Ý Nghĩa Giáo Dục Bài Thơ Em Yêu Nhà Em / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giáo Án Bài Thơ Em Yêu Nhà Em

Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

– Hát và vận động theo bài hát ” Nhà của tôi”

+ Các con vừa hát bài gì ?

+ Cho trẻ kể về ngôi nhà của mình đang sống?

+ Vì sao khi đi xa mình luôn nhớ về gia đình của mình?

+ Cũng xuất phát từ tình cảm đó Cô Đoàn Thị Lam Luyến cũng đã cho ra đời một bài thơ rất hay. Bài thơ như một lời tâm sự của một em bé khi kể về ngôi nhà của mình, em rất tự hào và yêu mến ngôi nhà của mình và điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ ” Em yêu nhà em” mà cô Hoa sẽ giới thiệu cho các con hôm nay đấy.

– Lần 1 : Cô đọc kết hợp cử chỉ điệu bộ.

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

Do ai sáng tác?

– Lần 2 : Cô đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem trên màn hình.

Hoạt động 3: Trích dẫn đàm thoại, giải thích từ khó.

* Cô trích:” Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong”

– Trong khổ thơ này em bé đã kể vể ngô nhà của mình như thế nào?

+ Có những con vật gì trong nhà của bé?

+ Các con đã nghe tiếng gà kêu khi vừa đẻ xong chưa?

( Cho cả lớp đồng thanh làm tiếng gà kêu ” Cục ta, cục tác”).

*Cô trích: ” Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên”.

– Vừa rồi em bé còn cho các con biết có những cảnh vật nào trong nhà của mình?

+ Hình ảnh ” Bà chuối, ông ngô bắp, râu hồng” Các con tưởng tượng ra điều gì?

+ Tại sao ở đoạn thơ này em bé lại tưởng tượng mình là cô Tấm.

* Cô trích: ” Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ”

– Các con hiểu ” ngào ngạt” có nghĩa là thế nào?

( Hương thơm tỏa ra rất nhiều)

– Bây giờ các con thử nhắm mắt lại xem và tưởng tượng mình đang đứng trước một đầm sen ngào ngạt hương thơm các con sẽ cảm thấy như thế nào?

– Với quang cảnh thật là thích đó thì bạn ếch và bạn dế mèn đang làm gì?

* Cô đọc 2 câu cuối

“Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em”

– Các con thấy tình cảm của em bé như thế nào đối với ngôi nhà của mình?

* Giáo dục: Tự hào, yêu mến, bảo vệ ngôi nhà của mình.

Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ

– Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe một lần.

– Cô đọc từng câu, trẻ đọc theo cô

– Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ

– Cho trẻ đọc 3-4 lần

– Tổ chức cho trẻ thi đua

+Thi đua giữa 3 tổ

+Thi đua giữa các nhóm

+Cá nhân trẻ đọc

– Cô quan sát trẻ đọc thơ và chú ý sửa cho trẻ đọc diễn cảm

– Cho cả lớp đọc lại kết hợp minh họa.

Hoạt động 5: Trò chơi ” Giải mã ô số”

– Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện nhiều ô số, tương ứng với một ô số là một hình ảnh có trong bài thơ. Lật được hình ảnh nào thì bạn phải đọc được câu thơ có hình ảnh đó.

– Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lật một ô số. Trả lời đúng được nhận phần quà của cô.

– Cho trẻ chơi 1 – 2 lần

* Kết thúc

– Cho trẻ đọc lại bài thơ ” Em yêu nhà em” Kết thúc hoạt động.

-Trẻ hát và vận động.

-Nhà của tôi

-Trẻ kể

– Có ba mẹ, người thân, là nơi thân thuộc của bé.

– Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

– ” Em yêu nhà em”

-ST: Đoàn Thị Lam Luyến.

-Trẻ xem màn hình và lắng nghe cô đọc thơ.

-Trẻ lắng nghe

-Chim sẻ, gà mái.

– Vui, chào đón bình minh.

Trẻ làm theo cô

-Trẻ lắng nghe

-Bà chuối mật, ông ngô bắp, ao muống, cá cờ,..

– Như bà tiên, ông bụt,..

– Em rất thích yêu quý cô tấm, thích cô tấm,..

-Trẻ trả lời theo sự hiểu biết.

-Trẻ nhắm mắt và tưởng tượng.

-Bạn ếch học nhạc, bạn dế mèn ngâm thơ.

-Trẻ lắng nghe

– Yêu mến, và tự hào về ngôi nhà của mình.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đọc theo cô

-Tổ, nhóm, cá nhân đọc

-Trẻ đọc kết hợp minh họa

-Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách cho và luật chơi

-Trẻ chơi

– Trẻ đọc thơ và đi ra sân uống nước

Giáo Án Thơ “Em Yêu Nhà Em”

– Đến dự với chương tr ì nh ” Bé yêu t hơ” hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có cô ……..và cô……… các con hãy nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào ! Và thành phần không thể thiếu được trong chương trình ” Bé yêu t hơ” hôm nay là sự góp mặt của các bạn nhỏ lớp MGL A2.

Các con vừa hát bài gì ? bài hát nói về gì ?

Có một bài thơ rất hay cũng đã nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà của mình, bạn nào cho cô biết đó là bài thơ gì? do ai sáng tác?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức :

Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả.

+ Bên thềm nhà bạn nhỏ có gì ? Câu thơ nào nói lên điều này? Con hiểu từ “líu lo” ở đây có nghĩa là gì?

Ngôi nhà đó có những con gì? (Có chim, gà, ếch, dế mèn)

– Xung quanh ngôi nhà có cây gì? (Cây chuối, ngô, rau muống,hoa sen…)

Có nghĩa là những âm thanh cao và trong liên tiếp đan xen vào nhau nghe rất vui

(Cô cho trẻ nhắm mắt lại cùng nghe tiếng chim hót. Hỏi trẻ cảm nhận thấy điều gì?)

+ Bên thềm nhà bạn nhỏ ngoài đàn chim sẻ ra còn có gì nữa ? Nàng gà mái hoa mơ đang làm gì ? Câu thơ nào nói lên điều này?

+Trong vườn nhà bé có trồng những loại cây gì ?

Con hãy đọc câu thơ thể hiện điều đó?

+ Tại sao nhà thơ lại nói là “lưng ong”: Cây chuối nặng quả thân cong xuống như lưng con ong khi hút mật đấy.

+ Ngoài cây chuối và cây ngô ra thì nhà bé còn có gì nữa ?

Bạn nhỏ trong bài thơ ví mình như ai ?

Con hãy đọc câu thơ nói về điều này!

+ Bên cạnh nhà bé còn có gì?

Tại sao lại nói là ngào ngạt? (” Ngào ngạt “: Mùi hương lan tỏa rộng)

Trong một khung cảnh đầm sen với mùi thơm của hương sen ấy có điều gì đặc biệt?

+ Câu thơ nào thể hiện là bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình?

Cho c á c tổ thi đua đọc thơ

– Cho trẻ đọc nối tiếp mỗi nhóm một đoạn thơ: Khi cô đ­ưa tay về phía tổ nào thì tổ đó các con đọc đúng đoạn thơ theo yêu cầu của cô. Các con chú ý đọc bài thơ phải nhịp nhàng, âm điệu êm dịu, giọng đọc vừa phải không được nhanh quá.

(Khi trẻ đọc cô chú ý sửa ngọng, sửa sai về câu từ, cách đọc diễn cảm cho trẻ).

+ Cách chơi : Trong cùng một thời gian 2 đội sẽ có nhiệm vụ chuyển thật nhanh từng bức tranh lên cho bạn đội trưởng, bạn đội trưởng sẽ có trách nhiệm gắn tranh lên bảng sao cho đúng với thứ tự của nội dung bài thơ. Đội nào nhanh, gắn đúng thứ tư tranh theo nội dung bài thơ và đọc đúng , diễn cảm bài thơ đó thì sẽ giành chiến thắng.

– Luật chơi: Thời gian giành cho tr ò chơi là một bản nhạc, nếu hết thời gian đội nào chưa gắn xong sẽ bị thua cuộc và đội thắng cuộc sẽ dành được một phần quà .

– Cho trẻ chơi

– Bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến .

Trẻ về ghế ngồi và lắng nghe cô đọc thơ.

– “Chẳng đâu bằng chính nhà em”

– Bên thềm nhà bạn nhỏ có đàn chim sẻ đang hót líu lo.

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ. Chim đang hót, có nhiều con chim đang hót.

– Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.

– Gà mái hoa mơ đang kêu cục ta cục tác khi vừa đẻ xong.

– cây chuối, cây ngô.

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.

– Có ao rau muống với cá cờ, như Chị Tấm

– Có ao muống..lên

– Có đầm ngào ngạt hương sen.

– Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ

– Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ.

– Dù đi xa thật là xa. Chẳng đâu vui được như nhà của em.

– Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ.

– Dọn nhà, quét nhà ….

– Trẻ đọc theo sự hướng dẫn của cô.

-Trẻ hát cùng cô.

Giáo Án Lqvh: Thơ “Em Yêu Nhà Em”

Giáo án LQVH: Thơ “Em yêu nhà em”

– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ Em yêu nhà em nói về tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình vì đó là nơi bạn nhỏ sinh ra và lớn lên, có nhiều kỉ niệm, khi đi xa bạn nhỏ rất nhớ nhà.

– Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ qua đó trẻ bộc lộ cảm xúc của mình qua bài thơ (giọng điệu, nhịp điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ…)

– Giáo dục tình yêu đối với ngôi nhà của trẻ và tình yêu quê hương đất nước.

– Tranh vẽ minh họa nội dung bài thơ Em yêu nhà em

– Các hình học bằng giấy màu, keo, hồ, giấy lịch…

– Hát “cả nhà thương nhau”, trò chuyện về bài hát.

+ Cô và các bạn vừa hát bài gì vậy, tác giả của ai?, bài hát nói về gì?. ..

+ Mọi người trong gia đình phải yêu thương, giúp đỡ nhau. Phải hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ.

* HĐ 2 : Đọc thơ cho trẻ nghe

Yêu tổ ấm của mình, và muốn gữi đến thông điệp yêu thương gia đình đến các em nhỏ, Cô Đoàn Thị Lam Luyến đã viết lên bài thơ ” Em yêu nhà em” tặng cho lớp chúng ta. Các con có muốn nghe cô đọc bài thơ này không?

+ Đọc diễn cảm bài thơ

+ Đọc thơ diễn cảm lần 1. Cô đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, chú ý ngắt nhịp thơ theo thể thơ lục bát, ngắt nhịp 3/5 ở câu thứ 4…

+ Cô đọc mẫu với bài thơ trên giấy A0.

+ Hỏi: Bài thơ cô vừa đọc cho các bạn nghe có nội dung nói về gì vậy?

– Đọc trích dẫn đoạn từ đầu đến “Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ”

+ Trong bài thơ ngôi nhà của bạn nhỏ được miêu tả đẹp như thế nào?

+ Hỏi nghĩa từ “ngào ngạt”. Cô giải thích “Ngào ngạt nghĩa là tỏa hương thơm rất nhiều”.

+ Các bạn có biết tại sao khi đi xa thì bạn nhỏ lại thấy nhớ nhà của mình không?( cô giảng giải thêm nếu trẻ nói không đầy đủ).

+ Các bạn có yêu nhà của mình không? Vì sao?

+ Vậy các bạn sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với nhà của mình ?

+ Cô tổ chức dạy trẻ học thuộc thơ cùng cô ( lớp, nhóm, cá nhân…) nhiều lần.

+ Để thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình các bạn sẽ đọc thơ với giọng điệu như thế nào?

+ Cô mời một bạn xung phong đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe?

+ Luật chơi: thời gian trong vòng 1 bài hát đội nào trang trí nhanh và đẹp thì chiến thắng, cô dựa vào kết quả mà nhận xét.

– Kết thúc: cô nhận xét lớp và kết thúc tiết học

HĐCCĐ: ” Dạo chơi sân trường”

TCVĐ: “Gia đình lớn gia đình nhỏ”

– Dặn dò trẻ trước khi ra sân

– Cô dẫn trẻ ra sân dạo chơi, hít thở không khí trong lành

– Khi dạo chơi cô nhắc nhỡ trẻ không bẻ cành bứt lá, không dẫm vào bồn hoa, cây cảnh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ vườn trường xanh, sạch, đẹp…

– Cô nói lại cách chơi, luật chơi và tổ chức điều khiển ra tín hiệu để trẻ tham gia.

– Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần

– Cô bao quát và phân thắng thua, động viên khuyến khích trẻ.

Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ.

– Trẻ mạnh dạn tự tin lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ

– Giáo dục trẻ biết cố gắng phấn đấu trong tuần tới.

– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu

các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.

-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

– Trẻ biết bạn nào ngoan chưa ngoan.

Ý Nghĩa Giáo Dục Từ Câu Chuyện Bó Đũa

Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện nói về vai trò của tinh thần đoàn kết. Ông cha ta đã truyền tải những thông điệp sâu sắc qua câu chuyện bó đũa. Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nhờ đoàn kết mà nhân dân đã tạo dựng thành khối sức mạnh to lớn diệt sạch mọi kẻ thù xâm lược, tạo thành cộng đồng xã hội vững chắc.

Tóm tắt Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa ở một làng nọ có một người rất giàu có. Ông ta sinh được 5 người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Dù rất sung sướng nhưng các con của ông vẫn sinh thói tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau. Đến khi 5 người đều trưởng thành nhờ vào tiền của cha mẹ nên rất giàu có, mỗi người có một cơ ngơi riêng nhưng vẫn còn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có.

Là cha nên nhìn cảnh các con không hòa thuận với nhau ông buồn lắm. Ông ra sức cố gắng khuyên bảo các con nhưng dù ông có nói thế nào thì 5 người còn của ông vẫn không bỏ được thói đố kị đó, nó như đã ăn sâu vào máu thịt. Vì quá đau buồn nên ông đã ngã bệnh. Sau một thời gian chống chọi thì ông biết rằng mình không còn sống được bao nhiêu ngày nữa.

Ông gọi các con đến bên giường, rồi ông bảo gia nhân đưa cho 5 người con mỗi người một chiếc đũa rồi bảo từng người một bẻ chiếc đũa cho ông xem. Ông vừa dứt lời thì 5 người con đã bẻ gãy chiếc đũa trên tay một cách dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa bị bẻ gãy ông trầm ngâm và im lặng hồi lâu.

Đến người con thứ hai cũng như anh mình và chịu thua, cứ lần lượt vậy đến người con thứ năm cũng chịu thua. Ông mới ôn tồn bảo các con rằng các con của ông đang tị nạnh nhau, chia rẽ nhau thì lẻ loi không khác gì chiếc đũa dễ bị bẻ gãy kia. Nếu biết đoàn kết lại với nhau như một bó đũa thì sẽ không có sức mạnh nào bẻ gãy được các con của ông. Sau khi nói xong người cha qua đời. Cả năm anh em đã được cha dạy cho bài học quý giá nên đã thay đổi đoàn kết và thương mến lẫn nhau.

Ý nghĩa của câu chuyện bó đũa

Đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết, cha ông ta đã truyền tải những thông điệp thú vị qua câu chuyện bó đũa. Qua câu chuyện bó đũa người đọc học được một bài học sâu sắc về tình đoàn kết trong mối quan hệ giữa con người với con người. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo dựng được mối quan hệ xã hội tốt, gắn bó giữa người với người hay anh em ruột thịt với nhau.

Không những vậy, khi biết sống đoàn kết con người còn tạo được thiện cảm tốt đẹp từ mọi người xung quanh, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn như 5 anh em trong câu chuyện bó đũa vậy sau khi nghe lời cha dặn họ thay đổi đoàn kết hơn và cuộc sống của họ sau đó cũng tốt hơn, không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.

Đoàn kết có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội cũng như bản thân mọi người. Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ chưa thực sự ý thức được vai trò của tình đoàn kết, đó là hiện tượng xấu, chơi xấu, chia rẽ mối quan hệ với một số người, thậm chí có nhiêu ngươi chủ trương sống cá nhân, vị kỉ. Tuy vậy vẫn cần phân biệt giữa tình đoàn kết với hiện tượng chia bè để cô lập, tẩy chay những người khác, nhóm bạn khác.

Đoàn kết là một phẩm chất quan trọng cần có, đó cũng là một thước đo giá trị, phẩm chất đạo đức của con người. Câu chuyện bó đũa đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thâng đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô đọc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy. Phải biết đoàn kết khi sống chung với nhau thì mới có một cuộc sống tốt đẹp ý nghĩa được.

Khi đoàn kết chúng ta sẽ có điều kiện học được những điều hay từ những cá nhân khác trong cộng đồng, qua đó hoàn thiện bản thân đồng thời tạo điều kiện để phát huy những thế mạnh, sở trường của bản thân đối với những công việc tập thể.

Câu chuyện bó đũa thể hiện rõ điều này, nếu chỉ có một cây đũa mỏng manh nhưng lại không có sức mạnh nào có thể bẻ gãy. Mỗi người chúng ta thấy được đoàn kết đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống. Hãy đoàn kết ở bất cứ nơi nào, bất cứ đâu.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…