Ý Nghĩa Bài Thơ Mẹ Lớp 2 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Văn Tả Mẹ Của Em Lớp 2 Hay

Làm 1 bài văn tả mẹ không quá khó​

BÀI VĂN TẢ MẸ EM LỚP 2 Mẹ em không phải là cô giáo hay làm công việc của bác sĩ như mẹ của nhiều bạn khác trong lớp. Mẹ chỉ là một nông dân chân chất thật thà quanh năm gắn bó với đồng ruộng. Năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ có vẻ già hơn so với tuổi của mình bởi những ngày tháng dãi nắng dầm sương ngoài đồng lúa. Đôi bàn tay của mẹ thô ráp cùng làn da hơi nhăn, nhưng với em bàn tay đó rất đẹp. Đôi bàn tay ấy đã làm việc vất vả cực nhọc để nuôi em khôn lớn, đôi bàn tay ấy đã bế em âu yếm vỗ về những ngày còn thơ bé. Gương mặt mẹ mang đậm dấu vết của thời gian nhưng đôi mắt luôn tràn ngập vui vẻ mỗi khi thấy em, nụ cười hạnh phúc trên môi mẹ lại không khiến em thấy mẹ xấu chút nào. Mẹ đẹp theo cách của riêng mẹ. Mẹ em có giọng nói dịu dàng và ngọt ngào, chính giọng nói ấy đã hát ru em mỗi trưa hè nắng nóng và mỗi đêm dài. Mẹ chưa bao giờ mắng em cả, mỗi khi em làm gì sai, mẹ đều nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai của em và thủ thỉ nói với em rằng lần sau đừng như thế nữa. Mẹ đã vì em mà vất vả rất nhiều. Em tự hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để làm mẹ yên lòng và để sau này có thể chăm sóc, đền đáp công lao to lớn của mẹ. Em rất yêu mẹ em.

Mẹ luôn dành tình cảm tốt đẹp nhất dành cho con của mình​

BÀI VĂN TẢ MẸ EM 2 Trong gia đình, người em yêu quý nhất chính là mẹ. Mẹ em là một người phụ nữ dịu dàng và đằm thắm, mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Giọng nói của mẹ dễ nghe, luôn mang theo yêu thương trìu mến mỗi khi nói chuyện với em. Đôi mắt của mẹ cũng luôn tràn ngập tình yêu và hạnh phúc. Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, mái tóc mẹ cũng đã dần xuất hiện những sợi bạc khó thấy. Mỗi lần em được điểm cao hay làm được việc tốt, đôi bàn tay hơi gầy của mẹ lại ở trên tóc em nhẹ nhàng vuốt ve hay cho lời khen. Mẹ em là một người phụ nữ rất đảm đang. Công việc nhà vào tay mẹ đều được thực hiện cẩn thận. Mỗi tối mẹ đều chuẩn bị một bữa cơm thật ấm cùng cho cả gia đình. Căn nhà nhỏ dưới sự chăm lo của mẹ lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng nói tiếng cười rộn ràng. Mẹ vì em, vì gia đình mà đã vất vả cực nhọc rất nhiều. Bởi vậy mỗi khi rảnh rỗi, em lại đỡ đần mẹ trong công việc nội trợ. Em hứa sẽ cố gắng học thật giỏi và nghe lời mẹ để mẹ không bao giờ phải buồn bã vì em.

BÀI VĂN TẢ MẸ EM 3 Mẹ là người em yêu nhất trên đời này bởi mẹ đã vất vả sinh em ra, nuôi em khôn lớn và dạy em những bài học đạo lý làm người. Mẹ em là một bác sĩ nên khi có những ca cấp cứu, mẹ thường về rất khuya. Mẹ thường xuyên phải ở lại trực rất muộn nên từ khi còn bé, em không được gặp mẹ nhiều. Bà nội kể mỗi khi về nhà là ngay lập tức mẹ qua chăm sóc và chơi đùa với em dù rằng mẹ đã rất mệt mỏi. Mẹ luôn nở một nụ cười dịu dàng và hạnh phúc mỗi khi thấy em bởi mẹ nói em là đứa con mẹ thương yêu nhất, là kết tinh tình yêu của bố và mẹ. Đuôi mắt mẹ đã có dấu vết của thời gian nhưng tâm hồn mẹ thì không. Mẹ là một người phụ nữ yêu đời và lạc quan. Căn nhà lúc nào cũng được trang hoàng đẹp đẽ bởi những bông hoa dù phần lớn thời gian mẹ đều dành cho bệnh nhân. Em rất thương mẹ và luôn cố gắng đỡ đần mẹ những việc trong khả năng của mình để mẹ đỡ vất vả hơn. Em mong mình lớn thật nhanh để có thể đền đáp công lao to lớn của mẹ, đền đáp lại tình yêu thương to lớn mẹ đã dành cho em từ thở ấu thơ.

Bài Văn Tả Mẹ Của Em Lớp 2 Ngắn Gọn

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 MIÊU TẢ MẸ CỦA EM

Trong nhà, người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn rất trẻ trung. Mẹ em không trắng lắm nhưng nước da mịn màng. Đôi mắt lúc nào cũng mở to, nhìn em âu yếm. Mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy, em thấy biển trời yêu thương bao la mà mẹ dành cho gia đình. Hai hàng lông mi cong vút khiến mẹ trông thật duyên dáng. Sống mũi cao và thẳng, khuôn miệng nhỏ, luôn nở nụ cười tươi rói. Đặc biệt mẹ có hai má lúm đồng tiền khiến khuôn mặt mẹ lúc nào cũng rạng rỡ. Mẹ thường đùa với em rằng, nhờ gương mặt “khả ái” của mình mà ngày xưa mẹ có rất nhiều người theo đuổi, vậy mà không hiểu sao lại gặp và yêu bố. Mẹ em là công nhân viên chức nhà nước nên mẹ ăn mặc rất lịch sự. Khi đi làm, mẹ mặc áo sơ mi và quần đen, có lúc mẹ diện váy, trông mẹ như trẻ ra mấy tuổi. Tuy công việc bận rộn nhưng mẹ vẫn là nội chợ chính trong gia đình. Các bữa cơm hàng ngày đều một tay mẹ chuẩn bị. Tối đến, mẹ còn kèm cặp em học bài, giúp em giải quyết những bài toán khó. Biết mẹ bận rộn nên em luôn giúp mẹ làm công việc nhà và cố gắng học hành thật chăm chỉ để mẹ vui lòng. Không chỉ đảm đang, tháo vát, mẹ còn hiếu thảo và có lòng nhân ái. Có thức gì ngon, mẹ đều mang lên cho ông bà. Mẹ bảo ông bà ngày xưa vất vả, đời sống thiếu thốn mà vẫn nuôi dạy chục đứa con nên người. Ngoài ra mẹ còn tích cực tham gia vào các công tác từ thiện. Mẹ dạy em phải biết yêu thương người nghèo khổ, có tấm lòng bác ái, “lá lành đùm lá rách”. Em rất yêu thương và ngưỡng mộ mẹ em. Em hy vọng mẹ luôn khỏe mạnh để làm điểm tựa tinh thần vững chãi trong cuộc đời em.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 TẢ MẸ CỦA EM

Nếu có ai hỏi rằng em yêu quý ai nhất, thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là mẹ. Mẹ em măm nay đã ngoài ba mươi ăm tuổi rồi. Mẹ có mái tóc dài, đen nhánh luôn được búi gọn gàng, dáng người mảnh khảnh thanh thoát và rất ưa nhìn. Mẹ luôn nhìn em bằng đôi mắt trìu mến thân thương. Mỗi khi em được điểm cao đôi mắt ấy cũng ánh lên niềm vui, còn khi em bị điểm thấp đôi mắt ấy cũng hiện rõ nỗi buồn. Mẹ rất yêu thương con cái, mẹ làm lụng vất vả chăm sóc cho con sớm hôm vì thế mà nước da mẹ ngăm ngăm đen. Mẹ em có giọng nói dịu dàng và ngọt ngào, chính giọng nói ấy đã hát ru em mỗi trưa hè nắng nóng và mỗi đêm dài. Mẹ luôn chăm sóc dạy bảo em từng li từng tí. Ngoài công việc nhà, nấu ăn cho cả gia đình mẹ còn dành thời gian dạy em học bài vào mỗi buổi tối, chỗ nào không hiểu mẹ giảng cặn kẽ cho em hiểu mới thôi. Em rất yêu quý mẹ. Em hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng mong mỏi của mẹ.

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 TẢ MẸ CỦA EM

Người em yêu quý và tôn trọng nhất trên đời đó chính là mẹ em. Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng còn trẻ và xinh đẹp lắm. Mẹ có dáng người mảnh mai, dáng đi rất duyên dáng. Ai cũng khen mẹ em xinh nhất xóm, bố em tự hào về điều đó lắm. Mẹ có mái tóc dài thướt tha, để xõa đến ngang lưng. Mái tóc đen nháy, mượt mà như những đợt sóng, còn thoảng hương bồ kết. Làn da mẹ trắng hồng, mịn màng với đôi môi đỏ rất duyên. Mắt mẹ là mắt bồ câu, long lanh rất đẹp. Em rất thích nghe mẹ kể chuyện. Vì giọng nói của mẹ rất hay và đầm ấm, giọng nói chuẩn của một cô giáo tiểu học. Bàn tay mẹ là những ngón búp tre thanh mảnh, linh hoạt hằng ngày cầm phấn, cầm bút chấm bài. Tuy việc dạy học vất vả nhưng mẹ vẫn luôn chăm sóc cho gia đình chu đáo. Từ việc nhà, nấu ăn, khâu vá đến dạy học, mẹ đều làm rất tốt. Mẹ thường dạy chúng em phải biết trung thực, biết ơn và làm điều tốt. Em rất yêu mẹ. Mong rằng em có thể sống bên mẹ mãi mãi.

Nguồn Internet

Cảm Nhận Ý Nghĩa Đoạn 2 Bài Thơ Nói Với Con Của Y Phương

Ý nghĩa đoạn 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương

“Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”. 

(Nói với con – Y Phương)

Cảm nhận ý nghĩa đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ vói khổ thơ hoặc đoạn thơ khác bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca, tự hào về con người, về đất nước quê hương mà em biết để thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả khi viết về nội dung này.

Mở bài:

Y Phương quê ở Cao Bằng, người dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Tác phẩm được viết năm 1980, in trong tập Thơ Nam 1945, là lời tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu lòng và với chính bản thân. Đặc biệt đoạn 2 của bài thơ: “Người đồng mình thương lắm con ơi… Nghe con” không chỉ là lời dặn dò đơn giản mà còn là tất cả tình cảm trân trọng, ngợi ca, tự hào về con người, về đất nước quê hương.

Thân bài:

Bằng những hình ảnh thơ đẹp, giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng:vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình, nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản. Đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn, là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó.

Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương,người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.  Điệp ngữ “người đồng mình” có thể nói là điểm nhấn khá quan trọng của thi phẩm này. “Người đồng mình” là cha mẹ, là đồng bào, những người cùng quê hương, dân tộc Tày, Nùng.

Với lời nói mộc mạc, giản dị, hình ảnh cụ thể, những điệp ngữ, điệp từ, cách sử dụng cụ thể, kết họp với nhiều kiểu câu ngắn, dài khác nhau, tác giả gợi bao tình yêu thương về người đồng mình. “Người đồng mình” sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng lạc quan, chân chất, yêu đời, mạnh mẽ, khoáng đạt với chí lớn, luôn yêu quý, tự hào và gắn bó với quê hương. Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước: Người cha muốn giáo dục cho con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình:

“Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn”

Người đồng minh sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương, thủy chung với nơi chôn nhau cắt rốn cho dù quê hương còn cực nhọc, đói nghèo. Biết lấy chiều “cao” (để) đo nỗi khoảng cách “xa” (để) “nuôi chí lớn”, không bao giờ lùi bước trước mọi thử thách, khó khăn, tâm càng sáng, chí càng cao, tầm nhìn càng xa rộng, tràn đầy niềm vui và lòng lạc quan.

Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” – mộc mạc thô sơ trong dáng hình, cử chỉ; trong cách ăn mặc giản dị, cuộc sống thiếu thốn nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn và ý chí. Họ biết lo toan và mong ước: “Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”. Họ biết tự lực, tự cường xây dựng quê hương duy trì truyền thống với những tập quán tốt đẹp của người đồng mình. Lấy cái cao, cái xa của đất trời để làm thước đo kích cỡ của nỗi buồn và chí hướng. Những nỗi niềm và khát vọng của họ mang tầm vóc của núi cao sông dài:

“Sống trên đả không chê đả gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”.

Người đồng mình là thế đấy. Tuy không giàu có nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, chẳng mấy ai cúi đầu khuất phục trước khó khăn, thử thách. Từ đó, người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình. Người cha muốn con hiểu và giữ được bản sắc của “người đồng mình” dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhà thơ cũng gợi ra những đức tính, phẩm chất đáng quý của “người đồng mình” như chấp nhận khó khăn, thử thách, hồn nhiên, mạnh mẽ, bền bỉ và phóng khoáng:

“Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”.

Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh hoạt, lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay động, thấm thía, có tính truyền cảm mạnh mẽ, thái độ rất đỗi tự hào. Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống người đồng mình:       •

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục”.

Câu thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực: “Đục đá kê cao là hoạt động cố thực thường thấy ở miền núi. Quê hương vốn là khái niệm trừu tượng, chỉ nơi chốn sinh thành của một người nào đó; nghĩa ẩn dụ: nói “đập đá kê cao quê hương” là muốn khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức xây dựng bảo tồn quê hương, vãn hóa, cội nguồn, góp phần tạo nên phong tục, truyền thống đẹp đẽ của quê hương.

Một loạt các hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống của con người vùng cao: đá, thung, ghềnh, thác, suối, sông. Đó là không gian gần gũi của họ, đó cũng là những hình ảnh diễn tả những khó khăn chồng chất, là cái nghèo cái khó trong cuộc sống lam lũ của con người quê hương. Những câu thơ với nhiều âm tiết khép, nhiều thanh trắc, cách ngắt nhịp dài ngắn không đều nhau, làm cho giọng thơ khi vươn dài đầy gắng gỏi, khi rút ngắn một cách chắc nịch, vừa gợi lên cải nhọc nhằn gian khó của cuộc sống, lại vừa thể hiện sự cứng cỏi, vững vàng đầy mạnh mẽ của con người quê hương.

Bên cạnh những hình ảnh diễn tả sự khó khăn chồng chất, điệp từ “sống” đặt lên đầu mỗi câu thơ đã thể hiện cái tư thế kiêu hãnh hiên ngang của con người quê hương. Họ dám chấp nhận tất cả, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Họ luôn sống mạnh mẽ, cứng cỏi, khoáng đạt như sông như suối, luôn gắn bó bền bỉ, thủy chung với quê hương cho dù đó. còn là một quê hương nghèo khó, vất vả.

“Đá” xuất hiện trong thơ Y Phương như một hình tượng đầy sức ám ảnh. Gập ghềnh gian khó là đá, cứng cỏi hiên ngang cũng là đá. Câu thơ là một cách nói mang đậm dấu ấn tư duy của người vùng cao. Lời thơ gân guốc, hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa giàu tính khái quát, làm rạng ngời lên vẻ đẹp của con người quê hương: vẻ đẹp của sự cần cù nhẫn nại, ý chí bền bỉ, nghị lực phi thường vẻ đẹp của sức manh tự cường, tinh thần tự chủ, bằng bàn tay khối óc, bằng ý chí, niềm tin và khát vọng, họ đã làm nên một quê hương với những truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.

Ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình. Người cha muốn con hiểu và cảm thông với cuộc sống khó khăn của quê hương, tự hào về truyền thống quê hương, tự hào về dân tộc để vững bước trên con đường đời, để tự tin trong cuộc sống.

Hãy tự hào về quê hương, hãy sống có ý chí và khát vọng, hãy luôn ngẩng cao đầu và bước đi bằng niềm tin, nghị lực của chính mình. Đó là cách để con sống xứng đáng với quê hương, vẫn giọng thơ tha thiết nhưng có cả sự nghiêm nghị, rắn rỏi. Đó là những lời dặn dò ân càn tha thiết, nhưng cũng là một mệnh lệnh: hãy tự tin vững bước trên đường đời dài rộng bằng chí khí mạnh mẽ ‘và tâm hồn lớn lao. Hãy sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Kết thúc bài thơ là lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha mong muốn con mình phải tự hào về truyền thống tốt đẹp cửa quê hương, hãy lấy những tình cảm đó làm hành trang để “lên đường”, vững bước trên đường đời:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”.

Nếu phần một của bài thơ là một khúc hát nhẹ nhàng, tươi vui với hoa ngan ngát, với những tiếng ríu rít tiếng nói cười, với bao nghĩa tình thơm thảo, thi phần hai là một bản hành khúc vừa tha thiết vừa mạnh mẽ, mang âm hưởng của thác ghềnh, sông suối, mang theo cả hơi thở, cả chí khí, niềm tin, sức mạnh của con người quê hương. Qua đó, người cha muốn trao gửi cho con niềm tin yêu, khát vọng.

Hình ảnh “thô sơ da thịt”lặp lại hai lần như muốn con khắc ghi người đồng mình tuy mộc mạc, chân chất nhưng có lẽ sống cao đẹp. Trên đường đời con phải sống cao thượng, tự trọng để xứng đáng với họ. Con “bao giờ nhỏ bé được” dù con đường phía trước còn nhiều chông gai. Con hãy tự tin bước đi, bởi sau lưng con có gia đinh, quê hương, bởi trong tim con sẵn ẩn chứa những phẩm chất quý báu của người đồng minh.

Hai tiếng “Nghe con” chứa đựng tấm lòng yêu thương, ki vọng và niềm tin sâu nặng cha đặt nơi con: mong con biết sống sao cho tốt, cho xứng đáng vói tình cảm của cha. Hai tiếng ấy khép lại bài thơ để lại một dư âm nhẹ nhàng mà âm vang xao xuyến: mong con sống có tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó, vươn lên bằng ý chí của mình, vững vàng trên đường đời. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào với quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. Nói với con mà chính là cha đã trao tặng cho con. Cha đã vun đắp cho con những tình cảm tốt đẹp, cho con một hành trang quý và đã sẵn sàng tung cánh cho con bay đi khắp mọi nơi.

Bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca, tự hào về con người, về đất nước quê hương không chỉ có tác phẩm Nói với con của Y Phương. Đoạn thơ “Mùa xuân người cầm súng.,. Cứ đi lên phía trước” trích trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã thể hiện những cảm xúc đầy ấn tượng.

Đoạn thơ thể hiện sự liên tưởng của tác giả đến mùa xuân đất nước với một niềm tự hào, xúc động thiêng liêng về lịch sử bốn nghìn năm dẫu “vất vả và gian lao nhưng vẫn lấp lánh, trường tồn, bất diệt. Hình ảnh đất nước nổi bật với không khí náo nức, khẩn trương khi bước vào mùa xuân mới vừa bảo vệ vừa dựng xây Tổ quốc. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai của “người cầm súng” và “người ra đồng”, những người đã gieo mùa xuân, bảo vệ mùa xuân, tạo nên sức sống mùa xuân trên mọi miền đất nước.

Khát vọng cống hiến mùa xuân, tuổi trẻ cho đất nước được biểu hiện bằng thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát, ngôn ngữ thơ trong sáng, gợi tả, gợi cảm, phát huy triệt để giá trị các hình thức điệp và biện pháp tu từ khác như ẩn dụ, hoán dụ… Hai đoạn thơ đều bày tỏ tình cảm trân trọng, ngợi ca, tự hào về con người, về đất nước quê hương. Cả hai đoạn thơ đều giúp người đọc nhận thức sâu sắc hom về giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm, cũng như thấm thìa hơn tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ.

Kết bài:

Đoạn 2 bài thơ “Nói với con” mang giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến hay có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn, dù thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ dành cho con cái hay những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cuộc đời; cả hai bài thơ đều đã bộc lộ được niềm tự hào về quê hương đất nước và lời nhắn gửi cũng như lòng tín mãnh liệt vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của dân tộc. Điều đó đã khiến hai thi phẩm sau bao nhiêu năm vẫn quyến luyến được thêm nhiều tâm hồn đồng điệu vói thi nhân.

Cảm Nhận Ý Nghĩa 2 Khổ Cuối Bài Thơ Sang Thu Của Hữu Thỉnh

Ý nghĩa ý nghĩa 2 khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Mở bài:

Khoảnh khắc giao mùa chắc là khoảnh khắc đẹp đã nhất của tự nhiên, nó gieo vào trong lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu. Bài thơ thể hiện rõ nét nhất chính là bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh. Bài thơ đã thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước những biến đổi của thiên nhiên ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. 2 khổ cuối bài thơ “Sang thu” thể hiện sâu sắc tình cảm nhẹ nhàng mà tinh tế của nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc đời.

Thân bài:

Từ sự cảm nhận ở khổ một vô hình, qua khổ hai là một sự cảm nhận hữu hình. Bức tranh thu được miêu tả ở tầm xa hơn, cao hơn, từ mặt đất hướng lên bầu trời:

“Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

Cụm từ “dềnh dàng” là thống thả, từ từ, như đang lắng lại, trầm xuống. Đối lập với cảnh ấy là những đàn chim bắt đầu “vội vã” nhưng chỉ là cái “vội vã” mới chớm, mới bắt đầu: Những đàn chim đua nhau chạy đi tìm nơi trú ẩn ở phương Nam để tránh rét của mùa thu sắp tới. Không như dòng sông chảy chậm rãi kia. Từ ngữ đối lập “dềnh dàng” với “thong thả” cho ta hiểu được tất cả hiện thực của mùa thu.

Cảm giác mùa lại được nhà thơ Hữu Thỉnh diễn tả đầy thú vị:

“Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

Dù đã sang mùa thu nhưng đám mây kia vẫn mang một sự luyến tiếc. Nghệ thuật nhân hoá, thể hiện sự níu kéo, cho thời gian hãy trôi chậm lại, khoan hãy bước sang mùa thu. Hình ảnh này có tính tạo hình trong không gian nhưng có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực, ranh giới múa chỉ là ảo, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và độc đáo của thi nhân.

Đến khổ cuối ta chợt nhận ra vẻ đẹp của bài thơ chính là vẻ đẹp của sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên để lắng nghe và dự cảm:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”

Sang thu rồi, những tia nắng cuối hạ vẫn còn nồng, vẫn còn sáng nhưng đã phai nhạt dần, trong những ngày giao mùa này, trời cũng đã bớt đi nhiều cơn mưa ào ạt. “Nắng mưa”, hai hình ảnh đầy tương phản, tia nắng kia đang là hiện tại nhưng mưa lại là quá khứ. Chính hai hình ảnh đầy tương phản này, đã một lần nữa thấy được sự ngập ngừng đầy chủ động của vạn vật trước thời gian.

Lúc sang thu, tiếng sấm đã không làm cho những hàng cây kia bất ngờ, hay giật mình. “Hàng cây đứng tuổi”, gợi cho ta về hình tượng con người đã trải qua bao sóng gió, đã là một con người từng trải, “sấm” chính là những tác nhân ngoại cảnh bất ngờ:

“Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”

Khi một người từng trải bao nhiêu khó nhọc của cuộc sống, sẽ không lấy động bởi những tác động ngoại cảnh đầy bất ngờ. Hữu Thỉnh có lần tâm sự với những hình ảnh có giá trị tả thực về phong cảnh, thiên nhiên: “khi con người ta đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn, trước những tác động của ngoại cảnh, bất ngờ”.

Kết bài:

2 khổ cuối bài thơ “Sang thu” không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương, mà còn làm sâu sắc thêm tình cảm quê hương trong trái tim của mọi người. Bài thơ chính là một bức tranh quê bình dị để mọi người có thể nhìn thấy hình ảnh quê hương, hình ảnh tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng bước chuyển của vạn vật. Hữu Thỉnh đã tạo nên một cách nhìn riêng, một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ, khẳng định vị trí của mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.