Ý Nghĩa Của Bài Thơ Quê Hương Của Đỗ Trung Quân / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

“Quê Hương” Của Đỗ Trung Quân

Vừa sáng sớm, nhà thơ Đỗ Trung Quân nhận được tin con gái đầu lòng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã ra đời. Đỗ Trung Quân rất vui mừng vì đó là con của người bạn đồng khóa tốt nghiệp sư phạm, người bạn, người đồng đội thanh niên xung phong, người bạn văn thơ từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt cha cháu bé vừa báo tin ngày sinh con lại vừa báo tin tên cháu là Quỳnh Như cùng đặt với ngày sinh. Cái tên Quỳnh Như, một khẳng định tên đất, tên người, tên quê hương. Cả ngày hôm ấy, hai tiếng “quê hương” như hơi ấm, như ánh lửa, như giọt nước chập chờn, ẩn hiện trong tâm trí nhà thơ Đỗ Trung Quân.

– Bây giờ là tặng cái gì cho cháu Quỳnh Như? Có lẽ người ta sẽ tặng nhiều thứ, nào đồ chơi, nào lụa, nào sữa, nào hoa… Nhưng nhà thơ sẽ tặng cho bé một cái gì lớn lên bé hiểu, lúc ở bé quý yêu, lúc xa bé nhớ tiếc, thiếu cái ấy một ngày bé cảm thấy mất mát đau khổ, vắng cái ấy bé cảm thấy cô đơn hụt hẫng, có cái ấy là có rất nhiều… Cái ấy chính là bài thơ viết về “Quê hương” cho bé Quỳnh Như – cũng là bài thơ “Quê hương” cho tuổi thơ. Gần hết nửa đêm, nhà thơ trải chiếu ngoài thềm để nghe hơi thở khuya, nắm bắt mạch cảm của khuya. Bỗng cơn gió rao rao trên mấy ngọn cây, rồi từ phía mấy lùm tre một cái gì lóe sáng. Một vầng trăng lên khoáng đạt. Nhà thơ như một cơn mơ nhìn thấy đủ lấm tấm mày bạc lóe sáng. Đúng là hoa cau rồi. Hoa cau tuổi thơ đã từng đứng dưới sân nhà mẹ hai tay hứng lấy hoa, hoa rơi xuống êm êm đầy hai bàn tay. Còn đợi gì nữa mà không chớp lấy hồn vía hoa cau, hồn vía ánh trăng của một đêm Tân Bình xa xưa tuổi nhỏ: “Quê hương là đêm trăng tỏ/ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm”. Sau đó nhà thơ nghĩ đếncánh diều trong truyện “Ông trạng chơi diều” Nguyễn Hiền. Ông Nguyễn Hiền chơi diều để tìm tài năng giữa một bầu trời trưa lộng gió. Còn cánh diều của Đỗ Trung Quân màu xanh biếc thả lên từ mảnh đất Tân Bình hồi ấy còn nhiều ruộng, nhiều gò, nhiều ao hồ. “Quê hương là con diều biếc/ Chiều chiều con thả trên đồng/ Quê hương là con đò nhỏ/ Êm đềm khua nước ven sông…”. Thế là có thêm bốn câu thơ thanh mảnh như một trang minh họa về quê hương. Chiều biếc của cánh diều như níu với chiều khói của bát canh rau và chiều của bàn tay mẹ hái lá mồng tơi. Chính đây là bức tranh chiều quê hương tuổi nhỏ. Trong bức tranh thơ, nhà thơ văng vẳng nghe tiếng mẹ gọi, nghe mùi bát canh, nghe tiếng ríu ran giờ tan học: ” Quê hương là bàn tay mẹ/ Dịu dàng hái lá mồng tơi/ Bát canh ngọt ngào tỏa khói/ Sau chiều tan học mưa rơi”. Rồi như từ trong tuổi thơ nhà thơ vụt chạy đến góc sân chỗ cây khế ngày xưa cậu bé Đỗ Trung Quân hàng ngày trèo lên hái trái: ” Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày”

Bây giờ bài thơ ” Quê hương” đến với bé “vừa khi mở mắt chào đời” cũng là lúc nhà thơ tưởng đến bài thơ bên vành nôi bé cùng với giọt sữa của mẹ bé – giọt sữa quê hương – và cũng chỉ có quê hương, cũng chỉ có mẹ là một của bé mà thôi: Quê hương là dòng sữa mẹ/ Thơm thơm giọt xuống bên nôi/ Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”.

Quê hương là thế đó của Quỳnh Như, cũng là lời mẹ lời quê hương chuyền từ người này đến người kia, từ đời này đến đời kia, đều bắt đầu từ tuổi thơ, tuổi bình minh như bé Quỳnh Như bây giờ. Nếu nói với bé Quỳnh Như, chỉ một lời từ bây giờ và đến khi bé khôn lớn quê hương là chùm khế ngọt của tuổi thơ. Đấy cũng là tâm sự của nhà thơ Đỗ Trung Quân khi nói với tôi.

Cảm Nhận Về Quê Hương Trong Thơ Của Đỗ Trung Quân

Cảm nhận về quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân

Cảm nhận về quê hương trong thơ của Đỗ Trung Quân

Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng viết.

“Khóm cúc nở hoa đã hai lần Làm tuôn rơi nước mắt ngày trước”

Một dòng cảm xúc u uẩn của một Đỗ Phủ kì tài khi nhớ về quê hương đã không khỏi khiến ta phải xúc động, phải trào dâng một nỗi niềm thương nhớ với “Quê hương”.

Khi ta còn nhỏ, những vần thơ về quê hương đã luôn theo ta qua lời ngâm của bà, của mẹ. Quê hương theo ta khi ta chơi, khi ta cười, khi ta ăn, khi ta ngủ. Quê hương là gì? Xưa nay chưa có ai định nghĩa nổi. Nhưng với một phong cách rất Việt Nam, Đỗ Trung Quân đã khiến những người con xa quê phải bật khóc.

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

“Quê hương” hai từ “thiêng liêng” nhất của một đời người. Nó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của cuộc đời, một sinh linh. Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Với tất cả chúng ta, quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến kỳ lạ. Như khi ta ăn một trái lê, ngửi một bông hoa, vị thơm ngọt của nó gợi nhắc ta về với quê hương; nơi có những cánh đồng trải dài xa mãi, những bãi cỏ xanh thơm mùi thảo mộc, những chiều hoàng hôn bình yên, ta ngồi nhìn gió hát. Dù có đi đâu xa, hơi thở của quê hương vẫn bên ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên với tâm hồn. Khi ta lớn lên, ta ra đi, bon chen, lặn lội trên đường đời. Bao nhiêu mệt mỏi, bao nhiêu tủi hờn, ấm ức, ta vẫn cố chịu, để rồi khi trở về nhìn thấy rặng tre đầu làng, con đê trước sông và nhận ra mái nhà thân quen của ta đâu đó trong xóm, ta lại bật khóc, tiếng khóc vỡ òa ra vì để trú hết tủi hờn, đau buồn, tiếng khóc vờ vì một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Ôi ! Sao mà yêu thương thế!

Về với quê hwong, như về với kí ức, như về với bản chất con người thuần túy, quê hương cho ta sự yên ả, tĩnh lặng, sự bình dị, thanh tịnh. Ta như điên cuồng muốn ôm lấy quê hương mà hôn, mà yêu. Ta như muốn chạm tay vuốt ve tất cả mọi thứ, rồi hét lên rằng “Quê hương ơi! Con đã về”. Ta chỉ muốn nhìn hết, thu hết mọi sự yêu thương ấy để vào trong tim, cho nó cùng sống, cùng chết với ta. Như vậy ta sẽ chẳng còn cô đơn, chẳng con thương nhớ nữa.

Mọi sự vật nơi đây đều có một linh hồn riêng biệt. Linh hồn ấy mãi mãi chẳng đổi thay. Mọi linh hồn ấy đều sẵn sàng dang tay chào đón ta trở về. Cái đụn rơm này, cái cây đa già này, cả cái mùi ẩm mốc của đất quê này… Tất cả, tất cả đều vây lấy ta, trò chuyện với ta, hơn hết chúng đã giúp ta chữa lành mọi vết thương lòng.

Với ta, quê hương luôn gắn với vòng tay của bà, của mẹ, là nụ hôn, là giọt nước mắt. Quê hương thơm mùi canh cà chua, tròn như quả cà, xanh như màu rau muống luộc. Đâu phải vì chưa từng ăn những thứ đó, mà sao giờ đây, nó lại ngon đến thế!. Quê hương sôi nổi và mộc mạc trong những câu chuyện vui rôm rả của làng xóm láng giếng mỗi buổi tối trăng sáng, là nụ cười ngây thơ đến mê hồn của lũ trẻ con. Ta muốn yêu, yêu hết tất cả mọi thứ của mảnh đất này.

Quê hương là một cái gì đó như giàng buộc, như một thứ kỳ diệu khiến ngày ta phải ra đi, tiến một bước nhưng muốn lùi hai bước. Phải ra bến xe nhưng lại chạy ra sông ngồi ngẩn ngơ một lúc, ngắm nhìn dòng suối bạc lấp lánh đến chói mắt khi mặt trời chiếu xuống. Quê hương ơi là quê hương!

Lại một lần nữa – ta khóc – ngày ta phải ra đi – đến giờ, ta còn quyến luyến. Kì lạ sao ta đi chậm như thế, cứ hay ngoảnh lại như thế, cây đa đầu làng đã xã mờ lắm rồi mà ta vẫn ngờ nó chỉ mới kia thôi. Trong lòng bỗng thấy bâng khuâng, xao xuyến lạ! Ta ngạc nhiên vì thấy sao lá vẫn xanh, nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Thật thế, quê hương như máu thịt ta, kể từ khi lọt lòng, ta đã trao cho nó nửa linh hồn của mình vì vậy đi đâu cũng nhớ, cũng thương.

” Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng”

Quê hương luôn hiện ra trong làn nước mắt nhớ nhung trong các đêm.

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương”.

Quê hương vẫn mãi mãi yêu thương như thế!, Như thế!!

Bài văn viết bởi bạn: Nguyễn Thảo Hương, Lớp 11 B, Trường THPT Kim Anh

Đính Chính Của Tác Gỉa “Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt ” Đỗ Trung Quân

“Bài học đầu đời cho con “

Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ… Sẽ không lớn nổi thành người

Đỗ Trung Quân

MỘT SỰ NHÀM LẪN CẦN LÀM SÁNG TỎ

ĐỖ TRUNG QUÂN

Xin nói ngay, với tôi thoạt đầu chỉ là câu chuyện hài hước, chuyện nhầm lẫn tên một tác giả ai cũng có thể như tôi thỉnh thoảng vẫn nhầm Xuân Diệu với… Xuân Quỳnh, do trí nhớ, tuổi tác… ai cũng có thể. Trường hợp này nếu là học sinh đi thi văn thì: rớt ! nếu là ông già thì là alzhaimer, chuyện bình thường! – Năm 2007 – Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Hoa Kỳ, nói chuyện với 1000 kiều bào ông cũng nhắc tới một tác phẩm trừ nói tên tác giả. Thế cũng chả sao , tác giả cũng chẳng vì thế mà mất đi cái tên của mình bởi ai cũng biết tên tác giả bài thơ. Và lần này 2017, TT Nguyễn Xuân Phúc cũng lại trò chuyện với kiều bào tại nước ngoài. Ông đọc bài thơ ấy và gán nó cho một tác giả khác. Câu chuyện thành vấn đề ở đây: 1- Nếu trợ lý văn hoá của ông không biết đấy là tác phẩm của một tác giả vẫn đang còn sống thì đấy là một trợ lý kém về văn hoá hoặc… không đến lớp, bài thơ nằm trong sách giáo khoa lớp ba từ gần 30 năm nay [dù vẫn in sai] để TT gây cười thầm trước công chúng trong và ngoài nước. Trợ lý văn hoá ấy nên cho làm việc khác phù hợp với trình độ. 2- Nếu “trợ lý văn hoá” biết tác giả nhưng vẫn cố tình gán ghép cho tác giả khác thì thưa thủ tướng, diễn từ ấy vô hình trung đã đẩy tác giả còn sống là tôi vào tình thế “đạo thơ” tiếng dân gian gọi là “ăn cắp” thơ người khác. Đây sẽ là câu chuyện khác: danh dự và nhân cách một người cầm bút. Tôi tin chắc hệ thống truyền thông, báo chí, văn học của việt nam 30 năm qua đều thừa biết tác giả của bài thơ ấy. Ông Giang Nam mất năm 2006(?) – bài thơ xuất hiện trong tác phẩm phổ thơ có tên “Quê Hương” [tựa chính của thơ là Bài học đầu cho con] từ 1986. Nếu tác giả ấy ăn cắp thơ ông thì chính ông đã lên tiếng tố cáo ngay khi nó xuất hiện rằng không thấy tên ông phần lời thơ. Truyền hình, truyền thông biết rõ điều ấy từ 30 năm nay nhưng vẫn đưa phát biểu không đúng của ông như thế – vẫn không đính chính tác giả của bài thơ ông trích dẫn, tôi nghĩ sự thiệt thòi nặng nề thuộc về thủ tướng thưa ông! Những minh xác này hoàn toàn xa lạ với cái gọi là “hám danh” của tác giả. Tác giả đã ở tuổi chờ trời kêu là dạ! Con đường đi giờ là con đường mây trắng nhưng nếu cứ mãi “thôi kệ!” mãi, e rằng nhiều người sẽ dần tin tác giả của nó là kẻ “ăn cắp – đạo thơ” vốn đang đầy rẫy trong nền văn nghệ này. Câu chuyện sẽ là hài hước nếu thực sự nhầm lẫn [như tôi đã viết ở trên]. Câu chuyện sẽ là bôi nhọ danh dự nếu không phải nhầm lẫn. Thưa Thủ Tướng! Tác giả của bài thơ được thủ tướng trích dẫn sai tác giả ấy là tôi – còn sống: đỗ trung quân. Giờ tôi xin nói nghiêm chỉnh ” thưa thủ tướng ! Vậy là từ 1986 đến nay truớc nguời đọc trong và ngoài nuớc tôi ăn cắp thơ ông Giang Nam à ? Báo chí chính thống và sách giáo khoa hơn 30 năm tiếp tay bằng cách im lặng cho sự ăn cắp này của tôi ? Thưa thủ tướng nếu hệ thống truyền thông cuả ông không minh xác , tôi xem đây là vu cáo cá nhân , một người cầm bút , một công dân “ Đỗ Trung Quân

Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc 4 câu thơ cuối trong bài thơ “Bài học đầu cho con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân nhưng lại cho rằng đó là bài thơ của nhà thơ Giang Nam. Lần đầu tiên Thủ tướng phát biểu nhầm lẫn tại Hội nghị Người VN ở nước ngoài toàn thế giới tổ chức tại chúng tôi chiều 12-11-16.

Share this:

Twitter

Facebook

Thích bài này:

Thích

Đang tải…

Tân Nhạc Vn – Thơ Phổ Nhạc – “Quê Hương” – Đỗ Trung Quân &Amp; Giáp Văn Thạch

Chào các bạn,

Phần giới thiệu của mình đến các bạn hôm nay trong đề mục “Thơ Phổ Nhạc” là thi khúc “Quê Hương” (“Bài Học Đầu Cho Con”) của Thi sĩ Đỗ Trung Quân và Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch.

Thi sĩ Đỗ Trung Quân sinh 19 tháng 1 năm 1955 – là một nhà thơ và diễn viên điện ảnh. Nhiều bài thơ của anh được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như “Quê Hương”, “Phượng Hồng”… Anh còn được biết đến với nhiều nghề “tay trái” khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè anh hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Anh sinh tại Sài Gòn. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của anh. Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của anh không có tên cha. Anh được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Anh tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú Tài, anh vào học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Anh bắt đầu sáng tác vào năm 1979. Một số bài thơ của anh trở thành nổi tiếng như “Hương Tràm”, “Bài Học Đầu Cho Con”…

Anh từng làm việc với tòa báo Sài Gòn Tiếp Thị và là chủ của trang blog nổi tiếng chungdokwan.

Ngày 11/05/2015, Đỗ Trung Quân và gần 20 nhà văn, nhà thơ khác tuyên bố từ bỏ Hội Nhà Văn Việt Nam. Trong bản tuyên bố này, các nhà văn, nhà thơ cho rằng tình trạng “suy thoái” của Hội Nhà Văn đã trở nên “không thể cứu vãn”.

Thi phẩm “Bài Học Đầu Cho Con” (Thi sĩ Đỗ Trung Quân)

Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương có ai không nhớ…

Thi khúc “Quê Hương” (Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch)

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một Mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

– Nhà thơ Đỗ Trung Quân: câu cuối của bài Quê Hương không có trong nguyên bản – Xúc động khi nhà thơ Đỗ Trung Quân nhường tác quyền cho nhạc sĩ phổ nhạc “Quê Hương” – Giáp Văn Thạch – Những điều chưa biết về tác giả bài hát Quê Hương (trích)

Cùng với 6 clips tổng hợp thi khúc “Quê Hương” do các ca sĩ trong nước và hải ngoại diễn xướng để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: câu cuối của bài Quê Hương không có trong nguyên bản

(Mặc Lâm, phóng viên đài RFA – 2008-10-05)

Khi bài thơ được đăng lần đầu tiên trên báo Khăn Quàng Đỏ năm 1986, họ đã sửa và cắt bớt một vài đoạn và thêm một câu là “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.

“Bài Học Đầu Cho Con”

Vào đầu thập niên 1990 khi bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đưa vào ca khúc đã chiếm được cảm tình của người nghe và nhanh chóng trở thành bài hát được phổ biến nhiều nhất liên tiếp trong nhiều năm trời.

Từ trong cũng như ngoài nước, bài thơ đã khơi động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt xa xứ bởi lời lẽ tưởng chừng bình dị nhưng lại rất khéo léo gợi tâm lý quê hương qua hình ảnh quen thuộc của người mẹ Việt Nam.

Có một điều đáng nói là tuy nổi tiếng nhưng bài thơ cũng gặp không ít phê phán gay gắt, nhất là những người xa nước bởi một câu cuối kết thúc của bài thơ.

Người nghe thật sự bị hụt hẫng khi đang trong tâm trạng bị thuyết phục bởi những hình ảnh quen thuộc thân thương trong ký ức bỗng dưng nơi cuối cùng của bài thơ một âm thanh nghiêm khắc vang lên như kết án những con người lưu lạc… thế là người ta vừa thích vừa ghét, vừa muốn nghe tiếp lại vừa bực bội tắt máy khi sắp đến những dòng cuối cùng…

Chúng tôi có dịp nói chuyện với nhà thơ Đỗ Trung Quân về thi ca, văn nghệ trong cũng như ngoài nước.

Đáng lẽ đề tài được nói đến sẽ là nhiều bài thơ cũng như hoạt động văn nghệ của anh, nhưng không hiểu sao chúng tôi lại muốn hướng đến câu hỏi mà nhiều năm nay tôi vẫn để đó chờ dịp được hỏi.

Câu hỏi này chúng tôi chắc cũng rất nhiều người muốn nghe, và nhân đây mời quý vị theo dõi.

Tâm sự nhà thơ

Mặc Lâm: Thưa anh Đỗ Trung Quân, cảm ơn anh đã dành cho chương trình VHNT của Đài Á Châu Tự Do. Nói về những hoạt động văn nghệ của anh tôi tin rằng sẽ rất lý thú, nhưng cũng như anh đã biết thời gian của chương trình không cho phép, vậy thì nên chăng xin đề nghị là chúng ta sẽ nói về một bài thơ của anh mà thôi, vì chính bài thơ này đã làm nên tên tuổi của Đỗ Trung Quân.

Nếu được, xin anh đọc lại cho thính giả nghe tác phẩm “Bài Học Đầu Cho Con” vì theo tôi biết giọng đọc của anh cũng hấp dẫn không kém khi anh làm thơ…

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Bài thơ có tựa là “Bài Học Đầu Cho Con”. Một khổ thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ…” tôi dùng thể thơ 6 chữ thì tự nhiên tôi bỏ lửng. Thông thường một khổ thơ có bốn câu, thế thì thấy tôi bỏ lửng như vậy thì chị Việt Nga đã thêm vào…

Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi

Sau này thì bài thơ trở thành ngoại giao, trở thành mang một chút sứ mệnh chính trị, thì xin thưa với quý vị là điều đó nằm ngoài ý muốn của tác giả, bởi vì một bài thơ được viết và khi để nó ra, nó sống hay nó chết, cái đó không nằm trong tầm tay của người sáng tác. Thật sự tôi cũng rất ngạc nhiên là bài thơ này có một số phận rất là đặc biệt, nó được nhiều người biết đến, nó được loan đi rất là xa, nó có thể gây yêu mến nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ngộ nhận.

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ…

Bài thơ kết thúc ở đấy, thưa quý vị.

Mặc Lâm: Thưa anh Đỗ Trung Quân, xin thứ lỗi nếu tôi nói không chính xác vì thật ra bài thơ còn một câu cuối nữa mới thành khổ thơ tứ tuyệt, tức là bốn câu, vì anh chỉ đọc có ba câu mà thôi. Trong nhạc phẩm “Quê Hương” do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ từ bài thơ này có hai câu cuối là: Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người…. Xin anh cho biết đâu là nguyên bản…

Thêm một câu cuối

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Dạ. Thưa anh và thưa quý vị, bài thơ này được đăng lần đầu vào năm 1986, xuất xứ của nó là hồi đó tôi đề tặng bé Quỳnh Anh. Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bây giờ. Khi tôi đề tặng thì Quỳnh Anh mới chỉ được một tuổi thôi.

Tôi đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn Quàng Đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một đoạn, đúng ra là một câu, cái câu cuối cùng. Những người biên tập bài này là chị Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang. Chị Việt Nga thì cũng đã mất vị bạo bệnh.

Mặc Lâm: Anh có thể cho biết cụ thể hơn một chút xíu về việc này không, thưa anh?

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Một khổ thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ…” tôi dùng thể thơ 6 chữ thì tự nhiên tôi bỏ lửng. Thông thường một khổ thơ có bốn câu, thế thì thấy tôi bỏ lửng như vậy thì chị Việt Nga đã thêm vào.

Mặc Lâm: Và sau khi biết bị báo Khăn Quàng Đỏ tự tiện sửa thơ của mình như vậy thì anh có phản ứng gì không, và những lần tái bản sau thì bài thơ có được sửa lại cho đúng không ạ?

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Khi tôi thấy họ sửa và bỏ một vài đoạn nên khi đăng lại vào năm 1991 ở trong tập Cỏ Hoa Cần Gặp (thơ, 1991) thì tôi đăng lại nguyên bản, và nguyên bản thì nó có khác với bài đầu tiên do khi đó đã được cắt bớt một vài đoạn và thêm một câu là “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.

Thì, thưa anh, khi tôi đăng lại thì nó có khác. Thật ra mà nói thì nhạc sĩ phổ theo cái bản của năm 1986 chứ không phải là theo bản của năm 1991.

Tập thơ “Cỏ Hoa Cần Gặp” (1991) thì trước khi rời Việt Nam thì nhà thơ – nhà dịch giả Hoàng Ngọc Hiến in cho tôi, và cái bản chính của nó là nằm ở tập này, không có câu cuối cùng.

Thưa anh, bây giờ thì nói như thế thì tôi có một phản ánh lại là chị Việt Nga là người biên tập bài này,cũng như nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã mất rồi, tôi là người còn sống, nói thế nào đó nó cũng là khó ở chỗ là những người đã mất thì không nói lại được và tôi rất ngần ngại.

Mặc Lâm: Như vậy thì nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã phổ bài thơ này trước khi được anh đăng lại phải không thưa anh?

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Anh Giáp Văn Thạch đã phổ theo bài thơ năm 1986 là bài thơ đã được bớt một vài đoạn. Nếu quý vị để ý thì sẽ thấy là không có một đoạn mà tôi viết tiếp là:

“Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi.

Khi tôi làm bài thơ này, tôi gửi cho bé Quỳnh Anh. Chúng tôi lúc đó là bạn với nhau. Giai đoạn đó thì ai cũng nghèo. Tôi không có gì làm quà cho cháu Quỳnh Anh, mà Quỳnh Anh bây giờ đã là một cô gái 23 tuổi, học ở Pháp.

Thế thì khi tôi tặng như vậy thì tôi chọn một bài thơ cho trẻ con và tôi chọn một thể thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đó là thơ 6 chữ, thơ 5 chữ – thơ 6 chữ đó, một thể thơ dễ thuộc ở Việt Nam. Và những hình ảnh thì tôi chọn những hình ảnh rất là gần gũi: cây khế, cầu tre, con diều…

Mặc Lâm: Anh vừa nhắc đến từ “con diều” khiến tôi nghĩ rằng anh đã thiếu mất đoạn này vào lúc đầu anh đọc bài thơ đó ạ.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Lúc nãy tôi đọc hình như có thiếu một đoạn thưa quý vị. Đó là:

“Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông…”

Xin thứ lỗi là vì tôi cũng không thuộc thơ mình lắm. Tôi xin được bổ sung một đoạn như thế. Và nó ra đời ở trong một cái giai đoạn là, xin quý vị nhớ giùm là năm 1986, khi đó văn chương ở Việt Nam hầu hết còn ở trong giai đoạn động viên xã hội chủ nghĩa, tức là lao động, tức là một chút gì đó còn có chiến tranh.

Cái bài thơ này hoàn toàn không dính dáng tới cái đó bởi vì tôi làm để tặng cho một cô bé còn rất là nhỏ và mới chỉ một tuổi. Và những hình ảnh đó, tôi nghĩ rằng nếu có hình dung là cháu lớn lên sau này, cháu có đi khắp nơi, đi tới nước nào cũng vậy, ở đâu nó cũng thế. Thì những hình ảnh đó cháu mang theo và đó là đất nước của mình.

Sau này thì bài thơ trở thành ngoại giao, trở thành mang một chút sứ mệnh chính trị, thì xin thưa với quý vị là điều đó nằm ngoài ý muốn của tác giả, bởi vì một bài thơ được viết và khi để nó ra, nó sống hay nó chết, cái đó không nằm trong tầm tay của người sáng tác.

Thật sự tôi cũng rất ngạc nhiên là bài thơ này có một số phận rất là đặc biệt, nó được nhiều người biết đến, nó được loan đi rất là xa, nó có thể gây yêu mến nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ngộ nhận. Tất cả những cái đó thì đó là số phận riêng. Tốt nhất là thôi cứ để nó có số phận của nó.

Mặc Lâm: Chúng tôi cũng được nghe là anh đã giao lại tác quyền bài thơ này cho gia đình nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, sự thật như thế nào, thưa anh?

Tôi đã làm một bản ủy quyền cho Cục Bản Quyền ở Việt Nam. Nhạc sĩ Phó Đức Phương là người đã chấp nhận cái thơ tay này của tôi. Gia đình nhạc sĩ Giáp Văn Thạch thì thật ra mà nói cũng rất khó khăn. Rất tiếc là ảnh mất sớm.

Mặc Lâm: Và trước khi từ giả, anh có lời gì cần chia sẻ với thính giả nghe đài hay không ạ?

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Tôi xin cảm ơn anh vì tôi đã có dịp để nói lại một bài thơ mà thật ra thì nó cũng đã lâu, cũng đã cũ, nhưng dẫu gì đi nữa thì thỉnh thoảng cũng có người nghe, có người hiểu nó, có người bực mình nó…

Xúc động khi nhà thơ Đỗ Trung Quân nhường tác quyền cho nhạc sĩ phổ nhạc “Quê Hương”

(Theo Thanh Huyền/Trí Thức Trẻ)

Nhà thơ Đỗ Trung Quân nhường toàn bộ tiền tác quyền ca khúc “Quê Hương” từ 20 năm nay, đủ để gia đình cố nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sống ổn.

“Quê Hương” là ca khúc nổi tiếng được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bao năm qua, ca khúc “Quê Hương” vẫn khiến bao người con xa quê bồi hồi, xúc động khi nghe lại. Đây có thể coi là ca khúc đi cùng năm tháng với bao thế hệ người Việt. Mới đây, một câu chuyện đằng sau ca khúc nổi tiếng này đã được nhà thơ Đỗ Trung Quân tiết lộ. Nhà thơ cho biết tiền bản quyền của ca khúc “Quê Hương” từ 20 năm nay khiến gia đình nhạc sĩ Giáp Văn Thạch có cuộc sống rất ổn. Nhà thơ còn chia sẻ: “Chị vui. Thăm chị và các cháu. Tôi vui!”.

Được biết, tác quyền của bài “Quê Hương” được nhà thơ Đỗ Trung Quân giao lại hết cho gia đình cố nhạc sĩ Giáp Văn Thạch. Nhà thơ đã không nhận toàn bộ tiền bản quyền từ 20 năm nay. Anh còn chia sẻ rằng: “Thạch mất sớm, gia cảnh rất nghèo, làm thế là phải đạo”. Hành động này của nhà thơ Đỗ Trung Quân khiến nhiều người xúc động trước tình bạn, tình nghệ sĩ, tình đồng nghiệp mà ông dành cho nhạc sĩ Giáp Văn Thạch. Bạn bè Đỗ Trung Quân nói rằng đây chính là quả khế ngọt của anh dành cho người bạn đã khuất của mình.

Giáp Văn Thạch

(Lê Hồng Thiện)

Giáp Văn Thạch sinh năm 1951, quê xã An Nhơn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, nguyên là cán bộ âm nhạc Phòng Biên tập văn nghệ Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sông Bé, mất năm 1986 (mới 35 tuổi).

Giáp Văn Thạch là tác giả các ca khúc: “Cánh hoa dầu”, “Tiếng gọi rừng Đắc Ơ”, “Con thuyền vượt thác” (phổ thơ Nguyễn Trọng Tạo), “Đường thời gian” (phổ thơ Phan Thị Thanh Nhàn), đỉnh cao là bài “Quê hương” (phổ thơ Đỗ Trung Quân). Ông cùng độ tuổi với Đỗ Trung Quân, họ đều trên dưới 30. Giáp Văn Thạch lúc này đang công tác ở Hội Văn nghệ Sông Bé được cử đến Hội Văn nghệ tỉnh Đồng Nai để bàn hai hội liên kết mở trại sáng tác.

Nhân đấy, Giáp Văn Thạch đưa cho nhà văn Hoàng Văn Bổn lúc đó là Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Đồng Nai duyệt và cho in ca khúc đó đầu tiên ở Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai số 10, năm 1984. Ca khúc đã lan tỏa đi khắp mọi miền đất nước khi ca sĩ Ngọc Yến hát lần đầu trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bài thơ gồm 7 khổ, trong đó 6 khổ mỗi khổ 4 câu, riêng khổ thứ 7 chỉ có 3 câu. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết lúc đầu in ở báo Khăn quàng đỏ bài thơ có tựa đề: “Quê hương bài học đầu tiên của con”. Cứ theo khổ đầu thì đúng là bài thơ viết cho các em, khi phổ nhạc Giáp Văn Thạch thay là “Quê hương” và từ đây bài thơ viết cho trẻ nhỏ trở thành bài hát cho người lớn.

Với giai điệu thiết tha thương cảm khôn xiết: “Quê hương là chùm khế ngọt… Quê hương là đường đi học… Quê hương là con diều biếc… Quê hương là cầu tre nhỏ…” Nghe đến nao lòng vì quê hương. “Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ” Đến đây Giáp Văn Thạch thêm một câu cho đủ bốn dòng: “Sẽ không lớn nổi thành người” như một lời khẳng định.

Bài thơ Quê hương thành công nhất trong đời thơ của Đỗ Trung Quân và cũng là bài hát hay nhất trong đời nhạc của Giáp Văn Thạch. Thơ hay từ nhạc, nhạc hay từ thơ. Phải lắm! Nhưng dễ mấy ai ăn quả mà quên ơn người gieo hạt, vun nhạc! Được biết khi Giáp Văn Thạch qua đời. Tòa soạn báo Tuổi Trẻ nơi Đỗ Trung Quân công tác đã tổ chức quyên góp để góp phần xây lại nấm mồ cho Giáp Văn Thạch, trong đó Đỗ Trung Quân đã hăng hái tham gia vận động.

Đến năm 1996, Đài Truyền hình Nhật Bản NHK trao tặng bài hát “Quê hương” là ca khúc châu Á có đời sống lâu dài nhất sử dụng trên đài truyền hình của nước mình (suốt 10 năm 1986-1996) với số tiền thưởng 1.000 USD, Đỗ Trung Quân đã dành toàn bộ số tiền đó để gửi vào sổ tiết kiệm cho vợ nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sử dụng để nuôi các cháu ăn học.

(Lê Hồng Thiện)

Những điều chưa biết về tác giả bài hát Quê Hương (trích)

(Từ Nguyên Thạch)

Có những bài hát mà số phận của nó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đất nước. Quê hương (thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch) là một trong số những bài hát ấy.

Quê hương nổi tiếng đến nỗi hầu như ai cũng thuộc ít nhất vài ba câu khi nhắc đến bài hát này: Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học. Con về rợp bướm vàng bay…Thế nhưng không phải ai cũng biết bài hát ra đời năm nào, trong hoàn cảnh nào, tác giả Giáp Văn Thạch là ai. Thậm chí, về lời thơ được phổ trong ca khúc hiện cũng có nhiều ý kiến sai lệch.

Nhạc sĩ đi kinh tế mới

Giáp Văn Thạch sinh năm 1951, quê xã An Sơn, huyện Lái Thiêu (nay là thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), một vùng đất cây trái hiền hòa nằm bên dòng sông Sài Gòn. Trước 1975, anh là lính địa phương quân chế độ cũ. Sau 1975, đi kinh tế mới ở huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé cũ (nay là Bình Dương).

Ông Nguyễn Quốc Nhân, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa thông tin (VHTT) Sông Bé, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Sông Bé nay đã nghỉ hưu ở Thủ Dầu Một, kể ông phát hiện Giáp Văn Thạch qua phong trào văn nghệ quần chúng trong tỉnh, nhận thấy anh là người có năng khiếu sáng tác ca khúc nên đưa anh về Sở VHTT cuối những năm 1970. Giáp Văn Thạch công tác ở Phòng Biên tập-Xuất bản (sau đổi Phòng Văn Nghệ) với công việc chính là cán bộ phụ trách các hoạt động, phong trào âm nhạc. Có môi trường, điều kiện, lại có dịp giao lưu học hỏi các nhạc sĩ đàn anh, bạn bè, đây là khoảng thời gian Giáp Văn Thạch cho ra đời nhiều tác phẩm quan trọng trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của anh.

Da trắng, mắt sáng, miệng luôn tươi cười cộng với tính xởi lởi, Giáp Văn Thạch rất thành công trong giao tiếp. Người chưa quen, chỉ qua vài ba câu xã giao, vài ly rượu đế chân tình là thành bạn. Có nhiều dịp đi công tác chung, chúng tôi thấy nơi nào Giáp Văn Thạch đến là nơi ấy có bạn bè. Vâng, làm sao quên được có những đêm trong rừng cao su Dầu Tiếng, Lộc Ninh tràn ngập tiếng cười, tiếng hát, tiếng đàn của anh bên những người bạn mới.

Có đặt thêm lời?

Cảm hứng sáng tác ca khúc hầu như thường trực trong con người anh. Bất kể sáng trưa chiều tối, hễ rãnh là Giáp Văn Thạch ôm cây ghi ta và mở cuốn vở ký âm trước mặt. Ban trưa, khi ai cũng mệt mỏi tìm giấc ngủ thì mình anh với cây đàn bập bùng ngoài bìa rừng cao su.

Trong một đêm hè đầy tràn hứng khởi sáng tạo, trong căn nhà nhỏ của anh trên đường Đồ Chiểu, thị xã Thủ Dầu Một, Giáp Văn Thạch đã viết bài Quê hương phổ từ một bài thơ nhỏ bốn khổ đăng trên Báo Khăn Quàng Đỏ của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Hiện chúng tôi không còn giữ bản thảo bài Quê hương do chính Giáp Văn Thạch viết tặng nhưng có thể chắc chắn bài hát ra đời năm 1984. Sở dĩ có sự khẳng định này vì năm đó người viết bài này có mời Giáp Văn Thạch đến nhà (quận Bình Thạnh, chúng tôi dự đầy tháng con gái đầu lòng. Tại đây, Giáp Văn Thạch có ôm đàn hát cho chúng tôi nghe bài Quê hương. Lục anbum ảnh, may thay còn bức ảnh trắng đen chúng tôi chụp kỷ niệm ngày ấy (bức ảnh nhiều người, phải phóng to mới thấy rõ Giáp Văn Thạch là người thứ hai từ phải sang, xin xem ảnh kèm).

Hiện trên mạng có đăng nguyên văn bài thơ Bài học đầu cho con dài 7 khổ, khổ cuối chỉ ba câu và cho rằng Giáp Văn Thạch phổ từ bài thơ này, đặt lại tựa bài hát là Quê hương và tự thêm vào một câu cuối của khổ thơ cuối cùng. Những thông tin trên là không chính xác.

Một lần nói chuyện với nhà thơ Nguyễn Thái Dương, người công tác tại Báo Khăn Quàng Đỏ từ đó đến nay, Nguyễn Thái Dương cho biết bài thơ gởi đến báo có tựa Bài học đầu cho con dài 7 khổ và khổ cuối có đủ bốn câu. Báo chỉ đăng bốn khổ và đặt tít là Quê hương. Giáp Văn Thạch dựa trên bản in này để phổ nhạc, không tự thêm hay bỏ câu nào.

Nhạc sĩ gặp nhà thơ

Dạo đó, còn trẻ, khỏe, sáng chủ nhật nào nếu không bận việc thì Giáp Văn Thạch thường cưỡi xe mobilette từ Thủ Dầu Một về Nhà Văn hóa Thanh niên chúng tôi tham dự các buổi giới thiệu ca khúc mới của Câu lạc bộ sáng tác trẻ Thành đoàn chúng tôi Có một lần, Giáp Văn Thạch dự xong nói ở lại Sài Gòn để sáng thứ hai kịp gặp tác giả bài thơ Quê hương. Hồi ấy, nhà thơ Đỗ Trung Quân làm công nhân Nhà in Thanh Niên trên đường Trần Huy Liệu. (quận Phú Nhuận), bảy giờ sáng là phải vào ca. Giáp Văn Thạch chỉ gặp Đỗ Trung Quân chừng mười lăm phút bên ly cà phê trước cửa nhà in.

Sốt rét quật ngã

Tháng 11-1984, Giáp Văn Thạch đi Phan Rang (tỉnh Thuận Hải cũ, nay là tỉnh Ninh Thuận) dự lớp tập huấn về sưu tầm dân ca do Viện Nghiên cứu âm nhạc Bộ Văn Hóa tổ chức. Lúc tiễn chân ở bến xe Thủ Dầu Một, anh nói sao hôm nay nhức đầu quá. Hai hôm sau, Sở VHTT Sông bé nhận được điện thoại từ Phan Rang báo tin Giáp Văn Thạch mất vì sốt rét ác tính (hồi đó hầu hết anh em đều có ký sinh trùng sốt rét trong máu vì thường công tác ở các vùng rừng trong tỉnh như Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long…). Anh Nguyễn Quốc Nhân, Phó Giám đốc Sở VHTT, đích thân ra Thuận Hải đón xác anh về.

Anh Quốc Nhân kể anh em dự lớp tập huấn rất quý Giáp Văn Thạch. Sau giờ cơm chiều, Giáp Văn Thạch còn ôm đàn hát bài Quê hương, sau đó nói mệt đi nghỉ sớm. Gần nửa đêm, cơn sốt quật anh ngã. Mọi người đưa anh đi cấp cứu nhưng không kịp.

Lúc đó, còn vài tháng nữa Giáp Văn Thạch bước sang tuổi 35. Vợ Giáp Văn Thạch là nhân viên văn phòng Sở VHTT Sông Bé. Ngày anh mất, ba con anh còn quá nhỏ, trong đó thằng trai út chưa đầy năm.

Đám tang Giáp Văn Thạch có đông người đưa tiễn nhất mà chúng tôi từng thấy ở Thủ Dầu Một. Anh yên nghỉ ở quê nhà An Sơn, bên dòng sông Sài Gòn êm đềm sóng vỗ. Cùng thời gian đó, bài hát Quê hương lần đầu tiên phát trên sóng truyền hình chúng tôi qua giọng ca của ca sĩ Bảo Yến và nhanh chóng truyền đi khắp nước, ra hải ngoại. Tiếc là Giáp Văn Thạch mất quá sớm, chưa kịp hưởng những giây phút hạnh phúc của người sang tác.

Bài hát có đời sống lâu dài nhất trên truyền hình Nhật NHK

Trong lúc tổ chức đám tang Giáp Văn Thạch (1984), Sở VHTT Sông Bé nhận được giấy báo của Nhà văn hóa trung tâm Hà Nội mời tác giả bài hát Quê hương ra Hà Nội nhận giải thưởng cho ca khúc hay của năm.

Năm 1996, Đài Truyền hình Nhật Bản NHK bình chọn Quê hương là ca khúc châu Á có đời sống lâu dài nhất được phát trên đài (10 năm 1986-1996). NHK đã trao thưởng tác giả bài hát 1.000 USD.

(Từ Nguyên Thạch)

oOo

Quê Hương – Ca sĩ Hương Lan:

 

Quê Hương – Ca sĩ Mạnh Đình:

Quê Hương – Ca sĩ Hiền Thục:

Quê Hương – Ca sĩ Trọng Tấn:

Quê Hương – Ca sĩ Tùng Dương:

Quê Hương – Ca sĩ Tuấn Duy:

 

Share this:

Facebook

Email

Thêm

In

Twitter

Reddit

Thích bài này:

Thích

Đang tải…