Bạn đang xem bài viết Truyện Chum Vàng Chum Rắn được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện chum vàng chum rắn – Truyện cổ hay
Người chồng nghèo làm đồng án đã đào được một hủ vàng, khi về khoe với vợ thì bị tên trộm nghe lén nên lấy đi. Tuy nhiên, khi mang về nhà chỉ toàn là rắn nên đành đem trả lại. Cuối cùng, hắn đặt trước cửa nhà hai vợ chồng anh nông dân để rắn cắn chết hai người nhưng khi hai vợ chồng thấy đó lại là hủ vàng.
Ngày xưa có hai vợ chồng quê nghèo đói nhưng ăn ở hiền lành và tử tế với mọi người. Một hôm, trong lúc cầy cuốc ở ngoài đồng, người chồng gặp được hũ vàng. Anh lẳng lặng vùi hũ vàng lại rồi về khoe với vợ:
– Mình ơi! Hôm nay tôi đào được hũ vàng ngoài đồng.
– Vàng đâu?
– Tôi còn để ngoài đồng, chưa đem về.
Người vợ dẫy nẩy người:
– Đừng có khùng! Bắt được vàng sao không mang về. Để như thế, lỡ ai trông thấy lấy mất thì sao.
Người chồng bình tĩnh:
– Mình đừng lo! Vàng đó là của trời. Trời đã cho thì không mang về, nó cũng theo mình về. Trời đã không cho mà vào tay kẻ khác thì tiếc rẻ làm chi.
Thằng ăn trọm nấp ở góc nhà nghe lỏm được câu chuyện. Đợi hai vợ chồng ngủ say, nó lẻn ra khỏi nhà và chạy thẳng tới chỗ chôn vàng.
Tìm được hũ vàng, nó mừng rỡ vác về nhà. Nhưng vừa mở nắp ra, nó chỉ toàn thấy toàn rắn là rắn. Rắn lớn, rắn nhỏ, loi nhoi lúc nhúc trông thật là ghê rợn. Nó bèn đậy nắp lại rồi giấu kín vào một nơi .
Sáng hôm sau, anh chồng ra rừng tìm hũ vàng thì hũ vàng đã biến mất. Đêm hôm ấy, anh về cho vợ hay thì bị vợ mắng:
– Anh thật là một thằng ngốc. Anh đã không chịu nghe tôi nên mất vàng là đáng kiếp.
Người chồng vẫn một giọng bình tĩnh:
– Mất thì thôi chớ sao. Trời cho thì mình được. Trời lấy về thì xin vâng.
Cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng lại bị thằng ăn trộm nghe lỏm. Nó nghĩ thầm:
– Đồ mù! Rõ là hũ rắn mà anh này lại nhìn ra vàng. Để sáng mai ta đem trả cái hũ vào chỗ cũ mới được.
Sáng hôm sau, người chồng ra đồng làm việc. Gặp lại cái hũ, anh mở ra coi thì thấy số vàng còn nguyên vẹn.
Chiều về anh khoe với vợ:
– Mình à! Hũ vàng chưa mất. Còn nguyên chỗ cũ. Đấy, tôi nói có sai đâu! Trời đã cho thì không ai lấy của mình được.
Nghe nói vậy, người vợ bèn giục:
Người chồng lừng khừng:
– Mang về làm gì cho cực cái thân. Mình đừng có lo! Tôi đã bảo là một khi Trời cho thì trước sau nó sẽ về tay mình.
Đêm ấy, thằng ăn trộm cũng nghe được câu chuyện đối đáp giữa hai vợ chồng.
Nó mỉm cười nghĩ thầm:
– Anh thằng này tin ở Trời quá hoá mù quáng rồi, chẳng thấy gì nữa. Phải cho nó một bài học mới được.
Nó lẻn ra đồng ngay đêm hôm đó, bê cái hũ về để ngay trước nhà hai vợ chồng người nhà quê, và tin rằng thế nào rắn cũng sẽ bò ra cắn chết hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, người chồng thức dậy, thấy cái hũ ở trước cửa nhà. Anh mừng rỡ mở ra nắp ra coi. Thấy hũ đầy ắp những vàng, anh bảo vợ:
– Mình ơi, vàng nè! Ra đây mà coi! Tôi nói có sai đâu. Trời đã thật sự cho chúng mình rồi.
Nguồn: Sưu tầm
Quay về trang chủ:
Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Truyện xem nhiều nhất
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện Cổ Tích Ba Chiếc Lá Rắn
Xưa có một người đàn ông nghèo đến nỗi không nuôi nổi đứa con trai duy nhất của mình. Một hôm đứa bé nói: – Cha kính yêu, cha lúc nào cũng lo phiền. Giờ con muốn đi đây đi đó để tính kế sinh nhai, như vậy còn hơn là làm gánh nặng lo âu cho cha ở nhà. Người cha rất buồn khi tiễn con ra đi, ông cầu phúc cho con lên đường may mắn. Đúng lúc ấy ở một nước lớn kia có giặc ngoại xâm, anh tới tình nguyện tòng quân theo vua ra trận. Lòng dũng cảm của anh được thử thách ngay trong trận đầu, đạn giặc xối tới như mưa, đồng đội chết rất nhiều, viên chỉ huy không dám xông lên, binh lính còn lại toan tháo chạy, giữa lúc ấy anh xông lên, hô lớn: – Xông lên anh em, chúng ta không thể để Tổ quốc bị bại vong! Được tiếp thêm khí thế, binh lính ào theo xông lên cùng anh tả xung hữu đột phá tan được giặc. Khi biết được tin thắng trận do anh là người có công lớn, nhà vua ban thưởng cho anh rất nhiều tiền của và phong làm tể tướng. Vua sinh được một công chúa, nhan sắc tuyệt trần, nhưng phải cái tính tình kỳ dị. Công chúa thề nguyền chỉ lấy người nào sẵn lòng chịu để chôn sống cùng mồ với nàng, nếu không may nàng chết trước. Nàng lập luận: – Nếu trái tim chàng đã thuộc về ta, vậy lúc ta chết hỏi chàng còn sống làm gì? Ngược lại, nếu không may chồng chết trước, nàng cũng sẵn lòng đi theo cùng xuống mồ. Lời nguyền kỳ dị ấy khiến cho những ai muốn hỏi nàng đều khiếp sợ. Quá say mê với sắc đẹp của nàng, chàng trai kia không còn biết sợ là gì, anh tâu vua xin lấy công chúa. Vua phán hỏi: – Thế ngươi đã biết điều ngươi phải hứa chưa? Anh đáp: – Tâu bệ hạ, thần phải cùng nàng xuống mồ, nếu chẳng may nàng qua đời trước. Nhưng vì thần yêu nàng tha thiết nên không quản điều gì. Nhà vua ưng thuận. Lễ cưới được tổ chức rất linh đình. Hai vợ chồng sống với nhau trong cảnh đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng một ngày kia bỗng dưng công chúa đổ bệnh, không thầy lang nào cứu chữa được. Đến lúc nàng nằm xuống, phò mã mới sực nhớ lời hứa khi xưa, cảnh phải chôn sống cùng nàng làm cho phò mã rợn cả người, nhưng cũng chẳng có cách nào khác. Vua đã lệnh cho lính canh gác cẩn mật mọi đường ra lối vào, chàng chỉ còn cách là chịu theo số mệnh. Đến ngày thi hài công chúa được đưa vào hầm mộ, phò mã cũng bị giải xuống cùng. Rồi cửa hầm đóng lại và được khóa lại. Cạnh quan tài công chúa là một cái bàn, trên thắp bốn cây nến, để bốn chai rượu vang và bốn ổ bánh mì. Ăn uống hết những thứ ấy chỉ còn cách ngồi dày vò đợi chết, phò mã rầu rĩ, hàng ngày chỉ ăn chút bánh và uống mỗi ngụm rượu, và thấy mổi ngày lại nhích gần cái chết hơn. Trong lúc chàng đang đăm chiêu suy nghĩ, bỗng thấy một con rắn từ góc hầm bò ra phía thi hài công chúa. Chàng tưởng nó ra để rỉa thi hài công chúa nên tuốt kiếm quát: – Chừng nào tao còn sống thì mày không được chạm tới thi thể nàng! Và vung kiếm chém rắn đứt thành ba khúc. Lát sau, cũng từ góc hầm một con rắn nữa bò ra. Thấy con trước bị chặt đứt khúc nằm đó, nó trườn quay lại, lát sau nó lại ra, miệng ngậm ba chiếc lá xanh. Nó kéo và xếp mấy khúc xác theo thứ tự hình rắn, đặng đắp lên mỗi chỗ chắp một cái lá. Chỉ trong nháy mắt con rắn kia cựa mình và sống lại và cả hai con vội trườn đi. Chúng đi để lại ba cái lá trên mặt đất. Chính mình chứng kiến mọi chuyện vừa xảy ra, con người đang đau khổ kia chợt nảy ra ý nghĩ, ba chiếc lá có sức mạnh dị thường đã hồi sinh con rắn kia, biết đâu những chiếc lá ấy cũng cải tử hoàn sinh cho người được? Rồi chàng lại nhặt ba cái lá, đắp lên hai mắt và miệng người chết. Chỉ trong nháy mắt đã thấy sắc mặt trắng bệch của người chết dần hồng lên máu đã chảy ra trong huyết quản. Sau một hơi thở mạnh, công chúa mở mắt và hỏi: – Trời, trời ơi, ta đang ở đâu nhỉ? Phò mã đáp: – Nàng đương ở cạnh ta, ôi vợ yêu quý! Chàng kể cho nàng nghe hết đầu đuôi câu chuyện, chuyện chàng đã cứu nàng bằng cách gì. Chàng đưa cho nàng ăn ít bánh và uống chút rượu vang. Khi nàng đã lại sức, hai người ra đập rầm rầm cửa hầm mộ và lớn tiếng gọi, lính canh nghe thấy vội chạy đi tâu vua. Vua thân mở cửa hầm, thấy công chúa và phò mã đều khỏe mạnh, tươi tỉnh, tai qua nạn khỏi, nên hết sức vui mừng. Phò mã cầm ba chiếc lá rắn đưa cho một tên hầu và dặn: – Mày giữ bảo vật này cho ta, lúc nào cũng mang theo bên mình, để lúc nguy khốn có ngay dùng. Từ ngày sống lại, tính tình công chúa thay đổi hẳn: mối tình đằm thắm với chồng khi xưa giờ đây dường như không còn nữa. Ít lâu sau, phò mã muốn vượt biển về thăm quê cha. Sau khi thuyền rời bến ra khơi, công chúa phải lòng tên lái, chẳng còn nghĩ gì tới người chồng chung thủy đã hết lòng cứu mình sống lại. Đợi cho lúc phò mã ngủ say, nàng vẫy gọi tên lái vào, nàng khiêng đầu, hắn tóm chân và quẳng phò mã xuống biển. Làm xong việc bỉ ổi, nàng bảo hắn: – Giờ ta quay về, và nói phò mã đã chết dọc đường. Ta sẽ năn nỉ vua cha và ca tụng ngươi để Người thuận cho ta và ngươi lấy nhau, và ngươi sẽ là người nối ngôi báu. Kẻ hầu trung thành của phò mã chính mắt chứng kiến mọi sự việc, liền lẻn xuống chiếc thuyền con, chèo thuyền đi tìm chủ, vớt chủ lên. Anh lấy ba chiếc lá rắn đắp lên hai mắt và mồm chủ. May quá, anh đã cứu được chủ sống lại. Hai chủ tớ ra sức chèo, bất kể ngày đêm, con thuyền nhỏ lao vun vút, vượt xa chiếc thuyền lớn, về tới hoàng cung trước. Thấy chỉ có hai người về, nhà vua hết sức ngạc nhiên, dò hỏi họ chuyện gì đã xảy ra. Nghe kể, vua biết được sự độc ác của con gái mình và phán: – Ta không thể tin là con gái ta đã làm điều xấu xa ấy, nhưng sự thật rồi sẽ ra ánh sáng. Vua truyền cho hai người tạm lánh vào một căn phòng kín, không được cho ai biết chuyện này. Ít lâu sau thuyền lớn cũng về tới nơi. Mụ đàn bà bất nghĩa ra mắt nhà vua với vẻ mặt buồn rười rượi. Nhà vua hỏi: – Sao con trở về có một mình? Chồng con đâu? Mụ tâu: – Trời ơi, cha kính yêu, con quay trở về với nỗi bất hạnh lớn. Giữa đường chồng con lâm bệnh và đã qua đời. Nếu không có người lái tốt bụng này giúp đỡ thì có lẽ con khó lòng mà về được tới đây. Lúc chồng con qua đời anh ta cũng có mặt, anh ta sẽ kể tất cả mọi chuyện để vua cha hay biết. Vua phán: – Ta muốn cải tử hoàn sinh cho người quá cố. Vừa dứt lời thì cửa phòng mở, hai người kia bước ra. Thấy bóng dáng chồng, mụ đàn bà kia chẳng khác gì bị sét đánh ngang tai, mụ sụp quỳ xuống xin tha tội. Vua phán: – Tha mày sao được. Người ta tình nguyện chết theo mày, rồi lại cứu sống mày, thế mà mày còn nỡ tâm rình lúc nó ngủ say mà hãm hại. Mày phải đền tội. Vua sai giải mụ cùng tên tòng phạm xuống chiếc thuyền đã khoan thủng đáy, cho đẩy thuyền ra biển khơi, chẳng mấy chốc thuyền đã bị nhận chìm trong sóng biển.
” Rắn Đầu Biếng Học “
Rắn Đầu Biếng Học là một câu thơ đặc sắc trong bài Rắn Đầu Rắn Cổ của nhà thơ Lê Quý Đôn. Ông từ bé đã nổi tiếng là thần đồng . Ông có một kho tàng thơ lớn và giá trị sâu sắc
Bài thơ này chính là một tác phẩm của ông khi bé. Tên bài thơ do quan đặt ý nói cậu bé cứng đầu, lười học.Vậy mà Lê Quý Đôn đã tài tình sử dụng từ “rắn” để ghép vào trong nội dung các câu thơ của mình và ví mình như Khổng Tử – Mạnh Tử (từ nay Trâu Lỗ xin siêng học). Quan hết sức thán phục
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà! Rắn đầu biếng học quyết không tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo, Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da. Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
Tình cờ tôi được đọc được bài viết của nhà thơ Trần Nhuận Minh in ở tờ Văn nghệ Công an (số ra ngày 1/4/2013): “Có thể tin bài thơ “Rắn đàu biếng học” là của Lê Quý Đôn được không?”. Lâu nay Trần Nhuận Minh là người đã góp công sưu tầm và đính chính một số bài thơ cổ có giá trị và cũng từ lâu, ông không tin “Rắn đầu biếng học” là của Lê Quý Đôn. Để bàn bạc, ông cho in lại bài thơ theo tờ tạp chí Văn học và tuổi Trẻ số 1/2013. Xin trích:
” Chẳng phải liu điu cũng giống nhà Rắn đầu biếng học quyết không tha Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ Nay thét mai gầm rát cổ cha Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo Lằn lưng chẳng khỏi vết roi cha Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.”
Rồi nhà thơ Trần Nhuận Minh lần theo những giảng giải từng câu thơ một trong bài viết của Tạp chí Văn học và tuổi trẻ nhằm chỉ ra rằng hai từ “Trâu Lỗ” ở câu thơ thứ (7) “Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học” chính là tên quê hương của Khổng Tử và Mạnh Tử chứ không phải như cách giải thích của tác giả bài viết trên Văn học và tuổi trẻ, rằng “Trâu Lỗ” là tên ghép của một loại rắn “Hổ trâu” mà nhà thơ Trần Nhuận Minh chưa nghe tên bao giờ.
Tôi tin rất nhiều người, dù đọc đi đọc lại, thậm chí vận dụng cả vào đời sống với nhiều suy thoái đạo đức cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội hiện nay, cũng đều thấy khó có đứa trẻ nào mới lên 10 tuổi lại dám có cách nói ngỗ ngược: “Từ nay Cụ Tổ Của Bố xin siêng học” để nói với bố mình như thế, huống chi thời Lê Quý Đôn. Tôi trộm nghĩ lan man, nếu cụ Lê Trọng Thứ hiểu được ý con mình làm vậy, dù là thần đồng cũng bị chặt làm đôi, chứ không chỉ đánh đòn và bài thơ đã được đốt đi chứ không lưu lại được đến bây giờ? Cứ cho cách giải thích của Trần Nhuận Minh, là đúng, rằng đây là bài thơ đời sau làm, rồi gán vào tên Lê Quý Đôn thì tác giả bài thơ này dứt khoát vẫn phải là người được học Nho học. Qua bài thơ từ ý tứ, câu chữ sắc sảo, linh hoạt, với cách dùng điển cố chặt chẽ là vậy, hẳn phải là người Nho học có tài, dù không còn trọng đạo như xưa cũng không dám “tôm lộn cứt lên đầu” mà viết câu thơ như ý nhà thơ Trần Nhuận Minh hiểu.
Nhân đây cũng xin nói thêm: Tôi được học thuộc lòng bài thơ cổ này từ lúc còn nhỏ ở cụ đồ trường làng, giờ vẫn nhớ như in lời thầy giảng: “Đây là bài thơ rất tài, hình ảnh, ý tứ, câu chữ không những sinh động mà chính xác đến từng chữ, không có chữ nào lặp lại trong suốt cả tám câu thơ”. Câu thơ thứ 6 tôi vẫn nhớ là “Lằn lưng cam chịu vết năm ba”, vừa rất gợi những vết roi trên lưng còn in lại, vừa tránh được chữ “chẳng” trùng với chữ “chẳng” ở đầu câu 1 và bỏ được chữ “cha” cùng vần với chữ “cha” ở cuối câu 4, là điều mà niêm luật những bài thơ cổ hết sức tránh. Với tay nghề tài hoa, tác giả bài thơ này chắc không để lỗi làm vậy .
Còn chuyện về “rắn hổ trâu”, người dân đất bãi sông Hồng quê tôi thường truyền cho con cháu: Đây là loại rắn độc, trước khi tấn công thường phun phì… phì… như trâu, để uy hiếp đối phương .
Con Nhím Và Bầy Rắn
Một ngày nọ, một con nhím lang thang đi tìm nơi trú ngụ. Nó tìm thấy gia đình nhà rắn đang sống trong một cái hang ấm áp và đã đề nghị được cho vào ở cùng. Bầy rắn miễn cưỡng đồng ý, thế là nhím ta chui vào nhà của rắn. Nhưng bầy rắn nhanh chóng nhận thấy rằng những cái lông nhọn như gai của nhím thường đâm vào chúng và làm chúng đau đớn. Bầy rắn ước sao mình đã không cho nhím vào ở chung.
Bầy rắn nói:
– Nhím yêu quý ơi, làm ơn hãy đi đi, bạn to và nhiều gai nhọn quá.
Nhưng con nhím nọ rất xấu tính, nó trả lời:
– Ồ không. Nếu các anh không thích ở đây thì các anh có thể đi chỗ khác. Riêng tôi thì thấy nơi này thật dễ chịu.
Giữ một vị khách không mời ở ngoài cửa dễ hơn là cho anh ta vào nhà rồi bắt anh ta đi…
Quay về trang chủ:
Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Truyện xem nhiều nhất
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện Chum Vàng Chum Rắn trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!