Ý Nghĩa Bài Thơ Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Lời Bài Hát Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt

Quê hương là chùm khế ngọt lyric

Nhạc sĩ sáng tác: Chưa biếtCác ca sĩ: Trang Anh Thơ ,Đàm Vĩnh Hưng,Minh Hòa,Nhã Phương,Mỹ Linh,Băng Di,Lưu Gia Bảo,Cẩm Ly,Vũ Bảo,Phạm Trọng Cầu,Long Nhật,Phương Loan,Tuấn Anh,Kiều Trâm,Trang Anh Thơ,Thanh Hà,Thanh Hằng,Châu Anh Trường,Thuỳ Trang,Mỹ Hạnh,Linh Trúc,Thanh Thanh Hiền,Quốc Đại,Khánh Duy,Phạm Phương Thảo,Kyo York,Trịnh Thế Phong,AsLan,Bích Hồng,NSND Thanh Hoa,Bích Phương,Thanh Hoa,Mỹ Tâm,Thu Hương,Thu Minh,Trọng Tấn,Thúy Vân,Ngọc Sơn,Hòa tấu,Mạnh Quỳnh,Xuân Mai,Quang Lý,Lưu Ánh Loan,Dương Hồng Loan,Hạ VânThời gian sáng tác: Ngôn ngữ chính của bài hát: Việt Nam

Cài làm nhạc chờ (trực tiếp)

Quê hương – Lời thơ: Đỗ Trung Quân Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông ĐK: Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá ngiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một Mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người

Tên bài nhạc chuông Ca sĩ

Về lời bài hát Quê hương là chùm khế ngọt

Lời bài hát Quê hương là chùm khế ngọt (Quê hương là chùm khế ngọt lyrics) được cập nhật đầy đủ tại tainhacchuong.org.Nếu bạn thấy lời bài hát Quê hương là chùm khế ngọt cũng như các thông tin về tác giả- nhạc sĩ sáng tác, ảnh bản nhạc, ngôn ngữ/ thời gian sáng tác hay ca sĩ thể hiện bài hát Quê hương là chùm khế ngọt không chính xác hoặc chưa đầy đủ, chúng tôi rất cảm ơn nếu bạn đóng góp qua gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website qua phần hỗ trợ trực tuyến.Ở phía dưới lời bài hát là danh sách nhạc chuông bài hát Quê hương là chùm khế ngọt, bạn cũng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm ở box phía trên theo từ khóa (“Quê hương là chùm khế ngọt”)

Khi bạn sử dụng thông tin về bài hát “Quê hương là chùm khế ngọt”, vui lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khóa tìm kiếm:Lời bài hát Quê hương là chùm khế ngọt, Lời bài hát Quê hương là chùm khế ngọt- Trang Anh Thơ ,Đàm Vĩnh Hưng,Minh Hòa,Nhã Phương,Mỹ Linh,Băng Di,Lưu Gia Bảo,Cẩm Ly,Vũ Bảo,Phạm Trọng Cầu,Long Nhật,Phương Loan,Tuấn Anh,Kiều Trâm,Trang Anh Thơ,Thanh Hà,Thanh Hằng,Châu Anh Trường,Thuỳ Trang,Mỹ Hạnh,Linh Trúc,Thanh Thanh Hiền,Quốc Đại,Khánh Duy,Phạm Phương Thảo,Kyo York,Trịnh Thế Phong,AsLan,Bích Hồng,NSND Thanh Hoa,Bích Phương,Thanh Hoa,Mỹ Tâm,Thu Hương,Thu Minh,Trọng Tấn,Thúy Vân,Ngọc Sơn,Hòa tấu,Mạnh Quỳnh,Xuân Mai,Quang Lý,Lưu Ánh Loan,Dương Hồng Loan,Hạ Vân, Quê hương là chùm khế ngọt Lyric, nhạc sĩ sáng tác bài hát Quê hương là chùm khế ngọt, Quê hương là chùm khế ngọt lời bài hát – tác giả bài hát khuyết danh, lyric Quê hương là chùm khế ngọt – composer khuyết danh Loi bai hat Que huong la chum khe ngot, Que huong la chum khe ngot Lyric, thoi gian sang tac Que huong la chum khe ngot, Que huong la chum khe ngot loi bai hat – tac gia- nhac si sang tac khuyết danh, lyric Que huong la chum khe ngot – khuyết danh writer

Tuyển Tập Các Bài Thơ Quê Hương Hay Và Ý Nghĩa Nhất

Home / Tin tức / Tuyển tập các bài thơ quê hương hay và ý nghĩa nhất

Các bài thơ quê hương hay nhất không nên bỏ qua

Quê hương là nơi gắn bó với chúng ta biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, là nơi chúng ta nô đùa với lũ bạn hàng xóm, những buổi chăn trâu cùng bạn bè hay những buổi tắm ao thả diều…Tất cả những hình ảnh thân thương ấy đều được các thi sĩ ghi lại và thể hiện bằng những lời thơ vô cùng cảm xúc.

Làng ta ở tận làng ta Mấy năm một bận con xa về làng Gốc cây hòn đá cũ càng Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay Cha ta cầm cuốc trên tay Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa Lưng còng bạc nắng thâm mưa Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì Không răng… cha vẫn cười khì Rượu tăm còn để dành khi con về Ngọt ngào một chút nem quê Cay tê cả lưỡi đắng tê cả lòng Gian ngoài thông thống gian trong Suốt đời làm lụng sao không có gì Không răng… cha vẫn cười khì Người còn là quý xá chi bạc vàng Chiến tranh như trận cháy làng Bà con ta trắng khăn tang trên đầu Vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa Đường làng cây cỏ lưa thưa Thanh bình từ ấy sao chưa có gì Không răng… cha vẫn cười khì Giàu nghèo có số nghĩ chi cho buồn Mẹ ta vo gạo thổi cơm Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù Nhà bên xay lúa ù ù Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào Lũ em ta vác cuốc cào Giục nhau bước thấp bước cao ra đồng Mồ hôi đã chảy ròng ròng Máu và nước mắt sao không có gì Không răng… cha vẫn cười khì Đời là rứa kể làm chi cho rầu Cha con xa cách đã lâu Mấy năm mới uống với nhau một lần… Ruột ta thắt mặt ta nhăn Cha ta thì cứ không răng cười cười Ta đi mơ mộng trên trời Để cha cuốc đất một đời chưa xong

Anh yêu lắm yêu quê mình nhiều lắm Những cánh đồng trải thảm rộng mênh mông Tím lục bình bềnh bồng nổi trên sông Khói bếp thơm vương nồng mùi rơm rạ Từng chiếc chòi được lợp bằng mái lá Đêm ra ngồi thả vó bắt cá tôm Ngó xa xa vài người eo buộc hom Xoi ếch nhái nơi đường mòn bờ ruộng Lòng chợt nhớ mùi mắm thơm cà cuống Chấm dưa cà hoặc rau muống cực ngon Mấy đứa trẻ nhà bên cười tươi giòn Nhắc thuở bé mình lon ton cũng thế Tối rủ nhau ra đầu làng ngồi kể Chuyện ở trường chuyện chú rể cô dâu Rồi thỉnh thoảng có đứa chêm một câu Giọng pha trò cười rung râu rụng rốn Có những hôm chơi cái trò tìm trốn Đứa lỡ quên ngủ luôn ở đống rơm Đứa thì đói chạy về nhà ăn cơm Mai mới đến lại đơm điều nói dối Phải nói rằng mình quả thật có lỗi Với làng quê với nguồn cội ông cha Bởi đã lâu chẳng thăm lại quê nhà Xin thứ tha thật lòng mong tha thứ.

Những bài thơ quê hương này luôn khiến cho chúng ta gợi nhớ về một thời gian đẹp đẽ khi còn ở bên cha mẹ và quê hương. Chỉ khi đi xa rồi chúng ta mới nhớ về một nơi tuy giản dị nhưng lại đầy ắp tiếng cười và nó vùng trời lưu giữ tất cả kỷ niệm tuổi thơ của ta.

About The Author

Quê Hương Là Gì Hở Mẹ?

P. NGUYỄN THÁI HỢP, GM[1]

Quê hương, Đất nước, Tổ quốc, Dân tộc, Quốc gia, Nước nhà, Nhà nước… những từ thật quen thuộc, nhưng cũng thật phức tạp và nhiều khi dị nghĩa. Đứng trên quan điểm lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và nhất là ý thức hệ người ta có thể đưa ra nhiều lối giải thích và lập trường đối nghịch nhau[2]. Chỉ cần đọc lại một số bài viết của người Việt hải ngoại cũng như ở trong nước suốt mấy thập niên vừa qua, tất sẽ rõ cái cảnh ” ông nói gà, bà nói vịt” hoặc ” râu ông nọ, cắm cằm bà kia “. Tùy theo quan điểm và chọn lựa chính trị, người ta đã đưa ra nhiều quả quyết triệt để, đối lập và thường khi gay gắt, khai trừ nhau …

Nhìn lại những vòng xoáy và cơn lốc lịch sử mà Dân tộc đã bị cuốn hút trong khoảng một thế kỷ qua, không ai không khỏi ngậm ngùi và chua xót. Thắng bại đã đem lại những gì cho Đất-Nước khi tàn cuộc và đã đóng góp như thế nào vào việclàm cho người dân Việt bớt khổ đau? Nhiều vết thương hình như vẫn chưa lành! Mỗi lần động đến vẫn còn rướm máu! Truyền thống và những kinh nghiệm đau thương trong quá khứ sẽ là động lực hay sức cản cho công cuộc hội nhập, cũng như hiện đại hóa Đất nước? Việt Nam sẽ can đảm đồng hành với nhân loại trong ngàn năm thứ ba, hay cứ ôm ấp mãi một thứ “chủ nghĩa dân tộc khép kín”, bế quan tỏa cảng như các vua nhà Nguyễn thuở xưa?

1. Quê hương là gì hở mẹ?

Tôi rời Việt Nam sang Thụy sĩ năm 1972, vào giai đoạn “mùa hè đỏ lửa” và chiến cuộc tại Việt Nam ngày càng tăng tốc. Dự định sẽ trở lại quê hương khoảng 4 hay 5 năm sau đó. Nào ngờ thời cuộc xoay vần nên cứ phải đi, đi mãi, mà vẫn chưa thấy rõ ngày về! Suốt dọc thời gian dài sống nơi đất khách quê người, đã nhiều lần tôi phải thay đổi vùng văn hóa, thường xuyên bay vòng quanh thế giới và từ năm 1994 hầu như hàng năm vẫn trở về thăm quê hương. Thế mà, không hiểu tại sao mỗi lần máy bay xuống thấp và lượn vòng để chuẩn bị đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, từ trên cao nhìn xuống thấy ruộng đồng quê hương thấp thoáng sau khung cửa hẹp… tự dưng lòng cứ nao nao, xúc động lạ thường…

Quê hương là gì hở mẹ? Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Thân mẫu tôi đã từ trần. Mà dù còn sống thì chắc chắn cũng không đủ khả năng và minh mẫm để trả lời những câu hỏi đó. Nhưng nhà thơ Đỗ Trung Quân đặt câu hỏi và chính ông đã đưa ra câu trả lời rất gợi hình, bằng lời thơ ngọt ngào :

Quê hương là chùm khế ngọt, Cho con trèo hái mỗi ngày. Quê hương là đường đi học,Con về rợp bướm vàng bay. Quê hương là con diều biếc, Tuổi thơ con thả trên đồng. Quê hương là con đò nhỏ, Êm đềm khua nước ven sông.Quê hương là vòng tay ấm,Con nằm ngủ giữa đêm mưa. Quê hương là đêm trăng tỏ, Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương là nơi “chôn nhau cắt rốn”. Vùng đất ghi đậm bao kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ, là nơi ông bà tổ tiên an giấc ngàn thu và cũng là nơi chúng ta chào đời, khôn lớn, thành người. Hơn thế nữa, Đất Nước, Quê hương nói cho cùng đâu phải chỉ là đền đài, lăng miếu, núi rừng hay danh lam thắng cảnh, mà trước hết và trên hết là những người thân yêu: cha mẹ, ông bà, tổ tiên… Quê hương đó thử hỏi có ai không yêu, không thương, không nhớ. Chính vì :

Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôi.

Ôi quê hương !Dây tơ tình mỏng mảnhtrói hình hài trong ý nghĩa thiêng liêng.

Có những con đường, những khu phố, làng mạc, thôn xóm hay cảnh vật… khách quan mà nói chẳng có gì đặc sắc khiến chúng ta phải thương, phải nhớ … Nhưng không hiểu sao mỗi lần đã sống hay đã ít nhiều gắn bó, thì bỗng nhiên trở thành thân thiết. Ta không thể dễ dàng rũ áo ra đi, mà không bịn rịn, nuối tiếc.

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn.

Hai câu thơ trên của Chế Lan Viên cứ vang vọng và lắng sâu mãi trong tâm hồn những người sống xa quê hương. Đúng vậy, nhiều vật vô tri vô giác, những vùng đất khô cằn không tên tuổi, những chiếc cầu tre, những con suối nhỏ, cây phượng vĩ, dàn hoa giấy, khu phố đìu hiu … một lúc bất ngờ nào đó, bỗng ” hóa tâm hồn “, sống động và lưu luyến mãi trong lòng người ra đi.

Trong thời gian sống tại Mỹ châu Latin, một đôi lần được đón nhận những cử chỉ thân tình và sự tiếp đãi nồng hậu của người dân bản xứ đã làm tôi cảm động thực sự, đến nỗi có lần tôi đã nghẹn ngào nói với họ: tôi yêu mến vùng đất đó như ” quê hương thứ hai” . Niềm tin Kitô giáo và sứ vụ dấn thân của cuộc đời linh mục đã thúc đẩy tôi lựa chọn vùng đất ấy, một vùng đất mà theo lối nói của thi sĩ César Vallejo, ” đau khổ và chết chóc tăng theo tốc độ sáu mươi phút trong một giây”, nhưng rất năng động và đầy ắp tình người.

Khi hay tin tôi đã chọn lựa Mỹ châu Latin làm quê hương thứ hai, một số thân nhân và bạn hữu ầm ỹ góp ý kiến. Vài người đề cao ý thức dấn thân, nhưng đại đa số kịch liệt phản đối. Có những lần tôi đã trả lời một cách cao ngạo: Tôi sẽ sống chết với quê hương này. Một người bạn vong niên và từng trải, mỉm cười nói: “Anh chỉ có thể tự nguyện ở trọ dài hạn nơi đó thôi, ở trọ ngay chính trong ý thức chọn lựa của anh”. Không ngờ câu nói trên đã thành sự thực. Sau 15 năm dấn thân hoạt động, cuối cùng tôi đã giã từ Mỹ châu Latin với nhiều luyến tiếc … để có thể tiến gần về Quê Mẹ hơn.

Trong bài thơ ” Độ Tang Càn ” (Qua sông Tang Càn), Giả Đạo, một thi sĩ đời Đường, đã diễn tả thật sắc nét nỗi lòng của kẻ tha hương bằng lời thơ giản dị, nhưng rất sâu sắc. Có lẽ phải kinh qua cuộc sống tha hương mới cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa tinh tế của nó.

Khách xá Tinh Châu dĩ thập sươngQuy tâm dạ ức Hàm DươngVô đoan cánh độ Tang Càn thủyKhước vọng Tinh Châu thị cố hương.

Thi sĩ Tản Đà đã dịch như sau :

Tinh châu đất khách trải mười hè,Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê.Qua bến Tang Càn, vô tích nữa,Tinh châu ngoảnh lại đã thành quê.

Giả Đạo sinh quán tại Hàm Dương, nhưng phải lưu lạc nơi đất khách quê người. Trong mười năm sống ở Tinh Châu lòng ông vẫn canh cánh nhớ về quê cũ Hàm Dương. Nào ngờ, ngày giũ áo ra đi, đặt chân lên bến Tang Càn, lại chợt nhớ Tinh Châu, quê hương thứ hai của mười năm tha hương. Tuy nhiên, Tinh Châu ở đây chỉ là Tinh Châu của mười năm hoài vọng quê hương. Cho nên, nói cho cùng, nhớ Tinh Châu mà thực ra đâu phải là nhớ Tinh Châu. Chẳng qua chỉ là nhớ nỗi nhớ nha khi ở Tinh Châu.

Thời gian đầu xa quê, nhiều đêm thao thức trằn trọc mãi mà không sao dỗ được giấc ngủ. Thông thường lòng hoài hương bộc lộ mãnh liệt nhất vào những dịp lễ lớn hay những lúc năm cùng tháng tận[3]. Tuy nhiên, nhiều khi nó cũng đến thật bất ngờ và bất chợt, bởi vì, như Huy Cận hay ai đấy đã viết:

Lòng quê dờn dợn vời con nước không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Đầu năm 1980, tôi rời Âu châu để đi Mỹ châu Latin. Hôm đó, ngoài trời tuyết rơi man mác làm tăng thêm nỗi buồn và nỗi niềm cô đơn. Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, tôi mất liên lạc với mẹ già và người thân, gia đình kẻ ở người đi, lưu lạc nhiều phương trời. Bây giờ, chính bản thân tôi lại đơn thương độc mã đi đến một chân trời rất xa lạ, không thân nhân, không cả người quen. Đã từ lâu lắm tôi không khóc, nhưng hôm đó bỗng dưng nước mắt chạy quanh.

Sau này, những đêm mất ngủ, nằm nghe mưa rơi ở một nơi xa xăm nào đó của Mỹ châu Latin, cảm thấy vừa nhớ nhà, vừa nhớ những tháng ngày buồn bã tại Âu châu, vì phải mòn mỏi trông chờ tin tức gia đình. Đến khi từ giã Mỹ châu Latin để đi Canada, rồi trở sang Ý thì lại càng nhớ cái ” quê hương thứ hai” này hơn. Phải chăng đó là giai đoạn có nhiều kỷ niệm đẹp và đồng thời cũng là thời gian nhớ quê hương da diết nhất. Bây giờ một đôi khi không những nhớ quê hương mà còn nhớ ” những cố hương” của lòng hoài vọng quê hương. Từ đó, mỗi lần đọc lại bài thơ của Giả Đạo càng cảm thấy thấm thía. Đúng như cụ Nguyễn Du đã viết ” đoạn trường ai có qua cầu mới hay “.

Hiện nay, mặc dù tóc đã ngả màu muối tiêu, nhưng ra như tôi vẫn nghe văng vẳng đâu đây lập luận dễ thương của cậu bé Enricô trong “Tâm Hồn Cao Thượng”: “Tại sao anh yêu xứ sở của anh? Câu hỏi ấy chẳng làm nẩy nở trong óc tôi biết bao nhiêu câu trả lời hay sao? Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy; vì nguồn máu trong mạch của tôi đều là của người; vì trong khu đất thánh kia đã chôn tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng; vì đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi học, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn sống chung với tôi, cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc chung quanh tôi, tóm lại tất cả những sự vật mà tôi trông thấy, tất cả những gì mà tôi yêu, tất cả những cái mà tôi quí, nhất nhất đều thuộc về xứ sở tôi cả”.

Thi hào R. Tagore từng sống nhiều năm lưu vong và cũng đã viết lên những nhận định sâu sắc về tình hoài hương: “Với tôi, lòng hoài hương của mỗi người không phải chỉ đơn thuần nhớ về thành quách, lâu đài, non cao, bể rộng, mà chính là những mảnh hồn nhỏ, đầy ắp kỷ niệm của một thời thương nhớ”. Thật vậy, đối với nhiều người Việt Nam tha hương, những “mảnh hồn nhỏ” này có thể là quê cha đất tổ, là ngôi trường cũ, là những kỷ niệm thưở thiếu thời, là tiếng ai đó rao hàng giữa đêm khuya hay hình ảnh người mẹ già mòn mỏi trông chờ, hoặc người cha từng giờ đợi con, người vợ, người chồng, người chị, đứa em và bao nhiêu khuôn mặt yêu thương khác…

2. Đất nước, Quốc gia, Dân tộc, Nhà nước

Người Việt Nam thường gọi quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn và sinh thành của mình, bằng nhiều từ quen thuộc và rất thân thiết : Đất – Nước, Non sông, Quốc gia, Dân tộc, Quê cha, Đất mẹ… Đây là Đất nơi người dân trồng cấy và sinh cơ lập nghiệp, là Nước nuôi cây lúa của một dân tộc theo nghề trồng lúa nước. Đất – Nước này cụ thể là gò đất, mảnh vườn, thửa ruộng, bờ đê, luỹ tre, mái tranh, bếp lửa, con đường, dòng sông, dãy núi… Chính Đất – Nước này giao hoà với nhau không những đã thành nơi sinh sống, mà còn hoá thành sự sống, thành cơm gạo, xóm làng, tình nghĩa, tâm tình, bản sắc của cả một dân tộc.

Như vậy, quê hương, non sông, đất nước không phải chỉ là cái gì thuần túy lý thuyết hay tinh thần, từ trên trời rơi xuống, nhưng là một thực tại khách quan, hết sức cụ thể, vật chất, máu mủ… Đây chính là Tổ quốc, nghĩa là mảnh đất do tổ tiên để lại. Đây là nơi tôi chào đời, khôn lớn, thành người, nhưng đồng thời cũng là nơi quê cha đất tổ hay quê nhà, đất mẹ. Chính nơi đây ông bà tổ tiên đã an giấc ngàn thu và rất có thể đó cũng là nơi một ngày kia chúng ta sẽ trở về khi từ trần, tạ thế.

Người ta cũng thường dùng khái niệm Quốc gia để phiên dịch chữ “nation” và mang một ý nghĩa na ná như Tổ quốc, nhưng đặt nổi khía cạnh văn hóa, xã hội và chính trị. Thật vậy, chỉ có Quốc gia khi những người sống trên cùng một lãnh thổ ý thức được gia sản tinh thần chung, một nếp sống riêng và quyết tâm tạo một Nhà nước độc lập. Như vậy, Quốc gia vừa chỉ quê cha, đất tổ, vừa bao hàm ý chí cùng nhau xây dựng một cơ cấu chính trị – xã hội riêng, mặc dù nhiều khi không có chung tôn giáo, chủng tộc hay ngôn ngữ.

Những di sản tinh thần, lễ giáo, tập quán, phong tục, đường lối ứng xử, nếp sống… hun đúc từ hàng bao thế kỷ thường được coi là gia sản văn hóa riêng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên không bao giờ có thể đồng hóa chúng với một bảo tàng viện. Vì vậy, một quốc gia không thể tồn tại nếu thiếu vắng tương giao quốc tế và ý chí cùng nhau xây dựng một cộng đồng thế giới văn minh. Chủ trương “bế quan tỏa cảng” đã để lại những hậu quả đau thương cho dân tộc và là một trong những nguyên nhân của tình trạng tụt hậu hiện nay.

Khái niệm Dân tộc cũng tương đồng với khái niệm Quốc gia hiểu theo nghĩa ở trên. Dân tộc là một thực tại lịch sử, chứ không thuần túy là một thực tại tự nhiên, bởi vì dân tộc chỉ khai sinh khi có một lãnh thổ và cộng đồng những con người chấp nhận vai trò của một Nhà nước thống nhất, mà có người gọi là ” Nhà nước – Dân tộc”. Nói rõ hơn, dân tộc chỉ xuất hiện khi xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển về lãnh thổ, kinh tế, chính trị, văn hóa nào đó. Các yếu tố chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục… có thể củng cố thêm tình đoàn kết và đẩy mạnh việc phát triển dân tộc, nhưng không phải là yếu tố quyết định, vì có những dân tộc xây dựng trên nguyên tắc đa chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo. Đứng trên quan điểm này, một số học giả cho rằng dân tộc Việt Nam chỉ hình thành kể từ giữa thế kỷ X, khi đất nước đã thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc và bắt đầu thời kỳ tự chủ.

Tình yêu quê hương cũng như tình tự dân tộc có thể dẫn đến chủ nghĩa ái quốc hay chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đây là một thứ ý hệ có chủ đích vĩnh viễn hóa các thực tại dân tộc và khuyếch đại, thần thánh hóa những gì được coi là giá trị đặc thù, bản sắc hay tinh hoa của một dân tộc. Nhà cầm quyền thường sử dụng chủ nghĩa dân tộc này theo những mục tiêu mang tính chất quyền lực: để đoàn kết nhân dân, tập hợp các lực lượng hầu thống nhất dân tộc, để đương đầu với ngoại xâm hay để đánh bại những thành phần đối lập trong nước. Trong lịch sử nhân loại hiện đại, chủ nghĩa dân tộc khép kín đã làm chảy không biết bao nhiêu máu và nước mắt. Những kế hoạch thiêu sống của Đức quốc xã trong thời đệ nhị thế chiến hay các cuộc thảm sát ở Ruganda, Kosovo, Đông Timor… vào cuối thế kỷ 20 là những dẫn chứng hiển nhiên và gần gũi nhất.

Theo Lữ Phương, “cũng là những thực tại lịch sử, nhưng dân tộc hình thành lâu dài và ổn định hơn chủ nghĩa dân tộc. Cũng phát xuất từ một dân tộc, nhưng tùy theo mỗi thời kỳ, tùy theo những phát hiện mới về bản thân thực tại dân tộc, sẽ có những chủ nghĩa dân tộc khác nhau ra đời. Chủ nghĩa dân tộc vì thế không phải là hiện thực về dân tộc: có nhiều ý thức hệ khác nhau về dân tộc, vì vậy nó thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Chủ nghĩa dân tộc thường ra đời vào những khúc quanh của cuộc sống dân tộc: khi dân tộc đang hình thành, đang đấu tranh bảo vệ sự tồn tại của nó, hoặc đang trên đà bành trướng, đặc biệt trong những lúc có chiến tranh với các thế lực bên ngoài. Ít khi chủ nghĩa dân tộc tồn tại riêng rẽ, nó thường quyện vào những thứ ý thức hệ về tôn giáo, về chủng tộc để tạo thêm sức mạnh”.

Ông cho rằng nếu so sánh cách lập luận về chủ nghĩa dân tộc của một số nhà lý luận tại Việt Nam hôm nay với “cung cách ăn nói, viết lách của những nhà cầm quyền phong kiến thời xưa, chúng ta sẽ thấy sự giống nhau nhiều lúc thật y như khuôn đúc: chỉ có ta là nghênh ngang một cõi, ngoài ra đều là bọn di dương, bạch quỷ, tà đạo (…). Cái ý thức hệ gọi là “Mác – Lênin” mà những nhà lý luận cộng sản coi là “tất yếu” để đưa đất nước vào con đường hiện đại hóa đích thực thật sự chỉ là một trong những sản phẩm cực đoan và ảo tưởng nhất của phương Tây, và dưới cái dạng du nhập của nó vào Việt Nam, nó không khác gì với cái ý thức hệ cầm quyền mà những nhà Nho trước đây đã mượn của Trung Hoa làm cái của mình: đó chỉ là một cái thay thế về danh nghĩa”.

Cuối cùng, khái niệm Nhà nước tương đối mới, được xử dụng để chỉ một cơ cấu pháp lý hay một tổ chức pháp quyền nhằm giải quyết vấn đề chung sống trong xã hội. Xét như cơ quan pháp lý tối cao của xã hội, Nhà nước cũng là một cơ quan quyền lực. Khi cần Nhà nước có quyền dùng sức mạnh hợp pháp (cảnh sát, công an, quân đội…) để thi hành luật pháp và đảm bảo công ích. Tuy nhiên, trong thế giới tân tiến hôm nay, quyền lực của Nhà nước phải là một quyền lực khách quan dựa trên yếu tố pháp lý và lấy Hiến pháp làm nền tảng. Đây là những nguyên tắc pháp lý căn bản và khách quan mà chính các nhà cầm quyền cũng phải tôn trọng.

3- Câu chuyện dài phức tạp

Trong mấy thế kỷ vừa qua, các nhà tư tưởng đã đưa ra nhiều mô hình Nhà nước nhằm trả lời cho những thách đố về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của nhân loại. Cho đến nay, chẳng ai có thể chứng minh mô hình nào hoàn hảo, lí tưởng, thích hợp cho mọi thời, mọi nơi. Nói cho cùng, tất cả chỉ là phương tiện và luôn mang tính thời gian. Trên hành trình dài của nhân loại, rất có thể vào một lúc nào đó mô hình này hay biện pháp nọ đem lại kết quả khả quan, nhưng khi hoàn cảnh thay đổi, những giải pháp cũ không còn hợp thời hay hữu dụng nữa thì đương nhiên phải thay thế. Nhà Lý, nhà Lê, nhà Trần, nhà Nguyễn đã tiếp nối nhau đi vào quá khứ. Các chủ nghĩa hay thể chế khác rồi ra cũng không thoát khỏi qui luật đào thải tự nhiên đó. “Quan nhất thời, dân vạn đại”, người xưa vẫn thường nói thế.

Nhưng mặt khác cũng không thể chấp nhận thái độ “giận cá chém thớt”: vì bất đồng quan điểm chính trị với nhà cầm quyền hiện tại, mà nhất quyết chủ trương đoạn tuyệt với quê hương. Có những người đã đi từ thái độ đối lập chính trị đến chủ trương hô hào cấm vận, chống bang giao, chống tự do mậu dịch giữa Mỹ với Việt Nam. Một vài cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã không ngần ngại liên kết chủ trương “chống Cộng” với việc tẩy chay hàng hóa của đồng bào trong nước hay tuyệt đối chống những chương trình yểm trợ cho đất nước, thay vì đáng lẽ ra cần tích cực yểm trợ và đặt ưu tiên.

Trong viễn cảnh đó, chuyện Quê hương, Đất nước, Dân tộc, Quốc gia, Nước nhà, Nhà nước… trở thành câu chuyện dài phức tạp và nhiêu khê. Đàng sau hình ảnh ” quê hương” và ” đất nước” hiền dịu và thân thương ấy là dân tộc Việt Nam, oai hùng và bi thảm, với nhiều đau thương, gian khổ nhưng cũng rất nặng tình, nặng nghĩa. Từ đó, quê hương đâu phải chỉ là quê hương xinh xinh, êm đềm, thơ mộng của tuổi thơ, mà còn bao gồm tất cả chiều kích văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội, kinh tế… với bao nhiêu kinh nghiệm và kỷ niệm đau thương. Tất cả những yếu tố đó kết tụ lại, đan xéo, chồng chéo, giằng co nhau, làm cho nhiều người Việt Nam trong giai đoạn qua vừa hãnh diện vừa mặc cảm về đất nước mình.

Người nông dân Việt Nam ngày xưa thường chỉ quanh quẩn chung quanh lũy tre làng và ít ai muốn chết bên ngoài quê hương của mình. Vậy mà cuối cùng, vì hoàn cảnh và vì thời cuộc, hàng vạn, hàng triệu người phải bỏ quê cha đất tổ ra đi. Nếu như trước đây một số người cực lực lên án cuộc di cư 1954 là phản động, phản dân tộc thì làn sóng tị nạn ồ ạt sau 1975 đã làm cho nhiều người phải nghiêm chỉnh suy nghĩ về mối tương quan giữa chính trị với nhân quyền, giữa vai trò của Nhà nước với nhân phẩm và quyền lợi của người dân.

Nhìn lại giai đoạn khủng hoảng trầm trọng vào 1975 -1985, chính bác sỹ Nguyễn Khắc Viện cũng phải công nhận một thực tế đau xót về về vấn đề kinh tế – xã hội – chính trị. “Sản phẩm nông nghiệp, kỹ nghệ, tiểu công nghệ giảm sút trầm trọng, chợ đen được đặc biệt ưu đãi do cơ chế một thị trường kép -thị trường tự do song đôi với thị trường qui định theo giá cả của Nhà nước- trải rộng thật nhanh ảnh hưởng tiêu cực của nó. Lạm pháp tăng vùn vụt, một mặt gây nên tình trạng bần cùng hóa nhanh chóng của nhiều tầng lớp trong nhân dân, đặc biệt giới công chức và công nhân của các xí nghiệp quốc doanh, mặt khác làm giàu nhanh chóng cho một thiểu số buôn lậu, cán bộ thoái hóa. Dân chúng ngày càng bất mãn và tính hợp pháp của chế độ bắt đầu bị xói mòn(…) Chỉ trong mấy năm, một triệu rưỡi người bỏ nước ra đi, cộng đoàn hải ngoại tạo thành một yếu tố đích thực mới lạ trong lịch sử dân tộc Việt Nam”.

4- Nhãn quan thời đại

Quan niệm Nhà nước – Quốc gia, từng là nền tảng của cơ cấu chính trị trong những thế kỷ trước, hôm nay đang nhường bước cho một quan niệm chính trị mới mang tính toàn cầu hơn. Tổ chức đóng kín cố cựu dựa trên mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi văn hóa đang lùi bước trước những cơ cấu tổ chức mới có tính vùng, miền, lục địa hay hoàn cầu. Hiện tượng đa văn hóa, những tiến triển về khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, toàn cầu hóa kinh tế, việc nổ bùng phong trào di dân đang khai mở viễn tượng một “làng thế giới” và một “gia đình nhân loại”. Người dân các nước chậm tiến đang được giải thoát dần dần khỏi sự ức chế và đóng kín của “Nhà nước – Quốc gia” để trở thành công dân của vùng, của lục địa hay thế giới.

Ngày xưa, Hegel đã thần thánh hóa Nhà nước khi quan niệm nó như ” tinh thần tự-phát-triển thành hình thức và tổ chức như chúng ta đang nhìn thấy”. Nhà nước là cơ chế trong đó “đạo đức tính” được thể hiện dưới dạng thức cao nhất, nghĩa là một tổng hợp giữa luật lệ (pháp chế ngoại tại) và luân lý (luật nội tại). Do đó, Nhà nước có quyền tối cao trên mỗi cá nhân; ngược lại, nghĩa vụ tiên quyết của mỗi cá nhân chính là chu toàn bổn phận của một người dân.

Theo quan điểm của phái nhân bản, chính con người mới có giá trị tối thượng, chứ không phải Quốc gia, Dân tộc, Nhà nước hay bất cứ một cơ cấu chính trị nào khác. Nếu nhìn lại lịch sử cận đại bằng cặp mắt không định kiến, chắc hẳn người ta phải thừa nhận rằng nhờ xác tín vững mạnh và sự kháng cự kiên cường của những người tranh đấu cho nhân quyền mà hôm nay nhiều người đã chính thức thừa nhận lý tưởng nhân quyền là ” chân trời đạo lý của thời đại ” (Robert Balinter).

Giáo huấn xã hội của Công giáo cũng không nhìn nhận quốc gia như mục tiêu tối thượng của cuộc sống. Con người có những quyền lợi tự nhiên và một sứ mệnh vượt trên thực tại thế trần, mà chính quốc gia phải tôn trọng. Nếu người Do Thái thời xưa thần thánh hóa luật giữ ngày “hưu lễ”, biến nó thành bất khả xâm phạm và nhiều khi còn đặt nó trên cả con người, Đức Kitô, trái lại, đã thẳng thắn và cương quyết xác định mối tương quan giữa con người với lề luật như sau: ” Ngày sabát vì con người, chứ không phải con người vì ngày sabát”. Nói cách khác, cơ cấu chính trị, luật pháp, văn hóa… chỉ có ý nghĩa trong viễn tượng phục vụ và làm triển nở con người. Không thể đảo lộn mức thang giá trị để biến hay bắt con người làm vật hy sinh cho những cơ chế đó.

Giáo chủ Gioan Phaolô II đúc kết ngắn gọn như sau: “Theo truyền thống chung, người ta xếp các quyền của con người thành hai loại, một bên là các quyền công dân và chính trị, và bên kia là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Các hiệp ước quốc tế bảo đảm hai loại quyền này, cho dù với những cấp độ khác nhau. Kỳ thực, các quyền của con người liên kết chặt chẽ với nhau, vì chúng diễn tả các chiều kích đa diện của cùng một chủ thể duy nhất là con người. Cổ võ tất cả các loại nhân quyền là bảo đảm thật sự việc tôn trọng trọn vẹn mỗi một loại nhân quyền. Bảo vệ tính phổ quát và bất khả thay thế của nhân quyền là điều kiện cần thiết để xây dựng một xã hội hòa bình và để phát triển toàn diện các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia”.

Bản “Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc đã xác định rõ rệt: “Mọi người đều có quyền tự do đi lại, tự do chọn nơi cư trú trong mỗi nước. Mọi người đều có quyền rời khỏi bất cứ nước nào, kể cả nước mình, và có quyền trở về nước mình” (điều 13). Chính vì thế, khi quê hương không còn là vùng đất sống hay không đủ khả năng nuôi sống người dân, mỗi người có quyền tìm một vùng đất khác để bảo vệ mạng sống và phát triển con người toàn diện.

Trong mấy thập niên vừa qua, vì hoàn cảnh, nhiều người Việt nam phải rời quê cha đất tổ để đi tìm… đất sống. Rất có thể nhiều người là “những đứa con phải rời xa Tổ quốc” và ” chỉ sống nửa tâm hồn “, nhưng họ đã bắt buộc phải lựa chọn ra đi, ngậm ngùi nuốt nước mắt mà đi. Đối với một số người khác, ra đi là cơ hội ngàn vàng để thoát khỏi cảnh nghèo đói tích lũy từ bao đời. Một ông Việt kiều nào đó tại Nga mạnh dạn đặt vấn đề và thẳng thắn nói lên lý do chọn lựa của mình:

Có lẽ nhiều người sẽ “nổi đóa” đòi xử trảm hay bỏ tù tác giả bài thơ “Đi đi em”, một thứ văn học dân gian mới, phóng tác từ thơ Tố Hữu. Mặc dù không hoàn toàn tán đồng quan điểm của bài thơ, nhưng bản thân người viết suốt dọc những năm dài tha hương, rất nhiều lần đã cảm thấy thấm thía cái thân phận làm người Việt Nam “đi đến đâu cũng bị rầy la xua đuổi”. Cho dù có giấy mời, giấy giới thiệu, cộng thêm tư cách giáo sư và cái “mác” linh mục, nhưng với quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam, suốt hai thập niên 1980 – 1990, tôi vẫn phải nhẫn nhục van xin và chờ đợi dài cổ mới xin được visa. Nhiều lần cũng bị các Sứ quán ngoại quốc từ chối khéo hay rầy la xua đuổi thực sự.

Nhưng có lẽ oan nghiệp và trắc trở còn nhiều hơn khi muốn trở về quê hương của mình. Trước đây, mặc dù có hộ chiếu Việt Nam, nhưng xin thị thực về nước là chuyện trần ai, hầu như là một ân huệ, mà Nhà nước thường ban nhỏ giọt cho một số người nào đó thôi. Không biết trong thế giới tân tiến hôm nay còn bao nhiêu nước đòi hỏi công dân của mình phải xin thị thực mỗi lần trở về quê hương?

Từ cuối thập niên 90′, Nhà nước đã hủy bỏ việc xin thị thực xuất nhập cảnh cho các công dân Việt Nam hiện sống tại hải ngoại. Trên nguyên tắc, các công dân Việt Nam cũng có thể xin về sống trong nước, nhưng trong thực tế mấy ai vượt qua những thủ tục phiền hà và phức tạp hiện tại? Bao giờ người công dân Việt Nam mới được tự do trở về định cư nơi chính quê hương của mình?

Hồi nhỏ, đọc Thánh Kinh và lịch sử thế giới, tôi cảm thương cho thân phận lưu đày của người Do-thái. Sau này, mỗi lần nghĩ đến số phận người Việt tha hương, tôi lại băn khoăn tự hỏi không biết người Việt tha hương có cái gì tương tự với số kiếp lang bạt của người Do-thái hay không? Và chợt nhớ bài thơ “Chuyện buồn” của Tế Hanh:

Những rắc rối về di chuyển và cư trú nghĩ cho cùng thực ra cũng chỉ là chuyện nhỏ và phụ thuộc thôi. Còn bao chuyện lớn và đau nhức khác. Đôi lúc người viết cũng băn khoăn tựhỏi ” có phải làm người Việt Nam là một kiếp nợ nần ? ” Giả sử phải tái sinh làm người và được tự do lựa chọn, chưa chắc tôi dám chọn làm người Việt Nam trong giai đoạn này. Nhưng dù sao mảnh đất mang hình chữ S đã là quê hương của tổ tiên và của chính bản thân, cộng thêm tư cách một tu sĩ đã cam kết dấn thân phục vụ những nơi cần đến sự hiện diện của mình hơn cả, cho nên dù khó khăn trắc trở đến đâu, tôi vẫn kiên trì giữ quốc tịch Việt Nam bao lâu có thể và sẽ nhất quyết trở về miền đất mẹ, khi hoàn cảnh cho phép.

Nhưng tại chính quê hương, giữa thời đổi mới, nhiều lần tôi vẫn còn ngờ ngợ, nửa mơ nửa thật. Nhiều lần giật mình hốt hoảng… không hiểu mình đang ở nơi đâu! Có những đêm nghe tiếng chó sủa hay tiếng đập cửa từ đâu vọng lại, giật mình thức giấc… hoảng sợ… cứ ngỡ lại thêm một lần nữa công an đến xét giấy. Từ năm 1995, tôi thường xuyên trở về Việt Nam. Thế mà, hầu như lần nào cũng vậy, chỉ khi máy bay đã cất cánh, bỏ lại quê hương xa mờ… sau khung cửa hẹp… tôi mới thực sự cảm thấy nhẹ nhõm và an tâm. Phải chăng như Lê Bi đã viết:

Giữa tổ quốc tôi vẫn mất mình và ngờ ngợ như người vô tổ quốc.

[1] Trích từ Giá trị đạo đức trong cơn lốc thị trường, Houston, 1999, với một vài bổ túc nho nhỏ.

[2] Xem chẳng hạn, B.C. Shafer, Le Nationalisme, Mythe et Réalité, Payot, Paris, 1964 ; Trần Văn Giàu, Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước, NXB Văn Nghệ, Tp. HCM, 1983; Bàng Bá Lân, Hương Hoa Đất Nước, Quê Hương, Toronto, Canada, 1982; Nguyễn Khắc Viện, Kể chuyện Đất nước, NXB Thế giới, Hà Nội, 1993 ; Đỗ Mạnh Tri, ” Nhà, Nước, Nước Nhà, Nhà nước”, trong Tin Nhà (Paris), số 23, 3/1996, tr. 3-1; Nguyễn Thái Hợp, Một nửa hành trình của con người và quê hương,Chân Lý, Canada, 1997; Trần Kim Đoàn, Chuyện Khảo về Huế,NXB Làng Thủ đô, Cali 1997; Lữ Phương, ” Chủ nghĩa Dân tộc Việt Nam “, Tin Nhà (Paris), số 37, 1/1999, tr. 22-32.

[3] Tâm trạng của Đới Thức Luân đời Đường trong quán trọ giữa đêm trừ tịch cũng là cảm nghiệm của nhiều người tha hương :

Có người đã dịch như sau :

[4] Edmond De Amicis, Tâm hồn cao thượng, Hà Mai Anh dịch, NXB Thanh Niên, Tp. HCM, 1990, tr. 76.

[5] Xc. Kim Định, Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, Sài-gòn, Nguồn Sống, 1973; Đinh Gia Khánh, Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam A, Hà Nội, KHXH, 1993 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. HCM, 1997; Thái Văn Kiểm, Việt Nam tinh hoa, NXB Mõ làng, 1997.

[6] Lữ Phương, ” Chủ nghĩa Dân tộc Việt Nam “, Tin Nhà (Paris), số 37, 1/1999, tr. 29.

[8] Lữ Phương, Ibidem, tr. 29 & 30.

[9] Nguyễn Khắc Viện, Vietnam, une longue histoire, Thế Giới, Hà Nội, 1993, tr. 431 & 436.

Trước thảm cảnh một số người Việt tị nạn tại Hồng Kông đã đem chính sinh mạng và “phẩm hạnh” của minh để chống lại việc cưỡng bách hồi hương bằng bạo lực, Lê Bi đã viết những lời bi đát và thê lương:

Bắn vào trại cấm này 40 trái đạn cay Hàng trăm cảnh sát Hồng Kông lôi ra những người liều mình ở lại Kẻ có quê hương, sao thà sống trong trại tù khóa trái Những giọt lệ cay chắc gì vì khói đạn cay.

[10] Xin xem Jacques Maritain, Man and the State, University of Chicago Press, 1952; J. Messner, Social Ethics, St.Louis-London, Herder Book Co., 1965; J. Moltmann, Religion and Political Society, New York,1974.

Tác giả: Nguyễn Thái Hợp, Gm.

[11] Gioan Phaolô II, Bí quyết của Hòa bình chân thật là tôn trọng Nhân quyền, Sứ điệp Ngày Hòa bình thế giới, 1-1-1998, số 3.

Nguồn : Dũng Lạc

Chùm Thơ Hay Viết Về Quê Hương Cần Thơ

Tuyển chọn những bài thơ hay viết về vẻ đẹp, cuộc sống, con người vùng đất tỉnh Cần Thơ. Chùm thơ là những lời ca ngợi và nỗi nhớ về quê hương Cần Thơ.

CHÙM THƠ LIÊN QUAN: ♥ Chùm thơ nỗi nhớ cha mẹ của người con xa xứ thật hay ♥ Chùm thơ cảm động bên cha mẹ sau bao ngày xa quê

BÀI THƠ: CẦN THƠ QUÊ TÔI

Tác giả: Tuấn Nguyễn

Quê hương anh đó, giấc mơ bao thời

Về đêm ngắm thật tuyệt vời

Đèn hoa rực rỡ như mời gọi nhau

Thôi thì sơ lược để chào khách xa

Cánh đồng thẳng tắp, thoảng qua chẳng đành

Dưới sông nước mát trong lành

Từng đàn cá lội như tranh họa đồ

Thưa cùng anh chị, các cô

Quê tôi chợ nổi nhấp nhô trên dòng

Người mua, kẻ bán thật đông

Vui đùa nhộn nhịp hòa đồng, chung tay

Rạng ngời nét đẹp tung bay

Ca dao ngày ấy ngất ngây bên lòng

“Cần Thơ gạo trắng nước trong

ai đi đến đó lòng không muốn về”.

BÀI THƠ: VỀ VỚI TÂY ĐÔ

Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Chưa đi chưa biết Cần Thơ

Tới rồi mới thấy mộng mơ hữu tình

Chiều chiều ra đứng một mình bên sông

Mắt em lúng liếng cho lòng ngẩn ngơ

Ninh Kiều nước chảy lơ thơ

Em mời anh tới bến bờ yêu thương

Cho anh lòng dạ vấn vương

Ngẩn ngơ sao lại quên đường phố quen

Tới khi thành phố lên đèn

Bước chân lại đến bên em tình cờ

Nhớ cô gái nhỏ bên bờ sông sâu

Miền Tây mùa nước năm sau anh về

Nên duyên giai ngẫu phu thê mặn nồng

Trăm năm vẹn nghĩa vợ chồng

Tình ta mãi mãi sẽ không phai nhoà.

BÀI THƠ: CẦN THƠ CHIỀU MƯA

Tác giả: Ho Nhu

Người xưa thuở ấy bây giờ nơi đâu

Sông Hậu ơi! Mấy nhịp cầu

Mà lòng thôn thức như lâu chưa về

Vẫn nguyên vẹn với lời thề mang theo

Tình trao vẫn giữ trong veo cõi lòng

Chiều mưa hỏi có ai trông

Dáng ai thấp thoáng môi hồng mắt răm

Nồi canh lẩu mắm từng ăn chung thuyền

Phải chi buổi ấy bén duyên

Để giờ không phải mơ huyền nhớ nhung

Bao giờ mình mới được cùng

Li cà phê đắng ngồi chung một bàn

Đừng làm ướt áo, ướt làn da em

Mà lòng anh xót cho thêm chút buồn.

BÀI THƠ: DU THUYỀN CẦN THƠ

Tác giả: Ho Nhu

Đò chiều đợi khách sang sông

Cơn mưa bất chợt niềm trông thêm dài

Dửng dưng làm lạnh áo dài bà ba

Tình người Cần Thơ mặn mà

Gái hiền thuỳ mị nết na dịu dàng

Chu toàn nội trợ đảm đang

Dâu hiền rể thảo giỏi dang vẹn tròn

Mời anh mời chị ngọt giòn thơm tho

Theo em anh chớ đắn đo nghĩ nhiều

Gái Cần Thơ thật đáng yêu

Câu ca vọng cổ như chiều anh đây

Cần Thơ mong đợi bao ngày

Nay anh trở lại đắm say hương tình…

BÀI THƠ: CẦN THƠ NỖI NHỚ

Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Mùa hạ này anh về với Cần Thơ

Dòng sông Hậu có đôi bờ mưa nắng

Quê hương em có nước trong gạo trắng

Có con đò luôn chở nặng tình quê

Anh xuống đây sao chẳng muốn quay về

Có phải chăng anh đã mê sông Hậu

Có nhánh mù u bướm vàng vẫn đậu

Mê câu hò ơi tình bậu dở dang

Con sông quê có điên điển bông vàng

Cô thôn nữ chèo đò ngang đưa đón

Chiếc áo bà ba xinh tươi mơn mởn

Nụ cười duyên con nước lớn nước ròng

Bến Ninh Kiều ngắm dòng nước mênh mông

Anh thấy em đôi má hồng e thẹn

Cần Thơ ơi phải nơi đây điểm hẹn

Tây Đô ngọt ngào ai đến cũng mê

Cô bé xinh xinh có mái tóc thề

Cho anh hỏi thăm đường về thành phố

Cứ tự hỏi mình nên đi hay ở

Khi ra về mang nỗi nhớ khôn nguôi.

BÀI THƠ: CẦN THƠ THƯƠNG QUÁ MỘT TÌNH YÊU

Tác giả: Giọt Buồn Không Tên

Cần Thơ ơi ai về đi để nhớ

Nhớ Ô Môn sông bên lỡ bên bồi

Bến Ninh Kiều lờ lững con nước trôi

Chiều nhạt nắng dạ bồi hồi xao xuyến

Đến Cái Răng để nghe lòng lưu luyến

Chợ trên sông rộn tiếng những ghe hàng

Đêm Phong Điền nghe nỗi nhớ miên man

Máu đổ xuống hiên ngang không lùi bước

Vĩnh Thạnh ơi dù đi xuôi về ngược

Ruộng thâm canh xanh mượt những cánh đồng

Ánh lửa hồng soi nước bạc trên sông

Xuồng xuôi ngược bềnh bồng đêm trăng tỏ

Qua Thới Lai hỏi ai về Cờ Đỏ

Thăm người em phương đó vẫn đợi chờ

Chén rượu nào chiều Thốt Nốt say mơ

Đêm Bình Thuỷ ngẩn ngơ thêm thương nhớ

Tây Đô ơi phải chăng là duyên nợ

Đêm phương Nam bỡ ngỡ giữa Ninh Kiều

Bến sông nào ai đứng đợi người yêu

Cho môi mắt vấn vương nhiều khao khát

Đến quê em chợt thấy lòng dào dạt

Một tình yêu mộc mạc đất chín rồng

Đẹp rạng ngời thành phố mới ven sông

Nghe xao xuyến chạnh lòng đêm từ tạ

Cần Thơ ơi với tôi là tất cả

Đợi tôi về thương quá một tình yêu.

BÀI THƠ: ANH NHỚ VỀ CẦN THƠ

Tác giả: Ho Nhu

Đã lâu lắm anh không về rồi đấy

Để bây giờ mới thấy lắm đổi thay

Cảnh phố phường luôn biến đổi mỗi ngày

Nên anh đã không tận tay được biết

Bến Ninh Kiều đã bao ngày biền biệt

Khách đông vui chẳng thể biết bao người

Phố xá bây giờ ngày một thêm vui

Đường trung tâm cây, hoa tươi vẫn nở

Cầu Cần Thơ đã xoá đi một thuở

Những chuyến phà tấp nập xuống lên thuyền

Anh có đi qua cầu bắc sông Tiền

Mỹ Thuận đó đã nên duyên đôi lứa

Rồi còn nhiều câu chuyện vui hơn nữa

Những tháng ngày anh lăn lộn miệt vườn

Khu Mỹ Khánh giờ cũng đã tinh tươm

Nơi du lịch đã đơm nhiều trái ngọt

Về Cần Thơ ôn mối tình đã trót

Yêu nồng nàn mà chẳng được gần nhau

Để nỗi nhớ đừng hằn sâu mãi mãi

Về Cần Thơ đất cho nhiều hoa trái

Như tình người luôn thư thái thủy chung

Ba má mình vẫn mong đợi vô cùng

BÀI THƠ: CẦN THƠ MẾN YÊU

Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Có dòng sông Hậu lững lờ chảy xuôi

Bến Ninh Kiều đượm tình người

Có cô thiếu nữ nụ cười ngất ngây

Nhuộm hoàng hôn tím trôi đầy trên sông

Chợ nổi bến nước mênh mông

Có cô thôn nữ má hồng chèo ghe

Xốn xang anh mới được nghe lần đầu

Ai đi chợ nổi cùng nhau thì về

Toàn là đặc sản nhà quê miệt vườn

Dừa xoài ổi mít chuối hương

Lời rao em ngọt như đường mời anh

Cần Thơ như một bức tranh

Ra về nhưng lại không đành chia tay

Tình người chưa nhắm đã say

Tạm biệt em gái miền tây anh về.

CHIỀU TÂY ĐÔ Thơ: Nguyễn Đình Huân

Gặp em đứng đó bên bờ sông sâu

Bâng khuâng anh nhớ lần đầu gặp em

Chúng mình chung chuyến phà đêm

Em đi chợ nổi mình ên thôi à

Làm quen trên một chuyến phà

Lần đầu gặp mặt thế mà anh say

Má hồng mắt biếc thơ ngây dịu dàng

Chợ nổi ngày ấy trong lòng xuyến xao

Chia tay mình mãi khát khao

Hẹn ngày gặp lại mai đào thắm duyên

Ngờ đâu bến cách xa thuyền

Em xa chợ nổi tới miền viễn du

Cuối hè trời sắp sang thu

Bướm vàng đậu nhánh mù u bên hồi

Gặp nhau không nói lên lời

Tình anh vẫn thế suốt đời yêu em.

TẠM BIỆT CẦN THƠ Thơ: Nguyễn Đình Huân

Tạm biệt sông Hậu mộng mơ hữu tình

Bến Ninh Kiều đứng một mình đợi ai

Má hồng lúng liếng mắt nai

Bay bay trong gió áo dài dễ thương

Cho anh lòng dạ vấn vương

Chia tay anh phải lên đường em ơi

Gửi cho em đó những lời dịu êm

Dáng yêu kiều mái tóc mềm bay bay

Một lần gặp mặt ngất ngây nửa đời

Bóng chiều buông xuống em ơi anh về

Cùng em ngồi ngắm anh trăng

Bến Ninh Kiều có chị Hằng là em.