Xuất Xứ Của Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Kovit.edu.vn

Dàn Ý Bài Thơ “Tiểu Đội Xe Không Kính”

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật

Bài làm

+ Mở bài: Nói qua về xuất xứ của bài thơ ra đời 1969 trong chiến tranh kháng chống đế quốc Mỹ.

– Bài thơ xuất hiện trên báo Văn Nghệ năm 1969- 1970 là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Phạm Tiên Duật

+ Thân bài:

– Ngay từ câu đầu tiên của bài thơ “Xe không kính không phải xe không có kính” thể hiện cái nhìn lạc quan hài hước của tác giả về việc lái một chiếc xe ô tô mà không có nổi một cái kính chắn bụi, hay một cái gương chiếu hậu đảm bảo an toàn.

– ” Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” Thể hiện sự anh dũng lòng quả cảm của các anh bộ đội lái xe trong thời kỳ kháng chiến.

– Từ những chiếc xe không có kính đó nhưng những người lính trường sơn vẫn kiên cường chiến đấu thể hiện bản lĩnh của mình, không sợ kẻ thù dù chúng có những vũ khí mạnh tối tấn hơn đất nước ta rất nhiều.

– Cách sử dụng từ ngữ của tác giả giống như một lối kể chuyện bằng văn xuôi vừa giản dị, gần gũi vừa thể hiện được những nét phá cách trong việc dùng từ ngữ: “ung dung”, “nhìn đất” “nhìn trời” “nhìn thẳng” thể hiện cái nhìn đầy khí phách lạc quan yêu đời chứ không phải cái nhìn sợ sệt khép nép trước kẻ thù nhiều quyền lực.

– Giọng điệu lạc quan, tinh nghịch, pha chút ngang tàng đầy kiêu hãnh của tác giả làm cho bài thơ thêm phần hùng tráng nhưng cũng không kém phần gần gũi thân thuộc.

– Cách dùng điệp từ, điệp ngữ được lặp lại nhiều lần ” lại đi, lại đi, trời xanh thêm” thể hiện niềm tin vào sự toàn thắng của đất nược trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc.

– Hình ảnh ” nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” thể hiện sự gian khổ trên hành trình kháng chiến của người lính.

– Hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc” thể hiện hình ảnh người lính rất mộc mạc giản dị, nhưng nhiều hùng tráng.

– Nghệ thuật tương phản giữa vật chất và tinh thần từ sự khó khăn về vật chất nhưng tinh thần của người lính vẫn luôn rất lạc quan yêu đời.

Kết

– Bài thơ này là một bài thơ mang đậm phong cách tiêu biểu của nhà thơ Phạm Tiến Duật cùng với các bài thơ nổi tiếng khác như ” Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây”

Nó thể hiện được tinh thần hiên ngang kiên cường, yêu đời của người lính cụ Hồ trong kháng chiến, dù khó khăn về vật chất thiếu thốn nhiều thứ nhưng các anh vẫn hiên ngang đi tới không bao giờ lùi bước.

Soạn Bài: Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu nhà thơ Phạm Tiến Duật trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ.

* Bố cục: Văn bản có thể chia làm 2 phần:

Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Hình ảnh chiếc xe không kính.

Phần 2: còn lại: Hình ảnh người lính lái xe.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Nhan đề bài thơ có điều khác lạ: nhan đề quá dài tạo nên sự độc đáo. Nhan đề này vừa gợi lên hình ảnh những chiếc xe, vừa cho ta thấy được phong thái ngang tàn của người lính lái xe.

* Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Đây là một hình ảnh độc đáo vì nó là chứng tích của chiến tranh, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh. Qua đó, chúng ta nhìn thấy hình ảnh những người lính dũng cảm, ung dung trước khó khăn, gian khổ.

Câu 2:

Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ:

Tư thế hiên ngang, sảng khoái, ung dung: “Ung dung buồng lái ta ngồi”, họ đường hoàng ngồi vào buồng lái, điều khiển chiếc xe chạy giữa chiến trường mưa bom bão đạn.

Tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm, họ mặc kệ gió vào mắt, mặc kệ mưa bom, bão đạn, vẫn ung dung cho xe chạy.

Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội: “Nhìn nhau mặt lấm cười haha”, “Chưa cần thay lái trăm cây số nữa/ Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”, họ gặp nhau, bắt tay nhau qua cửa kính, chia sẻ với nhau những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.

Ý chí chiến đấu vì miền Nam: họ là những thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 3:

* Ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, pha chút ngang tàn, nghịch ngợm rất phù hợp với những chàng trai trong chiếc xe không kính. Điều này góp phần thể hiện hình ảnh những người lính dũng cảm, ung dung, hóm hỉnh mà vẫn không kém phần trẻ trung.

* Những yếu tố trên đã góp phần làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên, thú vị và đặc biệt là rất thơ.

Câu 4:

* Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ:

Qua bài thơ, em cảm thấy khâm phục những người lính bộ đội cụ Hồ, khâm phục thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ bởi sự gan dạ, bất chấp khó khăn, nguy hiểm. Mặc dù luôn làm việc trong môi trường đầy rẫy những hiểm nguy, bom đạn, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng họ vẫn luôn tươi vui, yêu đời, trẻ trung và tràn đầy nhiệt huyết.

* So với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, những người lính với chiếc xe không kính đều mang lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc. Họ vẫn luôn thắm tình đồng chí, đồng đội, chỉ có điều, ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính, người lính trẻ trung hơn, hóm hỉnh hơn.

Soạn Văn chúc các em học tập thật tốt!

Phân Tích Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Phân tích bài thơ Tiểu đội xe không kính

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật, để thấy được tinh thần chiến đấu của những người chiến sĩ cách mạng.

Mở bài Giới thiệu bài thơ Tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật là nhà thơ, nhà cách mạng của dân tộc Việt Nam, không chỉ với vai trò của người cầm súng ra ngoài mặt trận, ông còn giữ vai trò là người cầm bút đấu tranh trên mặt trận tư tưởng để đấu tranh chống kẻ thù dưới nhiều phương diện. Ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó bài thơ Tiểu đội xa không kính đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

Thân bài Phân tích bài thơ Tiểu đội xe không kính

Mở đầu bài thơ tác giả đã lý giải việc tại sao chiếc xa không có kính, những giai điệu nhẹ nhàng, tạo nên một vần điệu thơ và âm hưởng diệu dàng làm nên một cái nhìn mới mẻ trong cách sáng tạo của nhà thơ. Không có kính không phải ban đầu nó đã không có kính mà do chiến đấu, bom đạn làm nó vỡ tung:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhưng tinh thần của người chiến sĩ vẫn được dương cao, thể hiện một tinh thần lạc quan yêu đời của những người chiến sĩ cách mạng, hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, bọm đạn làm hư hỏng nhiều chiếc xe của những người chiến sĩ, kính vỡ, không có kính, nhưng tinh thần của những người chiến sĩ vẫn luôn ung dung, trước buồng lái của mình, nhìn đất, nhìn lên trời cao và nhìn thẳng về phía trước, mọi tư thế đều được những người chiến sĩ cách mạng áp dụng, nó thể hiện một niềm tin lớn lao và một tinh thần hào hứng với cuộc sống, chiến đấu của họ.

Tinh thần lạc quan đó thể hiện một tinh thần dũng cảm, dám đối mặt với bao nhiêu khó khăn và gian nan vất vả phía trước để đạt được những điều mà mình mong muốn, cuộc sống chiến đấu và luôn vững tin của mình trên con đường phía trước, trước buồng lái họ vẫn ung dung, nhìn thẳng và ngắm những cánh chim trao nghiêng và nhìn bầu trời xanh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

Bởi chiến tranh mà những chiếc xe không có kính, không có mui xe, nhưng những người chiến sĩ của ta vẫn vững tin trên buồng lái của mình, nhìn thấy gió làm cay mắt đắng, chính vì không có kính, nên trên con đường đất bụi bẩn đó đã làm cho mắt của họ cay đăng, thấy những con đường rộng, chạy thẳng vào tim, những cánh chim đang dần sà vào buồng lái, tất cả những hành động của họ như đang hòa nhập tâm hồn của mình với thiên nhiên, với đất trời, họ đang gắn bó tâm hồn của mình với trời đất:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Mặc dù khó khăn vẫn đang đeo bám họ ở phía trước, nhưng họ vẫn bất chấp mọi thứ, không có kính ừ thì có bụi, làm cho tóc họ bị phun trắng như người già, nhưng họ vẫn nhìn và cười những điệu cười hạnh phúc bên nhau, phì phèo châm những điếu thuốc, tinh thần chiến đấu của họ thật lạc quan, không cần rửa những bụi bẩn, đã phì phèo vài điếu thuốc và trò chuyện với nhau những câu chuyện, và nhìn nhau cười ha ha khi hình dạng của họ như những người già:

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Chiếc xa không kính làm cho họ không thể tránh khỏi những cái khắc nghiệt của thời tiết, nhưng họ mặc kệ chúng, họ vẫn bất chấp tất cả những khó khăn đó để làm nên được những điều tốt nhất, họ vẫn cười với nhau vài câu chuyện, mưa ướt áo, thì đi vài cây số cũng khô, họ không cần phải thay. Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt và vẫn đang đeo bám lấy những người chiến sĩ cách mạng, nhưng với tinh thần chiến đấu cao, họ có thể quên đi hết những khó khăn đó để làm tốt nhất những việc mà đem lại được lợi ích cho quê hương, đất nước:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Sự mừng rỡ của những người cách mạng trên chiến trường cũng thể hiện một tình cảm gắn bó, họ tụ họp thành những tiểu đội, mặc cho những chiếc xa rơi, bom đanh đang rơi, nhưng họ vẫn tụ họp để cùng chiến đấu trên chiến trường, gặp nhau, họ bắt tay mừng rỡ qua những chiếc kính đã vỡ rồi, mặc cho bom đạn vẫn rơi, nhưng tinh thần của những người chiến sĩ vẫn cao như núi, nó thể hiện một tinh thần chiến đấu anh dũng và hào hứng:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Trong chiến đấu họ cùng chung bát đũa, trở thành người nhà của nhau, cùng mắc võng chông chênh trên đường xe chạy, ngắm những trời xanh, trong bếp Hoàng Cầm họ gắn bó da diết, chung bát đũa là gia đình chung của mỗi người, cứ đí và làm cho trời ngày càng xanh. Tinh thần anh dũng cùng với sự lạc quan làm cho cuộc sống của họ tràn ngập nhiều niềm vui, sự yêu thương da diết đối với quê hương đất nước:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tất cả hình ảnh của chiếc xe đều được tác giả miêu tả rất chi tiết, đầu tác phẩm nó không có kính, nhưng đến khổ thơ cuối tác giả còn thể hiện nó không có đèn, không có mui xe, nhưng với tinh thần tiến về miền Nam phía trước, chiếc xe vẫn đang chạy, và mang trong xe nhiều trái tim, đó là trái tim của những người chiến sĩ, lạc quan, biết yêu thương và lo cho vận mệnh của đất nước.

Kết luận bài Phân tích bài thơ Tiểu đội xe không kính

Tác giả đã thể hiện được toàn bộ bối cảnh của cuộc chiến đấu cách mạng, từ hoàn cảnh chiến đấu, đến tinh thần anh dũng, lạc quan của những người chiến sĩ cách mạng, vẫn lạc quan, yêu đời.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM Phân tích bài thơ Tiểu đội xe không kính. Anh chị hãy phân tíchEm hãy phân tíchPhan tich bai tho Tieu doi xe khong kinh Anh chi phan tich bai tho Tieu doi xe khong kinh Theo chúng tôi bài thơ Tiểu đội xe không kính. bài thơ Tiểu đội xe không kính.

Nội Dung &Amp; Nghệ Thuật Bài Thơ Tiểu Đội Xe Không Kính

Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê ở tỉnh Phú Thọ, sinh ra trong một nhà nho với cha là nhà giáo dạy tiếng Hán và tiếng Pháp. Sau khi tốt nghiệp, ông đi nhập ngũ. Đây là giai đoạn ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Và cũng là giai đoạn cho những tác phẩm thơ nổi tiếng của ông ra đời. Có thể nói ông đã có những đóng góp to lớn cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Tham gia chiến đấu và trưởng thành từ cuộc cách mạng máu lửa, đã làm cho hồn thơ ông sâu sắc, trẻ trung mà không kém phần tinh nghịch. Các sáng tác của ông cũng được phổ nhạc tiêu biểu là bài “Trường Sơn đông, Trường sơn tây”. Các tập thơ chính của ông phải kể đến như “Vầng trăng quầng lửa” (1970), “Ở hai đầu núi” (1981), Thơ một chặng đường, Nhóm lửa…

“Bài thơ tiểu đội xe không kính” nằm trong tập thơ Vầng trăng, quầng lửa của Phạm Tiến Duật bài thơ được ra đời ngày trong thời điểm chống Mĩ diễn ra ác liệt và căng go nhất. Những chiếc xe tiếp tế vận hành quân trên con đường vì miền Nam thân yêu bất chấp mưa bom bão đạn từ kẻ thù.

Bố cục bài thơ

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật chúng ta có thể chia là 3 phần:

Phần 1: 2 khổ đầu – Những người lính lái xe với tư thế hiên ngang ra trận

Phần 2: 4 khổ tiếp – Tinh thần lạc quan, ngang tàng của những người lính Trường Sơn.

Phần 3: còn lại – Ý chí chiến đấu mãnh liệt của những người lính vì miền Nam ruột thịt.

Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề bài thơ khá dài, với 8 chữ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tạo nên sự độc đáo cho toàn bài. Với nhan đề này, đây là sự phát hiện độc đáo, sáng tạo của nhà thơ: những chiếc xe không có kính. Trên chiến trường ác liệt mưa bom bão đạn, người chiến sĩ phải trải qua biết bao hi sinh gian khổ, khó khăn thiếu thốn mọi mặt. Và hình ảnh những chiếc xe không có kính đó là hiện thực khốc liệt ngoài kia mà các anh phải gánh chịu. Không có kính các anh vẫn “ung dung” – một phát hiện mới mẻ của tác giả, hiện thực dù có khốc liệt đến đâu thì cũng không làm nguôi tinh thần lạc quan cùng ý chí chiến đấu của những người lính trên chiến trường.

Nội dung chính bài thơ

Bài thơ khắc họa hình ảnh lạ mắt: chiếc xe không kính, tác giả làm nổi bật hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn dũng cảm, bất chấp khó khăn, thể hiện niềm lạc quan tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Tinh thần vui vẻ, lạc quan vì niềm tin chiến thắng được thể hiện một cách rõ nét qua khổ cuối:

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mùi rồi thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Nghệ thuật trong bài thơ

Phạm Tiến Duật đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đặc sắc khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh những người chiến sĩ:

– Tác giả viết bài thơ theo thể tự do, các câu dài ngắn khác nhau, được gieo vần ở tiếng thơ cuối cùng của dòng thơ. Với cách sử dụng thể thơ này cho thấy tinh thần phóng khoáng, yêu thích sự tự do không chỉ của tác giả mà còn là của những người chiến sĩ.

– Biểu đạt chủ yếu dùng trong bài thơ là phương thức biểu cảm, có kết hợp thêm yếu tố tự sự vào bài thơ. Yếu tố biểu cảm giúp cho bài thơ thêm tình cảm, mềm mại trong cách kể chuyện của tác giả. Cuộc sống nơi thao trường tưởng chừng như chỉ có gian nan, thử thách nhưng với cách kể chuyện của Phạm Tiến Duật, nó trở nên vui tươi, lạc quan và có phần tinh nghịch, ngang tàn.

– Giọng điệu trong bài thơ lạc quan, vui vẻ. Giọng điệu vui tươi xuyên xuốt cả bài thơ làm cho người đọc cảm nhận được hiện thực tàn khốc ngoài kia như dịu đi trong con mắt của người chiến sĩ. Tác giả làm nên hình ảnh sinh động của cuộc sống người lính trong chiến trường, ngôn ngữ tự nhiên, có những nét khá giống với văn xuôi.

– Đặc biệt trong bài thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp từ, ẩn dụ. Các biện pháp nghệ thuật này làm cho bài thơ thêm sinh động, dễ đi vào lòng người.

Dàn bài phân tích nội dung

Hình ảnh những chiếc xe không kính:

– Hai câu thơ đầu là nguyên nhân của những chiếc xe không có kính. Tác giả sử dụng hàng loạt các động từ mạnh như “giật”, “rung”, kết hợp với điệp từ không cho thấy hiện thực ngoài chiến trường đang rất ác liệt. Đây chính là lý do mà những chiếc xe không có kính.

– Hình ảnh những chiếc xe không kính đã quá quen thuộc với những năm tháng chống Mĩ, tuy nhiên chỉ khi đến với Phạm Tiến Duật thì nó mới đi vào thơ và trở thành hình ảnh độc đáo. Những nét của một hồn thơ tinh nghịch, ngang tàng làm cho hình ảnh những chiếc xe vừa thân thuộc lại có chút gì đó mới mẻ.

Hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn

– Tư thế ung dung, hiên ngang “Ung dung…như ùa vào buồng lái”: biện pháp nhân hóa được sử dụng “gió vào xoa”, “con đường chạy” và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “mắt đắng” làm nổi bật hiện thực theo cảm nhận của người chiến sĩ. Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ đầu tiên làm nổi bật lên tư thế hiên ngang, đĩnh đạc, không sợ trước những gian khổ.

– Tinh thần lạc quan, sục sôi của những người lính :”Không có kính ừ có bụi…gió lùa khô mau thôi”. Những khó khăn trên tuyến đường trường sơn đầy máu lửa, nào những bụi, những mưa như tuôn xối xả. Không có kính bụi bay, gió thổi nhưng người lính vẫn một thái độ :ừ thì”. Đây là thái độ mang một chút nganh tàn, hống hách, mặc kệ những khó khăn ngoài kia

-Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết, quây quần bên bếp lửa Hoàng cầm. Sau những chặng đường mệt mỏi, người lính phải nghỉ ngơi và cũng là lúc “gia đình” bên nhau, “chung bát chung đũa”. Trong chiến tranh tinh thần đó thật chân quý biết bao.

-Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu sục sôi. Có thể nói đây là đỉnh điểm của những gian nan “không kính”, “không đèn”, “không mui xe”, “thùng xe có xước”. Nhưng cũng không thể quật ngã được tinh thần của các anh. Các chiến sĩ vẫn đứng lên tiếp tục chặng đường vì miền Nam yêu dấu “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.