Bạn đang xem bài viết Truyện Cổ Andersen Vs Truyện Cổ Grim được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện cổ Andersen vs Truyện cổ Grim là Hai bộ truyện cổ tích mà tôi cho rằng hay nhất thế giới trong tất cả các bộ truyện cổ tích. Và đây chắc chắn sẽ là 2 bộ truyện không thể thiếu trong tủ sách nhà bạn. Nếu bạn đã có 1 bộ truyện rồi thì đừng chần chừ mà hãy mua ngay bộ còn lại.
Hồi nhỏ, tôi cũng giống như tất cả những đứa trẻ con khác, được đọc và nghe kể rất nhiều truyện cổ tích, không chỉ của Việt Nam mà còn của rất nhiều nước trên thế giới, và 2 bộ truyện mà tôi thích nghe cũng như thích đọc nhất, đó là truyện cổ Andersen và truyện cổ Grim
Ban đầu tôi không thích truyện cổ Andersen lắm, mà chỉ thích truyện cổ Grim bởi Truyện cổ Grim đọc luôn có cảm giác thư giãn, vui vẻ, vẫn có yếu tố phép thuật, thần thoại, có sự hồi hộp, gay cấn nhưng luôn luôn kết thúc có hậu theo cách hiểu của trẻ con, đúng như những gì mà bọn trẻ vẫn nghĩ về truyện cổ tích lúc đó. Kiểu như là hoàng tử cuối cùng phải lấy công chúa, người tốt luôn được giúp đỡ một cách rất kỳ diệu, người xấu phải bị trừng phạt..v..v.. Truyện cổ Grim rất phù hợp để bạn kể cho những em bé khoảng từ 3 tuổi trở lên.
Tuy vậy thì càng lớn lại càng thấy Truyện cổ Andersen rất hay và ý nghĩa, hồi bé không thích vì thường các câu chuyện trong truyện cổ Andersen có cái kết khá buồn và tác giả thường đặt những nội dung có ý nghĩa sâu sắc đằng sau mỗi câu chuyện cổ tích, mà những nội dung ấy đôi khi trẻ con vẫn chưa hiểu được.
Truyện cổ Andersen có mang nhiều yếu tố đời thực, sâu sắc và cần có sự suy ngẫm, phù hợp với những bé lớn hơn khoảng từ 8 tuổi trở lên.
Hai cuốn truyện cổ tích với tác giả khác nhau, truyện cổ Grim tác giả anh em nhà Grim, người Đức còn truyện cổ Andersen là của Hans Christian Andersen, người Đan Mạch. Hai bộ truyện được viết vào thời gian khác nhau với hai phong cách hoàn toàn khác nhau nhưng lại là một cặp truyện bổ trợ cho nhau một cách hoàn hảo. Dường như những điều còn thiếu ở bộ truyện này lại được tìm thấy ở bộ truyện kia và ngược lại. Chính vì vậy tôi mới viết ở đầu bài viết này là nếu bạn đã có 1 bộ truyện rồi thì đừng chần chừ mà hãy mua ngay bộ truyện còn lại. Tuổi thơ của các bạn nhỏ có lẽ không thể thiếu được 2 bộ truyện cổ tích này.
Những câu chuyện trong truyện cổ Grim và Truyện cổ Andersen đã được dựng thành rất nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng giúp cho các nhân vật trong truyện cổ tích trở nên sống động và gần gũi, gắn bó hơn với cuộc sống thực tế như: Nàng tiên cá, Bà chúa tuyết, Em bé bán diêm trong Truyện cổ Andersen hay Cô bé lọ lem, Người đẹp ngủ trong rừng, Nàng Bạch Tuyết trong Truyện cổ Grim.
Bạn có thể đặt sách online có giảm giá ở những trang đặt sách uy tín sau:
Tác giả sưu tầm: Anh em nhà Grimm: Jacob và Wilhelm
Nhiều NXB ( Ưu tiên chọn NXB Văn học)
ĐẶT SÁCH ONLINE
Giảm đến 35%
(Giá bìa: Từ 125.000đ)
ĐẶT SÁCH GIẢM GIÁ 1
ĐẶT SÁCH GIẢM GIÁ 2
ĐẶT SÁCH GIẢM GIÁ 3
ĐẶT SÁCH GIẢM GIÁ 4
Chọn mã miễn phí vận chuyển, giảm giá để nhận được sách chất lượng và
giá rẻ nhất
.
Nếu quan tâm đến các bài viết của chúng tôi, bạn cũng có thể ấn nút “Theo dõi” để cập nhật các thông báo về bài viết mới nhất của chúng tôi qua email.
4.2
/
5
(
5
bình chọn
)
Chia sẻ
Sự Thật Về Truyện Cổ Grim Nguyên Bản
Tuổi thơ của mỗi người chúng ta có lẽ ai cũng từng đọc, hay được nghe kể qua những truyện cổ tích như là Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, Cô Bé Lọ Lem , Nàng Công Chúa Ngủ Trong Rừng, v.v…, Những câu truyện đã để lại trong mỗi ký ức tuổi thơ thật đẹp đẽ thánh thiện và lãng màng, cho chúng ta những hoài bão về một thế giới quanh ta biết bao điều kỳ diệu, huyền bí,… mà trong tiềm thức xa xưa của những đứa trẻ, đều ước ao mình trở thành những Nàng công chúa xinh đẹp, những Hoàng Tử khôi ngô tuấn tú,…Nhưng có một sự thật mà ít người biết đến đó là thực tế thì những truyện cổ tích như thế đều dựa trên những mẩu chuyện đầy máu me, ghê rợn, và tất nhiên là những mẩu chuyện này hoàn toàn không dành cho trẻ con. Thật sự thì từ những phiên bản đầu tiên của truyện cổ Grim cũng không phải dành cho trẻ con. Anh em nhà Grimm đi góp nhặt những mẩu chuyện cổ truyền miệng trong dân gian với mục đích ban đầu là giữ gìn truyền thống kể chuyện theo kiểu truyền miệng của người Đức. Rồi sau đó, anh em nhà Grimm mới bắt đầu sửa lại và làm giảm bớt đi những chi tiết ghê sợ trong những câu chuyện góp nhặt của họ. Trong đó những bà mẹ độc ác sẽ biến thành những bà mẹ kế xấu xa, những cặp tình nhân chưa cưới sẽ không quan hệ tình dục với nhau, những ông bố đồi bại được đổi thành những con quỷ. Và đây là vài ví dụ tiêu biểu của một số những truyện cổ tích phổ biến nhất
Hoàng Tử Ếch
(The Frog King)
Hầu hết mọi người đều đọc phiên bản hoàng tử ếch biến thành người nhờ vào nụ hôn của nàng công chúa. Nhưng ở phiên bản gốc thì thực tế là cô công chúa đã hất con ếch đập vào tường, và sau đó ếch biến thành người.
Cô Bé Quàng Khăn Đỏ
(Little Red Riding Hood):
Phiên bản mà chúng ta hay gặp là có người thợ săn đi ngang qua mổ bụng con sói cứu hai bà cháu.
Tuy nhiên người thợ săn là một chi tiết mới được thêm vào sau này. Còn trong một phiên bản trước, của Pháp (được góp nhặt bởi Charles Perrault), câu chuyện đơn giản là cả hai bà cháu đều bị sói ăn thịt. Hết chuyện. Một phiên bản trước nữa là con sói đã lột sạch quần áo của cô bé quăng vào lửa rồi dụ cô bé lên giường cùng nó, sau đó cô bé đã giả vờ đi vào buồng tắm rồi tẩu thoát được.
Tuy nhiên, phiên bản rùng rợn nhất, kinh dị nhất là phiên bản từ cái thời trước khi câu chuyện đến được với Perrault và anh em nhà Grimm. Trong phiên bản này, con sói xẻ thịt bà của cô bé ra, rồi sau đó khi cô bé đến thì nó đã mời cô bé vào bàn dùng bữa tối với các món ăn là thịt và máu của bà cô bé. Cô bé vì đói nên đã lao vào ăn ngon lành, và sau đó con sói thịt luôn cả cô bé. Câu chuyện chấm hết.
Khi nói về kết thúc của truyện cổ tích thì đây là một trong những kiểu mẫu được ưa chuộng nhất. Đây cũng là ước mơ của các cô gái với mong muốn được vươn lên từ bần cùng để trở thành một cô công chúa xinh đẹp lộng lẫy. Như chúng ta đều biết, Lọ Lem có bà mẹ kế và hai bà chị kế rất ghét cô ta, bắt cô ta làm quần quật cả ngày. Cho đến một hôm bà tiên hiện ra cho cô ta quần áo đẹp cùng chiếc xe quả bí để đến dự lễ hội và ở đó cô đã phải lòng chàng hoàng tử. Khi đồng hồ điểm lúc 0:00 thì cô ta phải quay trở về, trong lúc chạy thì cô đã làm rơi chiếc giày thủy tinh. Sau đó hoàng tử mở đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem cũng đến thử nhưng không vừa, chỉ có Lọ Lem là vừa, và từ đó cô cùng hoàng tử sống bên nhau hạnh phúc.
Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm thì trong đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem đến thử, người thì cắt ngón chân, người thì cắt gót chân, để vừa với chiếc giày. Tuy nhiên con chim của Lọ Lem đã mách cho hoàng tử biết, và cuối cùng chỉ có Lọ Lem là thử vừa. Sau đó hoàng tử cho mấy con chim mổ mắt của hai bà chị kế và bà mẹ của Lọ Lem để trừng phạt.
Nhân tiện nói thêm, trong truyện này, cho dù có bỏ qua mấy chi tiết rùng rợn, thì cũng có vài chi tiết nếu nhìn kỹ thì thật sự không thích hợp để giáo dục trẻ nhỏ. Lọ Lem là cô gái không có ý chí vươn lên, công việc duy nhất cô ta làm là ngồi đó và mơ mộng. Cô ta mơ mộng chỉ mỗi chuyện lấy được hoàng tử. Và vị hoàng tử đó liệu có thật sự yêu Lọ Lem, vì anh ta không hề nhìn thấy một Lọ Lem dưới vẻ ngoài nhếch nhác, cái mà anh ta thấy là một Lọ Lem lộng lẫy xinh đẹp nhờ vào phép thuật. Điều gì xảy ra khi phép thuật tan biến?! Rõ ràng những chi tiết đó dễ truyền tải đến một thông điệp sai lầm dành cho trẻ em.
Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn
(Snow White and Seven Dwarves)
Câu chuyện này thì quá đỗi quen thuộc với tất cả mọi người. Một nàng Bạch Tuyết sống cùng với bảy chú lùn, rồi bị bà mẹ kế *** hại bằng trái táo độc, rồi có một chàng hoàng tử ghé ngang qua trao nụ hôn cứu sống nàng, cuối cùng cả hai sống hạnh phúc bên nhau. Một kết thúc quá đẹp.
Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm thì bà hoàng hậu mẹ kế của Bạch Tuyết thật ra chính là mẹ ruột của cô ta. Và bà hoàng hậu này có thói quen ăn thịt người. Bà ta đã sai người đi giết Bạch Tuyết và mang tim về không phải chỉ để làm bằng chứng Bạch Tuyết đã chết, mà vì bà ta muốn ăn chúng, không những tim, mà bà ta còn yêu cầu cả gan, phổi cùng với những bộ phận khác. Khi nàng Bạch Tuyết chết nằm trong cỗ quan tài, có một vị hoàng tử ghé ngang qua và mang cỗ quan tài đi, chẳng có nụ hôn nào ở đây cả. Vị hoàng tử này muốn làm gì với xác chết của một cô gái, điều này thì chắc cũng có thể liên tưởng được.Khi mang cỗ quan tài này, do người của hoàng tử đó vấp phải đá làm cỗ quan tài bị sốc, trái táo văng ra ngoài, và Bạch Tuyết sống lại.
Còn có nghi vấn việc Bạch Tuyết thực ra chỉ mới có 7-8 tuổi, vì lúc bắt đầu câu chuyện ở phiên bản gốc thì đó là lúc Bạch Tuyết 7 tuổi. Khi kết thúc câu chuyện, không có chi tiết nào cho biết Bạch Tuyết đã trưởng thành, vậy phải chăng vị hoàng tử đó thích trẻ em?!
Và trong phiên bản của Grimm có một chi tiết khá hãi hùng ở kết chuyện: bà hoàng hậu bị buộc phải mang đôi giày sắt đã được nung đỏ lên, rồi nhảy múa cho đến chết.
Phiên bản quen thuộc: một nàng công chúa bị lời nguyền phải ngủ cả trăm năm. Rồi một chàng hoàng tử ghé qua, trao cho nàng nụ hôn, lời nguyền bị hóa giải, hai người sống với nhau hạnh phúc.
Tuy nhiên, ở phiên bản Pháp của Perrault, thì còn có phần hai. Đó là khi chàng hoàng tử, lúc này là vua, đưa cô công chúa kia về lâu đài. Nhưng bà mẹ của vị vua này, rất thích ăn thịt người, đặc biệt là thịt trẻ con. Thế là trong lúc vị vua đó phải ra ngoài chiến trường, thì bà ta sai người đưa nàng công chúa kia, giờ đã là hoàng hậu, về miền quê để tiện đường ăn thịt hai đứa con của cô gái. Tuy nhiên người đầu bếp đã lừa được bà ta, và giấu hai đứa bé ở nhà ông ta. Bà này sau khi tưởng đã ăn được hai đứa bé, đã tính ăn luôn người đẹp hoàng hậu kia. Một lần nữa ông đầu bếp giấu luôn cả hoàng hậu và hai đứa bé trong nhá ông ta, nhưng rồi cũng bị bà ta phát hiện. Bà ta chuẩn bị một cái nồi lớn chứa mấy con vật ghê rợn như rắn rít trong đó dùng để nấu cùng lúc hai đứa bé, hoàng hậu, và ông đầu bếp kia thì vị vua trở về đúng lúc. Thế là bà ta uất ức quá tự nhảy vào nồi và bị mấy con vật trong nồi bâu vào ăn thịt.
Trong một phiên bản cổ hơn của Ý, thì khi chàng hoàng tử bắt gặp công chúa đang ngủ, anh ta không cưỡng lại được vẻ đẹp của cô gái nên đã cưỡng hiếp cô. Kết quả sau đó cô công chúa có thai và hạ sinh hai đứa con, ngay khi đang ngủ. Một hôm, một trong hai đứa bé đó mút ngón tay của cô, và làm rơi ra mảnh vụn, cái đã khiến cô ngủ đi hàng trăm năm, khi mảnh vụn rơi ra thì cô cũng tỉnh lại.
Nàng Tiên Cá
(The Little Mermaid)
Trong phiên bản quen thuộc của Disney, thì kết thúc cuối cùng nàng tiên cá thành người mãi mãi và lấy được chàng hoàng tử.
Còn trong phiên bản gốc của Andersen, bà phù thủy đã cảnh báo nàng tiên cá trước khi lấy đi giọng nói cô ta và biến đuôi thành đôi chân, rằng nếu không lấy được chàng hoàng tử thì cô ta sẽ chết và biến thành bọt biển. Tuy nhiên chàng hoàng tử không yêu nàng tiên cá, mà cưới người khác. Và cô ta có nhiệm vụ phải giết chàng hoàng tử nếu muốn được lấy lại đuôi và sống thêm 300 năm nữa, bằng không sẽ bị chết lúc mặt trời mọc. Nàng tiên cá không đành lòng làm chuyện ấy, và trong lúc tuyệt vọng, cô ta đã tự tử bằng cách gieo mình xuống biển sâu.
Điều Khác Biệt Trong Truyện Cổ Tích Của Andersen
Truyện cổ tích của Andersen từng bị giới phê bình cho là thiếu chuẩn mực, không có tính giáo dục với thiếu nhi. Tuy vậy, độc giả lại say mê các câu chuyện mà Andersen viết.
Tôi còn nhớ thuở học tiểu học, tôi được bố mua cho hai tập Truyện cổ Andersen, rất dày và giấy đen xì. Tôi nằm bò trên giường, lấy một cái gối nhỏ kê tay, hướng ra khung cửa sổ có đồng lúa xanh phía bên ngoài và mê mải đọc, có khi mải đọc làm cháy cả nồi cơm.
Nàng Li dơ và bầy chim thiên nga, nàng tiên cá, nữ thần băng giá, những mụ phù thủy… trong thế giới truyện cổ của Andersen đã làm cho tuổi thơ thiếu thốn sách vở của tôi thêm nhiều màu sắc. Đã mấy chục năm qua, tôi vẫn nhớ rõ những câu chuyện đó trong đầu.
Khi nhà văn là “kho báu quốc gia”
Nhã Nam vừa phát hành bộ Truyện cổ Andersen toàn tập, in bìa cứng rất đẹp. Nhưng trước Nhã Nam cũng đã có nhiều đơn vị khác xuất bản rồi, như Kim Đồng, Đông A, Liên Việt, Đinh Tị. Nghĩa là trên thị trường xuất bản hiện nay có nhiều bộ Andersen lưu hành. Điều đó có nghĩa rằng Truyện cổ Andersen vẫn được trẻ em yêu mến và chưa bao giờ mất đi giá trị của nó.
Hans Christian Andersen là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch. Ông sinh năm 1805, mất năm 1875, tác giả của nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, và đặc biệt là những câu chuyện cổ tích được yêu mến trên toàn thế giới.
Anderen sinh ra trong gia đình nghèo, bố là thợ giày, chỉ học hết tiểu học, mẹ là thợ giặt, mù chữ. Bố của ông thích đọc và những cuốn sách trong nhà đã nuôi dưỡng tình yêu văn chương cho con trai. Năm Andersen 11 tuổi, cha mất, mẹ tái giá, Andersen được gửi vào một trường học cho trẻ em nghèo.
Từ đây, ông bắt đầu phải tự nuôi thân. Ông làm thợ học việc cho một người thợ dệt, rồi thợ may. 14 tuổi, Andersen tới thủ đô Copenhagen kiếm việc. Ông muốn trở thành một ca sĩ, bởi sở hữu chất giọng cao vút hiếm thấy. Ông được nhận vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch nhưng đến tuổi vỡ giọng thì giấc mơ âm nhạc đành phải dừng lại, bởi giọng hát không còn như trước. Từ đây, Andersen tập trung việc viết.
Mới đây, năm 2012, người ta tìm thấy một tác phẩm cũng được cho là đầu tay của Andersen có tên Cây nến quý báu, viết trong giai đoạn 1819-1825, khoảng giữa thập niên 1820. Năm 24 tuổi, ông bắt đầu nổi tiếng với các truyện ngắn và thơ.
Từ năm 1835, tức năm 30 tuổi, Andersen bắt đầu viết các câu chuyện cổ tích, một thể loại mới trong sự nghiệp viết của ông. Tuy nhiên, những câu chuyện ban đầu không được giới phê bình đón nhận. Họ không thích phong cách của ông mà họ cho là thiếu chuẩn mực, thậm chí vô đạo đức, vì bấy giờ quan niệm văn học cho trẻ con là để giáo dục chứ không phải để giải trí.
Gặp sự phê bình khắc nghiệt nhưng Andersen không dừng lại và vẫn xuất bản tiếp. Tuy giới phê bình không ca ngợi, độc giả cả người lớn và trẻ em đều thích mê các câu chuyện ông viết. Tác phẩm của ông được đón nhận trong nước, khắp châu Âu và thế giới, khiến Andersen được hưởng vinh quang của nghề viết ngay khi còn sống mà không phải nhà văn nào cũng có được.
Andersen mất năm 1875, chính phủ Đan Mạch tôn vinh ông là “kho báu quốc gia”. Từ năm 1956, Tổ chức quốc tế về sách cho người trẻ IBBY đã thành lập Giải Hans Christian Andersen. Đây được coi là giải thưởng cao nhất dành cho văn học thiếu nhi, thậm chí còn được gọi là giải Nobel cho văn học thiếu nhi. Năm 1967, Tổ chức quốc tế về sách cho người trẻ IBBY đã chọn ngày 2/4 hàng năm – ngày sinh của Andersen – là Ngày Sách Thiếu nhi Quốc tế.
Muôn kiểu viết truyện cổ tích
Cổ tích là sáng tác dân gian, được truyền miệng hoặc ghi chép, có từ rất lâu đời. Đây là truyện hư cấu và có yếu tố thần kỳ. Truyện cổ tích thường mang trong nó một bài học đạo đức nào đấy, răn dạy con người ta sống lương thiện, tử tế, kết thúc câu chuyện thường có hậu, nghĩa là cái ác bị tiêu diệt và người tốt được đền bù và có cuộc sống viên mãn.
Nhưng có nhiều nhà văn cũng viết truyện cổ tích dựa trên một vài đặc trưng của thế loại này. Chúng ta có thể kể đến một vài nhà văn viết cổ tích nổi tiếng như. Charles Perrault người Pháp thế kỷ 17, các truyện nổi tiếng là Người đẹp ngủ trong rừng, Cinderella – Lọ Lem, Cô bé quàng khăn đỏ – kể lại một cách văn chương câu chuyện có từ trong dân gian. Còn có Joseph Jacobs người Australia thế kỷ 19, nổi tiếng với Ba chú heo con, Jack và cây đậu thần …
Ở châu Á, Nhật Bản có Yei Theodora Ozaki, nữ văn sĩ sinh năm 1870, viết bộ Truyện cổ tích Nhật Bản. Trung Quốc có một đại diện, một nhà văn đương thời nổi bật là Trịnh Uyên Khiết, sinh năm 1955, được coi là ông vua của truyện cổ tích hiện đại, và tác phẩm được in ở Việt Nam khá nhiều.
Ở Việt Nam, trước đây, chúng ta có những cuốn như Chuyện ngày xưa – Một trăm cổ tích của Tô Hoài viết lại các truyện cổ tích cũ. Hoặc Những ngọn gió Hua Tát của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, là những truyện mang sắc màu cổ tích rất đậm nét.
Nhưng trong những nhà văn viết truyện cổ tích thì Andersen là đại diện nổi bật. Ông có khối lượng sáng tác bề thế, ít viết lại các câu chuyện dân gian mà viết mới, và lấy cảm hứng từ cả văn học dân gian lẫn đời sống đương thời. Truyện của Andersen rất giàu chất thơ, nhạc, nhưng lại không kém phần duyên dáng, hài hước, giễu nhại. Các nhân vật của ông không giản đơn một chiều như thường thấy trong cổ tích dân gian mà sinh động, đa chiều hơn, người hơn.
Các câu chuyện phiêu lưu ly kỳ thì thực sự ly kỳ, với nhiều tình tiết bất ngờ đầy hồi hộp. Phần kết thúc trong các truyện cổ tích của ông không nhất thiết lúc nào cũng là có hậu, tức là cái thiện thắng cái ác thua, hoặc là phải hiểu sự có hậu đó ở một tầng bậc tinh tế sâu sắc hơn. Đấy là những lý do vì sao mà truyện của Andersen người lớn và trẻ con đều đọc được và thấy thú vị.
Nguồn: https://zingnews.vn/dieu-khac-biet-trong-truyen-co-tich-cua-andersen-post1169801.html
Sự Tích Con Khỉ Truyện Cổ Tích, Truyện Cổ Tích Việt Nam
Sự tích con khỉ
( Sự tích con khỉ) Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:
– Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói. Ăn xong, ông cụ bảo nàng: Sự tích con khỉ
– Hồi nãy làm sao con khóc? Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.
– Ta là đức Phật,
– ông cụ nói tiếp,
– ta thấy con có lòng tốt.
Nếu con muốn gì, ta sẽ làm cho con vui lòng.
Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.
Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:
– Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với! Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước. Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.
Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: “Kìa trông con quỷ, nó cắn bà con ôi!”. Nhưng lại có những tiếng khác: “Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì”. Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ chạy một mạch lên rừng.
Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.
Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.
Gửi bởi in Tags: Hà Vũ truyện cổ tích việt nam đọc truyện bé nghe, đọc truyện cổ tích việt nam chọn lọc, hay nhất, truyện cổ tích, truyện cổ tích việt nam chọn lọc, truyện cổ tích việt nam hay nhất, việt nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Cổ Andersen Vs Truyện Cổ Grim trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!