Yếu Tố Tự Sự Trong Bài Thơ Ánh Trăng / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Ánh Trăng Xuân Trong Thơ Bác Hồ

ÁNH TRĂNG XUÂN TRONG THƠ BÁC HỒ

16:14 – 20/01/2020

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác rất nhiều bài thơ về mùa Xuân. Từ sau cách mạng Tháng Tám đến lúc Người mất, Bác đã sáng tác hàng trăm bài thơ chữ Hán và chữ Việt, trong đó có bài “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng), là bài thơ chữ Hán được viết tại chiến khu Việt Bắc năm Mậu Tý (1948).

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Rằm tháng Giêng

Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Xuân Thủy dịch)

Ngoài hình tượng chiến đấu, thơ kháng chiến của Bác nhắc nhiều đến ánh trăng, “người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng), “chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn” (Giải đi sớm)…. Thiên nhiên trong thơ Bác vừa hiện thực lại vừa bay bổng lãng mạn. Cảnh vật được xác định cụ thể mà vẫn tượng trưng, ngụ ý, phơi phới tự nhiên mà chắt lọc sáng tạo.

Có thể khẳng định rằng, thế giới tâm hồn Người và sáng tác của Người vừa gần gũi với chúng ta, vừa có vẻ đẹp riêng độc đáo. Người ta ví Bác và văn thơ của Bác như ánh sáng ban ngày: ánh sáng trong suốt không màu, nhưng thực ra có đủ cả bảy sắc cầu vồng. Bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) mang phong vị “những sắc cầu vòng” ấy.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Bác Hồ lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình: trăng độ vừa tròn, vằng vặc chiếu dòng sông mênh mang. Dòng sông, mặt nước, bầu trời trong suốt, mờ ảo một thứ sương xanh biếc như khoí, se se lạnh.

Âm hưởng của Nguyên tiêu cũng gợi lên âm hưởng của Trương Kế: “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/Giang phong ngư hỏa đối sầu miên/Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự/ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”. Bản dịch sang chữ quốc ngữ nổi tiếng nhất là của Tản Đà : “Trăng tà tiếng quạ kêu sương/Lửa chài cây bãi sầu vương giấc hồ/Thuyền ai đậu bến Cô Tô/Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”. Chúng ta có thể so sánh rằng, vầng trăng trong “Phong Kiều dạ bạc” là vầng trăng lặn, vầng trăng chết. Còn trăng trong Nguyên tiêu là vầng trăng đang lên, vầng trăng độ non tơ, tràn trề sức sống (nguyệt chính viên). Cũng là sương nhưng một đằng là sương trắng đục, một đằng là sương mỏng và nhẹ như khói. Cũng vẫn là dòng sông, mặt nước, bầu trời nhưng “Phong Kiều dạ bạc” thì hư vô mờ ảo, còn trong Nguyên tiêu thì rực rỡ  sắc xuân: “Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”.

Câu thơ lập lại ba lần chữ “Xuân”, nghe như tạc, như in xuân sắc vào bầu trời, ấm áp, đầy hương khói. Cảnh thiên nhiên trong đêm trăng càng nhân lên độ ngời sáng, như muốn hòa nhập với con người vào bốn bề bát ngát, xanh trong. Mạch thơ tiếp theo: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” (Giữa dòng bàn bạc việc quân), Yên là khói, sương khói, ba là sóng, thâm sứ là nơi sâu thẳm, đàm quân sự là bàn bạc việc quân sự. Cả câu ba nghĩa là nơi khói sóng mịt mù sâu thẳm bàn bạc việc quân sự. Đọc câu thơ ta thấy bàn việc quân sự nơi sơn cùng thủy tận, nơi khói sóng mịt mù huyền ảo, hư hư thực thực, bí mật mà vẫn rất thơ mộng, lãng mạn, bay bổng, rất thực mà cũng đầy chất thơ. Những giây phút ấy dù cảnh vật có hấp dẫn đến đâu chăng nữa cũng không thể thả mình trong thiên nhiên hoàn mỹ, bởi “trăng vào cửa sổ đòi thơ/Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”.

Chất lãng mạn cách mạng đặc biệt kết tụ ở hai câu thơ cuối:Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền (Khuya về bát ngát trăng đầy thuyền).

Trăng lên đỉnh vòm trời nên thuyền đầy ắp trăng. Trăng càng cao, càng sáng, càng huyền diệu. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị tư lệnh tối cao của dân tộc, đồng thời là một thi nhân. Gió trăng chứa một thuyền đầy, nhà thơ ra về thư thái. Bài thơ có cảm giác thần tiên, vừa chứa đựng niềm tin vào thắng lợi.

Toàn bài thơ “Nguyên tiêu” (rằm thắng giêng) là cảnh vật núi rừng Việt Bắc ngập ánh trăng rằm mùa xuân-tháng giêng, có sương khói và hình ảnh con thuyền trăng đầy lãng mạn. Nhưng đó là con thuyền cách mạng sẽ che chở nhà thơ, chiến sĩ đến với rạng đông, “bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi” của chiến thắng Bông Lau, chiến thắng Sông Lô và khúc khải hoàn ca “Chín năm làm một Điện biên/nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

Đọc “Nguyên tiêu”  của Bác Hồ viết cách đây 60 năm (1948-2020), tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước.Ôi, những vầng trăng đi qua bao nhiêu cảm xúc, nguyện mãi thủy chung theo Bác suốt đời. Ước mong đất nước mãi mãi tỏa sáng vầng trăng thanh bình, ấm no, hạnh phúc.

NGUYỄN VĂN THANH 

Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Nhật Bản

1. Mở đầu           Khảo sát 63 truyện cổ tích Nhật Bản 2. Nhân vật thần kì          Nhân vật thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản, nhìn một cách khái quát cũng mang những đặc điểm “đồng dạng” với nhân vật thần kì trong truyện cổ tích của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Có thể thấy, với tư duy thần thoại và trí tưởng tượng bay bổng, tác giả dân gian đã xây dựng nên hệ thống nhân vật siêu nhiên đầy “huyễn hoặc”, kì ảo nhưng cũng rất đời thường. Đó là thần Myojin – vị thần hộ mệnh (Định mệnh của cuộc sống, Nàng công chúa và người bán than), là thần đền Jizo (Cuộc đời của một người hành khất), là thần cây long não (Truyện cổ về cây long não), là nữ thần nhân từ (Con suối Tazawa xinh đẹp)… Những vị thần này luôn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật của người dân khi họ khẩn cầu và bằng cách này hay cách khác đã đem đến cho họ những cơ hội thay đổi bất ngờ trong cuộc sống. Cô gái trong truyện Con suối Tazawa xinh đẹp, một hôm nhìn người mẹ có tuổi của mình, giật mình lo sợ một ngày nào đó mình cũng trở nên già nua như mẹ, cô quyết định lên đường tìm gặp nữ  thần và cầu xin nữ thần cho mình giữ được sắc đẹp vĩnh cửu. Mặc cho nữ thần khuyên can và cảnh báo đó là “hi vọng hão huyền” nhưng cô gái một mực quả quyết: “Con sẽ làm bất cứ điều gì để có thể đạt được điều đó”. Nữ thần chỉ cho cô gái đường đi đến dòng suối vàng lấp lánh, uống nước ở dòng suối và ước mơ của cô sẽ thành hiện thực. Nhưng kết cục do “nước suối mùa xuân rất ngọt, vì vậy cô còn uống nhiều hơn cả cơn khát đòi hỏi”, cô đã biến thành con rồng. Khi người mẹ tìm thấy cô ở nơi này, cô đã nói: “Nữ thần của lòng nhân từ đã ban cho con vẻ đẹp và sự trẻ trung vĩnh viễn. Và bây giờ con như thế này đây, con không buồn đâu mẹ ạ”. Kết thúc này, có thể đem đến sự tiếc nuối cho người nghe về một cái kết có hậu trọn vẹn song nhìn nhận một cách khách quan, đây vẫn là sự “trọn vẹn” trong khát khao vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mĩ tuyệt đối của con người.         Trong truyện kể Chàng câu cá Ichiemon, nhân vật thần kì là con quỷ nước Kappa. Con quỷ hiện ra trước mắt chàng câu cá với hình hài “một người nào đó đang treo mình trước mũi thuyền của anh trên mặt nước” và khi được hỏi: “Mày là quỷ nước Kappa phải không? Mày từ đâu đến đây và mày muốn gì?” con quỷ đã ngay lập tức trả lời: “Đúng, tôi chính là Kappa. Inchiemon, anh hãy đưa cho tôi chỗ rượu Sakê của anh đi”. Và sau khi bị từ chối, con quỷ đã rình cho anh chàng đánh cá say rượu ngủ quên, uống sạch bình rượu của anh. Tỉnh giấc, thấy bình rượu đã hết, anh tức giận nhưng con quỷ đã đền bù cho anh bằng cách “giúp anh có thật nhiều cá như anh muốn. Cá mẹ cá con sẽ thi nhau nhảy vào thuyền của anh mà chẳng cần anh giật dây câu”. Trong trường hợp này, nhân vật thần kì vẫn phát huy được vai trò của nhân vật “tặng thưởng” – một kiểu  nhân vật đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.         Ở một câu chuyện khác – Con ma của đền Kogienji, nhân vật thần kì là con ma xuất hiện với diện mạo của một người phụ nữ trẻ đẹp với “mái tóc lưa thưa”, “mặc một cái áo Kimônô rất trắng, đứng một mình trong bóng tối mờ mờ”. Vẻ đẹp liêu trai ấy khiến cho người chủ quán khi nhìn thấy đã “rùng mình ớn lạnh”. Cô gái đến tìm chủ quán để mua kẹo trong 6 đêm liên tiếp, rồi “biến nhẹ nhàng vào đêm tối”. Vào đêm thứ 7, cô đến và cầu khẩn: “Đêm nay tôi không có tiền, nhưng bằng tấm lòng nhân từ của bụt chí tôn, xin ông hãy cho tôi mấy chiếc kẹo”. Hành tung bí ẩn của cô khiến cho người chủ quán thấy nghi ngờ và quyết tâm tìm cho ra sự thật. Sự thật được phát giác khi ông cùng nhóm thanh niên ưa mạo hiểm bám theo cô gái và nhìn thấy cô chui vào một nấm mồ. Khi tấm đá đậy trên mộ phần được đẩy ra họ nhìn thấy cô nằm trong quan tài với một đứa bé sơ sinh. Một câu chuyện tình yêu đau buồn sau đó được một vị sư trưởng hé lộ, đã khiến cho ai nấy đều cảm thương cho số phận bất hạnh của một cô gái.           Ở một số trường hợp cụ thể, nhân vật chính nhận “phương tiện thần kì” mà không cần phải trải qua sự thử thách của người tặng. Trong Truyện cổ về cây long não, chàng thợ săn vào rừng săn thú và trong lúc trú mưa dưới gốc cây long não, anh ta đã nghe được câu chuyện của hai vị thần. Câu chuyện đó, thật tình cờ lại nhắc đến cái chết của đứa con trai mới sinh của anh ta sau 7 năm nữa. Cũng vì biết trước số phận của con mình nên chàng thợ săn đã nghĩ ra cách đối phó với quỷ biển để cứu con mình thoát khỏi cái chết đã được tiên đoán. Ở đây người thợ săn nhận được “phương tiện thần kì” một cách hoàn toàn tình cờ, ngẫu nhiên.           Nhân vật thần kì còn gắn với chức năng gây ác, đem đến tai họa bất ngờ cho người dân lương thiện. Con quỷ trong truyện Tiếng cười của quỷ đã biến thành đám mây đen cuốn theo một cô dâu trong đám cưới. Bà mẹ đã lên đường đi tìm và may mắn nhờ một vị đạo cô (ngôi mộ đá) bày cách nên đã cứu được con gái trở về. Hoặc trong truyện Con quỷ và ba đứa trẻ, Ba lá bùa may mắn cũng xuất hiện con quỷ/mụ quỷ già độc ác, chuyên tìm mọi cách ăn thịt người… Kiểu nhân vật này khá giống với nhân vật yêu tinh trong truyện cổ tích của Việt Nam.           Cũng có khi nhân vật thần kì đứng ở vị trí trung gian, như trong truyện Hai ông già và cục bướu. Hai nhân vật với những đặc điểm ngoại hình giống nhau, nhưng tính cách hoàn toàn khác nhau – ông lão “vô tư” và ông lão “cục cằn”. Cả hai lần lượt vào rừng, gặp lũ quỷ nhưng cách hành xử của họ khác nhau. Ông lão “vô tư” với bản tính vui vẻ, hòa đồng thấy lũ quỷ nhảy múa nên hào hứng vừa nhảy vừa hát cùng với chúng, nên khi cần giữ lại một vật làm tin để mong ông quay lại, lũ quỷ đã nhấc cục bướu ra khỏi mặt của ông lão. Còn ông lão “cáu kỉnh”, đúng như tên gọi của mình thấy lũ quỷ xúm xít vây quanh vừa bực bội vừa sợ hãi đã làm lũ quỷ thất vọng và kết cục thật thảm hại khi lão phải hứng chịu hai cục bướu xấu xí trên mặt. Có thể thấy, hai nhân vật được đặt trước tình huống thử thách giống nhau nhưng cách xử lí tình huống khác nhau, nên kết cục số phận của họ hoàn toàn trái ngược. Nhân vật thần kì ở đây, chỉ đóng vai trò “đòn bẩy” cho hai nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Tính chất nhân – quả  thể hiện rõ qua việc: số phận mỗi người như thế nào là do hành động, tính cách của anh ta quy định.           Rất dễ nhận thấy trong truyện cổ tích Nhật Bản, lực lượng thần kì thường phổ biến ở các dạng như “thần”, “ma”, “quỷ”, “tinh”. Chúng xuất hiện ở mỗi tình huống với những đặc điểm hành trạng khác nhau nhưng đều tham gia trực tiếp vào thế giới của con người. Sự có mặt của nhân vật thần kì, dù với bất kì vai trò nào cũng đều có ý nghĩa tạo nên tính chất khác thường, kì lạ của câu chuyện. 3. Con vật, đồ vật thần kì          Tính chất thần kì biểu hiện ở chỗ những con vật, đồ vật vật thể biết nói, biết nghe và hiểu được tiếng người. Các con vật như: loài chim (chim trĩ, chim sẻ, chim hạc…), loài cá, cua, loài thú hoang dã (cáo, chó sói…), vật nuôi (ngựa, chó, mèo, gà, vịt…)… Chúng tham gia vào cốt truyện với vai trò nhân vật phụ song lại có ý nghĩa rất lớn trong toàn bộ diễn biến câu chuyện.          Cũng giống như truyện cổ tích của nhiều quốc gia trên thế giới, sự có mặt của các con vật trong truyện cổ tích Nhật Bản được xem như “vật di sản màu nhiệm” đem lại may mắn, giàu có cho nhân vật chính. Tuy nhiên ở một vài truyện cụ thể, tính chất “mầu nhiệm” có phần khác biệt. Truyện Con cáo và ông lão kể về một ông lão lương thiện, sống đơn độc trong một ngôi làng nhỏ. Ông lão rất yêu thích công việc làm vườn, một hôm nhặt được một hạt đậu bé xíu liền mang về trồng trong mảnh vườn nhỏ của mình. Hạt đậu nảy mầm và lớn rất nhanh. Cây đậu ra quả sai trĩu nhưng có một con cáo đến ăn trộm những hạt đậu. Trước sự tức giận của ông lão, con cáo cầu xin tha tội và hứa: “Cháu sẽ làm cho ông trở thành người giàu có”. Giữ đúng lời hứa, con cáo biến thành con ngựa chiến, con bò sữa cho ông lão bán đi, kiếm rất nhiều tiền. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đây. Lần thứ ba, con cáo biến thành cái ấm trà xinh xắn và ông lão lại mang cái ấm ra chợ bán. Một ông khách đã cho cái ấm lên bếp lửa đun để kiểm tra độ  bền của nó. Cuối cùng cái ấm phồng lên, nổ tung và kết cục là “con cáo tội nghiệp mình sũng nước nằm chết nhe răng. Còn ông lão thì bị bỏng nặng vì nước nóng ở cái ấm nổ bắn ra”. Kết thúc này không đi theo chiều hướng lí tưởng hóa – một biểu hiện cho thấy tinh thần thực tế rất đậm nét trong truyện cổ tích Nhật Bản. Ở một số truyện cổ khác, ta lại bắt gặp một lối tư duy rất gần với truyện cổ tích Việt Nam. Đó là sự “mầu nhiệm” mà con vật thần kì đem đến cho những con người bất hạnh, hiền lành tốt bụng. Nhân vật Mamichigane trong truyện Cậu bé đầu bếp, là con của một vị lãnh chúa trong vùng Omura. Cậu bé mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, sống cùng người mẹ kế ích kỉ, độc ác, phải chịu đựng nhiều nỗi oan ức, khổ cực. Một lần mụ vu oan cho cậu bé làm mụ bị thương, cha cậu đã đuổi cậu ra khỏi nhà cùng với một con ngựa. Trên đường đi, cậu gặp một con sông lớn, một dãy núi hiểm trở song nhờ con ngựa cậu vượt qua những chướng ngại này một cách dễ dàng. Sau này, nhờ con ngựa biết nhảy múa, cậu còn được kết hôn với cô gái xinh đẹp của phú ông; Sự đền đáp của con vật đối với ân nhân, có thể thấy qua truyện Con chim sẻ bị cắt lưỡi. Một ông lão cứu giúp con chim nhỏ gặp nạn nhưng không nhận được sự đồng tình từ bà vợ. Ông lão yêu quý con chim bao nhiêu thì bà vợ lại ghẻ lạnh, ghê tởm nó bấy nhiêu. Cuối cùng, ông lão nhân hậu được đền đáp một chiếc hòm nhỏ, trong chứa đầy vàng bạc châu báu, còn bà vợ tham lam đòi chiếc hòm lớn hơn, trong chứa đầy ma, quỷ và những sinh vật hung ác; Hay trong truyện Urashima Taro, chàng trai Urashima Taro vốn là người hiền lành, tốt bụng và dễ tính, cứu con rùa nhỏ khỏi sự hành hạ của bọn trẻ nên đã được rùa trả ơn bằng cách đưa xuống cung điện của Long Vương, chung sống với nàng công chúa Otto xinh đẹp… Những con vật thần kì trong những truyện kể trên gắn với vai trò “người tặng thưởng” và phần thưởng được trao tặng khi nhân vật chính trải qua một thử thách nào đó, và ở đây là thử thách về tình thương, lòng trắc ẩn.          Những đồ vật, vật thể như cái cối, cái thùng, cái bình, cái hũ gạo, cái áo, cái ấm… cũng được xem như những sinh thể sống động với đặc điểm, thuộc tính như con người. Chúng có thể “can dự” vào diễn biến cuộc đời của các nhân vật, chi phối tới kết cục số phận của họ. Trong truyện Vì sao nước biển lại mặn, người em nghèo khổ đến vay gạo của người anh nhưng bị từ chối. Trên đường lang thang vô định, anh đã gặp một ông lão và được bày cho cách đến tìm những người tí hon để “xin họ một vật bằng đá có thể chuyển động được”. Điều duy nhất mà anh phải làm là “quay cái tay nắm về phía bên phải và nói điều mong ước của mình” và “nếu muốn làm cho cái cối dừng lại phải quay nó về phía tay trái”. Cái cối thần kì đã làm người em toại nguyện với cuộc sống đủ đầy. Người anh trai tham lam, rắp tâm ăn trộm cái cối và kết cục là anh ta bị nhấn chìm xuống đáy biển. Đây là một trong số những truyện tương đồng với truyện của Việt Nam, với dạng kết cấu đồng quy rất đặc trưng. Cái cối thần kì trong câu chuyện này, đã phát huy tính màu nhiệm của nó và sự màu nhiệm này có ý nghĩa “trợ lực” cho nhân vật chính diện.          Là đồ vật, song chúng luôn bộc lộ các trạng thái cảm xúc giống như con người, biết phân biệt tốt – xấu, thiện – ác… Trong truyện cổ tích cổ tích Nhật Bản, ta còn bắt gặp những đồ vật thần kì như thùng rượu Sakê uống hết lại đầy, cái nồi chỉ cần cho một nhúm gạo có thể biến thành nồi cơm đầy ắp (Con yêu tinh mũi dài thích rượu), cái khăn quàng cổ mà nhờ nó có thể nghe tiếng nói của loài vật (Cái khăn thần kì), cái áo, khi mặc vào có thể bay lên trời (Nữ thần nhà trời)… Sự hư cấu này không chỉ có ý nghĩa tạo nên những cốt truyện li kì mà còn thỏa mãn ước mơ cháy bỏng của con người. 4. Sự biến hóa thần kì           Một biểu hiện của yếu tố thần kì khá đậm nét trong truyện cổ tích Nhật Bản, chính là sự biến hóa. Những dạng thức biến hóa thường thấy là từ vật thành người, từ người thành vật. Ở dạng biến hóa từ vật thành người, có truyện Phú ông Ốc Sên. Đây cũng là truyện có nhiều nét tương đồng với truyện cùng kiểu của Việt Nam như Sọ Dừa, Chàng cóc, Chàng rùa… Truyện kể về một đôi vợ chồng nghèo, đã nhiều tuổi mà không có con. Họ ao ước cháy bỏng về một đứa con. Mang niềm mong mỏi ấy, họ đến đền thờ thần nước và khẩn cầu: “Hỡi thần nước anh linh! Hãy cho con một đứa con, cho dù nó chỉ là một con ốc sên trên cánh đồng này”. Nghe thấu lời cầu nguyện, thần nước đã ban tặng cho họ một đứa con – một con ốc sên nhỏ xíu. Trong hình hài của con ốc sên, nhân vật mang lốt đã bộc lộ những đặc điểm phẩm chất vô cùng tốt đẹp: tài giỏi, hiếu thuận. Chàng ốc sên được phú ông hứa gả cho một cô con gái và cũng giống với truyện về nhân vật đội lốt xấu xí của Việt Nam, đến một thời điểm nhất định sau khi kết hôn, đã trút bỏ lốt vật để trở thành một chàng trai đẹp đẽ. Sự biến hóa từ vật thành người, không chỉ tạo ra tính chất li kì của câu chuyện mà hơn hết, nó chứa đựng khát vọng vươn tới một cái đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ của con người ở bất kì nơi nào trên thế gian này. Đẹp về phẩm chất thôi chưa đủ, nhân vật truyện cổ tích còn phải đẹp cả về hình thức. Đó mới là tiêu chí đánh giá cái đẹp đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất theo quan niệm dân gian. Truyện Chú bé trái đào – Momotaro lại đề cập đến dạng biến hóa từ vật thành người. Một trái đào lớn trôi theo dòng nước đến tay của một bà lão. Bà mang trái đào về nhà định bổ thì bất chợt nghe thấy tiếng nói của một đứa trẻ từ quả đào và chỉ trong khoảnh khắc, trái đào tách làm đôi và một chú bé tí xíu nhảy ra; Hay như trong truyện Công chúa Kaguga, một cô bé tí hon được hóa thân từ một cây tre; Ba chàng trai biến thành “những con ngựa cày khỏe mạnh, đẹp đẽ” trong Ba chàng trai ngựa…           Sự thay đổi bất ngờ về diện mạo, hình hài cũng là một dạng biến hóa độc đáo làm nên màu sắc kì ảo trong truyện cổ tích Nhật Bản. Truyện Bà lão hài nhi là một ví dụ sinh động. Trong truyện, ông lão uống nước trong một con suối đã biến thành một chàng trai trẻ với “những nếp nhăn trên mặt đã biến mất, mái tóc bạc đã trở lại đen bóng”. Còn bà lão vợ ông, thấy chồng trở nên trẻ đẹp bất ngờ nên cũng quyết định tìm đường đến “dòng suối mùa xuân”, nhưng do uống quá nhiều nước suối nên đã biến thành một đứa trẻ. Ở đây, ta bắt gặp một mô típ rất đặc trưng của truyện cổ tích nói chung – mô típ “bắt chước thất bại”. Cùng thực hiện một việc làm nào đó, nhân vật A thực hiện thành công, còn nhân vật B thất  bại. Sự thất bại của nhân vật B thường là do làm trái thông lệ hoặc vi phạm điều cấm kị… Bà lão trong câu chuyện này vì cũng muốn trẻ trung như ông chồng nên đã uống quá nhiều thứ nước thần tiên và kết cục bị biến thành một hài nhi khờ khạo, yếu ớt. Câu chuyện kết thúc với tâm trạng ngổn ngang của ông lão: “Từ nay trở đi, ta phải chăm sóc bà vợ hài nhi của ta như thế nào đây?”. Việc “vô tình” vi phạm điều cấm kị của nhân vật bà lão trong câu chuyện, vừa có yếu tố bi kịch nhưng cũng không kém phần hài hước. Sự can thiệp của yếu tố thần kì trong trường hợp này không hướng đến một cái kết: người tốt được thưởng, kẻ xấu bị trừng phạt giống như công thức truyền thống trong truyện cổ tích Việt Nam, mà có lẽ mang một ý nghĩa biểu đạt khác. Đó là những quy tắc mà con người cần tuân thủ trong cuộc sống. Vi phạm quy tắc, tất yếu sẽ có hậu quả. Sự rạch ròi ấy phần nào đã nói lên tính cách của người Nhật. Trong truyện, tác giả dân gian còn đề cập đến một thứ nước trường sinh. Ẩn chứa sau câu chuyện là ước mơ trường sinh bất tử, khát vọng kéo dài tuổi thọ của con người.           Cũng nói về một thứ nước thần tiên, truyện Nàng công chúa và người bán than kể về một nàng công chúa bất hạnh, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, bị các vết chàm phủ kín cơ thể. Một lần tình cờ bắt gặp một cái vũng nhỏ sủi bọt, nước nóng ấm, nàng nhúng tay vào đó, lập tức thấy “người nhẹ bẫng, dễ chịu, những vết chàm xấu xí trên tay nàng bỗng nhiên biến mất hết. Nàng sung sướng lội xuống nước tắm, thế là tất cả những vết đen trên mình nàng cũng được nước nóng rửa sạch”. Sự thay hình đổi dạng của nhân vật, tạo nên cái kết vô cùng mĩ mãn, làm thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng của tác giả dân gian. Ở đây, yếu tố thần kì được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật, tạo tiền đề cho cái kết thúc có hậu của câu chuyện. 5. Kết luận           Khảo sát yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản, có thể thấy những biểu hiện độc đáo của nó qua hệ thống nhân vật thần kì, các con vật đồ vật thần kì, sự biến hóa thần kì. Thực chất những dấu hiệu này không chỉ hiện diện trong truyện cổ tích Nhật Bản mà còn phổ biến trong truyện cổ tích của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên ở truyện cổ tích Nhật Bản ta vẫn có thể nhận ra những nét đặc trưng riêng biệt về hình thức và nội dung biểu đạt của yếu tố thần kì. Trong mỗi cốt truyện cụ thể, yếu tố thần kì được sử dụng với mục đích sáng tác khác nhau và vì thế, vai trò của nó cũng được nhìn nhận ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. Song dù được biểu hiện dưới dạng thức nào, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản cũng đã làm tốt “nhiệm vụ” của nó trong việc tạo ra một “thế giới cổ tích” đầy rẫy sự hoang đường, kì ảo mà không hề viển vông, xa rời thực tế.   TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bích Hà (2005), Truyện cổ tích Nhật Bản, Nxb. Thanh niên 2. Tăng Kim Ngân (1996), Cổ tích thần kì người Việt đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Nxb. Giáo dục 3. Nôvicôva, A.M (1983), Sáng tác thơ ca dân gian Nga, tập 1, (Người dịch: Đỗ Hồng Chung – Chu Xuân Diên), Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp 4. Propp, chúng tôi (2003), Tuyển tập V.Ia.Propp, tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc.   5. Đỗ Bình Trị (2002), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Nxb. Giáo dục  

Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Hình Ảnh Vầng Trăng Trong Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông có giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, ba năm khi chiến tranh kết thúc. Thông qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa vầng trăng và con người, bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu, từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Vầng trăng trong bài thơ là một biểu tượng đa nghĩa.

Trong thi ca trung đại, trăng là biểu tượng của cái đẹp, của thiên nhiên vô tư và thuần khiết. Trong thi ca kháng chiến, trăng là ánh sáng, là người bạn, người thân cùng con người sống và chiến đấu. Trăng canh gác cùng người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí; trăng rọi đường hành quân trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; trăng tâm tình, sẻ chia trong thơ Hồ Chí Minh,… Có thể nói, vầng trăng luôn kề cận con người mọi lúc, mọi nơi với tấm lòng thủy chung, son sắt bền chặt nhất.

Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, một lần nữa, vầng trăng hiện lên với đầy đủ ý nghĩa ấy. Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thòi nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng. Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.

Thuở bé thơ, cuộc sống nơi đồng quê tuy vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên, có vầng trăng và cây cỏ. Rồi đến khi đi kháng chiến ở rừng, vầng trăng cũng theo bước hành quân:

Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư, hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng là “tri kỷ”, “tình nghĩa”. Trăng là người ban chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của ký ức chan hoà tình nghĩa. Hai từ “tri kỷ” là một sự khẳng định đinh ninh nghĩa tình đậm sâu và bền chặt đến nỗi, con người nghĩ rằng:

“ngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩa”.

Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm “không bao giờ quên”. Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất hiện của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ. Sau chiến tranh, người lính từ giã núi rừng nhưng không trở về miền quê mà lại lên thành phố – nơi đô thị hiện đại – một không gian xa lạ. Khi đó mọi chuyện bắt đầu đổi khác:

Sự thay đổi của hoàn cảnh sống – không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt đã khiến con người đổ thay chóng quánh. Từ hồi về thành phố, con người say mê trong cuộc sống tiện nghi với “ánh điện, cửa gương” rực rỡ sắc màu. Người lính bình dị năm xưa bắt đầu quen sống với những tiện nghi hiện đại như “ánh điện, cửa gương”. Cuộc sống công nghiệp hoá đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người. Anh lính đã quên đi chính ánh trăng đã đồng cam cộng khổ cùng người lính, quên tình cảm chân thành, quá khứ cao đẹp nhưng đầy tình người.

Vầng trăng tri kỷ ngày nào bỗng dưng trở thành “người dưng”, người khách qua đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung. Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. Hành động “vội bật tung cử sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn’ cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỷ, tình nghĩa như xưa, vì có người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.

Câu thơ dưng dưng, lạnh lùng, nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống, tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng?. Bởi thế mà ca dao mới lên tiếng nói: “Thuyền về có nhớ bến chăng?”. Nhà thơ Tố hữu trong bài thơ Việt Bắc cũng đã diễn tả nỗi băn khoăn của nhân dân việt Bắc khi tiễn đưa cán bộ về xuôi:

Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở: đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta. Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng được giải bày trung thực ở hai khổ thơ cuối. Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ, không hẹn trước:

Sự đổi thay của con người không làm vầng trăng cau mặt. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. “Trăng tròn” là một hình ảnh thơ khá hay, không chỉ là ánh trăng tròn mà còn là tình cảm bạn bè trong trăng vẫn trọn vẹn, vẫn chung thuỷ như năm xưa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc.

Từ cái đối mặt trực diện ấy, ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên. Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gọi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ. Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt rưng rức dưới hàng mi. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. “Ánh trăng” nghĩa tình hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:

Trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”, không thay đổi gì. Đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng. Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống.

Ở đây, có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Trăng tròn vành vạnh, trăng im phăng phắc không giận hờn trách móc mà chỉ nhìn thôi, một cái nhìn thật sâu như soi tận đày tìm người lính đủ để giật mình nghĩ về cuộc sống hòa bình hóm nay. Họ đã quên mất đi chính mình, quên những gì đẹp đẽ, thiêng liêng nhất của quá khứ để chìm đắm trong một cuộc sống xô bổ, phồn hoa mà ít nhiều sẽ mất đi những gì tốt đẹp nhất của chính mình.

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta : con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Phép nhân hoá trong câu thơ “Ánh trăng im phăng phắc” khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình, thủy chung nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người. “Ánh trăng im phăng phắc” tuy tĩnh lặng nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” tự thức bản thân, nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá tri truyền thống.

Có thể thấy, hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể như rừng. Đó hoàn toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dãi, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, khổng mặn mà với vầng trăng. Lúc này, trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, thủy chung; cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi.

Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ cứ tươi đẹp, không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng tư ích kỷ mới có thể dửng dưng vô tình đến vậy. Nhưng vầng trăng ấy bao dung, không “kể chi người vô tình”. Chính thái độ lặng im cao thượng ấy càng làm những ai sớm quên quá khứ nghĩa tình phải giật mình.

Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hòa bình. Những sông, đồng, bể, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến. Thành phố là môi trường mới, là hình ảnh thật của những người kháng chiến không đặt chân tới. Môi trường mới, hoàn cảnh mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên cũng có nghĩa là xa dần quá khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Ánh trăng nghiêm nghị vằng vặc soi sáng hay cũng chính là lời cảnh báo tình trạng suy thoái về tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ, vói những điều tốt đẹp của quá khứ.

Vầng trăng và ánh trăng mang ý nghĩa biểu trưng, trở thành hình tượng xuyên suốt bài thơ, tạo thành dòng chảy liên hồi, là sợi dây kết nối con người trong hiện tại và quá khứ đã qua. Cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Từ câu chuyện tưởng như là thường tình nhưng đã thức tỉnh con người. Con người tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà nghĩa tình đối với thiên nhiên, đất nước bình dị. Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.

Soạn Bài: Ánh Trăng Trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 9

Soạn văn lớp 9 ☞ Soạn bài: Ánh trăng Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 hay nhất cực đầy đủ, chi tiết và bám sát chương trình nhất. Đây là tài liệu cực kỳ bổ ích dành cho các em học sinh cuối cấp. Với đặc thù chương trình Ngữ vă lớp 9 sẽ là nội dung trọng tâm trong hệ thống đề thi chuyển cấp. Chính vì vậy các em cần phải nắm chắc các bài soạn văn lớp 9. Đó là hệ thống các kiến thức trọng tâm, sát đề thi và rất dễ ghi nhớ.

Bố cục:

☞ Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tình cảm gắn bó với vầng trăng trong những tháng ngày khó khăn, gian khổ.

☞ Phần 2 (khổ thơ tiếp theo): Trăng với người xa lạ trong những tháng ngày sống ở thành phố.

☞ Phần 3 (những khổ thơ còn lại): Con người và trăng hội ngộ với nhau khi đèn điện thình lình tắt.

Câu 1:

Bài thơ có bố cục ba phần, ở mỗi phần có sự thay đổi giọng thơ:

☞ Phần 1: Ba khổ thơ đầu, giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường.

☞ Phần 2: Khổ thơ thứ tư: Giọng thơ đột ngột rất cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, của sự xuất hiện vầng trăng.

☞ Phần 3: Khổ năm và sáu: Giọng thơ thiết tha rồi trầm lắng cùng với những cảm xúc, suy tư lặng lẽ.

Câu 2:

a. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời. Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ. Trăng là tình cảm quá khứ hồn nhiên, tươi đẹp. Trăng cũng là phần trong sáng, phần tốt đẹp trong con người luôn soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, góc tối mới nảy sinh khi con người sống với nhà lầu, cửa gương, với những tiện nghi vật chất.

b. Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm”

“Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp dẽ, nguyên vẹn chẳng thể phai mờ. Quá khư đẹp đẽ vĩnh hằng trong vũ trụ : “ánh trăng im phăng phắc” như một người bạn, một nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc. Cái im lặng ấy như đang nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở tất cả chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt, hồn hậu và rộng lượng.

Câu 3:

Tác phẩm có kết cấu độc đáo. Bài thơ như một chuyện nhỏ, phát triển theo thời gian. Quá khứ hồn nhiên, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng. Hiện tại, về thành phố, sống với các tiện nghi, cửa gương, điện sáng. Vầng trăng bị lu mờ coi như người dưng qua đường. Nhờ mất điện mà gặp lại vầng trăng, giật mình về thái độ sống vô tình của mình. Chính sự giật mình là một yếu tố quan trọng. Nó là sự bừng thức để soi lại bản thân, xét lại cách sống vô tình, dửng dưng, quay lưng lại với quá khứ tốt đẹp, tình nghĩa.

Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư. Tất cả những điều đó góp phần quan trọng trong việc bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.

Câu 4:

Bài thơ viết năm 1978 sau hòa bình ba năm. Những người kháng chiến gian khổ ở rừng núi đã trở về thành phố. Họ có một cuộc sống mới thời bình. Các phương tiện sống khác xa thời chiến tranh. Câu chuyện riêng này là lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị hồn hậu.

Bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ mà có ý nghĩa đối với cả một thế hệ. Hơn thế bài thơ có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời, bởi vì nó đặt ra vấn đề thái độ với quá khứ, với người đã khuất, với cả chính mình.

Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi đạo lý thủy chung tình nghĩa. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Câu 1 (trang 157 SGK):

Đọc diễn cảm bài thơ

Câu 2 (trang 157 SGK):

Những năm tháng gian khổ khó nhọc của tuổi thơ, của những năm chiến tranh, ánh trăng đối với tôi như người tri kỉ. Tôi và trăng gắn bó với nhau, hồn nhiên, tình nghĩa. Nhưng kể từ khi về với cuộc sống hòa bình, êm ấm ở thành phố, ánh điện nhân tạo sáng trưng đã khiến tôi quên mất vầng trăng từng gắn bó với mình. Trăng ngày ngày đi qua trước ngõ, nhưng tôi không mảy may chú ý. Rồi đến một lần, tất cả những ánh điện nhân tạo sáng trưng kia vụt tắt, ánh sáng của trăng vẫn vằng vặc, soi chiếu xuống mặt đất. Tôi ngước lên nhìn nó, mới chợt nhận ra, lâu nay mình đã bỏ quên chính quá khứ của mình, lãng quên chính những tháng ngày gian khổ nhưng ăm ắp chan chứa tình cảm trước kia. Cuộc sống hiện đại đã khiến tôi quên mất những giá trị đẹp đẽ, vĩnh hằng trong cuộc sống của mình. Ánh trăng vẫn soi sáng như thế, khiến tôi giật mình bởi chính sự vô tình của mình.