Ý Nghĩa Bài Thơ Cây Dây Leo / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Bài Thơ Cây Dây Leo

Bài thơ Cây dây leo của tác giả Xuân Tửu nói về một loài cây nhỏ bé nhưng có sức sống mãnh liệt, qua đó nhắn nhủ các bé phải luôn biết vươn lên trong cuộc sống.

Tác giả: Xuân Tửu– Bài thơ Cây dây leo – chúng tôi –

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/tho-cho-be/” style=”danger” target=_blank]➤ Những bài thơ cho bé hay nhất[/button]

[/alert]

Giới thiệu về cây dây leo

Cây dây leo là những cây có thân mềm, nhỏ, mọc trên đất. Chúng thường leo bám lên các cây cao hơn để đón ánh sáng, hoặc có 1 số loại sống ký sinh cả trên các thân cây khác. Chúng không phải là một nhóm cây được xếp cùng họ với nhau, mà chỉ có cùng một dạng phát triển lối sống tương tự của các loài thuộc các họ khác nhau.

Đây là loài rất đa dạng và phong phú, đặc biệt ở những khu rừng nhiệt đới, chúng được phân biệt làm nhiều loại: Một số cây dùng ngọn cuốn quanh một cây nào đó, có cây dùng bộ phận tua cuốn bám như, có cây lại dùng rễ hoặc chân để bám. Các cây không có bộ phận bám thì vươn ra mọi phía, nhờ các mầm có lông, móc hoặc gai để ngăn không bị rơi xuống.

Đinh Xuân Tửu – Tác giả bài thơ Cây dây leo

Đinh Xuân Tửu sinh (1925 – 1996) tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông là một nhà thơ được trẻ em yêu mến, một trong những người sáng lập Nhà xuất bản Kim Đồng, và là thành viên của Hiệp hội các nhà văn Việt Nam

Trong sự nghiệp văn học của mình, nhà thơ Xuân Tửu có trên 30 đầu sách được xuất bản, phần lớn là thơ văn dành cho thiếu nhi, một phần khác là dịch.

Một số tác phẩm tiêu biểu:

Em vẽ hình chữ S (1957)

Vợ chồng lửa và nước (1958)

Về thăm quê (1957)

Dũng sĩ Hercule (1961)

Thời niên thiếu của Bút Chì (1961)

Đôi bạn (1961)Tấm lòng người mẹ (1973)

Trang sách trung thu (1970)

Văn học và trẻ em (1982)

Nhóm năm người và kho vàng trên đảo (1986)

Em vẫn là em (1990)

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Truyện cổ tích cây tre trăm đốt là một câu chuyện dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác, bất cứ trẻ em, người lớn nào cũng biết. Truyện mang lại những bài học nhân văn và ý nghĩa vô cùng sâu sắc, răn dạy con người ta phải sống sao cho thiện lương nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa truyện cổ tích cây tre trăm đốt và những bài học nhất định mình phải ghi nhớ rút ra từ câu chuyện. Chúng được xem như tài liệu quý cho cha mẹ khi răn dạy con cái, đúc kết lại sau khi kể cho bé nghe.

Truyện cổ tích cây tre trăm đốt lưu truyền dân gian từ xưa đến nay

Tóm tắt truyện cây tre trăm đốt

Trước tiên để hiểu ý nghĩa của câu chuyện, bạn cần đọc tóm tắt truyện cây tre trăm đốt để nhớ về từng nhân vật. Xưa kia ở một làng nọ có một anh chàng tên là Khoai sớm mồ côi từ nhỏ, lại hiền lành, chất phác nên anh đi làm thuê cho một phú ông. Rồi một ngày nọ, phú ông gọi chàng trai đến và bảo muốn gả con gái cho những cần anh ta phải làm ăn đến nơi đến chốn và giàu có.

Tưởng thật, chàng trai ngày đêm làm việc, nhà phú ông trở nên giàu có, nhà cửa, ruộng vườn là bạt ngàn. Thế nhưng, lão phú ông lại có âm mưu muốn gả con gái của mình cho một người lái buôn giàu có khác. Đến ngày gả cưới con gái, lão phú ông liền gọi chàng trai đến và nói hãy vào rừng và tìm một cây tre trăm đốt về, lão sẽ gả con gái cho.

Nghe lời, chàng trai liền vào rừng và tìm kiếm, nhưng tìm mãi không thấy, anh ngồi khóc thì bụt hiện lên chỉ cách cho tìm được cây trẻ trăm đốt. Khi chàng trai trở về nhà phú ông đang mở tiệc ăn mừng lớn, chàng trai làm theo lời ông bụt chỉ hô “khắc nhập”, một cây tre trăm đốt hiện ra. Lão phú ông liền chạy đến rồi bị dính luôn vào cây tre, van nài mãi chàng trai liền hô “khắc xuất”. Lão phú ông đành phải gả con gái cho chàng trai và hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau.

Truyện cổ tích cây tre trăm đốt mang nhiều ý nghĩa khác nhau

Ý nghĩa truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Mỗi câu truyện dân gian xây dựng đều mang ý nghĩa riêng, bài học về cuộc sống cho người đọc. Truyện cổ tích cây tre trăm đốt có rất nhiều ý nghĩa khác nhau và mỗi ý nghĩa là một bài học sâu sắc răn dạy con người. Cụ thể những ý nghĩa ấy có thể kể đến như sau:

Ở hiền gặp lành

Ý nghĩa đầu tiên mà câu chuyện mang lại cho người đọc chính là người hiền, ăn ở tốt chắc chắn sẽ gặp điều may mắn, tốt lành. Dù họ gặp bao nhiêu khó khăn, vất vả, khổ nạn thì trên đường đời nhất định sẽ luôn có người giúp đỡ, chở che, cuối cùng cũng gặp điều may mắn, không sớm thì muộn. Hiện thân của nhân vật đó chính là anh Khoai, anh đã được giúp đỡ khi bị phú ông làm khó.

Còn với những người độc ác, dã man, luôn luôn toan tính như lão phú ông, trước sau gì cũng gặp quả báo. Lão phú ông chính là hiện thân rõ ràng nhất của những điều xấu, ranh ma, xảo quyệt trong cuộc sống.

Ứng dụng trong cuộc sống ngày nay, xã hội tuy đã văn minh và hiện đại hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những người xấu, luôn muốn lợi dụng chúng ta thì vẫn còn rất nhiều, thậm chí là còn có người hùa theo cái ác, chèn ép, hắt hủi nhau. Thế nhưng nếu chúng ta vẫn giữ được cái bản chất, cái gốc rễ của con người, thì đều sẽ gặp may mắn và những người đó sẽ bị báo ứng.

Mà trong xã hội hiện nay người người ta hay nói: ” Gieo nhân nào, gặt quả nấy” – ” Quả báo là có thật, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi.” Đây chính là lý lẽ sống mà bạn nên theo đuổi, hãy sống thật lòng, thật tâm rồi sẽ gặt trái ngọt.

Cùng với đó truyện cũng có nhiều bài học sâu sắc

Phân biệt đúng sai

Qua câu chuyện cũng muốn dạy cho chúng ta phải biết phân biệt đúng sai, kẻ xấu, người tốt trong cuộc sống. Nếu chúng ta đứng về phía người tốt, bênh vực kẻ yếu và những việc làm đúng đắn, chúng ta cũng sẽ nhận được những điều xứng đáng nhất.

Còn nếu như chúng ta cũng hùa theo điều xấu, tiếp tay cho kẻ khác làm hại mọi người thì cũng sẽ nhận được những kết quả tường tự như lão phú ông. Ở đời đừng thấy người yếu mà bắt nạt, đừng thấy kẻ mạnh mà xu nịnh. Tất yếu sẽ có ngày bị quả báo, sống mà không được người đời nể trọng, yêu thương.

Biết ăn năn hối lỗi khi làm sai

Lão phú ông chính là đại diện cho cái ác, những điều xấu xa trong cuộc sống. Tuy nhiên ở phút cuối cùng, lão phú ông cũng biết ăn năn, hối lỗi vì những sai phạm của mình với anh thanh niên Khoai. Lão phú ông cầu xin và hứa sẽ gả con gái cho chàng trai, Khoai liền hô “khắc xuất” để thả lão phú ông và những người khác ra.

Điều đó đủ chứng minh rẳng, dù chúng ta làm sai nhưng cuối cùng đều biết phải biết hối lối, ăn năn thì chắc chắn sẽ được tha thứ, khoan hồng. Hãy biết nhận lỗi khi mình gây ra là cách tốt nhất để bản thân tốt hơn mỗi ngày.

Câu chuyện răn dạy con người về lối sống đúng mực trong cuộc sống

Cái kết của truyện cổ tích cây tre trăm đốt có ý nghĩa vô cùng nhân văn, đáng để chúng ta rút kinh nghiệm và học hỏi trong cuộc sống xưa và nay. Mỗi người chúng ta hãy sống bằng chính sức lao động của mình, luôn luôn ăn ở hiền lành, nhân hậu, có đạo đức, như thế thì mới gặp được người tốt và những điều may mắn. Và ngược lại kẻ xấu sẽ luôn bị trừng phạt thích đáng nhất. Ghi nhớ bài học trên là cách để mỗi chúng ta luôn có một lối sống tích cực và đúng đắn nhất.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới với hàng ngàn câu chuyện cổ tích chọn lọc hay và ý nghĩa phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Tổng hợp hàng ngàn truyện cổ tích Việt Nam và thế giới hay và ý nghĩa nhất. Truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, sự tích và truyền thuyết, truyện cổ grimm, thần thoại hy lạp, truyện cổ andersen,…

Nêu Cảm Nghĩ Của Em Và Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế

Đề Bài: Nêu Cảm Nghĩ Của Em Và Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế

Truyện cổ tích cây khế là một trong những câu chuyện rất thân thuộc đối với mỗi đứa trẻ. Đây là một trong nhưng câu chuyện thần kỳ mà mỗi đứa trẻ khi còn bé đều thuộc làu làu và nghe mãi mà không bao giờ biết chán. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là một hình ảnh rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả bé con không khỏi mắt chứ A mồm chứ O khi nghe đến chuyện ấy. Và không ai là không biết tới câu nói của chim phượng hoàng với người em trai: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Nhưng ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người.

Hai người anh em trai sống hòa thuận với nhau, khi cha mẹ mất, có để lại chút tài sản cho hai người con và căn dặn hai người phải sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi người anh trai có gia đình thì người anh không mảy may suy nghĩ đến đứa em trai út của mình mà ngang nhiên lấy hết tài sản, chỉ để lại cho em một túp lều tạm bợ và một cây khế. Người em trai tốt bụng vì thương anh chị làm lụng mà mình thì có một mình nên vui vẻ nhận lấy phần mà không hề so đo hay tính toán gì.

Người em trai thì chăm chỉ làm việc kiếm sống, nhưng luôn nhận được sự ghẻ lạnh và kinh thường từ người chị dâu và kể cả với anh trai mình. Nhiều người đọc phải thốt lên: làm sao lại có một người anh trai như vậy, sao mà lại nhẫn tâm đến thế. Anh em phải đùm bọc, thương yêu nhau nhưng người anh trai này lại tham lam và ích kỳ đến vậy.

Khi chú chim phượng hoàng đến ăn khế, câu nói của chim luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy thôi, nên cũng không suy nghĩ gì vậy mà chim đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Mấy ngày sau chim đến và chở người em trai đi đến nơi lấy vàng. Ngay đến cả một chú chim còn biết giữ lời hứa, đã nói thì phải thực hiện thì làm sao giữa con người với nhau lại không biết quan tâm, sẻ chia và giữ lời hứa với nhau?

Người em thật thà, đem kể hết chuyện với gia đình người anh, bản tính tham lam, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là quá đủ nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo.

Con chim ‘thần’ trong truyện của Cây khế là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt.

Cũng qua chuyện này, dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp.

Lời Thơ, Ý Nghĩa Bài Thơ: Tết Đang Vào Nhà

Xuân sang Tết đến, Thành Trung Mobile xin gửi tặng các bạn bài thơ Tết đang vào nhà cùng với những lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn sâu sắc đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Lời bài thơ “Tết đang vào nhà” hay và tràn đầy ý nghĩa là món quà tinh thần tốt nhất dành tặng cho người thân và gia đình. Năm Canh Tý 2020 đang dần qua đi, năm Tân Sửu 2021 lại đến đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Mong rằng 2021 sẽ là một năm may mắn và thành công, luôn tràn đầy tiếng cười nhưng cũng không kém phần thử thách.

Chúc mừng năm mới

Lời bài thơ “Tết đang vào nhà”

Hoa đào trước ngõ

Cười tươi sáng hồng

Hoa mai trong vườn

Lung linh cánh trắng

Sân nhà đầy nắng

Mẹ phơi áo hoa

Em dán tranh gà

Ông treo câu đối

Tết đang vào nhà

Sắp thêm một tuổi

Đất trời nở hoa

Bài thơ “Tết đang vào nhà” của tác giả nào, có nội dung và ý nghĩa như thế nào?

Tác giả bài thơ “Tết đang vào nhà”

Bài thơ “Tết đang vào nhà” của tác giả Nguyễn Hồng Kiên.

Nguyễn Hồng Kiên là tiến sĩ sử học, nhà khảo cổ, nhà thơ, và còn là một blogger có tiếng trong và ngoài nước với bút danh Gốc Sậy. Thơ của ông nhẹ nhàng, thong thả mà đầy tràn đầy cái tình, cái tin yêu cuộc sống.

Ý nghĩa bài thơ “Tết đang vào nhà”

Tết đến luôn mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người, nhất là đối với các bạn nhỏ.

Bài thơ “Tết đang vào nhà” tuy ngắn gọn nhưng đã miêu tả rất chân thật những dòng cảm xúc ấy. Lời thơ giản dị, mộc mạc khiến các bé dễ dàng cảm nhận được không khí nhộn nhịp, vui tươi của ngày Tết đang đến gần. Các bé sẽ rất thích đọc bài thơ “Tết đang vào nhà”

Tác giả Nguyễn Hồng Kiên đã nhân hóa hình ảnh đào mai cười vui, rung rinh lên đón mùa xuân đang về để diễn tả sự hân hoan chờ đón mùa xuân mới trong bài thơ tết đang vào nhà.

Không khí Tết đang đến rất gần, mẹ tranh thủ trời nắng giặt những bộ quần áo đẹp để cả nhà có thể diện trong mấy ngày Tết, bạn nhỏ dán tranh gà – một loại tranh dân gian truyền thống của Việt Nam, còn ông thì đi treo câu đối. Ai nấy đều tất bật trang hoàng lại nhà cửa để đón năm mới. Tuy bận bịu nhưng tất cả đều tràn ngập niềm vui trong lòng.

Bài thơ “Tết đang vào nhà” khá ngắn gọn, vần, rất dễ dạy cho các bé mẫu giáo đọc và học thuộc lòng theo, nhất là khi các bé mẫu giáo còn nhỏ, khả năng ngôn ngữ nhiều hạn chế cũng như tính cách hiếu động, hay quên. Bên cạnh đó, lời thơ đơn giản, dễ hình dung giúp bé hiểu thêm ý nghĩa, cảm nhận rõ hơn về không khí Tết, biết được rằng khi hoa đào, hoa mai nở chính là dấu hiệu báo trước của một mùa Xuân, ngày Tết cổ truyền dân tộc đang đến rất gần trong bài thơ tết đang vào nhà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Cháu chúc tết ông bà

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Ông và cháu treo tranh và câu đối ngày tết

Bài thơ “Tết đang vào nhà”

Hình ảnh: Mẹ tranh thủ phơi quần áo ngày nắng cho gia đình (Nguồn: internet)

Hình ảnh: Hai ông cháu cùng nhau trang trí cây đào ngày Tết (Nguồn: internet)

Hình ảnh bài thơ Tết đang vào nhà: Cây đào ngày Tết trước ngõ (internet)

Video đọc bài thơ tết đang vào nhà

Cung Chúc Tân Xuân Phước Vĩnh Cửu

Chúc Trong Gia Quyến Được An Khương

Tân Niên Lai Đáo Đa Phú Quý

Xuân Đến An Khương Vạn Thọ Tường

Bài thơ tết đang vào nhà.