Ý Nghĩa Của Bài Thơ Dặn Con / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Tôi Viết Bài Thơ “Dặn Con”

Tản văn

Cuối năm 1990,“Mái nhà tôi chụm giữa dốc Bồ Hòn”, được UBND thị xã Hồng Gai bồi thường và cho di chuyển để mở rộng diện tích, tôi được mua một ô đất cạnh đường 18 (A) ở cuối phố Hạ Long, cách bến phà Hòn Gai 350 mét, cũng là nơi tôi ở hiện nay. Bà xã tôi lại nghỉ chữa bệnh, nên có mở trước cửa nhà ống mới xây, một quán nước, để có việc làm cho vui và thêm thu nhập. Vì trên đường huyết mạch của cả tỉnh, nên ngày nào cái quán nước của bà xã tôi (và cháu gái ngồi thay những ngày chủ nhật) cũng có dăm ba vị hành khất qua lại xin tiền. Điều ấy là bình thường. Tôi có dặn vợ con rằng, bất cứ người nào đã chìa tay ra xin tiền thì nhất thiết phải cho người ta để người ta không tủi thân, cũng chỉ từ 200 đến 500 đồng một lần mà thôi. Mình cố bớt ra một chút để giúp người khác. Lúc đó còn tiêu tiền trăm, nên 500 đồng đã là sang rồi.

Ngày 13-11-1991, tôi ngồi quán để tiếp mấy bạn thơ qua chơi, thì có một người hành khất đến, người này nói tiếng miền Trung, trạc 60 tuổi, quần áo bạc cũ nhưng không vá và cũng không đến nỗi “hôi hám úa tàn” như nhiều người hành khất khác. Tôi tặng ông 500 đồng và mời ông chén nước trà Thái như thường lệ. Các bạn tôi cũng tặng ông, người 200, người 500 đồng. Tôi mời đến lần thứ hai, thứ ba, ông mới uống chén trà. Bỗng ông hỏi tôi, rằng ông từ xa đến lần đầu, chưa biết thị xã này thế nào. Ông nhờ tôi chỉ cho ông chỗ nào có đông người và có lòng hảo tâm thì mách ông, để ông tìm đến cho nhanh hơn. Tôi nói ở đây, chỗ nào cũng có người hảo tâm, nhưng đông người thì ở những chỗ này, chỗ này… Ông bảo cho ông xin mảnh giấy và mượn cái bút để ghi. Tôi xé luôn 1 trang trong sổ nhận hàng của bà vợ tôi và đưa ông cái bút đã kẹp sẵn trong sổ. Ông ghi theo lời tôi và điều tôi rất kinh ngạc là ông ghi bằng chữ Hán, nét chữ khá đẹp và hào phóng. Tôi sợ quá, vì biết ông này có thể là bậc thầy mình. Bởi cả làng tôi chỉ có 1 người biết chữ Hán, đã bị đấu tố trong Cải cách ruộng đất. Tôi mời ông vào hẳn trong nhà uống nước, ông từ chối, tôi bèn rót ra 1 chén rượu trắng mời ông. Rụt rè mãi ông mới uống và uống, cũng như chén trà, ông uống cũng không cạn hết, tôi biết đây là phong thái của con nhà nòi rồi. Ông cảm ơn cả bà xã tôi, chào cả quán, rồi đi. Tôi xin tiễn ông một đoạn đường, chừng dăm chục mét, đến chỗ khuất, là gốc cây xà cừ phải 2 người ôm, cạnh nhà tù cũ của Pháp, tôi dúi cho ông tờ 5.000 đồng mà không nói gì. Ông nhìn tôi một lúc rồi cho tiền vào túi cũng không nói gì. Bỗng ông cúi xuống vái tôi một vái và thế là tôi bật khóc… “Ai biết cơ trời vần xoay…”. Câu thơ ấy đã đến với tôi ngay lúc ấy, là câu thơ xuất hiện sớm nhất. Tôi lặng lẽ về nhà, các bạn tôi thấy tôi đi, cũng đã đi ra bến phà cả rồi.

Tôi lên gác ghi luôn bài thơ đó, dường như đã có sẵn ở trong lòng mình, chỉ chừng non 10 phút là xong. Cho đến bây giờ, bài thơ vẫn “nguyên xi” như bản thảo ban đầu, không hề chữa một chữ nào. Bài thơ được biết đến rộng rãi là khi nó được chọn là 1 trong 100 bài thơ hay của thế kỉ XX và lại được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trong Ngày thơ Việt Nam, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội. Vài năm gần đây, bài thơ đã được chọn làm đề thi giỏi văn lớp 9 của nhiều tỉnh thành trong cả nước. Theo yêu cầu của Bảo tàng tỉnh Hải Dương, bài thơ đã được tác giả chép tay để trưng bày. Và từ dịp Tết Bính Thân đến nay, bài thơ được giới thiệu và phát nhiều lần trong chương trình Gala Tử Tế của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trần Nhuận MinhTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 396

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khấtTội trời đày ở nhân gianCon không được cười giễu họDù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đếnCó cho thì có là baoCon không bao giờ được hỏiQuê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hưCứ thấy ăn mày là cắnCon phải răn dạy nó điNếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấmAi biết cơ trời vần xoayLòng tốt gửi vào thiên hạBiết đâu nuôi bố sau này…

Cửa Lục Thủy, 13-11-1991

Ý Nghĩa Nhan Đề Của Bài Thơ Khi Con Tu Hú

Khi con tu hú bài thơ của tác giả Tố Hữu sáng tác trong thời gian bị cầm tù, vì sao tác giả đặt nhan đề như vậy ? Ý nghĩa nhan đề Khi con tu hú? Tóm tắt nội dung của bài thơ chính xác ngay sau đây.

Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông giác ngộ và đi theo cách mạng từ khá sớm và giữ nhiều chức vụ sau cách mạng tháng Tám. Trong quá trình tham gia cách mạng ông đã từng bị bắt và vượt ngục. Về sự nghiệp sáng tác, Tố Hữu tham gia và học làm thơ khi mới 7 tuổi. Những tập thơ đầu tiên được sáng tác vào những năm 1937 – 1938. Ông được coi là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Được giác ngộ và đi theo lí tưởng cách mạng từ sớm, nên thơ ca của ông luôn có sự hài hòa và thống nhất với cuộc đời cách mạng. Những vần thơ dung dị, chân thật và cảm động về lí tưởng, về Bác có thể coi là những vần thơ hay nhất. Một số tập thơ tiêu biểu phải kể đến như: Từ ấy (1937 – 1946); Việt Bắc (1946 – 1954); Gió lộng; Ra trận; Máu và hoa…

“Khi con tu hú” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu trong tập thơ “Từ ấy” của tác giả. Tháng 4 -1939, trên bước đường hoạt động cách mạng, Tố Hữu bị địch bắt và giam cầm tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trong thời gian bị giam cầm, Tố Hữu đã viết nên bài thơ này (tháng 7 – 1939), khi đó ông mới 19 tuổi. Đây được coi là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi mang trong mình niềm say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời. Dù bị giam cầm, tách biệt với thế giới bên ngoài vẫn hăng hái hoạt động,một lòng vì lý tưởng cao cả.

Bố cục bài thơ

Bài thơ “Khi con tu hú” được chia làm hai phần chính:

Phần 1: 6 câu đầu – Đây là bức tranh mùa hè sôi động

Các hình ảnh báo hiệu bức tranh mùa hè sôi động: hình ảnh “Lúa chiêm đang chín”, “Trái cây vườn râm”, “Tiếng ve, bắp rây”, “Nắng đào”, “Tiếng sáo diều”… Kết hợp với không gian cao rộng, khoáng đạt với đầy đủ các âm thanh, màu sắc nhộn nhịp.

Phần 2: 4 câu còn lại – Khắc họa tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm

Tâm trạng ngột ngạt, uất ức đau khổ khiến nhà thơ có hành động như muốn “đập tan phòng” để đến với thế giới tự do ngoài kia.

Ý nghĩa nhan đề bài thơ

“Khi con tu hú” là một vế trong câu thơ đầu tiên. Đối với mỗi tuổi thơ chúng ta, không ai còn xa lạ với tiếng chim tu hú kêu mỗi dịp hè về. Chim tu hú kêu là lúc bầy chim ùa về trong nỗi nhớ của nhà thơ.

Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chỉ gồm cụm từ của một loài chim nhưng nó gợi lại nhiều cảm xúc. Tiếng chim cất lên khiến cho nhân vật trữ tình thức tỉnh trong không gian chật hẹp kia. Chỉ với một âm thanh thôi lại như chính tiếng lòng của tác giả. Tiếng chim tu hú gọi bầy ráo rác cũng chính là tiếng gọi của cách mạng, của cuộc sống tự do ngoài kia. Chính tiếng chim đó càng khiến cho người chiến sỹ đang trong ngục tù bỗng cảm thấy khao khát sự tự do, khát vọng sống đối lập với hiện thực phũ phàng.

Tóm tắt nội dung bài Khi con tu hú

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác khi đang ở trong tù giam chật hẹp, ngột ngạt, khi ông nghe thấy tiếng chim tu hú cũng có nghĩa là mùa hè đang đến gần. Chính điều đó khơi mạch cảm xúc và càng làm cho người cách mạng cảm thấy tù túng, chật hẹp, cô đơn và mong muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để được tự do, khao khát bay nhảy.

Tiếng tu hú gọi nhớ mùa hè như thôi thúc tác giả hồi tưởng kỉ niệm và khát vọng cháy bỏng thoát khỏi cảnh giam cầm, thoát khỏi hiện thực tối tăm mà mình đang đối mặt.

Chính tiếng tu hú gọi hè là yếu tố rất quan trọng và đóng góp vào sự thành công của bài thơ.

Đặc sắc trong nghệ thuật

Không chỉ thành công với nội dung cách mạng, “Khi con tu hú” còn chạm đến cảm xúc của người đọc với những đặc sắc nghệ thuật của nó. Thể thơ lục bát quen thuộc tạo cảm giác ngân nga mà chân tình, dễ đi vào lòng người. Bài thơ cho ta thấy nghệ thuật đỉnh cao trong miêu tả và trí tưởng tượng giàu cảm xúc của nhà thơ. Theo đó cả một bầu trời thiên nhiên hiện ra trước mắt người đọc, bỏ qua hoàn cảnh chật hẹp nơi chốn lao tù. Cách kể chuyện sinh động, uyển chuyển thay đổi mọi góc nhìn của nhà thơ khiến cho người đọc như đắm chìm vào bức tranh sôi động ngoài kia.

Đặc biệt là cách xây dựng nghệ thuật âm thanh kết hợp với tạo hình không gian đa dạng. Có thể nói tiếng chim tu hú là nút điểm làm nên thành công cho toàn bài thơ. Ngoài ra còn kể đến các biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng một cách linh hoạt trong toàn bộ bài thơ.

Bài Thơ Dặn Con – Chất Chứa Nỗi Lòng Của Bậc Sinh Thành

Dặn Con là một bài thơ tiêu biểu trong phong cách thơ của Trần Nhuận Minh. Ông là một nhà thơ tài ba với khả năng sáng tác thơ điêu luyện. Thơ ông thường rất mộc mạc nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc và triết lý sâu sắc nên rất được mọi người yêu mến và đón nhận. Ông nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá của nước ta về văn học nghệ thuật. Bài thơ Dặn Con là lời mà người cha danh cho con của mình về lòng yêu thương những người khốn khó trong cuộc sống. Bài thơ chính là một đạo lý làm người tốt đẹp của nhân dân ta

Nội Dung

– Nhà thơ Trần Nhuận Minh sinh ngày 20/8/1944, quê ở làng Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

– Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1982, uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam.

– Hiện ông đang sống và viết tại Hạ Long, Quảng Ninh. Từ năm 1962 đến 1969, ông dạy học cấp II tại khu Hồng Quảng rồi tỉnh Quảng Ninh.

– Từ 1969 đến 2005, ông công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, từng làm Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, Tổng biên tập báo Hạ Long.

+ Các tác phẩm:

– Đấy là tình yêu (1971)

– Âm điệu một vùng đất (1980)

– Thành phố bên này sông (1982)

– Nhà thơ áp tải (1989)

– Hoa cỏ (1992)

– Nhà thơ và hoa cỏ (1993)

– Giọt phù sa vạn dặm (2000)

– Bản Xônat hoang dã (2003)

– Thơ với tuổi thơ (2003)

– Gửi lại dọc đường (2005)

– Tuyển thơ 1960 – 2003 (2005)

– 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007)

– Miền dân gian mây trắng (2008)

– Bốn mùa (song ngữ Việt Anh 2008)

+ Giải thưởng văn chương:

– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1980) – tập thơ Âm điệu một vùng đất

– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1990) – tập thơ Nhà thơ áp tải

– Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1979) – tập Trước mùa mưa bão

Trần Nhuận Minh được biết đến là một nhà thơ có ngòi bút tinh tế và tài hoa. Thơ ông nhẹ nhàng, mộc mạc đan xen chất trữ tình sâu sắc. Những bài thơ của ông có ý nghĩa vô cùng to lớn nên để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả. Trong đó bài thơ Dặn Con là một tác phẩm tiêu biểu khi ẩn chứa trong đó là một bài học sâu xa

Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này…

Với bài thơ Dặn con của nhà thơ Trần Nhuận Minh thì việc dạy con chỉ thông qua lời dặn dò giản đơn nhưng cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa.

Có lẽ có rất nhiều điều để Trần Nhuận Minh truyền đạt cho con nhưng trước hết ông đã dạy cho con về lòng yêu thương con người, đó là hạt nhân cơ bản, cốt lõi, bài học mà ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời đại nào con người ta cũng cần phải có. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhiều người chỉ chú trọng của cải vật chất, coi trọng đồng tiền mà quên đi nhiều thứ. Trong đó có tình yêu thương con người, đồng loại một thứ tình cảm thiêng liêng quý báu nhưng ngày càng phai nhạt.

Cả bài thơ chỉ là lời dặn dò của người cha, lời dặn ấy chính là bài học mà người cha chỉ cho đứa con thấy những việc cần làm, nên làm, những điều cần tránh, không nên làm.

Mở đầu bài thơ, người bố đưa ra một nhận định về cuộc đời, lẽ đời. Từ đó người bố tạo cơ sở đưa đứa con vào những suy ngẫm, để từ những suy ngẫm đó mà con sẽ hành động đúng theo những lời bố dặn.

” Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian”

Nhà thơ đã khéo léo đưa ra việc có người hành khất đến nhà, lý do cũng đơn giản là vì nhà mình sát đường họ đến. Nhằm mục đích giáo dục con không được có thái độ giễu cợt, xúc phạm họ. Vì trên đời này không ai muốn mình phải làm hành khất, không ai muốn ngửa tay ra xin từng miếng ăn, từng đồng tiền của người khác. Bản thân họ cũng đau xót, tủi hổ và nhục nhã lắm chứ!

Do vậy ăn mày có đến, dù ít dù nhiều con phải cho họ, và con không được hỏi gốc tích, quê hương. Con hỏi kỹ về họ có nghĩa là con đang chọc vào nỗi đau, làm thức dậy những quá khứ buồn, những tổn thất, mất mát lớn lao không thể nào bù đắp được.

Người cha thật tinh tế, quan sát kỹ mọi điều và căn dặn thêm đứa con của mình:

” Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn”

Dặn con về lòng thương người, người bố nói đến con chó, một con vật nuôi thân thuộc trong chính ngôi nhà của mình. Để đứa con thấy rằng: con chó thấy người ăn mày rách rưới, dơ bẩn vào nhà là cắn. Những hành động ấy của con chó là không thể chấp nhận được, nó không được có thái độ hung hăng và khinh người như vậy. Con phải răn dạy nó, nếu nó không bỏ được cái tật đó thì con hãy bán nó đi. Dẫu biết rằng chó là một con vật nuôi nhưng khi nó được nuôi trong gia đình này thì buộc nó cũng phải sống tình nghĩa, biết yêu thương và không được có thái độ không tốt như thế.

Một cách giáo dục con nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa. Con nên nhớ rằng: việc cho người hành khất là một việc làm tuỳ tâm, một sự giúp đỡ nhỏ nhoi, không ràng buộc. Nhưng như thế không có nghĩa là khi cho họ rồi con sẽ có thái độ không tốt hoặc buộc họ phải mang ơn. Bởi trong thực tế cuộc đời này, nhiều người có thái độ khinh bỉ, xúc phạm và rất coi thường người hành khất. Có người cho người hành khất như là việc bố thí, có người coi đó là việc cực chẳng đã phải làm chứ họ chẳng rung động thông cảm, có người lấy đó làm một việc làm lớn lao mà người nhận phải mang ân huệ. Làm như thế thì không nên!

Vốn là người từng trải người bố đã nghĩ rất thấu đáo và sâu sắc mọi điều. Hiện tại người bố nhận thấy “Mình tạm gọi là no ấm”. Nghĩa là dù sao gia đình mình vẫn còn quá ấm cúng và hạnh phúc so với nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự cưu mang, sẻ chia giúp đỡ của cộng đồng.

Nhưng biết đâu được cơ trời vần xoay, một ngày nào đó bố cũng trở thành người hành khất! Cho nên việc con làm bây giờ đó là việc tu nhân tích đức, một việc làm hết sức có ý nghĩa. Và rồi một ngày nào đó nhỡ bố có là người hành khất thì người ta sẽ giúp bố, biết đâu!

Cái hay của bài thơ có lẽ nằm ở khổ thơ cuối này. Nó có ý nghĩa như sự giải thích rõ thêm vì sao đứa con phải làm những điều bố dặn. Nếu mở đầu bài thơ “Chẳng ai muốn làm hành khất” thì đến cuối bài Trần Nhuận Minh lại nói “Ai biết cơ trời vần xoay”- Nghĩa là ai cũng có thể trở thành hành khất, kể cả bố đây!

Lời dặn con hết sức giản dị, nhưng cũng hàm chứa những ẩn ý sâu xa. Người bố không chỉ dặn đứa con của mình mà qua đó ông đã đánh thức lòng trắc ẩn, sự yêu thương sẻ chia, khơi dậy lòng tốt, tấm lòng từ thiện của nhiều người. Để rồi họ nhận ra rằng việc giúp đỡ người bất hạnh, người hành khất, những người có hoàn cảnh không may … đó chính là việc nghĩa mà họ cần phải nên làm, dù rằng đây là hành động không ai bắt buộc chỉ là tuỳ tâm, tuỳ thích!

Của cho ấy là của gửi, ta cho người hành khất tức là ta đã gửi lòng tốt vào trong thiên hạ. Rồi biết đâu, cuộc đời thăng trầm, dâu bể, một ngày nào đó mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể trở thành hành khất . Khi ấy người ta cũng sẽ đối xử tốt như ta đã đối xử, giúp đỡ những người hành khất năm nào!

Với những từ ngữ, câu chữ mộc mạc, giản dị, cái nhìn tinh tế và những trải nghiệm về đời sống. Trần Nhuận Minh đã đem đến cho công chúng một bài thơ hay, một bài học đạo đức có ý nghĩa. Để con khôn lớn thành người có nhiều điều mà người bố phải dạy cho con. Nhưng cái quan trọng trước tiên nhất đó là dạy con lòng yêu thương con người. Lời dặn con của nhà thơ cũng chính là điều mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy cho con mình.

Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Dặn Con

Đọc hiểu: DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh) 1. Xác định trong văn bản trên ? 2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ? 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Con không…” ?

4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ: “Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào?” 5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?

Hướng dẫn: 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự. Từ “Hành khất” là một từ Hán Việt thể hiện thái độ tôn trọng của tác giả đối với những người không may cơ nhỡ trong cuộc sống. 2. “Hành khất”, “ăn mày”: đều chỉ người kém may mắn trong cuộc sống, phải đi lang thang xin ăn. 3. Tác dụng:

+ Phép điệp Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.

+ Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ 4. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, những người hành khất vì cơ nhỡ mà có người phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực, thậm chí còn có những người không có quê hương. Người cha dặn dò con không nên hỏi quê hương của họ bởi vì nhắc đến quê hương là nhắc đến nỗi nhớ, nhắc đến niềm đau.. Từ đó, người cha muốn con hiểu được, đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống, quan tâm giúp đỡ những người tha hương cầu thực, không chỉ về mặt vật chất mà trên hết vẫn là sự đồng cảm về mặt tinh thần. 5. Bài học rút ra: Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. ***********Hết********** Nguyễn Thế Anh – 12C – THPT Hoa Lư A – Ninh Bình