Bạn đang xem bài viết Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
TRIẾT LÝ Ở HIỀN GẶP LÀNH VÀ ƯỚC MƠ CÔNG LÝ CỦA NHÂN DÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Lương Thị Tố Uyên
Khoa Xã hội
Trước hết, đây là niềm tin và mơ ước của nhân dân. Nó chi phối toàn bộ sự xây dựng và phát triển của các nhân vật chính diện, phản diện và lực lượng thần kì ở trong truyện cổ tích.
Đối với các nhân vật chính diện (Thạch Sanh, cô Tấm, người em trong truyện Cây Khế…) tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở sự phản ánh và cảm thông đối với những đau khổ, đắng cay, oan ức của họ mà còn đặc biệt quan tâm, tìm cách, tìm đường giải thoát cho họ để họ được đền bù xứng đáng. Nhờ vậy mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đã được đổi đời, được đền bù thích đáng làm cho cả người kể lẫn người nghe đều hả hê, sung sướng (Sọ Dừa thi đổ trạng nguyên và lấy được con gái phú ông, Tấm trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh lấy công chúa và lên làm vua…).
Đối với các nhân vật phản diện (Lí Thông, mẹ con nhà Cám, người anh tham lam trong truyện Cây Khế…) thì tác giả dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo, lên án sự tham lam, ích kỉ. độc ác, dã man của chúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng để cho những người lương thiện được sống yên vui. Vì thế hầu hết các nhân vạt phản diện trong truyện cổ tích đều dẫn đến kết cục bi thảm và bị trừng phạt thích đáng. Mức độ và hình thức thưởng phạt đối với các nhân vật chính diện và phản diện ở trong truyện cổ tích Việt được thực hiện có phân biệt, tương xứng với tài đức, tội trạng của từng nhân vật. Cô Tấm đẹp người, đẹp nết, chịu thương chịu khó, chịu nhiều thiệt thòi, được lấy vua trở thành hoàng hậu. Thạch Sanh có tài năng, mức độ, có nhiều công tích được lấy công chúa làm vua, Sọ Dừa thì đổ trạng. Người em (trong truyện Cây Khế) là người nghèo khổ, hiền lành, thật thà nhưng không có tài năng, công tích gì đặc biệt nên chỉ được Chim thần cho vàng (vừa đầy chiếc túi “ba gang”) để trở thành giàu có mà thôi. Đối với các nhân vật phản diện, sự trừng phạt cũng có sự phân biệt rỏ rệt. Lí Thông tham tài, tham sắc, tham danh vọng, địa vị, vong ân bội nghĩa, lợi dụng, lùa gạt, cướp công và hãm hại Thạch Sanh thì bị trời đánh hoá thành kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám. Người Anh (trong truyện Cây khế) ích kỉ, tham lam thì Chim thần cũng chỉ “chiều” theo tham vọng của hắn để cho hắn phải tự chuốc lấy cái chết nhục nhã mà thôi. Còn ở truyện Tám Cám thì sự trừng phạt nhân vật phản diện có phần đặc biệt so với nhiều truyện cổ tích khác. Và đây là một trong những chổ có vấn đề đã từng gây ra sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Người thì cho Tấm trừng trị mẹ con nhà Cám như thế là phải, là thích đáng. Người thì cho cách trả thù của Tấm (giết Cám bằng nước sôi, rồi muối thành mắm…) như thế là quá quắt, trái với bản tính hiền lành vốn có của Tấm và cũng trái với truyền thống khoan dung, rộng lượng của dân tộc. Do đó có người đã đề nghị không nên đưa truyện Tấm Cám vào chương trình văn học dân gian trường phổ thông.
Quả thực cách trả thù của Tấm đối với mẹ con nhà Cám là rất đặc biệt, khác với thông lệ của truyện cổ tích. Thông thưòng trong truyện cổ tích, các nhân vật chính diện ít khi trực tiếp trả thù các nhân vật phản diện. Thạch Sanh hoàn toàn tha bổng cho mẹ con Lí Thông; người em trong truyện cây khế không hề phàn nàn, oán trách người anh tham lam; Sọ Dừa và vợ chàng cũng không hề đả động gì đến tội trạng của hai người chị gái (con phú ông)… việc trừng phạt các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích phần lớn là do các lực lượng thần kì (Trời, Phật, Thần linh…) thực hiện, hoặc do bản thân các nhân vật tự chuốc lấy. Trái lại, ở truyện Tấm Cám, các tác giả dân gian đã để cho Tấm trực tiếp trả thù và trả thù một cách quyết liệt, dữ dội đối với mẹ con nhà Cám khiến cho tính cách của Tấm phát triển thành hai phần, hai giai đoạn khác nhau và đối lập nhau rõ rệt. Giai đoạn đầu khi còn sống (lúc còn ở nhà với dì ghẻ và Cám cũng như khi đã vào cung vua làm hoàng hậu) Tấm rất hiền lành, chịu thương, chịu khó, thậm chí rất yếu đuối (chỉ biết khóc mỗi khi gặp khó khăn) và nhẹ dạ, cả tin (nên bị Cám cướp giật liên tiếp: cướp giỏ cá, cướp quyêng đi trảy hội, cướp chồng…). Nhưng sau khi bị giết, trải qua nhiều kiếp (kiếp người, kiếp chim, kiếp xoan đào, kiếp khung cửi, kiếp thị) và trở lại làm người thì Tấm trở thành một người khác hẳn: đáo để, kiên quyết, chỉ tên vạch mặt kẻ thù đến nơi đến chốn và trừng trị chúng một cách không thương tiếc. Ở đây có sự kết hợp, hoà trộn giữa niềm tin và triết lí truyền thống “ở hiền gặp lành” của nhân dân và thuyết luân hồi, quả báo (“thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”) của đạo Phật. Vì thế mà có hai cô Tấm khác nhau rõ rệt. Cô Tấm thứ nhất (từ đầu cho đến khi trở thành hoàng hậu) về cơ bản đồng dạng với các nhân vật chính diện khác của truyện cổ tích (cuộc đời cũng gồm hai phần: phần hiện thực và phần ước mơ, phần tối tăm và phần tươi sáng). Cô Tấm thứ hai (từ khi trèo cau bị giết cho đến khi trở lại làm người trải qua nhiều kiếp khác nhau) chủ yếu là nhân vật của sự trả thù, báo ứng, không còn là nhân vật phổ biến, thông thường trong cổ tích nữa. Và đây chính là chỗ đặc biệt trong truyện Tấm Cám so với các truyện cổ tích khác. Với mức độ khác nhau, cả hai cô Tấm ấy đều phù hợp với triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân. Việc xây dựng cô Tấm thứ hai (hay giai đoạn thứ hai của nhân vật Tấm) cho thấy tác giả dân gian của truyện này có cái nhìn hiện thực xã hội rất sâu sắc và sự phản ánh ước mơ công lí của nhân dân rất triệt để.
Tác giả không bằng lòng kết thúc truyện một cách “có hậu” ở việc Tấm lấy được vua và trở thành hoàng hậu (mặc dù truyện đến đây đã khá dài và có đầy đủ các bước phát triển như nhiều truyện cổ tích thần kỳ khác).
Sự kiện bà hoàng hậu Tấm về nhà làm giỗ cha và bị mẹ con nhà Cám giết chết mở đầu cho phần thứ hai của truyện Tấm Cám, phản ánh sâu sắc và triệt để hơn xung đột quyền lợi trong xã hội phong kiến và khát vọng chính nghĩa thắng gian tà của nhân dân. Với phần thứ nhất truyện Tấm Cám chỉ mới nói được vấn đề “người hiền” có thể và cần phải được “gặp lành”. Với phần thứ hai, tác giả mới nói được rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn kinh nghiệm và lí tưởng sống của mình là: “người hiền” không dễ gì sống yên ổn với “điều lành” khi “kẻ ác” còn tồn tại, chưa bị loại bỏ.
Nếu như ở phần thứ nhất kẻ cướp công của Tấm là Cám thì ở phần thứ hai, sự căm phẫn và trả thù của Tấm cũng chủ yếu hướng vào nhân vật Cám.
Sẽ là một thiếu sót đáng kể nếu không nói đến các nhân vật thần kì, siêu nhiên, khi bàn về triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân ở trong truyện cổ tích.
Khi khát vọng công lí và niềm tin “ở hiền gặp lành” chưa có điều kiện để thực hiện được nhiều trong đời sống thực tế, tác giả truyện cổ tích đã dùng các nhân vật thần kì, siêu nhiên để thực hiện ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng.
Lực lượng thần kì, siêu nhiên ở trong truyện cổ tích Việt rất phong phú, đa dạng, bao gồm các nhân vật thần kì (như Tiên, Bụt, Thần linh, Diêm Vương), các con vật siêu nhiên (như Trăn Thần, Rắn Thần, Têy Tinh, Hồ Tinh…), các vật thiêng có phép lạ (như gậy Thần, Đàn Thần, Cung Thần, Niêu cơm Thần, chiếc áo tàng hình…).
Lực lượng nảy sinh ra từ nhiều nguồn gốc khác nhau, như quan niệm thần linh trong thần thoại, sự tín ngưỡng của nhân dân, ảnh hưởng của các tôn giáo (đạo Phật, đạo Lão…), nhưng đã được nhào nặn lại theo quan niệm và lí tưởng thẩm mĩ của tác giả truyện cổ tích. Vì thế lực lượng thần kì trong cổ tích không giống với các vị thần trong thần thoại và các tôn giáo đã sản sinh ra chúng. Lực lượng thần kì trong truyện cổ tích không phải là hiện thân của các lực lượng tự nhiên như các vị thần (Thần Mưa, Thần Gió…) trong thần thoại mà ít nhiều đều mang tính xã hội, tính giai cấp. Tiên, Phật (hay Bụt) trong truyện cổ tích chỉ giúp những người nghèo khổ, lương thiện (như Tấm, Thạch Sanh…) chứ không giúp kể ác (như Cám, Lí Thông…). Có khi nhân vật thần kì tỏ ra vô tư, trung lập, không thiên vị, nhưng cuối cùng vẫn gây ra những tác dụng ngược nhau đối với nhân vật chính diện và phản diện. Chẳng hạn con Chim thần trong truyện Cây khế đã nói với người em và người anh một câu như nhau (“Ăn một quả trả cục vàng – May túi ba gang mang đi mà đựng”) và đã đưa cả người anh lẫn người em đến đảo vàng ngoài biển xa. Nhưng sức Chim thần có giới hạn, nên không mang nỗi số vàng quá nhiều của người anh tham lam, khiến cho y pahỉ mất mạng. Cây đàn thần (trong truyện thạch Sanh) cũng chỉ phát huy được tác dụng kì diệu khi vào tay Thạch Sanh mà thôi (vua Thuỷ Tề có cây đàn thần mà vẫn phải chịu bó tay để cho yêu quái bắt Thái tử nhốt trong cũi sắt).
Phần lớn các lực lượng thần kì trong truyện cổ tích đều chỉ xuất hiện khi nhân vật chính diện gặp tai nạn, bế tắc, cần sự giúp đỡ. Nhưng cũng có khi bản thân nhân vật chính diện mang trong mình yếu tố thần kì (ví dụ Thạch Sanh, Sọ Dừa, người vợ Cóc trong truyện lấy vợ Cóc), Thạch Sanh là người nhưng có nguồn gốc siêu nhiên (là thái tử con Ngọc Hoàng, đàu thai vào nhà họ Thạch, năm 13 tuổi đã được Tiên ông dạy cho các phép võ nghệ thần thông). Sọ Dừa cũng có nguồn gốc phi thường (ẩn trong lốt sọ xấu xí, đáng sợ nhưng vốn là “người trời”, tài giỏi và chỉ một mình cô con út của phú ông sớm nhận ra điều kì diệu đó).
Thạch Sanh đã hoạt động trong một không gian rất rộng, bao gồm bốn cõi (từ”cõi trời” đầu thai vào nhà họ Thạch làm người hạ giới, rồi từ cõi trần, xuống hang động, từ hang động xuống thuỷ cung và cuối cùng mới trở lại trần gian).
Số lượng nhân vật trong truyện Thạch Sanh rất đông (trên 20 nhân vật và vật thần kì khác nhau), được phân làm hai tuyến (chính diện và phản diện). Ở mỗi tuyến đều có nhân vật là người và nhân vật siêu nhiên, kì ảo. Tuyến chính diện gồm các nhân vật là người (Thạch Sanh, công chúa, vua (cha của công chúa) và cha mẹ Thạch Sanh). Các nhân vật siêu nhiên (Ngọc Hoàng, Tiên Ông, vua Thuỷ Tề, Thái tử con vua Thuỷ Tề) và các nhân vật thần kì (Cung thần, Đàn thần, Niêu cơm thần). Tuyến nhân vật phản diện cũng bao gồm các nhân vật là người (Lí Thông, mẹ Lí Thông, Quân 18 nước chư hầu) và các quái vật thần kì (Trăn Tinh, Đại Bàng, Hồ TInh).
Thạch Sanh là nhân vật có nguồn góc siêu nhiên, là “con trời” nhưng đã đầu thai vào nhà họ Thạch và được trần gian hoá, xã hội hoá hoàn toàn (có cha mẹ, quê hương, có một cuộc đời phong phú với nhiều thân phận, công việc và kì tích khác nhau: trẻ mồ côi, người tiều phu, người ở dưới hình thức em nuôi, dũng sĩ diệt trừ yêu quái cứu người…).
Có thể nói Thạch Sanh là con người đẹp nhất, phong phú và hoàn hảo nhất trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng.
Đông Hà, tháng 4/2013
Quảng Trị Mai Linhnhững Bài Thơ Hay Về Quảng Trị 2014 Mới Nhất Không Thể Bỏ Lỡ
Mời bạn về thăm Quảng Trị tôi Hiền Lương xanh thẳm một chiếc nôi Ghi lòng gan dạ, lời chung thủy Xưa cắt hai ngả giờ một nơi
Bạn ơi ! Hãy về thăm quê tôi Cồn Tiên, Dốc Miếu lửa rực trời Chiến tranh thiêu rụi từng ngọn cỏ Giờ đỏ tươi màu, xanh nơi nơi
Thạch Hãn anh hùng đó bạn ơi Trong lòng sông nước nghĩa đầy vơi Các anh nằm xuống đời con trẻ Đất nước yên bình lệ tuôn rơi
Vĩnh Mốc địa đạo gần biển khơi Đón bao đoàn khách đến thăm chơi Sáng ngời tình nghĩa người với đất Ngôi nhà oanh liệt tránh đạn rơi
Bạn ơi ! Xin bạn chớ hợt hời Thành Cổ hiên ngang đẹp cho đời Tám mốt ngày đêm thêm nước mắt Xương máu xây thành nay dạo chơi
Nếu bạn về đây ghé những nơi Anh hùng liệt sỹ ấm quê tôi Trường Sơn, Đường Chín khắc trong dạ Ai lạ, ai quen cũng một nơi
Dạo bước về với chốn thảnh thơi Cửa Tùng, Cửa Việt đẹp tuyệt vời Bạn vượt biển xa ra Cồn Cỏ Đảo nhỏ quê mình chốn nghĩ ngơi…
Từ trên núi đẹp xuống biển khơi Đậm nghĩa anh hùng Quảng Trị tôi Bạn ơi ! Nhớ về thăm Quảng Trị Hương vị ngọt ngào mãi không vơi !
(Quảng Trị trong tôi – Lê Thị Xuân)
Những bài thơ hay về Quảng Trị mới nhất – 2
Anh sẽ về Quảng Trị quê ta Dẫu không phải sinh ra từ đó Tuổi hai mươi đã một thời gian khó Cảnh đói, nghèo, đạn nổ bom rơi
Nhớ quê mình anh sẽ phải về thôi Nhớ biển xanh, nhớ con thuyền, bến cá Nhớ cánh buồm xa khơi lộng gió Nhớ bạt ngàn cát trắng, dương xanh
Em có về Quảng Trị cùng anh Đến Vĩnh Linh tiêu chè xanh bát ngát Ra Cửa Tùng sẽ cùng nhau tắm mát Ngắm chiếc cầu mới bắc qua sông
Đến nơi này em thấy có tuyệt không Cảng Cửa Việt xưa nhấn chìm tàu Mĩ Mà hôm nay đông vui như thành thị Bãi tắm dài san sát những HoTel
Anh sẽ về Quảng Trị cùng em Qua Triệu Phong ghé vào thăm Thành Cổ Thắp nén nhang cho người nằm dưới cỏ Đứng lặng nhìn, nước mắt ngỡ trời mưa
Thạch Hãn giờ dòng chảy vẫn như xưa Hỏi bạn tôi có còn nguyên đáy nước Thả nến, thả hoa có ai nhận được Vết đạn bom thù nhức nhối con tim
Về Đông Hà, đến thị trấn Gio Linh Ngẫm tương lai dáng đi thành phố mới Cầu Hiền Lương bốn mùa nghe gió thổi Vẫn thì thầm lời sóng gọi bên tai
Anh sẽ về Quảng Trị cùng em Ăn mắm ruốc, nấu cơm khoai lẫn đỗ Biển và cát ngàn đời nay còn đó Khắc ghi chiến tích những ngày đã qua Một vùng thắm sắc cỏ hoa Vượt qua gian khổ, quê nhà đổi thay.
Dòng sông trong vắt nơi đây Bao hồn liệt sĩ những ngày chưa xa “Mùa hè đỏ lửa” đi qua Tên “Thành Cổ” hát bài ca “Thành Đồng” Nghẹn ngào vục nước dòng sông Nghe như máu chảy ròng ròng kẽ tay!
Nhẹ chân Thành Cổ hôm nay Xa quê mình Quảng Trị Mà triền miên Thao thức nỗi nhớ quê…
Mảnh đất nghèo bên nớ bên ni Ru các anh.. vỗ về… yên giấc ngủ Thạch Hãn, Cổ Thành 81 ngày đêm lửa đỏ Ai ngang qua không ngả mũ cúi đầu…
Đã qua rồi… Anh ở bên ni Hiền Lương đêm mong ngày đợi Em ở bên tê Bến Hải ngày đợi đêm trông Hai ta chung tắm một dòng Nước sông kia mát rượi … đôi lòng nóng ran…
Tháng 7 sẽ nhiều hơn các đoàn đến thăm Về nghĩa trang Trường Sơn, Cổ thành Quảng Trị Thắp nén hương thơm viếng các anh hùng, liệt sĩ Gạt nước mắt vào trong để nhìn kỹ những dòng tên…
Ơi quê mình chẳng thể nào quên Đất thép Vĩnh Linh … mẹ nuôi con trong lòng đất Bát nước chè xanh nặng tình người chân chất Quảng Trị mình giàu nhất những nghĩa trang…
“Có nơi mô như ở quê mình Nên ai đi xa cũng hoài nỗi nhớ” Tên núi tên sông , đồi cây, ngọn cỏ Máu các chị các anh nhuộm đỏ đất này
Trời vẫn xanh cao, đất vẫn dày Sống mặt tiền, chết cũng mặt tiền đấy Hãy dâng lên… những bông hoa vừa hái Và nghĩ nhiều đến nấm mộ vô danh..!
(Tháng 7 Quê mình – Thanh Bình)
Chùm thơ vui hay nhất về Quảng Trị – 5
LỜI QUÊ Tác giả: Hồ Vi
Mấy bửa ni rồi trời thiếu nắng Chừng chưa bưa lụt nước còn cao Khi hôm bộ đội hành quân tới Trấn thủ dầm phơi chật cả sào Mạ mi đem dủi ra ngoài rọng Kiếm ít đam cua ít của đồng Thêm đôi ba miếng anh em đỡ Của nhà quê kiểng buổi thu đông
Bớ anh nội vụ khoan đi chợ Xa ngái đàng trơn bấm cực chân Xuồng bên chị Mót buôn tơi nón Anh nhảy mà đi được đỡ chừng
Thương anh nỏ có, cầu anh mạnh Anh nện thằng Tây bể sọ dừa Thương anh cơ khổ mà nghèo quá Áo rơm lót ổ lạnh lùng khuya
CÓ BUI KHÔÔNG? Tác giả: Văn Quang
Khoeng tay, tréo cẳng, ả dòm ôông Mặt mụi tra khằng nỏ chộ dôông Tắn cắm sích mui còn méo miẹng Ròi bu ngá trôốc lại quào môông Bẻ bù lọi cuống hư diều trấy Dổ má đích cơn ngoẻo bộn vôồng Mệ mắng, de neng cười hả hả Eng coi dư ả có bui khôông?
THƠ GIỌNG QUẢNG TRỊ
Tác giả: Văn Viết Đế (Họa lại bài thơ vui tiếng Quảng Trị của ông Hoàng Hữu Nhất Nguyên) Phận tui xui rủi lấy lầm ôông Biết rứa chẳng thèm cấy với dôông Ăn uống nỏ hề cơm thịt cá Áo quần vài bộ vá vai môông Dà cựa mọt ăn kêu cọt kẹt Ngoài cươi mối dũi chạy từng vôồng Sòn sòn năm một con chục đứa Cực rứa trời cao có thấu khôông?
THƠ VUI GIỌNG QUẢNG TRỊ
Tác giả: Phan Văn Lộc (Họa lại bài thơ vui tiếng Quảng Trị của ông Hoàng Hữu Nhất Nguyên)
Môốc trọ hết rồi ơi mấy ôông Răng còn cấy cấy với dôông dôông Thịt thà lép kép mồm som sém Neeng cỏ lung lay nỏ dám môông Ngá mẹng xúm chắc moi bớ hớ Coi chừng má bị chảy thành vôồng Mấy o Hoàng NGuyễn về tra tội Thì cứ một mạch nói nói khôông
TIẾNG QUÊ Tác giả: Xuân Yên
“Eng đi mô rứa” tiếng quê sơ “Ngoài nớ, trong ni” – chẳng bỏ “mô” Khi gặp tiếng chào nghe mát rọt Lúc cười giọng nói thoảng hương thơ! Vầng trăng Quảng Trị thời vang bóng Bằng hữu Sài Thành dạ ngóng thư Ô – Rí hai châu ngời sử sách Đậm tình luân lý thuở hoang sơ.
RĂNG NỎ VỀ QUẢNG TRỊ Tác giả: Võ Mẹo
Eng nhớ về thăm mấy đứa ni Tàu xe cũng dễ, khó khăn chi Bon bon mấy chốc mơ màng ngủ Dừng lại dăm lần tiếp tục đi Dà cửa đầu đây nóc đỏ thắm Roọng vườn bát ngát ló xanh rì Bạn bè xa ngái về thăm lại
Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng Quảng Trị
Dùng tre làm… bút vẽ
Sau những câu chuyện cười rôm rả ở làng Huỳnh Công, chị Hoàng Dạ Hương, Trưởng ban Văn hóa xã Vĩnh Tú nét mặt bỗng nhiên nặng trĩu khi kể đến nghệ nhân cuối cùng của làng còn vẽ được tranh trạng. Đó là ông Trần Hữu Chư, năm nay đã bước qua tuổi lục tuần, trong khi người kế tục thì không có, tranh không bán mà chỉ vẽ cho vui vậy, ngộ nhỡ không may ông Chư mất đi thì không có ai truyền dạy lại cái tinh túy của văn hóa làng Huỳnh Công thì thật đáng buồn.
Nhắc đến ông Chư, chị Hương không giấu nổi xúc động bảo: “Chị chỉ tiếc là không thể giúp cho ông Chư nhiều hơn, ngoài việc mua mấy lọ mực của học sinh hay vẽ đến biếu, cũng không mua được cho ông một giá vẽ cho đàng hoàng. Ông ấy thường vẽ tranh trạng bằng niềm say mê hiếm có. Vì không có tiền mua giá vẽ nên ông thường vẽ vào mặt sau của những tờ lịch khổ lớn. Vẽ xong, cái thì ép dưới mặt bàn, cái thì treo lên tường, cái thì treo đầu giường. Treo chật chỗ rồi ông lại dồn thành tệp đem vào buồng cất, mỗi khi có đám trẻ trong làng đến chơi ông lại lấy đưa cho mỗi đứa một tờ chơi”.
Nghe kể là vậy, nhưng khi gặp ông Chư chúng tôi mới cảm phục lòng đam mê của người họa sĩ nông dân. Không có bút “xịn” như những họa sĩ thực thụ, ông dùng dao chặt một cành tre cạnh nhà, vót nhọn một đầu sau đó dùng sống dao đập toét đầu nhọn ra làm “bút lông” để vẽ. Ông lôi trong nhà ra hộp mực được chị Hương tặng từ lâu ra vẽ. Ông dè sẻn từng giọt mực đến mức không để một giọt mực nào rơi ra ngoài, khi nhấc đầu bút tre lên khỏi lọ mực thì gõ nhẹ để đảm bảo mực không bị rơi thành giọt xuống đất, không phung phí mực vào những bức vẽ thường tình…
Ông Chư cho biết: “Tui thích vẽ từ nhỏ, nhưng mà hồi đó gia đình không có tiền cho đi học vẽ. Khi vào chiến trường, hễ lúc nào rảnh tay tui lại vẽ trạng để tự thưởng lãm. Những bức vẽ đó rồi cũng theo bom đạn mà rách nát hết, mà mình cũng chỉ ngắm thỏa thuê lúc đó được chứ không thể mang theo. Bây giờ hòa bình rồi, hễ có thời gian là tui lại hòa mình vào những bức tranh trạng, đó là niềm đam mê luôn thường trực trong người, rất khó bỏ”.
Không những vẽ trạng giỏi, ông Chư còn kể chuyện trạng cũng thuộc hàng đỉnh cao, ông có thể thuộc hàng trăm chuyện kể dân gian truyền miệng từ cổ chí kim của làng Huỳnh Công. Mỗi khi có người bảo ông kể chuyện bất kỳ thời kỳ nào thì ngay lập tức ông có thể kể xuyên ngày đêm không mệt mỏi.
Rồi những chuyện trạng, chuyện nói phét đó được ông Chư trực quan hóa bằng cách vẽ tranh dựa theo chuyện. Cứ như thế, mỗi bức tranh là một câu chuyện, mỗi bức tranh là một niềm day dứt với tranh trạng, với truyền thống trăm năm nói phét trăm năm của làng Huỳnh Công.
Dẫn chúng tôi vào “phòng tranh” bất đắc dĩ, ông Chư lôi là một tệp tranh dày bằng cả gang tay tập hợp những bức họa đặc biệt rồi “kể chuyện theo tranh”. Bức tranh đầu tiên mà ông giới thiệu có tên “bắt hổ đi cày”.
Một bức họa khác vẽ một cụ già đi săn trâu rừng, mặc dù bị trâu húc lòi ruột nhưng vẫn một tay dùng giáo đâm chết trâu dữ, ý nói rằng người dân Huỳnh Công Có lòng dũng cảm khó ai địch lại. Hay một chuyện khác nói về một người thanh niên sức khoẻ phi thường, khi thấy hai con trâu đực mộng húc nhau mãi không thôi, người thanh niên liền đến bên dùng hai tay túm đuôi hai con trâu nhấc bổng lên quẳng xuống sông. Dựa theo chuyện này ông Chư lại có tranh “chàng trai túm đuôi trâu”. Một bức tranh khác vẽ một ông lão bế con trâu đực mộng xuống sông đi tắm thể hiện sức khoẻ phi thường…
Theo ông Chư thì từ trước đến nay ông đã vẽ bao nhiêu bức tranh trạng giờ không nhớ rõ, cách đây mấy tháng, chính quyền địa phương đến nhà ông xin lại mấy bức tranh rồi đem treo ở nhà văn hóa thôn để khách thập phương có dịp ghé qua thì thưởng lãm. Từ đó đến nay, không thấy có người nào đến xin tranh nữa.
“Tui vẽ tranh xong để ngắm, ai thích thì cho họ chơi. Tui định đem tranh đi ép plastic nhưng mà chưa có tiền. Bọn trẻ bây giờ không thấy có đứa nào muốn học vẽ tranh như tôi, bởi chúng không đam mê, hơn thế nữa là không kiếm ra tiền nhờ vẽ trạng nên không theo”. Ông Trần Hữu Chư
[nguon Nguồn: xaluan.com[/nguon]
Bài Ca Hóa Trị Lớp 8 Cơ Bản Và Nâng Cao
Bài ca hóa trị hay còn được gọi là bài ca hóa học thể hiện kiến thức hóa học qua những câu thơ hay bài ca dao giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và cũng như là thêm một phương pháp giúp học sinh yêu thích và học tập môn hóa học. Bài ca hóa trị được ra đời cũng từ rất lâu với nhiều phiên bản khác nhau bằng việc thêm hoặc loại bỏ đi hóa trị của những nguyên tố không thường xuyên được sử dụng. Với nhiều bạn đang còn gặp khó khăn với môn hóa học và không biết cách để nhớ được hóa trị, khối lượng của nguyên tử, phân tử . . . thì bài ca này sẽ giúp các bạn thích ứng tốt hơn nữa và sau khi thuộc lòng những câu từ trong bài ca hóa trị chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ thầy hóa học “dễ như ăn kẹo” thôi mà.
Hidro (H) cùng với liti (Li) Natri (Na) cùng với kali (K) một loài Ngoài ra còn bạc (Ag) ra oai Nhưng hoá trị một đơn côi chẳng nhầm Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg) Thường hai ít I chẳng phân vân gì Đổi thay hai, bốn là chì (Pb) Điển hình hoá trị của chì là hai Bao giờ cùng hoá trị hai Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì Ngoài ra còn có canxi (Ca) Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị ba Cácbon (C) silic (Si) thiếc (Sn) là bốn thôi Thế nhưng phải nói thêm lời Hóa trị hai vẫn là nơi đi về Sắt (Fe) hai toan tính bộn bề Không bền nên dễ biến liền sắt ba Phốtpho ba ít gặp mà Photpho năm chính người ta gặp nhiều Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ? Một hai ba bốn, phần nhiều tới V Lưu huynh lắm lúc chơi khăm Khi hai lúc bốn, sáu tăng tột cùng Clo Iot lung tung Hai ba năm bảy nhưng thường một thôi Mangan rắc rối nhất đời Đổi từ một đến bảy thời mới yên Hoá trị hai dùng rất nhiềuHoá trị bảy cũng được yêu hay cầnBài ca hoá trị thuộc lòng Viết thông công thức đề phòng lãng quên Học hành cố gắng cần chuyên Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
Cập nhật thông tin chi tiết về Trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!