Ý Nghĩa Bài Thơ Thăm Nhà Bà / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Giáo Án Thơ: Thăm Nhà Bà

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY Trường mầm non Hoa Hồng Nghĩa Tân

GIÁO ÁN (Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)

Đề tài : Thơ ” Thăm nhà bà ” Chủ đề: Gia đình Giáo viên : Vũ Thị Kim Oanh Lớp mẫu giáo bé C1

NĂM HỌC 2014 – 2015

GIÁO ÁN (Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ ) Chủ đề: Gia Đình

Đề tài : Thơ ” Thăm nhà bà “Loại tiết: Trẻ đã biết Đối tượng: Mẫu giáo bé C1Số lượng: 20 trẻThời gian: 15-20 phútNgày dạy : 13/11/2014 Người soạn : Vũ Thị Kim Oanh

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:1. Kiến thức:– Trẻ nhớ tên bài thơ “Thăm nhà bà” và tên tác giả “Như Mạo” – Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đến thăm bà nhưng bà đi vắng, bạn nhỏ thấy đàn gà đáng yêu đang chơi ngoài nắng, bạn đứng ngắm, cho gà ăn thóc rồi lùa đàn gà vào chỗ mát.– Dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ “Thăm nhà bà” 2. Kĩ năng: – Trẻ đọc diễn cảm bài thơ và thể hiện được tình cảm khi đọc thơ.– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ kỹ năng trẻ nói đủ câu, đủ ý.– Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của cô theo nội dung của bài thơ– Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chủ định của trẻ, phát triển khả năng cảm thụ thơ cho trẻ.3. Thái độ:– Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.– Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ – Giáo dục : Qua bài thơ trẻ biết yêu quí vâng lời ông bà cha mẹ , biết yêu thích và có ý thức chăm sóc vật nuôi trong gia đình II. CHUẨN BỊ:1. Đồ dùng dạy học:Đàn organ Đĩa nhạc bài ‘Đàn gà trong sân’Sa bàn, cây xanh , đàn gà con, gà mẹ , em búp bê, nhà, que chỉ2. Đội hình:Trẻ ngồi trên ghế đội hình chữ u

III. CÁCH TIẾN HÀNH:Nội dungHoạt động của côHoạt động của trẻ

Bước 1: Ổn định tổ chức:– Vào bài

Bước 2: Nội dung chính:* Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ

– Cô đọc diễn cảm lần 1:

– Cô đọc diễn cảm lần 2:

* Đàm thoại trẻ hiểu nội dung bài thơ

* Giáo dục trẻ:

* Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ:

– Cô đọc diễn cảm kết hợp với tranh (Đọc trên nền nhạc) – Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

Bài thơ “Thăm nhà bà” của nhà thơ nào?Cô khái quát: Bài thơ “Thăm nhà bà” ” của nhà thơ: Như Mạo

Cô đọc diễn cảm kết hợp sa bàn+ Bạn nhỏ đến thăm bà, bạn có gặp bà không? Bạn đã thấy điều gì?+ Câu thơ nào đã thể hiện điều đó?– Cô KQ trích dẫn: Đến thăm…… chơi ngoài nắng + Khi thấy đàn gà chơi ngoài nắng bạn nhỏ goi như thế nào?

+ Chúng mình cùng gọi gà nào?

– Khi bạn nhỏ gọi chúng mình thấy gà con chạy như thế nào?+ Trích dẫn : chúng lật đật chạy nhanh nhanh. Xúm vòng ……chiếp chiếp – Đàn gà con kêu thế nào không ?– Các con giả tiếng gà con kêu nào ! nghe thật đáng yêu thật giống chú gà con – Chú gà con đang mải miết nhăt gì ?– Bạn nhỏ giúp bà lùa đàn gà vào đâu! + Trích dẫn : Gà mải miết

Giáo Án Văn Học Đề Tài: Thơ Thăm Nhà Bà

GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI: Thơ ” Thăm nhà bà” Độ tuổi: Lớp ghép 3-4 tuổi Thời gian: 15-20 p I. Mục đích yêu cầu …

ĐỀ TÀI: Thơ ” Thăm nhà bà”

Độ tuổi: Lớp ghép 3-4 tuổi

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả

– Trẻ biết và hiểu được nội dung bài thơ

– Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ

– Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển thính giác cho trẻ

– Trẻ biết yêu quý, vâng lời và giúp đỡ ông bà

– Trẻ tập trung chú ý trong giờ học

– Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu bà”

– Cô đàm thoại nội dung bài hát :

+ Chúng ta vừa hát bài hát gì?

+ Trong bài hát nói về ai?

– Có một bạn nhỏ rất yêu thương bà của mình. Bạn đến thăm nhà bà nhưng không có bà ở nhà, bạn không về mà còn ở lại giúp bà lùa những đàn gà ngoài nắng vào mát đấy. Đó cũng chính là nội dung của bài thơ ” Thăm nhà bà” của tác giả “Như Mao” sáng tác mà hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình.

– Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh, giải thích nội dung.

– Cô đọc lần 3: Đọc với tranh chữ to, giải thích từ khó.

– Các con vừa đọc bài thơ gì?Của ai?

– Bạn nhỏ đến thăm ai?

– Bạn nhỏ thấy gì ở trước sân nhà bà?

– Khi gọi những chú gà thì đàn gà chạy thật nhanh và kêu như thế nào?

– Những chú gà mãi miết nhặt thóc ngoài sân thì bạn nhỏ đã giúp bà làm gì?

– Các con thấy bạn nhỏ có ngoan không?

– Ở nhà các con có thể làm việc gì để giúp ông bà, bố mẹ.

– Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.

– Mời nhóm bạn trai, bạn gái đọc thơ

– Cách chơi: Cô sẽ cho các con chọn một thẻ số. Vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh chạy về nhà của cô thì các con phải chạy thật nhanh về ngôi nhà có thẻ số giống thẻ số các con đã chọn.

– Luật chơi: Phải chạy về đúng ngôi nhà giống với thẻ số trên tay.

Lời Thơ, Ý Nghĩa Bài Thơ: Tết Đang Vào Nhà

Xuân sang Tết đến, Thành Trung Mobile xin gửi tặng các bạn bài thơ Tết đang vào nhà cùng với những lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn sâu sắc đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Lời bài thơ “Tết đang vào nhà” hay và tràn đầy ý nghĩa là món quà tinh thần tốt nhất dành tặng cho người thân và gia đình. Năm Canh Tý 2020 đang dần qua đi, năm Tân Sửu 2021 lại đến đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Mong rằng 2021 sẽ là một năm may mắn và thành công, luôn tràn đầy tiếng cười nhưng cũng không kém phần thử thách.

Chúc mừng năm mới

Lời bài thơ “Tết đang vào nhà”

Hoa đào trước ngõ

Cười tươi sáng hồng

Hoa mai trong vườn

Lung linh cánh trắng

Sân nhà đầy nắng

Mẹ phơi áo hoa

Em dán tranh gà

Ông treo câu đối

Tết đang vào nhà

Sắp thêm một tuổi

Đất trời nở hoa

Bài thơ “Tết đang vào nhà” của tác giả nào, có nội dung và ý nghĩa như thế nào?

Tác giả bài thơ “Tết đang vào nhà”

Bài thơ “Tết đang vào nhà” của tác giả Nguyễn Hồng Kiên.

Nguyễn Hồng Kiên là tiến sĩ sử học, nhà khảo cổ, nhà thơ, và còn là một blogger có tiếng trong và ngoài nước với bút danh Gốc Sậy. Thơ của ông nhẹ nhàng, thong thả mà đầy tràn đầy cái tình, cái tin yêu cuộc sống.

Ý nghĩa bài thơ “Tết đang vào nhà”

Tết đến luôn mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người, nhất là đối với các bạn nhỏ.

Bài thơ “Tết đang vào nhà” tuy ngắn gọn nhưng đã miêu tả rất chân thật những dòng cảm xúc ấy. Lời thơ giản dị, mộc mạc khiến các bé dễ dàng cảm nhận được không khí nhộn nhịp, vui tươi của ngày Tết đang đến gần. Các bé sẽ rất thích đọc bài thơ “Tết đang vào nhà”

Tác giả Nguyễn Hồng Kiên đã nhân hóa hình ảnh đào mai cười vui, rung rinh lên đón mùa xuân đang về để diễn tả sự hân hoan chờ đón mùa xuân mới trong bài thơ tết đang vào nhà.

Không khí Tết đang đến rất gần, mẹ tranh thủ trời nắng giặt những bộ quần áo đẹp để cả nhà có thể diện trong mấy ngày Tết, bạn nhỏ dán tranh gà – một loại tranh dân gian truyền thống của Việt Nam, còn ông thì đi treo câu đối. Ai nấy đều tất bật trang hoàng lại nhà cửa để đón năm mới. Tuy bận bịu nhưng tất cả đều tràn ngập niềm vui trong lòng.

Bài thơ “Tết đang vào nhà” khá ngắn gọn, vần, rất dễ dạy cho các bé mẫu giáo đọc và học thuộc lòng theo, nhất là khi các bé mẫu giáo còn nhỏ, khả năng ngôn ngữ nhiều hạn chế cũng như tính cách hiếu động, hay quên. Bên cạnh đó, lời thơ đơn giản, dễ hình dung giúp bé hiểu thêm ý nghĩa, cảm nhận rõ hơn về không khí Tết, biết được rằng khi hoa đào, hoa mai nở chính là dấu hiệu báo trước của một mùa Xuân, ngày Tết cổ truyền dân tộc đang đến rất gần trong bài thơ tết đang vào nhà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Cháu chúc tết ông bà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Ông và cháu treo tranh và câu đối ngày tết

Bài thơ “Tết đang vào nhà”

Hình ảnh: Mẹ tranh thủ phơi quần áo ngày nắng cho gia đình (Nguồn: internet)

Hình ảnh: Hai ông cháu cùng nhau trang trí cây đào ngày Tết (Nguồn: internet)

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Cây đào ngày Tết trước ngõ (internet)

Video đọc bài thơ tết đang vào nhà

Cung Chúc Tân Xuân Phước Vĩnh Cửu

Chúc Trong Gia Quyến Được An Khương

Tân Niên Lai Đáo Đa Phú Quý

Xuân Đến An Khương Vạn Thọ Tường

Bài thơ tết đang vào nhà.

Bài Thơ Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão Mang Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Nhà Thơ Đặng Hiển

Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua… Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Ấm áp cả gian nhà

Trong gia đình Việt Nam, người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời, đó là: trung hậu, đảm đang, thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, chăm lo cuộc sống hằng ngày chu đáo…

Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: “Hai chiếc giường ướt một – Ba bố con nằm chung”.

Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức.

Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: “Vẫn thấy trống phía trong – Nằm ấm mà thao thức”. Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: “Nghĩ giờ này ở quê – Mẹ cũng không ngủ được”.

“Cơn mưa dài” ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: “Thương bố con vụng về – Củi mùn thì lại ướt”. Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa – thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được.

Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.

Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: “Bố đội nón đi chợ – Mua cá về nấu chua”. Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con – Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh “Bố đội nón” thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.

Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố.

Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: “Thế rồi cơn bão qua – Bầu trời xanh trở lại”. Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà”. Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối “đòn bẩy” để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.