Ý Nghĩa Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Thơ Khi Mẹ Vắng Nhà Giàu Ý Nghĩa Của Nhà Thơ Trần Đăng Khoa

Bài thơ Khi Mẹ Vắng Nhà được trích trong tập Góc Sân Và Khoảng Trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông là một cây bút chuyên viết thơ về thiếu nhi được đông đảo bạn đọc yêu thích. Nhiều trang thơ của ông mang những giá trị cùng tính giáo dục cao cả đã được đưa vào chương trình dạy học gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc. Bài thơ Khi Mẹ Vắng Nhà là tình cảm của người con dành cho mẹ của mình khiến chúng ta suy ngẫm sâu sắc. Cùng nhau cảm nhận nha các bạn!

-Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977)

-Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân

-Hiện là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội. Nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học

Kính tặng mẹ em Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế! Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Khi Mẹ Vắng Nhà là một thi phẩm hay khiến nhiều độc giả phải xúc động dành cho thiếu nhi của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ bày tỏ tình cảm của đứa con dành cho người mẹ đã vất vả nuôi dưỡng mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

Tiễn Biệt Tác Giả Bài Thơ “Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão”

1. Ba năm học chuyên Văn khóa 10 (1992 – 1995) tại trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), tôi may mắn được là học trò của thầy Đặng Hiển. Lớp chúng tôi có gần 30 học sinh, các bạn ở các huyện của tỉnh Hà Tây (cũ) lên Hà Đông học phải trọ trong ký túc xá của trường.

Do nhà chúng tôi phần lớn đều nghèo nên chúng tôi gầy gò, xanh xao, lên lớp bữa đói, bữa no. Nhưng trong những năm tháng học hành vất vả đó, chúng tôi luôn cảm thấy bình an và thấy mình thật “giàu có” bởi chúng tôi luôn có thầy Đặng Hiển ở bên.

Cho đến bây giờ, khi đã ra trường được 25 năm – tôi vẫn tự hỏi, vì sao lại có một người thầy yêu thương học trò của mình đến vậy? Vì sao thầy Đặng Hiển lại luôn làm chúng tôi thổn thức đến vậy?.

Ba năm đèn sách cùng các đội tuyển đi thi học sinh giỏi, chúng tôi có lúc mệt mỏi (phần vì đói), những lúc ấy thầy thường động viên chúng tôi bằng mọi cách như pha trò cho chúng tôi vui hoặc cho chúng tôi tiền đi ăn gì đó.

Thầy quan niệm, chúng tôi chăm chỉ học hành là “chung thủy” với thầy. Làm sao tôi có thể quên được những đêm tối lạnh cắt da cắt thịt, thầy đạp xe lọ mọ tìm đến nhà từng bạn, mang từng quyển sách chỉ cho chúng tôi cách đọc sao cho hiệu quả nhất.

Làm sao tôi có thể quên những buổi chiều, thầy xuống khu ký túc xá tạm bợ, xem học trò của mình ăn uống ra sao. Tôi đã từng thấy thầy gỡ kính lau nước mắt khi bữa cơm của học trò sống xa nhà chỉ có rau xanh ngăn ngắt.

Sau đó, thầy thường bỏ tiền ra mua thức ăn cho các bạn trọ học cải thiện. Làm sao tôi có thể quên được đến giờ sau 25 năm chúng tôi ra trường, những bài văn hay của chúng tôi vẫn được thầy lưu giữ, nâng niu như báu vật. Rồi có lần thầy lên lớp trả bài – đề bài thầy cho học sinh viết về kỷ niệm gia đình.

Thầy xúc động vì biết có học trò đã trải nỗi buồn trên trang vở khi mẹ mất sớm hay bố mẹ không hạnh phúc.

Và thầy khóc. Chúng tôi cũng khóc. Lũ học trò non nớt ngu ngơ co cụm lại như đàn chim nhỏ run rẩy, nhưng giữa lúc hoang mang, buồn bã đó, thầy đã ở bên cạnh chúng tôi, vỗ về chúng tôi như một người mẹ dang tay che chở cho đàn con bé bỏng.

Sau này, trong bài thơ “Lời không ghi trong giáo án”, thầy đã viết: “Trong đời dạy học của tôi/ Tôi đã nói nhiều về sự hy sinh của những người cha/ Sự thủy chung của những người mẹ/ Nhưng tại sao tôi chưa nói về sự cô đơn của những đứa trẻ/ Nỗi nhớ cha và lòng thương mẹ/ Cứ chất đầy lên vai nhỏ dường kia/ Và từ phút đó trở đi/ Thầm cất lên trong tôi/ Lời gì thiêng liêng, trang trọng lắm/ Lời không ghi trong giáo án/ Còn cao hơn cả trách nhiệm người thầy”…

Cứ như thế, chúng tôi đã miệt mài học hành vì có thầy Đặng Hiển ở bên chắp cánh ước mơ. Thầy đã cho chúng tôi những năm tháng êm đềm, dịu ngọt nhất.

Nhấn để phóng to ảnh

Thầy Đặng Hiển bên các học sinh chuyên Văn khóa 10

Chúng tôi kiêu hãnh khi được là học trò của thầy. Thầy đã thắp lên trong chúng tôi một tình yêu văn chương tha thiết. Thầy dạy tôi biết vị tha, bao dung với cuộc đời, và đặc biệt, trong mọi hoàn cảnh, thầy dạy chúng tôi phải luôn hết mình tận tụy với công việc, vì đã “l àm con chim chiếc lá thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh”.

Chúng tôi (và cả các anh chị, các em chuyên văn khóa trước, khóa sau) đều trở thành một phần cuộc sống quan trọng của thầy. Niềm vui nỗi buồn, sự thành đạt, những chặng đường đời của chúng tôi chiếm lĩnh tâm hồn thầy, chiếm lĩnh phần lớn sáng tác của thầy.

Nhiều lần tôi lại tự hỏi, thầy còn bao việc, bao mối bận tâm lớn lao, sao thầy cứ lo lắng, nghĩ cho cho chúng tôi nhiều đến vậy? Chỉ cần một bờ vai gầy của học trò nghèo rung lên dưới lớp, cũng làm thầy thổn thức trắng đêm.

Trước những học trò không may qua đời, tim thầy như dao cắt, thầy phải thốt lên: ” Ngủ đi Nga, ngủ đi con! “, thì nỗi đau đó mới vợi bớt. Từng câu thơ được thầy chưng cất từ thẳm sâu nhân ái của tâm hồn mình để dành tặng học trò:

“Đời tôi là một dòng sông/Những khi có sóng, trong lòng vẫn êm/ Đời em là một cánh chim/ Những ngày lặng gió vẫn nghiêng đất trời/ Em là bão táp – trong tôi” (Dòng sông và cánh chim) “Ba mươi năm/Ta nhìn nhau nước mắt rưng rưng/Tóc em đốm hoa, tóc ta bạc nửa/Duy ánh mắt vẫn ngời, trái tim càng thắm đỏ” (Về lại trái tim). “Em nằm lại, nấm mồ chưa đắp trọn/Hoàng hôn rồi, trời mờ mịt mây bay/Bình minh của ta ơi, sao sớm tắt/Cỏ chưa mọc trên mồ, sương xuống buốt lòng ai” (Tưởng nhớ 1 – Gửi hương hồn Bùi Thị Nga)…

Nhà thơ Hữu Thỉnh, khi nhận xét về tập thơ “Mái trường mến yêu” của thầy Đặng Hiển, đã viết rằng: “Tôi thực sự xúc động vì lâu nay chỉ thấy trò viết về thầy, rất ít khi thầy viết về trò, nhưng với nhà giáo Đặng Hiển, tình cảm thầy dành cho học trò dường như vô điều kiện, vô bờ bến. Đọc tập thơ, ta thấy một không gian giáo dục, một môi trường sư phạm trong trẻo đã tràn vào thi ca với tình thầy trò chân thành nhất”.

Nhấn để phóng to ảnh

Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển vẫn say mê sáng tác, chắt chiu những trải nghiệm trong cuộc đời dạy học để gửi gắm vào những trang viết

2. Hơn 40 năm dạy học và sau này, khi rời bục giảng, thầy sáng tác không ngừng nghỉ. Đến nay, NGƯT Đặng Hiển đã có một “gia tài” tác phẩm khá đồ sộ với 15 tập thơ và trường ca, 5 tập kịch, 4 tập truyện kí và 9 tập lý luận phê bình văn học.

Từ cuộc đời dạy học, thầy đã rút ra được nhiều bài học bổ ích về lí luận và thực tiễn dạy học bậc phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Văn trong nhà trường.

Thầy đã được trao tặng giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng nhiều giải thưởng của các cơ quan báo chí, tổ chức chính trị, xã hội địa phương và trung ương…

Trong đó, thầy đạt 2 giải C (về thơ và về kịch) của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, và gần đây nhất là Giải Khuyến khích của Hội đồng Phê bình lí luận văn học nghệ thuật Trung ương 2016 với tập tiểu luận – phê bình “Văn chương người cùng thời” (NXB Hội Nhà văn, 2015).

Ngay cả khi bệnh nặng, thầy vẫn sáng tác, để lại hàng ngàn trang viết chưa xuất bản về lí luận dạy học sâu sắc… NGƯT Đặng Hiển là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.

Thầy được trao tặng huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương kháng chiến Chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huy chương “Vì thế hệ trẻ”, Huy chương “Vì sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam”, Huy chương “Vì sự nghiệp Giáo dục”…Thầy từng là thành viên soạn thảo SGK môn Văn của Bộ GD &ĐT.

Từ 2013 đến 2018, thầy tham gia biên soạn, biên tập cuốn Bách khoa thư Hà Nội, được Thành ủy Hà Nội tặng Bằng khen.

Hơn 40 năm đứng trên bục giảng, nhiều học trò của thầy đã thành đạt. Có 4 học trò của thầy được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều học sinh là cán bộ cao cấp trong quân đội, có người đã hy sinh anh dũng trong chiến trường. Nhiều học trò của thầy sau này còn trở thành các giáo sư tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, bác sĩ, kỹ sư, nhà văn, nhà báo chân chính…

Nhấn để phóng to ảnh

Thầy Đặng Hiển và học trò – Tiến sĩ, Nhà báo Thu Phương, Báo CAND, tác giả bài viết.

Khi tôi viết những dòng này, ngoài trời mưa rất lạnh, lá cây xào xạc bên khung cửa sổ. Tôi biết có một chiếc lá đã theo gió bay về nơi cuối trời, như thầy tôi đã từng viết: ” Đời tôi năm tháng đã từng/ Vẽ cho người lá cuối cùng không rơi/Bây giờ lại đến lượt tôi/ Vẽ cho mình lá chưa rơi cuối cùng “…Nhưng tôi cũng biết, sức sống của chiếc lá đó vẫn vương đọng mạnh mẽ trong tất cả tâm hồn chúng tôi – đó là sức sống của thầy, tinh thần của thầy và tình yêu học trò của thầy sẽ mãi mãi theo chúng tôi.

Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển – thầy đã sống một đời trọn vẹn ân tình. Cuộc đời dâng hiến của thầy chính là bài học sâu sắc nhất dành cho chúng tôi…Nhà giáo ưu tú Đặng Hiển vẫn say mê sáng tác, chắt chiu những trải nghiệm trong cuộc đời dạy học để gửi gắm vào trang viết.

Nhấn để phóng to ảnh

Thầy Đặng Hiển cùng người bạn đời – cô giáo Trần Kim Quyên và các học trò chuyên văn Khóa 7 trong buổi gặp mặt với các thế hệ học trò, kỷ niệm thầy tròn 80 tuổi.

Trở lại bài thơ nằm lòng các thế hệ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của thầy Đặng Hiển. Từ khi là học trò của thầy, chúng tôi đã được nghe thầy kể và đọc bài thơ này biết bao lần, lần nào đọc, mắt thầy cũng lấp lánh.

Thầy kể, đó là vào mùa hè năm 1980, vợ của thầy – cô giáo Trần Kim Quyên trong một chuyến về thăm quê ở Nam Định không may gặp bão, chưa trở về với thầy và các con ở Hà Đông được.

Trong những ngày “mẹ vắng nhà”, mấy bố con phải tự xoay sở, lo cơm nước. Thầy kể, ngày thường rất vụng về việc bếp núc, nhưng vì “vợ vắng nhà” nên thầy phải đội mưa đi chợ “mua cá về nấu chua”. Và bài thơ ra đời trong hoàn cảnh thú vị đó.

Hướng Dẫn Cảm Thụ Văn Học Bài Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Mẹ vắng nhà ngày bão – Tiếng việt 3.

Mẹ vắng nhà ngày bão

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức.

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt

Nhưng chị vẫn hái lá

Cho thỏ mẹ, thỏ con

Em thì chăn đàn ngan

Sáng lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua…

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại.

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

(Đặng Hiển)

Cách đọc

Đọc chậm rãi, giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết. Chú ý ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, chú ý ngắt nhịp ở những chỗ sử dụng dấu câu. Khổ cuối đọc với giọng vui tươi, tràn ngập hạnh phúc vì cả gia đình được vui vầy, đoàn tụ.

Gợi ý cảm thụ

Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão của nhà giáo – nhà thơ Đặng Hiển được in lần đầu ở tạp chí Văn nghệ Hà Tây năm 1980, được đưa vào Tuyển tập thơ thiếu nhi. Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học trong nhiều năm.

Khổ 1: Tình huống mẹ vắng nhà ngày bão

Tác giả kể lại sự việc đã diễn ra như một thước phim về cảnh mưa bão kéo dài và mẹ phải đội mưa suốt dọc đường về quê. Từ chỉ số lượng “mấy” cho thấy mẹ về quê không phải chỉ một ngày mà là mấy ngày. Nỗi nhớ mẹ vì thế nhiều lên, sự trống trải dường như cũng theo đó mà nhân lên.

Khổ 2, 3, 4: Cảnh bố con ở nhà trong những ngày mưa bão

Nếu khổ 1 nói về hình ảnh mẹ trên con đường về quê thì khổ 2 lại là hình ảnh bố con nằm ngủ trong đêm mưa bão, trong một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ, nghèo nhưng thanh sạch mà yên ấm, hạnh phúc. Nhà dột đến mức “hai chiếc giường ướt một”, ba bố con “nằm ấm mà thao thức” vì nhớ mẹ. Cả nhà luôn không lúc nào thiếu vắng một ai, giờ mẹ về quê, căn nhà vắng mẹ, lại là những ngày mưa bão, nên dù thế nào, vẫn thật trống trải. Ba bố con nằm một giường mà “vẫn thấy trống phía trong” chỗ mẹ vẫn nằm vì thiếu hình bóng của mẹ. Ngôi nhà vắng đi tiếng cười của mẹ, bóng dáng thân yêu của mẹ, dù chỉ là một ngày cũng làm cả nhà trống vắng, ngẩn ngơ, nữa là những ngày mưa bão.

Nhưng đâu phải chỉ có bố con nghĩ đến mẹ, chắc hẳn, mẹ cũng lo cho bố con vì “vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Khi không có mẹ, bữa cơm trong những ngày mưa bão cũng thật lúng túng từ củi lửa, bếp núc đến việc nấu nướng, chế biến món ăn. Am áp và cảm động thay tình cảm gia đình: bố con thao thức, trống trải, nhớ mẹ ; mẹ thương bố con. Khi mẹ đi vắng, nhà cửa sẽ thế nào, cơm cháo liệu có được tươm tất không? Nhà thơ đã diễn tả thật cảm động và chính xác nỗi thương lo của người chồng dành cho vợ, của người mẹ dành cho các con, của người phụ nữ dành cho tổ ấm nhỏ bé của mình.

Khổ thơ thứ ba nêu tâm trạng của ba bố con hướng về mẹ ở quê xa, hẳn mẹ cũng biết bố con lúng túng như thế nào. Khổ thứ tư bắt đầu với quan hệ từ “nhưng” để khẳng định rằng, dù có lúng túng, ba bố con vẫn ai vào việc nấy, bố đi chợ, chị chăm thỏ, em chăm đàn ngan. Mẹ vắng nhà, ba bố con đêm nằm thao thức nhớ mẹ, nhưng sớm mai tỉnh dậy, mặt trời vẫn mọc, vẫn là những công việc thường ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn, bố con chăm chút nhau, vui vầy, ấm áp trong niềm vui lao động. Những khoảnh khắc thường nhật, công việc thường nhật mà sao chan chứa yêu thương, tin tưởng. Nỗi lo của người mẹ, người vợ ở khổ thơ trên đến đây đã mờ nhạt đi, nhường chỗ cho sự vững vàng, ấm áp, tin cậy khi có một người chồng, người cha đầy trách nhiệm, biết chăm chút con cái, nhà cửa khi người phụ nữ vắng nhà. Hạnh phúc đời thường thật bình dị, thanh cao, đáng để cho con người ta nâng niu, gìn giữ.

Khổ cuối: Mẹ trở về làm cả ngôi nhà toả rạng ánh sáng của niêm vui, niềm hạnh phúc

Cơn bão đến rồi đi, mẹ đi rồi trở về nhà. Hình ảnh đẹp nhất của bài thơ là giây phút mẹ bước về ngôi nhà thân yêu. Hình ảnh so sánh “Mẹ về như nắng mới – Sáng ấm cả gian nhà” là hình ảnh giàu sức gợi, nhiều ý nghĩa. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng, rạng ngời. Mẹ về, cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, tươi vui lạ thường. Nếu ở đầu bài thơ là cảnh huống mang tâm trạng trống vắng, bâng khuâng vì mẹ vắng nhà và vì bão nên giường ướt, mưa lạnh thì đến đây là cảnh tượng mới mẻ, tràn ngập ánh sáng của niềm vui khi mẹ về. Điều đó chứng tỏ người vợ, người mẹ cũng là người nuôi dưỡng

XEM THÊM BÀI 9: NGƯỜI MẸ – TẠI ĐÂY

Tags:Văn 3

Theo Nguồn: chúng tôi

Từ khóa tìm kiếm:

cảm thụ văn học trong bài mẹ vắng nhà ngày bão

Những Bài Thơ Hay, Ý Nghĩa Về Cha Mẹ

Tuyển tập những bài thơ hay nhất, cảm động và ý nghĩa nhất về Cha Mẹ do thành viên tự sáng tác và chia sẽ.Sau chùm thơ viết về Cha và thơ viết về Mẹ, mình tiếp tục tuyển chọn những bài thơ cảm động ý nghĩa về Cha Mẹ, xin chia sẽ cùng bạn đọc.

ƠN NGHĨA MẸ CHA

Tác giả: Cúc Phạm

Chiều buồn nhớ Mẹ Thương Cha,

Nhớ quê mình đã bao ngày biệt tâm

Ngồi nhìn những giọt mưa râm

Tình Cha muôn thủơ con làm sao quên

Cho con giấc ngủ êm đềm

Cha ngồi lặng lẽ thâu đêm canh mền

Sợ rằng con ngủ chẳng êm

không say giấc mộng Cha thêm đau lòng.

Lớn lên con phải theo chồng ,

Lời Cha thương dặn nghe lòng chứa chan

Rằng làm dâu phải hiếu mang

Tình yêu trên dướí phải sang cho đều

Mẹ thì lếu mếu cầm tay

Con đi con bỏ chốn này cho ai?

Còn đâu những buổi chiều phai

Mẹ cho con chén canh khoai ấm lòng

Lệ rơi trên má mặn nồng

Nâng tay con trẻ từng dòng xót xa

Thế rồi năm tháng trôi qua

Con đi biền biệt quê nhà Mẹ trong

Còn đâu Út Mẹ cưng bồng

Biết con sướng khổ bên chồng ra sao ?

Nhìn Cha mắt lệ tuôn trào

Biết giờ con trẻ chốn nào ở đâu?

Từng đêm Cha Vẫn âu sầu

Thương con nhớ cháu bạc màu tóc phai

Mẹ dành những bửa canh khoai

Chờ con năm tháng mỏi mòn chờ con.

BÀI THƠ: CÔNG CHA NGHĨA MẸ Thơ: Lê Hoàng

CÔNG dưỡng dục.. muôn đời khó trả CHA mẹ luôn vất vả cho mình NHƯ trời biển rộng mông mênh NÚI ngàn lá trải đếm tình mới xong

THÁI dương tỏ..tấm lòng hiếu thảo SƠN vời cao..rõ đạo sinh thành NGHĨA tình gánh cả trời xanh MẸ cha tất tả chúng tôi mình ấm no

NHƯ câu ví… thân cò lam lũ NƯỚC đục ngầu…vẫn cố lo toan TRONG tâm tủi lệ chẳng màng NGUỒN thương con cái ..hòa chan biển trời

CHẢY êm ả..chẳng lơi ngày tháng RA mạch tươi …mưa nắng không sờn CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

ÔM CON….LẠI NGHĨ VỀ CHA MẸ

Tác giả: Tiến Trâu

Sớm khuya tần tảo, tuổi son hao gầy

Cho con khôn lớn, chữ hay thành người.

Ngoài đồng cây lúa lên tươi

Nhờ công tát nước, tay người bón phân

Vai gầy mẹ gánh gian truân

Lưng trần cha cõng trọn phần gian lao.

Cho con giấc ngủ ngọt ngào

Quạt nan đưa gió theo vào trong mơ

Có bằng lòng mẹ phút giờ sinh con.

Núi kia nặng tựa ngàn non

Chẳng bằng cha đã nuôi con tháng ngày

Lúa thơm một hạt chất đầy

Bao nhiêu cơ cực, đắng cay muôn vàn.

Ân tình như nước chứa chan

Bát cơm dành cả cho đàn con thơ

Lệ đâu rơi ướt đôi bờ vai con.

THƯƠNG CHA NHỚ MẸ

Thương cho Mẹ đêm nào trọn giấc

Yêu Cha già tất bật sớm trưa

Công Cha nghĩa Mẹ con chưa đáp đền

Vì lũ trẻ, mà quên thể xác

Bao nhọc nhằn Mẹ vác trên vai

Nuôi con khôn lớn thành tài

Gian nan Mẹ gánh đôi tay chai sần

Đêm nhớ Mẹ, bao lần con khóc

Nhìn Mẹ Cha dáng ngọc gầy hao

Thấy mà dạ nhói như dao cứa lòng

Chấp tay khẩn, cầu mong Cha Mẹ

Luôn an bình sức khỏe tràn dâng

Sớm kề tối viếng song thân vui vầy.

CÔNG ƠN CHA MẸ

Tác giả: Mạnh Lê

Không ăn, không ngủ vì con

Mọc răng đau bụng lưng còng ầu ơ …

Bữa no, bữa đói sớm trưa,

Vì con lầm lũi sớm trưa ngoài đồng

Con chưa no, rét mùa đông

Thắt lưng, buộc bụng cho con suốt đời

Công cha, công mẹ đất trời…

Không đo, không đếm cả đời vì con

Công cha, công mẹ nước non

Suốt đời…Tất cả vì con nên người.

Đêm nằm nghe tiếng mưa rơi

Đưa vào nỗi nhớ một thời làng quê

Tháng năm hoạn lộ mãi mê xứ người

Tóc sương qua độ mấy mươi

Mang theo ký ức nhớ người ngày xưa

Con mãi chờ Mẹ, sớm, trưa, tối, chiều !!

Dòng sông yên chảy buồn thiu

Con ngồi đợi bến những chiều chờ qua

Mắt con sao cứ chảy ra lệ sầu

Mẹ đi…đi mãi…còn đâu ..!

Để con ở lại nghẹn sầu tuổi thơ

Quê nghèo sống tuổi dại khờ

Tay ôm cặp sách bơ vơ đến trường

Thân cò Ba nặng tuyết sương

Còng lưng Ba gánh vượt đường can qua

Mồ hôi thấm đẫm cho Ba đổ nhiều

Cuộc đời đâu có bao nhiêu

Mà sao nặng nợ quá nhiều người ơi !

Vẵng nghe thổn thức mưa rơi nỗi buồn !!

ƠN NGHĨA SINH THÀNH

Tác giả: Võ Hoàng

Vì thương cha mẹ cả đời cưu mang

Mong cho con được vinh quang

Tương lai hạnh phúc muôn vàn ngày sau

Vì bao lầm lủi dải dầu nắng mưa

Thương con đi sớm về trưa

Lo cho hạt gạo miếng dưa miếng cà

Cha là chăn ấm chăm từng giấc đông

Tình thương cha mẹ hơn dòng sông sâu

Tình thương cha mẹ dạt dào tim con

Không cha không mẹ như đờn đứt dây..!

THƠ NHỚ CHA MẸ TRONG NGÀY VỀ THĂM NHÀ CŨ Thơ: Dũng Bùi

Ngày về chẳng thấy mẹ đâu ?

Cả ba cũng vắng, nghẹn sầu lòng đau !

Tường rêu loan lổ nhuộm màu

Thời gian gợi nhớ, nỗi đau nữa rồi

Luỹ tre, cái giếng nhà tôi

Trước sân tảng đá thường ngồi ở đây

Người về mang nặng tình đầy vấn vương

Người đi qua mấy dặm trường

Làm sao quên được quê hương của mình

Quê nghèo vất vã mưu sinh

Cho nhau cái nghĩa, cái tình người ơi

Ăn cám thay gạo, lá mì thay rau (1952)

Yêu thương đượm vẻ muôn màu

Tình làng nghĩa xóm, trước sau vẹn toàn

Tuổi thơ tôi mãi cưu mang

Bao năm xa cách, lại càng nhớ thương

Dấu chân qua vạn nẽo đường

Hằng sâu in dấu, quê hương của mình

Ngày về thăm lại nơi sinh

Cho tôi tìm lại, chính mình là đây !!

Con nhớ lắm những ngày bên Mẹ

Mãi khắc ghi thuở bé cạnh Cha

Vui vầy chung một mái nhà

Gia đình tổ ấm thiết tha mặn nồng

Ơn dưỡng dục biển đông rộng lớn

Đã cho con mơn mởn tuổi xanh

Mẹ Cha khuyên nhủ dỗ dành

Cho con tất cả âm thanh rạng ngời

Thương Cha Mẹ một đời khổ cực

Nuôi chúng con đêm thức canh tròn

Tóc xuân đã bạc lực mòn còn đâu

Con nhỏ dại khẩn cầu xin phước

Nhờ ơn trên ban được phép màu

Bên đàn con cháu đi đầu làm gương.

Khi còn sống Mẹ Cha dưỡng dục

Nên bây giờ con thực nên người

Cho con hãnh diện với đời

Là người nhân nghĩa bao lời ngợi khen

Đèn muốn tỏ,phải nhen cho rạng

Sống ở đời phải ráng nghĩa nhân

Đời Cha hết sức quên thân

Tấm gương đức hạnh trong ngần sáng soi

Mẹ vẫn dạy: ở đời phải biết

Nếu vì người ,chịu thiệt cũng vui

Làm thân con gái nhớ ghi:

CÔNG, DUNG, NGÔN, HẠNH con thì rèn trui

Lời Cha Mẹ, suốt đời giữ kín

Luôn làm người :TRÍ, TÍN, NGHĨA, NHÂN

Dù cho cuộc sống phong trần

Ở đâu con cũng giữ phần tiếng thơm.

ƠN ĐẤNG SINH THÀNH Thơ: Huyền MếnNhân dịp vu lan con xin gửi tới cha mẹ những lời cảm ơn chân thành nhất…Cảm ơn người đã sinh ra chúng con và mang tặng cả cuộc đời.

Mẹ mang thai con chín tháng mười ngày

Đến hôm nay con ngoài ba mươi tuổi

Ơn dưỡng dục mẹ cha cao như núi

Đức sinh thành sâu rộng tựa biển khơi.

Từ lúc sinh ra cho biết đứng, biết ngồi

Trăm đắng, ngàn cay, thiệt thòi…mẹ gánh

Bão táp, phong ba…đôi vai cha gồng gánh

Máu mủ thâm tình…đè nặng tấm lưng cong.

Mẹ là lửa hồng sưởi ấm cả trời Đông

Ủ ấm con thơ cho giấc nồng trọn vẹn

Vầng trán của cha đã hằn in bao vết

Bởi từng đêm thao thức đếm canh trường.

Cha mẹ cả đời dành trọn vẹn tình thương

Ngay cả khi con lầm đường, lạc lối

Chẳng như ngườita không một lời thăm hỏi

Mà ân cần như nắng rọi vào tim.

Mẹ là bầu trời nâng đỡ những cánh chim

Mỗi lúc cô đơn con tìm về tổ ấm

Cha là non cao…phải chăng là biển rộng

Là mạch nước ngầm lay động trái tim khô.

Cha mẹ cả đời ngăn chặn lớp sóng xô

Chẳng ngại hiểm nguy ngăn bão tố âm thầm.

Thứ tình cảm thiêng liêng, trong sáng vô ngần

Mà trên thế gian ai cũng cần có được.

Tình của mẹ cha ngàn năm không trầy xước

Mà muôn đời không đáp được hiếu ân

Nguyện một lòng chăm sóc đấng song thân

Kề cận sớm hôm, đỡ đần khuya sớm.

Công mẹ cha luôn cao,sâu, rộng, lớn

Đến muôn trùng sóng gợn vẫn không phai

Cầu xin trời hải độ khắp muôn nơi

Để mẹ cha được đời đời hạnh phúc.