Ý Nghĩa Của Bài Thơ Một Mùa Xuân Nho Nhỏ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Phân Tích Ý Nghĩa Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải

Phân tích ý nghĩa bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích ý nghĩa bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông chân thật, bình dị, đôn hậu và chân thành bám sát cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam, của nhân dân Thừa Thiên. Trong 50 năm cầm bút và chiến đấu, Thanh Hải để lại nhiều bài thơ đặc sắc, trong đó, bài Mùa xuân nho nhỏ là thành công tiêu biểu hơn cả.

Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện niềm mến yêu cuộc sống, quê hương đất nước và ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân đơn sơ, tràn đầy sức sống, đậm màu sắc quê hương xứ Huế:

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

Bức tranh phong cảnh đất trời xứ Huế hiện ra thật đơn sơ, bình dị. Ba nét chấm phá đặc sắc với màu sắc và hình ảnh của “dòng sông xanh”, “hoa tím biếc” và âm thanh tràn ngập của “tiếng chim chiền chiện hót” vang trời tạo nên vẻ đẹp hiền hòa, giản dị, nên thơ và tràn ngập niềm yêu đời, niềm vui sống.

Sức sống của đất trời càng trở nên mạnh mẽ khi nhf thơ sử dựng thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: ” Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc” làm ý thơ lung linh, gây ấn tượng như nhấn mạnh sự vươn lên mạnh mẽ của sức sống mùa xuân. Lại thêm âm thanh tiếng chim hót “vang trời” làm không gian náo nức lạ thường. Từ cảm thán “ơi” đặt ở đầu cũng góp phần nâng cao niềm hân hoan, sung sướng và khao khát muốn bày tỏ trong lòng nhà thơ. Dường như con người và thiên nhiên như giao hòa trong niềm hạnh phúc đón xuân sang.

Mọi sự vật đều chuyển động, phát triển đi đến độ viên mãn: sông đang chảy, hoa đang nở, chim đang hót, giọt đang rơi. Tiếng chim hót được nghe bằng tai, nhìn bằng mắt, sau cùng cầm ở trên tay. Đây là sự chuyển đổi cảm giác rất thú vị cho thấy sự rung động trong tâm hồn thi sĩ là vô cùng tinh tế và sâu sắc. Hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng này bộc lộ một tâm trạng say mê rạo rực đón xuân với một tâm hồn khát khao yêu cuộc sống, trân trọng đắm say trước thiên nhiên, đất trời. Mùa xuân của những con người đang chung tay xây dựng va bảo vệ quê hương.

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao

Cấu trúc thơ song hành đưa nhịp thơ tiến nhanh lên phía trước. Điệp khúc “mùa xuân” như tiếng hát ngợi ca hai nhiệm vụ chiến lược của tổ quốc cùng song song thực hiện trong cùng một thời điểm: nhiệm vụ xây dựng đất nước và nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quê hương.

Hình ảnh “Lộc” vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa tượng trưng. Nó vừa là chồi non lộc biếc vừa chỉ sự may mắn hạnh phúc của một năm mới, sức sống mới. Với người cầm súng, “lộc” là lá non xanh giắt trên vòng ngụy trang, trên lưng pháo. Với người nông dân, “lộc” là cây lúa non xanh đang tràn căng sức sống hứa hẹn một mùa bội thu.

Người chiến sĩ ngoài mặt trận, người nông dân trên đồng ruộng là những lực lượng then chốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mang lại ấm no, hạnh phúc, sự bình yên cho quê hương. Họ gieo lộc xuân, mang lại mùa xuân cho đất nước.

Điệp từ “tất cả”, từ láy “hối hả”, ‘xôn xao” làm nhịp thơ thay đổi, tươi vui, rộn ràng như tiếng lòng của nhà thơ, của nhân dân đang rộn ràng, tin tưởng vào cuộc sống mới, vào tương lai đất nước. Đó cũng là nhịp sống lao động khẩn trương hối hả, là những âm thanh náo nức của cuộc đời tươi xanh.

Từ niềm vui chiến thắng, nhà thơ nghĩ ngợi về đất nước, về lịch sử quật cường, lẫm liệt của dân tộc trong mấy nghìn năm tồn tại:

Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.

Hình tượng tổ quốc được nhân hóa như một bà mẹ tảo tần, ” vất vả và gian lao”. Trải qua bao nhiêu gian lao thử thách, tổ quốc vẫn kiêu hãnh, ngoan cường “cứ đi lên phía trước” không chỉ bằng sức mạnh hôm nay mà còn bằng sức mạnh của “bốn nghìn năm” lịch sử hào hùng.

Cụm từ ” bốn nghìn năm” chỉ một thời gian dài lâu đầy tự hào về một nền văn hiến. Tự hào về một quốc gia có lãnh thổ, biên giới, phong tục, tập quán riêng. Tự hào về các triều đại Vua Hùng dựng nước và cha ông giữ nước. Quá khứ vẻ vang là điểm tựa để nhà thơ khẳng định niềm tin hướng tới tương lai.

Biểu tượng “đất nước” được so sánh với hình tượng “vì sao”, một nguồn ánh sáng diệu kỳ, vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên là một sự so sánh đẹp. Phụ từ “cứ” với thanh trắc rắn rỏi, chắc nịch làm nhịp thơ dứt khoát, mạnh mẽ như khẳng định một niềm tin không gì lay chuyển nổi. Đất nước sẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẽ chiến thắng mọi thế lực thù địch từ biên giới phía Bắc, phía tây Nam. Câu thơ như là điểm nhấn, lời tổng kết về sức sống mãnh liệt của Tổ Quốc đồng thời ẩn chứa niềm tự hào, niềm tin của tác gỉa vào tương lai.

Càng ngẫm ngợi càng thấy tự hào, càng thấy yêu thương. Bởi thế, dù đang ở đoạn cuối cuộc đời, nhà thơ vẫn hét sức thiết tha muốn được gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của nhân dân, của đất nước thiêng liêng, vĩnh hằng:

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.

Điệp ngữ “ta làm” làm nhịp thơ sôi nổi dồn dập. Từ “ta làm” đến “ta nhập” là quá trình đi từ ý thức đến hành động. Hình ảnh tượng trưng đẹp như bông hoa, con chim, nốt nhạc trầm… là những ước nguyện được cống hiến giản dị của một tâm hồn khiêm tốn, chân thành.

Chủ thể trữ tình thay đổi cách xưng hô. Từ “tôi” đến “ta” là đi từ nguyện ước riêng đến nguyện ước chung. Sau nguyện ước hòa đồng, tác giả đi tới nguyện ước cống hiến bền bỉ cả đời mình cho mùa xuân của đất nước.

Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo. Mùa xuân là khái niệm trừu tượng chỉ mùa đẹp nhất trong năm. Nó không của riêng ai. Nhưng khi “mùa xuân” kết hợp với số từ “một” và tính từ “nho nhỏ” thì mùa xuân đó là mùa xuân riêng của nhà thơ, là biểu tượng của cuộc đời riêng của nhà thơ. Đó là tâm hồn của một con người muốn sống cuộc đời đẹp như mùa xuân căng tràn nhựa sống. Nhưng đồng thời ý thưc được rằng sự cống hiến của mình chỉ là một mùa xuân nho nhỏ, khiêm nhường mà thôi.

Điệp nhữ “dù là” như khẳng định, thách thức với tuổi già, bệnh tât. “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”(Tố Hữu). Các hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi” và cả khi “tóc bạc” là một sự tổng kết về một cuộc đời cố gắng không biết mệt mỏi của nhà thơ.

Thanh Hải đã chọn cho mình một cách cống hiến riêng không phô trương, không ồn ào mà âm thầm, lặng lẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Ước nguyện ấy ta cũng từng bắt gặp trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…

Hay trong lời đồng vọng của Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca Mặt dduwwongf khát vọng:

Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời…

Dù cuộc chiến đã đi qua, nhưng vẫn còn có biết bao con người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến sức mình dựng xây đất nước. Sống là phải cống hiến. Đó là trách nhiệm, là lẽ sống cao đẹp mà nhà thơ trao gửi lại cho chúng ta. Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là sự cống hiến cuối cùng đẹp nhất mà nhà thơ để lại. Phải yêu cuộc sống, phải hóa thân đến tận cùng mới có những vần thơ thấm thía thế.

Như đã tìm thấy một bầu trời, xanh, một con đường mới, Thanh Hải như con chim nhỏ cất cao tiếng hát ngợi ca nước non ngàn dặm:

Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế…

Chủ thể trữ tình “ta” mang tiếng hát riêng mang giai điệu “Nam ai – Nam Bình” xứ Huế hòa vào tiếng hát chung ngợi ca nước non một dải nối liền. Người nghệ sĩ ôm đàn gõ phách đứng dưới đất trời mùa xuân thắm tươi, bên dòng sông, vệ cỏ cất lên tiếng hát thiết tha ngợi ca nước non ngàn dặm đâu đâu cũng chan chứa ân tình. Lời thơ mang giai điệu câu hát như cất lên từ trái tim khỏe khoắn tràn ngập niềm yêu đời, yêu cuộc sống.

Với thể thơ 5 chữ giàu nhạc điệu nhẹ nhàng tha thiết, hình ảnh trong thơ tự nhiên, giản dị nhưng giàu ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng, Thanh Hải đã biểu đạt thành công tình yêu cuộc sống và ước nguyện thiêng liêng của cuộc đời mình. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết gắn bó yêu thương cuộc đời, thể hiện ước nguyện của nhà thơ khát khao cống hiến cho quê hương, muốn đem mùa xuân nho nhỏ của đời mình góp vào mùa xuân chung của đất nước.

Theo chúng tôi

Lời Bài Hát Một Mùa Xuân Nho Nhỏ

Một mùa xuân nho nhỏ lyric

Nhạc sĩ sáng tác: Chưa biếtCác ca sĩ: Anh Thơ,NSND Thanh Hoa,Thúy Vân,Giang,Nhạc không lời,Kim PhúcThời gian sáng tác: Ngôn ngữ chính của bài hát: Việt Nam

Cài làm nhạc chờ (trực tiếp)

Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi tôi đưa tay hứng về Mùa xuân người cầm súng lộc giắc đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng trải dài nương lúa Đất nước bốn nghìn năm vất vả và gian lao Đất nước như vì sao vững vàng phía trước Ta làm con chim hót ta làm một nhành hoa Một nốt trầm xao xuyến ta biến trong hoà ca Mùa xuân mùa xuân một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời Mùa xuân, mùa xuân mùa xuân tôi xin hát Nam Ai, Nam Bằng Nước non ngàn dặm tình Nước non ngàn dặm mình đất Huế nhịp phách tiền mùa xuân..

Tên bài nhạc chuông Ca sĩ

Về lời bài hát Một mùa xuân nho nhỏ

Lời bài hát Một mùa xuân nho nhỏ (Một mùa xuân nho nhỏ lyrics) được cập nhật đầy đủ tại tainhacchuong.org.Nếu bạn thấy lời bài hát Một mùa xuân nho nhỏ cũng như các thông tin về tác giả- nhạc sĩ sáng tác, ảnh bản nhạc, ngôn ngữ/ thời gian sáng tác hay ca sĩ thể hiện bài hát Một mùa xuân nho nhỏ không chính xác hoặc chưa đầy đủ, chúng tôi rất cảm ơn nếu bạn đóng góp qua gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website qua phần hỗ trợ trực tuyến.Ở phía dưới lời bài hát là danh sách nhạc chuông bài hát Một mùa xuân nho nhỏ, bạn cũng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm ở box phía trên theo từ khóa (“Một mùa xuân nho nhỏ”)

Khi bạn sử dụng thông tin về bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”, vui lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khóa tìm kiếm:Lời bài hát Một mùa xuân nho nhỏ, Lời bài hát Một mùa xuân nho nhỏ- Anh Thơ,NSND Thanh Hoa,Thúy Vân,Giang,Nhạc không lời,Kim Phúc, Một mùa xuân nho nhỏ Lyric, nhạc sĩ sáng tác bài hát Một mùa xuân nho nhỏ, Một mùa xuân nho nhỏ lời bài hát – tác giả bài hát khuyết danh, lyric Một mùa xuân nho nhỏ – composer khuyết danh Loi bai hat Mot mua xuan nho nho, Mot mua xuan nho nho Lyric, thoi gian sang tac Mot mua xuan nho nho, Mot mua xuan nho nho loi bai hat – tac gia- nhac si sang tac khuyết danh, lyric Mot mua xuan nho nho – khuyết danh writer

Cảm Nhận Ý Nghĩa Hình Ảnh Lộc Trong Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải

Ý nghĩa hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Mở bài:

Thành Hải là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp và có nhiều đóng góp quan trọng đối với nền thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông nhẹ nhàng, đằm thắm như chính tâm hồn ông. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Thanh Hải. Bằng cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi. Trong đó, hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.

Thân bài:

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Cùng với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” thì từ “lộc” có vai trò làm tăng thêm sức gợi cảm cho ý thơ:

“Mùa xuân người cầm súng  giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ”

Đất nước và con người mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới. Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ.

Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước. Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. Câu thơ vừa là thực, nhiều nghĩa.

“Lộc” là lá biếc chồi non của cỏ cây. Lộc còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Người cầm súng giắt lộc để nguy trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.

Như vậy, hình ảnh lộc non là biểu tượng cho sức sống mới vươn lên. Lộc của lính là cành lá ngụy trang. Những cành lá ngụy trang biến thành lộc đầu mùa được mang đến theo từng bước chân người lính. Lộc mà người chiến sĩ mang đến cho chúng ta là xương máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà. Người lính biểu trưng cho những con người bảo vệ Tổ quốc và người nông dân là những con người tiêu biểu trong công cuộc xây dựng đất nước.

Hình thức sóng đôi hài hòa, âm hưởng câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối. Từ bàn tay người nông dân “lộc trải dài nương mạ”. Bàn tay của “người ra đồng” tô điểm cho mùa xuân đất nước. Đôi bàn tay kì diệu của những người họa sĩ ấy đã vẽ nên những mảng xanh của niềm tin, hi vọng lên đất nước. Cũng như người cầm súng, lộc của người ra đồng mang đến cũng đáng trân trọng biết bao. Lộc mà người nông dân tặng là mồ hôi, là bát cơm gạo, là cơm no áo ấm. Người cầm súng, người ra đồng là hình ảnh rất tiêu biểu cho những con người đóng góp, cống hiến cả thân mình để làm nên mùa xuân Tổ quốc.

Hình ảnh “lộc” ở đoạn thơ vừa là những lộc non của cây lá mơn mởn sức sống ở những ngày đầu xuân vừa niềm vui thắng lợi của con người đang làm chủ đất nước. Mùa xuân đến, trong tâm hồn của con người cũng rộn vang niềm vui mới. Họ thấy tự hào và tin tưởng trong công việc mới, thấy có trách nhiệm đối với quê hương và tin tưởng ở ngày mai của dân tộc và đất nước.

Kết bài:

Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: muốn “làm con chim hót”, muốn “làm một cành hoa”… Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa toả hương sắc, mang đến vẻ đẹp cho cuộc đời, như một “lộc” non xanh thắm thắm những ước mơ, niềm tin và khát vọng vĩnh hằng.

Soạn Bài: Mùa Xuân Nho Nhỏ

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về tác giả Thanh Hải trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ.

* Bố cục: Bài thơ có thể được chia làm 4 phần:

Phần 1: Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.

Phần 2: Khổ 2 và 3: Cảm xúc về mùa xuân đất nước, con người.

Phần 3: Khổ thơ 4 và 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.

Phần 4: Khổ thơ cuối: Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu ca Huế.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mạch cảm xúc của bài thơ là: từ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

Bố cục của bài thơ ở mục trên.

Câu 2:

Trong khổ thơ đầu, hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh là:

Hình ảnh: có sự chọn lọc: dòng sông, bông hoa, chim chiền chiện.

Màu sắc: tươi thắm, đặc trưng: xanh, tím.

Âm thanh: rộn rã, tươi vui: tiếng chim hót.

Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước được diễn tả qua hai câu thơ:

Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

Qua hai câu thơ này, chúng ta có thể thấy tác giả như đang say sưa, ngây ngất, cảm nhận hình ảnh, âm thanh không chỉ bằng thính giác, thị giác mà còn bằng cả xúc giác.

Câu 3:

Đoạn thơ: “Ta làm con chim hót… Dù là khi tóc bạc”

Từ mạch cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân đất nước, thiên nhiên đất trời, nhà thơ đã chuyển sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm về mùa xuân đất nước. Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước dù là nhỏ bé như “con chim hót”, “một cành hoa” hay “một nốt trầm” trong một bản nhạc.

Như vậy, đoạn thơ đã gợi cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống của mỗi con người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và có thể đóng góp những gì của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

Câu 4:

Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố góp phần tạo nên nhạc điệu ấy là:

Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết, gắn liền với các giai điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch cho cảm xúc.

Sự hài hòa giữa những hình ảnh tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ.

Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

Câu 5:

* Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo rất độc đáo của tác giả. Khác hoàn toàn với những mùa xuân của các nhà thơ khác, mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải không chỉ là mùa xuân đất trời mà còn là mùa xuân đời người, nhỏ bé với khát khao cống hiến cho cuộc đời chung, cho đất nước.

* Chủ đề của bài thơ: Những rung cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và khát vọng cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.