Xuất Xứ Của Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Xuất Xứ Bài Thơ Thăm Lại Pác Bó

Ngày 19-2-1961, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bác Hồ trở lại thăm Cao Bằng – nơi 20 năm trước Người đã vượt biên giới Việt – Trung về Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (29-1-1941) để lãnh đạo kháng chiến. Tuy vừa đi ô tô một đoạn đường dại quốc lộ 4 gập gềnh, khúc khuỷu từ Lạng Sơn lên, người mệt mỏi, sáng ngày 20-2-1961, Bác Hồ vẫn tranh thủ đi thăm Pác Bó. Ngày ấy, từ ngã ba Đôn Chương vào Pác Bó chưa có đường ô tô như ngày nay, chỉ có đường mòn cách xa 8 km, trời lại vừa mới mưa phùn nên đường lầy trơn rất khó đi.

Để bảo đảm an toàn cho Bác, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chuẩn bị sẵn và đề nghị Bác đi ngựa – Bác chấp thuận. Hai chiến sĩ biên phòng lo Bác ngồi trên lưng ngựa không vững bèn chạy theo hai bên để đỡ Bác. Bác gạt đi: “Các chú khỏi lo. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác làm gì có xe ô tô để đi. Nếu đi công tác chặng đường gần thì đi bộ, chặng đường xa mới có ngựa cưỡi. Bác cưỡi ngựa thạo rồi”.

Sau hai mươi năm, ngày 20-2-1961, Hồ Chủ tịch về thăm lại Pác Bó (Cao Bằng). Được gặp lại Người, bà con Pác Bó vô cùng xúc động. Ảnh: Người thăm lại suối Lê-nin (Pác Bó).

Vào đến bản Pác Bó, Bác và các đồng chí cùng đi thẳng vào hang Cốc Bó rồi mới quay ra gặp gỡ bà con dân bản. Từ bản Pác Bó vào khu vực hang Cốc Bó, ngựa không sao đi nổi, Bác phải chống gậy đi bộ. Năm ấy Bác đã bước sang tuổi 71, sức khỏe đã giảm nhiều, lại thêm phần xúc động khi trở lại thăm chốn xưa, nên đến đầu nguồn suối Lê-Nin, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đề nghị Bác không leo núi dốc để thăm lại hang Cốc Bó nữa. Ngước nhìn lên phía hang nằm ở lưng chừng núi, Bác bùi ngùi nói:

-Thôi, đành vậy. Nhờ các chú lên thăm hang giúp Bác. Xem nhũ đá Bác tạc tượng ông Các Mác, dưới chân ông có tượng vượn người, và trên vách hang, bác có viết bằng chữ nho bằng than củi “Ngày mùng tám tháng hai, năm một nghìn chín trăm bốn mươi mốt” là ngày Bác vào ở hang có còn giữ được không?

Trong khi chờ đợi đoàn người lên thăm hang, Bác thong dong đi thăm lại những phiến đá Bác kê thay bàn thế để ngồi làm việc, thăm gốc cây ổi thường ngày Bác vẫn hái lá đun uống thay chè (trước đây chỉ với tay tầm ngang đầu là hái được từng nắm lá), nay đã trở thành một cây ổi cổ thụ vươn cao hàng chục mét, gốc đã tróc vỏ trơ lõi sần sùi, thăm phiến đá nhẵn bóng dưới gốc cây si già, khi thư giãn Bác thường ngồi câu cá bên bờ suối… gợi nhớ biết bao kỷ niệm của một thời hoạt động bí mật gian truân.

Từ trên hang xuống, đồng chí Lê Quảng Ba, người từng dẫn đường cho Bác từ Trung Quốc vượt biên giới về Pác Bó và đã được sống gần gũi với Bác suốt thời gian ở Pác Bó, năm ấy là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương, thưa với Bác:

-Thưa Bác, đường lên hang trơn trượt, cỏ mọc đôi đoạn phủ cả lối đi. Còn trong hang, tượng ông Mác, tượng vượn người, dòng chữ nho Bác viết trên vách đều còn nguyên vẹn. Duy chỉ có những tấm phản kê làm giường cho Bác nằm thì đã mục nát cả.

Bác xúc động nói:

-Bà con Pác Bó tốt quá. Trước đây, nếu không được bà con đùm bọc, cưu mang thì làm sao Bác sống qua được những ngày cách mạng còn đen tối. Nay đã 20 năm qua đi, lại vẫn giữ gìn, bảo vệ cả cái hang Bác ở. Hôm nay, Bác rất vui. Bây giờ còn ít phút, Bác và các chú ta cùng làm một bài thơ. Chủ đề là tức cảnh thăm lại hang Cốc Bó, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt – Các chú có đồng ý không?

Mọi người vỗ tay hưởng ứng, Bác liền chỉ tay vào đồng chí Hồng Kỳ, lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng:

-Chú là Bí thư, chú xướng câu mở đầu.

Đồng chí Hồng Kỳ lắc đầu, gãi tai, cười trừ:

-Thưa Bác, cháu là Bí thư nhưng cháu rất là bí thơ. Cháu không biết làm thơ đâu ạ!

Bác phê bình khéo:

-Đáng lẽ chú là Bí thư thì phải giỏi làm thơ mới đúng. Thơ cũng là vũ khí cách mạng. Có khi cán bộ nói cả buổi mà quần chúng không nghe ra, nhưng chỉ đọc mấy vần thơ thì ai cũng hiểu. Thôi được, tha cho chú. Vậy, Bác chỉ định người khác vậy.

Bác nhìn quanh rồi chỉ vào đồng chí Tố Hữu:

-Đồng chí Lành vậy – Chú là nhà thơ mà.

Đồng chí Tố Hữu cũng lắc đầu cười:

-Dạ, ở đây Bác là người có tuổi hơn cả. Xin kính lão đắc thọ, mời Bác khai thơ trước ạ!

Bác cười to:

-Các chú khôn thật, định dồn Bác vào chân tường đấy phỏng? Được, Bác sẽ khai thơ vậy.

Suy nghĩ giây lát, Bác đọc hai câu mở bài:

Hai mươi năm trước ở hang này

Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây

Đấy, Bác mở đến nửa phần bài thơ. Bây giờ đến lượt các chú làm hai câu thơ cuối.

Mọi người vỗ tay hoan hô. Rồi mỗi người thêm một ý, góp một câu, cuối cùng Bác kết luận:

Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu

Non sông gấm vóc có ngày nay

Thế là bài thơ hoàn thành. Thực ra bài thơ là “Không đề”, về sau này khi xuất bản mới đặt tên bài thơ là Thăm lại Pác Bó.

Lê Hồng Bảo Anh

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Của Hồ Chí Minh

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh để thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan yêu đời cùng với “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại – Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó còn cho thấy những năm tháng hoạt động bí mật và đầy gian khổ của Người vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Mở bài: Để mang lại nền độc lập, tự do cho đất nước, Bác Hồ đã phải trải qua rất nhiều những khó khăn, gian khổ trong suốt những năm tháng là người chiến sĩ cộng sản. Thế nhưng, dù phải đối mặt với khó khăn, gian khổ đến nhường nào, ở Bác vẫn toát lên phong thái ung dung, lạc quan và tràn đầy niềm tin, niềm hi vọng về một tương lai mới. Điều này đã được Bác thể hiện trong rất nhiều những bài thơ, một trong số đó là ý thơ “Tức cảnh Pác Bó” :

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

Sơ nét về chủ tịch Hồ Chí Minh cùng tác phẩm

Để phân tích và cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó một cách sâu sắc, người đọc cần nắm rõ đôi nét cơ bản về tác giả cũng như tác phẩm này.

Hồ Chí Minh – sinh năm 1890, mất năm 1969, quê ở Nghệ An, tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn. Người chính là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vì có những đóng góp vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giành lại nền độc lập, tự do cho nhân dân trước sự xâm lược của giặc ngoại xâm.

Lí tưởng đó của Người được hun đúc ngay từ thuở thiếu thời để đến khi bước vào tuổi đôi mươi. Năm 1911, người thanh niên đầy hoài bão của xứ Nghệ ấy đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Có lẽ, khó có thể hình dung được Bác đã phải đối diện với gian lao, khó khăn như thế nào khi một mình bôn ba ở những đất khách quê người và trong khoảng thời gian đằng đẵng đến ba mươi năm.

Thế nhưng vì muốn học tập những điều tiến bộ, hữu ích để vận dụng vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà, Người chấp nhận hết tất cả những gian lao, khó khăn ấy. Ngày trở về vào năm 1941, mái đầu đã không còn xuân xanh nhưng trong Người vẫn nhiệt thành với sự nghiệp dân tộc và từng bước dẫn dắt quân dân Việt Nam chinh phục con đường đến với hòa bình, hạnh phúc. Sự thật, những nỗ lực của cả Bác Hồ và toàn thể dân tộc Việt Nam đã hóa thành trái ngọt với thắng lợi vang dội của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

Thắng lợi đó đã góp phần đưa nước ta đến với độc lập, tự do như cả dân tộc ta vẫn hằng mong mỏi. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức xác lập nền độc lập, tự do của ta. Đây cũng chính là mốc son chói lọi ở trong trang sử hào hùng của đất nước. Tuy nhiên, khi những ám ảnh của chiến tranh chống thực dân, phát xít chưa kịp nguôi ngoai thì dân tộc ta lại phải đối diện với một cuộc chiến khác cam go hơn, khốc liệt hơn – cuộc chiến chống lại đế quốc Mĩ.

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với cương vị là nhà lãnh đạo cách mạng tài ba mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều đóng góp cho sự nghiệp thơ văn. Đặc biệt, để thể hiện những nỗi niềm, trăn trở cho sự nghiệp cách mạng mà Người suốt đời theo đuổi.

Trong thời gian ở đây, Người phải đối mặt với những rất nhiều những khó khăn về điều kiện sinh hoạt. Việc phải ăn cháo bẹ đến hàng tháng trời rồi cả căn bệnh sốt rét rừng đầy nguy hiểm… chỉ là số ít trong những gì mà Bác và các anh em bộ đội phải trải qua. Tuy nhiên, trên tất cả những trở ngại ấy chính là một tinh thần thép rất vững vàng và gan góc ở Bác. Thay vì chua xót, gục ngã vì gian nan, Bác Hồ vẫn tìm thấy niềm vui, sự phấn chấn trong khoảng thời gian hoạt động cách mạng này. Khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta thấy tâm trạng đó đã được Người thể hiện bằng thơ dưới hình thức của thể thất ngôn tứ tuyệt.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta thấy ngay ở đoạn mở đầu, Bác Hồ cho ta hình dung sơ nét về nơi ở của Người:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”

Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/4 đã tạo thành hai vế sóng đôi và gợi sự nhịp nhàng, nề nếp trong lối sống của Bác. Những từ ngữ trong câu thơ lần lượt nói về nơi ẩn náu và chỗ làm việc: “suối” – “hang” , thời gian biểu thường nhật “sáng” – “tối” và cả hoạt động “vào” – “ra” bí mật của con người.

Thế nhưng Bác vẫn thích nghi, làm chủ không gian, thời gian ấy và hòa theo nhịp điệu của suối của rừng thật khéo léo. Đến cuối cùng, ta chỉ thấy toát lên qua câu thơ là một cách tổ chức cuộc sống hòa hợp với điều kiện, môi trường với một tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng nơi Bác chứ không hề có một chút nào của sự bó buộc, cưỡng ép.

Đến câu thơ thứ hai, cảm giác phơi phới, thoải mái khi nói về nơi ở vẫn tiếp diễn nhưng pha vào đó còn có cả sự vui đùa khi nhắc đến cái ăn:

“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

“Cháo bẹ” và “rau măng” được nhắc đến ở đây là cháo nấu bằng hạt bẹ (ngô) và rau măng rừng. Đó là những lương thực, thực phẩm mà Bác và các anh chiến sĩ vẫn sử dụng thường ngày. Những từ còn lại của câu thơ “vẫn sẵn sàng” có thể mở ra cho người đọc hai cách hiểu. Có thể hiểu ý câu thơ này theo cách: mặc dù phải rất kham khổ, thức ăn chỉ có cháo bẹ và rau măng nhưng người cách mạng thì luôn giữ tinh thần trong trạng thái “vẫn sẵn sàng” trước mọi tình huống, sự việc.

Tuy nhiên, khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta nhận ra cũng có người hiểu ba chữ , lúc nào cũng có để phục vụ cho người chiến sĩ. Hai chiều hướng suy ra ý nghĩa đó dù có khác nhau nhưng đều hướng đến việc thể hiện sự bằng lòng với điều kiện hiện thực, và còn chất chứa “vẫn sẵn sàng” ở đây ý nói đến việc thức ăn như bẹ , như măng thì lúc nào cũng “sẵn sàng” trong đó cả sự hóm hỉnh, hài hước.

Những món dân dã của núi rừng, trong điều kiện thiếu thốn cũng trở thành thực phẩm nuôi sống Bác và những anh bộ đội. Trong câu thơ của Bác, cái khổ như hiện diện lên trong bốn chữ đầu nhưng có một điều chắc chắn rằng, Bác không nhằm than khổ, kể khổ. Bác kể như thế là đúng sự thật và sự thật dù là khổ sở như thế nào thì Bác vẫn đón nhận nó với tinh thần nhẹ nhàng, thư thái.

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày … Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say…”

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Câu thơ nói về công việc trọng đại mà Bác đang thực hiện. Đó là công việc “dịch sử Đảng” – công việc dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm tài liệu bồi dưỡng, huấn luyện cho cán bộ của ta. Công việc diễn ra hằng ngày bên phiến đá, phiến đá mà Bác gọi là “bàn” ấy được miêu tả qua từ “chông chênh” , đây là từ láy có nhiều sức gợi. Trước hết, nó gợi ra điều kiện làm việc cũng không kém phần khó khăn như điều kiện sinh hoạt của Người.

Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó để thấy ý thơ kết lại bằng câu cuối rất nhẹ nhàng và tươi mát:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

“Sang” vì một lí do duy nhất, đó là được làm việc trên mảnh đất quê hương để phục vụ cho cách mạng và đó là cuộc đời cách mạng đầy ý nghĩa khi mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hơn nữa, trong gian khó, Bác còn tìm thấy trong đó những ý nghĩa, niềm vui thì “cháo bẹ” , “rau măng” hay “bàn đá chông chênh” kia giờ đây lại trở thành những người bạn đồng hành, không phải là hiện thân của gian khổ nữa mà đã trở nên thật sang trọng.

Ý nghĩa tác phẩm khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Về nghệ thuật, tác phẩm đã thể hiện được phong cách tiêu biểu của Hồ Chí Minh trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt – một hình thức khá ngắn gọn, cô đúc. Bên cạnh đó, từ ngữ cô đúc, giàu sức gợi; giọng thơ vui tươi, thoải mái cũng đã góp phần tạo nên sự thành công khi chuyển tải tinh thần bài thơ

Kết bài: Tóm lại, với “Tức cảnh Pác Bó” , Hồ Chí Minh đã cho thấy sự gắn liền giữa “thú lâm tuyền” với sự nghiệp cách mạng, làm cho chất hiện thực và trữ tình hòa hợp, gắn bó. Vì thế ở Hồ Chí Minh, ta không chỉ thấy cốt cách, vẻ đẹp của người chiến sĩ mà còn thấy tinh thần, phong thái của một thi sĩ.

Dàn ý cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Khái quát về tác giả Hồ Chí Minh cùng tác phẩm Tức cảnh Pác Bó.

Tóm tắt giá trị của bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự hòa hợp với thiên nhiên cũng như tinh thần lạc quan và phong thái ung dung của Bác dù trong hoàn cảnh thiếu thốn hay khó khăn.

Cuộc sống Cách mạng vô cùng thiếu thốn và gian khổ.

Tình yêu thiên nhiên cùng với phong thái lạc quan và ung dung của Bác.

Cái sang trong cuộc sống của người Cách mạng, thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên.

Tóm tắt lại giá trị nội dung cùng nghệ thuật của bài thơ.

Mở rộng vấn đề qua việc liên hệ đến một số tác phẩm khác của Người.

Nêu suy nghĩ của bản thân về tinh thần lạc quan cùng với phong thái ung dung tự tại trong phong cách của Hồ Chí Minh.

Như vậy, cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy phong thái ung dung, lạc quan và tự tại của Hồ Chí Minh dù trong cuộc sống thiếu thốn gian khổ nơi núi rừng Việt Bắc. Đây là một bài thơ tứ tuyệt rất hàm súc và cô động với ý nghĩa sâu xa pha chút giọng vui đùa trong tinh thần lạc quan của Người. Chính tinh thần ấy đã giúp Người vượt qua mọi gian khổ để lãnh đạo Cách mạng nước nhà thắng lợi vẻ vang. Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã khiến mỗi chúng ta thấy yêu mến và kính trọng nhiều hơn vị cha già vĩ đại của dân tộc…

Phân Tích Bài Thơ “Tức Cảnh Pác Bó” Của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của tác giả Hồ Chí Minh để làm sáng rõ ý kiến sau: “ Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.”

1, Mở bài:

Giới thiệu tác giả, giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Trích dẫn nhận định.

VD. Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn. Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được Bác sáng tác 1941, sau ba mươi năm Bác bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác về nước, sống và hoạt động tại hang Pác Bó- Cao Bằng.Có ý kiến cho rằng: “ Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.”

2, Thân bài:

a) Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác: Đ­ược miêu tả bằng bút pháp tả thực tự nhiên, mộc mạc.

– Không gian bó hẹp: Hang và suối. Quy luật làm việc đều đặn, nhịp nhàng

       Sáng ra bờ suối, tối vào hang.

– Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai thể hiện tâm trạng thanh thản, làm chủ đ­ược cuộc sống của Bác. Nếp sống an nhiên, tự tại, phong thái ung dung phản ánh bản chất tốt đẹp của Bác.

– Sinh hoạt vật chất thiếu thốn: Bữa ăn hàng ngày chỉ có cháo bẹ, rau măng, cực kì kham khổ. Với tinh thần lạc quan vốn có, Bác đã chuyển hoá sự thiếu thốn thành thừa thãi, sung túc

  Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

– Điều kiện làm việc quá sơ sài:

Bàn đá chông chênh dịch sử đảng

Bàn làm việc chỉ là một tảng đá ven suối. Chông chênh là tính từ chỉ trạng thái không chắc chắn. Bàn đá chông chênh là hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa ẩn dụ, t­ợng tr­ưng cho tình thế cách mạng của n­ước ta và của thế giới lúc bấy giờ.

– Bác đã dùng bàn đá chông chênh để làm một công việc trọng đại, là dịch sử Đảng để góp phần xây dựng nền móng lí luận vững chắc cho sự nghiệp cách mạng.

b) Hình ảnh Bác trong bài thơ.

 Phong thái ung dung tự tại của Bác.

Ba câu thơ đầu vừa nói lên cuộc sóng thiếu thốn gian khổ của Bác ở Pác Bó vừa thể hiện được phong thái ung dung, tự tại của Người.

+ Câu thơ thứ nhất nói về việc ở. Giọng điệu thể hiện trong câu thơ này rất thoải mái, phơi phới, cho thấy Bác sống thật ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Nhịp thơ 4/ 3 tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: snags ra, tối vào…

+ Câu thứ hai nói về việc ăn: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Ở câu thơ này có thêm nét vui đùa. Bởi vì thực tế quá khó khăn mà Bác lại nói như là lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ, đầy đủ tới mức dư thừa( cháo bẹ rau măng luôn có sẵn).

+ Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc. Bàn làm việc là tảng đá bên suối “ chông chênh” mà thôi. “ chông chênh” là từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Như vậy, trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc họa vừa chân thực, sinh động vừa có tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi lồng lộng, giống như một tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng Bác Hồ đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng nước nhà.

 Cái “sang” của cuộc đời cách mạng.

– Niềm vui lớn nhất của bác trong bài thơ không phải chỉ là “ thú lâm tuyền” giống như những ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại, sau ba mươi năm xa nước, “ đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước” ( thơ Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước, yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước cứu dân.

– Bác Hồ còn rất vui vì Người tin chắc rằng, thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả những hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh..không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng…

– Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ “thần”, là “ nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài.

3, Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Tóm lại, “ Tức cảnh Pác Bó”  là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.” Đọc, học bài thơ, ta hiểu hơn về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta càng trân trọng và biết ơn Người nhiều hơn nữa.

Phân Tích Bài Thơ Tức Cảnh Pác Bó Đặc Sắc Chi Tiết

Bài mẫu phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó

Nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta không chỉ cảm phục tài năng quân sự, chính trị phi thường mà còn yêu mến Người qua những tác phẩm văn chương đặc sắc. Trong đó, thiên nhiên, con người luôn là đề tài được Người tập trung miêu tả. Đặc biệt, “Tức cảnh Pác Bó” còn cho thấy con người, tâm hồn lạc quan của một nhà thơ-chiến sĩ. Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta sẽ hiểu rõ hơn điều này.

“Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác trong khoảng thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc. Tháng 2 năm 1941, Bác trở về và chọn Pác Bó là căn cứ hoạt động trong thời gian này.

Tại đây, đời sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn đủ đường. Mùa đông miền núi lạnh lẽo, Bác vẫn phải sống trong hang đá tối tăm, ẩm ướt để lên kế hoạch chỉ huy kháng chiến. Thế nhưng không vì vậy mà Bác chùn bước, chán nản. Giữa cái kham khổ tột cùng, vị cha già ấy vẫn lạc quan, tha thiết yêu đời và yêu thiên nhiên cảnh vật. “Tức cảnh Pác Bó” đã ra đời giữa không gian và hoàn cảnh đặc biệt như thế.

“Tức cảnh Pác Bó” chỉ vỏn vẹn có 4 câu thơ thất ngôn. Thoạt mới đọc lên, ta sẽ thấy ngay giọng điệu vui vẻ, hóm hỉnh của tác giả hiện lên từng câu chữ. Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện rất rõ sự ung dung, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang”

Chỉ với 7 chữ, tác giả đã miêu tả rõ nét hoàn cảnh sống của mình nơi núi rừng. Người lấy hang đá là nơi ngủ, “bờ suối” là nơi làm việc, sáng tác. Thời gian, hành động cứ thế lặp đi lặp lại “ra – vào”, “sáng – tối”. Thế nhưng ta có thể thấy tác giả không hề cảm thấy nhàm chán, buồn bã vì sự lặp lại đó. Nhịp thơ linh hoạt, sử dụng các âm mở khiến lời thơ phóng khoáng, tươi sáng và lạc quan. Đó là lối sống quy củ, đều đặn, hòa hợp với thiên nhiên, núi rừng.

Đến câu thơ thứ hai, nét lạc quan ấy càng rõ hơn nữa:

“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Nơi sinh hoạt như thế, vậy thức ăn hàng ngày thì sao? Chỉ là “cháo bẹ”, “rau măng”, là những thứ giản dị, đời thường, có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu. Cháo nấu từ ngô, măng thì lấy từ cây tre, cây trúc trên rừng. Chúng mộc mạc, đơn sơ và dân dã, không hề cầu kỳ, cao sang. Bác Hồ từ xưa đến nay vẫn thế, vẫn giữ thói quen ăn uống thanh đạm, có kham khổ cũng vẫn thấy biết ơn và yêu mến. Chế độ ăn như làm nổi bật hơn sự vất vả, gian nan của Bác trong hành trình tìm lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Dù là thức ăn đơn sơ, tác giả vẫn giữ tâm thế chào đón, hân hoan. Với cách nói hóm hỉnh: “vẫn sẵn sàng”, tác giả như ngầm khẳng định: thức ăn ở đây lúc nào cũng có sẵn, không thiếu thốn thức gì. Nhưng kỳ thực chỉ có ngô, có khoai, có măng, rau rừng mà thôi. Vậy mà tâm thế của vị lãnh tụ ấy vẫn cứ hiên ngang, lạc quan bất ngờ.

Sau những câu thơ miêu tả đời sống, câu thơ thứ ba hiện lên với sự trúc trắc trong cấu trúc, thể hiện sự khó khăn trong công việc của tác giả:

“Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng”

Hai chữ “chông chênh” là từ láy duy nhất trong cả bài thơ. Nó mang tính tạo hình cao, thể hiện sự không vững vàng của chiếc “bàn đá” – vật dụng làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai hình ảnh bàn đá với hành động “dịch sử Đảng” tưởng chừng đối nghịch nhưng lại rất hài hòa. Dịch sử Đảng là công việc vĩ đại, quan trọng, vậy mà lại được thực hiện trên chiếc bàn đá đứng còn không vững. Thế nhưng chính sự trái ngược ấy lại càng làm nổi bật tâm thế của tác giả, không ngại khó, ngại khổ, yêu công việc làm Cách mạng và luôn làm chủ cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Đến câu thơ cuối, ta như cảm nhận được tiếng cười sảng khoái của tác giả:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Hoàn cảnh khó khăn, ăn uống đơn sơ, công việc gian khổ, thế nhưng tác giả vẫn thấy “sang”. Chữ “sang” vừa thể hiện niềm vui, lại chính là niềm tự hào khi thực hiện lí tưởng của vị lãnh tụ. Sống trong hoàn cảnh khó khăn, Bác vẫn luôn vui vẻ, yêu đời, cảm thấy thoải mái và sang trọng. Ấy chính là cái tâm và cái tầm của vị lãnh tụ vĩ đại. Bài thơ kết thúc bằng chữ “sang”, có thể gọi là chữ nhãn tự (chữ mất) đã kết tinh tư tưởng của tác giả, tạo thành điểm sáng cho cả bài thơ.

Với ngôn từ giản dị, cách dùng từ độc đáo, “Tức cảnh Pác Bó” đã tái hiện được không gian, cảnh trí nơi Bác sống và sinh hoạt khi về nước. Ở đó, tình yêu thiên nhiên, tha thiết cuộc đời và sự giản dị, một lòng vì lí tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện sâu sắc. Đồng thời, phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó, phong cách thơ giản dị, phóng khoáng, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa của Bác lại càng được hiểu rõ hơn, đến gần hơn với công chúng.