Ý Nghĩa Bài Thơ Quả Ngọt Cuối Mùa / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Thơ Tình Cuối Mùa Thu: Mối Giao Cảm Ngọt Ngào Giữa Thơ Và Nhạc

Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa Thu đi cùng lá Mùa Thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mông Mùa Thu vàng hoa cúc Chỉ còn anh và em Là của mùa Thu cũ Chỉ còn anh và em Tình ta như hàng cây Đã yên mùa bão gió Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như ngọn gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại… Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại.

Thi sỹ Xuân Quỳnh

Mùa thu – mùa yêu, không biết tự bao giờ người ta đã mặc định như thế. Để rồi, cái mùa dịu dàng ấy nghiễm nhiên trở thành nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thế hệ những người cầm bút. Dù phản ánh vào thơ ca, âm nhạc, hội họa hay bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, ai ai cũng dễ dàng nhận ra trong từng tác phẩm sự giao hòa giữa đất trời, lòng người mỗi độ thu sang lắng dịu bao dư vị ngọt ngào, trong trẻo.

Từ trước đến nay, trên nhiều lĩnh vực sáng tạo, đã có rất nhiều văn nghệ sĩ thành công với đề tài mùa thu – tình yêu. Vậy nhưng, để có một tuyệt phẩm để đời của mối giao cảm thơ – nhạc thì thật hiếm hoi. Và vì thế, tác phẩm càng khẳng định được giá trị và sức sống mãnh liệt, trường tồn qua thăng trầm năm tháng.

Một trong những “bản tình ca mùa thu” đẹp đến nao lòng về tình yêu đôi lứa là giai phẩm “Thơ tình cuối mùa thu” của nữ sĩ Xuân Quỳnh, được chắp cánh bởi những giai điệu âm nhạc trữ tình, tài hoa của cố nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Có lẽ, không một trái tim đa cảm nào có thể giấu được thổn thức khi thả hồn mình giữa trời thu mênh mang trong khoảnh khắc này: “Cuối trời mây trắng bay/Lá vàng thưa thớt quá/ Phải chăng lá về rừng/Mùa thu đi cùng lá”. Đẹp thay khi trong những vần thơ tha thiết kia đã có sẵn nhạc tính, nên những giai điệu ngọt ngào cứ thế tự nhiên được rung lên đầy cảm xúc: “Mùa thu ra biển cả/Theo dòng nước mênh mông/Mùa thu vào hoa cúc/Chỉ còn anh và em…”. Hãy lắng lòng lại để chiêm nghiệm những câu thơ mộc mạc mà rất tình này, khi nó được lặp lại đến 4 lần trong bài thơ, và cũng là điểm nhấn được luyến láy nhiều nhất trong bài hát: “Chỉ còn anh và em”.

Giản đơn mà sâu sắc, chừng ấy là đủ để khẳng định một tình yêu lứa đôi son sắt thủy chung, băng qua thời gian, tuổi tác. Niềm tin đó thêm một lần nữa được kiểm chứng dẫu thời gian vẫn trôi, mùa thu đã cũ, ngoái lại nhìn quá khứ nuối tiếc một chút thôi, để biết yêu thương và nâng niu nhiều hơn khi đã cùng nhau đi qua bề bộn thăng trầm: “Tình ta như hàng cây/Đã yên mùa bão gió/Tình ta như dòng sông/Đã yên ngày thác lũ/Trời gian như ngọn gió/Mùa đi cùng tháng năm/Tuổi theo mùa đi mãi/Chỉ còn anh và em…”.

Có khi, “Thơ tình cuối mùa thu” nghe như một lời tự sự về chút tình riêng tư của chính tác giả. Lúc khác, đó lại như là một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, đầy trìu mến của những đôi lứa đang yêu, về dự cảm thời gian sẽ mang theo tình yêu và tuổi trẻ của mình xuôi về quá vãng. Hiểu cách nào cũng hay, cũng tình. Lời thơ, giai điệu âm nhạc dàn trải toàn bài mang đến một chút dư vị buồn man mác nhưng sâu lắng, ngọt đằm. Đặc biệt, thành công của tuyệt phẩm này là bất cứ người đọc thơ, người nghe nhạc nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp chính mình, chuyện tình của mình ở đó, để rồi lay thức bao rung cảm xốn xang giữa tiết trời heo may bảng lảng trong mối giao hòa bất tận giữa thiên nhiên với con người.

Giá trị của tuyệt phẩm này còn được thể hiện ở thông điệp ngợi ca tình yêu thủy chung son sắt, qua thăng trầm dâu bể, bản tình ca lứa đôi vẫn được ngân lên da diết, tiếp nối đời đời, trường tồn với thời gian. Dẫu anh và em đã là những người của mùa thu cũ, của mùa yêu xa, thì ngoài kia: “Kìa bao người yêu mới/Đi qua vùng heo may…”, họ cũng như mình đấy thôi, đã và đang nắm tay nhau đi qua mùa thu, đi qua vùng tuổi trẻ tràn trề khát vọng cùng yêu dấu đong đầy và sẽ viết tiếp những bài ca tình yêu mới.

Cuộc gặp gỡ đầy duyên nợ giữa hai tâm hồn đa cảm, tài hoa khiến cho mối giao cảm giữa thơ và nhạc đạt đến sự thăng hoa tuyệt đỉnh. Cơ duyên đó đã để lại cho bao lứa đôi một “bản tình ca mùa thu” ngọt ngào, lãng mạn, vượt lên sự bào mòn của tuổi tác, thời gian: “Tuổi theo mùa đi mãi/Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại/Chỉ còn anh và em…”.

Tác giả: Ngô Thế Tâm

52 Phạm Văn Đồng – Nha Trang – Khánh Hòa

Nguồn :

Viết Đoạn Văn Cảm Nhận Ý Nghĩa 3 Dòng Thơ Cuối Của Bài Thơ Đồng Chí

Viết đoạn văn cảm nhận ý nghĩa 3 dòng thơ cuối của bài thơ “Đồng chí”

Điểm nhấn cuối cùng và ấn tượng nhất trong bài thơ Đồng chí động lại ở ba câu thơi cuối. Trong bức tranh ấy, nổi lên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Dù hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt với “Rừng hoang sương muối” nhưng người lính vẫn “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp cho họ vượt qua sự giá rét và oai nghiêm trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh giữa rừng khuya mà gần gũi và thân thương như một người bạn. “Đầu súng trăng treo” còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi liên tưởng phong phú, sùng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Chính Hữu đã rất thành công khi sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi và gắn bó sâu sắc với cuộc đời người lính làm hiện rõ hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt và lý tưởng cao đẹp của họ. Giữa thiên nhiên, hoàn cảnh và lý tưởng ngỡ như đối lập mà lại rất hòa hợp. Thiên nhiên tạo nền cho lý tưởng tỏa sáng. Bởi thế, càng nhìn ngắm, càng thấy đẹp đẽ. Rừng thiêng nước độc, nghĩ đến đã thấy rùng mình nhưng lại là người bạn, là căn nhà thân thiết, cùng người lính đánh giặc. Nói như nhà thơ tố Hữu: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

Cảm nhận ý nghĩa 3 câu thơ cuối bài thơ Đồng chí

Viết về đề tài tình cảm trong chiến tranh vốn là đề tài đước các văn nghệ sĩ hết sức quan tâm. Đóng góp vào kho tàng ấy, nhà thơ Chính Hữu với bài thơ “Đồng chí” đã tái hiện lại hình ảnh người lính chống Pháp một cách chân thực, giàu tính lãng mạng. “Đồng chí” là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người với người trong cách mạng và kháng chiến. Đó là tình cảm gắn bó, sẻ chia được gửi vào 3 câu cuối bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo”.

Trong những giây phút đối mặt với kẻ thù, tình đồng chí càng trở nên cao đẹp, thiêng liêng. Điều kiện chiến đấu thử thách gian lao: “rừng hoang, sương muối” nhưng những người lính không đơn độc, không rét buốt; bên cạnh họ là tình đồng đội ấm áp: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.

Hơn lúc nào hết, người lính thấm thía tình đồng đội, cùng chia sẻ với nhau sự sống và chết. Có đồng đội, họ có tư thế chiến đấu hiên ngang, chủ động, họ biến cái không thể thành có thể, làm cho những gian lao, khó nhọc trở nên nhẹ nhàng.

Biểu tượng “Đầu súng trăng treo” là một biểu tượng nghệ thuật độc đáo, đậm chất thơ. Câu thơ có sự kết hợp nhuần nhị giữa hai bút pháp nghệ hiện thực và lãng mạn. Cuộc chiến đấu gian khổ ác, liệt là hiện thực trước mắt. Còn ánh trăng bền vững trên cao là biểu tượng của ước mơ, hạnh phúc và an vui. Hình ảnh còn là sự hài hòa giữa hai tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ; giữa hai tính chất: trữ tình và chiến đấu.

Cách xây dựng những câu thơ sóng đôi biểu hiện sự gắn bó, sẻ chia những gian nan, nhọc nhằn trong cuộc sống chiến đấu chống kẻ thù chung. Ngôn từ chọn lọc, chân thực, cô đọng và hàm súc → diễn đạt một ý tưởng trọn vẹn đi dọc suốt bài thơ: Tình đồng đội đồng chí thắm thiết – điểm tựa tin cậy cho người lính những khi đối mặt với hiểm nguy – cái chết.

Chiến tranh đã đi qua nhưng những năm tháng lịch sử ấy là thời khắc không thể nào quên. Nhà thơ Chính Hữu cùng bài thơ “Đồng chí” đã góp thêm vào trang sử hào hùng của dân tộc một hình tượng văn học mơi: hình tượng người lính Cụ Hồ và ý nghĩa cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Những người lính ấy đã hi sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh vệ quốc, mãi mãi được những người đời sau ghi nhớ

“Họ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm nên Đất Nước”.

(Nguyễn Khoa Điềm)

Thả Thính Mùa Đông Ngọt Ngào

Thu đi đông đến quả là buồn

Ngõ phố chiều mưa nặng hạt hơn

Lạnh giá heo may trên lối cũ

Vắng em giấc ngủ chẳng say nồng

Nặng lòng nỗi nhớ ngày xưa đó

Trăn trở từng đêm mãi ngóng trông

Ngày ấy em đi thu cũng khóc

Đông về gọi lại nhớ cùng mong

Em ở phương xa hỏi có về

Anh chờ anh đợi ở trong quê

Thu đi đông lại đâu cần biết

Chỉ bóng hình ai mãi khắc ghi

Muôn thuở tàn thu đông sẽ tới

Ngàn năm thương nhớ sẽ quay về

Nay thu đã hết đông trở lại

Đừng để tình ta lạnh tái tê.

Mùa đông rồi anh được nghỉ phép không

Gió lạnh thổi qua căn phòng giá buốt

Trái sấu cuối mùa đêm qua rụng nốt

Mưa một chiều mái dột chẳng ai che.

Gian bếp nhỏ anh sửa những ngày hè

Mùa đông chẳng thể nào vơi bớt lạnh

Nhà thiếu anh nên vô cùng hiu quạnh

Em một mình đối diện với đêm khuya.

Đêm mùa này sao kéo dài lê thê

Nghe tiếng dế nỉ non khu vườn vắng

Ngồi lặng lẽ đếm giọt cà phê đắng

Khoảng trống nào mà lại không chông chênh.

Có nỗi nhớ nào sâu như những ngày đông?

Mùa đông về ngang phố

Dịu dàng tóc em bay

Nhịp chiều buông tiếng thở

Tương tư mềm ngón tay

Đếm bao ngày qua phố

Tóc gió buồn như mưa

Giọt đông âm thầm vỡ

Xô đời nhau cho vừa

Phố vẫn nồng nàn phố

Em vẫn nồng hương mơ

Nghe chiều rơi nhung nhớ

Buông lòng theo dòng thơ

Chân bước về cuối phố

Ngoái nhìn lại mùa hoa

Tàn đêm hồn bỡ ngỡ

Niệm khúc giữa nhạt nhòa.

Có những chiều ta nhặt nắng vàng hanh

Gói thật kỹ để dành khi gió bấc

Có những đêm tìm về miền ký ức

Thấy trong lòng rạo rực nhớ mùa Đông.

Nhớ những hôm ngồi bên bếp lửa hồng

Hai trái tim đang hòa cùng nhịp đập

Ta vẫn nghe cõi lòng ai thổn thức

Như đợi như chờ, như hối thúc tình ai.

Nhớ buổi đến trường gặp nắng ban mai

Ta lại cùng ai ra sân sưởi ấm

Tuổi học trò tình thân luôn trong trắng

Chỉ nhìn nhau nào dám nắm tay ai.

Nhớ những chiều đông đốt rạ nướng khoai

Một củ bẻ đôi chia ai một nửa

Tiếng cười vang, má hồng như ngọn lửa

Ôi hồn nhiên một thời học trò.

Nhớ buổi qua sông gọi mãi con đò

Hai chúng ta co ro bên bãi mía

Phà hơi ấm cho nhau sao thơm thế

Chuyến đò khuya chở mối tình đầu.

Đông đã về trên từng con phố nhỏ

Lạnh vai gầy… anh chợt ngó mông lung

Mùa đông xưa ta sánh bước đi cùng

Nhưng đông này… anh lạnh lùng đơn lẻ

Giờ nơi đâu… người yêu xưa nhỏ bé…?

Nhớ em nhiều… anh khoé mắt lệ cay

Bước một mình trên phố vắng chiều nay

Lối đi xưa bỗng dài thêm nỗi nhớ

Lạc mất nhau khiến lòng anh trăn trở

Giờ phương nào… em có nhớ anh không…?

Có khi nào… nhớ kỷ niệm mùa đông

Hay hạnh phúc bên chồng trong ấm êm…?

Sao thời gian cứ mãi trôi chầm chậm

Để đêm về… lệ ướt đẫm bờ môi

Đông đã sang nhưng phố vắng em rồi

Chợt tim anh… bồi hồi bao kỷ niệm

Nhớ đến em… anh nghe hồn tắt lịm

Lạc nhau rồi biết tìm ở nơi đâu…?

Anh đớn đau vỡ giấc mộng ban đầu

Để đông sang… anh đơn sầu… cô lẻ…!

Chiều nay một chiều đông

Nghe thèm giọt nắng hồng

Thèm một vòng tay ấm

Cho đời bớt mênh mông

Người ơi đông bên nớ

Có nhiều tuyết rơi không

Bên ni đông không tuyết

Chỉ bão tuyết trong lòng

Nhớ về đông năm ấy

Tuyết trắng phủ đầy cây

Trắng như màu áo cưới

Môi mắt nhìn đắm say

Rồi mùa đông lại sang

Cuộc tình lỡ, tan hoang

Tuyết vẫn trắng đầy lối

Trắng, như màu áo tang

Chiều nay một chiều đông

Dù có giọt nắng hồng

Dù có vòng tay ấm

Vẫn nghe buồn mênh mông

Chiều nay, một chiều đông…

Không gặp được em mùa hạ

Anh nguyện chờ đông sang

Không thể bên nhau thời trẻ

Ta nguyện bên nhau lúc goá bụa về già.

Cùng nhau đi qua bao mùa hạ

Bên nhau đi qua bao mùa không

Mà em vẫn không biết

Mình là có gì của nhau không?

Em ơi đông đã về trên phố nhỏ

Liệu em còn nhớ lời hẹn mùa đông

Mùa đông năm nay có chăng thêm mùa lỗi hẹn?

Mùa đông đến rồi sao tim em còn đóng cửa?

Đừng đóng chặt trái tim mình khi đông sang, hãy mở cửa để cảm nhận được hơi ấm của mùa đông em à!

Tim em cũng lạnh…

Giữa bốn bề hiu quạnh…

Tim em loạng choạng trong ký ức về anh…

Nếu ai đó hỏi em ấm áp là gì?

Em sẽ mỉm cười và nghĩ về mùa đông có anh ở bên.

Với em ấm áp không phải là khi ta ngồi bên đống lửa

Mà là khi ta ở bên cạnh người ta thương

Ấm áp cũng không phải là khi ta đội mũ len

Mà là khi ta được dựa đầu vào vai người ta có thể gửi trọn niềm tin

Và ấm áp cũng không phải là khi đôi bàn tay được ủ ấm trong gang

Mà là khi có một đôi bàn tay khác khẽ nắm lấy.

Một mùa đông nữa lại đến, vẫn một mình em ngồi nơi góc vắng đợi anh bên đời em. Trên môi nhấm nháp hương vị của cà phê đắng, lòng tự hỏi sao anh chẳng đến tìm em?

Đông đến rồi mà sao hai ta vẫn xa, có lẽ hai ta quá bận để yêu nhau anh nhỉ? Đông rồi mà em vẫn chưa tìm thấy được bình yên giữa phố thị phồn hoa.

Đông này vẫn giống đông xưa

Vẫn đi xe máy vẫn thừa ghế sau

Đông cần nắng, nhưng nắng thuộc về Xuân

Anh cần em, nhưng em đâu là của anh.

Ý Nghĩa Nhan Đề Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Lớp 9

1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Thanh Hải có tên thật là Phám Bá Ngoãn quê ở Thừa Thiên Huế, ông hoạt động văn nghệ cả hai thời kì đó là chống Pháp và cả chống Mĩ, ông được đánh giá cây bút có nhiều đóng góp vào xây dựng nền văn học miền Nam trong thời gian đầu tiên.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết một thời gian trước khi qua đời (trước năm 1980), thể hiện tình yêu cuộc sống, đất nước và mong ước của tác giả.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được chia thành 4 phần:

+ Phần 1: Đầu đến hết khổ 1: Tác giả bày tỏ cảm xúc trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên

+ Phần 2: Tiếp đến hết khổ 3: Đây là cảm xúc của tác giả về một mùa xuân của đất nước

+ Phần 3: Tiếp đến hết khổ 5: Tác giả bày tỏ ước nguyện, khát vọng của mình

+ Phần 4: còn lại: Tác giả thông qua làn điệu dân ca xứ huế để ca ngợi về vẻ đẹp của mùa xuân quê hương, đất nước.

3. Đặc sắc nội dung và nghệ thuật

– Giá trị nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải chính là tiếng lòng thiết tha của tác giả về một mùa xuân của đất nước. Đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước rất đỗi đằm thắm, chân thành và thiết tha. Qua đó, nhà thơ cũng thể hiện khát vọng của mình muốn cống hiến cho đất nước, muốn góp phần làm nên một mùa xuân lớn của dân tộc.

– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết với thể thơ năm chữ, dễ đọc, dễ nhớ gần gũi với người dân. Các âm điệu, giọng thơ rất nhẹ nhàng sâu lắng, gần với các làn điệu dân ca, làm cho bài thơ như khúc hát ngân nga đi sâu vào lòng người. Đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh hết sức tự nhiên, giản dị và giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần làm nên một mùa xuân khó phai trong lòng độc giả. Không những thế, bài thơ còn gây sức hút bởi lối viết thơ dung dị, có sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa…

Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề” Mùa xuân nho nhỏ”.

Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.

Trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước, tác giả không thể giấu nổi cảm xúc của chính mình. Thông qua đó, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng của chính mình hết sức giản dị mà chân thành. Đó là “muốn làm con chim hót” để góp tiếng hót vui cho đời. “Muốn làm một nhành hoa” với ước muốn góp chút sắc hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đó là “muốn làm một nốt trầm” để hoàn thiện bản ca sâu lắng cho cuộc đời. Thanh Hải với những năm tháng cuối đời đã có những ước nguyện thật giản dị mà chân thành biết bao. Đối với ông, đó chỉ là một ước nguyện nho nhỏ nhưng lại rất ý nghĩa. Để rồi cái lớn lao xuất hiện đó là sự dâng hiến “một mùa xuân nho nhỏ”. Cả cuộc đời ông luôn chân thành và thiết tha với đời, với tình yêu quê hương đất nước. Đó là lòng trung thành, sự dâng hiến cả cuộc đời mà không cần hồi đáp.

” Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

” Cảm nhận khổ 4 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ