Ý Nghĩa Của Bài Thơ Trăng Sáng / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Hình Ảnh Vầng Trăng Trong Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông có giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978, ba năm khi chiến tranh kết thúc. Thông qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa vầng trăng và con người, bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu, từ đó, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Vầng trăng trong bài thơ là một biểu tượng đa nghĩa.

Trong thi ca trung đại, trăng là biểu tượng của cái đẹp, của thiên nhiên vô tư và thuần khiết. Trong thi ca kháng chiến, trăng là ánh sáng, là người bạn, người thân cùng con người sống và chiến đấu. Trăng canh gác cùng người chiến sĩ trong bài thơ Đồng chí; trăng rọi đường hành quân trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; trăng tâm tình, sẻ chia trong thơ Hồ Chí Minh,… Có thể nói, vầng trăng luôn kề cận con người mọi lúc, mọi nơi với tấm lòng thủy chung, son sắt bền chặt nhất.

Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, một lần nữa, vầng trăng hiện lên với đầy đủ ý nghĩa ấy. Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn suốt thòi nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng. Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.

Thuở bé thơ, cuộc sống nơi đồng quê tuy vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên, có vầng trăng và cây cỏ. Rồi đến khi đi kháng chiến ở rừng, vầng trăng cũng theo bước hành quân:

Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị, vô tư, hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với vầng trăng là “tri kỷ”, “tình nghĩa”. Trăng là người ban chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của ký ức chan hoà tình nghĩa. Hai từ “tri kỷ” là một sự khẳng định đinh ninh nghĩa tình đậm sâu và bền chặt đến nỗi, con người nghĩ rằng:

“ngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩa”.

Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm “không bao giờ quên”. Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ “ngỡ” như báo hiệu trước sự xuất hiện của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ. Sau chiến tranh, người lính từ giã núi rừng nhưng không trở về miền quê mà lại lên thành phố – nơi đô thị hiện đại – một không gian xa lạ. Khi đó mọi chuyện bắt đầu đổi khác:

Sự thay đổi của hoàn cảnh sống – không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt đã khiến con người đổ thay chóng quánh. Từ hồi về thành phố, con người say mê trong cuộc sống tiện nghi với “ánh điện, cửa gương” rực rỡ sắc màu. Người lính bình dị năm xưa bắt đầu quen sống với những tiện nghi hiện đại như “ánh điện, cửa gương”. Cuộc sống công nghiệp hoá đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người. Anh lính đã quên đi chính ánh trăng đã đồng cam cộng khổ cùng người lính, quên tình cảm chân thành, quá khứ cao đẹp nhưng đầy tình người.

Vầng trăng tri kỷ ngày nào bỗng dưng trở thành “người dưng”, người khách qua đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung. Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. Hành động “vội bật tung cử sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn’ cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỷ, tình nghĩa như xưa, vì có người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.

Câu thơ dưng dưng, lạnh lùng, nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống, tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng?. Bởi thế mà ca dao mới lên tiếng nói: “Thuyền về có nhớ bến chăng?”. Nhà thơ Tố hữu trong bài thơ Việt Bắc cũng đã diễn tả nỗi băn khoăn của nhân dân việt Bắc khi tiễn đưa cán bộ về xuôi:

Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở: đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta. Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng được giải bày trung thực ở hai khổ thơ cuối. Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ, không hẹn trước:

Sự đổi thay của con người không làm vầng trăng cau mặt. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. “Trăng tròn” là một hình ảnh thơ khá hay, không chỉ là ánh trăng tròn mà còn là tình cảm bạn bè trong trăng vẫn trọn vẹn, vẫn chung thuỷ như năm xưa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc.

Từ cái đối mặt trực diện ấy, ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên. Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gọi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ. Ngôn ngữ bây giờ là nước mắt rưng rức dưới hàng mi. Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. “Ánh trăng” nghĩa tình hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:

Trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Mặc cho con người vô tình, “trăng cứ tròn vành vạnh”, không thay đổi gì. Đó là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng. Đó còn là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống.

Ở đây, có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Trăng tròn vành vạnh, trăng im phăng phắc không giận hờn trách móc mà chỉ nhìn thôi, một cái nhìn thật sâu như soi tận đày tìm người lính đủ để giật mình nghĩ về cuộc sống hòa bình hóm nay. Họ đã quên mất đi chính mình, quên những gì đẹp đẽ, thiêng liêng nhất của quá khứ để chìm đắm trong một cuộc sống xô bổ, phồn hoa mà ít nhiều sẽ mất đi những gì tốt đẹp nhất của chính mình.

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta : con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Phép nhân hoá trong câu thơ “Ánh trăng im phăng phắc” khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình, thủy chung nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người. “Ánh trăng im phăng phắc” tuy tĩnh lặng nhưng đủ làm để làm con người “giật mình” tự thức bản thân, nhận ra sự vô tình lãng quên quá khứ tốt đẹp, tức là con người đang phản bội lại chính mình. Nó còn có ý nhắc nhở con người nên trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và những giá tri truyền thống.

Có thể thấy, hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể như rừng. Đó hoàn toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dãi, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, khổng mặn mà với vầng trăng. Lúc này, trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, thủy chung; cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi.

Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ cứ tươi đẹp, không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng tư ích kỷ mới có thể dửng dưng vô tình đến vậy. Nhưng vầng trăng ấy bao dung, không “kể chi người vô tình”. Chính thái độ lặng im cao thượng ấy càng làm những ai sớm quên quá khứ nghĩa tình phải giật mình.

Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hòa bình. Những sông, đồng, bể, rừng là hình ảnh tượng trưng, nhưng cũng là hình ảnh thật của những người kháng chiến. Thành phố là môi trường mới, là hình ảnh thật của những người kháng chiến không đặt chân tới. Môi trường mới, hoàn cảnh mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên cũng có nghĩa là xa dần quá khứ, lạnh nhạt dần với quá khứ. Ánh trăng nghiêm nghị vằng vặc soi sáng hay cũng chính là lời cảnh báo tình trạng suy thoái về tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái lối sống, suy thoái đạo đức. Nó nhắc nhở con người cần thuỷ chung với quá khứ, vói những điều tốt đẹp của quá khứ.

Vầng trăng và ánh trăng mang ý nghĩa biểu trưng, trở thành hình tượng xuyên suốt bài thơ, tạo thành dòng chảy liên hồi, là sợi dây kết nối con người trong hiện tại và quá khứ đã qua. Cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Từ câu chuyện tưởng như là thường tình nhưng đã thức tỉnh con người. Con người tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian khổ mà nghĩa tình đối với thiên nhiên, đất nước bình dị. Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.

Kể Sáng Tạo Nội Dung Của Bài Thơ Ánh Trăng Theo Lời Của Tác Giả

Đề bài: Sau khi học xong bài Ánh Trăng, em hãy chuyển nội dung của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy thành một câu chuyện theo lời kể của tác giả

Tôi từng là một người lính trưởng thành trong kháng chiến, tôi từng cầm sứng bảo vệ cho cuộc sống của những người thân và giành độc lập cho dân tộc. Đó là những ngày tháng thật sự khó khăn nhưng cũng thật sự ý nghĩa đối với tôi. Bởi đó là những ngày tháng tôi cùng đồng đội chiến đấu, cùng đồng đội sẻ chia những gian khổ cũng như những niềm vui của cuộc sống nơi chiến trường.Tôi vẫn thường cho rằng đó là những kí ức mà tôi sẽ mang theo suốt đời, sẽ khắc khoải trong tâm hồn tôi nhưng thực tại thì không phải vậy. Khi đất nước được độc lập, tôi sống trong một hoàn cảnh mới, trước guồng quay của cuộc sống tôi dường như quên đi những kí ức xưa của mình, khi bang hoàng nhận ra thì chỉ có lại sự chua xót, day dứt khôn nguôi.

Tôi sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nghèo, nơi con người sống đoàn kết, chan hòa với thiên nhiên. Cuộc sống của tôi gắn liền với không gian của sông nước, rừn núi. Khi đã trưởng thành hơn rồi thì tôi đi bộ đội, vào chiến trường cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Người duy nhất luôn ở bên tôi chhia sẻ những buồn vui muộn phiền, người luôn đồng hành cùng tôi trong các cuộc hành quân thâu đêm, đó không phải ai khác mà chính là vầng trăng:

“Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ”

Cuộc sống của tôi luôn gắn liền với tự nhiên, những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm của những ngày chiến đấu cũng gắn liền với những hình ảnh bất tử ấy của tự nhiên. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể quên đi những kí ức, những người bạn đồng hành trong ngày tháng gian khổ nhất ấy, thế nhưng tôi đã có những lúc quên đi cuộc sống hồn nhiên, chân chất đáng nhớ nhất của đời người ấy:

“Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại tôi trở về với cuộc sống của mình, giờ đây khi thời thế đã đổi thay, tôi cũng có một cuộc sống mới với những thay đổi mới. Đó là cuộc sống nơi thành thị tấp lập, gắn liền với cuộc sống của tôi lúc này không còn là sông, đồng, bể mà đó là những ngôi nhà cao tầng, những hào nhoáng nơi đô thị ồn ào, tấp nập. Ngay cả vầng trăng tình nghĩa cũng dường như trôi vào quên lãng, để khi đi trên đường, tôi và người bạn tri kỉ ấy bỗng chốc trở thành những người dưng qua đường.

“Từ hồi về thàn phố

Quen ánh điện cửa gương

Vầng trăng đi qua ngõ

Ngỡ người dưng qua đường”

Đến bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy cái khoảng cách khủng khiếp mà không gian sống mang lại, nó khiến cho con người vô tình quên đi những kí ức, những kỉ niệm và những người tri kỉ, đúng như câu nói “xa mặt cách lòng”, những thứ không ở bên ta, không còn tác động đến cuộc sống của ta thường tạo ra một khoảng cách vô hình, khoảng cách ấy làm cho con người và những kỉ niệm xa nhau, dường như cắt đứt hoàn toàn sợi dây liên hệ mật thiết trước đó.

Tôi không đổ lỗi hoàn toàn cho hoàn cảnh sống mà trách mình vô tình nhiều hơn, tôi đã không làm chủ được chính mình, trong vòng xoay của cuộc sống mới, tôi vô tình bị cuốn vào đó mà quên hết đi những kỉ niệm, những tình nghĩa đã có trong quá khứ. Để khi những hào nhoáng của cuộc sống mới chợt tắt tôi mới bàng hoàng nhận ra thứ quan trọng mà mình đã vô tình lãng quên.

“Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn- đinh tối om

Vội bật tung cửa sổ

Đột ngột vầng trăng tròn”

Vào buổi tối hôm ấy, khi đang ngồi xem truyền hình thì bỗng dưng đèn điện trong nhà vụt tắt, bóng đèn buyn- đinh tối om, theo thói quen cũng có thể là phản xạ không có điều kiện, tôi vội đến bên cửa xổ và mở hai cánh cửa ra. Lúc ấy trong đầu tôi chỉ có suy nghĩ là tìm chút ánh sáng từ bên ngoài, nhưng tôi không biết chính cái mở cửa định mệnh ấy đã khiến cho những kí ức như dòng thác lũ chảy về trong tâm hồn của tôi, gợi nhắc cho tôi về những kỉ niệm đã qua, cũng là lời nhắc nhở về sự vô tình của tôi trong thời gian qua. Hình ảnh vầng trăng tròn xuất hiện trước mắt khiến cho tôi ngỡ ngàng, choáng ngợp và có chút gì đó đau đớn, day dứt như nhận ra thứ vô cùng quan trọng mà mình lỡ lãng quên.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng là bể

Như là sông là rừng”

Đối diện với vầng trăng tròn, tôi như nhìn thấy những kỉ niệm, những tình nghĩa đã qua trong thời gian quá khứ, vì vậy mà nhìn thấy vầng trăng tôi như tự soi chiếu được sự vô tâm hững hờ của chính bản thân mình, là giây phút tôi chợt nhận ra những ân tình, những kỉ niệm vẫn hiện hữu trong cuộc sống của tôi, nhưng bằng cách vô tình nhất tôi đã lãng quên đi nó, để giờ đây khi nhận thức được thì tôi lại thấy vô cùng đau đớn, xót xa. Tất cả những kí ức ùa về, những hình ảnh của tuổi thơ, những người bạn gắn bó thân thiết, rừng, sông, bể cũng cũng dạt dào trở về như nhắc nhở đến sự vô tình của tôi.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Vầng trăng như biểu tượng của những kỉ niệm, những tình nghĩa, ân tình. Tôi xót xa nhận ra rằng những tình nghĩa khi xưa của vầng trăng vẫn vẹn nguyên, vẹn nguyên như cái vành vạnh của hình dáng của vầng trăng. Vầng trăng mang theo tình nghĩa vẫn luôn bên tôi nhưng tôi lại quá vô tình khi lãng quên đi người bạn tri kỉ cùng biết bao nhiêu kỉ niệm. Ánh trăng trầm lặng không còn sinh động như xưa, sự im lặng như chính bản án tố cáo sự vô tâm hững hờ của tôi, tôi giật mình nhận ra mình đã quên đi thứ tình nghĩa sâu nặng nhất của cuộc đời mình.

Tôi đã trải nghiệm từng lãng quên và được đánh thức dậy những phần kỉ niệm, thứ cảm giác xót xa day dứt ấy khiến cho tôi thức tỉnh, tôi hối hận vì sự vô tình của mình, vì vậy chúng ta hãy sống tình nghĩa, và đừng bao giờ quên đi những kỉ niệm, vì đó là khoảng thời gian đáng nhớ của chúng ta.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

ÁNH TRĂNG

ANH TRANG

BÀI THƠ ÁNH TRĂNG

PHÂN TÍCH BÀI ÁNH TRĂNG

KỂ CHUYỆN TỪ BÀI ÁNH TRĂNG

Sáng Mãi Một Vầng Trăng Tuổi Thơ

Không biết từ bao giờ, ánh trăng đã trở thành người bạn thân thiết với tuổi thơ hồn nhiên, mơ ước. Trăng thắp sáng vào những đêm Trung thu phá cỗ, trăng soi chiếu cho các bạn nhỏ chơi trò trước sân, trăng lung linh in hình chú Cuội để thiếu nhi nghêu ngao hát khúc đồng dao khắp nẻo đường làng. Vì thế, ánh trăng đẹp nhiệm màu còn xuất phát từ cái nhìn ngây thơ, trong sáng; từ những khát khao thơ dại đầu đời. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài thơ viết về trăng, nhưng xem ra Trăng ơi… từ đâu đến? vẫn là bài thơ hay nhất, thú vị nhất mà tác giả gửi đến bạn đọc.

Bài thơ có sáu khổ, viết bằng thể thơ năm chữ nhịp nhàng, câu thơ mở đầu “Trăng ơi…từ đâu đến?” được lặp lại ở năm khổ đầu nên cứ ngân nga, tha thiết. Đó cũng là điều kiện để tác giả thỏa sức tưởng tượng, so sánh ánh trăng với các sự vật khác trên đời.  Vì thế, Trăng ơi… từ đâu đến? vừa tạo cảm giác ngỡ ngàng, mê say, vừa thân thương, trìu mến. Có lẽ vậy chăng mà từ lúc bài thơ ra đời, thế hệ tuổi thơ nào cũng yêu thích và đọc thuộc.

Trong hai khổ thơ đầu, với sự liên tưởng thật diệu kỳ, Trần Đăng Khoa giúp các bạn nhỏ thấy được ánh trăng không xa lạ mà gần gũi như quả chín từ một cánh rừng. Quả chín có màu hồng, trăng tròn vừa lên cũng ửng hồng như quả chín: “Trăng hồng như quả chín/ Lửng lơ trước hiên nhà”. Thêm nữa, ánh trăng thường từ phía biển mọc lên, tròn vành vạnh, nên cũng giống như mắt cá “không bao giờ chớp mi”. Quả là tác giả đã có cái nhìn thật tinh tế, thông minh và trong sáng mới có những hình ảnh so sánh sống động và giàu chất thơ đến thế.

Tưởng tượng ánh trăng đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh mênh mông sóng biếc, bởi quả chín là sản phẩm của những cánh rừng và mắt cá chỉ có thể đến từ biển cả. Nhờ đó, mạch cảm xúc của các khổ thơ tuôn chảy, ý thơ dạt dào liền mạch. Người đọc cũng nhận ra ở Trần Đăng Khoa, dù viết bài thơ này khi mới mười tuổi, song đã có một kỹ thuật thơ rất nhuần nhuyễn và tài hoa trong nghệ thuật liên tưởng và so sánh.

Từ mênh mông rừng biển khơi xa, ánh trăng được nhà thơ Trần Đăng Khoa di chuyển về không gian gần hơn với cuộc sống con người. Ở mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng lại được gắn cùng một đối tượng cụ thể. Trước hết, trăng hòa chung niềm vui với các bạn nhỏ ở một một góc sân, để rồi bất chợt bay lên hóa thành quả bóng tròn giữa bao la trời biếc: Trăng ơi… từ đâu đến?/Hay từ một sân chơi/ Trăng bay như quả bóng/Bạn nào đá lên trời.

Chưa dừng lại ở đó, từ sân chơi của các bạn nhỏ, vui tươi và hồn nhiên, ánh trăng được Trần Đăng Khoa nhớ đến lời ru dịu dàng của mẹ với hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa. Có lẽ xuất phát từ câu ca dao “Chú Cuội ngồi gốc cây đa/ Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời”, tác giả mới chạnh lòng thương Cuội không được học, đành phải đi chăn trâu. Mới đọc thoáng qua, ngỡ chỉ có nét hóm hỉnh, nhưng sâu xa là một Trần Đăng Khoa thương người hết mực: Trăng ơi… từ đâu đến?/Hay từ lời mẹ ru/Thương Cuội không được học/Hú gọi trâu đến giờ!

Từ “thương” chú Cuội trong những vần ca dao cổ tích, tác giả Trần Đăng Khoa đã liên tưởng đến một đối tượng rất được nhân dân yêu mến lúc này: chú bộ đội hành quân. Quả vậy, trong những năm đánh Mỹ cứu nước, người chiến sĩ luôn là hình ảnh đẹp được thơ văn ca ngợi và tự hào. Vầng trăng hiện lên từ con đường chú bộ đội hành quân là một cảm xúc có thật, đáng trân trọng ở tâm hồn của một thiếu nhi giàu tình cảm yêu nước: Trăng ơi… từ đâu đến?/Hay từ đường hành quân/Trăng soi chú bộ đội/Và soi vàng góc sân.

Từ ánh trăng soi trên những con đường người chiến sĩ hành quân đánh giặc, Trần Đăng Khoa đã khép lại bài thơ bằng niềm vui sướng, tự hào về vẻ đẹp thanh bình, sáng trong của vầng trăng đất nước. Suy cho cùng, trăng sáng ở không gian nào, núi rừng hay biển xa, góc sân hay đường hành quân vạn dặm… đều thiêng liêng và tươi đẹp lạ thường: Trăng từ đâu… từ đâu?/Trăng đi khắp mọi miền/Trăng ơi, có nơi nào/Sáng hơn đất nước em…

Bài thơ Trăng ơi… từ đâu đến? ra đời đã hơn nửa thế kỷ, nhưng vẫn mãi đằm sâu trong tâm trí mỗi người, nhất là lớp tuổi thơ hồn nhiên, mơ ước. Từ vẻ đẹp của vầng trăng qua những miền không gian khác nhau, Trần Đăng Khoa đã khái quát thành vầng trăng của nước non thanh bình, tươi đẹp. Đặt trong hoàn cảnh ra đời giữa tháng năm Tổ quốc đầy bóng giặc, vầng trăng kia còn là bài ca ngợi ca sức sống diệu kỳ, khát vọng vươn lên của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, khát khao độc lập. 

LÊ THÀNH VĂN

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ trước hiên nhà.

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời.

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ lời mẹ ru Thương Cuội không được học Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân.

Trăng từ đâu… từ đâu? Trăng đi khắp mọi miền Trăng ơi, có nơi nào Sáng hơn đất nước em…

TRẦN ĐĂNG KHOA

Làm Quen Với Văn Học Thơ Trăng Sáng

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tác giả bài thơ.

– Trẻ cảm nhận được nhịp điệu vui của bài thơ.

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

– Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, giúp đỡ, yêu cảnh vật, thích vẽ

1. Ổn định lớp, gây hứng thú:

– Cho trẻ hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng”.

+ Các con vừa hát bài gì?

+ Các con đã được đi rước đèn bao giờ chưa? Rước đèn vào đêm nào?

+ Đêm trung thu trăng ntn?

+ Cô đọc lần 1 : đọc diễn cảm kết hợp động tác minh họa, cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả

Bài thơ cô vừa đọc có tên là ” Trăng sáng ” sáng tác Nhược Thủy.

– Nội dung : Bài thơ nói về vẻ đẹp của Trăng. Trăng chiếu sáng khắp mọi nơi, Trăng tròn giống như cái đĩa treo lơ lửng trên cao, những hôm trăng khuyết lại giống như con thuyền đang trôi.

– Cô vừa đọc bài thơ gì ? do ai sáng tác ?

b. Đàm thoại – trích dẫn :

+ Bài thơ nói về cái gì ?

+ Nhờ có trăng mà sân nhà bé ntn ?

TD : ” Sân nhà em sáng quá

Nhờ ánh trăng sáng ngời “

+ Đêm rằm trăng có hình gì ? trông giống như cái gì ? tròn không

+ Có phải trăng lúc nào cũng tròn không ?

+ Những đêm trăng khuyết trông giống cái gì ?

TD : Trăng tròn như cái đĩa

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

+ Khi bạn nhỏ đi chơi, trăng cũng ntn ?

TD : Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi.

– Cho trẻ đọc thơ cùng cô : 3-4 lần

– Cô chú ý sửa sai cho trẻ

– Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân.

– Cho trẻ đọc nối tiếp.

– Cả lớp đọc lại một lần.

+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì ? do ai sáng tác ?

+ Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp.

– Bài rước đèn dưới trăng.

– Rồi ạ! Rước đèn vào đêm trung thu ạ !

– Trăng tròn sáng và đẹp ạ !

– Bài thơ Trăng sáng.

– Bài thơ nói về trăng.

– Nhờ có trăng sân nhà bé sáng đẹp.

– Trăng tròn giống cái đĩa.

– Đọc cùng cô 3-4 lần.

– Tổ, nhóm, cá nhân đọc.

– Đọc nối tiếp 2-3 lần.

– Trẻ cùng cô hát và chuyển hoạt động.

ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:

Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.