Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Về Loài Người / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

101 Truyện Cổ Tích Hay Và Ý Nghĩa Nhất Về Loài Vật

Truyện cổ tích có lẽ đã gắn liền với biết bao thế hệ trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Trong đó, các câu chuyện cổ tích loài vật cũng được nhiều trẻ em lắng nghe và yêu thích.

1. Cún con đi lạc – câu truyện cổ tích về loài vật phổ biến

Truyện Cún con đi lạc là một câu truyện cổ tích về loài vật phổ biến nói về một cậu bé bị lạc mất con cún yêu quý và cậu đi tìm kiếm chú cún xung quanh nhưng vẫn không thấy cún đâu cả. Cậu đã đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối để tìm chú cún nhưng vẫn không tìm thấy. Sau đó cậu đã buồn bã trở về nhà và cậu đã gặp anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần chúc anh ngủ ngon và hỏi anh thăm anh xem có thấy chú cún con của mình ở đâu không. Và thật bất ngờ vì anh hàng xóm đang giữ chú cún con của cậu bởi vì anh không biết chú cún đó là do cậu bé nuôi.

Ý nghĩa câu truyện: đừng bao giờ bỏ cuộc khi chưa cố gắng nổ lực thật nhiều

2. Truyện Con lừa hát

Truyện Con lừa hát kể về một con lừa vì không thích những món ăn mà ông chủ cho nó ăn nên nó đã quyết định đi đến một cánh đồng gần đó để ăn cỏ mà nó thích. Một ngày nọ, trên đường đi ra cánh đồng chú lừa gặp một con cáo và hai con vật kết bạn với nhau. Chúng đi và tìm thấy cánh đồng trồng dưa hấu và cùng nhau ăn. Lừa đã ăn rất nhiều bởi vì dưa hấu quá ngon và nó cao hứng nói với cáo rằng nó muốn hát. Cáo mới cảnh cáo rằng nếu lừa hát thì con người sẽ biết chúng đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ đến đánh chúng nó chết mất. Nhưng lừa không thèm nghe lời cảnh cáo của cáo mà vẫn hát. Khi thấy lừa hát, con cáo liền nhành chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi người dân làng chạy đến đánh lừa.

Con lừa hát là một câu truyện cổ tích loài vật quen thuộc

Ý nghĩa câu truyện truyện cổ tích về loài vật này chính là hãy học cách biết lắng nghe những gì người khác nói.

3. Dê và cáo – truyện cổ tích về loài vật với bài học sâu sắc

Truyện kể về một con cáo nhân lúc con sư tử hung bạo đi ra ngoài mà lẻn vào hang của sư tử ăn tất cả thức ăn có trong hang. Sau khi ăn uống no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác vui vẻ lâng lâng sau khi ăn một bữa ngon lành. Không may nó đã bị té xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước. Nó cố gắng leo lên để thoát ra ngoài nhưng lại không thành công. Bỗng nhiên khi đó cáo nghe giọng của dê hỏi rằng cáo đang làm gì ở dưới đó vậy. Cáo mới ngước nhìn và nói rằng nó ở làng bên nhưng đang gặp hạn hán nên nó phải nhảy xuống giếng để mà lấy nước. Nghe cáo nói vậy dê liền nhảy xuống giếng. Lợi dụng việc dê nhảy xuống, cáo nhanh chóng dựa vào mấy cái sừng dài của để leo lên khỏi giếng. Sau khi leo lên cáo còn quay lại nói dê thật ngốc khi đã tin lời cáo và nhảy xuống giếng.

Truyện dê và cáo là một bài học về lòng tin

Ý nghĩa câu truyện: trong cuộc sống nhất định không được tin tưởng ai đó một cách mù quáng.

4. Truyện Hai con gà trống

Truyện kể về hai con gà cùng một mẹ sinh ra. Khi chúng lớn lên thì thường xuyên cãi cã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong và có quyền làm Vua của nông trại hơn. Hôm nọ sau khi cãi nhau, chúng đã lao vào đánh nhau quyết liệt, rằng còn nào thắng thì sẽ được làm Vua của nông trại. Đánh nhau đến cuối cùng thì dĩ nhiên có một con chiến thắng và một con thua cuộc. Con gà thắng cuộc thắng trận nhảy lên hàng rào và cất tiếng gáy để ăn mừng sự chiến thắng của mình. Nào ngờ vì chính tiếng gáy đó mà bị chim ưng để ý đến và xà xuống bắt con gà thắng cuộc đi mất. Còn con gà thua cuộc vẫn đang nằm thoi thóp thở dưới đất.

Ý nghĩa câu truyện cổ tích về loài vật này muốn hướng đến sự giáo dục về tình cảm gia đình. Đã là anh em trong gia đình thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để không bị người ngoài ức hiếp, đàn áp.

5. Truyện Con cáo và chùm nho

Đây là một câu truyện cổ tích về loài vật kể về một con cáo bắt gặp một chùm nho chín đỏ căng mọng hấp dẫn khiến cáo thèm nhỏ rãi nên đã có ý định nhảy lên để hái chùm nho. Vì khoảng cách của cáo và chùm nho khá xa nên nó đã đi xa gốc cây một khoảng để lấy được đà nhảy lên hái chùm nho, nhưng lần nhảy đầu tiên thì cáo không với tới chỉ cần một xíu nữa là có thể hái được chùm nho.

Nó cố gắng thử thêm vài lần nữa nhưng dù cố gắng đến mấy cũng không thể, tất cả đều vô ích. Cáo ngồi xuống và nhìn chùm nho tức tối, và tự nhủ thầm rằng nó ngu lắm, chùm nho còn xanh làm sao mà ăn được, nó phải mất bao nhiêu công chỉ để hái chùm nho còn xanh và chua chát kia không đáng người ta ngó tới. Sau đó khinh khỉnh bỏ đi không thèm hái nữa.

Ý nghĩa câu truyện: nhắc nhở chúng ta nên biết được thực lực bản thân của mình. Đừng tự lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh cho khả năng thấp kém của mình.

6. Truyện cổ tích loài vật – Thỏ và Rùa

Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ có thỏ và rùa là đôi bạn rất thân thiết với nhau. Thế nhưng, vào một ngày kia, cả hai lại xảy ra trận cãi vã chỉ vì muốn biết ai là người chạy nhanh nhất. Vậy là thỏ và rùa liền tổ chức một cuộc thi chạy để quyết định ra ai là người chạy nhanh hơn.

Lúc bắt đầu cuộc đua, chú thỏ chạy rất nhanh, vượt xa chú rùa cả một đoạn đường rất dài. Thỏ ta thấy vậy liền nghĩ bụng rằng rùa còn lâu mới đuổi kịp với mình nên chú thỏ cứ vui vẻ chậm rãi đi bộ, bắt bướm, đùa vui hái hoa, từ chỗ này đến chỗ khác cho đến khi thỏ mệt quá liền tìm gốc cây lớn để ngồi nghỉ và ngủ quên lúc nào không hay.

Trong lúc đó, chú rùa vẫn chậm rãi kiên trì vượt mọi vất vả khó nhọc, để đi từng bước trên đường đua.

Sau một khoảng thời gian rất lâu, Thỏ mới chợt tỉnh dậy, nhận ra Rùa đã đi rất xa và gần tới vạch đích. Thỏ thấy vậy liền ba chân bốn cẳng chạy đuổi theo nhưng đã muộn, chú rùa đã tới vạch đích đầu tiên. Và thế là chú thỏ đành phải chịu thua trước chú rùa.

7. Truyện cổ tích loài vật – Vịt con cẩu thả

Chuyện cổ tích loài vật sau đây sẽ kể về một chú vịt con có tính cách cẩu thả.

Vào một ngày đẹp trời, chú vịt con ra sông tập bơi, nó thường xuyên cởi và vứt quần áo bừa bãi lung tung trên bờ mà không chịu cất gọn gàng, mà chỉ muốn nhảy thẳng xuống sông và tập bơi cho thỏa thích. Một lúc sau, quần áo của chú vịt con do vứt bừa bãi nên đã bị dòng nước làm trôi mất, sau khi tập bơi xong, vịt con liền lên bờ để mặc đồ nhưng lại không thấy quần áo đâu nữa, chú vịt con liền òa lên khóc rất to. Lúc này, do không còn quần áo để mặc, vịt con liền lấy mấy chiếc lá sen to để che lên người rồi vội vàng chạy về nhà.

Trong lúc vịt con đang chạy về nhà, khi chạy qua bãi cỏ thì bị chú Thỏ bắt gặp, nó liền cười và nói to: “Lêu lêu bạn vịt bị hở mông kìa, xấu hổ chưa kìa!”

Chú vịt con nghe thấy thế nên rất xấu hổ, nó đành phải chạy nhanh hơn để Thỏ không trêu chọc nữa.

Khi chạy ngang qua khu rừng, chú khỉ đang ngồi trên cây nhìn xuống bỗng thấy vịt con chạy nhanh qua, nó cũng liền ôm bụng cười to: ” Nhìn kìa, vịt con không mặc đồ, lấy lá sen che người lòi cả mông ra kìa. Ha ha”

8. Truyện cổ tích loài vật – Bác Voi tốt bụng

Vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời, gà con rủ vịt con ra sân vườn chơi. Tại đây, Gà con rủ vịt con đi bắt sâu bọ, các con côn trùng gây hại cho các loại cây trong vườn. Do có mỏ nhọn nên gà con bắt sâu bọ rất nhanh và dễ dàng, nhưng vịt con lại không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu bọ giống gà con được. Đột nhiên, có một bác voi xuất hiện, bác voi này dùng chiếc vòi của mình để khều ra con sâu rồi đưa lại cho chú vịt con. Cả chú gà con và vịt con đều nói lời cảm ơn đến bác voi.

Tiếp đó, Vịt và gà con rủ nhau ra ao tập bơi. Chú vịt con bơi lội rất nhanh nhờ lớp màng được bọc ở chân, còn chú gà con do không biết bơi nên vô tình bị rớt xuống ao, làm cho toàn thân chú gà con bị ướt lạnh và dính đầy nước. Đúng lúc này, bác voi lại xuất hiện, bác voi liền cứu gà con đưa lên bờ, rồi bác rất vui vẻ còn đùa nghịch với gà con và vịt con bằng cách phun vòi nước lên người chúng. Cả gà và vịt con đều cười thật vui và chạy trốn đi, còn lũ ruồi bu đậu trên lưng bác voi vì sợ hãi quá cũng phải bay đi hết.

Ngoài ra, bác voi còn biết thổi kèn acmônica. Bác thổi hay đến nỗi làm cho gà con và vịt non đang chơi đùa chỗ khác cũng phải chạy tới đó để nghe, còn các chú chim đang đậu trên cây cũng phải ngừng hót để cùng nhau lắng nghe những giai điệu tuyệt vời mà bác voi đang thổi. Ngày hôm đó, chú gà và vịt con đều rất yêu quý bác voi tốt bụng này.

Với câu chuyện cổ tích loài vật này, khuyên các bé luôn thể hiện lòng tốt bụng, giúp đỡ người khác.

9. Truyện cổ tích loài vật – Rùa con tìm nhà

Chuyện cổ tích loài vật này nói về một chú rùa con nọ, khi mới được nở ra vài ngày đã nhanh chóng tìm kiếm ngôi nhà mình ở. Chú rùa thấy tổ ong trên cành cây cao, chú cứ nghĩ đó là nhà của mình, chú rùa con liền ngước cổ lên và hỏi: “Đấy có phải là ngôi nhà của mình không ạ?”.

Thay vì trả lời, cả một đàn ong liền bay xuống phía dưới khiến cho chú rùa con hoảng sợ quá nên liền thụt cổ vào mai rùa và nằm im như tượng.

Tiếp theo, chú rùa bò tới góc của một bức tường cũ. Chú có thấy một cái hang chuột nhỏ, rùa con đang tính chui vào trong hang thì liền bị một chú chuột từ bên trong chặn lại: ” Cái hang này là nhà ở của chúng tớ, chứ không phải ngôi nhà của bạn đâu, rùa ơi”. Thế là chú rùa con tiếp tục đi tìm ngôi nhà của mình, khi tới một dòng sông nhỏ, rùa con nghĩ rằng: ” Đây có thể là ngôi nhà mình sống ở dưới nước”. Vừa nói xong, rùa con liền nhảy xuống sông và bơi, bơi được một đoạn ngắn, chú rùa con lúc này đã đuối sức và mệt mỏi nên đành phải quay lại bò lên bờ.

Qua chuyện cổ tích loài vật trên, các bé nên suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc gì đó, tránh sai sót, nhầm lẫn.

10. Truyện cổ tích loài vật về con hươu

Trong một khu rừng kia, có một bầy hươu đang đứng ăn cỏ bên cạnh dòng suối thơ mộng. Các con hươu đều sở hữu đôi mắt đen tròn, cùng với những bộ lông vàng và nâu mịn màng như nhung lụa cùng với những dấu hoa trắng xóa.

Trong lúc cả bầy hươu đang ăn cỏ thì bỗng xuất hiện một chú hươu con bước tới gần. Nhìn bộ dạng của chú hươu non trong rất vất vả với một chân bị thương, bộ lông thì bị dính đầy bùn đất, có lẽ chú hươu non này đã bị thương rất nặng.

Chú hươu non này tiến tới gần và nói: “Các bạn cho phép mình ăn cỏ cùng được không?”

Bầy hươu nghe nói vậy liền cùng đồng thanh trả lời: “Bạn cứ tới đây và ăn cỏ cùng với tụi mình!”

Sau đó, một vài con trong bầy hươu liền tiến tới tảng đá to và vươn hai chân ra phía trước và dùng gạc để cắt rụng mấy cái chồi và nói: ” Nè bạn ăn đi, nếu cần chúng mình sẽ lấy thêm cho bạn mấy cái nữa!”. Chú hươu con liền cảm ơn và ăn chúng rất ngon lành.

Ngay lúc đó, có một bác hươu già đi ngang qua và chứng kiến được cảnh bầy hươu đang giúp đỡ bạn hươu non, bác hươu già rất vui và tấm tắc khen: “Các cháu giỏi lắm!”

Nghe bác hươu khen như thế, cả bầy hươu đầy rất vui mừng vì đã làm được một việc tốt giúp đỡ mọi người xung quanh.

Những Câu Chuyện Cổ Tích Hay Ý Nghĩa Về Loài Vật Dành Cho Bé

Các phụ huynh nên thường xuyên kể những câu chuyện cổ tích về loài vật cho các bé nghe bởi vì những câu truyện này rất dễ thu hút sự chú ý của các bé bởi những tình tiết đặc sắc và những bài học được rút ra từ đó cũng rất bổ ích để giáo dục cho con trẻ.

1. Cún con đi lạc – câu truyện cổ tích về loài vật phổ biến

Truyện Cún con đi lạc là một câu truyện cổ tích về loài vật phổ biến nói về một cậu bé bị lạc mất con cún yêu quý và cậu đi tìm kiếm chú cún xung quanh nhưng vẫn không thấy cún đâu cả. Cậu đã đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối để tìm chú cún nhưng vẫn không tìm thấy. Sau đó cậu đã buồn bã trở về nhà và cậu đã gặp anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần chúc anh ngủ ngon và hỏi anh thăm anh xem có thấy chú cún con của mình ở đâu không. Và thật bất ngờ vì anh hàng xóm đang giữ chú cún con của cậu bởi vì anh không biết chú cún đó là do cậu bé nuôi.

Ý nghĩa câu truyện: đừng bao giờ bỏ cuộc khi chưa cố gắng nổ lực thật nhiều

2. Con lừa hát

Truyện Con lừa hát kể về một con lừa vì không thích những món ăn mà ông chủ cho nó ăn nên nó đã quyết định đi đến một cánh đồng gần đó để ăn cỏ mà nó thích. Một ngày nọ, trên đường đi ra cánh đồng chú lừa gặp một con cáo và hai con vật kết bạn với nhau. Chúng đi và tìm thấy cánh đồng trồng dưa hấu và cùng nhau ăn. Lừa đã ăn rất nhiều bởi vì dưa hấu quá ngon và nó cao hứng nói với cáo rằng nó muốn hát. Cáo mới cảnh cáo rằng nếu lừa hát thì con người sẽ biết chúng đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ đến đánh chúng nó chết mất. Nhưng lừa không thèm nghe lời cảnh cáo của cáo mà vẫn hát. Khi thấy lừa hát, con cáo liền nhành chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi người dân làng chạy đến đánh lừa.

Con lừa hát là một câu truyện cổ tích loài vật quen thuộc

Ý nghĩa câu truyện truyện cổ tích về loài vật này chính là hãy học cách biết lắng nghe những gì người khác nói.

3. Dê và cáo – truyện cổ tích về loài vật với bài học sâu sắc.

Truyện kể về một con cáo nhân lúc con sư tử hung bạo đi ra ngoài mà lẻn vào hang của sư tử ăn tất cả thức ăn có trong hang. Sau khi ăn uống no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác vui vẻ lâng lâng sau khi ăn một bữa ngon lành. Không may nó đã bị té xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước. Nó cố gắng leo lên để thoát ra ngoài nhưng lại không thành công. Bỗng nhiên khi đó cáo nghe giọng của dê hỏi rằng cáo đang làm gì ở dưới đó vậy. Cáo mới ngước nhìn và nói rằng nó ở làng bên nhưng đang gặp hạn hán nên nó phải nhảy xuống giếng để mà lấy nước. Nghe cáo nói vậy dê liền nhảy xuống giếng. Lợi dụng việc dê nhảy xuống, cáo nhanh chóng dựa vào mấy cái sừng dài của để leo lên khỏi giếng. Sau khi leo lên cáo còn quay lại nói dê thật ngốc khi đã tin lời cáo và nhảy xuống giếng.

Truyện dê và cáo là một bài học về lòng tin

Ý nghĩa câu truyện: trong cuộc sống nhất định không được tin tưởng ai đó một cách mù quáng.

4. Hai con gà trống

Truyện kể về hai con gà cùng một mẹ sinh ra. Khi chúng lớn lên thì thường xuyên cãi cã nhau. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong và có quyền làm Vua của nông trại hơn. Hôm nọ sau khi cãi nhau, chúng đã lao vào đánh nhau quyết liệt, rằng còn nào thắng thì sẽ được làm Vua của nông trại. Đánh nhau đến cuối cùng thì dĩ nhiên có một con chiến thắng và một con thua cuộc. Con gà thắng cuộc thắng trận nhảy lên hàng rào và cất tiếng gáy để ăn mừng sự chiến thắng của mình. Nào ngờ vì chính tiếng gáy đó mà bị chim ưng để ý đến và xà xuống bắt con gà thắng cuộc đi mất. Còn con gà thua cuộc vẫn đang nằm thoi thóp thở dưới đất.

Ý nghĩa câu truyện cổ tích về loài vật này muốn hướng đến sự giáo dục về tình cảm gia đình. Đã là anh em trong gia đình thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để không bị người ngoài ức hiếp, đàn áp.

Đây là một câu truyện cổ tích về loài vật kể về một con cáo bắt gặp một chùm nho chín đỏ căng mọng hấp dẫn khiến cáo thèm nhỏ rãi nên đã có ý định nhảy lên để hái chùm nho. Vì khoảng cách của cáo và chùm nho khá xa nên nó đã đi xa gốc cây một khoảng để lấy được đà nhảy lên hái chùm nho, nhưng lần nhảy đầu tiên thì cáo không với tới chỉ cần một xíu nữa là có thể hái được chùm nho.

Nó cố gắng thử thêm vài lần nữa nhưng dù cố gắng đến mấy cũng không thể, tất cả đều vô ích. Cáo ngồi xuống và nhìn chùm nho tức tối, và tự nhủ thầm rằng nó ngu lắm, chùm nho còn xanh làm sao mà ăn được, nó phải mất bao nhiêu công chỉ để hái chùm nho còn xanh và chua chát kia không đáng người ta ngó tới. Sau đó khinh khỉnh bỏ đi không thèm hái nữa.

Ý nghĩa câu truyện: nhắc nhở chúng ta nên biết được thực lực bản thân của mình. Đừng tự lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh cho khả năng thấp kém của mình.

Những câu truyện cổ tích loài vật rất hay và có những bài học, ý nghĩa sâu sắc để giáo dục cho trẻ em nhỏ tuổi về nhân cách, đạo đức, tình yêu thương gia đình, … Thông qua những câu truyện giúp các bé dễ hiểu và học hỏi hơn.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Cổ Tích Về Loài Vật

Sự tích hoa Mào gà

– Lượt xem: 17193

Sự tích hoa Mào gà – Câu chuyện cổ tích Việt Nam ý nghĩa kể về sự tích loài hoa Mào gà đồng thời cũng ca ngợi tình bạn đẹp và rất chân thành, sự đồng cảm…

Sự tích chim gò sóng

– Lượt xem: 7383

Ở một ngôi làng nọ, trên miệng hố nơi dẫn nước xuống ruộng mọc lên một quả bầu kỳ lạ vô cùng lớn khiến che lấp mất lỗ thông nước. Điều đó làm cho…

Sự tích con Thạch Sùng

– Lượt xem: 15405

Chàng Thạch Sùng từ một chàng trai nghèo khó trở thành một phú ông. Nhưng vì quá đắc ý tự mãn nên mất hết gia sản và vợ con vào tay người khác. Hắn ngồi tắc…

Sự tích con ve sầu

– Lượt xem: 13820

Người anh hết mực thương em mình còn người em ích kỉ hiểu lầm anh. Đến khi nhận ra đã quá muộn màng, anh đã chết. Người em vì thế mà khóc ròng mấy tháng…

Sự tích con chuồn chuồn

– Lượt xem: 12728

Chuồn Chuồn được giao nhiệm vụ trông coi thời tiết. Dù được Tò Vò nhắc làm tổ để đề phòng mưa bão nhưng Chuồn Chuồn không nghe. Cũng vì quá ham chơi nên…

Sự tích chó mèo ghét nhau

– Lượt xem: 26830

Chó và mèo vốn chơi thân với nhau. Mèo có ơn với chó. Nhưng sau khi về ở với con người thì chó trở nên ghét mèo vì con người bất công….

Sự tích chim khướu bạc đầu

– Lượt xem: 4014

Vợ chồng nhà nọ sinh hẳn mười đứa con. Nhà nghèo nợ nần chồng chất người mẹ chịu không nỗi đâm ra ốm nằm liệt. Sau người mẹ chết đi mười đứa con…

Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn

– Lượt xem: 9786

Các con vật không thể sống yên lành với hai con thú hung ác là cọp và heo rừng. Thỏ đã nghĩ ra cách để giết cả cọp và heo rừng. Do mải mê xem cọp và heo đấu…

Sự tích ve sầu rỗng ruột

– Lượt xem: 3513

Con nòng nọc bị hại mất hết ruột gan lên kiện Ngọc Hoàng. Sau khi Ngọc Hoàng tra khảo tất cả thủ phạm thì người có tội lớn nhất chính là ve sầu….

Sự tích chim Quốc

– Lượt xem: 4221

Quắc và Nhân là đôi bạn thân. Sau vì miếng ăn mà chia tay mỗi người mổ ngã. Về sau Nhân cưới vợ và trở nên giàu có thì không quên bạn bè. Nhưng vì vợ Nhân…

Sự tích thờ thần hổ

– Lượt xem: 7404

Ông lão chèo bè nghèo sống trên sông Lam làm nghề đưa đò kiếm sống. Con hổ xám hay ve vãn bắt con người để ăn thịt. ông lão chèo bè là ân nhân của con hổ nhưng…

Con cóc là cậu ông trời

– Lượt xem: 8874

Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống. Nhưng thần Mưa mải ham chơi mà quên mất nhiệm vụ suốt…

Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ

– Lượt xem: 6888

Ngày xưa có hai mẹ con một anh chàng nhà nghèo rớt mùng tơi. Vốn khỏe mạnh, lại biết bơi nên chàng được chủ thuyền thuê làm thủy thủ. Được trả trước bốn…

Sự tích con dế

– Lượt xem: 5854

Văn Linh và Văn Lang là hai anh em cùng cha khác mẹ nhưng rất thân thiết với nhau. Mẹ kế là mẹ đẻ của Văn Lang, bà luôn ngầm muốn giết Văn Linh để chiếm gia tài….

Con sáo và phú trưởng giả

– Lượt xem: 2816

Bác đi cày bắt được con sáo bị thương mang về chăm sóc và dạy sáo học đủ thứ rất tận tình. Bác nhận sáo làm con và cho sáo tự do đi đâu thì đi. Một hôm…

Con cú

– Lượt xem: 4507

Một con cú nọ khi đi kiếm ăn vô tình lạc vào kho thóc của gia đình nọ. Việc này đã khiên tất cả mọi người trong làng khiếp sợ vì con quái vật mà không ai…

Sự tích con mối

– Lượt xem: 5285

Một chàng trẻ tuổi nhà giàu, ao ước một người vợ đẹp như tiên. Đến khi cha mẹ hắn lần lượt qua đời hắn vẫn chưa có vợ. Chuyện này đến tai Ngọc Hoàng,…

Sự tích chim năm trâu sáu cột và chim bắt cô trói cột

– Lượt xem: 1993

Ông Ba vốn là một người tá điền giỏi được giao cho việc chăn trâu. Về sau khi phú ông đột ngột mất đi con gái ông ấy đã đến kiểm kê tài sản. Vì đinh…

Con thỏ và con hổ

– Lượt xem: 7020

Hổ bị thỏ chơi một mẻ mất mặt nên hổ luôn muốn tìm thỏ để trừng trị. Lần đầu gặp thỏ, thỏ lừa hổ bị ong chích sưng húp. Lần thứ hai thì bị thỏ…

Sự tích chim cánh cụt

– Lượt xem: 6747

Chim cánh cụt vốn xem ngang là người bạn thân thiết và hết mực yêu thương. Nhưng ngan vì ganh tỵ đã cắp đi đôi cánh của bạn mình. Cánh cụt buồn bã đi về…

Sự tích chim tu hú

– Lượt xem: 2646

Bất Nhẫn khi thấy bạn mình là Năng Nhẫn đã được đắc đạo cũng tỏ ý muốn chứng minh sự kiên nhẫn của mình. Tuy nhiên, trải qua nhiều thử thách mà Bất Nhẫn…

Con gà và con hổ

– Lượt xem: 4985

Hổ, gà và thỏ là 3 loài vật ở chung thay phiên nhau nhiệm vụ làm việc và nấu ăn. Khi đến lượt thỏ nấu ăn, dù nghe theo lời gà dạy nhưng lại bị hổ nổi giận…

Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho

– Lượt xem: 2026

Thạch Sùng vốn nghèo khó nhưng với mánh khóe làm ăn không bao lâu đã trở nên giàu có và có địa vị. Tuy nhiên, trong một lần khoe mẽ tài sản cùng tên họ Vương…

Sự tích con Dã Tràng

– Lượt xem: 3165

Ông Dã Tràng vì công cứu rắn và đôi ngỗng mà đã được hậu tạ bằng 2 viên ngọc quý mà ông luôn mang theo bên mình. Trong một lần vì vội đã để quên ở nhà…

Sự tích con thiêu thân

– Lượt xem: 3230

Chuyện kể về hai vợ chồng chàng trai nọ, khi người chồng giả vờ chết đi vợ đã nhanh chóng có nhân tình mới làm trái lại lời thề trước đó. Chính vì vậy…

Những Câu Chuyện Cổ Tích Về Loài Người Hay Nhất Nên Đọc

Nguồn gốc của loài người luôn là điều gây tò mò nhất trong lịch sử nhân loại. Cho đến bây giờ vấn đề này vẫn luôn gây tranh cãi. Từ thời xa xưa, các bậc ông cha đã không ngừng đi kiếm tìm câu trả lời cho sự xuất hiện của loài người, giải thích cho nguồn gốc của chính mình. Không có các phương tiện hỗ trợ, họ đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để miêu tả và giải thích về loài người, từ đó ra đời những câu chuyện cổ tích rất hay về loài người.

1. Con rồng cháu tiên

Thưở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ.

Lạc Long Quân có sức khoẻ phi thường, lắm phép lạ, đã vì dân mà ra tay diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh và nhiều yêu quái khác. Thần còn dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, chài lưới, cách làm nhà để ở,…

Cũng thuở ấy, ở vùng núi phương Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông, tuyệt trần xinh đẹp. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam là một xứ sở nhiều hoa thơm cỏ lạ, Âu Cơ bèn du ngoạn tới thăm.

Âu Cơ gặp Lạc Long Quân yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Sau mối kỳ duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai khôi ngô, tuấn tú tuyệt trần. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng hạnh phúc, thì một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta vốn nòi rồng sống ở nước, nàng là dòng tiên ở non cao. Khó ở với nhau một nơi lâu dài được. Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển; nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau trấn giữ các phương khi cớ sự nhớ giúp nhau, chớ sai lời hẹn….

Âu Cơ đưa năm mươi con lên núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ tứ phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.

Con Rồng cháu Tiên là một trong trong những truyền thuyết phổ biến nhất nói về nguồn gốc của dân tộc Việt, thể hiện sự tự hào về gốc gác của mình, cũng như lời khẳng định tất cả người dân Việt Nam đều cùng cha mẹ sinh ra, phải đoàn kết và cùng nhau phát triển đất nước.

2. Câu chuyện quả bầu

Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.

Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.

Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.

Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ Mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba Na, người Kinh,… lần lượt ra theo. Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

Câu chuyện được viết ra vừa nhằm mục mục đích giải thích về nguồn gốc của các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam, vừa là lời khuyên chân thành cho các thế hệ mai sau. Các dân tộc tuy khác nhau về màu da, về giọng nói nhưng thực thực chất đều là anh em trong một gia đình, phải biết yêu thương đùm bọc, giúp đỡ nhau.

3. Thần thoại Nữ oa thị

Truyền thuyết kể rằng, sau khi Bàn Cổ Thị qua đời, trời đất vẫn vắng vẻ, trống trải, tịnh không một bóng người. Không biết đã trải qua biết bao nhiêu năm, mới lại xuất hiện một vị thủy tổ của loài người tên gọi là Nữ Oa Thị. Nữ Oa là một người đàn bà đơn độc giữa trời đất, cảm thấy quá cô thân liền tạo ra nhiều người để cùng chung sống. Một hôm, Nữ Oa Thị dùng nước hòa trộn một đống bùn vàng, dùng bùn vàng nặn thành người đất. Một lúc bà nặn một người đàn ông, lúc sau bà lại nặn người đàn bà. Nói ra kể cũng kỳ lạ, Nữ Oa Thị nặn xong một người, thổi một hơi vào người đó, rồi đặt xuống đất, người đất này liền biến thành người sống, biết chạy nhảy, biết nói cười. Nặn một người, sống một người, nặn hai người, sống hai người. Bà nặn bao nhiêu người thì sống bấy nhiêu người. Những người đó biến thành đoàn thành tộc vây xung quanh Nữ Oa Thị, nhảy múa hò hét nhiệt tình gọi Nữ Oa Thị là Mẹ. Nữ Oa Thị cứ nặn mãi, nặn mãi, nặn liên tục không ngừng, nặn cho tới khi cảm thấy thực sự quá mệt mỏi, bà mới tạm ngơi tay. Thế nhưng số bùn vàng hòa trộn vẫn còn thừa rất nhiều. Nữ Oa Thị có vẻ không vui, bà tiện tay nhặt từ dưới đất lên một sợi dây thừng to, nhằm trúng đống đất vàng đã hòa trộn mà vung mạnh. Nào ngờ, bà vừa vung sợi dây thừng, lại hệt như lúc dùng tay nặn, đám bùn vàng bắn tung tóe, tất thảy đều biến thành đám người sống, lớn, nhỏ khác nhau. Những con người được Nữ Oa Thị tạo ra này cứ lớn dần lên, cùng lao động, cùng chung sống, sinh sôi ra con cháu đời sau. Những đứa bé chơi đùa nhảy nhót, về sau cũng phương trưởng, cũng làm cha, làm mẹ, cứ thế sự sinh tồn kéo dài hết đời này qua đời khác.

Nữ Oa là một vị thần trong truyền thuyết Trung Quốc, tương truyền là con của Bàn Cổ, vị thần khai thiên lập địa. Câu chuyện giải thích về sự ra đời của loài người đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn của người dân Trung Hoa đến vị thần đã sáng tạo ra con người.

4. Câu chuyện về 100 trứng của người Mường

Một ngày nọ, một cây tươi tốt có tên “Si” đứng trên núi, bị một cơn bão mạnh quật ngã. Từ đây sinh ra 2 chú chim, chúng làm tổ trong hang Hào – mà ngày nay là “Hang Ma Chung Dien” ở làng Phù Nhiên, xã Ngọc Hào, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Chúng đẻ ra 100 quả trứng và 3 quả trong số trứng đó đáng chú ý vì kích thước của chúng và bởi chúng biến thành người. Từ đó sinh ra “Ay” và “Ua”, những người đầu tiên của tộc người thổ. 5 tháng trôi qua mà không có quả trứng nào nữa nở. Tuyệt vọng, Ay và Ua đi vào trong rừng. Hai người gặp “Dam-Cu-Cha” và “Gia-Cha-Giang” và bày tỏ sự lo lắng của mình với họ. Các bà mụ khuyên rằng: ở loạt 50 quả trứng đầu, hãy xếp chúng xen giữa những tấm lót làm bằng cỏ thần này… Xếp xuống mặt đáy những quả trứng đang nằm trên cùng và đảo ngược chúng lại. Trong 50 ngày, 100 quả trứng sẽ nở.

Ay và Ua chỉ vừa kịp cảm ơn các vị thần thì họ đã mất hút vào khu rừng.

Khi trở về hang của mình, Ay và Ua nhất nhất làm theo lời khuyên của các bà tiên. 50 ngày sau, 97 quả trứng đã nở thành các tộc người khác nhau; 50 sống ở đồng bằng và 47 sống ở vùng núi. Từ đó tạo ra dân Mường, Mán, Mèo, Tho-Dan và Tho-Trang.

Câu chuyện là sự sáng tạo của dân tộc thiểu số, thể hiện rõ mong muốn đi tìm nguồn cội cũng như lời khẳng định cho sự gắn kết các dân tộc anh em

Thảo Nguyên