Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Tràng Giang / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Phân Tích Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Tràng Giang

Đề bài: Phân tích ý nghĩa nhan đề bài Tràng Giang

Bài làm

Say mê sống và cũng say mê sáng tạo, Huy Cận là người đam mê thơ ca từ nhỏ. Có lẽ không chỉ vì không khí gia đình, quê hương mà căn bản vì ông mang một tâm hồn thơ nhạy cảm. Đặc biệt, như Xuân Diệu đã từng nói về Huy Cận rằng: “Huy cận đặc biệt nhạy cảm với những vùng hoang vắng trong tâm hồn”. Bài thơ “Tràng Giang” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ u buồn vẩn vơ của tuổi trẻ khi sống trong giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám. Ngay từ nhan đề thơ đã khiến cho độc giả đắm chìm với những cảm xúc độc đáo chất chứa qua hai từ “Tràng giang”.

Nhan đề tựa như chìa khóa để mở cánh cửa. Con người ta nhìn mặt đặt tên, cũng như các nhà thơ phải mất rất nhiều thời gian để đặt một cái tên thật hàm súc cho những “ đứa con tinh thần” của mình. Như Ngô Tất Tố có tiểu thuyết “ Tắt đèn”, Nam Cao có “ Chí Phèo” thì Huy Cận có “ Tràng Giang” vậy. “ Tràng Giang” cũng chính là “ Trường Giang” có nghĩa là sông dài. Chẳng phải vô tình, mà Huy Cận đã cố tình sử dụng âm “ ang” trong từ “ tràng” tựa như kéo dài hình ảnh con sông. Sông Hồng là con con sông dài rộng bậc nhất Việt Nam, nó uốn quanh bao trọn lãnh thổ Một âm hưởng vang lên rộng lớn trên khoảng không gian dài rộng, hùng vĩ của con sông kia. Nhan đề ấy không chỉ để diễn tả lại vẻ rộng lớn của con sông Hồng, nó còn bao quát, ôm trọn tâm hồn con người. Nơi đây đang có một thi nhân luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng với đất trời, con người. Sông càng dài, nước càng mênh mang, cũng như đời sống càng lâu, con người ta càng dễ cảm thấy cô đơn. Những bế tắc chồng chất không lối thoát, những mộng tưởng hoài bão của con người trước cách mạng khi chưa thể tìm thấy lối đi đúng đắn, chưa được Đảng dẫn bước soi sáng.

Nhan đề “ Tràng Giang” đã thay bao lời muốn nói của tác giả về cuộc đời của mình. Nỗi buồn của Huy Cân lan tỏa cùng dòng sông, cùng cảnh vật. Tựa như đang muốn tìm một nơi để gửi gắm cho hết mọi suy nghĩ, tâm tư.

Bàn về lời đề, bìa bài thơ “ Tràng Giang” có lời đề ” Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Không phải tác phẩm nào cũng có những lời đề như vậy. Lời đề tựa như một chiếc chìa khóa phụ, song hành cùng với nhan đề để giúp độc giả từng chút khám phá nội dung của tác phẩm. Khi nhan đề chỉ ngắn tựa đôi chữ không thể lột tả được hết dụng ý của tác giả, thì nhà thơ mượn lời đề “ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” để tiếp tục cung cấp cho người đọc hai tư liệu chính: trời rộng và sông dài nhằm định hướng cho người đọc có thể mường tượng được những hình ảnh chủ đạo của bài thơ. Điều này cũng được kết tinh trong hai câu thơ chính trong bài Tràng Giang:

“ Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu.”

“ Là Tràng giang khổ nào cũng dập dềnh sống nước, là Huy Cận khổ nào cũng lặng lẽ u sầu”. Nỗi lòng của Huy Cận cũng trải dài khắp các dòng thơ tựa như nhan đề vậy. Huy Cận muốn mở ra một không gian rộng lớn, mênh mang từ dòng sông sang cả lòng người. “ Dòng sông uốn khúc, lòng người có lúc”, đứng trước dòng sông Hồng hùng vĩ cùng biết bao ngã rẽ con đường phía trước, biết rồi ngày mai sẽ đi đâu về đâu. Nhan đề “ Tràng giang” hàm chứa biết bao ý nghĩa, tâm tư của tâm hồn Huy Cận sẽ còn mãi có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới người đọc qua biết bao thế hệ.

Nguồn: Tài liệu văn

Giải Thích Nhan Đề Bài Thơ Tràng Giang Của Huy Cận

Giải thích nhan đề bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Huy Cận được xem là một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới với phong cách sáng tác theo từng thời kì của lịch sử. trước cách mạng tháng tám thì giọng thơ của ông mang phong cách u uất,sầu não còn sau cách mạng tháng tám thì giọng thơ hào hùng sôi nổi

Tràng Giang là bài thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới trước cách mạng tháng 8 với nhiều nỗi trăn trở và nỗi niềm.Đặc biệt hơn nữa là nhan đề của bài này giúp cho người đọc rất ấn tượng,có cảm nhận và có cái nhìn sâu sắc về nó

Như chúng ta đã biết thì nhan đề có thể được xem là cái cửa ngõ để giúp cho người đọc có thể khám phá và tò mò muốn tìm hiểu tận sâu ben trong nó là như thế nào. Bài thơ tràng giang cũng như vậy,nỗi niềm thầm kín của tác giả cũng được gửi vỏn vẹn trong hai từ “tràng giang” nhan đề làm toát lên được ý nghĩa và tư tưởng nổi bật của cả bài thơ

Nhan đề bài thì thường chứa những nội dung của nó, vì vậy khi người nghệ sĩ sáng tác ra một bài văn bài thơ thì thường đặt cho nhan đề bài của mình làm sao hàm chứa được cả nội dung của một bài thơ bài văn đã viết

Nhan đề bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận là một trong những dụng ý nghệ thuật nhà thơ đưa ra. Tràng giang vốn là hai từ hán việt để chỉ dòng sông dài. Đó là dòng sông của đất nước việt nam có từ thủa khai thiên lập địa rồi. nó không chỉ là dài về không gian mà còn dài về cả thời gian,đó là thời gian lịch sử. Trong một bài thơ đi tìm hình của nước, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết

“Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử

Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ

Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây”.

Trong nhan đề có nhiều người vẫn thắc mắc rằng tại sao tác giả không chọn từ “trường ” mà dùng thành từ “tràng” bởi từ trường đơn giản chỉ là để miêu tả một chiều dài,nhưng cái tinh tế và khéo léo của ông ở đây là miêu tả tử tràng nghĩa là nói lên cái mênh mông,cái rộng lớn,âm của nó vang vốn là một âm mở,nó không chỉ là để miêu tả về chiều dài của con sông mà còn nói lên được chiều rộng của con sông.

Đó là một con sống được tác giả vẽ lên với không gian 3 chiều thứ nhất chiều sâu,thứ hai là chiều rộng và cuối cùng là chiều dài của tác phẩm, dòng sống càng dài càng rộng bao nhiêu thì tâm hồn của nhà thi sĩ càng cô sầu cô liêu bấy nhiêu

Như vậy qua nhan đề của bài thơ tràng giang cũng đã phần nào bộc lộ được phong cách thơ của Huy Cận,cho thấy ngòi bút tài hoa và tài năng của ông trên từng trang sách

Nguồn: Bài văn hay

Phân Tích Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Ánh Trăng

Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Ánh trăng

Trong thi ca, vầng trăng được xem là biểu tượng của cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ, là khát vọng tình yêu, hòa bình và cuộc sống trường cửu. Nguyễn Duy đã lấy biểu tượng đẹp đẽ ấy làm nhan đề cho bài thơ là hoàn toàn có dụng ý nghệ thuật đặc sắc, đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ, thật đáng trân trọng.

Trước hết, ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyên Duy là hình ảnh đẹp. Đó là tất cả những gì gọi là thi vị, gần gũi, hồn nhiên, tươi mát của thiên nhiên, vũ trụ. Ánh trăng soi rọi những thánh ngày thơ ấu hồn nhiên, bình dị, đầy mơ mộng và khát khao. Ánh trăng ấy theo con người ra chiến trường, soi rọi bước chân hành quân, động viên, an ủi con người vượt qua khó khăn, thử thách quyết chiến, quyết thắng kẻ thù. Trăng là người đồng đội thân thiết, là đồng chí kiên trung của người lính.

Chưa bao giờ vầng trăng đòi hỏi con người đáp trả điều gì. Nó chỉ biết cho đi thứ ánh sáng kì diệu và chẳng bao giờ than vãn, đố kỵ hay hờn ghét. Trăng hồn nhiên, vô tư như đất trời, cỏ cây. Bởi những phẩm chất cao quý ấy, con người “ngỡ” rằng “không bao giờ quên” “cái vầng trăng tình nghĩa” ấy. Hơn cả một điều tâm niệm, đó là một lời thề thủy chung của người lính đối với vầng trăng.

Nhưng nhan đề “ánh trăng” còn thực sự sâu sắc, ý nghĩa bởi vầng trăng ấy còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình – ký ức gắn vói cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cam go mà hào hùng. Cuộc sống hoà bình với “ánh điện của gương”, “phòng buyn-đinh” tiện nghi, thuận lợi đã khiến cho nhà thơ bao lần nhìn ánh trăng như một “người dưng qua đường”. Con người từng một thời chiến đấu, từng ngang dọc trên nhiều chiến trường đã có lúc như lãng quên quá khứ. Để đến hôm nay, khi bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người nhận ra sự bạc bẽo, vô tâm của mình, lòng tràn đầy ân hận, hối tiếc. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.

Như vậy, Vầng trăng với ánh sáng kì diệu của nó tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

Ánh trăng lặng lẽ toả sáng trong bài thơ hay lặng lẽ như lời nhắc nhở giản dị mà sâu lắng, không được phép lãng quên quá khứ, có những thử thách, những hy sinh, những tôn thất thời đánh Mỹ ác hệt mói có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Chính những lí do đó, Nguyễn Duy đã lấy hình ảnh này làm nhan đề cho bài thơ là một lựa chọn đúng đắn, hết sức thi vị.

Lời Đề Từ Trong Bài Thơ “Tràng Giang”

Lời đề từ trong bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận

Lời đề từ tựa như phần trích dẫn ngắn gọn được đặt vào đầu tác phẩm nhằm thâu tóm và gợi mở cho nội dung của toàn bài. Câu đề thường thể hiện những điều tâm đắc của người viết, đồng thời dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới của những dòng thơ một cách nhẹ nhàng hơn. Hơn thế, lời đề từ còn bổ sung thêm cho nội dung và cảm xúc của tác phẩm, góp phần làm sinh động hơn hồn thơ và mạch thơ. Đối với bài thơ “Tràng giang” cũng vậy, nhờ có lời đề từ mà ta hiểu sâu hơn những suy nghĩ của Huy Cận khi sáng tác tác phẩm này.

Bài thơ “Tràng giang” được viết vào mùa thu năm 1939, lấy cảm xúc từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. Khi đất nước vẫn đang chìm trong những khổ đau mà thực dân Pháp gây nên, hình ảnh dòng sông trong tiết trời thu càng làm con người thêm sầu não. Một lời đề từ tưởng như nhãn tự cho cả tập “Lửa thiêng”: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã tạo nên những giá trị, ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc.

Trước những áp bức mà thực dân Pháp gây nên, lòng nhà thơ như có nhiều ngã rẽ. Ông muốn tìm cho mình một con đường đúng đắn nhưng vẫn chưa biết nên chọn ra sao. Sông mênh mang mở ra trước mắt, dòng sông của quê hương, dòng sông của dân tộc, con sông Hồng thắm vị phù sa. Kiếp người quá bé nhỏ khi đứng trước trời đất bao la như thế, lòng Huy Cận đầy ắp những sầu lo.

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Gợi mở ra cả không gian mênh mang, gợi mở ra cả nỗi nhớ nhà đau đáu, gợi mở ra cả bóng dáng con người bé nhỏ, gợi mở ra cả những ngã rẽ không tên,… Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã bao quát tất cả nội dung của trang viết cũng như dệt nên những tiếng lòng. Sóng đời không ngừng lại cũng như từng lớp mây cao che khuất nơi đỉnh núi. Người thanh niên trẻ cần một nguồn sáng mới để giúp ích cho dân tộc.

Từ khóa: Lời đề từ trong bài thơ Tràng Giang, phân tích lời đề bài thơ Trang Giang,

Nguồn: [Văn học 11] Lời đề từ trong bài thơ “Tràng giang” – Huy Cận