Ý Nghĩa Bài Thơ Ong Và Bướm / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Đề Tài: Thơ Ong Và Bướm

Chủ điểm : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Đề tài : thơ “Ong và bướm” Tiết:dạy trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ …

Chủ điểm : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Đề tài : thơ “Ong và bướm”

Tiết:dạy trẻ đọc thuộc, đọc diễn cảm bài thơ

: Trẻ cảm nhận được sự siêng năng làm việc, vận lời cha mẹ, không đi chơi xa. Thể hiện cảm xúc qua giọng đọc bài thơ.

Tranh động phù hợp với nội dung bài thơ” Ong và bướm”.

– Đón cháu chăm sóc vệ sinh.

Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóng mát.

Cô điểm danh cháu.

+ Hô hấp: Cháu làm động tác gà gáy 3 lần.

+Động tác tay: tay giơ lên cao, phía trước, giang ngang ( 3 x 4 nhịp)

+Động tác chân:hai tay chống hong ngồi xổm (3 x 4 nhịp)

+Động tác bụng:Làm gà mổ thóc (3 x 4 nhịp)

+Động tác bật: Bật thẳng (3m x 2lần)

– Cháu quan sát tranh con voi. Cháu gọi tên, kể một số đặc điểm của con voi, các bộ phận của con voi, thức ăn, cách vận động, nơi sống của con voi.

+Qua tranh cô giáo dục cháu.

Cháu quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

b. Hoạt động trọng tâm.

Lắng nghe, lắng nghe? Cô đọc cho các cháu nghe câu đố( Tìm hoa hút mật, làm lợi cho người, này các bạn ơi, là con gì thế?).

– Cháu quan sát tranh con ong. Gọi tên tranh, kể một số bộ phận của con ong, lợi ích của ong.( Ong thường bay lượng ở vườn hoa, siêng năng kiếm mật, mật ong rất có lợi, lấy làm thuốc…)

– Cô đọc cho cháu nghe tiếp câu đố con bướm( Con gì mặt áo, sặc sỡ đủ màu, bay lượn đón chào, bạn hoa tươi thắm?).

Cháu quan sát tranh con”Bướm”. Gọi tên tranh. Kể một số bộ phận của bướm.( Buớm củng thường bay lượng ở vườn hoa, thụ phấn cho cây, nhưng bươm cũng là côn trùng có hại vì bướm đẻ ra trứng- nhõng-sâu phá hại mùa màng).

: Cô có một bài thơ nói về con ong và con bướm, con ong có xiêng năng làm việc hay không? Và con bướm gặp lại ai? Thì các con hãy lắng nghe cô sẽ dạy cho các con đọc bài thơ”Ong và bướm” của tác giả Nhược Thủy.

– Cô đọc lần một theo tranh động.(Tóm tắt nội dung). Cô đọc lần 2 sử dụng rối tay, giải thích từ khó(Luợn, )

HĐ3: Dạy cháu đọc bài thơ:Lớp đọc thơ 2 lần theo tranh động.

– Lưu í cho trẻ đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp bài thơ.

– Bài thơ có tên là gì? Tác giả là ai?

– Bướm lượng vườn hồng gặp ai?

– Ong rủ bướm đi chơi, bướm có đi hay không?

– Bướm trả lời với ong ra sao?

– Đi chơi rong mẹ có thích hay không?

* Cô giáo dục cháu: Biết vân lời cha mẹ dặn, không đi chơi la cà, Xiêng năng làm việc nhỏ phụ giúp cha mẹ giống nhu bạn bướm nghe chưa.

* Trò chơi”Phân nhóm” Cô có bức tranh yêu cầu cháu phân nhóm bướm một nhóm, ong một nhóm.

– Cháu phân nhóm xong nhận xét.

– Nhận xét tiết học, nhận xét lớp.

– Cô giới thiệu góc chơi: Nghệ thuật: Cháu nặn theo chủ điểm.

+ Phân vai: Chăm sóc các con vật.

+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ điểm.

– Cháu chơi ở góc chơi tự chọn.

Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.

– Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.

– Trao đổi với phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giáo Án Thơ Ong Và Bướm 3

Ngày đăng tin: 14:09:44 – 31/03/2019 – Số lần xem: 6878

GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 3 CHU KỲ 2016-2019.

Hoạt động: Làm quen văn học

Đề tài: Thơ: “Ong và Bướm”

Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới.

Đối tượng: Trẻ Mẫu Giáo 3-4 Tuổi.

Thời gian : 20-25 phút.

Ngày soạn: 25/12/2017.

Ngày dạy: 03/01/2018.

Người soạn và dạy: Hoàng Thị Thảo.

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.

– Trẻ biết đọc thơ cùng cô.

– Hiểu được nội dung bài thơ “Ong và Bướm”: Bài thơ nói về bạn Ong và bạn Bướm, bạn Bướm rất đẹp có bộ cánh màu trắng hay rong chơi ở các vườn hoa, bạn Ong rất chăm chỉ chịu khó và nghe lời mẹ dặn.

2. Kỹ năng:

– Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.

– Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

– Trẻ nghe, hiểu và trả lời câu hỏi của cô.

– Rèn trẻ nói đủ câu rõ lời.

3. Thái độ:

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

– Ngoan ngoãn lễ phép với cô giáo.

– Trẻ biết nghe lời mẹ, người lớn và chăm làm biết giúp đỡ người lớn những việc vừa sức.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi A1.

2. Đồ dùng của cô

– Giáo án.

– Que chỉ.

– Tranh nội dung bài thơ (3 tranh).

– Đội hình dạy trẻ xếp hình chữ U, hàng ngang.

– Nhạc bài hát “Chị Ong nâu và em bé” bài “Màu hoa”.

– Sân khấu, xốp trải nền.

– Mô hình vườn hoa hồng có hình con Ong và con Bướm .

2. Đồ dùng của trẻ:

– Trang phục gọn gàng.

– Mũ ong, mũ bướm, mũ hoa hồng .

– Ghế cho trẻ ngồi.

Giáo Án Thơ ” Ong Và Bướm

– Cô các con ngoan ơi lại đây với cô nào?

– Cô đố các con biết bên trong hộp quà có gì?

– Để biết bên trong hộp quà có gì các con cùng mở hộp quà nào?

– Các con có muốn chơi cùng bạn bướm này không?

– Các con cùng chơi Trò chơi: Bắt bướm

– Các con thấy bạn bướm này thế nào?

– Cô cũng có một bài thơ rất hay nói về bạn bướm đấy, để biết bài thơ nói về bạn bướm như thế nào, các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ: Ong và Bướm.

Hoạt động 2: Dạy trẻ dọc thơ * Cô đọc mẫu cho trẻ nghe

– Lần 1: Cô dọc thơ diễn cảm kết hợp điệu bộ

Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ Ong và Bướm của tác giả Nhược thủy đấy.

– Lần 3: Đọc thơ kết hợp sa bàn * Đàm thoại giảng,giải trích dẫnlàm rõ nội dung .

– Bài thơ nói về bạn nào?

– Bạn bướm đang bay lượn ở đâu?

– Bạn bướm trắng đã gặp ai?

+ Đúng rồi bạn bướm trắng đang bay lượn ở vườn hồng thì gặp bạn ong đấy.

“* Giải thích từ: Bay vội ” Là bạn ong đang bay rất nhanh.

– Bạn bướm trắng rủ bạn ong đi đâu?

+ Rất đúng bạn bướm trắng đã rủ bạn ong đi chơi.

– Bạn ong trả lời như thế nào?

+ Đúng rồi bạn ong trả lời tôi còn bận vì mẹ bạn dặn, không đi chơi dong khi chưa xong việc.

– Bạn ong ngoan không các con?

– Đúng rồi bạn Ong rất ngoan vì biết nghe lời mẹ.

– Cả lớp đọc thơ cùng cô

( Trẻ đọc 3 lần)

-Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc

( Cô động viên khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ)

– Cho cả lớp đứng lên vừa đọc thơ vừa làm động tác minh họa.

– Vừa rồi các con đọc thơ Ong và Bướm rất hay cô yêu tất cả các con.

– Các con ơi, chúng mình có muốn làm những bạn ong chăm chỉ không? Nào cô mời tất cả các con đứng lên cùng làm những bạn ong với cô.

Giáo Án Thơ: “Ong Nâu Và Bướm Vàng”

– Trẻ biết tên bài thơ, tác giả, hiểu nội dung thơ: Ong nâu chăm chỉ chuyên cần/Bướm vàng nhởn nhơ lười biếng.

– Trẻ đọc thuộc bài thơ, đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng chỗ.

– Giáo dục trẻ biết siêng năng chăm chỉ và yêu quý các loài vật quanh ta.

– Mô hình có: Tổ ong, con ong, con bướm, cây xanh, hoa.

– Chơi trò chơi “Ong bay”

– Cho trẻ quan sát mô hình và nêu những gì trẻ thấy.

– Cho trẻ về 4 tổ thực hiện xé giấy, tạo thành con bướm, con ong để trang trí mô hình.

– Cô mở nhạc bài “Ong và bướm”

– Cho trẻ gọi tên ong, bướm trên mô hình

– Chuyển ý giới thiệu bài thơ “Ong nâu và bướm vàng”.

+ Đọc thơ diễn cảm lần 1. Cô đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, chú ý ngắt nhịp thơ đúng

+ Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp minh họa qua mô hình

– Trong bài thơ nói ong, bướm như thế nào?

+ Trong bài thơ nói ong nâu như thế nào?

+ Khi trời mưa tại sao Ong nâu không rách cánh mà bướm lại rách cánh ?

+ Ong và bướm con thích con vật nào? tại sao thích? tại sao không thích?

+ Hằng ngày để không bị chê như bướm vàng con phải làm sao để được mọi người khen.

+ Chuyên cần: Siêng năng làm việc, làm nhiều hơn nghỉ.

+ Hàng trăm ô cửa: tổ ong có nhiều lổ nhỏ, mỗi lổ nhỏ người ta ví như 1 ô cửa.

– Ong nâu rất chăm chỉ siêng năng làm việc, bướm vàng thì mãi rong chơi, lười biếng bị mọi người chê cười. Giáo dục trẻ siêng năng làm những việc vừa sức để giúp đỡ mọi người.

+ Cô tổ chức dạy trẻ học thuộc thơ cùng cô ( lớp, nhóm, cá nhân…) nhiều lần.

+ Cô mời một bạn xung phong đọc diễn cảm bài thơ cho cả lớp nghe?

– Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi:

– Cô tổ chức cho trẻ chơi.

– Nhận xét quá trình chơi của trẻ.

– Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, màu sắc của một số loại rau

– Rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại

– Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các loại rau trong vườn trường, không dẫm lên rau

– Vườn rau của nhà trường

– Đồ chơi ngoài trời: Đu quay, cầu trượt, dụng cụ chăm sóc cây

* Dặn dò trẻ trước lúc ra sân:

– Trẻ vui hát “Con chuồn chuồn” và đi ra vườn rau

– Các con nhìn xem chúng mình đang đứng ở đâu?

– Đúng rồi đây là vườn rau của lớp chúng mình đấy.

– Các con nhìn xem trong vườn rau có những loại rau gì?

– Cô chỉ vào rau cải hỏi:

+ Con có nhận xét gì về cây rau cải ?

– Cây rau cải có rể, lá, lá to màu xanh…

+ Trồng cây rau cải để làm gì?

+ Phần nào của rau ăn được?

+ Cây rau cải được chế biến thành những món gì?

– Cô chỉ vào cây rau ngót và hỏi:

– Cây rau ngót có đặc điểm gì?

– Thân cây rau ngót thế nào ?

– Rau ngót là loại rau ăn gì ?

– Con được ăn món ăn nào chế biến từ rau ngót?

– Ăn rau ngót cung cấp chất gì cho cơ thể ?

– Cây rau ngót có thân, cành, lá màu xanh, cây rau ngót có nhiều lá xếp so le với nhau.

– Ngoài rau ngót thì trong vườn còn có những loại rau nào nữa?

– Cô cho trẻ quan sát, nhận xét về rau dền đỏ, mùng tơi các bước như rau ngót, rau cải.

– Cô cháu mình vừa quan sát gì?

+ Chúng mình phải làm gì cho rau tốt tươi?

– Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi

– Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần

– Trẻ mạnh dạn tự tin lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ

– Giáo dục trẻ biết cố gắng phấn đấu trong tuần tới.

– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.

– Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.

– Cô phân công cho từng nhóm sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc cho gọn gàng

– Cô và trẻ cùng làm kết hợp với trò chuyện, hướng dẫn, giáo dục trẻ cách bảo quản đồ chơi….

– Cô cho trẻ tự nhận xét, bình bầu bạn nào ngoan/chưa ngoan trong tuần vừa qua

– Phát phiếu bé ngoan cho trẻ.

– Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.