Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Sọ Dừa / TOP 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Sọ Dừa được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Sọ Dừa hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện Cổ Tích Sọ Dừa Văn Học Lớp 6
Đề 2: Đóng vai bà mẹ Sọ Dừa, hãy kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa
Đề 3: Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyện “Sọ Dừa”.
Đề 4: Cảm nhận về nhân vật Sọ Dừa qua truyện cổ tích “Sọ Dừa”mà em đã học.
Đề 5: Cảm nghĩ của em về nhân vật bà mẹ và nhân vật phú ông trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”
Đề 1: Kể lại truyện cổ tích “Sọ dừa”.
Ngày xưa, một bà nghèo khổ vào rừng hái củi. Khát nước quá, bà thấy một cái sọ dừa đựng đầy nước mưa, bà bưng lấy uống, về nhà, thụ thai, bà đẻ ra một cục thịt có mắt, có mũi, nhưng không mình mẩy tay chân. Bà buồn lắm, đặt tên là Sọ Dừa. Mấy năm sau. Sọ Dừa cũng chỉ lăn theo mẹ mà chẳng biết làm được việc gì. Mẹ già càng buồn. Bỗng một hôm Sọ Dừa thưa với mẹ muốn sang nhà phú ông đi ở chăn bò. Phú ông ngẫm nghĩ rồi ưng thuận. Sọ Dừa chăn bò giỏi lắm, con nào cũng được ăn no và béo tốt. Phú ông có ba cô con gái xinh đẹp vẫn thay nhau đem cơm nước cho Sọ Dừa. Bữa nọ, cô út vào đến bãi chăn bò bỗng nghe tiếng sáo véo von. Cô lắng tai nghe và rón rén sau một bụi cây nấp rình xem thì thấy một chàng trai tuấn tú đang ngồi trên võng đào say sưa thổi sáo. Nghe tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm dưới gốc cây. Cô út đem lòng thương mến và hết lòng săn sóc Sọ Dừa.
Mấy tháng sau, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi cô gái phú ông làm vợ. Thương con nên mẹ phải đi mà lòng băn khoăn lắm. Phú ông cười mỉa:
“Sọ Dừa muốn làm cơn rể nhà này cũng được thỏi. Hui mẹ con bà sắm đủ mười mâm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm, và… một chĩnh vàng cốm đem sang làm lễ vấn danh!”.
Ngày hôm sau, hai mẹ con Sọ Dừa mang đủ lễ vật sang. Ngạc nhiên quá, phú ông cho gọi ba cô con gái lại. Hai cô chị bĩu môi, nguýt dài. Cô út e lệ, cúi mặt tỏ ý bằng lòng. Sau ngày cưới vợ, Sọ Dừa hiện thành một thư sinh dùi mài kinh sử. Năm ấy, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên, làm quan, được vua sai đi sứ. Trước lúc lên đường, Sọ Dừa đưa cho vợ một hòn đá lửa, hai quả trứng gà, một con dao, và dặn phải mang theo người để phòng thân. Hai chị gái đã rủ em út đi thuyền rồi bất ngờ đẩy em xuống biển cho chết đuối để chiếm chồng em! Một con cá kình nuốt chửng cô út vào bụng. Sẵn dao, cô đâm chết cá, cá nổi lên dạt vào một hải đảo. Vợ Sọ Dừa mổ bụng cá chui ra, bước lên hoang đảo. Cô đánh lửa nướng cá ăn. Hai quả trứng nở thành đôi gà rất đẹp. Một hôm gà cất tiếng gáy vang:
“O…ó…o!…Ò…ó…o…
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về…”
Tức thì, một con thuyền cắm cờ đuôi nheo cập đảo. Quan trạng lên đảo. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Sọ Dừa mở tiệc ăn mừng đi sứ về. Bà con họ hàng kéo đến đông lắm. Có cả hai cô chị… Cuối bữa tiệc, Sọ Dừa đưa vợ ra chào hai họ, bà con anh em. Hai cô chị vội lén ra về, sau đó đi đâu không ai biết.
Nguồn: Vietvanhoctro.com
Phản Cảm Truyện Cổ Tích Biến Tấu ‘Sọ Dừa’ Thành ‘Sọ Người’
Phụ huynh giật mình khi trong tập truyện cổ tích dành cho trẻ nhỏ biến tấu nhân vật cổ tích quen thuộc Sọ Dừa được mẹ sinh ra sau khi uống nước đựng trong chiếc sọ người.
Theo tin tức từ báo Vnexpress, nhân dịp sinh nhật con gái nhỏ, chị Hồng Anh, nhà ở quận 1, đến một nhà sách lớn để tìm mua các tập truyện cổ tích tặng con. Sau khi về, tình cờ mở truyện Sọ Dừa ra xem chị đã giật mình bởi nhiều chi tiết trong truyện.
Cụ thể, ngay từ trang đầu tiên của truyện: “Xưa có hai vợ chồng kia đi ở cho phú ông, ngoài năm mươi vẫn chưa có mụn con. Một hôm trời nắng gắt, người vợ vào rừng lấy củi, khát nước quá mà không tìm đâu ra nước, nên đành liều uống nước trong cái sọ người ở một gốc cây”. Truyện còn dùng ngôn từ khá “mạnh” với trẻ nhỏ như: “quái thai”, “đem chôn sống nó đi…”.
Bìa tập “Sọ Dừa” của Nhà xuất bản Hồng Đức.
Cách đây không lâu, báo Đời sống & Pháp luật đã đưa tin, nhiều bạn đọc phản ánh trên thị trường có bán cuốn sách Truyện cổ tích Việt Nam do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản tháng 10/2014, trong đó có truyện cổ tích Thạch Sanh viết với những tình tiết phản cảm: “Thạch Sanh con ơi! Mẹ phải chết đây con ạ! Con sống được là nhờ xóm nhờ làng, vậy khi con khôn lớn, con phải hết lòng vì làng vì xóm – Nói rồi bà cởi chiếc quần độc nhất của mình trao cho con: Con cũng đã lớn rồi đấy, cởi truồng mãi thế người ta cười cho, hãy giữ lấy cái quần này của mẹ mà mặc. Rồi bà tắt thở. Thạch Sanh không nỡ để mẹ chết trần, nên chỉ xẻ một mảnh ống quần để làm cái khố, còn mặc vào cho mẹ rồi nhờ xóm làng chôn cất tử tế”.
Ngoài ra, trong truyện còn có đoạn miêu tả rùng rợn cảnh Thạch Sanh chém trăn tinh: “Thạch Sanh giơ búa nhè giữa đầu trăn bổ xuống thật mạnh, nó bị vỡ đầu…”
Không chỉ vậy, bộ truyện “Thần thoại Hy Lạp” của Nhà xuất bản này với những hình vẽ lõa thể cũng khiến nhiều độc giả ngỡ ngàng.
Theo Linh San (Tổng hợp)/Đời sống và Pháp luật
Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Sọ Dừa
Truyện cổ tích hấp dẫn người đọc bởi truyện đã chiếu rọi ánh sáng lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Để khắc hoạ nhân vật và cấu trúc nên cốt truyện, dân gian rất quan tâm, chú trọng đến các hành động của nhân vật chứ không quan tâm mô tả ngoại cảnh, ngoại hình và tâm lý nhân vật. Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tíc h rất đa dạng, trong đó có kiểu nhân vật xấu xí. Các nhân vật xấu xí với vẻ ngoài dị dạng như con cóc, con dê, con ếch… có sự đối lập với vẻ xấu xí bên ngoài là vẻ đẹp bên trong của các nhân vật với tính cách hiền lành, chân thật, cao thượng và có một tâm hồn trong sáng, tình yêu chân thành. Sọ Dừa là điển hình cho kiểu nhân vật này, phân tích nhân vật và tác phẩm ta có thể thấy truyện dạy ta rất nhiều bài học triết lí.
Tóm tắt truyện cổ tích Sọ Dừa
Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Nhờ chăm chỉ đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.
Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
Ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người
Sọ Dừa là hình tượng điển hình nhất cho kiểu nhân vật có ngoại hình xấu xí nhưng lại có vẻ đẹp bên trong ngời sáng, đẹp đẽ và nhân hậu. Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người
Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ý muốn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn con người mới là cái quyết định, không nên có sự khinh miệt đối với ngoại hình xấu xí của một con người. Sự thật đã chứng minh, Sọ Dừa có khả năng làm tốt tất cả những việc mà những người bình thường có thế làm được, thậm chí tốt hơn. chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người). Điều đó chứng tỏ vẻ đẹp bên trong mới là vẻ đẹp vĩnh cửu và trường tồn.
Ca ngợi vẻ đẹp của Sọ Dừa, truyện đồng thời cũng phản ánh một hiện thực bất công trong cuộc sống, những con người bất hạnh có ngoại hình xấu xí phải chịu đựng sự chê bai dè bỉu của người đời. Họ không dám lên tiếng mà để cho những áng truyện viết thay họ
Kín đáo truyền tải thông điệp yêu thương những người khác mình.
Để yêu thương một người là một điều tương đối dễ dàng, nhưng để yêu thương ai đó khác mình lại là một điều thật khó. Con người ta vẫn thường tự tin mình có tấm lòng nhân hậu, vị tha cho đến khi đối mặt với những người khác biệt mình, họ tự cho mình có quyền được phán xét, được bình phẩm người khác, họ tự cho mình quyền được đặt bản thân lên trên quyền được sống và yêu thương của đồng loại. Sọ Dừa không chỉ đơn thuần là câu chuyện cổ tích viết cho trẻ con, nó là một lưỡi dao rất tinh tế xoáy sâu vào hiện thực của sự thật, vừa đủ để ta nhận ra rằng liệu có chăng ta cần phải học cách yêu thương lại từ đầu. Ta cần yêu phẩm chất và tài năng của họ, công nhận sự nỗ lực của họ. Các nhân vật này không phải là quái vật mà chỉ là sự khác biệt, họ xứng đáng được đối xử như những người bình thường khác. Ta nên hành xử với họ như cách cô Út đã làm với Sọ Dừa
Khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: “Thương người như thể thương thân”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.
Khát vọng được đổi đời
Xã hội phong kiến được biết tới là xã hội phân biệt giàu nghèo, tầng lớp vô cùng lớn. Không phải ngẫu nhiên mà có câu thơ:
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Một sự thật là những người ở tầng lớp dưới rất khó để tiếp cận với địa vị cao chỉ bằng tài năng của mình. Những con người bần cùng không có cơ hội để thực hiện ước mơ của mình, họ phải chịu miệt thị bởi ngoại hình xấu xí, sự nghèo khó cũng như đau khổ mà họ không đáng phải gánh, họ không biết phải gửi những lời than này đi đâu, chỉ biết viết vào những truyện cổ tích. Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí… trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc.
Đó là sự đổi ngôi giữa các tuyến nhân vật, kẻ lương thiện tài năng cần được quay trở về với đúng vị trí mình, đó đã là chân lý muôn thuở .
Như vậy, Sọ Dừa đã truyền tải rất nhiều ý nghĩa hay đến bạn đọc, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, kín đáo lên án xã hội bất công, đồng thời thể hiện khát vọng chiến thắng cái ác của người dân
Thảo Nguyên
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Sọ Dừa xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!