Ý Nghĩa Của Bài Thơ Cô Giáo Lớp Em / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giáo Án Thơ: “Cô Giáo Của Em”

Giáo án Thơ: “Cô giáo của em”

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Cô giáo dạy em rất nhiều điều, cô dạy em xếp hàng, cô kể chuyện cho em nghe, cô dạy em học vẽ, học chữ…Em yêu cô giáo như mẹ của mình.

– Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ, thể hiện với tư thế mạnh dạn, hồn nhiên.

– Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

– Giáo dục trẻ biết yêu, kính trọng và nghe lời cô giáo.

– Tranh vẽ nội dung bài thơ ” Cô giáo của em”

– Cho trẻ hát cùng cô bài ” Đi học”

– Trò chuyện về việc tới trường của bé.

– Cô giới thiệu tên bài thơ “Cô giáo của em” , sáng tác Chu Huy

* HĐ1: Đọc thơ cho trẻ nghe

– Cô đọc thơ lần 1 ( diễn cảm)

– Cô đọc lần 2 kết hợp tranh ” cô và trẻ đang hoạt động và học”

* HĐ2: Đàm thoại – Giảng giải – trích dẫn

– Cô vừa đọc xong bài thơ gì?Do ai sáng tác?

– Trong bài thơ nói về ai?

– Cô giáo đã dạy bé những gì?

– Các bạn ngồi thành hàng để làm gì?

– Cô giáo đã kể cho cả lớp nghe những chuyện gì

– Bạn nhỏ yêu Cô giáo như yêu ai? Bạn đà thì thầm điều gì?

– Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có đáng yêu không? Vì sao?

– Qua bài thơ các con học tập được điều gì?

– Cho trẻ đọc thơ theo cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.

– Cô chú ý sửa sai và dạy trẻ cách đọc thơ diễn cảm.

* Giáo dục: Trẻ có ý thức đi học chuyên cần, yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và

– Trẻ vui hát ” trường mẫu giáo yêu thương” và ra sân chơi.

HĐCCĐ: Dạo chơi tham quan phòng y tế

1, HĐCCĐ: Dạo chơi tham quan phòng y tế

– Chuẩn bị trang phục cô và trẻ gọn gàng.

– Cho trẻ đi dạo 1 vòng, vừa đi vừa hát “Trường chúng cháu là trường MN” và tới địa điểm quan sát:

– Chúng mình đang đứng ở đâu?

– Các con thấy phòng y tế của chúng ta như thế nào?

– Trong phòng y tế có những vật dụng gì? (Kim tiêm, thuốc, máy đo huyết áp, …)

– Người khám bệnh được gọi là gì?

– Giáo dục trẻ yêu quý và biết ơn các bác sĩ, y tá, …

– Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần

c. Chơi tự do: Cho trẻ chơi các trò chơi có sẵn trong sân trường.

– Cô bao quát, đảm bảo an toàn cho trẻ

– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.

– Trẻ hát, múa bài “Vườn trường mùa thu”, ” Trường chúng cháu là trường Mn”, “Em đi mẫu giáo”, “Mình đi học”, ” Ngày đầu tiên đi học”, …

– Đọc thơ “Cô giáo của em”, “Gà học chữ”, “Tình bạn”,…

– Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.

-Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

– Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai

– Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp

3. Nêu gương cuối tuần.

– Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.

– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

– Phát phiếu ngoan cho trẻ.

Đi Tìm Tác Giả Bài Thơ Cô Giáo Lớp Em

(TT&VH) – Nguyễn Xuân Sanh là gương mặt nổi bật trong Xuân Thu nhã tập từ những năm 40 của thế kỷ trước với những câu thơ hay nhưng “bí hiểm”, như Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà. Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm… Trong SGK văn học, ông lại được biết đến qua những câu thơ trong trẻo, đầy xúc cảm: Sáng nào em tới lớp/Cũng thấy cô đến rồi/Đáp lời: Chào cô ạ!/Cô mỉm cười thật tươi… (Cô giáo lớp em, SGK Tiếng Việt lớp 2).

Ở nơi có một không hai

Tôi tìm đến nơi ở của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh theo địa chỉ viết tay từ một người bạn. Đi đúng đường, đến đúng ngõ, rẽ đúng ngách rồi mà quá nửa buổi sáng vẫn không hỏi ra được nơi mình cần đến. Ngạc nhiên hơn là đã có một sự trùng hợp ngẫu nhiên xảy: Buổi sáng tôi đi tìm tác giả bài thơ Cô giáo lớp em rơi vào ngày 11/9, hỏi thăm tất tật 11 người, quẹo trái, rẽ phải 9 bận thì lạc vào một hẻm có 11 căn hộ đều ghi số 53B như địa chỉ tôi được cung cấp. Một bà cụ dùng câu hệt như câu mà MC trong chương trình “Hãy chọn giá đúng” hay nói: Nhà 53B, có tổng cộng 11 nhà mang số 53B/25/7. Chưa đến lần nào thì cứ bấm chuông cả… 11 hộ, thể nào cũng trúng người cháu cần! – một bà cụ mách nước.

Vợ chồng nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, nhà văn Nguyễn Thị Cẩm Thạnh

Nghe lời, tôi vào vai một nhân viên “phát hành báo”, kiếm cớ bấm chuông từng nhà để tìm tác giả bài thơ Cô giáo lớp em. Sáu nhà đầu tiên khóa cửa ngoài, chứng tỏ đi vắng. Hai nhà tiếp theo (nhà thứ bảy và thứ tám) không thấy mở cửa (chắc bận hoặc nhác thấy “tụi bán báo” nên không muốn tiếp). Bước sang nhà thứ chín, nhìn qua cửa kính, tôi mừng quýnh khi nhận ra nhà văn Nguyễn Thị Cẩm Thạnh, vợ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đang lui cui quét dọn… Sau màn chào hỏi, bà công nhận là tôi “giỏi” vì nhiều người chưa đến lần nào thường phải gọi điện đến trước để được chỉ dẫn chi tiết…

Xuân Sanh trí nhớ đã “già”

Gặp được tác giả bài thơ Cô giáo lớp em rồi thì mừng lắm. Nhưng đến khi trò chuyện, tôi chợt nhận ra ông không còn mẫn tiệp như vài năm trước nữa. Ông năm nay đã cửu thập, “tuổi xưa nay hiếm” nhưng cũng chính vì “sức xuân ngày một hao mòn” nên ít nhiều nó cũng đã gỡ đi, bóc bỏ đi rất nhiều mảng kỷ niệm… trong trí nhớ ông. Tuy nhiên, khi tôi hỏi ông có nhớ bài thơ Cô giáo lớp em của mình không thì ông đáp: Mình viết ra mà… rồi đọc luôn để minh chứng cho sự nhớ của mình:

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời: “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

Nguyễn Xuân Sanh, sinh năm 1920, quê gốc: xã Dinh Mười, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Các tác phẩm: Xuân Thu nhã tập (1942, 1992); Tiếng hát quê ta (1958); Chiếc bong bóng hồng (1957); Nghe bước xuân về (1961); Quê biển (1966); Sáng thơ (1971); Đảo dưa đỏ (1971)

Hàng đứng từ phải qua trái: Nguyễn Đỗ Cung, Học Phi, Nguyễn Xuân Sanh,

Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài; Hàng ngồi từ phải qua trái: Nguyễn Đình Thi, Kim Lân, Nguyên Hồng, Nam Cao

Thơ của ba, cô giáo của con

Để ý thấy một tấm ảnh chụp Bác Hồ đang vòng tay ôm một cháu nhỏ, treo trang trọng ở phòng khách, tôi gạn hỏi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, mới hay em bé mà Bác Hồ đang ôm đấy chính là con trai đầu của vợ chồng ông, liệt sĩ Nguyễn Việt Lưu.

Ông như minh mẫn hơn khi kể về liệt sĩ Nguyễn Việt Lưu, người con mà mỗi khi nhắc đến khiến ông không chỉ nhói đau mà còn rất đỗi tự hào. Ông nói: Anh ấy bị địch bao vây rồi hy sinh trên đồi Mái Nhà ở Phú Yên. Ngày bác viết bài thơ Cô giáo lớp em anh ấy đã lớn vổng rồi. Đến trường, thấy bài thơ của bác in trong SGK, về nhà anh hỏi, cô giáo trong bài thơ ba làm là cô giáo ngày xửa, ngày xưa của ba hả? Bác bảo không, thơ là của ba, còn cô giáo là cô giáo lớp con. Anh ấy lại hỏi, cô giáo lớp con sao ba lại đặt tên là Cô giáo lớp em? Bác giải thích, vì ba đứng ở vị trí của con để viết, để thể hiện tình cảm thì phải là cô giáo lớp em mới hợp lý, chứ ai là lại cô giáo lớp ba!

Nhà văn Nguyễn Xuân Sanh không rõ Cô giáo lớp em được đưa vào SGK văn học năm nào. Ông chỉ biết tác phẩm của mình “được tái bản liên tục trong SGK” và được rất nhiều thế hệ học sinh yêu mến. Ông kể: Bây giờ, nhiều em nhỏ là hàng xóm của bác, biết bác làm bài thơ ấy “thi thoảng gặp nhau”, có cháu vui vẻ đọc lại cho bác nghe thì thấy xúc động lắm…

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh thổ lộ rằng chính bản thân ông cũng rất thích bài thơ Cô giáo lớp em. Và ông quả quyết đó là một bài thơ hẳn là luôn làm đẹp lòng tất cả các em học sinh, các thầy cô giáo và đẹp lòng cả với nhiều bạn đọc ở mọi lứa tuổi.

Kỳ sau (Chủ nhật, 27/9): Nên đưa Hồi ký lịch sử vào SGK tham khảo

Huy Thông

Thân Thị Diệp Nga @ 07:58 21/10/2010 Số lượt xem: 789

Ý Nghĩa Giáo Dục Truyện Cô Bé Quàng Khăn Đỏ

Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích nổi tiếng trên thế giới. Đó là một câu truyện về một cô bé được mẹ nhờ mang giỏ thức ăn đến cho người bà ốm yếu của mình. Tuy nhiên, một sự cố mà cô đã gặp phải nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác với những người xa lạ dù cho những biểu hiện bên ngoài của họ giống với những người tốt bụng. May mắn thay câu chuyện kết thúc với một kết thúc có hậu.

Tóm tắt truyện Cô bé quàng khăn đỏ

Có một cô bé nọ hay quàng chiếc khăn màu đỏ do chính người bà thân yêu làm cho cô nên mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Bà của cô bị bệnh nên mẹ cô đã nhờ cô mang giỏ thức ăn đến cho bà của mình. Trước khi đi mẹ cô đã dặn cô rằng phải đi thẳng đến nhà bà không được đi vòng qua rừng sẽ gặp chó sói ăn thịt cô. Mặc dù mẹ đã dặn dò trước nhưng cô bé quàng khăn đỏ vẫn đi vòng qua rừng vì có nhiều hoa và bướm.

Đi một lát đến cửa rừng cô gặp chó sói, chó sói tỏ ra thân thiện với cô bé nên cô đã nói ra là mình sẽ đi đến nhà bà ngoại và cô bé quàng khăn đỏ còn chỉ cho chó sói nhà của bà nằm ở đâu. Chó sói nghe thế mừng thầm liền nhanh chóng đi đến nhà bà ngoại của cô trước. Chó sói đã nuốt chửng bà cô vào trong bụng rồi giả làm bà ngoại nằm trên giường. Cô bé đến gặp bà, ban đầu cô thấy có vài điều kì lạ về bà của mình nhưng lúc sau thì cô hoàn toàn tin đó là bà của mình.

Cứ thế sói dẫn dắt cô vào một câu chuyện toàn những lời giả dối trước khi ăn thịt cô bé. Cho đến khi cô nhận ra không phải là người bà kính yêu của mình thì đã quá muộn. Chó sói đã nuốt cô bé quàng khăn đỏ đáng thương vào bụng cùng với người bà của mình. Nhưng trong lúc sói no nê nằm ngủ, may mắn thay bác thợ săn đi ngang thấy thế liền rạch bụng sói ra để cứu cô và bà ngoại. Khăn đỏ vội đi lấy rất nhiều đá bỏ vào bụng sói, sói tỉnh dậy nhưng đá nặng quá nó đã ngã xuống và chết. Từ đó về sau, cô bé không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn nữa.

Ý nghĩa truyện Cô bé quàng khăn đỏ

Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích hầu hết tất cả các em nhỏ đều có ít nhất một lần được nghe. Qua đó bài học lớn nhất dành cho các em chính là phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho chính mình. Việc cô bé trong truyện gặp phải chó sói và để chó sói ăn thịt của bà là một ví dụ điển hình cho những em nhỏ không biết vâng lời bố mẹ. Trường hợp không may các em gặp phải kẻ xấu cần phải tìm những người lớn xung quanh để giúp đỡ.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Giáo Án Mầm Non Lớp Mầm Thơ Cô Giáo Của Con

Ngày đăng tin: 23:06:39 – 30/11/2017 – Số lần xem: 4985

GIÁO ÁN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

GIÁO VIÊN:PHẠM THI PHƯƠNG LOAN

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH

– Trẻ thuộc bài thơ, khi đọc biết ngắt nhịp, biết thể hiện nhịp điệu của bài thơ và sắc thái tình cảm khi đọc bài thơ.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ.

– Trò chuyện công việc của cô giáo và của trẻ.

– Phát triển khả năng phát âm cho trẻ, luyện trẻ đọc diễn cảm, rõ lời.

– Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, vâng lời cô giáo.

-Cô học thuộc thơ,đọc diễn cảm bài thơ

– Tranh vẽ nội dung bài thơ gồm 3 bức:

+ Tranh 1:Tranh vẽ cô giáo đang giảng bài.

+ Tranh 2 :Tranh vẽ các bạn nghịch phá và các bạn chăm ngoan

+ Tranh 3:Cô giáo và các bạn nhỏ

-Slide nội dung bài thơ, tivi.

– Nhạc bài hát : Cô giáo em, Cô và mẹ,Ước mơ thần tiên

-Thuộc các bài hát: Cô giáo em, Cô và mẹ, Ước mơ thần tiên

-Cô xin trân trọng giới thiệu với lớp mình, hôm nay có cô Nguyễn Thị Sương phó hiệu trưởng nhà trường đến thăm và dự giờ lớp chúng ta. Lớp chúng mình hãy nổ một tràng pháo tay thật to đón chào cô đi nào!

+Bức hình chụp ai đấy?(Cô giáo và các bạn)

+Thế các con có biết cô giáo lớp mình tên là gì không nào?

+Đến trường cô Loan dạy cho các con học những gì?

* Hằng ngày đến lớp, các con được vui chơi, được học tập cùng với cô và các bạn. Cô giáo rất yêu thương các con,dạy dỗ các con rất nhiều điều hay,lẽ phải, chăm cho các con từng bữa ăn, từng giấc ngủ.Để thể hiện rõ hơn tình của cô giáo dành cho các con,nhà thơ Hà Quang đã viết nên bài thơ “Cô giáo của con” để bày tỏ lòng biết ơn đối với cô giáo của mình.

-Cô đọc lần 1 (đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ)

Ngoài những bài thơ hay ca ngợi cô giáo còn có những bộ phim rất hay nói về cô giáo .Chúng mình cùng đến Trung tâm biểu diễn nghệ thuật xem nào!

Hát:”Cô và mẹ” chuyển đội hình

-Cô đọc lần 2 (kết hợp slide)

-Mỗi khi đến lớp , cô thấy bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng xinh và rất đáng yêu. Cô luôn nở nụ cười thật tươi để đón các con vào lớp. Bằng giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp cô đã đọc thơ, kể truyện cho các con nghe, dạy các con luôn chăm ngoan học giỏi.

-Bạn nào ngoan ngoãn nghe lời cô sẽ được cô yêu quý. Những bạn nào nghịch , không nghe lời cô, không thương yêu bố mẹ thì cô sẽ buồn lắm đấy!

-Vì cô phải làm rất nhiều việc để chăm sóc và dạy dỗ các con, nhà thơ Hà Quang nhận ra rằng cô giáo rất cần như những hạt muối.

+ Muối là một loại gia vị dùng để nấu các món ăn làm cho các món ăn của chúng ta đậm đà hơn,ngon hơn và bổ dưỡng hơn. Vị mặn của muối cũng như tấm lòng, tình cảm của cô dành cho các con, cô yêu thương các con, mong các con khôn lớn, chăm ngoan học giỏi để sau này lớn lên thành người tốt, xây dựng đất nước tươi đẹp hơn.

Nhà thơ còn nói cô giáo đẹp như những bông hoa rừng vì hoa rừng là loài hoa rất đẹp và quí hiếm.

-Vì cô giáo luôn yêu thương, chăm sóc , dạy dỗ các con nên người .Nên bạn nào cũng rất yêu quý cô giáo của mình.

Hôm nay ở Trung tâm biểu diễn nghệ thuật còn diễn ra rất nhiều hoạt động , các con có thích tham gia không nào?

-Bây giờ chúng ta sẽ bước vào phần thứ nhất đó là phần thi “TRỔ TÀI ĐỌC THƠ”.Muốn đọc được hay các con hãy đọc theo cô nào!

-Lớp đọc lần 1(ngồi)

-Lớp đọc lần 2 (đứng)

-Tổ luân phiên đọc thơ

-Nhóm đọc thơ

-Cá nhân đọc thơ.

=Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sữa sai cho trẻ.

Hát:”Ước mơ thần tiên”

Kết thúc phần thi “TRỔ TÀI ĐỌC THƠ” chúng ta sẽ bước vào phần thi tiếp theo đó là phần thi : “AI THÔNG MINH NHẤT ”

Cô sẽ đưa câu hỏi cho các bạn, và bạn nào biết câu trả lời thì hãy giơ tay lên để dành quyền trả lời nha.

+Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?

+ Bài thơ nói đến ai?

+ Nhà thơ kể về cô giáo như thế nào?(Mỗi khi vào …ấm áp)

+ Cô giáo không thích những bạn nào?

+ Những bạn chăm ngoan, nghe lời cô giáo thì như thế nào?

+Thế còn các con có yêu cô không?Yêu cô thì chúng mình sẽ làm gì ?

Và bây giờ chúng ta sẽ bước vào trò chơi vô cùng hấp dẫn đó là trò chơi : “CÙNG NHAU CHUNG SỨC ”

-Chuyển đội hình về 3 tổ .

Yêu cầu đội trưởng từng nhóm lên treo tranh và chỉ vào bức tranh-cả tổ cùng đọc đoạn thơ theo nội dung bức tranh đó.

– Cả lớp cùng vận động theo bài :”Cô giáo em” để tặng sinh nhật cô giáo.