Yếu Tố Cổ Điển Trong Bài Thơ Chiều Tối / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Màu Sắc Cổ Điển Và Hiện Đại Trong Bài Thơ “Chiều Tối” Của Hồ Chí Minh

Màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Đề bài : Màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh. Bài làm:

Bác ơi tim Bác mênh mông thếÔm cả non sông mọi kiếp người”(Tố Hữu)

Vâng! Đó là tiếng nói cất lên từ nơi sâu thẳm đáy lòng của nhà thơ Tố Hữu về Người- vị cha già kính yêu của dân tộc và có lẽ đó cũng chính là âm hưởng chung mà mỗi người con Việt Nam muốn góp cùng với nhà thơ. Đó là tình yêu thiết tha dành cho Hồ Chí Minh.

Bác không chỉ là “Người đi tìm hình của nước”, người chiến sĩ cách mạng mà còn là một thi nhân giàu xúc cảm. Trong sự nghiệp sáng tác của Người, “Nhật kí trong tù” là tập thơ nổi tiếng viết về những năm tháng trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Tập thơ với nhiều trang viết hay cùng nhiều thể loại nhưng ấn tượng nhất phải kể đến đó là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại. Một trong số tác phẩm tiêu biểu đó là “Chiều tối”.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt,lời thơ giản dị, chân thành, “Chiều tối” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do, nhớ quê hương của Bác:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng khôngCô em xóm núi say ngô tốiSay hết lò than đã rực hồng”

Điều đáng chú ý là thi nhân đã làm nên sự hòa hợp giữa chất cổ điển và chất hiện đại hấp dẫn độc giả. Ngay từ nhan đề “Chiều tối” ta có thể cảm nhân được sắc thái của thơ xưa. Mọi thi nhân đều lấy thi đề là khoảng thời gian của chiều tà, khi bóng lam chiều sa xuống để dệt nên những vần thơ của mình và Bác Hồ của chúng ta cũng được khơi nguồn từ khoảnh khắc ấy:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”(Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên không)

Một lần nữa ta bắt gặp hình ảnh cánh chim chiều đang bay về và sa xuống.

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du từng viết:

“Chim hôm thoi thóp về rừngĐóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”

Hay trong “Chiều hôm nhớ nhà”:

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏiDặm liễu sương sa khách bước dồn”(Bà huyện thanh quan)

Cũng viết về thi liệu xưa nhưng dường như cánh chim trong thơ Bác lại mang màu sắc mới. Không chỉ đơn thuần miêu tả sự vận động bên ngoài mà quan trọng hơn là nhà thơ đã nắm bắt được trạng thái bên trong, nắm được linh hồn của cảnh vật (cánh chim mỏi mệt) nhưng vẫn cố tìm về tổ ấm của mình. Ở đây đã có sự tương đồng về tâm cảnh. Cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn cũng như người tù đã kiệt sức sau một ngày chuyển lao vất vả. Sự đồng điệu ấy đã làm nên chất hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.

Bên cạnh hình ảnh cánh chim, nhà thơ còn miêu tả chòm mây trôi lững lờ trên bầu trời. Đây cũng là một hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ điển: “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” (Thôi Hiệu). Nhưng, một lần nữa Bác không đơn thuần chỉ miêu tả những đám mây mơ hồ rồi tan vào huư ô mà còn cảm nhận được trạng thái của nó.

Từ “cô” trong bản nguyên tác có ý chỉ sự cô đơn, lẻ loi mà ý thơ trong bản dịch đã đánh mất. “Mạn mạn”là từ từ, lững lờ thể hiện sự chậm rãi. Đám mây lẻ loi đối lập với bầu trời , vụ trụ bao la càng khiến Bác thêm trạnh lòng, khao khát mái ấm hồi hương.

Không chỉ có vậy, hình ảnh trời chiều buông xuống mà đám mây vẫn còn trôi lững lờ chậm rãi, phải chăng cũng là sự đồng cảnh với người tù lê bước đường dài không biết đi đâu, về đâu? Hay sự lững lờ ấy lại là biểu hiện của phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cộng sản.

Hình ảnh như tương đồng trong bài thơ “Giải đi sớm” của Hồ Chí Minh:

“Người đi cất bước trên đường thẳmGiáp mặt đêm thâu trận gió hàn”

Bằng nghệ thuật đối lập giữa cái cô đơn lẻ loi với sự bao la của thiên nhiên vũ trụ, Bác đã đem đến cho bạn đọc những cảm xúc vừa liên tưởng về thơ ca cổ, vừa hòa chung với cung bậc tình cảm mang màu sắc hiện đại.

Hai câu thơ cuối bài là sự xuất hiện của con người. chất hiện đại ở đây là giữa thiên nhiên núi rừng rộng lớn, người phụ nữ hiện lên đầy khỏe khoắn mà không hề yếu ớt trong công việc xay ngô:

“Cô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng”(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng)

Ý thơ của Bác không hề nói đến chữ “tối” mà bằng lối văn uyên bác của mình với điệp ngữ liên hoàn “ma bao túc” gợi những vòng quay luân chuyển, thời gian vận động từ tối đến ánh sáng (ánh lửa hồng), người đọc có thể cảm nhân được bóng tối sa xuống. nhưng bản dịch lại dịch thừa mất chữ “tối”.

Như vậy, bằng lối viết với nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng”, “ý tại ngôn ngoại” màu sắc cổ điển thấm vào từng trang thơ mà không làm nhòa đi ý thơ hiện đại của Bác.

Có thể nói bài thơ ít chữ, câu thơ ít lời và sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển với hiện đại, “Chiều tối” đã thể hiện được những tâm tư tình cảm của Bác với thiên nhiên, đất nước, con người.

Từ nahn đề, thể loại, nghệ thuật đến thi đề, thi liệu đều cổ điển nhưng đến với thơ Hồ Chí Minh màu sắc hiện đại vẫn giấy lên trên từng trang viết, vẫn là linh hồn của cảnh vật được Bác gửi vào trong thơ nhờ tâm hồn cao cả của người chiến sĩ cộng sản luôn có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ buồn đến vui.

Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Nhật Bản

1. Mở đầu           Khảo sát 63 truyện cổ tích Nhật Bản 2. Nhân vật thần kì          Nhân vật thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản, nhìn một cách khái quát cũng mang những đặc điểm “đồng dạng” với nhân vật thần kì trong truyện cổ tích của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Có thể thấy, với tư duy thần thoại và trí tưởng tượng bay bổng, tác giả dân gian đã xây dựng nên hệ thống nhân vật siêu nhiên đầy “huyễn hoặc”, kì ảo nhưng cũng rất đời thường. Đó là thần Myojin – vị thần hộ mệnh (Định mệnh của cuộc sống, Nàng công chúa và người bán than), là thần đền Jizo (Cuộc đời của một người hành khất), là thần cây long não (Truyện cổ về cây long não), là nữ thần nhân từ (Con suối Tazawa xinh đẹp)… Những vị thần này luôn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật của người dân khi họ khẩn cầu và bằng cách này hay cách khác đã đem đến cho họ những cơ hội thay đổi bất ngờ trong cuộc sống. Cô gái trong truyện Con suối Tazawa xinh đẹp, một hôm nhìn người mẹ có tuổi của mình, giật mình lo sợ một ngày nào đó mình cũng trở nên già nua như mẹ, cô quyết định lên đường tìm gặp nữ  thần và cầu xin nữ thần cho mình giữ được sắc đẹp vĩnh cửu. Mặc cho nữ thần khuyên can và cảnh báo đó là “hi vọng hão huyền” nhưng cô gái một mực quả quyết: “Con sẽ làm bất cứ điều gì để có thể đạt được điều đó”. Nữ thần chỉ cho cô gái đường đi đến dòng suối vàng lấp lánh, uống nước ở dòng suối và ước mơ của cô sẽ thành hiện thực. Nhưng kết cục do “nước suối mùa xuân rất ngọt, vì vậy cô còn uống nhiều hơn cả cơn khát đòi hỏi”, cô đã biến thành con rồng. Khi người mẹ tìm thấy cô ở nơi này, cô đã nói: “Nữ thần của lòng nhân từ đã ban cho con vẻ đẹp và sự trẻ trung vĩnh viễn. Và bây giờ con như thế này đây, con không buồn đâu mẹ ạ”. Kết thúc này, có thể đem đến sự tiếc nuối cho người nghe về một cái kết có hậu trọn vẹn song nhìn nhận một cách khách quan, đây vẫn là sự “trọn vẹn” trong khát khao vươn tới sự hoàn thiện, hoàn mĩ tuyệt đối của con người.         Trong truyện kể Chàng câu cá Ichiemon, nhân vật thần kì là con quỷ nước Kappa. Con quỷ hiện ra trước mắt chàng câu cá với hình hài “một người nào đó đang treo mình trước mũi thuyền của anh trên mặt nước” và khi được hỏi: “Mày là quỷ nước Kappa phải không? Mày từ đâu đến đây và mày muốn gì?” con quỷ đã ngay lập tức trả lời: “Đúng, tôi chính là Kappa. Inchiemon, anh hãy đưa cho tôi chỗ rượu Sakê của anh đi”. Và sau khi bị từ chối, con quỷ đã rình cho anh chàng đánh cá say rượu ngủ quên, uống sạch bình rượu của anh. Tỉnh giấc, thấy bình rượu đã hết, anh tức giận nhưng con quỷ đã đền bù cho anh bằng cách “giúp anh có thật nhiều cá như anh muốn. Cá mẹ cá con sẽ thi nhau nhảy vào thuyền của anh mà chẳng cần anh giật dây câu”. Trong trường hợp này, nhân vật thần kì vẫn phát huy được vai trò của nhân vật “tặng thưởng” – một kiểu  nhân vật đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.         Ở một câu chuyện khác – Con ma của đền Kogienji, nhân vật thần kì là con ma xuất hiện với diện mạo của một người phụ nữ trẻ đẹp với “mái tóc lưa thưa”, “mặc một cái áo Kimônô rất trắng, đứng một mình trong bóng tối mờ mờ”. Vẻ đẹp liêu trai ấy khiến cho người chủ quán khi nhìn thấy đã “rùng mình ớn lạnh”. Cô gái đến tìm chủ quán để mua kẹo trong 6 đêm liên tiếp, rồi “biến nhẹ nhàng vào đêm tối”. Vào đêm thứ 7, cô đến và cầu khẩn: “Đêm nay tôi không có tiền, nhưng bằng tấm lòng nhân từ của bụt chí tôn, xin ông hãy cho tôi mấy chiếc kẹo”. Hành tung bí ẩn của cô khiến cho người chủ quán thấy nghi ngờ và quyết tâm tìm cho ra sự thật. Sự thật được phát giác khi ông cùng nhóm thanh niên ưa mạo hiểm bám theo cô gái và nhìn thấy cô chui vào một nấm mồ. Khi tấm đá đậy trên mộ phần được đẩy ra họ nhìn thấy cô nằm trong quan tài với một đứa bé sơ sinh. Một câu chuyện tình yêu đau buồn sau đó được một vị sư trưởng hé lộ, đã khiến cho ai nấy đều cảm thương cho số phận bất hạnh của một cô gái.           Ở một số trường hợp cụ thể, nhân vật chính nhận “phương tiện thần kì” mà không cần phải trải qua sự thử thách của người tặng. Trong Truyện cổ về cây long não, chàng thợ săn vào rừng săn thú và trong lúc trú mưa dưới gốc cây long não, anh ta đã nghe được câu chuyện của hai vị thần. Câu chuyện đó, thật tình cờ lại nhắc đến cái chết của đứa con trai mới sinh của anh ta sau 7 năm nữa. Cũng vì biết trước số phận của con mình nên chàng thợ săn đã nghĩ ra cách đối phó với quỷ biển để cứu con mình thoát khỏi cái chết đã được tiên đoán. Ở đây người thợ săn nhận được “phương tiện thần kì” một cách hoàn toàn tình cờ, ngẫu nhiên.           Nhân vật thần kì còn gắn với chức năng gây ác, đem đến tai họa bất ngờ cho người dân lương thiện. Con quỷ trong truyện Tiếng cười của quỷ đã biến thành đám mây đen cuốn theo một cô dâu trong đám cưới. Bà mẹ đã lên đường đi tìm và may mắn nhờ một vị đạo cô (ngôi mộ đá) bày cách nên đã cứu được con gái trở về. Hoặc trong truyện Con quỷ và ba đứa trẻ, Ba lá bùa may mắn cũng xuất hiện con quỷ/mụ quỷ già độc ác, chuyên tìm mọi cách ăn thịt người… Kiểu nhân vật này khá giống với nhân vật yêu tinh trong truyện cổ tích của Việt Nam.           Cũng có khi nhân vật thần kì đứng ở vị trí trung gian, như trong truyện Hai ông già và cục bướu. Hai nhân vật với những đặc điểm ngoại hình giống nhau, nhưng tính cách hoàn toàn khác nhau – ông lão “vô tư” và ông lão “cục cằn”. Cả hai lần lượt vào rừng, gặp lũ quỷ nhưng cách hành xử của họ khác nhau. Ông lão “vô tư” với bản tính vui vẻ, hòa đồng thấy lũ quỷ nhảy múa nên hào hứng vừa nhảy vừa hát cùng với chúng, nên khi cần giữ lại một vật làm tin để mong ông quay lại, lũ quỷ đã nhấc cục bướu ra khỏi mặt của ông lão. Còn ông lão “cáu kỉnh”, đúng như tên gọi của mình thấy lũ quỷ xúm xít vây quanh vừa bực bội vừa sợ hãi đã làm lũ quỷ thất vọng và kết cục thật thảm hại khi lão phải hứng chịu hai cục bướu xấu xí trên mặt. Có thể thấy, hai nhân vật được đặt trước tình huống thử thách giống nhau nhưng cách xử lí tình huống khác nhau, nên kết cục số phận của họ hoàn toàn trái ngược. Nhân vật thần kì ở đây, chỉ đóng vai trò “đòn bẩy” cho hai nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Tính chất nhân – quả  thể hiện rõ qua việc: số phận mỗi người như thế nào là do hành động, tính cách của anh ta quy định.           Rất dễ nhận thấy trong truyện cổ tích Nhật Bản, lực lượng thần kì thường phổ biến ở các dạng như “thần”, “ma”, “quỷ”, “tinh”. Chúng xuất hiện ở mỗi tình huống với những đặc điểm hành trạng khác nhau nhưng đều tham gia trực tiếp vào thế giới của con người. Sự có mặt của nhân vật thần kì, dù với bất kì vai trò nào cũng đều có ý nghĩa tạo nên tính chất khác thường, kì lạ của câu chuyện. 3. Con vật, đồ vật thần kì          Tính chất thần kì biểu hiện ở chỗ những con vật, đồ vật vật thể biết nói, biết nghe và hiểu được tiếng người. Các con vật như: loài chim (chim trĩ, chim sẻ, chim hạc…), loài cá, cua, loài thú hoang dã (cáo, chó sói…), vật nuôi (ngựa, chó, mèo, gà, vịt…)… Chúng tham gia vào cốt truyện với vai trò nhân vật phụ song lại có ý nghĩa rất lớn trong toàn bộ diễn biến câu chuyện.          Cũng giống như truyện cổ tích của nhiều quốc gia trên thế giới, sự có mặt của các con vật trong truyện cổ tích Nhật Bản được xem như “vật di sản màu nhiệm” đem lại may mắn, giàu có cho nhân vật chính. Tuy nhiên ở một vài truyện cụ thể, tính chất “mầu nhiệm” có phần khác biệt. Truyện Con cáo và ông lão kể về một ông lão lương thiện, sống đơn độc trong một ngôi làng nhỏ. Ông lão rất yêu thích công việc làm vườn, một hôm nhặt được một hạt đậu bé xíu liền mang về trồng trong mảnh vườn nhỏ của mình. Hạt đậu nảy mầm và lớn rất nhanh. Cây đậu ra quả sai trĩu nhưng có một con cáo đến ăn trộm những hạt đậu. Trước sự tức giận của ông lão, con cáo cầu xin tha tội và hứa: “Cháu sẽ làm cho ông trở thành người giàu có”. Giữ đúng lời hứa, con cáo biến thành con ngựa chiến, con bò sữa cho ông lão bán đi, kiếm rất nhiều tiền. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở đây. Lần thứ ba, con cáo biến thành cái ấm trà xinh xắn và ông lão lại mang cái ấm ra chợ bán. Một ông khách đã cho cái ấm lên bếp lửa đun để kiểm tra độ  bền của nó. Cuối cùng cái ấm phồng lên, nổ tung và kết cục là “con cáo tội nghiệp mình sũng nước nằm chết nhe răng. Còn ông lão thì bị bỏng nặng vì nước nóng ở cái ấm nổ bắn ra”. Kết thúc này không đi theo chiều hướng lí tưởng hóa – một biểu hiện cho thấy tinh thần thực tế rất đậm nét trong truyện cổ tích Nhật Bản. Ở một số truyện cổ khác, ta lại bắt gặp một lối tư duy rất gần với truyện cổ tích Việt Nam. Đó là sự “mầu nhiệm” mà con vật thần kì đem đến cho những con người bất hạnh, hiền lành tốt bụng. Nhân vật Mamichigane trong truyện Cậu bé đầu bếp, là con của một vị lãnh chúa trong vùng Omura. Cậu bé mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, sống cùng người mẹ kế ích kỉ, độc ác, phải chịu đựng nhiều nỗi oan ức, khổ cực. Một lần mụ vu oan cho cậu bé làm mụ bị thương, cha cậu đã đuổi cậu ra khỏi nhà cùng với một con ngựa. Trên đường đi, cậu gặp một con sông lớn, một dãy núi hiểm trở song nhờ con ngựa cậu vượt qua những chướng ngại này một cách dễ dàng. Sau này, nhờ con ngựa biết nhảy múa, cậu còn được kết hôn với cô gái xinh đẹp của phú ông; Sự đền đáp của con vật đối với ân nhân, có thể thấy qua truyện Con chim sẻ bị cắt lưỡi. Một ông lão cứu giúp con chim nhỏ gặp nạn nhưng không nhận được sự đồng tình từ bà vợ. Ông lão yêu quý con chim bao nhiêu thì bà vợ lại ghẻ lạnh, ghê tởm nó bấy nhiêu. Cuối cùng, ông lão nhân hậu được đền đáp một chiếc hòm nhỏ, trong chứa đầy vàng bạc châu báu, còn bà vợ tham lam đòi chiếc hòm lớn hơn, trong chứa đầy ma, quỷ và những sinh vật hung ác; Hay trong truyện Urashima Taro, chàng trai Urashima Taro vốn là người hiền lành, tốt bụng và dễ tính, cứu con rùa nhỏ khỏi sự hành hạ của bọn trẻ nên đã được rùa trả ơn bằng cách đưa xuống cung điện của Long Vương, chung sống với nàng công chúa Otto xinh đẹp… Những con vật thần kì trong những truyện kể trên gắn với vai trò “người tặng thưởng” và phần thưởng được trao tặng khi nhân vật chính trải qua một thử thách nào đó, và ở đây là thử thách về tình thương, lòng trắc ẩn.          Những đồ vật, vật thể như cái cối, cái thùng, cái bình, cái hũ gạo, cái áo, cái ấm… cũng được xem như những sinh thể sống động với đặc điểm, thuộc tính như con người. Chúng có thể “can dự” vào diễn biến cuộc đời của các nhân vật, chi phối tới kết cục số phận của họ. Trong truyện Vì sao nước biển lại mặn, người em nghèo khổ đến vay gạo của người anh nhưng bị từ chối. Trên đường lang thang vô định, anh đã gặp một ông lão và được bày cho cách đến tìm những người tí hon để “xin họ một vật bằng đá có thể chuyển động được”. Điều duy nhất mà anh phải làm là “quay cái tay nắm về phía bên phải và nói điều mong ước của mình” và “nếu muốn làm cho cái cối dừng lại phải quay nó về phía tay trái”. Cái cối thần kì đã làm người em toại nguyện với cuộc sống đủ đầy. Người anh trai tham lam, rắp tâm ăn trộm cái cối và kết cục là anh ta bị nhấn chìm xuống đáy biển. Đây là một trong số những truyện tương đồng với truyện của Việt Nam, với dạng kết cấu đồng quy rất đặc trưng. Cái cối thần kì trong câu chuyện này, đã phát huy tính màu nhiệm của nó và sự màu nhiệm này có ý nghĩa “trợ lực” cho nhân vật chính diện.          Là đồ vật, song chúng luôn bộc lộ các trạng thái cảm xúc giống như con người, biết phân biệt tốt – xấu, thiện – ác… Trong truyện cổ tích cổ tích Nhật Bản, ta còn bắt gặp những đồ vật thần kì như thùng rượu Sakê uống hết lại đầy, cái nồi chỉ cần cho một nhúm gạo có thể biến thành nồi cơm đầy ắp (Con yêu tinh mũi dài thích rượu), cái khăn quàng cổ mà nhờ nó có thể nghe tiếng nói của loài vật (Cái khăn thần kì), cái áo, khi mặc vào có thể bay lên trời (Nữ thần nhà trời)… Sự hư cấu này không chỉ có ý nghĩa tạo nên những cốt truyện li kì mà còn thỏa mãn ước mơ cháy bỏng của con người. 4. Sự biến hóa thần kì           Một biểu hiện của yếu tố thần kì khá đậm nét trong truyện cổ tích Nhật Bản, chính là sự biến hóa. Những dạng thức biến hóa thường thấy là từ vật thành người, từ người thành vật. Ở dạng biến hóa từ vật thành người, có truyện Phú ông Ốc Sên. Đây cũng là truyện có nhiều nét tương đồng với truyện cùng kiểu của Việt Nam như Sọ Dừa, Chàng cóc, Chàng rùa… Truyện kể về một đôi vợ chồng nghèo, đã nhiều tuổi mà không có con. Họ ao ước cháy bỏng về một đứa con. Mang niềm mong mỏi ấy, họ đến đền thờ thần nước và khẩn cầu: “Hỡi thần nước anh linh! Hãy cho con một đứa con, cho dù nó chỉ là một con ốc sên trên cánh đồng này”. Nghe thấu lời cầu nguyện, thần nước đã ban tặng cho họ một đứa con – một con ốc sên nhỏ xíu. Trong hình hài của con ốc sên, nhân vật mang lốt đã bộc lộ những đặc điểm phẩm chất vô cùng tốt đẹp: tài giỏi, hiếu thuận. Chàng ốc sên được phú ông hứa gả cho một cô con gái và cũng giống với truyện về nhân vật đội lốt xấu xí của Việt Nam, đến một thời điểm nhất định sau khi kết hôn, đã trút bỏ lốt vật để trở thành một chàng trai đẹp đẽ. Sự biến hóa từ vật thành người, không chỉ tạo ra tính chất li kì của câu chuyện mà hơn hết, nó chứa đựng khát vọng vươn tới một cái đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ của con người ở bất kì nơi nào trên thế gian này. Đẹp về phẩm chất thôi chưa đủ, nhân vật truyện cổ tích còn phải đẹp cả về hình thức. Đó mới là tiêu chí đánh giá cái đẹp đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất theo quan niệm dân gian. Truyện Chú bé trái đào – Momotaro lại đề cập đến dạng biến hóa từ vật thành người. Một trái đào lớn trôi theo dòng nước đến tay của một bà lão. Bà mang trái đào về nhà định bổ thì bất chợt nghe thấy tiếng nói của một đứa trẻ từ quả đào và chỉ trong khoảnh khắc, trái đào tách làm đôi và một chú bé tí xíu nhảy ra; Hay như trong truyện Công chúa Kaguga, một cô bé tí hon được hóa thân từ một cây tre; Ba chàng trai biến thành “những con ngựa cày khỏe mạnh, đẹp đẽ” trong Ba chàng trai ngựa…           Sự thay đổi bất ngờ về diện mạo, hình hài cũng là một dạng biến hóa độc đáo làm nên màu sắc kì ảo trong truyện cổ tích Nhật Bản. Truyện Bà lão hài nhi là một ví dụ sinh động. Trong truyện, ông lão uống nước trong một con suối đã biến thành một chàng trai trẻ với “những nếp nhăn trên mặt đã biến mất, mái tóc bạc đã trở lại đen bóng”. Còn bà lão vợ ông, thấy chồng trở nên trẻ đẹp bất ngờ nên cũng quyết định tìm đường đến “dòng suối mùa xuân”, nhưng do uống quá nhiều nước suối nên đã biến thành một đứa trẻ. Ở đây, ta bắt gặp một mô típ rất đặc trưng của truyện cổ tích nói chung – mô típ “bắt chước thất bại”. Cùng thực hiện một việc làm nào đó, nhân vật A thực hiện thành công, còn nhân vật B thất  bại. Sự thất bại của nhân vật B thường là do làm trái thông lệ hoặc vi phạm điều cấm kị… Bà lão trong câu chuyện này vì cũng muốn trẻ trung như ông chồng nên đã uống quá nhiều thứ nước thần tiên và kết cục bị biến thành một hài nhi khờ khạo, yếu ớt. Câu chuyện kết thúc với tâm trạng ngổn ngang của ông lão: “Từ nay trở đi, ta phải chăm sóc bà vợ hài nhi của ta như thế nào đây?”. Việc “vô tình” vi phạm điều cấm kị của nhân vật bà lão trong câu chuyện, vừa có yếu tố bi kịch nhưng cũng không kém phần hài hước. Sự can thiệp của yếu tố thần kì trong trường hợp này không hướng đến một cái kết: người tốt được thưởng, kẻ xấu bị trừng phạt giống như công thức truyền thống trong truyện cổ tích Việt Nam, mà có lẽ mang một ý nghĩa biểu đạt khác. Đó là những quy tắc mà con người cần tuân thủ trong cuộc sống. Vi phạm quy tắc, tất yếu sẽ có hậu quả. Sự rạch ròi ấy phần nào đã nói lên tính cách của người Nhật. Trong truyện, tác giả dân gian còn đề cập đến một thứ nước trường sinh. Ẩn chứa sau câu chuyện là ước mơ trường sinh bất tử, khát vọng kéo dài tuổi thọ của con người.           Cũng nói về một thứ nước thần tiên, truyện Nàng công chúa và người bán than kể về một nàng công chúa bất hạnh, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, bị các vết chàm phủ kín cơ thể. Một lần tình cờ bắt gặp một cái vũng nhỏ sủi bọt, nước nóng ấm, nàng nhúng tay vào đó, lập tức thấy “người nhẹ bẫng, dễ chịu, những vết chàm xấu xí trên tay nàng bỗng nhiên biến mất hết. Nàng sung sướng lội xuống nước tắm, thế là tất cả những vết đen trên mình nàng cũng được nước nóng rửa sạch”. Sự thay hình đổi dạng của nhân vật, tạo nên cái kết vô cùng mĩ mãn, làm thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng của tác giả dân gian. Ở đây, yếu tố thần kì được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật, tạo tiền đề cho cái kết thúc có hậu của câu chuyện. 5. Kết luận           Khảo sát yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản, có thể thấy những biểu hiện độc đáo của nó qua hệ thống nhân vật thần kì, các con vật đồ vật thần kì, sự biến hóa thần kì. Thực chất những dấu hiệu này không chỉ hiện diện trong truyện cổ tích Nhật Bản mà còn phổ biến trong truyện cổ tích của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên ở truyện cổ tích Nhật Bản ta vẫn có thể nhận ra những nét đặc trưng riêng biệt về hình thức và nội dung biểu đạt của yếu tố thần kì. Trong mỗi cốt truyện cụ thể, yếu tố thần kì được sử dụng với mục đích sáng tác khác nhau và vì thế, vai trò của nó cũng được nhìn nhận ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. Song dù được biểu hiện dưới dạng thức nào, yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Nhật Bản cũng đã làm tốt “nhiệm vụ” của nó trong việc tạo ra một “thế giới cổ tích” đầy rẫy sự hoang đường, kì ảo mà không hề viển vông, xa rời thực tế.   TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bích Hà (2005), Truyện cổ tích Nhật Bản, Nxb. Thanh niên 2. Tăng Kim Ngân (1996), Cổ tích thần kì người Việt đặc điểm cấu tạo cốt truyện, Nxb. Giáo dục 3. Nôvicôva, A.M (1983), Sáng tác thơ ca dân gian Nga, tập 1, (Người dịch: Đỗ Hồng Chung – Chu Xuân Diên), Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp 4. Propp, chúng tôi (2003), Tuyển tập V.Ia.Propp, tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc.   5. Đỗ Bình Trị (2002), Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian, Nxb. Giáo dục  

Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối (Mộ)

1.1. Mở bài

– Giới thiệu một cách khái quát về tác giả Hồ Chí Minh

– Giới thiệu về tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ

1.2. Thân bài

– Đi sâu vào phân tích hoàn cảnh sáng tác

Trong lần chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, cả ngày đó là một ngày dài Bác phải đi bộ ở đường rừng núi với xiềng xích còng vào tay chân, đã đến tận tối muộn nhưng vẫn chưa được dừng chân.

Chiều tối – khoảng thời gian chuyển giao từ ngày sang đêm, lúc mà cảm xúc thường có nhiều rung động, đối với Bác một người con xa quê thì tâm trạng lúc này là một nỗi buồn man mác rất khó diễn tả.

– Nơi núi rừng khi trời chuyển tối

Đây là bức tranh đầy ấn tượng với bút pháp thơ ca chấm phá, thêm vào đó là phong vị của phong cách thơ thời Tống mang đầy nét cổ điển, có sự sáng tạo nghệ thuật mang nét riêng của Bác.

– Vẻ đẹp tâm hồn của người làm thơ

Bác xuất hiện rất giản dị, bình thường hòa mình vào với thiên nhiên cảnh vật xung quanh. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ ấy, bao nhiêu cảm xúc, khát vọng lại ùa về. Bài thơ còn thể hiện ý chí của Bác – một con người phi thường.

Bác vẽ lên một bức tranh sinh hoạt đời thường, hình ảnh con người xuất hiện trở thành trung tâm của khung cảnh rừng núi vào chiều, thể hiện một cách rõ nét cuộc sống khổ cực của những con người lao động. Từ đó có thể thấy được tình nhân ái, yêu thương nhân loại của Bác.

– Sự vận động các hình tượng trong thơ

Nghệ thuật lặp lại điệp ngữ, làm cho nhịp điệu thơ uyển chuyển, tăng lên ý nghĩa bài thơ, đặc biệt phân tích rõ từ ‘’hồng” trong câu thơ cuối để thấy trong thơ có cảnh sắc, trong cảnh có tâm tư tình cảm của Người.

– Sau phân tích bài thơ Chiều tối và đánh giá và khái quát lại toàn bộ nội dung, ý nghĩa của bài thơ

1.3. Kết bài

Nêu lên cảm nhận khi phân tích bài thơ: về các giá trị nghệ thuật, nội dung và về tâm hồn của Bác – người chiến sĩ, người con xa quê qua bài thơ.

2. Phân tích bài thơ Chiều Tối của Hồ Chí Minh

2.1. Phân tích về tác giả Hồ Chí Minh

Vốn xuất thân trong  một gia đình nhà nho, có truyền thống yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là người có kiến thức uyên thâm, sâu rộng, người ta thường gọi Hồ Chí Minh với cái tên vô cùng gần gũi đó là “Bác Hồ”.Ngay từ thuở  bé, tác giả Hồ Chí Minh đã rất am hiểu về văn học cũng như văn hóa của các nước phương Đông và phương Tây. Ban đầu khi còn nhỏ tác giả học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và còn thông thạo rất nhiều thứ tiếng khác.

Là người có tinh thần yêu nước và tham gia hoạt động cách mạng hăng say: Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng Bác lên đường ra đi tìm đường cứu nước. Trong khoảng thời gian sau đấy vào năm 1918 – 1922, Bác hoạt động cách mạng ở Pháp, tích cực viết sách, viết báo với mục đích tuyên truyền tinh thần đoàn kết các dân tộc thuộc địa và chống lại chủ nghĩa thực dân. Năm 1923 – 1941, Bác hoạt động cách mạng chủ yếu tại Trung Quốc, Liên Xô, Thái lan. Trong quá trình hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giam giữ tại nhà ngục ở Trung Quốc vào năm 1942 – 1943. Chưa một lần bỏ cuộc, Bác kiên trì trên con đường đi tìm lý tưởng cách mạng chân chính của mình, và đến ngày 2- 9 -1945, bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta đã được Bác đọc dưới sự chứng kiến hân hoan, mừng rỡ của nhân dân cả nước.

Hồ Chí Minh vừa là nhà thơ, nhà văn và cũng là nhà cách mạng lớn của dân tộc, với vô vàn tác phẩm thơ văn đã trở thành di sản quý giá của dân tộc. Phần lớn các tác phẩm văn học của Bác được chia thành các mảng như truyện, kí, văn chính luận và thơ ca. Các tác phẩm đều có phong cách nghệ thuật riêng, mang đậm phong cách của Hồ Chí Minh, Bác luôn chú ý đến cảm xúc của người đọc, luôn có quan điểm rằng tác phẩm văn học phải thật sự chân thật, vì vậy Bác rất quan trọng đến lối biểu đạt, cách thể hiện, không viết quá xa lạ, nặng nề, cầu kì.

2.2. Phân tích bài thơ Chiều tối

– Hoàn cảnh ra đời

Đây là một bài thơ được trích ra từ tập “Nhật kí trong tù”, được Bác sáng tác trong khoảng thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Nguồn cảm hứng chính để Bác sáng tác ra bài thơ này chính là lúc chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

– Bài thơ “Chiều tối”

 Hai câu đầu thể hiện bức tranh thiên nhiên rừng núi bao la, hai câu thơ cuối thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu đất nước của Bác.

– Giá trị nội dung của bài thơ

Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên ý chí lạc quan trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người chiến sĩ – nhà thơ Hồ Chí Minh.

– Giá trị nghệ thuật của bài thơ

Bài thơ mang đậm nét đặc trưng của thơ cổ điển, nhưng có pha thêm phần hiện đại.

3. Văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối tham khảo

3.1 Bài văn mẫu phân tích “Chiều tối” số 1

Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, đối với mỗi người dân Việt Nam đây là cái tên được ghi tạc trong tim với lòng kính yêu và tôn trọng vô bờ bến. Trên con đường đi theo lý tưởng cách mạng, tìm lại tự do cho dân tộc, Người đã phải chịu không ít những khó khăn, gian khổ, rất nhiều lần đã bị bắt và bị tra tấn, đánh đập dã man. Tuy nhiên, ở con người ấy dù trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn hiện hữu một tinh thần lạc quan, yêu đời mà không gì có thể dập tắt nổi. Phân tích bài thơ Chiều tối một trong những tác phẩm nằm trong tập “Nhật kí trong tù”, được Người sáng tác khi bị bắt giam đã phần nào thể hiện lên tinh thần đáng quý đó. Bài thơ tập trung thể hiện hình ảnh con người lao động trong khung cảnh một buổi chiều tà, nhưng ở bài thơ đó người đọc lại bắt gặp được một tư tưởng lớn lao, khát vọng tự do, ước mơ có thể trở về quê hương yêu dấu để hoàn thành sứ mệnh cao cả của Người.

Bài thơ được Bác sáng tác khi bị giam tại Trung Quốc và trong ngày chuyển lao từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo. Trong mắt người tù binh chân tay đang mang nặng xiềng xích, khung cảnh buổi chiều được hiện lên như sau:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không.”

Buổi chiều là khoảng thời chuyển giao giữa ngày sang đêm, khi mà người ta muốn được đoàn tụ với gia đình, và đây cũng là khoảng thời gian khiến người ta cảm thấy vô cùng lạc lõng, cô đơn nếu như phải xa nhà. Những chú chim sau một ngày bay mỏi cánh kiếm ăn cũng đã bắt đầu trở về ngôi nhà của chúng. Trên bầu trời chỉ còn những chòm mây lẻ loi lững lờ trôi. Trong thời khắc đấy, giữa thiên nhiên hùng vĩ bao la, tất cả mọi thứ đều như đang dừng lại, chỉ có chòm mây ấy vẫn đang nhẹ nhàng trôi đi, điều này càng làm nổi bật lên một khung cảnh vô cùng yên lặng, êm cả nhưng lại buồn tẻ của rừng núi khi trời vào tối.

Bác cũng giống như chính chòm mây đó, vẫn đang lặng lẽ bước đi một cách đơn độc. Chòm mây một mình cô đơn giữa bầu trời bao la, Bác cũng cô đơn giữa một đất nước xa lạ. Tuy nhiên, Bác hẳn là người có một tình yêu đặc biệt với thiên nhiên, có một tâm thái bình tĩnh, ung dung, lạc quan, yêu đời mới có thể vượt qua khỏi sự xiềng xích của gông cùm để có thể hòa mình vào thiên nhiên và có một cái nhìn về thiên nhiên đặc biệt như thế. Dù thân xác mệt mỏi, đau đớn rã rời vì vất vả đi cả một ngày, nhưng Bác vẫn hướng mắt để nhìn những chú chim bay về tổ, những đám mây nhẹ nhàng trôi lúc chiều tà.

Tuy chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn nhưng người đọc đã hoàn toàn có thể hình dung và tưởng tượng ra khung cảnh chiều tà nơi núi rừng bao la, mênh mông, vắng vẻ, âm u, quạnh hiu. Đồng thời  cũng làm cho người đọc thấy rõ được một niềm khát khao, mong ước vô cùng lớn lao muốn được tự do trở về quê nhà của Bác.

Trong cái khung cảnh thiên nhiên bao la, mênh mông, đượm nỗi buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi vắng vẻ ấy bỗng nhiên xuất hiện hình bóng của con người:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”

Giữa bốn bề thiên nhiên buồn như trong thơ cổ ấy, hình ảnh cô sơn nữ xuất hiện như một điểm sáng, làm cho bức tranh ảm đạm bỗng trở nên vui tươi, sinh động hơn. Đó chính là nét cố điển hiện đại mà chỉ trong thơ của Hồ Chính Minh mới có. Bức tranh vừa vẽ lên con người, vừa thể hiện hoạt động khỏe khoắn của một con người lao động, trong đó cô thôn nữ đang miệt mài với công việc xay ngô, cô ngồi xay ngô bên lò than đang cháy hồng để chuẩn bị cho bữa tối.

Ở bản dịch thơ không thể đảm bảo được nghệ thuật mà Bác đã sử dụng trong bản tiếng Hán, Bác đã dùng nghệ thuật lặp từ, lặp lại hai lần từ “Bao túc” ở cuối câu thơ thứ ba và đầu câu thơ cuối, như chính những vòng xoay, như sự tuần hoàn của không gian, thời gian ám chỉ trời đang tối dần và tối dần.

Bức tranh đó hiện lên vừa ấm áp, vừa gần gũi từ hình ảnh của cô thôn nữ lao động khỏe khoắn và từ hình ảnh của ánh lửa hồng ánh ra từ bếp lò. Đó chính là một cảm xúc hạnh phúc đến bình dị, Bác đã gạt bỏ hết những mệt mỏi, đau đớn về thân xác để cảm nhận được cảm xúc đó.

Nhà văn Nam Cao đã từng nói rằng: “Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác.” Để thể hiện rằng, mỗi con người đều luôn lo lắng cho bản thân mình nhiều hơn là lo cho người khác. Thế nhưng ở đây, Bác – một con người với bao nỗi lo cho dân tộc, cho đất nước vậy mà Bác vẫn còn tâm trí để quan tâm đến những thứ bình dị, nhỏ nhặt xung quanh. Đó chính là nhân cách cao đẹp, đức tính vô cùng đáng quý của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Khi phân tích bài thơ Chiều tối chúng ta sẽ thấy rằng đây là một bài thơ tiêu biểu của Hồ Chí Minh thể hiện một nét đẹp vừa cổ điển vừa mang nét hiện đại. Bài thơ không chỉ đơn giản là vẽ lên bức tranh thiên nhiên cũng như con người nơi xóm núi vào lúc chiều tà, mà còn ẩn sâu trong đó tâm tư tình cảm của Bác, niềm khát khao tự do và mong ước được trở về quê hương đất nước, sum họp với gia đình. Đồng thời người đọc cũng có thể nhận thấy được, ở Người luôn mang một vẻ đẹp lớn lao của tinh thần nồng nàn yêu nước, một trái tim ấm áp, giàu lòng yêu thương, dù ở bất kì hoàn cảnh gian khổ khó khăn nào vẫn luôn quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

Tóm tắt: Đọc bài phân tích bài thơ Chiều tối chúng ta sẽ thấy rõ tâm hồn của Bác, cho người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người vượt qua một hoàn cảnh khó khăn gian khổ.

3.2 Bài văn mẫu số 2 phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối” 

“Đi khắp đèo cao khắp núi cao

Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao

Núi cao gặp hổ mà vô sự

Đường phẳng gặp người bị tống lao”

(Đường khó khăn)

Hồ Chí Minh đã viết những câu thơ này khi bị bắt giam tại nhà lao Tưởng Giới Thạch, trong thời gian đó, Bác đã sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù” ghi lại những gian khổ, khó khăn mà mình đã trải qua. Nhưng dù có khó khăn, đày đọa, ở người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn ngời sáng một niềm tin và ý chí cách kiên cường. Tinh thần thép này được thể hiện ở rất nhiều tác phẩm trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là “Chiều tối”. Đọc bài thơ, ta thấy được nét hiện đại và cổ điển cùng với vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) là bài thơ thứ 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” gồm 134 bài thơ. Bài thơ được sáng tác trên đường bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây tới nhà lao Thiên Bảo, trong một buổi chiều tối tại một vùng rừng núi bao quanh. Trong thơ vừa có nét cổ điển mà ta vẫn thường bắt gặp trong thơ Đường, cũng vừa có nét hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

Trước tiên nét cổ điển của bài thơ được thể hiện qua hai câu thơ đầu:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Cảnh chiều tối vốn là một cảnh quen thuộc trong thơ cổ, nhiều nhà thơ đã chọn khung cảnh buổi chiều tối, khi ánh mặt trời vừa tắt để thể hiện tâm trạng buồn man mác của mình. Trong bài thơ “Cảnh ngày hè”, buổi chiều tối với Nguyễn Trãi là ánh dương còn sót lại trên “lầu tịch dương”: “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”, Lý Bạch xưa cũng từng lấy hình ảnh cánh chim và chòm mây để vẽ lên bức tranh chiều tối:

“Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn”

(Chim bầy vút bay hết

Mây lẻ đi một mình)

(Độc tọa kính Đình Sơn_Lý Bạch)

Hay trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta cũng nhiều lần bắt gặp bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà nơi đèo núi “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” hay “Chiều tà lảng bảng bóng hoàng hôn”. Hay trong “Tràng Giang”, Huy Cận cũng dùng hình ảnh cánh chim nghiêng để diễn tả khoảnh khắc ngày tàn: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”.

Nếu như trong thơ cổ, cảnh chiều thường gợi một cảm giác buồn mênh mông, vô định thì trong thơ Bác, cánh chim và chòm mây dường như thể hiện rất rõ tâm trạng của con người gửi gắm trong đó. Cánh chim “mỏi” hay chính người tù đang cảm thấy mỏi mệt sau một ngày dài bị đày lao, đi những chặng đường dài. Hành trình tìm một nơi chốn nghỉ ngơi sau một ngày dài kiếm ăn vất vả phải chăng chính là niềm mong mỏi của Bác có một chốn nghỉ chân khi buổi chiều đã dần buông xuống.

Hồ Chí Minh dường như thấy được chuyển động bên trong của cảnh vật, từ “cánh chim mỏi” đến chòm mây “lẻ loi”. Bút pháp cổ điển chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng là hình ảnh ta vẫn thường bắt gặp trong thơ cổ, nay đã được thể hiện rất xuất sắc trong thơ Bác. Qua đó, ta thấy được bức tranh thiên nhiên núi rừng rộng lớn, thoáng đãng, đồng thời thấy được tình yêu thiên nhiên của Bác, dù cho có mỏi mệt nhưng tầm mắt vẫn hướng lên trời cao với một tư thế hiên ngang để cảm nhận sức sống của từng cảnh vật.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh bằng bút pháp cổ điển đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều tối, đồng thời phần nào thể hiện tâm trạng của người tù cách mạng thì ở hai câu thơ cuối bằng nét vẽ hiện đại, nhà thơ đã tập trung làm nổi bật bức tranh cuộc sống con người mà trung tâm của bức tranh ấy chính là vẻ đẹp của người lao động bình dị:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng)

Bức tranh thiên nhiên đã không còn vẻ buồn, u tối, lạnh lẽo mà trở nên sinh động hơn, có sức sống hơn, ấm áp hơn. Bức tranh cảnh vật đã nhường chỗ cho bức tranh cuộc sống con người, thời gian đã có sự chuyển biến từ chiều sang tối mặc dù trong câu thơ không hề có một chữ “tối” nào được nhắc đến.

Hai câu thơ là vẻ đẹp hiện đại của bức tranh sinh hoạt bình dị, trung tâm bức tranh là cô em gái xóm núi đang thực hiện công việc hàng ngày là “xay ngô tối”, công việc vất vả, nặng nhọc nhưng ta lại cảm nhận được niềm vui, sự hăng say của người lao động khi thực hiện công việc đó.

Hình ảnh “lò than đã rực hồng” đã thể hiện sự vận động của thời gian, từ tối chuyển sang đêm. Chữ “hồng” ở cuối bài chính là nhãn tự của bài thơ, vừa gợi lên sự ấm áp, vừa gợi một nét tươi sáng, ở thời điểm sáng tác bài thơ, ta có thể xem như đây là cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng hay chính là thắng lợi của cách mạng.

Trong nhiều bài thơ khác, Bác cũng từng nhắc về chữ ‘hồng”, điều này thể hiện một tinh thần lạc quan, luôn hướng về ánh sáng:

“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng

Bóng tối đêm tàn sớm sạch không”

(Tảo giải)

hay:

“Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc

Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài

Trong ngục giờ đây còn tối mịt

Ánh hồng trước mặt đã bừng soi”

Thành công của Bác chính là việc kết hợp hài hòa chất cổ điển và nét hiện đại trữ tình, giữa tâm hồn thơ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và tâm hồn của một người lính cách mạng kiên cường, lạc quan, luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Tác phẩm “Chiều tối” đã thể hiện rất rõ tài hoa của Người cũng như tâm hồn đẹp, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, chính vì nét đẹp sáng ngời trong tâm hồn Bác mà Tố Hữu đã từng viết:

“Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông trọn kiếp người”

Những vần thơ của Bác sẽ vẫn sống mãi trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam thế hệ bây giờ và cho mãi về sau.

Phân Tích Bài Thơ Chiều Tối

Đề ra: Phân tích “Chiều tối” để làm nổi bật nét cổ điển, hiện đại (Hoặc tinh thần thép của người tù chiến sĩ)

Phan Danh Hiếu – Trích CẨM NANG LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NXB ĐHQG HÀ NỘI – Chủ biên Phan Danh Hiếu HƯỚNG DẪN Giới thiệu vài nét về bài thơ

“Nhật ký trong tù” là tập thơ đặc sắc của Hồ Chí Minh. Qua những bài thơ hay và tiêu biểu của tập thơ, người đọc thấy màu sắc đậm đà của hồn thơ Hồ Chí Minh là màu sắc cổ điển. Đó là giàu tình cảm với thiên nhiên, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung thư thái, bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, tuy cổ điển mà vẫn gắn bó tinh thần của thời đại. Hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai; trong quan hệ với thiên nhiên, con người luôn giữ vai trò chủ thể. Không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Bài thơ “Chiều tối” thể hiện rõ sự kết hợp chất cổ điển và chất hiện đại đó.

Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ “Chiều tối”

Trong bài thơ “Chiều tối” Hồ Chí Minh đã sử dụng hình ảnh cánh chim và chòm mây để diễn tả không gian và thời gian buổi chiều. Đó là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống.

b. Ở bài “Chiều tối”, chúng ta bắt gặp một pháp nghệ thuật rất quen thuộc – đó là bút pháp chấm phá, tả ít gợi nhiều. Đặc biệt tác giả dùng chữ “hồng” ở cuối bài thơ để miêu tả cái tối.

Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ “Chiều tối”

Nếu như trong thơ xưa, con người thường trở nên nhỏ bé nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn, thì ở bài thơ “Chiều tối”, hình ảnh người lao động, “cô gái xay ngô” nổi bật lên và là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên, là linh hồn, là ánh sáng của bức tranh, chi phối toàn bộ khung cảnh nước non sơn thuỷ.

Trong bài thơ “Chiều tối”, chúng ta nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động khoẻ khoắn, đó là sự vận động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức tranh đời sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp, từ tàn lụi đến sự sống.

Tóm lại bài thơ mang đậm tính chất cổ điển, hiện đại mang đậm phong cách Hồ Chí Minh vì thế bài thơ viết về chiều tối mà không những không âm u mà còn bừng sáng ở đoạn cuối.

Phan Danh Hiếu – Trích CẨM NANG LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NXB ĐHQG HÀ NỘI – Chủ biên Phan Danh Hiếu HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỞ BÀI

Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Ngoài văn chính luận, người còn để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. Trong đó nổi bật nhất là tập thơ ” Nhật ký trong tù”. Tập thơ này như một cuốn nhật ký bằng thơ ghi lại những chặng đường giải lao đầy gian nan vất vả của người tù. Nhưng bằng bản lĩnh thép, tinh thần thép Người đã vượt qua hoàn cảnh tù đày để hướng về ánh sáng. Bài thơ ” Chiều tối” là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của tập ” Nhật ký trong tù”. Bài thơ mang phong vị vừa cổ điển vừa hiện đại.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. Phan Danh Hiếu – Trích CẨM NANG LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NXB ĐHQG HÀ NỘI – Chủ biên Phan Danh Hiếu THÂN BÀI

Khái quát: Tháng 8/1942, Nguyễn Ái Quốc sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của bạn bè quốc tế về cuộc cách mạng ở Việt Nam. Sau mười lăm ngày đi bộ khi vừa tới thị trấn Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ và bị “mười bốn trăng tê tái gông cùm”trong gần ba mươi nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian này, Người đã sáng tác tập thơ Nhật ký trong tù gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán. Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) được xem là áng thơ tuyệt bút, được Người làm trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà trên đường Bác bị giải lao. Chỉ vài nét chấm phá, hai câu đầu của bài thơ đã để lại một tiểu họa về cảnh thiên nhiên vùng sơn cước ở thời điểm “chiều tối” mang phong vị cổ điển rõ nét. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Thiên nhiên hiện lên với hai nét chấm phá: cánh chim và áng mây mang màu sắc cổ thi rõ nét. Hai hình ảnh ấy tạo nên bầu không gian khoáng đãng, cao rộng, thể hiện điểm nhìn lên của tác giả “luôn ngẩng cao đầu trong hoàn cảnh tù đày”. Buổi chiều ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ xưa: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” hay “Chiều tà bảng lảng bóng hoàng hôn” (Bà Huyện Thanh Quan). Cánh chim và chòm mây vốn là những thi liệu rất quen thuộc trong thơ cổ thường dùng để miêu tả cảnh chiều tối như một bút pháp miêu tả thời gian. Lý Bạch trong bài thơ Độc tọa Kính Đình san cũng đã từng viết:

Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn (Chim trời bay đi mất Mây lẻ trôi một mình)

Điều mới mẻ có tính hiện đại ở đây là nếu như trong thơ cổ, cánh chim thường bay về chốn vô tận vô cùng, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu dạt, chia lìa, mang cái buồn thương u uẩn thì cánh chim trong thơ Bác lại gần gũi yêu thương hơn bao giờ hết. Nó chỉ là cánh chim tìm về tổ ấm sau một ngày dài mỏi mệt kiếm ăn. Cái hay nằm ở chỗ, nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay của cánh chim có sự mỏi mệt của nó. Nghĩa là nhà thơ nhìn thấy được sự vận động bên trong của cánh chim kia. Đây chính là tình cảm nhân đạo của Hồ Chí Minh. Cái nhìn ấy thể hiện tình cảm nhân ái bao la của Người đối với cảnh vật. Đúng như Tố Hữu đã từng viết ” Bác ơi tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người”. Qua đó ta thấy thêm một nét nghĩa mới: người tù dường như cũng đồng cảm với cánh chim kia, Người như cũng muốn được dừng chân sau một ngày đày ải “Năm mươi ba cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách hết giày”.

Cùng với “Quyện điểu quy lâm”, là “Cô vân mạn mạn”. Bài thơ dịch khá uyển chuyển, nhưng đã làm mất đi vẻ lẻ loi, trôi nổi, lững lờ của đám mây. Người dịch đã bỏ sót chữ “cô” và chưa thể hiện được hết nghĩa của hai từ láy “mạn mạn”. Căn cứ vào phần nguyên âm ta thấy, hình ảnh đám mây cô đơn, lẻ loi đang chầm chậm trôi qua bầu trời. Nó không chỉ làm cho bầu trời thêm cao, thêm khoáng đãng mà còn gợi lên nỗi buồn bâng khuâng của người tù nơi đất khách quê người. Nhưng buồn mà không bi lụy, không hiu hắt như trong thơ cổ điển. Mặc dù câu thơ dịch: “Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không” chưa được sát nghĩa nhưng dù sao cũng thấy cái hay riêng của nó. Chòm mây trôi nhẹ nhàng, nhàn tản như chính tâm hồn người tù chiến sĩ ung dung tự tại, bị giải tù mà như đang thưởng ngoạn cảnh trời chiều và thả tâm hồn thi sĩ chứ không còn là cảnh tù đày mệt mỏi nữa. Qua đó ta thấy tác giả không hề để lộ cái mệt mỏi, cô đơn của chính mình. Đó chính là TINH THẦN THÉP vĩ đại của người tù – thi sĩ Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, hai câu đầu bài thơ có phảng phất nỗi buồn của lòng người, của tâm trạng người tù nhưng cảnh buồn mà không chút bi lụy. ThS Nguyễn Đức Hùng nhận xét rằng “Những buổi chiều như vậy, đâu có thiếu trong văn chương cổ kim; nhưng nếu cảnh ấy qua cái nhìn của một Lý Bạch tiêu diêu, một Khuất Nguyên u uất chắc chắn sẽ đầy ảm đạm, thê lương. Còn ở đây, nếu không rõ xuất xứ, nhiều người sẽ lầm tưởng “Mộ” là bài thơ của thời Thịnh Đường“.Phan Danh Hiếu – Trích CẨM NANG LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NXB ĐHQG HÀ NỘI – Chủ biên Phan Danh Hiếu

Cảnh chiều tà nơi vùng sơn cước có chút hiu hắt vắng lặng gợi lên cái bâng khuâng man mác trong lòng người đọc nhưng sự biến chuyển của hai câu sau nhanh chóng xóa đi cái hiu hắt vốn có của núi rừng. Đó chính là lúc mà đôi mắt yêu thương và trái tim nhân ái bao la của Người bắt gặp vẻ đẹp của con người lao động: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồngPhan Danh Hiếu – Trích CẨM NANG LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NXB ĐHQG HÀ NỘI – Chủ biên Phan Danh Hiếu

Sinh thời Hồ Chí Minh chỉ có một ao ước lớn: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nghĩa là ao ước của Người luôn hướng về nhân dân, nhân dân ở đây không chỉ hiểu là dân tộc Việt Nam ta mà còn là nhân dân cần lao trên thế giới. Đó chính là tinh thần nhân đạo cao cả của Quốc tế cộng sản.

Câu thơ nguyên bản “Sơn thôn thiếu nữ” dịch là “Cô em xóm núi” đứng trên bình diện nghĩa của từ thì không có gì sai. Nhưng câu thơ dịch đã không thể hiện được cái nhìn trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người; giọng điệu trang trọng của câu thơ nguyên tác không hiện diện trong lời thơ dịch. Người phụ nữ đã nhiều lần có mặt trong thơ chữ Hán, nhưng phần lớn họ đều thuộc giới thượng lưu hoặc chí ít cũng gần gũi với giới thượng lưu. Phần lớn người phụ nữ trong cổ thi đều mang nỗi buồn thương man mác vì chiến tranh sinh ly tử biệt hay lỡ dỡ tình duyên, Vương Xương Linh đời Đường từng viết Khuê oán:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu, Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc Hối giao phu tế mịch phong hầu. Cô gái phòng the chửa biết sầu Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu Hối để chồng đi kiếm tước hầu.Phan Danh Hiếu – Trích CẨM NANG LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NXB ĐHQG HÀ NỘI – Chủ biên Phan Danh Hiếu

Cái mới ở đây là cũng viết về hình ảnh người phụ nữ nhưng thơ Bác lại viết về người dân lao động với cái nhìn trân trọng yêu thương mang niềm vui của tấm lòng nhân đạo. Hai chữ ” thiếu nữ” gợi lên vẻ trẻ trung, tươi tắn của cô gái cùng với hoạt động xay ngô đã làm hiện lên vẻ đẹp khỏe khoắn, nhịp nhàng trong lao động. Hình ảnh này đã làm xôn xao cả buổi chiều cô quạnh mang đến cho bức tranh thơ sức sống và niềm vui lan tỏa. V iệc đặt hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ”ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tối đã làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh về cuộc sống con người. Sự chuyển đổi ấy thể hiện một khuynh hướng vận động của hình tượng thơ và quan điểm nhân sinh của Bác. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng gắn bó với cuộc sống con người nơi trần thế đặc biệt là cuộc sống nhân dân lao động“.

Tính hiện đại ở đây nữa chính là nghệ thuật biểu hiện. Tài hoa của Người là ở chỗ tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh chiều tối mà không phải dùng đến một tính từ chỉ thời gian nào. Cả bài thơ không hề có chữ tối nào cả mà người đọc vẫn nhận ra chữ tối. Người dùng ánh lửa đỏ để thể hiện thời gian (trời có tối mới nhìn thấy lò than rực hồng). Hơn nữa, người đọc còn cảm nhận được bước đi của thời gian từ chiều đến tối. Cô gái xay ngô từ khi trời còn ánh sáng; xay xong thì trời đã tối. Điệp ngữ liên hoàn (điệp ngữ vòng) “ma bao túc – bao túc ma hoàn” đã cho ta cảm nhận được thời gian đang vận động đang xoay theo từng vòng quay của cối xay ngô. Phải chăng Hồ Chí Minh đã có một phát hiện mới trong bút pháp tả thời gian. Rõ ràng, ngay cả khi tả cảnh chiều tối, thơ Hồ Chí Minh vẫn có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Vòng quay của chiếc cối chấm dứt, công việc kết thúc (bao túc ma hoàn) thì lò than cũng vừa đỏ (lô dĩ hồng), ánh lửa đỏ ấm nồng xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng vào đêm tối xua tan đi cái lạnh lẽo hiu hắt của núi rừng. Đó cũng là lúc mà cô gái kia được quây quần bên mâm cơm ấm cúng của gia đình.

Chữ “hồng” nằm ở cuối bài thơ nhưng có một vị trí đặc biệt. Trong nghệ thuật Đường thi, chữ hồng được xem là nhãn tự là con mắt thần. Nó tạo nên cái thần thái đặc biệt cho bài thơ. Hoàng Trung Thông nhận xét rằng: ” Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ đường người ta gọi là “con mắt thơ” (Thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt nó sáng bùng lên, nó căn lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dẫn đầu nặng đến mấy đi chăng nữa. Với chữ “hồng” đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ tình cảm Bác”.Phan Danh Hiếu – Trích CẨM NANG LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NXB ĐHQG HÀ NỘI – Chủ biên Phan Danh Hiếu

Như vậy chữ “hồng” rất xứng đáng là “ông thánh thứ hai mươi tám” của bài thơ. Ánh hồng ấy không chỉ tỏa ra từ chiếc bếp lửa bình dị của một “sơn thôn thiếu nữ” mà chủ yếu được tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh. Về nét nghĩa khác, chữ “hồng” còn là biểu hiện của cuộc vận động từ bóng tối ra ánh sáng. Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng vậy, luôn hướng về ánh sáng. Trong bài thơ Tảo giải, chữ Hồng ấy cũng đã từng xuất hiện:

Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đêm tàn sớm sạch không

Chữ hồng ấy với chữ hồng trong ” Chiều tối” có cùng một nét nghĩa là chỉ ánh sáng, chỉ niềm vui, sự lạc quan của người tù. Con đường cách mạng Việt Nam cũng vậy đi từ trong đêm trường nô lệ, đi trong chông gai để đến với con đường vinh quang.

Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc, Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn cài; Trong ngục giờ đây còn tối mịt, Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.

Nghệ thuật: Thành công của bài thơ chính là yếu tố cổ điển kết hợp với hiện đại, sử dụng hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc. Ngoài ra, thành công của bài thơ còn là bút pháp tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh, các biện pháp tu từ như: điệp ngữ vòng, ẩn dụ, bút pháp miêu tả thời gian.

III. TỔNG KẾT:

Tóm lại, bài thơ Chiều tối để lại trong lòng độc giả vẻ đẹp về một bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước qua những nét vẽ vừa cổ thi vừa hiện đại. Bài thơ đã làm người đọc xúc động trước tình cảm nhân ái bao la của người tù chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh dù trong hoàn cảnh tù đày nơi đất khách quê người nhưng Người vẫn vượt lên trên tất cả mọi sự khổ đau, đọa đày vè thể xác để đưa đến cho người đọc những vần thơ tuyệt bút. Xin được mượn bốn câu thơ của nhà thơ Tố Hữu thay cho lời kết:

Lại thương nỗi đọa đày thân Bác Mười bốn trăng tê tái gông cùm Ôi chân yếu, mắt mờ tóc bạc Mà thơ bay cánh hạc ung dung

Phan Danh Hiếu – Trích CẨM NANG LUYỆN THI ĐẠI HỌC – NXB ĐHQG HÀ NỘI – Chủ biên Phan Danh Hiếu