Ý Nghĩa Bài Thơ Lá Diêu Bông / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Lá Diêu Bông Là Gì? Sự Thật Về “Lá Diêu Bông”

Lá diêu bông còn được ví von với cái tên khác là “sao em nỡ vội lấy chồng”. Sao em nỡ vội lấy chồng là một bài hát trữ tình do chính nhạc sĩ Trần Tiến tạo ra vào năm 1990. Bài nhạc này được mô phỏng từ bài thơ “Lá diêu bông” của tác giả Hoàng Cầm. Nội dung của bài hát này được dùng để diễn tả về một người con gái đã thề non hẹn biển. Với người con trai mà cô đem lòng yêu thương là: Nếu như anh có thể tìm được “lá diêu bông” thì cô sẽ đồng ý lấy chàng làm hôn phu. Tuy nhiên cô biết rằng không hề có loại lá diêu bông trên đời. Theo thời gian thì người con trai cô đem lòng yêu luôn đi tìm loại lá đó, nhưng cô đã đi lấy chồng từ rất lâu.

Tác giả Hoàng Cầm đã đưa một tình yêu vừa có phần chân thật vừa mờ ảo vào tác phẩm của mình. Tạo thành một tác phẩm bình dị, chân thực và hài hước của một thời trai trẻ ở cậu bé. Cũng từ tác phẩm này mà các cô gái muốn chối bỏ tình cảm của người con trai. Thường sử dụng chiếc lá diêu bông để làm khó người con trai.

Nguồn gốc của câu chuyện Lá Diêu Bông

Nguồn gốc của bài thơ “Lá Diêu Bông” bắt nguồn từ câu chuyện tình cảm có thật của chính tác giả. Khi đó ông chỉ là cậu bé 8 tuổi, về quê thăm ông bà ở làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Đúng lúc đang ở trong quán của mẹ mình ông đã gặp được một người con gái xinh đẹp 16 tuổi. Bước vào quán của mẹ mình, ngay lập tức tác giả đã trúng phải tiếng sét ái tình. Qua một khoảng thời gian 4 năm trời ông đã luôn yêu thầm người con gái ấy.

Tuy nhiên người con gái ấy cũng biết được tình cảm của ông nhưng vẫn giữ im lặng. Một ngày nọ cô nói vui với tác giả rằng “Nếu ai tìm được chiếc Lá Diêu Bông thì sẽ gọi là chồng của mình”. Với kiến thức của mình thì tác giả đã biết rằng không hề có chiếc lá diêu bông. Nhưng vẫn mải miết đi tìm suốt từng ấy năm, tuy nhiên khi ông 12 tuổi thì người con gái đó đã đi lấy chồng. Đến năm ông 37 tuổi thì ông đã sáng tác ra bài thơ “Lá diêu bông”.

Bản nhạc được sáng tác từ bài thơ “Lá diêu bông”

Bài thơ của tác giả Hoàng Cầm đã được ca nhạc sĩ Hữu Nội phổ thành nhạc. Bởi vì những khó khăn trong cuộc sống nên tác giả Hoàng Cầm đã mở quán rượu để buôn bán. Vô tình ca nhạc sĩ Hữu Nội lại thường xuyên ghé qua quán của tác giả Hoàng Cầm. Từ đó vô tình bài hát “Lá diêu bông” đã được ca nhạc sĩ Hữu Nội hát ngân nga và truyền đến tai mọi người.

Vô tình thì bài hát “Lá diêu bông” đã được truyền ra nước ngoài. Một người bạn của tác giả Hoàng Cầm đã biết được, chính ông là một nhạc sĩ nên đã cho ra đời một bài hát. Bài hát đó khá nổi tiếng nhưng Hoàng Cầm vẫn thích bài hát của Hữu Nội hơn so với những bài hát mới.

Sự Tích Bài Thơ Lá Diêu Bông

“Bài thơ “Lá diêu bông” tôi viết về một câu chuyện có thật, câu chuyện về mối tình đầu tiên trong đời tôi. Vào một đêm năm 1959, khoảng 3 giờ sáng, tôi chợt tỉnh giấc rồi thao thức không ngủ lại được. Căn nhà ở phố Lý Quốc Sư nằm sâu phía trong, lại thêm thuở ấy ban đêm không có tiếng xe tiếng còi ầm ĩ như bây giờ, nên đêm khuya càng thêm thanh vắng. Chợt tôi thấy lóe trong đầu văng vẳng mấy câu thơ do một người đàn bà đọc bằng giọng lanh lảnh: Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng…

Tôi lấy ngay cây bút chì và tập giấy luôn để sẵn trên đầu giường ghi lại. Rồi từng mẩu ký ức cứ hiện lên trong đầu tôi, hình ảnh người đàn bà, người Chị năm xưa cứ rõ nét dần để đi trọn hết bài thơ.

Tôi nhớ đâu hồi lên 4 tuổi, cha mẹ tôi từ làng quê chuyển lên sống ở một phố nhỏ dọc đường quốc lộ. Gọi là phố nhưng thực ra chỉ có khoảng 14, 15 ngôi nhà dựng dọc hai bên đường, cách thị xã Bắc Giang chừng 6 cây số. Nhà tôi quay về hướng tây, phía trước là đường cái, sau nhà có một mảnh vườn nhỏ có hàng rào dâm bụt, tiếp đấy là đường xe lửa. Người trong phố làm các nghề thợ may, cắt tóc. Cha tôi có tủ thuốc bắc và gánh hàng xén của mẹ.

Lên 5, cha tôi đã cho tôi đến trường, cách nhà chừng 2 cây số. Nhưng đi học xa, dọc đường hay bị trẻ chăn trâu bắt nạt, vì vậy năm sau ông gửi tôi lên tỉnh học. Lên 6 tôi đã đọc thông viết thạo, lại thêm võ vẽ chữ Pháp, nên được nhận vào trường công ở thị xã Bắc Giang. Tôi được gửi ở nhà thầy ký ga Núi Tiết. Mỗi chiều thứ bảy, tôi đi thẳng từ trường ra sân ga lấy vé, đi tàu mất 10 phút là về đến ga gần nhà. Thuở ấy đi tàu dễ dàng nên trẻ con đi một mình cũng không sợ. Cuộc đời của một thằng bé cứ lặng lẽ trôi nếu không có một biến đổi về tình cảm mà dấu ấn của nó sẽ để lại trong lòng tôi nhiều cảm nghĩ đến tận sau này.

Năm đó tôi lên 10, đã học đến lớp ba (cour élémentaire). Một buổi chiều thứ bảy, tôi về nhà như thường lệ. Ðang dừng lại ngoài sân nhìn vào trong nhà, tôi thấy có một người đàn bà đang cúi xuống bồ hàng xén của mẹ tôi chọn mua một cái gì đó. Chị mặc chiếc áo phin trắng, ngoài có chiếc gilê màu thẫm. Khi đó nắng xiên khoai dọi vào nhà, lúc chị ngửng đầu lên thì cả khuôn mặt chị được ráng vàng chiếu sáng, tôi thấy bừng lên một khuôn mặt khiến tôi choáng váng cả người. Không hiểu cái máu đa tình có từ bao giờ, mà chỉ mới lên chín lên mười, tôi đã bị khuôn mặt đó làm cho tôi ngơ ngẩn suốt buổi chiều. Mua hàng xong chị ra về, khi đi ngang qua tôi trông theo, thì biết chị là người hàng xóm, ở ngôi nhà ngay bên kia đường hơi xế cửa nhà tôi. Hỏi mẹ thì biết gia đình nhà đó mới dọn về, có ba mẹ con, chị là con gái lớn, còn một cậu em trai nhỏ. Thảo nào tuần trước tôi về chưa gặp. Tên chị là Vinh. Cả ngày chủ nhật hôm sau, tôi cứ ngong ngóng nhìn sang nhà đàng trước, chờ xem chị có xuất hiện không. Ðến sáng thứ hai tôi lại quay trở về thị xã.

Về đến Bắc Giang, tôi làm ngay một bài thơ gửi chị, theo thể lục bát. Hồi đó tuy chưa học niêm luật, nhưng tôi đã biết làm thơ lục bát. Nguyên tôi trọ học ở nhà ông ký ga, buổi tối nhà chủ thường tập trung các bà ,các chị trong xóm đến làm hàng xáo. Buổi tối khoảng 9 giờ học xong, trước khi đi ngủ, các bà các chị thường gọi tôi xuống nhà dưới đọc truyện cho mọi người nghe, trong khi họ đang giần sàng thóc gạo. Mỗi tối tôi đọc chừng một tiếng rồi đi ngủ, các bà thường thù lao, khi thì bát chè, khi thì phong kẹo. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi được đọc hết mọi truyện thơ dân gian, từ Phạm Công Cúc Hoa, đến Nhị độ mai, rồi Hoàng Trừu… Tôi có giọng tốt, lại biết ngâm nga, nên được các bà tín nhiệm, và cũng vì vậy mà thơ lục bát cứ ngấm vào người tôi, không cần học cũng biết cách gieo vần.

Tôi chép bài thơ vào tờ giấy học sinh. Trang đầu chép bốn câu có vẽ hoa bướm, trang sau chép nốt bài. Tôi không còn nhớ bài thơ tình đầu tiên đó viết những gì. Chỉ nhớ là tôi nắn nót viết lên đầu trang giấy dòng chữ “Em gửi chị Vinh của em”. Tôi bỏ thơ vào phong bì, chờ hôm về nhà, tìm gặp chị trao tận tay nói: “Em gửi chị cái này.” Chị không mở ra xem, chỉ mỉm cười hơi bí mật rồi bỏ vào túi, không nói gì. Sau đó chị không nhắc đến bài thơ đó, và tôi cũng không hỏi lại.

Từ đấy tôi không chỉ về nhà chiều thứ bảy, mà ngày thứ năm được nghỉ, tôi về cả chiều thứ tư. Mục đích là để được gặp chị. Ngày nghỉ, hễ thấy chị đi đâu là tôi đi theo đấy, đôi khi chị thấy tôi đi theo thì đưa tay dắt. Mỗi khi chị ôm chiếu ra sông giặt, tôi lại lẽo đẽo đi theo, ngồi trên bờ nhìn chị cúi khom mình giặt chiếu ven sông. Tình yêu tôi dành cho chị chỉ có thế, nhưng nó cứ đeo đẳng tôi hết năm này sang năm khác. Tôi càng lớn thì tình yêu đó càng thêm đằm thắm, nhưng tôi chưa biết làm thế nào để bày tỏ mối tình của mình.

Lên 12 tuổi, những đêm sáng trăng, chị Vinh thường tập hợp trẻ em từ 10 đến 15 tuổi cả trai lẫn gái, tụ tập trên bãi cỏ sau ga để tập hát. Chị Vinh có giọng ca tốt, thường cùng một vài chị trong xóm hát Quan họ. Chúng tôi được chị dạy hát đủ loại dân ca như Trống quân, Cò lả… Mỗi khi đứng hát, tôi thường chen vào đứng cạnh chị, có khi tôi đứng trước chị, đầu tôi vừa đúng ngang tầm ngực của chị. Có khi chị ôm lấy vai tôi, tôi hơi ngả đầu vào người chị, chị khe khẽ vuốt cổ xoa lên hai vai tôi. Tôi có một cảm giác là lạ, đó là những giờ phút say sưa nhất của tôi. Những đêm tháng chín tháng mười, trời hơi se lạnh, đứng dưới gốc cây trên bãi cỏ, tôi được hơi ấm từ người chị truyền sang. Hình như chị cũng cảm thấy sự ham muốn của tôi. Mặc dù lúc đó tôi còn bé, nhưng là một cậu bé khôi ngô tuấn tú, lại có đi học, khác hẳn với những đứa trẻ khác trong xóm. Ðược chị ôm trong lòng, nhưng tôi chưa bao giờ dám chủ động ôm người chị.

Lần ấy, trong dịp lễ Noel, tôi được nghỉ mấy ngày. Ðang đứng ở sân, tôi chợt thấy chị Vinh bỏ cửa hàng đi ra cánh đồng. Tôi vội đi theo. Thấy chị rẽ xuống ruộng, bới các bụi cây ven bờ ruộng. Tôi cũng nhảy xuống theo, không biết chị có nhìn thấy tôi hay không. Chợt chị ngẩng lên hỏi: “Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng như thế này nhỉ?” Tôi không trả lời, nhưng thấy sung sướng vì đã được chị chú ý tới. Rồi chị tiếp tục cúi xuống tìm, cuối cùng bước lên trên một cái gò nhỏ có nhiều bụi cây dại. Tôi hỏi chị tìm cái gì. Chị dừng lại thẳng người lên, nhìn vào mắt tôi nói: “Chị tìm cái lá…” (tôi không nhớ là chị gọi cái lá gì nữa). Rồi chị tiếp lời: “Ðứa nào tìm được ta gọi làm chồng…” Nghe câu nói đó, tôi cảm thấy sung sướng vô cùng, người nóng ran lên. Tôi nghĩ đó là một cái lá gì kỳ diệu lắm, có thể dùng làm thuốc, hoặc dùng đắp lên mặt như các cô gái hồi đó thường làm. Tôi cảm thấy giữa chị và tôi có một tình yêu mãnh liệt. Mà tình yêu đó giống như tình yêu tôi dành cho mẹ. Tôi không có chị gái, vì vậy đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy một tình yêu đối với người chị.

Hai mươi lăm năm sau, câu chuyện đi tìm lá của chị Vinh hiện lại trong bài thơ mà tôi đặt cho cái tên là “Lá diêu bông.”

Chị thẩn thơ đi tìmÐồng chiềucuống rạChị bảo– Ðứa nào tìm được lá Diêu BôngTừ nay ta gọi là chồng…

Một tuần sau, khi tôi từ trên tỉnh trở về, nhìn sang trước nhà thấy cửa đóng im ỉm. Tôi vội hỏi mẹ nhà đó đi đâu rồi. Mẹ tôi trả lời, trong giọng nói như có nước mắt: “Nó đi lấy chồng rồi con ạ.” Tôi òa lên khóc, gục đầu vào lòng mẹ. Không biết mẹ tôi có biết mối tình của tôi đối với chị Vinh không, mà sao mẹ lại nói bằng giọng nghẹn ngào? Khi đó cha tôi vừa về, tôi vội lau nước mắt, không dám để cho cha nhìn thấy. Về sau mẹ kể cho tôi biết có một ông Quản khố xanh đi qua đây, trông thấy chị đã mê vì nhan sắc. Chị bằng lòng lấy lẽ, ông Quản đưa cả mấy mẹ con về Phủ Lý quê ông. Từ đấy tôi không gặp chị nữa.

Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đấy. Năm đó tôi đã 17 tuổi, vừa thi đỗ tú tài xong, đang sống ở Hà Nội. Nhân ngày nghỉ, có một người bạn ở Sen Hồ có người anh cưới vợ, đã rủ tôi về nhà chơi, luôn tiện ăn cỗ cưới. Cỗ bàn xong, chiều hôm đó tôi dạo ra phố Sen Hồ chờ tàu về Bắc Giang. Lúc đó tôi đã viết báo nên cũng có tiền. Tôi mặc bộ complet, thắt ca vát, đầu đội mũ phớt, ra dáng người dân chốn thị thành. Ðang thả bộ đi dọc phố, chợt nghe có tiếng gọi: “Cậu Việt ơi!” Nghe giọng quen quen, tôi nhìn sang bên kia đường, thì thấy chị Vinh đang ngồi bên một cái tủ bày bánh kẹo, cạnh một cái chõng bán nước chè. Tôi bước sang đường, chị Vinh mừng rỡ chạy ra, đặt hai tay lên vai tôi rồi kéo vào nhà nói chuyện. Bà mẹ đã già nhưng còn nhớ tôi, hỏi thăm cha mẹ tôi. Một lát sau bà bảo bà có việc phải đi vào làng, tối có thể không về, cậu cứ ở lại xơi cơm. Cậu em đã lớn cũng theo mẹ đi. Hình như cả hai đều biết giữa tôi và chị Vinh còn có nhiều điều muốn nói với nhau. Chị kéo tôi ngồi xuống chõng, chị ngồi cạnh ôm ngang lưng tôi. Tôi nhẹ nhàng khẽ gỡ tay chị ra. Chị kể cho tôi biết tình cảnh của chị sau khi lấy chồng. Chị lấy ông Quản đã có một mặt con. Mấy mẹ con chị về Phủ Lý cũng vẫn tiếp tục buôn bán làm ăn. Nhưng dần dần ông Quản ruồng bỏ chị, đi theo người khác. Cuối cùng ông đã đuổi mấy mẹ con đi. Gia đình chị không muốn trở về chốn cũ, nên đưa nhau về Sen Hồ.

Tôi ái ngại nhìn chị. Lúc này trong tôi không còn cái tình yêu say mê của thời thơ ấu. Tôi chỉ cảm thấy thương cho một con người tiều tụy, nhan sắc đã tàn phai. Bảy tám năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh của chị năm tôi lên 10 vẫn còn đọng mãi trong tôi.

Ngày cưới ChịEm tìm thấy láChị cười xe chỉ ấm trôn kim.

Và cảm giác khi đánh mất chị như vẫn còn đi suốt đời thơ tôi:

Từ thuở ấyEm cầm chiếc láđi đầu non cuối bểGió quê vi vút gọiDiêu Bông hời!…… ới diêu bông!… ”

{youtube width=”540″ height=”420″}g5lLY-2Nkz4{/youtube}

Tác giả Hoàng Cầm do Thu Hiền trình bày

“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thờ đi tìm Đồng chiều, Cuống rạ. Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng. Hai ngày em tìm thấy lá Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông. Muà đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu, Trông nắng vãng bên sông. Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xoe chỉ cắm trôn kim. Chị ba con Em tìm thấy lá Xoè tay phủ mặt chị không nhìn. Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể. Gió quê vi vút gọị Diêu bông hời … ới Diêu Bông!”.

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ 1001 Bài Thơ Lá Diêu Bông, Tình Buồn Lá Diêu Bông Hay Nhất Mới Nhất

Thơ: Bình Minh

Mời các bạn độc giả tham khảo những câu nói hay về tình yêu buồn và danh ngôn cuộc sống hay nhất mọi thời đại.

BÀI THƠ: ĐI TÌM LÁ DIÊU BÔNG 2

Thơ: Bình Minh

Anh mải đi tìm lá diêu bông Em mãi chờ mong nhạt má hồng Sơn cùng bể tận muôn nơi ấy Chẳng thấy diêu bông nghẹn nỗi lòng

Diêu bông đâu có để mà mơ Em muốn chốn anh khỏi mong chờ Lên mới bảo tìm diêu bông đấy Lá buồn tình phụ ở trong thơ…HOÀI NIỆM DIÊU BÔNG

Thơ: Diệp Ly

Tháng mười hai mưa bụi…trắng bên sông Con thuyền nhớ thương… giữa dòng trôi nổi Gió bấc thở than trên hàng cây… mỗi tối Day dứt cõi lòng…lạc lối giữa mênh mông…

LÁ DIÊU BÔNG!

Thơ: Vũ Minh Quang Lá diêu bông bến đời mơ mộng!

Trót để ai vô vọng chờ mong.

Tôi đi tìm lá diêu bông,

Của một thời gợi ấm nồng niềm mơ. Lá rung rinh chơi vơi trong gió.

Ai kia bên ngõ nhỏ đơn côi.

Vẳng nghe lời ấm ru hời,

Lòng hoang hoải nhớ rối bời bến mơ. Mang một chút vu vơ trở lại.

Mộng buổi đầu khờ dại tình thơ.

Yêu thương tháng đợi năm chờ,

Ghi lòng tạc dạ cuộc đời đầy vơi. Nao lòng nhớ một thời xuân sắc.

Ngọn lửa lòng vụt tắt trời đông.

Mải lượm chiếc lá diêu bông,

Để quên một ánh lửa hồng lệ vương! Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 02

LÁ DIÊU BÔNG

Thơ: Kẻ Tội Đồ Em đố anh tìm được lá diêu bông

Em sẽ yêu và sẽ lấy làm chồng

Anh hớn hở thấp lên niềm hy vọng

Lặn lội sông hồ tìm kiếm lá cho em Chiêu đãi trăng đến say khướt môi mềm

Trăng chỉ bảo hãy quan tâm chăm sóc

Cầu lão gió để xin lời vàng ngọc

Lão mách rằng chân thật trải lòng ra Ngước lên trời xin hỏi ánh sao xa

Được hồi đáp là những đêm tình tự

Tham vấn mây phong lưu và ý tứ

Lại đợi chờ trái chín của tình yêu Lá diêu bông ôi chiếc lá diễm kiều

Bao năm tháng kiếm tìm trong vô vọng

Bước vu quy em theo chồng vui sống

Ngẫn ngơ nhìn anh trách lá diêu bông

Vẳng xa xa câu hát đến nao lòng

Anh bừng tỉnh cơn mê chiều trễ muộn

Lá diêu bông có lông mà không cuống

Anh tìm thấy rồi anh muốn em ưng. Cớ sao anh cứ lần lữa ngập ngừng

Lá trước mặt không thò tay với lấy

Lại tìm đâu hơn nửa đời chẳng thấy

Để bây giờ lá ấy thuộc người ta.

Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 03

NỢ LÁ DIÊU BÔNG

Thơ: Phú Sĩ Ngày ấy xa rồi

Em đợi lá diêu bông

Kỷ vật định tình cho tơ duyên nồng thắm

Anh bảo hẹn ngày nàng xuân ươm dệt mộng

Sẽ rước em về hát khúc lý sang sông … Ngày ấy xa rồi

Câu hát lý mênh mông

Dìu dặt khói đồng ngu ngơ chiều hiu hắt

Thề hẹn vội rơi trên lối về trầm mặc

Nợ cả một đời day dứt lá diêu bông

Ngày ấy xa rồi

Lưu luyến có không anh!?

Huyền thoại một tình yêu đôi chim bằng chắp cánh

Đi tìm lá diêu bông mịt mù theo bóng cỏ

Vun vén cuộc tình sầu vò võ sắc diêu bông

Ngày ấy xa rồi

Ai có biết hay không?

Đừng trách lá diêu bông hững hờ ai không hái

Chỉ bởi chẳng nợ duyên nên lối về còn lại

Một kẻ mãi đợi chờ … một kẻ mãi xa xôi … Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 04

CHỈ LÀ LÁ DIÊU BÔNG

Thơ: Nguyễn Đình Huân Ta về quê tháng tư trời vào hạ

Lang thang đi tìm chiếc lá diêu bông

Đã bao lần ta tự hứa rằng không

Không nhớ nữa khi trong lòng hoá đá Diêu bông ư cũng chỉ là chiếc lá

Ta đi tìm đánh mất cả tuổi xuân

Nói thế thôi nhưng dạ vẫn bâng khuâng

Cứ kiếm hoài mong một lần thấy được Như ngày xưa ta đã từng hẹn ước

Diêu bông tìm về sánh bước bên nhau

Cho dây trầu mãi quấn quýt thân cau

Nhưng diêu bông lá ở đâu không thấy Em ra đi theo dòng đời xô đẩy

Quên lời đã thề ngày ấy bên sông

Bước sang ngang em lặng lẽ theo chồng

Bỏ mặc ta tìm diêu bông khắp xứ Lá diêu bông nay đã thành quá khứ

Chuyện tình mình bây giờ phủ rêu phong

Diêu bông ư làm gì có mà mong

Thôi từ nay chôn trong lòng lá ấy.

Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 05

VĨNH BIỆT LÁ DIÊU BÔNG

Thơ: Nguyễn Đình Huân Anh về quê vào dịp cuối tháng ba

Rét nàng Bân rụng rơi hoa xoan tím

Cơn mưa giăng giăng xoá nhoà kỷ niệm

Lang thang một mình tìm kiếm diêu bông Chiếc lá ngày xưa em nhớ hay không

Nếu tìm thấy được làm chồng em đó

Bao năm qua lời hứa xưa bỏ ngỏ

Em theo người xa xứ có về đâu Anh về đây khi tóc đã phai màu

Con đò nhỏ bến sông sâu vẫn vậy

Lá diêu bông ngày xưa không tìm thấy

Nay nát nhàu theo nước chảy trôi sông Chiếc lá rách bươm như xác pháo hồng

Ngày hôn lễ em theo chồng xuất giá

Đã bao mùa qua thu đông xuân hạ

Anh mãi đi tìm chiếc lá hư vô Nước sông quê vẫn lờ lững đôi bờ

Lá diêu bông như bài thơ chưa viết

Anh về đây em ơi em có biết

Lần cuối cùng xin vĩnh biệt diêu bông. Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 06

NỢ DIÊU BÔNG

Thơ: Thanh Bình Khi tìm chửa thấy lá diêu bông

Chị đã rời xa chốn ruộng đồng

Bến cũ thuyền tình ngơ ngẩn đợi

Đêm buồn mắt lệ thẫn thờ trông

Vùi luôn tiếc nhớ tròn danh vợ

Xóa cả yêu thương vẹn nghĩa chồng

Có hiểu phương xa người lữ khách

Dằn lòng xé bỏ lá diêu bông Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 07

TÌM LÁ DIÊU BÔNG GIỮA MUÔN TRÙNG KỶ NIỆM

Thơ: Nguyễn Mạnh Hùng Chị trở về rồi lại bước ra đi

Khắc sâu thêm vào hồn em nỗi nhớ

Cứ bình yên chị tròn vai người vợ

Đừng cảm thương em, xin để mặc em buồn Ôi cánh bướm, ôi đôi cánh chuồn chuồn

Mong manh lắm như phận người thiếu nữ

Chị vui duyên, em làm bạn cùng vần thơ, câu chữ

Thỏa nguyện diêu bông dẫu dang dở, phôi phai Chị hãy quên em đừng để tim chia hai

Một nửa thương chồng, nửa thương em sầu lẻ

Hứa với chị, Em sẽ luôn mạnh mẽ

Chôn chặt trong tim hình bóng một người Chỉ thầm thương thôi, chỉ thầm nhớ nụ cười

Đôi mắt huyền nhung của một thời mới lớn

Sẽ cố bình yên dù biết bao sóng gợn

Thương mãi một người đã từng bỏ bến sông Rồi một mai này em trở về hư không

Chị đừng khóc mà hãy tặng em chùm hoa bưởi

Hoa của tuổi thơ, hoa cài lên tóc rối

Em sẽ mỉm cười dẫu nhẫn cưới chôn cùng Chị hãy an yên, kiếp sau mình sẽ tương phùng

Tìm lá diêu bông giữa muôn trùng kỷ niệm.

Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 08

LÁ DIÊU BÔNG

Thơ: Vũ Thị Kim Liên Ngày xưa em chưa có chồng.

Anh đi tìm lá diêu bông khắp vùng!

Mặc cho bão gió mịt mùng

Vì em đã hứa thủy chung một lòng! Ai tìm được lá diêu bông…

Thì em sẽ lấy làm chồng anh ơi!

Chuyện đâu có chuyện lạ đời?

Anh đi tìm bốn phương trời không ra… Thương người không ngại đường xa!

Ba năm đằng đẵng cũng là ba thu…

Bướm vàng đậu trái mù u!

Lấy chồng chi sớm lời ru thêm buồn! Trời thì cứ đổ mưa tuôn…

Đợi anh chẳng được em buồn sang sông!

Giờ đây em đã có chồng!

Anh đi tìm được diêu bông: trễ rồi! Diêu bông như tiếng lòng tôi…

Thuyền tình cập bến em ngồi ngẩn ngơ!

Nỗi lòng xin viết thành thơ…

Kiếp này lỡ hẹn xin chờ kiếp sau! Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 09

LÁ DIÊU BÔNG

Thơ: Phùng Bảo Diêu bông ơi hỡi diêu bông

Em đi lấy chồng bỏ bến sang ngang

Chiều quê nắng quái phũ phàng

Anh về đợi bến đò ngang thuở nào. Hoa xoan rụng tím b ờ ao

Con chuồn chuồn ớt đậu vào cành tre

Xuân này tôi trở về quê

Nao lòng xóm vắng b ờ đê cuối làng. Đâu rồi mắt biếc đưa ngang

Sắc dao cau để lỡ làng duyên xưa

Lời ru cánh võng ban trưa

Diêu bông ơi..! Khéo hững hờ… Diêu bông..!? Để ai tan nát cõi lòng

Sóng xô đổ lớp, thuyền không bến chờ

Trách mình phận hãm duyên thưa

Gió heo may lọt song thưa vào hồn Chiều hoang buồn tím hoàng hôn

Lời thơ đắp mộ vùi chôn cuộc tình

Còn đâu những bóng với hình

Bỏ quên nỗi nhớ một mình đơn côi. Thôi đành khép lại tim ơi

Diêu bông ơi..! Mảnh trăng côi giữa đời..!

Chiều nghiêng để áng mây trôi

Vẳng không gian vọng tiếng cười..diêu bông! Tình Thơ Lá Diêu Bông Hay 10

TÌM LÁ DIÊU BÔNG

Thơ: Hoa Nắng Em đi tìm… Đâu đó lá diêu bông

Bình minh rọi cho nắng hồng đưa lối

Vần thơ nào cho ai còn viết vội

Tháng ba rồi để bao nỗi nhớ nhau Tiếng chim rừng gọi bạn vẳng nơi đâu

Chùm xoan tím gợi cho màu thương nhớ

Âm vang rừng nghe trong từng nhịp thở

Dấu yêu hỡi mình còn ở xa nhau Như diêu bông lá vẫn ở nơi đâu

Em muốn viết trao nhau vần thơ nữa

Lá diêu bông tìm yêu thương một nửa

Để ghép lời yêu chan chứa vào thơ Diêu bông ơi…! em lạc giữa rừng mơ

Như câu chuyện đợi chờ ngày xưa ấy

Bài thơ tình em viết hoài trên giấy

Gửi yêu xa ……

Vì chẳng thấy Diêu Bông.(đang cập nhật..)

Theo chúng tôi

Lá Diêu Bông – Trần Tiến Và Hoàng Cầm

VÀI NÉT VỀ “LÁ DIÊU BÔNG”

Trước kia Hoàng Cầm gắn liền với hình ảnh Kiều Loan. Ngày nay bài thơ Lá Diêu Bông, rất ngắn nhưng làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm, ngay cả hải ngoạị

Lá Diêu Bông là lá tưởng tượng để bày tỏ ẩn tình bi thương, chất ngất. Ân tình đó được phổ biến qua tiếng hát với cung đàn. Làng Đình Bảng, Bắc Ninh tuy là miền quê nhưng cũng là “nơi đàn bà con gái đa tình, sóng sánh mắt lá răm” trông mòn con mắt. Trong bài thơ Lá Diêu Bông, mở đầu, Hoàng Cầm đã viết “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” để phác hoạ hình ảnh điạ phương với bóng dáng trang phục diễm kiều cuả người gái quệ Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh ở trọ học, trở về thăm nhà gặp người con gái 16 tuổi – tên Vinh – yêu kiều trong chiếc váy bước vào hàng xén cuả thân mẫu Hoàng Cầm. Cậu bé 8 tuổi quá lãng mạn đã bị “tiếng sét ái tình” (coupđe-foudre) (amour subit & violent) ngay tức khắc. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau Hoàng Cầm tâm sự: “Trước mắt tôi, Chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả đến học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xe xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần cuả tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ điù hiu, tỉnh nhỏ… Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng”. Người con gái đó biết được mối tình si cuả cậu bé học trò. Thế nhưng “Chị vẫn dứt áo ra đị Đi lấy chồng. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi tìm, không thấỵ Biền biệt tăm cá bóng chim…”. Theo Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông “là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu”. Chiếc lá ấy mang theo hình ảnh có thật với Hoàng Cầm: “Tôi còn nhớ mồn một một buổi chiều muà đông… Chị đi về phiá cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ Những dãy nuí xanh xanh mờ xa in hình như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ tìm đồng chiềụ Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng theo sau lưng : Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng…”.Mang hình ảnh đó những 25 năm sau, bài thơ Lá Diêu Bông cuả Hoàng Cầm mới ra đờị

“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thờ đi tìm Đồng chiều, Cuống rạ. Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng. Hai ngày em tìm thấy lá Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông. Muà đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu, Trông nắng vãng bên sông. Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xoe chỉ cắm trôn kim. Chị ba con Em tìm thấy lá Xoè tay phủ mặt chị không nhìn. Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể. Gió quê vi vút gọị Diêu bông hời … ới Diêu Bông!”.

Bài thơ gọi chị & em vì vậy có nhiều người cứ nhầm tưởng hình ảnh hai chị em gái; thật ra, giữa tác giả với “người tình” nơi cố quận. Lá Diêu Bông ra đời từ năm 1959, bí ẩn đó kéo dài gần 4 thập niên, tác giả mới tâm sự nổi niềm.

Nhạc sĩ cảm tác, rung rộng với hồn thơ để sáng tác. Và, “thiên tình sử” Lá Diêu Bông được nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc Lá Diêu Bông ở hải ngoại vào giữa thập niên 1980 trong tuyển tập “Thấm thoát mười năm” xuất bản năm 1985. Phạm Duy dùng nguyên văn bài thơ để viết nhạc, chỉ bỏ vài câu đầu từ “Váỵ..” đến “Chị bảo”. “Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông… Diêu Bông hời, hời hỡi Diêu Bông” và thêm vào hai câu cuối vào bài hát: “Em đi trăm núi nghìn sông! Nào tìm thấy Lá Diêu Bông bao giờ…”. Nhạc phẩm Lá Diêu Bông này mang âm hưởng sắc thái mới lạ, khó hát nên ít được phổ biến. Đầu thập niên 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ biến bài này mang âm điệu dân ca, bình dân được nhiều ca sĩ trình bày; vì vậy, đã có nhiều sự nhầm lẫn về tác giả khi nghe bài hát Lá Diêu Bông. Trần Tiến không hiểu được hồn cuả bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông…

Nguyễn Việt Hoài Nam