Xu Hướng 5/2023 # Truyện Cổ Tích Của Anh Em Grimm # Top 14 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Truyện Cổ Tích Của Anh Em Grimm # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Tích Của Anh Em Grimm được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời gian đọc:

8

phút

Lâu nay, người ta vẫn tin rằng truyện cổ tích Grimm được anh em nhà Grimm thu thập lại từ lời kể của những người nông dân chất phác trên khắp nước Đức, và rằng những câu chuyện đó mang đậm tinh thần dân tộc Đức. Tuy đã có nhiều nghiên cứu chứng minh những kết quả trái ngược, những giả thiết mới và đồn đoán vẫn được dấy lên. Điều thú vị là, trong nhiều bản dịch sang tiếng Anh hay các lời dẫn nhập, người ta rất ít đề cập đến cách thức hai anh em Grimm đã dùng để tập hợp những truyện cổ tích. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Họ là ai? Những câu chuyện cổ đó có xuất xứ từ đâu và tại sao chúng lại nổi tiếng tới tận ngày nay?

Jacob Grimm (1785-1863) và Wilhelm Grimm (1786-1859) sinh ra trong một gia đình khá giả có chín anh em. Cha của họ, Philipp Grimm, là một luật sư; còn mẹ, bà Dorothea, là con gái một viên chức thành phố Kassel. Từ nhỏ, hai anh em Grimm đã là những người con ngoan ngoãn và học rất giỏi. Tính tình của họ có đôi chút khác biệt: trong khi người anh Jacob khá hướng nội, nghiêm túc và kiên định thì cậu em Wilhelm lại tỏ ra thân thiện và hòa đồng hơn, dù vậy hai anh em đều rất thân thiết. Sau này, khi đã thành tài, hai anh em Grimm chuyên tâm tìm hiểu về lịch sử ngôn ngữ Đức và có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật, trong đó phải kể đến cuốn từ điển tiếng Đức đầu tiên, tuy nó mới chỉ dừng lại ở vần F. Anh em Grimm không phải là những người viết truyện cổ tích đơn thuần, họ đều là những nhà khoa học trong lĩnh vực lịch sử, tôn giáo, dân tộc học, ngôn ngữ học và phê bình văn học.

Mặc dù anh em Grimm đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu văn học cổ đại và các phong tục tập quán của nước Đức, họ không phải là người đặt nền móng cho bộ môn nghiên cứu văn học dân gian tại nơi đây, cũng không phải là người đầu tiên thu thập và xuất bản những tập truyện cổ. Biết được điều đó, chúng ta sẽ hiểu được hoàn cảnh ra đời của tập truyện này. Đôi khi, những cơ hội nhỏ bé trong cuộc đời lại chính là ngã rẽ của định mệnh.

Năm 1806, Clemens Brentano, tác giả của một tuyển tập các bài hát dân gian với tựa đề Des Knaben Wunderhorn (Tạm dịch: Những chiếc sừng diệu kỳ của chú bé), cùng với Achim von Arnim, một nhà văn, đã tìm tới sự giúp đỡ của Jacob và Wilhelm Grimm, vì lúc đó hai anh em được biết đến là những học giả có kiến thức sâu rộng về văn học dân gian Đức. Brentano hy vọng anh em Grimm có thể giúp đỡ ông thu thập những mẩu truyện dân gian để phục vụ cho một cuốn sách sẽ xuất bản trong tương lai. Họ đã cùng nhau xuất bản thêm phần hai và phần ba của cuốn tuyển tập các bài hát dân gian vào năm 1808. Anh em Grimm tin tưởng hoàn toàn vào kế hoạch đó và chia sẻ những nghiên cứu của mình với các học giả trong ngành. Do vậy, từ năm 1807 đến năm 1812, họ đã thu thập các mẩu truyện cổ với mục đích gửi cho Brentano xuất bản, cũng như qua đó có thêm những bằng chứng lịch sử để hiểu sâu hơn về ngôn ngữ Đức.

Trái ngược với điều mọi người vẫn tin, anh em Grimm không hề thu thập những mẩu truyện bằng cách đến thăm những người nông dân ở vùng nông thôn và ghi lại những câu chuyện họ kể. Phương pháp đầu tiên họ dùng là mời người kể chuyện tới nhà và yêu cầu họ kể lại những câu chuyện, sau đó, anh em Grimm sẽ ghi chép lại sau khi nghe từng truyện hoặc vài truyện. Đa số những người kể chuyện thời đó là những phụ nữ được giáo dục đầy đủ, xuất thân từ các gia đình khá giả hoặc giới thượng lưu. Chúng ta có thể kể đến một nhóm các quý cô trẻ tới từ gia đình Wild ở Kassel (cô Dortchen, Gretchen, Lisette, Marie Elisabeth), mẹ của anh em Grimm – bà Dorothea, hay các quý cô nhà Hassenpflug (cô Amalie, Jeanette, Marie). Họ gặp mặt thường xuyên tại nhà anh em Grimm và kể lại những mẩu truyện họ nghe được từ những cô hầu gái, bà quản gia khi họ còn thơ bé. Năm 1808, Jacob kết bạn với Werner von Haxthausen đến từ vùng Westphalen; rồi năm 1811, Wilhelm đã đến thăm tư gia của Werner và kết thân với một nhóm các quý cô trẻ tuổi gồm Ludowine, Marianne, Jenny, Annette von Droste-Hulfshoff, từ đó ghi lại thêm các mẩu truyện mới. Trên tất cả, người đóng góp nhiều truyện cổ nhất là một người đến từ Hessen, bà Dorothea Viehmann, vợ của một bác thợ may, từng bán hoa quả tại Kassel. Ngoài ra, Johann Krause, một sĩ quan về hưu, cũng thường tới nhà anh em Grimm kể chuyện; đổi lại, ông nhận một vài bộ quần áo cũ. Nhiều truyện cổ có nguồn gốc từ Pháp, do gia đình Hassenpflug có nguồn gốc từ dòng người Huguenot[1] di cư từ Pháp. Những người kể chuyện đó đều đã quen với các mô típ lưu giữ các mẩu truyện bằng cách truyền miệng và ghi chép văn bản, thế nên họ đã kết hợp cả hai phong cách khi thuật lại các câu chuyện. Anh em nhà Grimm cũng lấy những câu chuyện trong sách hay các tạp chí và chỉnh sửa lại cho phù hợp với văn phong của mình.

Năm 1810, khi Brentano yêu cầu anh em Grimm gửi cho ông những ghi chép về truyện cổ, anh em họ đã sao chép ra thành nhiều bản để giữ lại và gửi cho Brentano tổng cộng 49 mẩu truyện. Lí do của việc giữ lại các bản sao là vì họ sợ Brentano sẽ sửa chữa các mẩu truyện theo phong cách thơ mà ông vẫn quen thuộc, trong khi anh em Grimm lại muốn lưu giữ nguyên vẹn công lao sưu tầm của mình cho những nghiên cứu về ngôn ngữ, tập quán sau này, và cũng là để gìn giữ một nét đặc thù của các câu chuyện truyền miệng. Thực tế thì họ không cần lo lắng tới vậy, bởi Brentano đã chẳng hề đụng tới đống bản thảo đó và bỏ chúng tại tu viện Ölenberg ở Alsace. Chỉ tới năm 1920, khi bản thảo đó được tìm ra, các nhà khoa học mới có được những ghi chép bằng tay của anh em Grimm để so sánh, đối chiếu sự khác biệt với các bản in được chính Jacob và Wilhelm chỉnh sửa.

Chuyện gì đến cũng phải đến, sau khi những bản thảo kia bị Brentano ngó lơ, anh em Grimm quyết định sẽ tự mình xuất bản một tập sách. Họ bổ sung thêm nhiều truyện và rất đồng tình với việc các câu chuyện sẽ được phát triển và định hình theo phong cách văn học. Wilhelm chịu trách nhiệm chính về việc chỉnh sửa các mẩu truyện sao cho phù hợp với đối tượng trẻ em sau bản in năm 1815. Tất cả đều chung một chí hướng: Nỗ lực cải biên để các mẩu truyện trở nên uyển chuyển hơn, kết cấu truyện có đầu cuối rõ ràng, thổi hồn khiến câu chuyện trở nên sinh động hơn bằng cách thêm các tính từ, ngạn ngữ, đối thoại trực tiếp, bám vào các mô típ để cốt truyện mạch lạc hơn, loại bỏ các yếu tố khiến truyện mất đi tính nguyên bản. Anh em Grimm cũng học hỏi nhiều từ hai câu chuyện được gửi đến bởi họa sĩ tài danh Philipp Otto Runge. Hai câu chuyện dài đó được viết bằng thổ ngữ phương Bắc với kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, được anh em Grimm coi như hình mẫu lí tưởng của văn học tự sự. Đó chính là Ông lão đánh cá và bà vợ cùng với Dưới bóng cây bách xù.

Năm 1812, ấn bản đầu tiên của truyện cổ Grimm được mang tên Truyện cổ tích cho trẻ em và trong gia đình được ra đời. Ba năm sau, năm 1815, phần hai được tiếp nối với tổng cộng 156 truyện cổ tích. Năm 1819, lần in thứ hai đã được gộp thành một tuyển tập với 170 truyện.  Sau năm 1819, có thêm năm lần in tiếp nối với 69 truyện mới được thêm vào và 28 truyện bị bỏ ra. Lần in thứ bảy vào năm 1857 bao gồm 211 truyện, đây được coi là bản in cuối cùng dưới sự giám sát và chỉnh sửa của Jacob và Wilhelm, cũng như là bản in được sử dụng rộng rãi sau này. Đa số những truyện được thêm vào sau bản in năm 1819 được lấy từ các nguồn văn học. Wilhelm thường dựa vào các dị bản của một truyện để đối chiếu và chỉnh sửa sao cho phù hợp với định hướng ban đầu, dù vậy, chúng vẫn hướng đến các độc giả thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội.

Ban đầu, đối tượng hướng đến của bộ truyện không phải trẻ em theo như tên gọi của nó, nên ngoài hai tập truyện ra còn có phần chú giải học thuật, sau này được in riêng thành một tập. Chính vì tựa đề của bộ sách khiến nhiều người nhầm tưởng đối tượng chính là trẻ em, hai anh em Grimm đã nhận được nhiều phản hồi, phàn nàn về nội dung các câu chuyện. Do đó, từ bản in năm 1819, Wilhelm đã chỉnh sửa để bộ truyện phù hợp hơn với trẻ em, hoặc ít nhất, ông muốn chúng là những bài học cho lứa tuổi nhỏ. Xu hướng thu hút đối tượng trung lưu, có học thức thể hiện rõ nhất trong cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, gọi là Phiên bản nhỏ, tuyển chọn năm mươi câu chuyện từ Phiên bản lớn. Học tập theo bản dịch đầu tiên sang Anh ngữ năm 1823, anh em Grimm đã cho ra mắt Phiên bản nhỏ lần đầu năm 1825 và tạo được tiếng vang lớn. Cuốn sách được tái bản liên tục tới mười lần từ năm 1825 đến năm 1858. Những câu chuyện cổ tích như Cô bé Lọ Lem, Nàng Bạch Tuyết, Công chúa ngủ trong rừng, Cô bé quàng khăn đỏ và Vua Ếch hay Heinrich trung thành đều nhấn mạnh đến các bài học đạo đức cơ bản trong đạo Tin Lành hay mối quan hệ gia trưởng trong xã hội xưa.

Ấn bản của Đinh Tị sử dụng văn bản gốc trong bản in năm 1857, bản in cuối cùng khi anh em nhà Grimm còn sống, và minh họa được sử dụng từ ấn bản năm 1894 của họa sĩ Hermann Vogel. Các bản dịch sẵn có, hoặc không được dịch từ ngôn ngữ gốc, hoặc đã tìm cách hợp lý hóa ngôn ngữ theo cách sử dụng ngày nay và thường phủ nhận các đặc điểm lịch sử của các câu chuyện. Khi chuẩn bị bản dịch hiện tại, tôi đã nỗ lực tôn trọng phong cách ngôn ngữ, lịch sử và tôn giáo của mỗi câu chuyện, cố gắng để làm sao có thể giữ lại hương vị của thế kỷ 19 trong khi cũng chú thích những yếu tố đó để người đọc dễ hiểu hơn. Chính vì những đặc điểm tôn giáo đậm đặc trong các câu chuyện cổ này, tôi mong muốn người đọc phải hiểu được nhân vật đau khổ trong truyện đang cầu xin Chúa Trời hay Đức Mẹ Maria, thay vì đơn giản và thuần Việt hơn trong các bản dịch cũ: kêu Trời. Hơn nữa, những đoạn hội thoại có ít nhiều chất thơ hay vần điệu trong bản gốc cũng được chuyển thể sang thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát trong bản dịch này. Mong rằng với thể thơ thân thuộc với người Việt, mọi người sẽ ghi nhớ những mẩu truyện sâu sắc hơn.

Đối với trẻ em, truyện cổ tích là sợi dây liên hệ đầu tiên với văn học, khi lớn lên, chúng ta đều nhớ những câu chuyện hồi nhỏ mình từng được nghe kể. Truyện cổ tích để lại những ấn tượng sâu sắc và lâu dài nhất trong cuộc đời mỗi con người. Thông qua truyện cổ tích, trẻ em và thanh thiếu niên lớn lên với những bài học giúp phân biệt giữa thiện và ác theo một cách rất tình cảm, sâu sắc. Trẻ nhỏ học được rằng mọi hành động đều có hậu quả. Do đó, những câu chuyện cổ tích thường đề cao công lý và tinh thần trách nhiệm của cá nhân trong một cộng đồng. Truyện cổ tích thúc đẩy sự sáng tạo, đó là nơi trí tưởng tượng bay xa. Không có gì phù hợp hơn việc mang đến cho con cái chúng ta một khởi đầu tốt cho tương lai bằng những câu chuyện cổ tích, như thiên tài Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn muốn con trẻ thông minh, hãy đọc truyện cổ tích cho chúng, nếu bạn muốn chúng thông minh hơn nữa, hãy đọc nhiều truyện cổ tích hơn nữa.”

Dịch giả Nhật Vương

Hamburg, 06.10.2019

[1] Huguenot là những người theo đạo Tin lành Pháp trong thế kỷ 16 và 17 theo đường lối của nhà thần học John Calvin. Nguồn gốc của cái tên Huguenot chưa được xác thực nhưng được cho là bắt nguồn từ việc kết hợp các cụm từ trong tiếng Đức và tiếng Flemish, mô tả việc thờ cúng tại nhà của các tín đồ. Đến năm 1562, có hai triệu người Huguenot ở Pháp với hơn 2.000 nhà thờ. Bị chính quyền Công giáo Pháp đàn áp bạo lực, những người Huguenot đã quyết định đi lưu vong, sự kiện này diễn ra từ năm 1560 – 1760, tạo ra các cộng đồng Huguenot trên khắp châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Phi.

[2] Chủ nghĩa lãng mạn đề cập đến một kỷ nguyên của lịch sử, nghệ thuật với những biểu hiện được phản ánh trong văn học, âm nhạc, nghệ thuật và triết học. Kỷ nguyên của Chủ nghĩa lãng mạn được bắt nguồn từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19, theo đó, thời đại này được chia thành Chủ nghĩa lãng mạn chớm nở (cho đến năm 1804), Đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn (cho đến năm 1815) và Hậu lãng mạn (cho đến năm 1848).

Chấm sao chút:

Đã có 2 người chấm, trung bình 5 sao.

Hãy là ngôi sao đầu tiên của chúng tôi <3

Like this:

Like

Loading…

Những Sự Thật Bất Ngờ Về Truyện Cổ Tích Kinh Điển Grimms

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Giáo sư Maria Tatar ở đại học Havard – biên tập viên, dịch giả, người chú giải cho ấn bản 20 năm của The Annotated Grimms Brothers đã tiết lộ một số sự thật bất ngờ về truyện cổ Grimms.

1. Jacob và Wilhelm Grimms không hề có dự định viết truyện cổ tích cho trẻ con. Đây chỉ là một phần của dự án học thuật để khẳng định và bảo vệ tinh thần của người dân Đức.

2. Nhưng Edgar Taylor, một người Anh, đã dịch và xuất bản những câu chuyện này ở Anh vào năm 1823, và được trẻ con vô cùng yêu thích. German Popular Stories (tạm dịch: Những câu chuyện nổi tiếng ở Đức) trở nên nổi tiếng và tạo cảm hứng cho anh em nhà Grimms biên tập lại tuyển tập sách dành cho đối tượng gia đình. Điều này đã làm nên lịch sử khi ngày nay những câu chuyện của họ giúp củng cố thêm nền văn chương và văn hóa phổ biến ở phương Tây.

3. Anh em nhà Grimms không đi lang thang khắp làng quê, cũng không đương đầu với rừng rậm hay thời tiết khắc nghiệt để lượm lặt những câu chuyện của người nông dân từ mọi ngóc ngách. Nguồn truyện của họ chủ yếu đến từ những người phụ nữ trung lưu, có học thức, đặc biệt giỏi giang. Rất nhiều người đến nhà Grimms và kể lại chuyện của họ một cách thoải mái nhẹ nhàng, ngoại trừ một người lính nghỉ hưu kể câu chuyện của mình để đổi lấy quần áo cũ.

4. Anh em nhà Grimms tiếp tục bổ sung và chỉnh sửa bộ truyện, tái bản lần thứ bảy vào năm 1857. Đó là nền tảng cho mọi phiên bản truyện cổ Grimms được xuất bản ngày nay và bao gồm 210 truyện. Ngoài những chuyện ma thuật quen thuộc, quyển sách này cũng có nhiều thần thoại về tôn giáo, truyện cười và truyện ngụ ngôn.

5. Khi nhận thấy tuyển tập truyện được các độc giả trong gia đình đón nhận, tác giả chỉnh sửa thêm cho phù hợp với đối tượng trung lưu. Một trong những điều đầu tiên Wilhelm thực hiện chính là bỏ các chi tiết gợi cảm. Trong ấn bản đầu tiên của Rapunzel, chính vì Rapunzel mang thai nên mụ phù thủy mới biết đến sự viếng thăm của hoàng tử. Cô nói ” Mẹ đỡ đầu ơi, tại sao quần áo của con lại bị chật, con không mặc vừa nữa“. Trong ấn bản lần thứ 7, không có một chi tiết nào ám chỉ đến hoạt động tình dục của Rapunzel. ” Mẹ đỡ đầu ơi, tại sao kéo mẹ lên lại khó hơn kéo hoàng tử? “

6. Một trong những câu chuyện mà Grimms loại bỏ sau ấn bản đầu tiên là Hans Dumm. Câu chuyện kể về người đàn ông có khả năng biến phụ nữ có thai chỉ bằng việc ước điều ước.

7. Anh em nhà Grimms cũng thay đổi truyện theo nhiều hướng khác, như bổ sung các chi tiết về đạo Kitô giáo, từ ngữ dân gian, và nhấn mạnh vai trò giới tính mà khán giả của họ chấp nhận. Họ trau chuốt và mở rộng các cảnh bạo lực, thường chọn các phiên bản xấu xa hơn là kết thúc có hậu.

8. Trong vài phiên bản của Rumpelstiltskin, Rumpelstiltskin trốn thoát bằng một cái thùng hay chỉ đơn giản là bỏ chạy, như trong ấn phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, trong ấn bản năm 1857, ông ấy la hét và “trong cơn thịnh nộ, ông đã dậm chân phải mạnh đến nỗi nó văng đến tận eo. Sau đó, quá giận dữ, ông nắm chân trái bằng hai tay và xé cả người thành hai mảnh.”

9. Trong bản Cô bé Lọ Lem của Pháp, Lọ Lem tha thứ cho hai người chị kế và tìm chồng tốt cho họ. Nhưng trong phiên bản của Grimms thì khác. Đầu tiên, cả hai người chị cắt bỏ phần bàn chân để thử giày, và hoàng tử chỉ phát hiện họ không phải cô gái chàng tìm khi một chú bồ câu nói rằng chân họ bị chảy máu. Khi hoàng tử tìm được Lọ Lem, những chú chim bồ câu này đã khoét mắt của những người chị kế.

11. Đừng lo về việc phải hôn một con ếch. Trong Hoàng tử ếch của Grimms, con ếch biến thành hoàng tử không phải vì nụ hôn mà khi công chúa ném nó vào bức tường trong phòng ngủ. Ngay lập tức, nàng được diện kiến hoàng tử và cả hai cùng đi ngủ. Trong các phiên bản về sau, tác giả nhà Grimms đã “đứng đắn” hơn khi sửa đổi thành chi tiết “tại buổi đấu thầu của cha cô”, hoàng tử trở thành “người chồng và bạn đời” của cô gái.

13. Vì ý định ban đầu của Grimms nhằm bảo vệ nền văn học dân gian của Đức, Đức quốc xã đã cố gắng chiếm đoạt Children’s and Household Tales cho mục đích ý thức hệ của mình.

14. Các tác giả như Margaret Atwood, Angela Carter và Anne Sexton đã chỉnh sửa và chuyển thể truyện cổ Grimms thành truyện ngắn, thơ và tiểu thuyết. Điều này có tác dụng tích cực đến việc phân tích chuyện cổ tích và ảnh hưởng của chúng, đặc biệt là ảnh hưởng lên các điều kiện giới tính.

15. Khi truyện cổ tích ra đời, các dị bản cũng ra đời. Trên thực tế, Tatar cho biết, không hề có “bản gốc” của một câu chuyện cổ tích. Vậy nên khi Jon Scieszka viết một bài chế giễu The Stinky Cheese Mann và Other Fairly Stupid Tales, ông đã thay đổi từ ngữ nhưng vẫn giữ cốt truyện. Truyện cổ tích thu hút các giá trị văn hóa về thời gian và địa điểm, và các phiên bản khác nhau cho chúng ta biết nhiều giá trị khác nhau của người kể, cũng như cách họ dựa vào các giá trị để kể nên câu chuyện của mình.

16. Đúng là một sự trùng hợp thú vị khi các anh em nhà Grimm kể chuyện cổ “grim”. Trong tiếng Đức và tiếng Anh, “grim” có nghĩa là tàn bạo, độc ác, tức giận hoặc khắc nghiệt.

17. Nhưng các câu chuyện có thật sự tàn bạo đến vậy? Theo Tatar, hầu hết 210 câu chuyện đều kết thúc có hậu. Truyện The Children Who Played Butcher With Each Other là một ngoại lệ.

18. Hầu như tất cả các câu chuyện đều ca ngợi sự khôn ngoan, can đảm và kiên cường.

19. Mùa hè năm ngoái, một nhà lưu trữ người Đức đã khám phá ra 500 câu chuyện cổ tích “mới” đã được Franz Xaver xon Schonwerth – một đồng nghiệp của anh em nhà Grimms, sưu tập trước đây. Tatar cho biết, trong tuyển tập đó có các phiên bản nam của Cô bé Lọ Lem, Công chúa ngủ trong rừng, và Bạch Tuyết. Liệu anh em nhà Grimms có biết đến các phiên bản này và loại chúng ra khỏi tuyển tập của mình? Chúng ta không bao giờ biết được…

Truyện Cổ Tích Trong Tiếng Tiếng Anh

Giờ đây tất cả mọi thứ cứ như một câu truyện cổ tích.

Now this might sound like a fanciful tale.

QED

Không có những huyền thoại, không có truyện cổ tích.

No legends, no fairytales.

ted2019

Cha biết ảnh đã cứu con, như một hiệp sĩ trong truyện cổ tích chưa?

You know he rescued me, like a knight in a fairy tale?

OpenSubtitles2018.v3

Nó không phải truyện cổ tích.

They’re not fairy tales.

OpenSubtitles2018.v3

Họ có bài hát, thơ, tiểu thuyết, điêu khắc, tranh, thần thoại, truyện cổ tích.

They have songs, poems, novels, sculptures, paintings, myths, legends.

QED

Truyện cổ tích gì cơ?

What’s the legend?

OpenSubtitles2018.v3

Sãn sàng đọc truyện cổ tích?

Ready for some fairy tales?

OpenSubtitles2018.v3

Những truyện cổ tích Viễn đông

Legends of the Far East

jw2019

Kể như truyện cổ tích ấy.

You can tell it like a fairytale.

OpenSubtitles2018.v3

À, trước tiên thì, đây không phải là truyện cổ tích.

Well, first off, it’s not a legend.

ted2019

That has nothing to do with fairy tales.

OpenSubtitles2018.v3

Truyện cổ tích rất lâu đời này có vẻ giống truyện Nước Lụt trong Kinh-thánh.

This very old legend is somewhat similar to the Biblical account of the Flood.

jw2019

Chỉ là truyện cổ tích thôi mà.

It’s just a legend.

OpenSubtitles2018.v3

Đây không phải truyện cổ tích.

This is no story.

OpenSubtitles2018.v3

Chú phải đọc truyện cổ tích cho cháu nghe đấy, cháu rất thích nghe chú kể chuyện.

I’m dying to hear you read to me soon.

QED

Tại Ấn Độ có truyện cổ tích về trận nước lụt nói rằng người sống sót là Manu.

In India there is a Flood legend in which Manu is the human survivor.

jw2019

Rồng chỉ có trong truyện cổ tích cho trẻ con thôi.

The only dragons are in children’s stories.

OpenSubtitles2018.v3

Tôi không thể tin con trai tôi là kẻ xấu trong truyện cổ tích điên rồ của anh.

I just can’t believe that my son’s the bad guy in this fuckin’demented fairy tale of yours.

OpenSubtitles2018.v3

Trận Nước Lụt trong truyện cổ tích thế giới

The Flood in the Legends of the World

jw2019

Nhưng một đám cưới như trong truyện cổ tích.

Ah, but the wedding was something out of a fairy tale.

OpenSubtitles2018.v3

Đó chỉ là một câu truyện cổ tích thôi.

It’s an old wives’tale.

OpenSubtitles2018.v3

Và tầm quan trọng của nội dung trong truyện cổ tích thời thơ ấu là gì?

And what is the significance of a detail in a childhood legend?

ted2019

Từ khi còn nhỏ, tôi rất say mê truyện cổ tích Hy Lạp về con ngựa thành Troa.

Since my youth I have been intrigued with the Greek legend of the Trojan horse.

LDS

đúng như truyện cổ tích.

Or so the legend goes.

OpenSubtitles2018.v3

Bây giờ anh đang kể truyện cổ tích gì vậy?

Is he going off talking about a legend or something?

OpenSubtitles2018.v3

Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Song Ngữ Việt – Anh: Pinocchio

Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Song Ngữ Việt – Anh: Pinocchio – Chú Bé Người Gỗ Pinocchio

Pinocchio là một chú bé người gỗ do bác thợ mộc Gepetto tạo ra. Chú bé gỗ lười biếng, ham chơi, hay nói dối nên luôn làm phiền lòng cha và những người yêu quý mình. Trải qua một cuộc phiêu lưu thật dài và nguy hiểm, Pinocchio đã nhận ra những thói xấu của mình và quyết tâm sửa đổi. Cô tiên vàng đã dành cho cậu một phần thưởng xứng đáng: Trở thành một con người thực sự.

Bộ sách gồm những câu chuyện cổ tích nổi tiếng của thế giới được kể bằng hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh. Phần dịch tiếng Việt không dịch sát từng từ mà chuyển ý linh hoạt, phù hợp với văn phong tiếng Việt. Phần tiếng Anh ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học ngoại ngữ hiệu quả

Sách

Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Song Ngữ Việt – Anh: Pinocchio – Chú Bé Người Gỗ Pinocchio

của tác giả

Daniel Howarth; Arianna Candell

, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

Pinocchio là một chú bé người gỗ do bác thợ mộc Gepetto tạo ra. Chú bé gỗ lười biếng, ham chơi, hay nói dối nên luôn làm phiền lòng cha và những người yêu quý mình. Trải qua một cuộc phiêu lưu thật dài và nguy hiểm, Pinocchio đã nhận ra những thói xấu của mình và quyết tâm sửa đổi. Cô tiên vàng đã dành cho cậu một phần thưởng xứng đáng: Trở thành một con người thực sự.Bộ sách gồm những câu chuyện cổ tích nổi tiếng của thế giới được kể bằng hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh. Phần dịch tiếng Việt không dịch sát từng từ mà chuyển ý linh hoạt, phù hợp với văn phong tiếng Việt. Phần tiếng Anh ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học ngoại ngữ hiệu quả

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Tích Của Anh Em Grimm trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!