Ý Nghĩa Của Bài Thơ Tết Đang Vào Nhà / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Lời Thơ, Ý Nghĩa Bài Thơ: Tết Đang Vào Nhà

Xuân sang Tết đến, Thành Trung Mobile xin gửi tặng các bạn bài thơ Tết đang vào nhà cùng với những lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn sâu sắc đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Lời bài thơ “Tết đang vào nhà” hay và tràn đầy ý nghĩa là món quà tinh thần tốt nhất dành tặng cho người thân và gia đình. Năm Canh Tý 2020 đang dần qua đi, năm Tân Sửu 2021 lại đến đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Mong rằng 2021 sẽ là một năm may mắn và thành công, luôn tràn đầy tiếng cười nhưng cũng không kém phần thử thách.

Chúc mừng năm mới

Lời bài thơ “Tết đang vào nhà”

Hoa đào trước ngõ

Cười tươi sáng hồng

Hoa mai trong vườn

Lung linh cánh trắng

Sân nhà đầy nắng

Mẹ phơi áo hoa

Em dán tranh gà

Ông treo câu đối

Tết đang vào nhà

Sắp thêm một tuổi

Đất trời nở hoa

Bài thơ “Tết đang vào nhà” của tác giả nào, có nội dung và ý nghĩa như thế nào?

Tác giả bài thơ “Tết đang vào nhà”

Bài thơ “Tết đang vào nhà” của tác giả Nguyễn Hồng Kiên.

Nguyễn Hồng Kiên là tiến sĩ sử học, nhà khảo cổ, nhà thơ, và còn là một blogger có tiếng trong và ngoài nước với bút danh Gốc Sậy. Thơ của ông nhẹ nhàng, thong thả mà đầy tràn đầy cái tình, cái tin yêu cuộc sống.

Ý nghĩa bài thơ “Tết đang vào nhà”

Tết đến luôn mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người, nhất là đối với các bạn nhỏ.

Bài thơ “Tết đang vào nhà” tuy ngắn gọn nhưng đã miêu tả rất chân thật những dòng cảm xúc ấy. Lời thơ giản dị, mộc mạc khiến các bé dễ dàng cảm nhận được không khí nhộn nhịp, vui tươi của ngày Tết đang đến gần. Các bé sẽ rất thích đọc bài thơ “Tết đang vào nhà”

Tác giả Nguyễn Hồng Kiên đã nhân hóa hình ảnh đào mai cười vui, rung rinh lên đón mùa xuân đang về để diễn tả sự hân hoan chờ đón mùa xuân mới trong bài thơ tết đang vào nhà.

Không khí Tết đang đến rất gần, mẹ tranh thủ trời nắng giặt những bộ quần áo đẹp để cả nhà có thể diện trong mấy ngày Tết, bạn nhỏ dán tranh gà – một loại tranh dân gian truyền thống của Việt Nam, còn ông thì đi treo câu đối. Ai nấy đều tất bật trang hoàng lại nhà cửa để đón năm mới. Tuy bận bịu nhưng tất cả đều tràn ngập niềm vui trong lòng.

Bài thơ “Tết đang vào nhà” khá ngắn gọn, vần, rất dễ dạy cho các bé mẫu giáo đọc và học thuộc lòng theo, nhất là khi các bé mẫu giáo còn nhỏ, khả năng ngôn ngữ nhiều hạn chế cũng như tính cách hiếu động, hay quên. Bên cạnh đó, lời thơ đơn giản, dễ hình dung giúp bé hiểu thêm ý nghĩa, cảm nhận rõ hơn về không khí Tết, biết được rằng khi hoa đào, hoa mai nở chính là dấu hiệu báo trước của một mùa Xuân, ngày Tết cổ truyền dân tộc đang đến rất gần trong bài thơ tết đang vào nhà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Cháu chúc tết ông bà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Ông và cháu treo tranh và câu đối ngày tết

Bài thơ “Tết đang vào nhà”

Hình ảnh: Mẹ tranh thủ phơi quần áo ngày nắng cho gia đình (Nguồn: internet)

Hình ảnh: Hai ông cháu cùng nhau trang trí cây đào ngày Tết (Nguồn: internet)

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Cây đào ngày Tết trước ngõ (internet)

Video đọc bài thơ tết đang vào nhà

Cung Chúc Tân Xuân Phước Vĩnh Cửu

Chúc Trong Gia Quyến Được An Khương

Tân Niên Lai Đáo Đa Phú Quý

Xuân Đến An Khương Vạn Thọ Tường

Bài thơ tết đang vào nhà.

Giáo Án Thơ “Tết Đang Vào Nhà”

– Chào các em lớp 4 tuổi A4. Chị là chị Mùa Xuân. Hôm nay chị đến để học và vui chơi cùng các em. Bây giờ chị có một trò chơi ghép tranh, các em chia thành 2 đội để cùng nhau ghép tranh nào!

+ Các em vừa ghép được bức tranh gì?

+ Nhìn và bức tranh có hoa đào, hoa mai, câu đối, các em nghĩ đến bài thơ nào?

– Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm

+ Chị vừa đọc bài thơ gì?

+ Của tác giả nào?

– Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp mô hình

– Cảnh mùa xuân tươi đẹp được tác giả miêu tả như thế nào?

– Tại sao tác giả lại nói :

+ Hoa đào nở nhiều, đầy cành. Màu hồng tươi sáng rực rỡ

– Màu sắc của hoa mai được thể hiện qua câu thơ nào?

– Mọi người trong gia đình chuẩn bị những gì để đón tết ?

– Được thể hiện ở câu thơ nào?

– Tết đến con người và cảnh vật cảm thấy như thế nào?

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ

Cô cùng trẻ đọc thơ

– Cả lớp đọc bài thơ 2 – 3 lần, cô quan sát sửa sai

– Cô dạy trẻ đọc thơ diễn cảm: đọc với giọng vui tươi thể hiện không khí tưng bừng của những ngày sắp Tết

– Cô và trẻ đọc diễn cảm bài thơ 1 lần

– Trẻ đọc theo tổ nối tiếp

– Từng nhóm trẻ đọc: nhóm 3 bạn, nhóm 5 bạn

– Cá nhân trẻ đọc thơ ( 2 – 3 trẻ )

– Cô giới thiệu tên trò chơi

– Luật chơi: Mỗi trẻ phải đi theo đường dích dắc, lên dán 1 bông hoa. Đội nào dán được nhiều hoa hơn, đội đó sẽ chiến thắng.

– Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội xếp 2 hàng dọc. Một đội dán hoa đào, 1 đội dán hoa mai. Khi có hiệu lệnh từng trẻ đi theo đường dích dắc lên dán một bông hoa vào cành hoa rồi chạy về cuối hàng. Cứ lần lượt như vậy cho đến bạn cuối hàng. Hết một bản nhạc đội nào dán được nhiều hoa hơn đội đó sẽ chiến thắng.

– Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi

– Kết thúc: Nhận xét kết quả

Những Bài Thơ Chúc Tết Của Bác Vào Năm Ngọ

Trang chủ

»

Tết Giáp Ngọ

»

Thơ xuân

Những bài thơ chúc Tết của Bác vào năm Ngọ

Trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đồng bào ta được đón chín cái Tết năm Ngọ. Trong chín mùa xuân này, chúng ta vinh dự và tự hào được Bác Hồ ba lần gửi thơ chúc Tết.

 1. Thơ chúc Tết xuân Nhâm Ngọ (1942)

Năm 1942 là năm đánh dấu sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị và tinh thần của nhân dân ta. Bác Hồ, sau khi từ nước ngoài trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, sau những năm xa quê Người lại được đón Tết cổ truyền nơi quê hương đất mẹ, và cũng từ đây Người đã viết bài thơ chúc Tết đầu tiên mừng xuân và vui Tết với đồng bào, trên thi đàn Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện thơ chúc tết của Người. Thơ mừng xuân Nhâm Ngọ (1942) Bác viết: 

“Tháng ngày thấm thoắt chóng như thoi  Năm cũ qua rồi, chúc năm mới  Chúc phe xâm lược sớm diệt vong,  Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi,  Chúc đồng bào ta đoàn kết mau,  Chúc Việt Minh ta càng tiến tới,  Chúc toàn quốc ta trong năm nay,  Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.  Năm nay là năm tết vẻ vang  Cách mạng thành công khắp thế giới”.

Chỉ 3 năm sau đó, ngày 19/8/1945 nhân dân ta đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước; “Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới” từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau đúng như ý nguyện của Người. Ngày 2/9/1945 Người đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. 

2. Thơ chúc Tết xuân Giáp Ngọ (1954)

12 năm sau. Tết Giáp Ngọ (1954), cũng nhân dịp đón giao thừa năm mới, Bác lại có thơ chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước. Thơ mừng xuân Giáp Ngọ. Bác viết:

“Năm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành: – Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do, – Cải cách ruộng đất là công việc rất to, – Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn.

Quân và dân ta nhất trí kết đoàn  Kháng chiến, kiến quốc, nhất định hoàn toàn thành công  Hòa bình, dân chủ thế giới khắp Nam Bắc Tây Đông  Năm mới thắng lợi thành công càng nhiều”. 

Khác với mùa xuân Nhâm Ngọ 12 năm trước. Xuân Giáp Ngọ (1954) là thời kỳ đất nước ta đang trong công cuộc kháng chiến kiến quốc. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến để giành thắng lợi, và tiến hành cải cách ruộng đất để dân cày có ruộng, tạo thành hậu phương vững chắc để chi viện cho chiến trường lập nên chiến công. Bác kêu gọi “quân dân ta nhất trí kết đoàn” thực hiện tốt “hai nhiệm vụ rành rành” là “kháng chiến, kiến quốc” và chúc cho phong trào cách mạng “Nam, Bắc, Tây, Đông” giành nhiều thành công trong chiến đấu và xây dựng Tổ quốc. 

3. Thơ chúc Tết xuân Bính Ngọ (1966)

Năm 1966, Tết Bính Ngọ, Bác lại có thơ gửi chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước: 

“Mừng miền Nam rực rỡ chiến công  Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Pơlâyme, Đà Nẵng…  Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng,  Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng.  Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng,  Tiền tuyến, hậu phương, toàn dân cố gắng Thi đua sản xuất, chiến đấu xung phong,  Chống Mỹ cứu nước ta nhất định thắng”.

Mùa xuân 1966, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt, Bác ra lời kêu gọi “toàn dân chống Mỹ cứu nước, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”, nêu cao tinh thần yêu nước và bảo vệ chân lý ” Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Thực hiện lời kêu gọi của Bác, quân và dân ta ở cả 2 miền, hậu phương thi đua cùng tuyền tuyến cố gắng lập chiến công. Bác đặt niềm tin vào thắng lợi cuối cùng “Chống Mỹ cứu nước ta nhất định thắng”.

Bác đã đi xa, xuân Giáp Ngọ này, đọc lại những vần thơ chúc Tết của Bác, chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần, để có thêm niềm tin mới, mở đường cho những thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Theo Cổng TTGTĐT

Các tin đã đưa ngày:

Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà Giàu Ý Nghĩa Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa

Bài thơ Khi Mẹ Vắng Nhà được trích trong tập Góc Sân Và Khoảng Trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông là một cây bút chuyên viết thơ về thiếu nhi được đông đảo bạn đọc yêu thích. Nhiều trang thơ của ông mang những giá trị cùng tính giáo dục cao cả đã được đưa vào chương trình dạy học gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc. Bài thơ Khi Mẹ Vắng Nhà là tình cảm của người con dành cho mẹ của mình khiến chúng ta suy ngẫm sâu sắc. Cùng nhau cảm nhận nha các bạn!

-Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977)

-Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân

-Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội. Nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học

Kính tặng mẹ em Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế! Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Khi Mẹ Vắng Nhà là một thi phẩm hay khiến nhiều độc giả phải xúc động dành cho thiếu nhi của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ bày tỏ tình cảm của đứa con dành cho người mẹ đã vất vả nuôi dưỡng mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!