Xu Hướng 5/2023 # Truyện Cổ Tích Trung Quốc # Top 13 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Truyện Cổ Tích Trung Quốc # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Trung Quốc được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lão ngày dài – Truyện cổ tích Trung Quốc

Xưa kia ở Trung Quốc, có một lão địa chủ cực kỳ gian tham tại một làng quê nọ. Của cải của hắn nhiều như nước, nhưng lòng tham lam vô đáy luôn luôn xui khiến hắn tìm mọi cách làm giàu thật ráo riết.

Một bữa kia, hắn nằm mơ thấy mình tìm được cách kéo ngày dài thêm sáu tiếng. Từ đó những người thợ cày mỗi ngày sẽ phải làm thêm cho lão sáu tiếng nữa. Nhưng lúc tỉnh dậy thấy đó chỉ là giấc mơ thì hắn cầu trời khấn phật giúp hắn. Thấy thế, những người thợ cày vừa sợ hãi vừa ngán ngẩm. Họ đã phải làm cho lão mười hai tiếng một ngày, bây giờ lại thêm sáu tiếng nữa thì chết mật. Mỗi khi làm lụng quá mệt, họ muốn được nghỉ ngơi, nhưng vừa mới vươn vai, đã nghe tiếng quát của hắn:

– Làm đi! Đồ lười! Chưa đến giờ nghỉ!

Bởi thế một hôm bỗng nghe tin có thầy tu đến nhà lão địa chủ giúp lão kéo dài ngày thêm sáu tiếng, mọi người lo lắng lắm, còn với lão địa chủ thì lại hết sức mừng rỡ, lão chạy ra đón thầy tu vào nhà, mời ăn những món cao lương mỹ vị. Sau khi cơm rượu no say, lão tự mình dọn giường nệm cho thầy tu nằm nghỉ.

Sáng hôm sau, thầy tu tỉnh dậy, lão đã lập cập nói:

– Bạch thầy, lâu nay con ngày đêm cầu trời khấn phật, nhưng hôm nay xin thầy giúp con một việc.

Rồi lão giãi bày ý muốn của lão. Nghe xong thầy tu đáp:

– Thượng đế đã thấu nỗi lòng con. Giờ đây, mọi việc phụ thuộc vào con. Tự con phải làm trước tất cả mọi người, tất cả số giờ con muốn, mà phải làm liên tục, làm xong mới được nghĩ. Tới khi đó ước muốn của con sẽ thành sự thật.

Lão địa chủ nghĩ bụng: “Bọn thợ cày đói khát ngày nào cũng phải làm hai mươi tiếng, còn ta chỉ phải làm một lần hai mươi sáu tiếng thì có sao. Sau đó, ta sẽ bắt bọn chúng phải làm hai mươi sáu tiếng một ngày. Rồi ta sẽ trở nên giàu nhất thiên hạ”

Không chậm trễ, lão địa chủ tham lam đi ra cánh đồng. Thầy tu hộ tống lão. Tên nhà giàu đến chỗ ruộng lạc và cuốc. Giờ đầu, lão làm việc vui vẻ sảng khoái. Giờ thứ hai lão bắt đầu thấy mệt, định nghỉ tay. Nhưng thầy tu khẽ quát:

– Làm đi! Đồ lười! Chưa đến giờ nghỉ!

Lão nhà giàu thở hổn hển tiếp tục công việc. Mặt trời lên tới ngọn tre, lão địa chủ đã đầm đìa mồ hôi. Lão không còn trông thấy cánh thợ cày đã ngừng tay xem lão cuốc. Đã mấy ai trong đời thấy lão làm việc ! Lão địa chủ lấy ống tay áo lau mồ hôi, muốn hỏi thầy tu xem đã làm được bao lâu, nhưng không đủ sức.

Thầy tu lại quát:

– Làm đi! Đồ lười! Nhìn bóng nắng xem, mi mới làm chưa được ba tiếng đồng hồ.

Một đôi lần lão địa chủ vung cuốc lên, người lảo đảo. Lão mệt quá, ngã gục xuống ruộng. Lão vẫn muốn vớ lấy chiếc cuốc nhưng không nâng nổi lên nữa. Lão dừng tay cố bới đất. Tay lão rớm máu, lão hỏi thầy tu:

– Bạch thầy, con đã làm được mấy giờ?

Thầy tu đáp:

– Bốn tiếng nữa mới tới trưa.

Nghe nói vậy, lão ngất lịm.

Mọi người đặt lão lên cáng, đưa về nhà. Ngày hôm ấy không ai làm việc trên cánh đồng của lão. Còn thầy tu cũng biến mất.

Nghe nói ông thầy tu không phải là ai xa lạ, mà là một bác nông dân đóng giả. Từ đó mọi người chế nhạo gọi lão địa chủ là “lão ngày dài”. Mỗi lần trông thấy lão đi trên đường, người ta lại chỉ trỏ bảo nhau:

– Nhìn kìa, Lão ngày dài đang đi đấy!

Bài Giảng Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc)

Cây bút thần ( Truyện cổ tích Trung Quốc) I, Tìm hiểu chung II, Tìm hiểu truyện cổ tích “Cây bút thần” 1. Kiểu nhân vật Mã Lương Mã Lương thuộc kiểu nhân vật mồ côi. Cuộc đời, số phận của chàng diễn biến xoay quanh tài năng đặc biệt của chàng nên có thê coi Mã Lương là nhân vật có tài năng kì lạ. Nhờ tài năng đó, nhân vật vượt qua được những thử thách, thực hiện những ước mơ và chiến thắng cái ác. 2. Những yếu tố giúp Mã Lương vẽ giỏi Khả năng rèn luyện và niềm say mê Yếu tố Thứ nhất Mã Lương học vẽ bằng cách Khi kiếm củi trên núi, em lấy que vạch xuống đất, vẽ theo những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc lên tường, bốn bức dày đặc hình vẽ. Mã Lương đã cho thấy tinh thần học tập miệt mài, không ngại khó, ngại khổ. Không có bút thì cậu sáng tạo ra những phương tiện riêng của con nhà nghèo: bút là que củi, ngón tay, giấy là mặt nước, mặt đất… Chẳng mấy chốc cậu tiến bộ rất nhanh : vẽ chim cá giống như hệt, ngưởi ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Tinh thần học tập, rèn luyện của Mã Lương thật đáng khâm phục, đó là cách khắc phục khó khăn, vươn lên của nhiều trẻ em nông thôn xưa. Yếu tố thứ hai Yếu tố thần kì trợ giúp Một cụ già râu tóc bạc phơ hiền từ như ông Bụt hiện ra, ban thưởng cho Mã Lương cây bút thần. Cây bút thần giúp cậu vẽ nên những điều kì diệu, cứu giúp dân làng, thay đổi cuộc đời. Cây bút thần vẽ thành sự thật mọi điều mơ ước: vẽ con chim có cánh bay lên trời, cất tiếng hót; vẽ con cá vẫy đuôi, trườn xuống sông… Sự xuất hiện kịp thời của yếu tố thần kì trợ giúp cho nhân vật nhưng đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho cậu bé. Qua đó cho thấy vai trò to lớn của nghệ thuật: nghệ thuật phải có sự khổ luyện và tài năng, phải bắt nguồn từ lao động chân chính, người nghệ sĩ phải có tấm lòng trong sáng, hướng thiện, nghệ thuật phải phục vụ cuộc sống. 3. Mã Lương sử dụng cây bút thần Đối với những người dân lương thiện Đối với tên địa chủ Đối với tên vua gian ác Không thể khuất phục được Mã Lương, vua cướp lấy cây bút. Nhưng cây bút trong tay bọn độc ác, tham lam đócũng chẳng vẽ được thứ gì: chúng vẽ núi vàng thì thành núi đá, vẽ thỏi vàng thì thành mãng xà…Điều đó cho thấy, nghệ thuật không thể bắt nguồn từ gian ác, xấu xa, nghệ thuật cũng không phải thỏa mãn lòng tham, sự ích kỉ của một số cá nhân. Cuối cùng 4. Cây bút thần – chi tiết nghệ thuật độc đáo Cây bút thần không chỉ là một đồ vật thần kì mà nó còn thể hiện ước mơ nhiều mặt của nhân dân lao động. Cây tút thần có khả năng to lớn như vị thần đèn (Alađanh và cây đèn thần) giúp cho con người muốn gì được nấy. Cây bút thần có ý nghĩa quan trọng Trong việc thể hiện nội dung cũng Như tiến trình phát triển cốt truyện.

So Sánh Câu Thơ Cổ Trung Quốc Với Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Đề bài: So sánh, phân tích cảnh sắc mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích, Lê chi sổ điểm hoa ( Cỏ thơm liền với trời xanh, Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh ngày xuân trong câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Truyện Kiều) để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du

Mở bài So sánh câu thơ cổ Trung Quốc với Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trung Hoa có một nền văn học vô cùng đồ sộ và được coi là một nền ” văn học già” nhiều thành tựu của thế giới. Vì vậy mà tất yếu, sự phát triển của văn học Trung Hoa ít nhiều sẽ ảnh hưởng, chi phối đến sự phát triển văn học của các quốc gia trong khu vực lân cận, ảnh hưởng không chỉ về đề tài mà cả chất liệu văn học, hình thức thơ ca….Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn học đó. Trong quá trình hình thành và phát triển nền văn học Việt Nam ta có ý thức trong việc kế thừa, chọn lọc những yếu tố văn học phù hợp để tạo tiền đề cho sự phát triển đầu tiên của nền văn học non trẻ nước nhà. Đặc biệt là trong thơ ca trung đại ta có thể thấy rõ được sự kế thừa này, ở đây ta sẽ đi tìm hiểu về ảnh hưởng giữa câu thơ cổ của Trung Quốc với câu thơ mùa xuân trong bài thơ ” Cảnh ngày xuân ” của đại thi hào Nguyễn Du.

Thân bài So sánh câu thơ cổ Trung Quốc với Truyện Kiều của Nguyễn Du

Văn học Trung Đại chính là giai đoạn đầu của nền văn học viết, văn học bác học ở Việt Nam, nền văn học Việt Nam còn non trẻ nên ngay từ khi mới hình thành, các tác gia Trung đại đã có ý thức trong việc vay mượn, kế thừa những giá trị tinh hoa từ văn học Trung Quốc. Điều đáng lưu ý ở đây là chúng ta chỉ kế thừa những giá trị văn hóa tích cực, phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt Nam, sự kế thừa không mang tính rập khuôn, hình thức mà sự kế thừa của dân tộc Việt Nam mang tính sáng tạo, những đề tài, chất liệu, hình thức văn chương được vay mượn từ Trung Hoa đều được sáng tạo, biến tấu cho phù hợp với đặc trưng văn hóa của người Việt.

Việc vay mượn là cần thiết và mang tính quy luật, song dân tộc ta không lạm dụng việc vay mượn đó mà chỉ sáng tạo trên cơ sở tinh hoa của nhân loại, vay mượn có ý thức đã thể hiện được bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Và chứng minh hùng hồn nhất cho bản lĩnh văn hóa tuyệt vời đó chính là sự phát triển không ngừng của nền văn học dân tộc, nhiều tác phẩm nổi tiếng, có giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật cao đã vượt ra biên giới quốc gia và đến được với độc giả của rất nhiều nước trên thế giới, đó là những thành tựu rực rỡ mà chúng ta đạt được trong suốt quá trình sáng tạo không ngừng.

Trở lại với tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, như chúng ta đã biết, truyện Kiều được Nguyễn Du mượn nội dung cốt truyện từ tác phẩm “Kim Vân Kiều Truyện” của nhà văn Thanh Tâm Tài nhân của Trung Quốc, dựa trên câu chuyện về cuộc đời của người con gái tài sắc nhưng bất hạnh Thúy Kiều, Nguyễn Du đã có những sáng tạo mang tính quyết định, từ hình thức văn chương đến việc tỉnh lược, đổi mới nội dung đã khiến tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” vốn nhạt nhòa trở thành đại kiệt Truyện Kiều được nhiều người biết đến, trở thành niềm tự hào của nền văn học dân tộc.

Trong quá trình sáng tác Truyện Kiều, nhà văn Nguyễn Du đã mượn nhiều những điển tích, điển cố, ảnh hưởng bởi những câu thơ cổ của Trung Hoa, một trong số đó có câu thơ:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa”

(Dịch thơ:

Cỏ thơm liền với trời xanh

Trên cành lê có mấy bông hoa)

Cảm hứng về cảnh sắc tự nhiên trong câu thơ cổ của Trung quốc có sự gặp gỡ với hai câu thơ trong bài “Cảnh ngày xuân” của đại thi hào Nguyễn Du, qua sự phân tích các nhà nghiên cứu cho rằng, ý tưởng của hai câu thơ này của Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi câu thơ cổ của Trung Quốc, hay nói cách khác, Nguyến Du đã mượn điển tích trong hai câu thơ cổ để sáng tạo nên câu thơ tả thiên nhiên tuyệt sắc trong Truyện Kiều:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Ở đây, ta có thể dễ dàng bắt gặp điểm gặp gỡ trong cảnh ngày xuân trong thơ Nguyễn Du và câu thơ cổ của Trung Quốc, đó chính là không gian rộng lớn của bầu trời, của những đám cỏ xanh mướt trải dài ra mênh mông và cảnh sắc mùa xuân đều được điểm xuyết bởi những cánh hoa lê tinh khiết. Chính sự gặp gỡ này mà ta có cơ sở để tin rằng Nguyễn Du đã mượn những điển tích trong thơ cổ Trung Quốc để tạo thành những sáng tạo nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Tuy có sự tương đồng nhưng giữa Truyện Kiều và câu thơ cổ của Trung Quốc vẫn có những nét khác biệt riêng, không chỉ ở sắc thái câu thơ mà còn ở ý niệm mà nhà thơ muốn truyền tải.

Trước hết, ta sẽ đi tìm hiểu hai câu thơ trong bài thơ cổ của Trung Quốc, đó là hai câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên thông thường, lấy không gian bầu trời và cảnh sắc dưới mặt đất hòa quyện tạo thành bức tranh thiên nhiên tươi đẹp:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi số điểm hoa”

Qua hai câu thơ này, ta cảm nhận được một diện không gian được mở rộng ra trong tầm mắt, đó là không gian của bầu trời, cỏ non thơm ngát mênh mông dường như đã hòa nhập làm một với không gian của bầu trời, tạo cho chúng ta cảm giác thiên nhiên, cảnh sắc dưới mặt đất và không gian rộng lớn của bầu trời dường như đã có sự hòa nhập làm một, đây là sự hòa nhập tự nhiên đến hài hòa, mang cho con người cảm xúc bất tận. Trên nền xanh bất tận của cỏ thơm được điểm xuyết bởi những bông hoa lê tinh khôi, rực rỡ, sự xuất hiện của mấy bông hoa lê trên nền xanh bất tận ấy trở thành tâm điểm của bức tranh thơ, tạo ra khung cảnh tươi đẹp có phần mơ mộng, lãng mạn. Câu thơ cổ của Trung Quốc đơn thuần chỉ là miêu tả cảnh sắc tự nhiên. Nhưng trong truyện Kiều của Nguyễn Du, sự tươi đẹp của cảnh ngày xuân ấy chỉ là phông nền để cho những nhân vật của truyện xuất hiện.

Trong câu thơ của Nguyễn Du, cảnh sắc thiên nhiên không tĩnh lặng, bất biến như trong câu thơ cổ mà dường như nó có sự vận động hài hòa, phù hợp với tâm trạng hồ hởi, vui tươi của con người trong tiết Thanh minh:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Cùng một chất liệu là bầu trời, cỏ xanh và hoa lê nhưng hai câu thơ ở hai bài thơ lại cho ta cảm giác hoàn toàn khác biệt, nếu như trong câu thơ cổ Trung Quốc, cảnh sắc tĩnh lặng khiến cho chúng ta lưu luyến, muốn lưu giữ, muốn lưu vào tầm mắt trọn vẹn nhất, thì trong câu thơ của Nguyễn Du, những đối tượng của bức tranh thơ là “cỏ non”, và “hoa lê” đều được đảo lên đầu câu, vì vậy mà nó tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn hẳn, người đọc cảm nhận được những ngọn cỏ như vận động trải dài về tận phía chân trời, những cành lê dường như cũng đang dần nở rộ, như reo vui khi tiết trời vào xuân. Vì vậy, ấn tượng mà câu thơ mang lại cho người đọc cảm giác trực diện, người đọc như xuất hiện trong bức tranh thơ và đón nhận từng thay đổi của cảnh sắc ấy.

Kết luận bài văn So sánh câu thơ cổ Trung Quốc với Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tuy có sự tương đồng về ý tưởng, chất liệu nhưng ở mỗi bài thơ khác nhau lại mang những vẻ đẹp hoàn toàn khác nhau. Tuy Nguyễn Du mượn những điển tích của câu thơ cổ của Trung Quốc, nhưng bằng tài năng sáng tạo của mình, nhà thơ đã thổi vào câu thơ của mình cái hồn của sự sống, khiến cho bức tranh thấm đượm những hơi thở của sự sống đầy tinh tế.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM TRUYỆN KIỀU TRUYEN KIEU CẢNH NGÀY XUÂN TẢ CẢNH NGÀY XUÂN THÚY KIỀU Theo chúng tôi

Giáo Án Ngữ Văn 6 Tuần 8 Tiết 31, 32 Văn Học: Văn Bản: Cây Bút Thần (Truyện Cổ Tích Trung Quốc)

(Truyện cổ tích Trung Quốc)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

– Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.

– Kể lại được truyện .

– Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

C. Tiến trình tổ chức dạy – học bài mới

I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong

+ Nêu các thử thách mà em em bé thông minh phải trải qua? Em có nhận xét gì về mức độ các thử thách đó?

+ Cách giải đố của em bé như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa của truyện.

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

Ngày soạn: 3/10/2009 Tiết 31-32 Văn học: Văn bản: CÂY BÚT THẦN (Truyện cổ tích Trung Quốc) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện. - Kể lại được truyện . B. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong II. Bài cũ: + Nêu các thử thách mà em em bé thông minh phải trải qua? Em có nhận xét gì về mức độ các thử thách đó? + Cách giải đố của em bé như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa của truyện. III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu một chuyện cổ tích của đất nước bạn - Trung Quốc, trong đó nhân vật chính cũng rất quen thuộc và trạc tuổi các em. Đó là truyện cổ tích "Cây bút thần". Câu chuyện vừa có sức mạnh của cuộc đấu tranh chống áp bức cường quyền của bọn quan lại vừa mang vẻ đẹp của chất thơ bay bổng " theo dõi 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản I-Đọc và tìm hiểu chú thích - Giáo viên: hướng dẫn đọc chậm rãi, bình tĩnh, thể hiện đúng lời đối thoại. - Cho học sinh đọc chú thích, chú ý chú thích 1, 2, 6 - Hãy tìm các sự việc chính của truyện. " Giáo viên chốt ý bằng bảng phụ - Dựa vào các sự việc chính đó thì theo em bố cục truyện gồm mấy phần? - Căn cứ vào bố cục em hãy kể tóm tắc câu chuyện? 1- Mã Lương kiên trì học vẽ và có cây bút thần 2- Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho người nghèo khổ 3- Mã Lương dùng cây bút thần chống lại tên địa chủ 4- Mã Lương dùng bút thần trừng trị tên vua độc ác 5- Những lời truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần " Tương ứng 5 phần trong bố cục. 1- Đọc văn bản 2- Chú thích 3- Bố cục: 5 phần * Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản II- Tìm hiểu văn bản - Theo em nhân vật chính là ai? Theo khái niệm truyện cổ tích mà em đã học thì nhân vật chính này thuộc kiểu nhân vật nào? - Mã Lương " Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ (cũng có thể thuộc kiểu nhân vật mồ côi hoặc thông minh) - Em hãy kể một vài nhân vật thuộc kiểu này trong truyện cổ tích Việt Nam mà em biết? - Thạch Sanh, Sọ Dừa, Em bé thông minh - Em hãy rút ra đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật này? - Có tài năng kỳ lạ, dùng tài năng của mình để làm việc thiện, chống lại cái ác. - Mã Lương là một trong các kiểu nhân vật đó. Nhân vật Mã Lương gắn với hình ảnh nào xuyên suốt tác phẩm? - Cây bút thần 1- Mã Lương và cây bút thần a- Mã Lương - Đọc thầm phần 1 và cho biết khi chưa có bút thần Mã Lương là một chú bé như thế nào? - Mã Lương mồ côi, nghèo khổ, tự lực kiếm sống - Thông minh, thích học vẽ, mơ ước có cây bút vẽ - Say mê, kiên trì, học vẽ - Ngay trong đoạn mở đầu giới thiệu Mã Lương, em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật của tác giả dân gian? (Gợi ý: Giúp em hiểu về nhân vật ở phương diện nào?) - Nêu được hoàn cảnh sống, đức tính, ước mơ của nhân vật. - Điều đó giúp các em nảy sinh cảm xúc gì trước một chú bé nghèo khổ nhưng vẫn cố gắng vượt hoàn cảnh để kiên trì luyện tập? - Đáng khâm phục " Đáng khâm phục - Sự kiên trì của Mã Lương thể hiện qua những chi tiết nào? - Kiếm củi trên núi, lấy que củi vạch xuống đất lúc cắt cỏ, nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá - Mặt dù vẻ đẹp đến như vậy nhưng tội nghiệp Mã Lương vẫn chưa có được cây bút. Có cây bút vẽ là mơ ước lớn lao của em. Tìm hiểu cốt truyện các em hãy cho biết cây bút thần đã đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào? " Giáo viên giảng giải: Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu, những nhân vật bất hạnh luôn ước mơ và những ước mơ đó truyện cổ tích thường giải quyết bằng những giấc mơ hoặc thực tế- Trường hợp Mã Lương được giải quyết trong mơ. - Trong giấc ngủ, mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ tặng em cây bút bằng vàng sáng lấp lánh. Giấc mơ tan, cây bút có thật - Theo em cây bút thần khác với cây bút thường như thế nào? - Khi dùng bút thần vẽ điều gì thì tất cả đều biến thành thật - Điều này có thật không? " Giáo viên : đây là chi tiết tưởng tượng kì diệu. Hình tượng cây bút thần đã xuyên suốt tác phẩm. - Không có thật b- Cây bút thần Vì sao cụ già không ban cây bút thần cho Mã Lương ngay từ đầu ‚ Vì sao ông cụ lại ban thưởng cây bút thần cho Mã Lương chứ không phải ai khác ƒ Nguyên nhân nào khiến Mã Lương vẽ giỏi. „ Sự thành công của Mã Lương khiến em nghĩ đến những câu tục ngữ, danh ngôn nào? " Giáo viên chốt lại ý chính - Vậy theo em hình tượng cây bút thần có ý nghĩa gì? " Giáo viên chốt ý ở bảng phụ. F Hết tiết 1 - Có cây bút thần Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ? " Giáo viên: đưa tranh lên - Em có nhận xét gì về các đồ dùng mà Mã Lương vẽ cho họ? - Vì sao có bút thần trong tay nhưng không vẽ cho riêng mình và cho những người khổ những của cải vật chất quý báu như vàng bạc, châu báu mà chỉ vẽ những công cụ lao động và những đồ dùng sinh hoạt cần thiết đó? " Chốt ý - Đối với tên địa chủ tham lam và tên vua gian ác, Mã Lương đã vẽ cho họ những gì? - Theo em những chi tiết nghệ thuật nào đặc sắc, lý thú và gợi cảm? - Giáo viên: giữa hai cuộc chiến với tên địa chủ và tên vua là khoảng thời gian ngắn Mã Lương tạm giấu mình, chi tiết "Mã Lương vẽ cò vút bay" là chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đó? - Mã Lương vẽ cái gì cũng thành hiện thực, còn vua vẽ núi vàng " tảng đá, mãng xà Điều đó có ý nghĩa gì ? Cụ già muốn tìm hiểu kỹ về Mã Lương xem Mã Lương có xứng đáng để nhận cây bút thần không. ‚ Qua tìm hiểu ông cụ thấy rằng sự nỗ lực của Mã Lương phải được đền bù xứng đáng để giúp chú bé phát triển tài năng. Đồng thời ông cụ tin tưởng rằng với cậu bé có đức, có tài như thế sẽ dùng vào những việc có ích. ƒ - Do Mã Lương say mê, cần cù, chăm chỉ luyện tập + thông minh và có sẵn năng khiếu hội hoạ (chủ yếu) - Do Mã Lương được thần ban cho cây bút thần „- Có công mài sắt, có ngày nên kim (tục ngữ). - Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng (Danh ngôn) -Hình tượng cây bút thần là: + Biểu tượng kết quả khổ học thành tài của Mã Lương + Phần thưởng xứng đáng cho người có tài, có đức, có chí nhưng thiếu may mắn. + Sự kết hợp giữa tài năng và phương tiện, điều kiện + Chi tiết giàu chất tưởng tượng, bay bổng, diệu kỳ, hấp dẫn, thần thánh hoá tài năng siêu việt của Mã Lương. - Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng " Những dụng cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt bình thường nhưng cần thiết cho người lao động. - Mã Lương quý trọng thành quả lao động, muốn họ tự lực cánh sinh, không dựa dẫm vào người khác thì thành quả lao động mới có giá trị, không muốn họ có thói quen ỉ lại - Địa chủ: Em không vẽ gì dù bị dụ dỗ, doạ nạt, vẽ cung tên trừng trị chúng - Vua: Em vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông, vẽ biển cả gió bão nhấn chìm. - Trong tay Mã Lương có bút thần mới phát huy tác dụng còn trong tay kẻ ác sẽ tạo nên điều ngược lại. - Là Phần Thưởng Xứng Đáng Cho Những Người Có Đức, Có Tài, Có Chí - Tô Đậm Chi Tiết Thần Kỳ, Hấp Dẫn 2 - Mã Lương sử dụng cây bút thần - Giúp người lao động có đầy đủ phương tiện cần thiết để tạo ra của cải vật chất. - Trừng trị những kẻ tham lam, độc ác, trừ hại cho dân. 3 - Chi tiết nghệ thuật đắc sắc. " Vẽ tranh thành hiện thực chứng tỏ tài năng nghệ thuật siêu phàm của Mã Lương, Mã Lương là hiệp sĩ của người lao động. - Bút thần trong tay Mã Lương mới phát huy tác dụng * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. - Mã Lương chăm chỉ, tốt bụng được thần cho cây bút thần còn tên địa chủ tham lam và tên vua độc ác bị trừng trị. Qua kết cục đó em thấy người lao động mơ ước điều gì ? - Tài năng nghệ thuật của Mã Lương được thể hiện qua những mục đích gì? - Truyện đã thể hiện ước mơ gì của con người? - Cho học sinh đọc ghi nhớ. - Về công lý xã hội - Phục vụ nhân dân, trừng trị cái ác. - Mơ về những khả năng kì diệu của con người (có báu vật và phương tiện thần kì để sáng tạo ra tất cả) IV- Tổng kết * Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 85 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập III: Luyện tập - Cho học sinh đọc bài tập 2 gọi học sinh trả lời, ghi điểm 2- Nhắc định nghĩa truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích đã đọc IV. Củng cố: - Tại sao câu chuyện có tựa đề "cây bút thần"? (Cách đặt đề cho truyện bằng việc lấy tên nhân vật có phép màu) - Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có truyện cũng lấy tên vật có phép màu nhiệm để đặt tên cho truyện ? (Chiếc áo tàng hình) - Em có thể đặt tên nào khác cho truyện này ? (Mã Lương; Chú bé hoạ sĩ; Có chí thì nên ) V. Dặn dò: - Học bài - Soạn "Ông lão đánh cá và con cá vàng" - Làm bài tập 1 trang 32 sách bài tập –&—

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Trung Quốc trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!