: Giới thiệu bài mới (2-3 phút)
– Xúm xít, xúm xít..
– Cô chào tất cả các con !
– Cô cho cả lớp hát vân động bài: “Vui đến trường” của tác giả Lê Quốc Thắng.
– Cô hỏi trẻ: Khi buổi sáng thức dậy có tiếng chim hót líu lo thì trên bầu trời xuất hiện cái gì ?
À đúng rồi! Vào buổi sáng khi mặt trăng và các ngôi sao trên bầu trời biến mất, trên bầu trời xuất hiện ‘ ông mặt trời ‘.
– Khi ông mặt trời mọc thì tỏa ra cái gì các con nhỉ ?
– Mùa hè thì những tia nắng ấy có tác dụng như thế nào?
– Đúng rồi, mùa hè thì như vậy , còn mùa đông thì sao các con ?
À rất đúng đấy, từ những tác dụng như vậy mà tác giả Ngô Thị Bích Hiền đã sáng tác thành bài thơ rất dễ thương có tên là “Ông mặt trời óng ánh”, các con có muốn nghe không ?
*Cô đọc mẫu (2 – 3 phút)
– Cô đọc diển cảm bài thơ lần 1.
– Cô vừa đọc bài thơ gì ?
– Sáng tác của nhà thơ nào?
Cô tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về ông mặt trời buổi sáng thường tỏa những tia nắng ấm áp xuống trái đất sưởi ấm cho muôn loài, em bé và mẹ rất yêu mến ông mặt trời như một người ông trong gia đình.
* Đọc trích dẫn, giảng từ khó:
– Cô vừa đọc hết rồi, các con thấy bài thơ có hay không?
– Cô giải thích cho trẻ hiểu từ khó:
+ óng ánh: ánh sáng lấp lánh trông thật đẹp mắt.
+ Tỏa nắng: ánh nắng lan truyền ra xung quanh, ánh nắng tỏ từ trê xuống.
– Cô mời một vài trẻ nhắc lại từ khó: óng ánh, tỏa nắng.
* Đàm thoại và trích dẫn về nội dung bài thơ: ( 5 phút )
– Con nào giỏi cho cô biết cô vừa đọc bài thơ tên là gì ?
– Bài thơ của tác giả nào ?
– Trong bài thơ có những ai ?
* Những câu thơ nào nói về ẹm bé và mẹ đi dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời nhỉ các con ?
– Câu thơ nào miêu tả ông mặt trời ?
– Ông mặt trời làm gì ?
– Tình cảm của mẹ và em bé được thể hiện trong câu thơ nào ?
* Những câu thơ nào nói lên tình cảm thân thiết giữa em bé và ông mặt trời ?
– Em bé đã nhìn ông mặt trời như thế nào ?
Đúng rồi, các con biết không ông mặt trời có nhiều tia nắng chiếu sáng nên khi nhìn các con thấy chói nên phải nhíu mắt lại đấy.
– Ông mặt trời đã nhìn lại em bé thế nào?
– Tình cảm của em bé và ông mặt trời ra sao ?
– Câu thơ nào nói lên tình cảm thân thiết giữa mẹ, em bé và ông mặt trời ?
– Tình cảm của em bé và ông mặt trời như thế nào?
– Mẹ em bé thế nào ?
– Tình cảm của mẹ, em bé và ông mặt trời như thế nào ?
– Con nào giỏi cho cô biết qua bài thơ các con thấy ông mặt trời đã giúp ích gì cho con người ?
*Dạy trẻ đọc thơ: ( 12 phút )
– Cô cho trẻ đọc bài thơ theo lớp với nhịp châm, diễn cảm 2 lần.
– Cô mời từng tổ đọc.
– Cô mời nhóm trẻ đọc.
– Cô mời cá nhân trẻ đọc.
– Trong quá trình dạy trẻ đọc cô chú ý rèn và sửa sai cách phát âm cho trẻ.
*Trò chơi củng cố: ( 3 – 4 phút )
– Hôm nay cô thấy lớp mình bạn nào cũng rất ngoan, nghe lời cô nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi các con có thích không ?
– Cô phát giấy và bút để trẻ vẽ theo ý thích.
– Kết thúc trò chơi cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
– Hôm nay cô thấy các con học rất ngoan, giỏi cô khen cả lớp mình nào ?
– Cô cho trẻ hát vận động nhẹ nhàng bài hát ‘ Cháu vẽ ông mặt trời ‘ và đi ra ngoài.
– Bên cô, bên cô.
– Chúng con chào Cô ạ !
– Trẻ hát và vận động cùng Cô.
– Ông mặt trời ạ !
– Những tia nắng ạ!
– Giúp cho cây xanh tươi tốt.
– Mùa đông thì ấm áp.
– Có ạ.
– Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc.
– Ông mặt trời óng ánh.
– Ngô Thị Bích Hiền.
– Có ạ.
– Lắng nghe cô giải thích.
– 2 – 3 trẻ nhắc lại.
– Ông mặt trời óng ánh.
– Ngô Thị Bích Hiền.
– Mẹ, em bé, ông mặt trời.
– 1,2 trẻ đọc trích dẫn.
” Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường”.
– Ông mặt trời óng ánh.
– Tỏa nắng hai mẹ con em bé.
– Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.
– 1,2 trẻ đọc trích dẫn.
“Em nhíu mắt nhìn ông
Ông nhíu mắt nhìn em
Cháu ở dưới này thôi”.
– Em nhíu mắt nhìn ông.
– Vì chói ạ.
– Ông nhíu mắt nhìn em.
– Rất gần gũi, thân thương.
– Trẻ lắng nghe.
– 1-2 trẻ đọc trích dẫn.
“Hai ông cháu cùng cười
Mẹ cười đi bên cạnh
Ông mặt trời óng ánh”.
– Hai ông cháu cùng cười.
– Mẹ cười đi bên cạnh.
– Rất thắm thiết, thân mật và gần gũi.
– Giúp cho cây xanh tươi tốt, quần áo mau khô…
– Vâng ạ !
– Cả lớp đọc 1 lần ngồi, 1 lần đứng.
– Tổ đọc luân phiên 3 lần.
– Nhóm trẻ đọc 2 – 3 lần.
– Cá nhân trẻ đọc 2 – 3.
– Trẻ hào hứng: có ạ ! có ạ !
– Có ạ.
– Vâng ạ.
– Trẻ vẽ.
– Trẻ hát vận động.