Ý Nghĩa Của Bài Thơ Ảnh Bác / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giáo Án Bài Thơ Ảnh Bác

Ngày đăng tin: 20:16:33 – 13/02/2018 – Số lần xem: 2448

Giáo án LQVH Thơ Ảnh Bác

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Trẻ thuộc thơ, biết tên tác giả của bài thơ, hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.

– Trẻ biết thể hiện ngữ điệu giọng và sắc thái tình cảm khi đọc bài thơ.

– Giáo dục trẻ kính yêu Bác.

– Trẻ biết trân trọng tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu.

– Các biễu tượng thay cho hình ảnh để trẻ chơi.

– Ti vi, dĩa nhạc.

– 2 Bảng đa năng.

III. CÁCH TIẾN HÀNH * Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức

– Cô cho trẻ hát bài “Em mơ gặp bác Hồ”.

– Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Bài hát nói về ai ?

+ Các con hãy nhìn xem xung quanh lớp có tranh vẽ về ai ?

+ Các bức tranh đó có nội dung gì ?

– Đúng rồi , đó là những tình cảm của các cháu dành cho Bác Hồ đấy ! Để tỏ lòng kính yêu Bác , lớp mình có treo ảnh Bác Hồ đấy. Bác tuy bận rất nhiều công việc của đất nước nhưng vẫn dành thời gian vui chơi với các bạn nhỏ.

* Hoạt động 2 : Đọc thơ cho trẻ nghe

– Có một bài thơ cũng nói lên tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi. Đó là bài thơ ” Ảnh Bác” của chú Trần Đăng Khoa. Các cháu nghe cô đọc thơ nhé !

– Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.

+ Cô vừa đọc bài thơ gì ?

+ Bài thơ “Ảnh Bác” do ai sáng tác ?

– Lần 2: Cô vừa đọc diễn cảm kết hợp cho trẻ xem hình ảnh.

* Trích dẫn đàm thoại:

– Cô đọc đoạn thơ :

” Nhà em treo ảnh bác Hồ

………………………………..

Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà”.

+ Nhà bạn nhỏ treo ảnh về ai ?

+ Bạn nhỏ thấy Bác Hồ trong tranh như thế nào ?

” Ngoài sân có mấy con gà

……………………………………

Thấy tàu bay mĩ, nhớ ra hầm ngồi “

+ Khi nhìn ảnh, bạn nhỏ như thấy Bác căn dạn điều gì ?

+ Ai có thể lên đọc những câu thơ và thể hiện được giọng dặn dò của bác ?

– Bác đã dặn các bạn nhỏ không đi chơi xa , biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình. Khi đất nước còn chiến tranh, các bạn nhỏ thường phải xuống hầm để tránh bom đạn của giặc mĩ đấy. Ngày nay, chúng ta được sống trong cảnh hòa bình , được học hành vui chơi , chúng ta phải làm gì để làm Bác Hồ vui lòng nhỉ ?

+ Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm của Bác luôn quan tâm đến các cháu dù bác bận bao việc trên đời ?

” Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”

* Trẻ đọc thơ:

– Cô cùng trẻ đọc bài thơ ” Ảnh Bác”.

– Đọc thơ theo nhóm nam, nữ.

– Đọc nối tiếp.

– Đọc theo nhóm 2-4 trẻ đọc.

– Cá nhân.

– Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 2 -3 lần

– Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ về cách phát âm.

* Hoạt động 3: Trò chơi: ” Gắn biễu tượng theo nội dung bài thơ”

– Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi cho trẻ.

– Cách chơi : Cô chia trẻ thành 2 đội ,thi đua nhau chạy lên gắn các biểu tượng theo nội dung bài thơ. Đội nào gắn đúng đội đó thắng. Sau khi 2 đội gắn biễu tượng xong, cô cho 2 đội đọc lại bài thơ.

– Trẻ chơi 2 lần.

* Củng cố: * Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động

– Nhận xét – tuyên dương.

* Giáo dục trẻ:

– Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát ” Em mơ gặp Bác Hồ” và đi ra sân

Tác giả bài viết: Bùi Thị Trang

Đề Tài Thơ Ảnh Bác

2.Nội dung chính

 

*

Đọc diễn cảm :

Trần Đăng Khoa

– Cô có một bài thơ cũng nói lên tình cảm của Bác với các cháu thiếu niên . Đó là bài thơ “ Ảnh Bác” của chú

Cô đọc thơ lần 1: Kết hợp cử chỉ điệu bộ trên nền nhạc nhẹ

     

Cô vừa đọc bài thơ Hồ như thế nào?

“Ngoài sân có mấy con gà

………………………………

Thấy tàu bay mỹ nhớ ra hầm ngồi”

     

Khi nhìn

ảnh bạn nhỏ như thấy Bác can dặn điều gì?

     

Ai có thể đọc câu thơ giọng điệu căn dặn của Bác

     

Bác đã căn dặn các bạn nhỏ không đi đâu xa chơi, biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình . Khi đất nước còn chiến tranh , các bạn nhỏ thường phải xuống hầm để tránh bom đạn  của giặc Mỹ . Ngày nay chúng ta được sống trong cảnh hòa bình , được học hành vui chơi, chúng mình phải làm gì để Bác Hồ vui lòng nhỉ?

     

Câu thơ nào trong bài thơ thể hiện tình cảm của Bác luôn luôn quan tấm đến các cháu  dù Bác bận bao nhiêu công việc trên đời?

“ Bác lo bao việc trên đời

Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”

        

Dạy trẻ đọc thơ:

        

Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Ảnh Bác”

Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Ảnh Bác”

        

Cả lớp cùng cô đọc 3-4 lần

Cả lớp cùng cô đọc 3-4 lần

        

Tổ, nhóm đọc thơ

Tổ, nhóm đọc thơ

        

Cá nhân đọc 1-2 lần

Cá nhân đọc 1-2 lần

Kết thúc:

        

Cô ngâm bài thơ hoặc cho trẻ nghe đĩa ngâm thơ – đọc thơ “ Ảnh Bác”

Cô ngâm bài thơ hoặc cho trẻ nghe đĩa ngâm thơ – đọc thơ “ Ảnh Bác”

        

Cô cho trẻ về góc tô nội dung bài thơ : Cảnh nhà bạn nhỏ – Chân dung Bác

Cô cho trẻ về góc tô nội dung bài thơ : Cảnh nhà bạn nhỏ – Chân dung Bác

Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ đàm thoại cùng cô.

Trẻ đọc thơ

Cảm Nhận Ý Nghĩa Hình Ảnh “Lộc” Trong Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Của Thanh Hải

Ý nghĩa hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Thành Hải là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp và có nhiều đóng góp quan trọng đối với nền thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông nhẹ nhàng, đằm thắm như chính tâm hồn ông. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Thanh Hải. Bằng cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi. Trong đó, hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Cùng với hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” thì từ “lộc” có vai trò làm tăng thêm sức gợi cảm cho ý thơ:

“Mùa xuân người cầm súng giắt đầy quanh lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạ”

Đất nước và con người mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới. Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ.

Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước. Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. Câu thơ vừa là thực, nhiều nghĩa.

“Lộc” là lá biếc chồi non của cỏ cây. Lộc còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Người cầm súng giắt lộc để nguy trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.

Như vậy, hình ảnh lộc non là biểu tượng cho sức sống mới vươn lên. Lộc của lính là cành lá ngụy trang. Những cành lá ngụy trang biến thành lộc đầu mùa được mang đến theo từng bước chân người lính. Lộc mà người chiến sĩ mang đến cho chúng ta là xương máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà. Người lính biểu trưng cho những con người bảo vệ Tổ quốc và người nông dân là những con người tiêu biểu trong công cuộc xây dựng đất nước.

Hình thức sóng đôi hài hòa, âm hưởng câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân đối. Từ bàn tay người nông dân ” lộc trải dài nương mạ“. Bàn tay của ” người ra đồng ” tô điểm cho mùa xuân đất nước. Đôi bàn tay kì diệu của những người họa sĩ ấy đã vẽ nên những mảng xanh của niềm tin, hi vọng lên đất nước. Cũng như người cầm súng, lộc của người ra đồng mang đến cũng đáng trân trọng biết bao. Lộc mà người nông dân tặng là mồ hôi, là bát cơm gạo, là cơm no áo ấm. Người cầm súng, người ra đồng là hình ảnh rất tiêu biểu cho những con người đóng góp, cống hiến cả thân mình để làm nên mùa xuân Tổ quốc.

Hình ảnh “lộc” ở đoạn thơ vừa là những lộc non của cây lá mơn mởn sức sống ở những ngày đầu xuân vừa niềm vui thắng lợi của con người đang làm chủ đất nước. Mùa xuân đến, trong tâm hồn của con người cũng rộn vang niềm vui mới. Họ thấy tự hào và tin tưởng trong công việc mới, thấy có trách nhiệm đối với quê hương và tin tưởng ở ngày mai của dân tộc và đất nước.

Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, bài thơ thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: muốn “làm con chim hót”, muốn “làm một cành hoa”… Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa toả hương sắc, mang đến vẻ đẹp cho cuộc đời, như một “lộc” non xanh thắm thắm những ước mơ, niềm tin và khát vọng vĩnh hằng.

Những Hình Ảnh Ẩn Dụ Trong Bài Viếng Lăng Bác Của Viễn Phương

Qua bài thơ “Viếng Lăng Bác” của tác giả Viễn Phương cho ta thấy tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ hết sức tài tình, tuân theo quy luật thời gian.

Tình cảm của nhân dân đối với Hồ Chí Minh như thế nào, điều này không mới. Tình cảm đó vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Hồ Chí Minh vừa lớn lao vừa bình dị biết nhường nào.

“Viếng Lăng Bác” là nỗi niềm dồn nét kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà còn là tình cảm lớn lao của Đồng bào, chiễn sĩ, của nhân dân – những người giống như nhà thơ tuy chưa từng một lần gặp Bác.

Nhưng đã nghìn lần thấy Bác trong mơ, trong hoài vọng và lí tưởng cao đẹp nhất đời mình. Câu mở đầu bài rất giản dị, chân chất đã nói lên hoàn cảnh đến viếng thăm Bác của tác giả đồng thời cũng mở ra không khí trang nghiêm.

“Com ở miền nam ra thăm lăng Bác”

Miền Nam – mảnh đất quê hương mà sinh thời Bác Hồ đã đặc biệt giành tình yêu thương vô bờ bến. Bác đã nói “miền Nam luôn ở trong tim tôi”, là miền đất gian khổ “đi trước về sau”. Cách xưng hô con – Bác của nhà thơ Viễn Phương gợi lên sự gần gũi, thành kính. và điều đầu tiên nhà thơ bắt gặp là:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”

Cây tre tự bao đời nay chính là biểu tượng của đất nước, của con người Việt Nam ngay thẳng, thật thà. Hàng tre trùm bóng mát rượi bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao nhiêu sự chất phác:

“Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi”

Từ thời bình minh lịch sử nước nhà, có biết bao bị anh hùng đã lẫy tre làm vũ khí đánh giặc như Thánh Gióng,… trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, nhân dân Việt Nam đã làm gậy tầm vông cũng từ họ nhà tre.

Khởi nghĩa đã chiến thắng làm vang dội cả địa cầu. Bởi vậy, tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta.

“Ôi! hàng tre xanh Việt Nam Báo táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Hàng tre xanh là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn bên Bác và đứng canh giấc ngủ của Bác,… Trên cái nền hàng tre trong sương, nhà thơ miêu tả lăng Bác với những đoàn người nườm nượp đến viếng thăm mỗi ngày cùng lòng tôn kính đặc biệt:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân”

Điệp từ “mặt trời” đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho ta thấy sự ca ngợi ĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên còn mặt trời trong lăng là trái tim của Bác, người đã dành trọn cuộc đời cho dân, cho nước.

Cách so sánh rất sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Nhà thơ Viễn Phương đã khẳng định Bác Hồ là vầng thái dương rực rỡ soi lối đường chúng ta đi mà còn sưởi ấm trái tim mõi người.

Bác Hồ là đại diện cho con người Việt Nam. Owr Bác, chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp tinh túy và sâu sa. Đến với Bác không phải là đi mà là trở về, trở về với cội nguồn quê hương, với những tháng ngày thanh bình nào đó của dân tộc muôn đời, trở về với giấc mơ nào đó mà tuổi thành bình ấp ủ.

“Ngày ngày” là điệp từ chỉ thời gian, đó là sự việc trong đời sống luôn tiếp diễn ra và giường như đã trở thành quy luật. Hình ảnh những dòng người đi trong thương nhóe, kết tràng hoa vừa tả thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là hình ảnh đẹp thể hiện tấm lòng thành kính của người dân đối ới Bác.

Không chỉ vậy, phép tu từ ẩn dụ “kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân” thể hiện cuộc đời vì dân vì nước của vị lạnh tụ kính yêu. và để đền đáp công lao vĩ đại ấy là những bông hoa tươi thắm hiến dâng lên người. Từ bên ngoài đi vào trong lăng ta cùng nhà thơ với những giây phút nghẹn ngào. Ta không còn nhớ đến hình ảnh hàng tre hay mặt trời nào nwaxmaf lúc này trong ta chỉ có Bác, Bác là người nằm trong giấc ngủ vĩnh hằng.

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Nhà thơ sững sờ nhận ra một nỗi đau lớn: Bác mất thật rồi! Nhưng Bác – con người vĩ đại sẽ không bao giờ rời xa tổ quốc, rời xa dân tộc Việt Nam. Bác luôn sống trong lòng mỗi con người, luôn ủ ấm trái tim mỗi con dân Việt Nam. Và “giấc ngủ bình yên” ấy được bảo vệ, cho chở bởi “vầng trăng sáng dịu hiền” Nhắc đến trăng, ta chợt thấy Bác yêu trăng biết bao! giường như trong thơ của Bác, trăng là hình ảnh không thể hiếu:

Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trăng và Bác là đôi bạn tri kỉ, luôn luôn trò truyện cùng nhau trong những đêm tối ở chiến khu Việt Bắc.