẽ thêm một con cá thì con cá trong tranh biến thành cá thật và quẫy đuôi bơi tung tăng.
– Quả đúng đây là cây bút thần rồi!- Mã Lương vui sướng reo lên.
Ghi nhớ lời hứa với ông tiên trong giấc mơ, hàng ngày Mã Lương vẽ không biết mệt mỏi để giúp đỡ người dân nghèo trong làng. Nhà nào thiếu cày em vẽ cày, thiếu trâu em vẽ trâu, thiếu ruộng em vẽ ruộng…
Một hôm khi đi ngang qua một mảnh ruộng, thấy bác nông dân gầy gò đang gò lưng kéo cày, đất ruộng rắn khiến cho bác nông dân mồ hôi ướt đẫm mà vẫn không cày nổi. Thương bác vất vả, Mã Lương lấy bút ra vẽ một con trâu to khỏe tặng cho bác.
Một tên quan huyện bản tính tham lam nghe ngóng được rằng Mã Lương có trong tay cây bút thần, muốn vẽ gì cũng được, hắn bèn lệnh cho quân lính tới gô bắt Mã Lương giải về. Sau đó hắn ngang nhiên sai bảo cậu vẽ cho hắn thật nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng Mã Lương trẻ tuổi kiên quyết đáp lời:
– Ông có giết tôi thì tôi cũng không vẽ!
Tức giận trước sự cứng đầu của Mã Lương, hắn cho quân giam cậu vào ngục tối bỏ mặc cho cậu chịu đói khát, không cho thức ăn nước uống. Đêm hôm đó tuyết rơi dày, trời lạnh cắt da cắt thịt. Tên quan vui mừng nghĩ thầm trong bụng “Chắc chắn thằng ranh Mã Lương đã chết đói chết rét trong đó rồi, cho đáng đời cái tội cãi lời ta”. Đoạn hắn hí hửng khoác áo ấm mò vào ngục xem cậu giờ ra sao. Không thể tin vào mắt mình, vào đến ngục hắn chứng kiến Mã Lương vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh, cậu đang ngồi sưởi bên đống lửa ấm và ăn những chiếc bánh nướng thơm phức.
Tên quan tức giận sai quân lính chạy vào cướp lấy chiếc bút thần của Mã Lương, nhưng khi vừa tới cửa phòng giam thì đã không thấy Mã Lương đâu nữa, còn lại trong phòng là chiếc thang mà cậu vẽ vẫn còn dựa ở đó. Quan đùng đùng nổi giận hò hét quân lính tức tốc đuổi theo nhưng không sao đuổi kịp vì Mã Lương đã nhanh tay vẽ cho mình một con tuấn mã phóng nước đại cao chạy xa bay khỏi làng.
Vì không muốn để lộ khả năng của mình, Mã Lương đã chạy tới một ngôi làng xa rất xa. Cậu ở lại thị trấn đó và làm nghề vẽ tranh để kiếm sống. Vì không muốn những gì mình vẽ ra lại biến thành thật, nên các bức hoạ vẽ ra đều cố tình khuyết đi một thứ gì đó. Con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân…
Hoàng đế bắt được Mã Lương thì ra lệnh cho cậu vẽ cho hắn những gì hắn muốn. Biết tên hoàng đế này là một kẻ tàn ác chuyên ức hiếp dân lành nên khi hắn bảo vẽ Rồng thì cậu vẽ cho hắn một con tắc kè, hắn sai vẽ chim phượng hoàng thì cậu tặng cho hắn một con quạ đen xấu xí. Hai con tắc kè và quạ hóa thật chui khỏi tranh cắn nhau chí tróe làm hoàng đế tức điên. Hắn cướp cây bút thần và giam Mã Lương vào ngục.
Tên hoàng đế cướp được cây bút thần thì loay hoay vẽ một núi vàng, không ngờ lại thành ra một đống đá, đá từ trên cao rầm rầm rơi xuống làm hắn suýt nữa thì toi mạng.
Biết rằng chỉ có duy nhất Mã Lương mới có thể làm ra được phép màu từ cây bút này, hoàng đế thả Mã Lương ra, ngọt nhạt dùng những lời nịnh nọt hòng dụ dỗ cậu vẽ theo ý hắn. Vì muốn lấy lại cây bút, Mã Lương đã giả vờ đồng ý. Hoàng đế bảo cậu vẽ ra một cây có thể hái ra tiền vàng. Mã Lương múa bút vẽ ra biển cả, sau đó em mới vẽ ra một hòn đảo nhỏ trên đó có cây hái ra tiền vàng.
Hoàng đế lại nhẫn nhịn dụ cậu vẽ cho hắn một con thuyền lớn để lái ra đảo hái vàng trên cây. Mã Lương lại vẽ thuyền đúng như ý hắn. Ngay tắp lự hoàng đế và những tên tham quan vội vàng trèo ngay lên thuyền để ra dảo hái vàng. Mã Lương tiếp tục vẽ ra một cơn gió để đẩy thuyền ra khơi nhanh hơn. Đợi cho thuyền ra xa thật xa bờ, Mã Lương huơ bút vẽ gió nổi rất to, sóng biển cuộn trào dữ dội. Con thuyền chao đảo không thể cự nổi gió to sóng lớn nên đã lật nhào, nhấn chìm cả lũ tham quan và tên hoàng đế tham ác xuống đáy biển sâu.
Sau khi dùng tài năng và trí khôn của mình trừng trị được bè lũ gian ác, Mã Lương lại quay trở về dùng cây bút thần vẽ giúp đỡ dân nghèo.
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Việt Nam Đặc Sắc trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!