Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Truyện cổ tích cây tre trăm đốt là một câu chuyện dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác, bất cứ trẻ em, người lớn nào cũng biết. Truyện mang lại những bài học nhân văn và ý nghĩa vô cùng sâu sắc, răn dạy con người ta phải sống sao cho thiện lương nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa truyện cổ tích cây tre trăm đốt và những bài học nhất định mình phải ghi nhớ rút ra từ câu chuyện. Chúng được xem như tài liệu quý cho cha mẹ khi răn dạy con cái, đúc kết lại sau khi kể cho bé nghe.

Truyện cổ tích cây tre trăm đốt lưu truyền dân gian từ xưa đến nay

Tóm tắt truyện cây tre trăm đốt

Trước tiên để hiểu ý nghĩa của câu chuyện, bạn cần đọc tóm tắt truyện cây tre trăm đốt để nhớ về từng nhân vật. Xưa kia ở một làng nọ có một anh chàng tên là Khoai sớm mồ côi từ nhỏ, lại hiền lành, chất phác nên anh đi làm thuê cho một phú ông. Rồi một ngày nọ, phú ông gọi chàng trai đến và bảo muốn gả con gái cho những cần anh ta phải làm ăn đến nơi đến chốn và giàu có.

Tưởng thật, chàng trai ngày đêm làm việc, nhà phú ông trở nên giàu có, nhà cửa, ruộng vườn là bạt ngàn. Thế nhưng, lão phú ông lại có âm mưu muốn gả con gái của mình cho một người lái buôn giàu có khác. Đến ngày gả cưới con gái, lão phú ông liền gọi chàng trai đến và nói hãy vào rừng và tìm một cây tre trăm đốt về, lão sẽ gả con gái cho.

Nghe lời, chàng trai liền vào rừng và tìm kiếm, nhưng tìm mãi không thấy, anh ngồi khóc thì bụt hiện lên chỉ cách cho tìm được cây trẻ trăm đốt. Khi chàng trai trở về nhà phú ông đang mở tiệc ăn mừng lớn, chàng trai làm theo lời ông bụt chỉ hô “khắc nhập”, một cây tre trăm đốt hiện ra. Lão phú ông liền chạy đến rồi bị dính luôn vào cây tre, van nài mãi chàng trai liền hô “khắc xuất”. Lão phú ông đành phải gả con gái cho chàng trai và hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau.

Truyện cổ tích cây tre trăm đốt mang nhiều ý nghĩa khác nhau

Ý nghĩa truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Mỗi câu truyện dân gian xây dựng đều mang ý nghĩa riêng, bài học về cuộc sống cho người đọc. Truyện cổ tích cây tre trăm đốt có rất nhiều ý nghĩa khác nhau và mỗi ý nghĩa là một bài học sâu sắc răn dạy con người. Cụ thể những ý nghĩa ấy có thể kể đến như sau:

Ở hiền gặp lành

Ý nghĩa đầu tiên mà câu chuyện mang lại cho người đọc chính là người hiền, ăn ở tốt chắc chắn sẽ gặp điều may mắn, tốt lành. Dù họ gặp bao nhiêu khó khăn, vất vả, khổ nạn thì trên đường đời nhất định sẽ luôn có người giúp đỡ, chở che, cuối cùng cũng gặp điều may mắn, không sớm thì muộn. Hiện thân của nhân vật đó chính là anh Khoai, anh đã được giúp đỡ khi bị phú ông làm khó.

Còn với những người độc ác, dã man, luôn luôn toan tính như lão phú ông, trước sau gì cũng gặp quả báo. Lão phú ông chính là hiện thân rõ ràng nhất của những điều xấu, ranh ma, xảo quyệt trong cuộc sống.

Ứng dụng trong cuộc sống ngày nay, xã hội tuy đã văn minh và hiện đại hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những người xấu, luôn muốn lợi dụng chúng ta thì vẫn còn rất nhiều, thậm chí là còn có người hùa theo cái ác, chèn ép, hắt hủi nhau. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn giữ được cái bản chất, cái gốc rễ của con người, thì đều sẽ gặp may mắn và những người đó sẽ bị báo ứng.

Mà trong xã hội hiện nay người người ta hay nói: ” Gieo nhân nào, gặt quả nấy” – ” Quả báo là có thật, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi.” Đây chính là lý lẽ sống mà bạn nên theo đuổi, hãy sống thật lòng, thật tâm rồi sẽ gặt trái ngọt.

Cùng với đó truyện cũng có nhiều bài học sâu sắc

Phân biệt đúng sai

Qua câu chuyện cũng muốn dạy cho chúng ta phải biết phân biệt đúng sai, kẻ xấu, người tốt trong cuộc sống. Nếu chúng ta đứng về phía người tốt, bênh vực kẻ yếu và những việc làm đúng đắn, chúng ta cũng sẽ nhận được những điều xứng đáng nhất.

Còn nếu như chúng ta cũng hùa theo điều xấu, tiếp tay cho kẻ khác làm hại mọi người thì cũng sẽ nhận được những kết quả tường tự như lão phú ông. Ở đời đừng thấy người yếu mà bắt nạt, đừng thấy kẻ mạnh mà xu nịnh. Tất yếu sẽ có ngày bị quả báo, sống mà không được người đời nể trọng, yêu thương.

Biết ăn năn hối lỗi khi làm sai

Lão phú ông chính là đại diện cho cái ác, những điều xấu xa trong cuộc sống. Tuy nhiên ở phút cuối cùng, lão phú ông cũng biết ăn năn, hối lỗi vì những sai phạm của mình với anh thanh niên Khoai. Lão phú ông cầu xin và hứa sẽ gả con gái cho chàng trai, Khoai liền hô “khắc xuất” để thả lão phú ông và những người khác ra.

Điều đó đủ chứng minh rẳng, dù chúng ta làm sai nhưng cuối cùng đều biết phải biết hối lối, ăn năn thì chắc chắn sẽ được tha thứ, khoan hồng. Hãy biết nhận lỗi khi mình gây ra là cách tốt nhất để bản thân tốt hơn mỗi ngày.

Câu chuyện răn dạy con người về lối sống đúng mực trong cuộc sống

Cái kết của truyện cổ tích cây tre trăm đốt có ý nghĩa vô cùng nhân văn, đáng để chúng ta rút kinh nghiệm và học hỏi trong cuộc sống xưa và nay. Mỗi người chúng ta hãy sống bằng chính sức lao động của mình, luôn luôn ăn ở hiền lành, nhân hậu, có đạo đức, như thế thì mới gặp được người tốt và những điều may mắn. Và ngược lại kẻ xấu sẽ luôn bị trừng phạt thích đáng nhất. Ghi nhớ bài học trên là cách để mỗi chúng ta luôn có một lối sống tích cực và đúng đắn nhất.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới với hàng ngàn câu chuyện cổ tích chọn lọc hay và ý nghĩa phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Tổng hợp hàng ngàn truyện cổ tích Việt Nam và thế giới hay và ý nghĩa nhất. Truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, sự tích và truyền thuyết, truyện cổ grimm, thần thoại hy lạp, truyện cổ andersen,…

Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Việt Nam có kho tàng truyện cổ khá phong phú, lại giàu tính nhân văn và chứa đựng những bài học nhân sinh sâu sắc. Đúng như Puskin nhận xét: ” Truyện cổ tích là dối trá, nhưng trong truyện cổ tích có những gợi ý, những bài học cho những cu cậu hảo tâm“. Thế giới trong truyện cổ tích phong phú không chỉ bởi sự nhiệm màu trong những nhân vật, bối cảnh, mà còn ở hàng loạt những ý nghĩa trừu tượng được các tác giả dân gian gửi gắm.

Cây tre trăm đốt là một trong những câu chuyện cổ tích phổ biến nhất của Việt Nam, chứa đựng nhiều bài học hay khiến ta phải suy ngẫm. Người tốt, thiện lương sẽ luôn được giúp đỡ vào những lúc khó khăn và tuyệt vọng nhất và nhận được sự đền đáp xứng đáng còn những kẻ tham lam, gian ác, dối trá sẽ phải nhận sự trừng phạt thích đáng.

Vài nét về tác phẩm

Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho”.

Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: “khắc nhập, khắc nhập!” để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và “khắc xuất, khắc xuất!” để tách các đốt tre ra.

Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu “khắc xuất” để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

Ý nghĩa của truyện cây tre trăm đốt

Những bài học nhân sinh, những triết lí sâu sắc mà phải đi sâu vào từng lớp ngôn từ mới có thể nhận ra được, cây tre trăm đốt khiến người ta phải suy ngẫm về những ý nghĩa mà tác giả đã gửi gắm.

Thể hiện khát vọng, đấu tranh cho sự công bằng, công lý trong cuộc sống

Nói đến truyện cổ tích như là một công cụ để đấu tranh, một phương tiện để góp phần vào việc giáo dục, tức là nói đến tính tư tưởng của cổ tích. Cũng như truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, truyện cổ tích Việt-nam sản sinh trong sinh hoạt của dân tộc, nhất là trong những môi trường gần gũi với cuộc sống thực tiễn. Cây tre trăm đốt thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, thay người dân nói lên khát vọng chính đáng của họ, đó là ước mơ về một xã hội tốt đẹp công bằng, tốt đẹp hơn cho những người nghèo khổ, ở tầng lớp cuối cùng của xã hội.

Anh Khoai tượng trưng cho tầng lớp nghèo, không có tài sản vật chất, song anh hội tủ đủ những phẩm chất đẹp nhất của con người: chăm chỉ, hiền lành, thiện lương, ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn biết hi vọng và mơ ước hạnh phúc. Anh là đại diện tiêu biểu nhất cho những người nghèo về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần.

Phú ông là đại diện cho cái ác, sự tinh ranh và lươn lẹo, ham của cải vật chất. Ông ta có những tính cách của giai cấp thống trị, khước bỏ công bằng công lý đáng lẽ phải được thực thi.

Cuộc chiến giữa anh Khoai và phú ông là cuộc chiến muôn thuở của con người, cuộc chiến giữa thiện và ác mà phần thắng trong truyện cổ tích bao giờ cũng thuộc về bên thiện. Yếu tố kì ảo bao giờ cũng xuất hiện ở những phút quan trọng nhất để giúp đỡ cho bên chính diện, nó vừa thể hiện sự bất lực của người dân khi không thể dùng chính sức mình để đấu tranh, song cũng thể hiện niềm tin bất diệt vào sự chiến thắng của công bằng. Chỉ cần là người tốt thì sẽ có được sự bảo vệ của các thế lực siêu nhiên, luôn luôn là người chiến thắng.

Bài học nhân sinh – gieo nhân nào gặp quả ấy

Kết thúc có hậu của câu truyện cho chúng ta thấy được người ăn ở hiền lương, lương thiện chắc chắn sẽ nhận lại được sự hạnh phúc sau khi phải trải qua rất nhiều khổ nạn khó khăn. Còn kẻ có dã tâm ác động thì cuối cùng cũng phải nhận lấy sự trừ phạt.Tác phẩm ngợi cả những phẩm chất tốt đẹp của anh Khoai – cần cù lao động, chính trực và thiện lương; đồng thời đả kích mạnh mẽ thói khinh người của tầng lớp nhà giàu. Kết thúc tác phẩm là sự đổi ngôi giữa hai bên càng thể hiện rõ lời khuyên của tác giả dành cho những thế hệ sau.

Cuộc sống luôn là sự đấu tranh không ngừng giữa hai thái cực, ánh sáng và bóng tối, thiện và ác, xấu xa và thiện lương. Chúng ta không thể nào loại bỏ hoàn toàn những điều xấu trong xã hội, nhưng có một điều chắc chắn thứ chúng ta nhận lại tương ứng với thứ chúng ta đã cho đi. Bạn cho một nụ cười bạn sẽ nhận được một nụ cười khác, nhưng nếu thứ bạn cho đi là sự ích kỉ bạn cũng sẽ chỉ nhận lại sự khinh thường từ xã hội. Có ý kiến nói rằng việc cái ác luôn thắng cái thiện là suy nghĩ một chiều trong truyện cổ tích, song nhìn sâu hơn, thì đó là khát vọng của dân tộc, là khát vọng luôn luôn hoàn thiện bản thân. Người nhân hậu sẽ biết cách vượt qua cái ác để cái tốt được trường tồn và có sức lan tỏa.

Anh Khoai đã có được hạnh phúc, phú ông đã có sự trừng phạt xứng đáng. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng làm việc tốt thì sẽ nhận được kết quả xứng đáng.

Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm – luôn vị tha cho những người muốn quay đầu

Người xưa có câu: ” Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại “, ý muốn nói cần phải cho mọi người cơ hội thứ hai để có thể làm lại cuộc đời, đây cũng là một trong những tư tưởng nhân đạo xuyên suốt các tác phẩm cổ tích. Dẫu thể hiện sự căm phẫn trước cái ác, khát khao công bằng công lý, là tiếng thét đòi quyền sống cơ bản của con người, song truyện cổ tích vẫn đề cao tính giáo dục, thể hiện mong muốn cái ác quay đầu. Bởi vậy mà ở kết tác phẩm, anh Khoai đã tha cho phú ông mặc dù anh có khả năng trừng phạt ông lâu hơn nữa, nhưng anh vẫn cho phú ông cơ hội để được sửa sai ăn năn và hối cải.

Cái ác không bao giờ được đẩy lùi chỉ bằng hình phạt. Đôi lúc hình phạt chỉ khiến mâu thuẫn giữa các bên trở nên nặng nề hơn, nó cần phải được cảm hóa bới chính sự thứ tha của cái thiện. Hành trình cảm hóa đó không đơn giản, song là cách lâu dài để có thể thanh lọc cuộc sống theo cách tốt nhât. Cây tre trăm đốt dạy ta về sự bao dung độ lượng, và là một lời khẳng định chỉ cần nỗ lực và cố gắng, bất cứ ai cũng có cơ hội thứ hai là sửa chữa những lỗi lầm.

Thảo Nguyên

Phân Tích Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng tại Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc. Thông qua câu truyện bài học dành cho mỗi chúng ta là sống trên đời phải luôn nhân hậu, lương thiện. Nếu như vậy thì chắc chắn ta sẽ được nhiều người giúp đỡ khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống. Chuyện kể về anh Khoai nhà nghèo được một phú ông thuê làm việc. Vì tin lời ông chàng đi kiếm cây tre trăm đốt để được gả vợ. Cuối cùng, Khoai được bụt giúp đỡ nên tìm được cây tre trăm đốt và phú ông muốn nuốt lời. Nhưng sự trừng phạt của anh khiến phú ông khiếp sợ.

Tóm tắt câu truyện Cây tre trăm đốt

Ngày xưa, ở một làng kia có một anh chàng tên Khoai mồ côi cha lẫn mẹ từ khi còn bé. Anh ta được một lão phú hộ thuê. Vốn bản tính chất phác, hiền lành nên lão ta bảo gì thì anh sẽ làm nấy. Hôm nọ, lão phú hộ gọi Khoai đến rồi dỗ ngọt anh: “Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn”.

Thấy lão ta nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng những lời nói ấy là thật nên anh càng làm việc chăm chỉ, hăng say hơn nữa. Giờ đây lão đã trở nên giàu có hơn mua thêm ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa, tất cả đều là nhờ vào ba năm làm việc cực nhọc của anh. Ấy vậy mà trong ba năm ấy lão phú hộ kia đã âm mưu muốn gả con gái cho một lão buôn giàu có chứ không phải là gả cho Khoai.

Ngày gả con gái cho anh càng đến gần hơn, lão ta liền nghĩ ra mưu kế khác, lão bảo Khoai vào rừng tìm một cây tre trăm đốt về làm của hồi môn. Nghe thế anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. Còn lão phú hộ thì nghĩ thầm: “Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thế nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ”.

Trong rừng anh đi tìm mãi mà vẫn không thể tìm thấy cây tre nào có trăm đốt, nhiều lắm chỉ có năm mươi đốt mà thôi. Anh buồn bã ngồi xuống khóc, Bụt hiện ra. Anh đã kể toàn bộ cho Bụt nghe. Bụt liền chỉ bảo cho anh cách để tìm ra cây tre trăm đốt, anh định cảm ơn nhưng Bụt đã biến mất. Sau đó anh làm theo lời Bụt và đã tìm đủ một trăm đốt tre.

Khoai trở về nhà lão phú hộ, khi đến nơi anh thấy tiệc tùng linh đình anh tức lắm những vẫn nói: “Khắc nhập, khắc nhập” theo lời Bụt thì cây tre trăm đốt hiện ra. Lão phú hộ cùng mọi người chạy ra xem thì bị anh làm cho dính vào cây tre. Lão phú hộ van xin mãi anh mới tha thứ đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” để lão ta rời ra khỏi cây tre. Từ đó Khoai được cưới cô con gái của lão phú hộ và hai người sống hạnh phúc bên nhau.

Ý nghĩa của câu truyện cây tre trăm đốt

Kết thúc có hậu của câu truyện cho chúng ta thấy được người ăn ở hiền lương, lương thiện chắc chắn sẽ nhận lại được sự hạnh phúc sau khi phải trải qua rất nhiều khổ nạn khó khăn. Còn kẻ có dã tâm ác động thì cuối cùng cũng phải nhận lấy sự trừ phạt. Lão phú hộ tượng trưng cho điều bất hảo.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Các bé đã bao giờ nghe đến một cây tre có trăm đốt chưa? Rất là hiếm phải không nào?

[the_ad id=”1585″]

Ngày hôm nay Vườn cổ tích sẽ kể cho các bé nghe câu chuyện cổ tích thiếu nhi về “Cây tre trăm đốt” đặc biệt này.

Câu chuyện vẫn theo mô típ chàng trai nghèo đi làm mướn cho phú ông giàu có giống như trong truyện Sọ Dừa. Để lấy được cô con gái nết na của Phú ông, chàng trai nghèo bị thách cưới bằng một cây tre trăm đốt. Nhưng trên đời làm gì có cây tre như vậy?

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng, mồ côi mẹ từ nhỏ, anh đi làm người ở cho một lão phú ông, thấy anh chăm chỉ, hiền lành lại được việc nên phú ông ưng lắm, muốn giữu anh ở lại thật lâu để giúp lão. Một lần Lão mới gọi anh lên, thủ thỉ với anh rằng:

– Con à, con ở với ta đã lâu, ta rất yêu mến con, con cứ chịu thương chịu khó làm việc cho ta không quản nhọc nhằn, ba năm sau ta sẽ gả con gái ta cho con.

Vốn hiền lành, chất phác, anh chàng đồng ý ngay. Lão phú ông mừng thầm: “Ngươi cứ làm việc cho ta, khi nào giàu ta sẽ đuổi ngươi đi, sao ta có thể gả con gái vàng ngọc của ta cho một tên người ở được”

Từ đó, anh lại càng ngày càng siêng hơn, anh mơ ước có một ngày được lấy cô con gái nết na của lão về làm vợ. Một năm, rồi hai năm trôi qua, đã đến năm thứ ba, nhờ có anh, lão đã có nhà cao cửa rộng, trâu bò đầy đàn. Trái với lời hứa năm xưa, lão phú ông tấm ngẩm tầm ngầm nhận lời gả con gái của mình cho một tên giàu có ở làng bên.

Cuối cùng ngày cưới của cô gái đã đến. Hôm ấy trong nhà phú ông rộn rã linh đình, người người tấp nập nhộn nhịp mổ lợn, cắt trầu mời cau. Chàng trai mới thắc mắc hỏi phú ông. Phú ông mới cười bảo chàng:

– Con à, nay ta chuẩn bị làm cỗ để gả con gái cho con đó, nhưng trước hết, để cưới con gái ta, con hãy làm một việc cuối cùng, con hãy vào rừng mang về cho ta một cây tre trăm đốt thì ngày mai con gái ta sẽ là vợ con.

Chàng trai không hề nghi ngờ, vác dao đi vào rừng ngay tắp lự, chàng không biết răng ở nhà hai lão nhà giàu thì thầm với nhau: “Thằng đó thật ngu ngốc, nó có đi tìm hết bao nhiêu năm cũng chẳng thể tìm được cây tre trăm đốt đâu”.

Về phần chàng trai, anh đi khắp cả khu rừng mà không tìm được cây tre nào có trăm đốt, cây dài nhất cũng chỉ bốn mươi đốt là cùng, không từ bỏ, chàng đi khắp khu rừng này đến khu rừng khác, đi đến chân trầy xước, gai tre đâm vào tay, vào bụng chảy máu, chàng vẫn chưa tìm được. Quá đau khổ, chàng ngỗi thụp xuống và khóc nức nở. Bỗng có một ông bụt hiện lên và hỏi:

– Làm sao con khóc?

Chàng trai thật thà kể hết câu chuyện cho bụt nghe, nghe xong bụt cười và đáp:

– Con hãy đi chặt cho ta một trăm đốt tre về đây. Ta sẽ chỉ cho con làm sao có được một cây tre trăm đốt.

Phân Tích Truyện Cổ Tích “Cây Tre Trăm Đốt”

Đề bài: Phân tích truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”

Người dân nước ta thời xa xưa sáng tác nhiều câu chuyện nhằm nâng cao giá trị con người, đề cao tính trung thực, hiền lành lương thiện và phê phán sự gian ác, xảo trá. Những người hiền lành thường gặp nhiều may mắn và có cuộc sống hạnh phúc, còn những kẻ ác độc thì phải trả giá.

Một trong những truyện cổ tích ý nghĩa đó chính là truyện cổ tích ” Cây tre trăm đốt” mang lại cho chúng ta những bài học quý giá về tính chân thật, chăm chỉ ở đời.

Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” xoay quanh số phận của một anh thanh niên chăm chỉ, chất phác, thật thà vì hoàn cảnh nghèo khó, cha mẹ mất sớm phải đi làm thuê, ở đợ cho một nhà phú hộ giàu có trong làng.

Thấy anh thanh niên thật thà chăm chỉ nên lão phú hộ thích lắm. Hắn muốn giữ anh làm việc lâu dài cho mình, nhưng lại chẳng muốn trả lương cho anh, nên lão mới bảo anh thanh niên thật thà kia rằng “Anh chịu khó làm việc cho ta chăm chỉ, hết ba năm ta sẽ gả con gái ta cho anh”

Với bản chất hiền lành, thật thà lại chịu thương chịu khó nên khi nghe lão phú hộ nói vậy. Anh thanh niên vui mừng lắm. Kể từ hôm đó ngày nào anh cũng thức khuya dậy sớm, làm việc quần quật như con trâu con bò trong nhà lão phú hộ, kiếm ra nhiều của cải cho lão. Lão phú hộ vui mừng lắm.

Hình ảnh anh thanh niên đi làm thuê chính là đại diện cho cái thiện, cho những con người chăm chỉ chất phác, còn tên phú hộ đại diện cho tầng lớp bóc lột, cường hào trong xã hội cũ.

Thời gian thấm thoát trôi đi ba năm cũng hết, anh thanh niên lên gặp ông chủ của mình và nhắc lại lời của lão đã nói năm xưa. Lão phú hộ giật mình lắm, những lời nói trót nói ra rồi nên ông ta phải giữ lời. Nhưng vốn là người xảo trá, ông ta bảo anh thanh niên thật thà rằng “Anh hãy vào rừng kiếm cây tre nào dài đủ một trăm đốt mang về đây để ta vót đũa mời dân làng ăn cỗ cưới của anh và con gái tôi”

Bản chất nham hiểm thâm độc của giai cấp bóc lột không bao giờ hết được, bọn chúng chỉ muốn những người nông dân nghèo khổ suốt đời phải làm nô lệ cho mình mà thôi. Chính vì vậy lão phú hộ mới nói như vậy, chứ trên đời này làm gì có cây tre nào dài được một trăm đốt. Đây là âm mưu để lão thất hứa nuốt lời với anh thanh niên thật thà.

Anh thanh niên tội nghiệp chạy như bay vào rừng để tìm cây tre nào dài nhất chặt về. Nhưng tìm hoài tìm mãi chẳng có cây nào đủ một trăm đốt. Lúc này anh thanh niên biết mình đã bị lừa lão phú hộ âm mưu cướp không ba năm làm việc của anh, nên anh ngồi khóc. Đúng lúc đó có một ông lão râu tóc bạc phơ xuất hiện giúp anh thanh niên tìm được cây tre trăm đốt và dạy anh câu thần chú.

Hình ảnh ông bụt trong câu chuyện thể hiện mong ước của người nông dân lao động xưa muốn có một đấng siêu nhiên đứng lên giúp đỡ người nông dân nghèo khổ bất hạnh thường chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Sau khi ông bụt xuất hiện, và được dạy câu thần chú thì sự việc đã hoàn toàn biến đổi theo chiều hướng có lợi cho anh thanh niên của chúng ta. Anh vác một trăm đốt tre về nhà lão phú hộ.

Khi về tới nhà thấy tên phú hộ đang tổ chức con gái mình với một anh chàng nhà giàu khác. Anh thanh niên liền gọi lão rồi đọc khắc nhập khắc nhập thế là lập tức một trăm đốt tre dính liền với nhau thành một cây tre đủ trăm đốt dính luôn lão phú hộ vào đó. Lão ta sợ quá van xin tha thiết và đồng ý gả con gái cho anh thanh niên.

Tất mọi người có mặt trong đám cưới sợ hãi bỏ chạy hết. Anh thanh niên khẽ đọc thần chú giải thoát cho lão phú hộ, lão cảm ơn rối rít rồi lập tức gả con gái mình cho anh như lời hắn đã hứa.

Câu chuyện khép lại phần thắng thuộc về người nông dân, anh thanh niên thật thà chất phác, còn lão phú hộ cuối cùng cũng phải thực hiện lời hứa của mình không có cơ hội xảo trá, nếu không thì hắn sẽ gặp quả báo.

Truyện cổ tích thể hiện bài học muôn thủa mà người xưa muốn khuyên nhủ chúng ta ở hiền gặp lành, còn ác giả ác báo.

Thảo Nguyên