Yếu Tố Trào Phúng Trong Bài Thơ Thương Vợ / TOP 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Yếu Tố Trào Phúng Trong Bài Thơ Thương Vợ được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Yếu Tố Trào Phúng Trong Bài Thơ Thương Vợ hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề Bài : Phân Tích 4 Câu Thơ Đầu Trong Bài Thương Vợ
Tế Xương là một nhà thơ lớn của dân tộc luôn tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Thơ ông luôn mang tính chất trào phúng sâu,đả kích hoặc là thuần trữ tình sâu sắc.
Thương vợ là một bài thơ miêu tả về hình ảnh bà Tú vất vả lặng lẽ hi sinh vì chòng vì con ,qua đó cũng thể hiện được tình yêu thương của ông giành cho bà với một sự biết ơn và quý trọng người vợ của mình
Chỉ với bố câu thơ đầu tiên cũng đã phần nào nói lên được sự vất vả tần tảo chịu thương chịu khó của bà Tú
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Chỉ bằng vài lời thơ hồn hậu và bình dị thì Tú Xương đã giúp cho người đọc hình dung ra được cảnh bà Tú một thân một mình gánh vác trên vai nuôi gia đình,lặn lội từ bờ sông này đến bờ sông khác chăm chỉ làm ăn kiếm tiền nuôi chồng con mà không hề than trách một lời nào.
Từ ” mom” là một từ dùng để diễn tả mảnh đất trống nhô ra,là địa điểm để buôn bán nhỏ của những người dân. Là nơi họ chèo thuyền để đến buôn bán và bà Tú là điển hình quanh năm buôn bán ở đó để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống cả nhà có những đứa con thơ. Chỉ với một từ mom mà tác giả đã phần nào nói lên được sự khắc khổ và bươn chải của vợ mình ở ven sống đó. Không những thế ông còn ví vợ mình như thân cò lặn lội từ bờ này sang bờ khác chỉ để bì bõm tìm kiếm thức ăn
Từ quanh năm buôn bán nghĩa là không một ngày nào bà Tú nghĩ làm và xem ngày nào cũng giống như ngày nào theo thường lệ,hơn nữa từ mom càng tô đậm thêm cái chênh vênh không vững vàng của việc làm ăn,tạm bợ. Từ mom càng lột tả hết được sự nhỏ bé và cô đơn của bà khi ngồi trên đó.
Ngày xưa phụ nữ phong kiến có bổn phận trách nhiệm là phải thờ chồng nuôi con cho nên sự làm lũ vất vả của bà như vậy là một điều đương nhiên. Thờ chồng bao hàm cả việc là nuôi cả chồng của mình. Đó là sự bất công của xã hội nếu xét theo phương diện thời bấy giờ nhưng nếu mà nói về mặt đức độ thì sức tháo vát làm ăn của người vợ ấy thật đáng nể phục và đáng trân trọng biết bao
Cái từ năm con với một chồng cũng cho thấy số lượng đếm trên đầu ngón tay mà một mình bà tú gánh hết. Bà Tú nuôi cả chồng đâu có đơn giản như nuôi mấy đứa con,có khi còn rượu chè rồi bầu bạn. ấy thế mà bà vẫn nuôi được cả về số lượng lẫn chất lượng như ta đã thấy,như vậy bà Tú không chỉ là nuôi ông Tú mà còn cung phụng,thờ
Với câu thơ thứ ba thì hình ảnh bà tú một mình thui thủi làm ăn càng hiện lên một cách đậm nét hơn
Lặn lội thân cò khi quảng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Tú xương đã dùng một hình tượng quen thuộc để nói lên sự chăm chỉ của người vợ đó là hình ảnh con cò,một hình ảnh thân thuộc thường hay sử dụng trong văn chương. Đây là cách nói ví von ,ông không đem ra mà so sánh mà để nói lên sự chăm chỉ sáng ngày của người vợ ông hết mực yêu thương. Một tấm thân mảnh dẻ và yếu đuối mà phải chịu cảnh dãi nắng dầm sương không khi nào quản ngại khó khăn cả, đã thế còn phải lặn lội cả sớm trưa. Theo nghĩa đen thì cũng đã gợi lên sự khó khăn mệt nhọc của bà.
Từ quãng vắng làm nổi lên sự hiu quạnh,lẻ loi của bà không biết bấu víu nương tựa vào đâu. Eo sèo mặt nước buổi đó đông có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Đò đông có nghĩa là đò đã chở đầy khác,hai là đò là nơi tập hợp rất đông người.
Câu thơ miêu tả hết sức trữ tình và sâu lắng khiến cho người nghe cũng cảm thấy xót xa tội nghiệp. ông Tú tỏ ra thương cảm cho vợ mình khó nhọc và thương vợ đến vậy là cùng
Ông thấu hiểu công việc làm ăn khó khăn gian nan vất vả của bà là vậy. Khi quãng vắng buổi đò đông bà đều không quản khó khăn mệt nhọc một lòng vì chồng vì con,một lòng không kể khổ gian nan
Không phải ông là một người dửng dung mà là một người rất biết thương vợ. thương vợ cũng chính là lúc ông tự trách mình không lo nổi cho vợ cho con,còn phải để cho vợ con kiêm thêm miệng ăn trong nhà. Thấy mình có lỗi với vợ con.
Qua bốn câu thơ này chúng ta đã cảm thấy tình yêu thương sâu sắc của ông Tú dành cho bà và dự chịu thương chịu khó của một người vợ dành cho chồng con. Với ngòi bút tinh tế tài hoa ông đã lột tả được một cách chân thực sâu sắc.
Bên Cạnh Một Tú Xương Quyết Liệt Dữ Dội Trong Châm Biếm, Trào Phúng, Còn Có Một Tú Xương Da Diết Và Đằm Thắm Trong Trữ Tình. Bài Thơ Thương Vợ Là Một Bài Thơ Tiêu Biểu Cho Khuynh Hướng Thứ Hai. Anh (Chị) Hãy Phân Tích Bài Thơ Để Làm Sáng Tỏ Điều Đó
Nói đến Tú Xương, người ta thường nghĩ tới một nhà thơ trào phúng với một giọng thơ châm biếm gay gắt, quyết liệt và dữ dội. Giọng thơ ấy thể hiện một tâm trạng uất ức, một thái độ căm ghét, khinh bỉ của nhà thơ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. .. Nhưng sẽ là chưa đủ, nếu không thấy bên cạnh một Tú Xương quyết liệt dữ dội trong châm biếm trào phúng, còn một Tú Xương da diết và đằm thắm trong trữ tình. Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ tiẽu biểu cho khuynh hướng thứ hai này.
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Chữ mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Văn 11, phần Văn học Việt Nam)
“Chữ y, chữ chiểu không phê đến
Ông chi quen phê một chữ tiền”
Nào đâu bọn phường nhỏ: “Vẽ ông ôm đit để lên thờ”, rổi là cảnh “con khinh bố”, “vợ chửi chồng”, cảnh các quan tân khoa xì sụp quỳ lạy trước những mụ đầm trông thật thiểu não và nhục nhã ê chề
Trên ghế ba đầm ngồi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
…
Và còn biết bao sự nhố nhăng khác nữa của “buổi bạc tình” Vút. lên từ một không gian tràn ngập tiếng cười châm biếm quyết liệt và chua cay ấy, bài thơ Thương vợ như là những âm thanh trầm lắng thiết tha, một tiếng nói ân cần, da diết, một bản tự kiểm điểm chân thành, sâu sắc. Có một cái gì đó như là ăn năn, dằn vặt và trăn trở khôn nguôi trong tâm hồn người viết trước những phẩm chất và tấm lòng vị tha cao cà của bà Tú Vị Xuyên. Và cũng vì thế mà người đọc thấy rõ hơn nỗi lòng và nhân cách cao đẹp của nhà thơ trào phúng này. Nổi bật lên trong bài thơ là hình ảnh một bà Tú hay lam hay làm, tất tả ngược xuôi, để xốc dạy, nuôi nấng và duy trì sự sống cho cả một gia đình
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Hai câu thơ mở đầu giới thiệu một cách thật đầy đủ và khái quát vè hình tượng người vợ cũng như tình cảm yêu thương và thái độ sùng kính cùa nhà thơ đối với bà. Đó là một người phu nữ tảo tần “quanh năm” suốt tháng làm nghề “buôn bán” ở một “mom sông”. Câu thơ nghĩa chỉ thế nhưng âm điệu nghe da diết yêu thương. Hai chữ mon sông chi một địa điểm cụ thể là cái đồi đất nhô ra nơi cửa sông ấy, nhưng để lại trong lòng người đọc một cảm giác chơ vơ, một hình ảnh lẻ loi đơn chiếc giữa cảnh sông nước mênh mông; thấy như có sóng con. gió nổi, thấy có gì đấy bất trắc, không ổn, không yên nơi mom sông mà bà Tú bán buôn… Buôn bán để mà “Nuôi đù năm con vớỉ một chồng”. Một nhà thơ đã từng quắc mắt khinh đời, cười ngạo nghễ trước bọn phường nhỏ, quan lại, giờ đây không hề ngán ngại coi mình cũng chỉ là một trong cái nhân tố bé bỏng được bà Tú chăm nuôi. Chữ “đủ” sống sánh hai ba lớp nghĩa: đủ đầy, đủ thứ, đủ cả. Dù nghĩa nào đi nữa cũng chỉ thấy rưng rưng một niềm cảm động và ngưỡng mộ của nhà thơ đổi với người vợ – người phụ nữ một nắng hai sương, quanh năm tảo tần, thân cò thân vạc:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nơ âu dành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Trước gia cảnh như thế, bà Tú nghĩ gỉ? Bà nghĩ: thôi cũng là cái duyên, cái nợ. Câu thơ chấp chới giữa hai làn nghĩa: một là duyên, hai là nợ, hay là duyên thì ít (một) mà nợ thì nhiều (hai) nên “âu dành phận”, đành chấp nhận như một sự tất yếu. Không một lời thân thân trách phận, càng không thấy một lời phàn nàn, oán giận chồng con; chỉ thấy ngời sáng một phẩm chất nhẫn nại, tảo tần “năm nắng mười mưa dám quản công” Dùng là biểu tượng của bà mẹ Việt Nam Người mẹ mà sau này nhà thơ Tố Hửu đã khái quát rất đúng:
“Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời”.
Đứng trước những con người như thế, ai mà chẳng ngợi ca, khâm phục Tuy nhiên với một người như Tú Xương, sống trong một xã hội mà ý thức hệ phong kiến còn nặng tư tương “trọng nam khinh nữ” “đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp” “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một trai gọi là có, mười gái vẫn là không)… ông lại là một nhà Nho, tuy là nhà Nho cuối mùa; một nhà nho chỉ đỗ tú tài nhưng đầy tài năng:
“Ông nghe, ông cống ra mây khói
Đứng lại văn chương một tú tài”
Một con người như thế mà luôn cảm thấy như nhỏ bé, như có tôi với vợ của mình mới là điếu đáng nói.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hừng cũng như không”
Hai câu kết khép lại bài thơ vừa như một tiếng chửi vừa như một lời than. Nhà thơ “chửi” chính mình và than cho tình cảnh cùa vợ mình. Tất cả đều thể hiện một nỗi dằn vặt, một niềm trân trở, bàn khoản, và cao hơn còn là một lời tự phê phán, tự oán trách, tự “kết tội” về cái “thói bạc” và “vô tích sự” của chính mình. Tuy nhiên, tiếng chửi ấy lại là một bằng chứng thể hiện rất rõ tấm lòng thương vợ của ông sâu thẳm, mênh mông. Nó củng thể hiện sự cao cả, đẹp đẽ trong suy nghĩ của nhà thơ. Những người vợ lo toan, tần tào sởm hôm, nuôi chồng, nuôi con, gánh vác việc gia đinh, trên đất nước này xưa nay không thiếu. Ta gặp rất nhiều bóng dáng của vợ từ trong ca dao với hình ảnh cái cò, cái vạc “lặn lội bờ sông – gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”… Nhưng không phải ông chồng nào cũng thấu hiểu hết những phẩm chất và tấm lòng người vợ. Những nhà Nho xuất thân từ cửa Không, sân Trinh, mang nặng tư tưởng phong kiến, biết tự “sĩ vả”, tự “lên án” và tự “vạch tội” chính mình trước người vợ coi việc thờ chồng nuôi con như một bổn phận ẩy chắc cũng không nhiều. Vì thế, ta lại càng thấy trân trọng những suy nghĩ và “tiếng chửi” của Tú Xương vang vọng cuối bài thơ.
Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh một bà Tú Vị Xuyên với những phẩm chất và tính cách hết sức cao đẹp, một vẻ đẹp âm thầm, vị tha nặng lẽ nhưng bao trùm lên cà bài thơ lại là tình cảm và tấm lòng thương vợ đến xót xa, da diết của nhà thơ Trần Tế Xương. Phải là người tự biết mình và hiếu vợ đến tận cùng, đến “tri kỷ, tri âm” tột độ. mới có được những nghĩ suy, tình cảm. mới có được một tấm lòng như thế
Dàn Ý Phân Tích Hình Ảnh Ông Tú Trong Bài Thương Vợ
Dàn ý phân tích hình ảnh ông Tú trong bài Thương vợ
Dàn ý
– Trình bày những nét khái quát về tác giả Trần Tế Xương: một ánh sao lạ vụt sáng trên bầu trời văn chương nước Việt với những bài thơ mang tư tưởng li tâm Nho giáo
– Thương vợ là một bài thơ tiêu biểu của Trần Tế Xương. Không chỉ thể hiện thành công hình tượng trung tâm là bà Tú mà bài thơ cũng đặc biệt thành công hình ảnh ông Tú với những phẩm chất đáng quý
1. Ông Tú là người có tấm lòng thương vợ sâu sắc
* Ông Tú cảm thương cho sự vất vả, lam lũ của bà Tú
– Ông thương bà Tú vì phải mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”:
+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào
+ Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
⇒ Ông Tú thương hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phỉ nuôi còn mà phải nuôi chồng
– Ông thương vợ khi phải lặn lội bươn chải khi làm việc:
+ “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn + khi quãng vắng: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu
+ “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc + Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
⇒ Tấm lòng thương xót da diết của ông Tú trước thực cảnh mưu sinh của bà Tú
* Ông phát hiện và trân trọng, ngợi ca những đức tính tốt đẹp của vợ
– Ông cảm phục bởi tuy vất vả nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con:
+ “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn
+ “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu
– Ông Tú trân trọng sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang của vợ:
+ “Một duyên hai nợ âu đành phận”: chấp nhận, không than vãn
+ “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.
⇒ Trần Tế Xương đã trân trọng đề cao phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú
2. Ông ý thức được bản thân là gánh nặng của vợ và căm phẫn trước xã hội đẩy người phụ nữ vào bất công
* Người đàn ông trong xã hội phong kiến đáng lẽ ra phải có sự nghiệp hiển hách để lo cho vợ con, nhưng ở đây, ông Tú ý thức được bản thân là gánh nặng của vợ
+ “Nuôi đủ năm con với một chồng”: Tú Xương ý thức được hoàn ảnh của mình, nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng coi mình là một đứa con đặc biệt
+ “Một duyên hai nợ”: Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu
+ “Có chồng hờ hững cũng như không”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời
* Từ tấm lòng thương vợ, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc đẩy người phụ nữ vào bất công
+ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả
⇒ Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi, ông căm phẫn xã hội đẩy người phụ nữ vào ngang trái bất công
– Khẳng định lại những nét nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện thành công hình ảnh ông Tú
– Trình bày suy nghĩ bản thân
Bài văn mẫu tham khảo phân tích hình ảnh ông Tú
Trong thơ Tú Xương có cả một mảng đề tài riêng viết về người vợ – bà Tú. Ở các bài thơ này, bà Tú bao giờ cũng xuất hiện trước và khuất lấp phía sau là hình ảnh ông Tú. Dù chỉ là nét vẽ thoảng qua nhưng khi đã nhận ra hình dáng ông trong đó người đọc sẽ vô cùng ấn tượng, nhớ mãi về một người đàn ông yêu thương và trân trọng vợ mình. Trong bài thơ Thương vợ, hình ảnh ông Tú cũng thấp thoáng hiện lên nhưng để lại biết bao ấn tượng với người đọc.
Bài thơ nổi bật lên là chân dung bà Tú lam lũ, tảo tần “quanh năm buôn bán ở mon sông” nuôi sống gia đình. Nhưng đằng sau bức tranh chủ đạo ấy ta còn thấy một bức tranh khác cũng không kém phần đặc sắc chính là hình ảnh ông Tú với lòng yêu thương, quý trọng và tri ân vợ. Không chỉ vậy, ông còn là người có nhân cách cao đẹp.
Trước hết, Tú Xương là người có tình yêu thương vợ sâu sắc:
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng.
Ông tuy không buôn bán cùng vợ nhưng ánh mắt trái tim ông thì vẫn một lòng hướng theo bà, để quan sát, để yêu thương bà Tú hơn khi cảm thấy hết những vất vả, cực nhọc mà bà Tú phải trải qua. Đặc biệt tự trân quý, yêu thương đó được thể hiện rõ nhất trong câu thơ: “Nuôi đủ năm con với một chồng”, đây là lời ông kể công, tính công cho vợ. Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Chồng cũng là một thứ con còn dại, phải nuôi. Đếm con, năm con chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như con cho nên mới liệt ngang hàng mà đếm để nuôi cho đủ”. Đặc biệt chữ “đủ” gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nhiều cách hiểu, đủ – đủ thành phần trong gia đình: cả cha và con; đủ – đủ mọi thú ăn uống, vui chơi: “Cơm hai bữa cá kho rau muống/ Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Đồng thời ông Tú cũng tự tách riêng mình với năm đứa con để cảm nhận hết tình yêu thương của vợ và dành lời tri ân sâu sắc dành cho bà Tú. Có lẽ phải là một người yêu thương, trân trọng vợ hết lòng ông mới có thể hạ cái tôi cao quý của mình để nói lời tri ân, cảm ơn sâu sắc đối với vợ đến như vậy.
Không chỉ vậy, Tú Xương còn là con người có nhân cách, điều đó được thể hiện rõ nhất qua lời tự trách: “Một duyên hai nợ âu đành phận”. Bà Tú lấy ông cái duyên, nhưng đồng thời cũng là cái nợ, là gánh nặng. Duyên đến với nhau thì ít mà nợ với nhau thì nhiều. Ông Tú tự nhận mình chính là cái nợ mà bà Tú cả đời này phải đèo bòng, bà có trách nhiệm phải trang trải. Mặc dù gánh trên mình trách nhiệm nặng nề nhưng người vợ không hề ca thán, kể công, như một lẽ thường tình của người phụ nữ Việt Nam, bà sẵn sàng hi sinh tất cả cho chồng con. Câu nói “âu đành phận” “dám quản công” như một lời Tú Xương nói hộ nỗi lòng vợ, đồng thời cũng là lời kể công thay cho vợ. Câu thơ như tiếng thở dài não nề của người chồng thương vợ và có nhân cách.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không
Tiếng chửi thói đời những tưởng là tiếng nói phẫn uất của bà Tú, nhưng thực chất đó là lời tác giả tự trách chính mình, tự phê phán chính mình, đó là cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt Tú Xương dành cho vợ. Thói đời ở đây có thể hiểu là những quy tắc nghiêm ngặt, cổ hủ của chế độ phong kiến đã đẩy người vợ vào công cuộc mưu sinh với bao khó khăn, vất vả thậm chí cả nguy hiểm. Đó còn là thói vô cảm của người đàn ông, không quan tâm, không sẻ chia những nhọc nhằn trong cuộc sống với vợ. Tiếng chửi là lời nói phẫn uất, nhưng cũng chất chứa biết bao yêu thương, trân trọng, lòng biết ơn Tú Xương dành cho vợ.
Bằng ngôn ngữ giản dị, tình cảm chân thành sâu sắc Tú Xương đã góp một cảm xúc mới mẻ vào văn học trung đại Việt Nam. Bài thơ không chỉ thấy sự tảo tần, hinh sinh của bà Tú, mà còn thấy được tình yêu thương, sự tri ân mà tác giả dành cho vợ. Qua đó còn làm sáng lên nhân cách cao đẹp của Tú Xương.
Theo chúng tôi
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Yếu Tố Trào Phúng Trong Bài Thơ Thương Vợ xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!