Yếu Tố Trữ Tình Trong Bài Thơ Ánh Trăng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tưởng Tượng Mình Là Nhân Vật Trữ Tình Trong Ánh Trăng

Đề bài: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ ánh trăng để kể lại câu chuyện – (Trang 157 – SGK Ngữ văn 9)

1. Dàn ý đóng vai nhân vật trữ tình trong bài Ánh Trăng

Giới thiệu dẫn dắt: Tôi-một cậu bé hồi ấy giờ đây đã trưởng thành , sau bao nhiêu sóng gió và tân mắt chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt. Lúc này tôi đc sống trong cảnh đất nước thanh bình………….

Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc bài thơ hoặc theo ý của bạn nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung:

Với tôi, hồi nhỏ – gắn liền với những kỉ niệm thật đẹp. Tuổi thơ tôi gắn liền với dòng sông , vơi biển lớn và những thời gian chiến tranh phải sống ở rừng . Và một thứ không thể thiếu là vừng trăng trên trời cao, luôn soi rọi và dẫn tôi đi trong đêm tối của những ngày gian khổ. Những ngày đó, ánh trăng là người bạn, người che chở tôi tránh khỏi bóng đêm u sợ……….

Ánh trăng, người bạn gắn liền với tuổi thơ thật đẹp của tôi…..

Chiến tranh kết thúc, là lúc tôi trưởng thành. Học cách tự lập và sống với cuộc sống hiện tại tôi đang có. Tôi thích cuộc sống hiện tại bởi nó đem lại sự bình yên và hạnh phúc với mái ấm gia đình. Tôi không còn phải chịu đựng cảnh chạy trốn trong đêm tối nữa. Giờ đây, nơi tôi ở- đã có ánh điện, cửa gương . Điều mà ở quá khứ không thể có…….

Cuộc sống là thế, không lặng lờ êm trôi mà xen vào đó là những lúc khó khăn. Ở đờ nào ai hay chữ ngờ. Căn phòng tôi đang đc thắp sáng với đèn buyn-đinh, Chợt căn phòng tối om vì mất điện. Như một bản năng vốn có của con người, vội bật tung cánh cửa sổ để hướng tới ánh sáng ngoài thiên nhiên bao la kia. Tôi chợt nhìn thây một vật quen thuộc , k! phải nói là quá đỗi thân quen. Khog phải thứ gì khác là ánh trăng. nó đang soi rọi tâm hồn vào cả trái tim tôi. Nó len lỏi vào cả tâm trí tôi nữa. Tôi chợt nhớ ra và nhận ra những giá trị trong cuộc sống ……………….

Mạt đối mặt! Hai cá thể đang nhìn vào chúng tôi

Những gì của quá khứ vân nguyên vẹn, hai hàng lệ bỗng lăn tròn trên má! umk. Có lẽ tôi đang khóc. Nước mắt tôi đang rưng rưng trước cảnh vật, trước hình ảnh tưởng chừng như không thể quên…..Ánh trăng- sao mà thân thuộc thế!!! Tôi dận lòng mình sao nỡ quên nó đi……….

Những chiêm nghiệm qua thực tế mình trải qua . Tôi thấy cuộc sống này lag một thực tại sống động, muôn màu muôn vẻ…… Nhắc nhở các bạn trẻ qua nhân vật tôi- nhân vật trữ tình

Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại, kết thúc câu chuyện thật tự nhiên.

Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…

Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.

Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?

Bài làm mẫu: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong ánh trăng

Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.

Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.

Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng – vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi.

Bao năm trôi qua, mái tóc tôi đã điểm hoa râm nhưng trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Trăng vẫn đứng im trên bầu trời trong xanh, tỏa sáng khắp nhân gian. Trăng vẫn như chờ tôi bên ngoài cửa sổ biết bao năm nay. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.

Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.

Hình Ảnh Ánh Trăng Cùng Với Mạch Cảm Xúc Trong Bai Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy

Tiêu đề: hình ảnh ánh trăng cùng với mạch cảm xúc trong bai thơ ánh trăng của nguyễn duy

Tiêu đề: hình ảnh ánh trăng cùng với mạch cảm xúc trong bai thơ ánh trăng của nguyễn duy

 

a)-nơi thành phố lắm điện ,cửa gương người ta chẳng chú ý đến ánh trăng .Sự suất hiện đột ngột của vầng trăng ở tình huống đặc biệt đã gây ấn tượng manh-Vầng trăng là 1 hình ảnh thiên nhiên,hồn nhiên ,tươi mát,là người bạn chi kỉ suốt đời của tuổi thơ,rồi thời chiến tra ở rửng trong phút chốc sự suất hiện đột ngột của vầng trăng làm sống dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của những tháng năm gian lao vất vả.Và hình ảnh của thiên nhiên ,đất nước bìng dị hiền hậu “như là đồng là bể như là sông là rừng”hiện hình trong mỗi câu thơ ,trong cảm súc rưng rưng cuả mỗi con người đã sống ở phố phường hiện đại-Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình ,hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị ,vĩnh hằng của đời sống,đặc biệt là khổ cuối bài thơ là nơi tập chung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng .Chiều sâu tư tưởng mang tính chiết lí của tác phẩm “trăng cứ tròn vành vạnh “như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ nguyên vẹn trẳng thể phai mờ “ánh trăng im phăng phắc ” chính là người bạn nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc ,đang nhăc nhở nhà thơ và cả chúng ta :con người có thể vô tình ,có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình ,quá khứ thì luôn tròn đầy ,bất diệtchủ đề bài thơ và ý nghĩa:-từ 1 câu chuyện riêng bài thơ là lời tự nhăc nhở thấm thía về thái độ ,tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa đối với thiên nhiên đât nước bình dị hiền hậu-Ánh trăng không chỉ là chuyện riêng ủa thiên nhiên ,của 1 người mà cả một thế hệ từng chải qua năm tháng dài ,gian khổ chiến tranh ,từng gắn bó với thiên nhiên ,nhân dân tình nghĩa.Giờ đươc sống trong hoa bình đươc tiêp súc với tiện nghi hiên đại ,hơn thế bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người ,nhiều thời ,nó đăt ra vấn đề về thái độ với quá khứ ,những người đã khuất và cả chính mình

Chữ ký của

huyenz0ny

Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 1

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài thơ ” Tre Việt Nam”. Bài “Hơi ấm ổ rơm” của anh đã từng đoạt giải thưởng báo Văn Nghệ. Hiện nay. Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác. Anh viết đều và khỏe. “Ánh trăng” là một trong những bài thơ của anh được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.

Hai khổ thơ đầu tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp:

“Hồi nh ỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng lị thành tri kỉ.”

Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ.

Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với trăng:

“Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.”

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp mội cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hóa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa” bởi trăng từng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ như tác giả đã nói ở trên.

Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự thú là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa” ấy:

“Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường. “

Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương”. “Ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng… dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. “Vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy. “Trăng” bây giờ thành “người dưng”. Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến”vầng trăng” từng là bạn tri kỉ một thời.

Phải đến lúc toàn thành phố mất diện:

“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn.”

“Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy,… tác giả, bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả cứ “rưng rưng” nước mắt:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông, là rừng”.

Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình. “Vầng trăng” nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.

Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa” một thời:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình… “

Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy “đủ cho ta giật mình” mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm “không thể nào quên”.

“Ánh trăng” của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình” suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 2

Nhà thơ Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc một cách vô cùng gần gũi, mộc mạc, thể hiện qua từ ngữ nhẹ nhàng tình cảm.

Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên được tác giả viết trong những năm 1978 khi đang sống tại Hồ Chí Minh. Bài thơ “Ánh Trăng” chính là tựa đề của bài thơ cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, thể hiện tình cảm gắn bó trước sau như một thủy chung, của con người và ánh trăng.

Ánh trăng chính là người bạn thân thiết của con người xuyên suốt trong những câu thơ, thể hiện tình cảm gần gũi gắn bó.

Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng ánh trăng nhưng có sức mạnh làm lay động tới trái tim người đọc. Bài thơ được tác giả Nguyễn Duy bằng những hình ảnh ánh trăng vô cùng thân thuộc, tình cảm gắn bó thật đẹp

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Hình ảnh ánh trăng chính là biểu tượng thành công mà tác giả đã xây dựng thành công thể hiện những kỷ niệm gắn bó giữa con người và ánh trăng.

Ánh trăng vô cùng tinh khiết, nhẹ nhàng lan tỏa từng cánh đồng mênh mông nuôi dưỡng những kỷ niệm đẹp tâm hồn của mỗi chúng ta.

Đến những năm tháng hồi chiến tranh ở rừng vô cùng gian khổ, vất vả, ánh trăng thể hiện ký ức tuổi thơ thân thiết gần gũi như hai người bạn tâm giao tri kỷ, tình cảm gắn bó xuyên thời gian và không gian.

Có thể nói Nguyễn Duy đã khéo léo tinh tế nên nhân hóa ánh trăng thành người bạn thân thiết, gắn bó tri kỷ của mình. Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ, hình ảnh ánh trăng và con người lại được tái hiện thông qua những năm tháng chiến tranh, sự gắn kết của con người và ánh trăng thể hiện tình cảm gắn bó.

Trần trụi giữa thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa

Dù ở đâu thì ánh trăng vẫn thể hiện sự tròn vẹn của mình, thể hiện tình cảm ấm áp dành cho con người soi sáng những con người trong màn đêm hành quân tăm tối. Ánh trăng tình nghĩa, thủy chung luôn nhắc nhở con người tới những kỷ niệm thân thiết, không bao giờ có thể quên đi.

Trong khổ thơ từ “ngỡ” chính là dấu hiệu cho sự ly tan, rạn nứt lãng quên ở khổ thơ tiếp theo giữa con người và ánh trăng:

Từ hồi về thành phố

Quen đèn điện của gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường

Cuộc sống đô thi phồn hoa có nhiều ánh diện, nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi khiến cho con người quên dần đi người bạn thân thiết giản dị gắn bó với mình từ khi bé tới những ngày chiến tranh gian nan thử thách. Nhưng ánh trăng thì trước sau vẫn thủy chung son sắc, vẹn nguyên tròn đấy. Những câu thơ thể hiện cảm xúc nghẹn ngào

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om,

Vội bật tung cửa sổ,

Đột ngột vầng trăng tròn.

Đến những khổ thơ này thì giọng thơ, tứ thơ đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả đã thay đổi nên mới dẫn tới sự thay đổi trong cuộc sống của con người. Sau chiến tranh hòa bình lập lại con người trở về thành phố xây dựng cuộc sống mới thì họ dần dần quên mất quá khứ khó khăn, những người bạn đã chung sức trong khó khăn gian khổ.

Chính cuộc sống đầy đủ, với ánh sáng của đèn điện sáng trưng, thì ánh trăng mờ nhạt chẳng là gì cả. Hai từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể thấy sự không vững vàng trong thâm tâm của con người. Trong tâm hồn có một sự chuyển biến sâu sắc nên mọi thứ trở nên không rõ ràng vững vàng.

Nhưng rồi một ngày đèn điện biến mất, những thứ tiện nghi khiến cho con người lại tìm tới những thứ xưa cũ, khi cửa sổ được bật tung ra thì vầng trăng tròn vành vạnh đã làm cho tác giả cảm thấy ngỡ ngàng, cảm thấy hổ thẹn ánh trăng tình nghĩa tròn đầy kia.

Thực ra đến khổ thơ này tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hững hờ của mình đối với quá khứ, những kỷ niệm thiêng liêng gắn bó qua những ngày khó khăn, gian khổ.

Khi tác giả đối diện với ánh trăng có điều gì đó rưng rưng xúc động khiến cho lòng người chợt chùng xuống, ngỡ ngàng xúc động. Một cuộc gặp gỡ hội ngộ vô cùng bất ngờ giữa tác giả và ánh trăng.

Vầng trăng tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

Trong những câu thơ thể hiện phép đối lập song song thể hiện lương tâm của con người đã được giác ngộ và thức tỉnh đúng lúc trước ánh trăng tròn đều, vẹn nguyên sau bao nhiêu thăng trầm của thời gian.

Dù cuộc sống của con người có thay đổi như thế nào thì ánh trăng vẫn mãi như vậy, vẫn chung thủy trước sau, vẫn tròn vẹn, không hề sứt mẻ, thể hiện sự bao dung của thiên nhiên dành cho con người. Những câu thơ của Nguyễn Duy đã gieo vào lòng người đọc những âm hưởng khó quên, nghẹn ngào và xúc động.

Bài thơ “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy với tứ thơ vô cùng độc đáo hấp dẫn mới mẻ, từ ngữ thể hiện phong cách phóng khoáng, tác giả đã thể hiện được tình cảm của mình với thiên nhiên và kỷ niệm trong quá khứ.

Phân tích bài thơ ánh trăng – Bài làm 3

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng mang cho mình những kí ức, những kỉ niệm khó quên, dù cho đó là kỉ niệm buồn hay những kỉ niệm vui. Đó là những hành trang đưa ta bước vào đời, để mỗi khi ta nhớ lại những phần kí ức ấy thì lại trỗi dậy những cảm xúc, tình cảm. Nhưng con người luôn bộn bề với những công việc của mình, chính sự bận rộn ấy đã vô tình khiến chúng ta quên đi những kí ức xưa, để khi chợt nhớ lại thì không tránh khỏi những cảm giác bàng hoàng. Cũng đã từng có những kí ức và cũng đã từng lãng quên, nhà thơ Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng” của mình đã thể hiện một cách chân thực, sinh động cảm giác bàng hoàng, nuối tiếc, tự trách khi ông đã “trót” quên đi những kí ức tình nghĩa.

Nguyễn Duy từng là một người chiến sĩ cách mạng, đã từng cầm súng bảo vệ, đấu tranh cho hòa bình, cho sự độc lập của dân tộc. Nên có thể nói Nguyễn Duy đã có những khoảng thời gian nhất định gắn bó với cuộc sống chiến tranh, có những kỉ niệm không bao giờ quên ở những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng đó. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 thì Nguyễn Duy đã trở về thành phố sinh sống, sống trong một môi trường, một cuộc sống hoàn toàn mới này, nhà thơ đã vô tình bị cuốn theo cuộc sống ấy mà lãng quên đi những kí ức xưa. Để khi nhớ lại thì không khỏi bàng hoàng, day dứt, trong tâm trạng ấy, nhà thơ đã viết bài thơ “Ánh trăng”.

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với biển

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ”

Đó là dòng kí ức của nhà thơ, khi còn là một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên sống chan hòa với tự nhiên “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với biển”, trong kí ức tuổi thơ thì những hiện tượng tự nhiên “sông”, “đồng”, “biển” không phải là những vật vô tri vô giác mà nó đã trở thành những người bạn cùng sống, cùng vui chơi. Khi lớn lên đi bộ đội, cuộc sống gian khổ giữa mưa bom bão đạn, nơi điều kiện vô cùng thiếu thốn, khắc nghiệt ở rừng thì vầng trăng đã trở thành người tri kỉ cùng chia sẻ buồn vui, người đồng đội cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối mặt với những tình huống cam go nhất. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã thể hiện được tình cảm khăng khít của mình với những thiên nhiên, cũng là với những kí ức xưa nhưng cũng đồng thời thể hiện sự bàng hoàng, không tin rằng mình có thể quên đi được.

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Đó là khoảng thời gian nhà thơ gắn bó nhất với cuộc sống tự nhiên, “trần trụi” thể hiện sự thân thiết đến mức gắn bó, cũng thể hiện được sự tin tưởng, đồng cảm giữa mình với thiên nhiên, cuộc sống không nhiều suy tư mà “hồn nhiên như cây cỏ”, đó không phải cuộc sống vô lo vô nghĩ mà là cuộc sống giản đơn, chân chất, thuần hậu nhất. Và những kỉ niệm gắn bó ấy đã khắc sâu vào trong tâm hồn, máu thịt của nhà thơ. Có lẽ chưa bao giờ nhà thơ nghĩ rằng mình có thể quên được những kí ức đó, vì nó không chỉ là những kỉ niệm, mà nó còn là tình nghĩa của nhà thơ với quá khứ “Ngỡ không bao giờ quên”. Nhưng, khi sống trong một không gian mới, một môi trường mới thì những kí ức ấy liệu có còn ven nguyên?

“Từ ngày về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Cuộc sống mới của nhà thơ đó chính là nơi thành thị, nơi có nhịp sống tấp nập, huyên náo. Cũng có lẽ vậy mà nhà thơ đã bị cuốn vào vòng quay không ngừng của cuộc sống ấy, dần quen với “ánh điện, cửa gương”, những vật dụng hiện đại của cuộc sống, cũng vì quen thuộc với cái mới mà những cái thân thiết khi xưa lại vô tình lãng quên đi, vầng trăng vốn là người tri kỉ, người gần gũi nhất với nhà thơ khi còn nhỏ và khi đi lính thì giờ đây trở thành những người đầy xa lạ “Vầng trăng đi qua ngõ/ ngỡ ngời dưng qua đường”. Có lẽ vầng trăng tình nghĩa ấy mãi chìm vào trong quên lãng nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra, thức tỉnh mọi kí ức xưa cũ ấy:

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

Khi những ánh điện đang trở nên quen thuộc, vầng trăng bị quên lãng trở thành “người dưng” thì tình huống bất ngờ ấy đã xảy ra, đó là khi đèn điện bị tắt”, căn phòng trở nên tối om, và như một thói quen, nhà thơ đã vô thức bật tung cánh cửa sổ để tìm kiếm chút ánh sáng. Và khi này, ánh sáng vầng trăng không chỉ soi rọi vào căn phòng mà dường như nó nó còn soi chiếu đến một phần kí ức đã bị lãng quên của nhà thơ. Sự “trùng phùng” bất chợt này khiến cho nhà thơ hoang mang, khắc khoải, đó là khi dòng kí ức ào ạt đổ về, những kí ức ngỡ bị chon vùi thì nay sống dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, tình cảm của nhà thơ:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng”

Khi ánh trăng tràn vào cửa sổ, cũng là lúc mà nhà thơ đối diện trực tiếp với vầng trăng “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, chính sự tiếp xúc trực tiếp này khiến cho nhà thơ rưng rưng “Có cái gì rưng rưng”, ta có thể hiểu ở đây rưng rưng là những giọt nước mắt long lanh, trực rơi trên khóe mắt của nhà thơ, cũng có thể là cái rưng rưng trong tâm trạng của nhà thơ khi trải qua một trạng thái xúc động mạnh mẽ. Ánh trăng ấy đã soi chiếu vào sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ, nơi những kí ức được cất giữ, làm những hình ảnh thân thương khi xưa lại tràn về “Như là đồng là bể/ Như là sông là rừng”.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

“Tròn vành vạnh” là sự vẹn nguyên của quá khứ, của những hồi ức khi xưa, trăng tròn vành vạnh là những tình nghĩa khi xưa vẫn như vậy, chẳng hề may may thay đổi, trăng vẫn là trăng của ngày xưa, nhưng con người giờ đây đã đổi khác “Kể chi người vô tình”, nhà thơ tự trách mình vô tình vì đã lỡ quên đi những tình nghĩa khi xưa, vầng trăng vẫn sáng như vậy nhưng lại im lặng đến đáng sợ, và trong cảm nhận của nhà thơ thì chính sự im lặng này lại là hình phạt đáng sợ nhất, vì nó đánh động mạnh mẽ vào tâm hồn, vào những tình cảm gắn bó của quá khứ, đây cũng là sự trách mắng đầy nghiêm khắc của vầng trăng “Ánh trằn im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Phân tích bài thơ ánh trăng hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Phân tích bài thơ ánh trăng thật hay và đạt được kết quả cao.

Thơ Trữ Tình Là Gì? Đặc Điểm, Định Nghĩa Và Những Bài Thơ Trữ Tình Hay

Như thế nào là thơ trữ tình hay và có những bài thơ trữ tình nào nhỉ?

I)Định Nghĩa

•Đặc trưng của thơ trữ tình mà ta dễ dàng nhận thấy đầu tiên đó là sự lãng mạng,và hệ thống cảm xúc mà tác giả đã đặt vào bài thơ khác với các thể loại văn học khác như các tác phẩm văn xuôi đôi khi đó chỉ là lời diễn tả lại cảm xúc của tác giả,lời tự sự của tác giả thông qua những hình ảnh sự vật đã gắn liền với cảm xúc đó.Nhưng đối với thơ trữ tình đó lại là một sự truyền tải hoàn toàn khác đó chính là cảm xúc thật là bộc lộ trực tiếp của chính bản thân tác giả.Mỗi bài thơ trữ tình sẽ là một ‘’cánh cửa sổ tâm hồn’’Thực ra thơ trữ tình có thể là tiếng lòng của sâu thẳm của nhà thơ .Ở đây cảm xúc sẽ thông qua ngôn từ mà truyền tải đến người đọc người đọc sẽ cảm thụ bài thơ thông qua những ngôn từ này.Vì tính lãng mạng của thơ trữ tình nên các tác giả sẽ có xu hướng mượn cảnh vật thiên nhiên hữu tình để miêu tả cảm xúc.

II)Đặc điểm

•Đối với thơ trữ tình chú trọng rất nhiều về mặt cảm xúc thế nên phần nhịp thơ là vô cùng quan trọng,Đặc điểm của thơ trữ tình sẽ là có nhịp thơ ngân vang âm điệu làm bừng sáng hình ảnh thơ.Trong thơ trữ tình việc ngắt nhịp cũng rất quan trọng cũng giống như trong giao tiếp chúng ta sẽ có những khoảng nghĩ im bặt đi,hoặc gằng giọng để biểu cảm thái độ tạo nên ý nghĩa cho lời nói thì trong ngôn từ của thơ trữ tình sẽ có những khoảng ngắt nhịp thể hiện khi căm thù tột đỉnh, lúc xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn, buồn bã, lúc xúc động dâng trào…gieo vần trong thơ trữ tình sẽ lặp lại các vần hoặc những vần nghe giống nhau giữa các tiếng ở những vị trí nhất định..Có sự cách điệu và phối hợp giữa các vần thơ ,cộng hưởng của các âm có cùng một vần và cùng thanh bằng hoặc thanh trắc.

​III)Các bài thơ trữ tình hay:

Thơ trữ tình hay 1:Lặng nhìn em

Tôi cay đắng nhìn em yêu người khác Sóng chợt buồn muốn xé nát con tim Niềm đau xót dâng lên đầy khóe mắt Anh cười vui ân tình tui vụt mất Cắn răng cười nước mắt đông trên mi

Đã bao lần trang tròn rồi lại khuyết Đã bao lần định viết rồi lại thôi Để hôm nay gục đầu trong nỗi nhớ Tay vô tình đặt bút viết tên em.

Thơ trữ tình buồn 2:Nhớ em

Trời tháng chín âm u trở lạnh Tiễn em đi lòng chạnh nhói đau Từ nay ta mãi mất nhau Em vui xứ mẹ, anh sầu quê ai Lòng nhớ lại bao ngày lãng mạng Dạ chưa quên những tháng ái ân Bao đêm chung sống ân cần Giờ tan theo gió, hóa vầng mây bay Em cất bước tim say mộng ước Anh dõi nhìn mắt ướt mơ màng Trời sao gieo nghiệp trái ngang Hoa vừa chớm nụ đã tàn héo rơi Thôi vĩnh biệt một đời vui vẽ Đành cách chia hai kẽ buồn đau Thủy chung ta bẽ đôi đầu Nghĩa tình chia nữa, âu sầu thành đôi

Thơ trữ tình hay 3:Kiếp tương tư

Ôm một kiếp hư vô tình lỡ Gối nữa đời dang dỡ duyên tan Sầu đau cơm lệ canh chan Nuốt từng mảnh vỡ, uống ngàn nhớ thương Nay cách biệt hai phương xa lạ Giờ chia ly đôi ngã không quen Người đi duyên mới xây nên Còn đây đơn bóng sầu bên vai sầu Mắt nhỏ ước canh thâu thức trắng Môi động khô đêm vắng lệ rơi Se duyên lầm lẫn do trời Hay do người tạo cho đời khổ đau ??? Đôi lần hứa yêu nhau mãi mãi Mấy bận thề ân ái luôn luôn Giờ sao chỉ có tôi buồn Tháng ngày nức nở lệ tuôn vai gầy Ngước hỏi trời nỡ đây cho khổ Cúi vặn đất nhẫn đó trao âu Người ta vui vẻ có nhau Sao ta đơn lẽ độc sầu năm canh ?

Thơ trữ tình hay 4:Định nghĩa yêu

Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu; Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết . Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt . Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu! – Yêu là chết ở trong lòng một ít . Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt . Những người si theo dõi dấu chân yêu ; Và cảnh đời là sa mạc cô liêu Và tình ái là sợi dây vấn vít . Yêu, là chết ở trong lòng một ít .

Thơ trữ tình hay 5:Hôm nay tôi buồn

Hôm nay, trời nhẹ lên cao , Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn . Lá hồng rơi lặng ngõ thôn, Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương Phất phơ hồn của bông hường Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng . Nghe chừng gió nhớ qua sông, E bên lau lách thuyền không vắng bờ . Không gian như có dây tơ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu . Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều, Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn … Thơ trữ tình hay 6:Không đề Nước vốn sinh ra, chốn đại dương Sống đời yên ả vốn lẽ thường Một hôm nắng đến đùa vô ý Để nước giờ đây hóa khói sương… Sương theo gió cuốn tận trời xanh Hóa thành mây trắng, mộng yên lành Bay đi khắp chốn vui cùng gió Đêm về đùa giỡn với trăng thanh… Một hôm mây chợt nhớ quê nhà Nhớ chốn mà mây đã sinh ra Cõi lòng mây bỗng nghe nặng trĩu Rớt xuống trần gian hóa mưa sa… Đời ta cũng giống biển ngây thơ Cũng sống bình yên chẳng mộng mơ Vô tình em đến, xiêu hồn phách Để xác thân gầy cứ ngẩn ngơ. Hồn phách giờ đây lạc chốn nào? Lòng buồn, nỗi nhớ cũng xanh xao Mưa đêm trút xuống như hờn tủi Có phải em về tự chốn nao???

Thơ trữ tình hay 7:Đêm đơn côi

Màn đêm buông xuống, trời se lạnh Tôi ra đời, hai chữ giọt sương Chút vấn vương, đêm dài sẽ hết Bỗng thấy mong manh đến lạ thường. Sương mai rất đẹp, nào ai biết? Long lanh, tinh khiết buổi bình minh. Một chút thôi, tồn tại giữa đời Rồi tan biến khi mặt trời hiện rõ. Tôi nhẹ nhàng và luôn tĩnh lặng Không ồn ào, không mạnh mẽ như mưa Vậy mà sao cuộc đời ngắn ngủi Tôi phải về khi chưa thấy tình yêu. Tôi vội vàng nhìn em qua kẽ lá Ôi em ơi! Ánh mắt chạm nhau rồi Giọt sương nơi tôi là mộng mị Sao bây giờ hiện hữu ở bờ mi. Có phải em đang nhìn tôi say đắm Để rồi giọt lệ hóa giọt sương Ôi! giọt sương sao bây giờ mặn chát Hay là tôi đã ngậm giọt lệ em Sao không phải là giọt lệ ngọt ngào, Để tôi đây không tan vào dĩ vãng. Có ai biết giọt sương về nơi đâu? Khi mắt em không còn nhìn tôi nữa. Thì hỡi em! Hãy vì tôi trở lại Để giọt sương này hóa giọt lệ trên mi.

Thơ trữ tình hay 8:Vì sao trong lòng tôi

Đêm nay ngồi ngắm sao rơi Lòng buồn man mác nhớ người thương Người thương ơi giờ người ở đâu? Sao người nỡ lìa xa tôi Qua cầu bước sang sông Để mình tôi lẻ loi một mình Ôm mối tình vỡ, ôm sầu thiên thu

Thơ trữ tình hay 9:Ngày mai anh đi

ngày mai anh đi sao em còn đứng đó ? khúc vui tàn em vương vấn mà chi khóe mắt tràn cuốn đi tình tri kỉ quá muộn màng ta thành mối tình si muốn nói với mây sao mây không đứng lại xin gió đừng cuốn trôi mất tình yêu và cơn mưa xóa tan đi nổi nhớ giờ hết rồi , chẳng làm héo tình tôi rời xa em đơn côi và hy vọng đã hết rồi cái giây phút ngóng trông phút thật lòng nổi nhớ em càng lớn muốn quay về là hòn đá cô đơn

Thơ trữ tình hay 10:Đơn phương

Em biết rằng anh sẽ chẳng yêu em Nụ hôn ấy chỉ là phút giây nông nổi Em dại dột, em trẻ con, em yếu đuối Anh bỗng hóa thành người lớn bao dung Em biết rằng anh sẽ chẳng yêu em Bởi trái tim anh đã có thừa người khác Bản tình ca ở bên em anh hát Sẽ có người diễm phúc sau em Em biết rằng anh sẽ chẳng nhớ em Những gì thoảng qua mấy ai còn giữ lại Nhưng với em đó sẽ là mãi mãi Đừng bận lòng chi với một kẻ qua đường Đừng bận lòng vì lỡ nói yêu thương Ai cũng có phút yếu lòng như thế Em chẳng trách đâu vì tình yêu có thể Đến bên nhau bằng những phút dối lừa.

Thơ trữ tình hay 11:Nhỏ ơi

Nếu mà không có anh Nhỏ sẽ buồn biết mấy Như mùa thu chờ đợi Một chiếc lá bay bay Nếu mà không có anh Nhỏ chẳng ai đưa về Con đường ngày xưa ấy Nhỏ bỗng thấy dài ghê Ừ ! Nếu không có anh Nhỏ biết mình sẽ nhớ Một nụ cười quen thuộc Khiến nhỏ đến ngu ngơ Ừ ! Nếu không có anh Nhỏ sẽ ngồi mà khóc Mong ai lại dỗ dành Rồi sẽ nhớ nhiều hơn

Thơ trữ tình hay 12:Tựa vào vai anh

Anh có thể là chỗ dựa của em không? Em yếu đuối nên cần che chở Em hay vấp nên cần nâng đỡ Em dại khờ nên chẳng biết lo toan Em đem cả cuộc đời phó mặc cho anh Dù may rủi thôi cũng đành cam chịu Yêu thương ơi,chắc rồi anh sẽ biết Khi yêu em anh sẽ khổ rất nhiều Nếu có thể sương tan vào cỏ Thì em tin cỏ sẽ rất xanh Nếu có thể em tin vào anh Thì em tin anh cũng xanh nhu cỏ.

Thơ trữ tình hay 13:Nếu có thể

Nếu có thể… sống vô thường như gió Theo nắng mưa đi hết bốn phương trời Rồi mặc sức vẫy vùng trong bão tố Tự do mà phiêu lãng khắp muôn nơi. Nếu có thể… sống cho bao nguyện ước Dẫu mong manh hay nhỏ bé nhường nào Thanh xuân ấy chẳng một lần quay ngược Tháng năm này để hoang phí thôi sao? Nếu có thể… sống chân thành đơn giản Đừng đếm đong những toan tính lọc lừa Sau tất cả hơn thua và mất mát Đời cuối cùng chỉ còn lại giấc mơ…

Thơ trữ tình hay 14:Có những cuộc tình

Có những cuộc tình chỉ để nhớ thương thôi. Chẳng thể bờ môi gọi nhau câu chồng, vợ Đời trái ngang khuyết một phần duyên nợ Nên suốt đời dang dở một niềm thương. Có những cuộc tình không được bước chung đường. Nhưng sẽ hoài thương, thương thiệt nhiều… mãi mãi. Ta nâng niu giấu người trong ngực trái Để đêm về khắc khoải gọi thầm thôi. Có những cuộc tình, yêu đến chết không nguôi. Mà chẳng thể cùng cười, cùng khóc Cùng chia sớt khi buồn vui, khó nhọc Cùng đan tay những giây phút mặn nồng Có những cuộc tình, người ta mãi hoài mong Mong người kia suốt cuộc đời yên ả Mong vậy đấy, mà tim mình buốt giá Với tháng ngày vất vả để tìm quên… Có những cuộc tình… không được gọi thành tên!

Thơ trữ tình hay 15:Bình yên cạnh em rồi

Mệt mỏi lắm rồi em chỉ muốn lặng yên Gục vào vai anh rồi tự nhiên mà ngủ Cuộc đời tính toan biết bao nhiêu là đủ Và người với người có lường trước được đâu? Nắm lấy tay em cứ như thế thật lâu Chẳng cần ủi an hay vỗ về gì cả Anh cũng mệt nhoài một ngày dài vất vả Chỉ cần lặng im mà ta hiểu nhau rồi! Có phải nắng mai ở bên kia ngọn đồi? Mặt trời đội mây khoe màu vàng rực rỡ Hạnh phúc trong tay đừng bao giờ để lỡ Là phận, là duyên mới gặp gỡ phải không? Giữa cuộc đời giữa biển người mênh mông Em nhỏ bé nên nhiều khi chới với Chỉ cần anh kề bên em sẽ thôi nghĩ ngợi Bởi lẽ bình yên ở ngay cạnh em rồi!

Xem Thêm :